Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

giáo trình những vấn đề về pháp luật và đạo đức báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.66 KB, 120 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PGS.TS. NGUYỄN VĂN DỮNG</b>

<b>GIÁO TRÌNH</b>

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ</b>

<b>HÀ NỘI - 2014</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH</b>

1. Truyền thơng đại chúng : TTĐC

3. Chủ nghĩa xã hội : CNXH4. Chủ nghĩa tư bản : CNTB

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

MỞ ĐẦU...5

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ...10</b>

1.1.HỆ THỐNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN...19

1.1.1.Các khái niệm về văn bản pháp luật...19

1.1.2.Các khái niệm liên quan đế chủ thể quan hệ pháp lý...36

1.2.KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT BÁO CHÍ...39

2.1.2. Vấn đề đặt ra, thảo luận...52

2.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BÁO CHÍ – VẤN ĐỀ VÀ THẢO LUẬN...53

3.1.1. Địa vị pháp lý cơ quan chủ quản...64

3.1.2. Vấn đề thực tiễn, thảo luận...65

3.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CƠ QUAN BÁO CHÍ, VẤN ĐỀ THẢO LUẬN. .663.2.1. Địa vị pháp lý của cơ quan báo chí...66

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

3.2.2. Vấn đề và thảo luận...66

3.3. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN BÁO CHÍ...67

3.3.1. Địa vị pháp lý của người đứng đầu...67

3.3.2. Vấn đề thảo luận...68

3.4. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ BÁO, VẤN ĐỀ THẢO LUẬN...69

3.4.1. Địa vị pháp lý của nhà báo...69

4.2. TỰ DO NGƠN LUẬN TRÊN BÁO CHÍ...75

4.2.1. Vấn đề tự do ngơn luận trên báo chí hiện nay...75

4.2.2. Vấn đề đặt ra...76

<b>CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ BÁO CHÍ...77</b>

5.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA...77

5.1.1. Nội dung quản lý nhà nước về báo chí...77

5.1.2. Mấy vấn đề đặt ra...79

5.2. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TÒA SOẠN BÁO CHÍ...80

5.2.1. Các mối quan hệ cần giải quyết...80

5.2.2. Những vấn đề đặt ra...81

<b>CHƯƠNG 6: CƠ SỞ LÝ LUẬN – THỰC TIỄN VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ...82</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

6.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN...82

6.1.1. Đạo đức...82

6.1.2. Đạo đức nghề nghiệp báo chí...85

6.2. CÁC MỐI QUAN HỆ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO...94

6.2.1.Đạo đức nghề nghiệp NB trong quá trình sáng tạo tác phẩm....94

6.2.2. Đạo đức nghề nghiệp NB xem xét trong các mối quan hệ...106

<b>CHƯƠNG 7: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ HIỆN NAY...120</b>

7.1. TRÊN THẾ GIỚI...120

7.1.1. Tổng quan vấn đề đạo đức, pháp luật báo chí trên thế giới...120

7.1.2. Ở các nước đang phát triển...154

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...158</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Điện thoại, Email:

Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận - thực tiễn báo chí, truyền thơng, PR, DLXH, Phápluật và đạo đức báo chí, kinh tế báo chí

<b>b. Dự kiến giảng viên tham gia giảng dạy </b>

<i>1. Họ và tên: Nguyễn Văn Dững</i>

Chức danh khoa học, học vị: PGS,TS, GVCCNơi làm việc: Học viện Báo chí và Tuyên truyềnĐịa chỉ liên hệ: 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà NộiEmail:

Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận – thực tiễn báo chí, truyền thong, PR, DLXH

<i>2. Lê Thị Nhã</i>

Chức danh khoa học: TS

Nơi làm việc: Học viện báo chí và Tuyên truyền Địa chỉ liên hệ: 36 Xuân Thủy, Hà Nội, Hà Nội

Điện thoại, email:

Các hướng nghiên cứu chính: Lao động nhà báo, đạo đức và Luật báo chí, các thể loại báochí.

<i>3. Hà Huy Phượng</i>

Chức danh khoa học: TS

Nơi làm việc: Học viện báo chí và Tuyên truyền Địa chỉ liên hệ: 36 Xuân Thủy, Hà Nội, Hà Nội

Điện thoại, email:

Các hướng nghiên cứu chính: Thiết kế, trình bày báo in, Tổ chức sản xuất sản phẩm báochí, báo in, báo mạng điện tử, pháp luật, đạo đức báo chí.

4. PGS,TS . Nguyễn Vũ Tiến

Chức danh khoa học: PGS, TS, GVCC

Nơi làm việc: Học viện báo chí và Tuyên truyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Địa chỉ lien hệ: số 36 Xuân Thủy, cầu Giấy, Hà Nội.

Các hướng nghiên cứu chính: Khoa học pháp lý, nhà nước và pháp luật, ..

<b>2. Thông tin chung về học phần, môn, chuyên đề, kỹ năng (dưới đây gọi chung là học phần)</b>

- Tên học phần (bằng tiếng Việt và tiếng Anh):

<i>+ Tiếng Việt: Những vấn đề pháp luật và đạo đức báo chí</i>

+ Tiếng Anh: The law issues and ethical journalism- Số tín chỉ: 2 TC (48 tiết)

- Yêu cầu của học phần: Thuộc kiến thức cơ sở lựa chọn

- Các học phần tiên quyết: Học xong các học phần cơ sở bắt buộc như Lý thuyết truyềnthong hiện đại, lãnh đạo, quản lý báo chí, Kinh tế báo chí truyền thông,…

- Các yêu cầu khác đối với học phần: Học viên phải tự nghiên cứu tài liệu đọc bắt buộc (nhưLuật báo chí Việt Nam 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật báo chí 1999, Nghị địnhhướng dẫn thi hành luật và một số nghị định lien quan, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp sửa đổi,…)trước khi nghe giảng và lên lớp tập trung; đồng thời càn đọc tài liệu tham khảo để mở rộng kiếnthức

- Giờ tín chỉ (hoặc tiết đối với các chương trình khơng đào tạo theo tín chỉ) đối với các hoạtđộng:

+ Giảng lý thuyết: 25 tiết+ Thảo luận: 15 tiết+ Bài tập: 20

+ Hoạt động khác: Làm tiểu luận theo đề tài cụ thể tùy theo từng lớp và đối với sinh viên cụthể với hướng dẫn của giảng viên

- Địa chỉ đơn vị phụ trách học phần: Khoa Báo chí

<b>3. Mục tiêu của học phần</b>

Trên cơ sở những vấn đề cơ bản của luật pháp và đạo đức báo chí, mônhọc mở rộng và nâng cao tiếp cận tư duy pháp lý và phân tích sự kiện pháp lý,chuẩn mực ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ của quá trình tácnghiệp; Chuyên đề tiếp cận và phân tích những vấn đề pháp luật và đạo đứcbáo chí đặt ra trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cũng nhưtrong quá trinh phát triển.

Kiến thức: Giúp học viên nắm được những vấn đề cơ bản trong Luậtcũng như những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn hoạt động báo chí để

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

người học có cái nhìn bao qt toàn cảnh và nắm được những điểm nhấntrọng tâm; trên cơ sở đó sẽ tăng khả năng tieps cận và phân tích sự kiện pháplý và vấn đề đạo đức báo chí trong điểu kiện hội nhập quốc thế, trong môitrường truyền thong số.

Kỹ năng: Học phần nhằm trang bị kỹ năng nắm bắt, bao quát và pháthiện những vấn đề pháp lý và đạo đức nghề nghiệp trên phương diện lý luậnvà thực tiễn; kỹ năng phân tích sự kiện pháp lý – đạo đức đối với thực tiễnhoạt động nghề nghiệp; kỹ năng ứng xử và xử lý những vấn đề liên quan; kỹnăng tư vấn pháp lý – đạo đức báo chí.

Thái độ: Học phần góp phần hình thành thái độ nghiêm túc, cầu thị vàchuyên nghiệp đối với người học; thái độ trách nhiệm đối với nghề và tự chịutrách nhiệm đối với những hoạt động do mình đảm trách.

<b>4. Tài liệu học tập</b>

<i>- Tài liệu bắt buộc đọc:</i>

<i>1. Bộ VHTT (2005): Luật báo chí – Văn bản hướng dẫn thi hành; Nxb</i>

Văn hố thông tin, Hà Nội.

<i>2. Nguyễn Văn Dững (2014): Bài giảng Những vấn đề Pháp luật vàđạo đức báo chí </i>

<i>3. Trường Giang (2010): Đạo đức nghề nghiệp báo chí; Nxb Lý luận</i>

chính trị, Hà Nội.

<i>- Tài liệu tham khảo:</i>

<b>1. X.A. Mikhailop (2004): Báo chí nước ngồi: Những ngun tắc và nghịch lý; Nxb</b>

Thông tấn.

<b>2. Samuel G. freedman (2009): Thư gửi nhà báo trẻ; Nxb Tri thức.</b>

<i>The Associated Press Stylebook and Briefing on Media Law 2011(hướng dẫn viết tin và tóm tắt luật báo chí của AP)</i>

<b>3. Nguyễn Cảnh Bình; Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?; Nxb tri</b>

thức; H. 2006.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>4. Nhiều tác giả; OUR UNFREE PRESS – 100 years of Radical Media</b>

Criticism (Robert W.McChesney Ben Scott); 2004

<b>5. GS,TS. Ngô Quý Tùng; Kinh tế tri thức, xu thế mới của xã hội thế kỷ</b>

XXI; nxb CTQG; H.2000.

<b>6. X.Y.Z; Sử đổi lề lối làm việc; Nxb CTQG; H 2008</b>

<b>7. Nhiều tác giả; Chân dung các nhà báo liệt sĩ; Hội Nhà báo Việt Nam;</b>

<b>8. Prokhorop. E.P. Những chuẩn mực pháp lý và đạo đức của báo chí;</b>

Nxb Matxcova; M.2010.

<b>9. Các văn bản pháp lý mới ban hành</b>

<b>10. Các quy ước đạo đức báo chí ở một số cơ quan báo chí nước ngồi</b>

<b>5. Hình thức và thời gian tổ chức dạy – học</b>

- Thời gian thuyết trình - nghe giảng trên lớp: 20 tiết- Thời gian thảo luận: 10 tiết

- Thời gian làm bài tập: 10 tiết- Thời gian viết thu hoạch: 5 tiết

<b>6. Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập</b>

Nhìn chung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đã được đề xuất

<i>trong các khung chương trình. Tuy nhiên đối với từng học phần cần thiết kế những hình thức phùhợp (theo hệ số hoặc trọng số).</i>

Kết quả học tập được đánh giá thường xuyên, đột xuất hoặc định kỳ, theo thang điểm 10, cóthể bao gồm:

- Điểm chuyên cần: trọng số 10%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: trọng số 15% - Bài tập: trọng số 15%

- Thi cuối kỳ: trọng số 60%

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 1:</b>

<b>TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ</b>

Trong suốt quá trình gần 30 năm đổi mới vừa qua, một trong những tưtưởng, chủ trương lớn của Đảng ta là tăng cường sử dụng công cụ pháp luậtđể quản lý xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Tư tưởng, chủtrương này đã được khẳng định bởi Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lý caonhất của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Theo nguyên tắc hiến định trên, phương thức QLNN bằng pháp luật đãđược Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam sử dụng trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực báo chí. Trên thực tế, hoạt độngQLNN trong lĩnh vực báo chí đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên,nâng cao năng lực QLNN bằng pháp luật về báo chí ln ln là vấn đề nónghổi và cơ bản cần được nghiên cứu, tổng kết nhằm từng bước thiết lập cơ sởkhoa học - thực tiễn cho việc tìm kiếm giải pháp tối ưu hố q trình quản lý.

Ngày nay, báo chí nước ta đang đối mặt với những phức tạp mới do điềukiện xã hội đưa lại. Nói đến đổi mới “là nói đến mở cửa và hồ nhập”, đặc biệtlà nói đến q trình chuyển đổi cơ chế.

Trong q trình đó, hoạt động báo chí đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại:Một là có những rào cản về nhận thức: phần lớn đội ngũ cán bộ, viênchức của cơ quan báo chí có tư duy được hình thành trong thời kỳ bao cấp,coi hoạt động báo chí là thụ động, chủ yếu làm theo các yêu cầu tuyên truyền,thậm chí theo mệnh lệnh hành chính mà hầu như khơng chú ý đến khía cạnhpháp lý của thơng tin và của hoạt động báo chí. Do đó nhiều nhà báo chưa cóđược tư duy pháp lý, năng lực phân tích sự kiện pháp lý phù hợp với yêu cầucủa tình hình mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Hai là trở ngại trong cơ chế QLNN về báo chí. Trong hoạt động quản lý,một số cơ quan QLNN vẫn tiến hành theo cảm tính, chủ quan duy ý chí mà chưathực sự quan tâm tới những quy định pháp luật hiện hành.

Ba là: trên bình diện tiếp nhận thơng tin, cơng chúng báo chí đã bắt đầu quantâm nhiều hơn đến quy tắc ứng xử pháp lý, nên các sơ suất của nhà báo về mặtpháp luật, dù nhỏ cũng có thể tạo ra những phản ứng khơng tốt trong xã hội.

Bốn là: các chủ thể hoạt động báo chí nhìn chung chưa kịp thích ứng vớimơi trường pháp lý trong mọi ứng xử nghề nghiệp, chưa dựa trên luật pháp,thậm chí do chưa kiểm sốt được thong tin nên có biểu hiện sai phạm nghiêmtrọng làm tổn hại lợi ích quốc gia và ảnh hưởng đến công tác chính trị - tư tưởng.Năm là, hoạt động kiểm tra, thanh tra bảo đảm cho pháp luật được thực thinghiêm túc chưa được thực hiện thường xuyên và tuân thủ theo yêu cầu pháp luật.Trong hệ thống các loại hình báo chí, báo in là một loại hình hiện đang ởtrong hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt hơn cả, đặc biệt là sự cạnh tranh về chỉ sốphát hành, thu hẹp thị trường, dẫn đến kinh tế báo chí khó khăn. Chính điều nàyđã dẫn tới việc bng lỏng trận địa chiếm lĩnh công chúng - một trong những vấnđề nổi cộm của hoạt động quản lý và kinh doanh báo chí ở nước ta hiện nay. Vì

<b>vậy, để vừa bảo đảm quản lý chặt chẽ, có hiệu quả đối với hoạt động của báo chí</b>

(đặc biệt là báo in), vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí, cần tìm racác biện pháp, phương hướng điều chỉnh khoa học, hợp lý.

Trong quá trình gần 20 năm đổi mới, tuy đã được sư quan tâm của Đảngvà nhà ước, và đạt được một số thành tựu nhưng nhìn chung, việc nghiên cứuvề QLNN đối với báo chí nói chung, báo in nói riêng chưa được quan tâm đúngmức, chưa sâu sắc, đầy đủ và toàn diện nên chưa thực hiện được vai trò dẫnđường cũng như tạo đà pháp lý cho báo chí phát triển. Trên thực tế, hoạt độngbáo in đang ngày càng phát triển, đang đặt ra những vấn đề phức tạp cho hoạtđộng quản lý. Trong khi đó, hệ thống pháp luật về báo chí nói chung, báo in

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nói riêng địi hỏi phải được bổ sung, sửa đổi, việc tổ chức thực hiện cịn nhiềuhạn chế, q trình thực hiện cịn chưa nghiêm minh, hiệu lực và hiệu quả kháthấp.

Những vấn đề nổi cộm và yếu kém trên đây đã dẫn đến tình trạng QLNNđối với báo chí cịn đạt hiệu lực, hiệu quả thấp, báo chí phát triển tràn lan, sốvụ việc vi phạm ngày càng gia tăng và phức tạp, có những ảnh hưởng tiêu cực đếnđời sống KT - XH. Có thể nói rằng, quy trình xây dựng, ban hành, giáo dục và thihành pháp luật.... của chúng ta cịn nhiều bất cập, chưa có được nề nếp, cần đượcnghiên cứu tổng kết. Cho nên, nâng cao năng lực QLNN về hoạt động báo chíbằng pháp luật là đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn.

Trong suốt quá trình gần 30 năm đổi mới, cùng với các quá trình đổi mới tư duy, đổi mớikinh tế, các nghiên cứu về cơ chế quản lý đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Trongkhoa học pháp lý, các nghiên cứu đã có nhiều quan tâm về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCN, trong đó, nội dung cơ bản là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Những nghiên cứunày có thể chia làm các nhóm sau:

<i>- Nhóm nghiên cứu lý luận chung về QLNN, về pháp luật và các cơ chế, cách thức tổ chức</i>

<i><b>nhà nước, pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Những cơng trình này đã xác</b></i>

định và tìm ra những vấn đề, giải pháp cơ bản để QLNN trong điều kiện cơ chế kinh tế mới; xácđịnh vị trí, vai trị của pháp luật đối với hoạt động quản lý của nhà nước trong cơ chế mới. Có thểthấy, các cơng trình thuộc nhóm này có nhiều.

<i><b>- Nhóm nghiên cứu về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể: các</b></i>

nghiên cứu này đã làm rõ các cơ sở lý luận về pháp luật, về QLNN bằng pháp luật; đề xuất nhữngquan điểm và giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Các nghiên cứu trên đã đề cậptới nhiều vấn đề có liên quan tới QLNN và hiệu lực QLNN trong những lĩnh vực khác nhau, nhưngchưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề tăng cường hiệu lực QLNN bằng pháp luật trong lĩnhvực báo chí.

<i>- Các nghiên cứu về QLNN và pháp luật trong lĩnh vực báo chí: </i>

Tuy đã đề cập tới những vấn đề cơ bản về QLNN đối với lĩnh vực báo chí nhưng chủ yếumới đề cập tới một số khía cạnh của hoạt động QLNN, mới dừng lại ở mức độ nhận xét chung vềthực trạng hoạt động quản lý báo chí, chưa cơ bản và hệ thống, chưa trở thành một hệ thống lý luậnthống nhất. Mặt khác, các nghiên cứu trên hầu hết mới chỉ được bắt đầu trong những năm gần đây,chưa mang tính hệ thống. Ngay cả hoạt động tổng kết lý luận và thực tiễn trong thời gian từ khi tiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hành đổi mới đến nay ngoài hoạt động tổng kết việc thực hiện một số văn kiện của Đảng (như Chỉ

<i>thị 08-CT/TW ngày 31/03/1992 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nângcao chất lượng và hiệu quả cơng tác báo chí, xuất bản"; Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17/10/1997 của BộChính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý cơng tác báo chí - xuất bản”) từ năm 2001 thì cho</i>

đến nay, cơng tác nghiên cứu, tổng kết hoạt động QLNN nói chung, QLNN bằng pháp luật nóiriêng vẫn cịn chưa được quan tâm đúng mức. Nhìn chung, khoa học về báo chí ở nước ta chưa cócơng trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về QLNN nói chung, QLNN bằng pháp luậtnói riêng đối với báo chí với tư cách là một đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản. Mở rộng ra, tronghoạt động nghiên cứu về QLNN cũng chưa thấy cơng trình nào nghiên cứu cơ bản và hệ thống vềQLNN đối với báo chí nói chung và báo in nói riêng.

Trước năm 1946, ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Đông Dương non trẻ đã tuyênbố trong Tun ngơn đầu tiên của mình tinh thần đấu tranh giành quyền tự do ngơn luận, tự do báochí cho nhân dân và tinh thần đó được khẳng định trong hầu hết các văn kiện của Đảng về báo chí.

<i>Đặc biệt, ngay trong những ngày đầu tiên ấy, tư tưởng Đảng lãnh đạo đối với báo chí thơng quamột thể chế hành chính Nhà nước cũng đã được đặt ra trong các văn kiện của Đảng Lao động Việt</i>

Nam về cơng tác báo chí:

Trung ương, các Xứ uỷ, tỉnh uỷ phải tổ chức Bộ cổ động và tuyên truyền; ở các miền cơngnghệ lớn ...cũng phải có bộ ấy. Bộ cổ động tuyên truyền là một bộ làm việc chuyên môn(...) do

<i>Đảng bộ chỉ định lấy người(...) Bộ ấy phải tuân theo những lời chỉ thị của Đảng bộ và làm việcdưới quyền chỉ huy của Đảng bộ. </i>

Đến năm 1945, ngay sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời đã công bố các quyền cơ bảncủa công dân: Hiến pháp 1946 lần đầu tiên ghi nhận quyền tự do báo chí, đồng thời xố bỏ chế độkiểm duyệt do thực dân Pháp đặt tại Đông Dương từ 1922 (Sở kiểm duyệt Đông Dương). Để cụ thểquyền công dân ghi nhận trong Hiến pháp, Sắc lệnh số 100/SL tháng 5/1957 do Chủ tịch Hồ ChíMinh ký đã quy định cụ thể về chế độ báo chí ở Việt Nam. Tuy vậy, điều dễ nhận thấy là trong tìnhtrạng chung của đất nước đang chiến tranh, lại bị cấm vận về mọi mặt, kinh tế lạc hậu phát triển

<i>theo kế hoạch, hoạt động báo chí và quản lý nhà nước đối với báo chí cũng có những vấn đề nổi</i>

cộm và bất cập:

Trong hoạt động thực tiễn, báo chí của chúng ta hoạt động theo hướng phát hiện, đề caothành tích, né tránh, ít đi sâu vào phản ánh những tiêu cực, những vấn đề bức xúc của thựctiễn...Mặt khác, chúng ta chưa có điều kiện tìm hiểu, học tập để xây dựng nhà nước pháp quyền, dođó, trong suốt một thời gian dài, cũng giống như các ngành, lĩnh vực khác, Đảng lãnh đạo và quảnlý báo chí hầu hết thơng qua các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Vì vậy, dù đã có từ rất sớm nhưngtư tưởng ấy chưa thực hiện được. Tình trạng ấy kéo dài cho tới thời điểm Đảng ta quyết định đổimới để xây dựng đất nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Ngày nay, quản ly nhà nước về báo chí chủ yếu bằng pháp luật và hệ thống văn bản quyphạm pháp luật khơng ngừng được hồn thiện; hệ thống tổ chức bộ máy quản ly nhà nước về báochí được chấn chính; đội ngũ cán bộ viênc chức quan ly trong bộ máy đã được trưởng thành mộtbước, có khả năng dảm bảo chức năng quản ly nhà nước về báo chí trong thời kỳ hội nhập.

Đồng thời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản ly báo chí ở nước ta khơng chỉ bằng pháp luật,mà cịn bằng đạo đức, bằng và thông qua công tác tư tưởng; và nói chung bằng cả sức mạnh của hệthống chính trị.

<i><b>- Đối với hoạt động báo chí thời kỳ này, có thể nói kể từ khi cơng cuộc đổi mới được khởi</b></i>

xướng, hệ thống báo chí Việt Nam cũng đã có bước phát triển vượt bậc cả về hình thức và nộidung, chất lượng và số lượng, đề cập đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống, đóng góp đáng kể vàosự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

- Báo chí ngày càng tăng cả về quy mô, số lượng, phạm vi tác động, tham gia cả thị trườngkinh doanh. Thị trường kinh doanh với sự sơi động, tính cạnh tranh vốn có của nó sẽ có tác dụngthúc đẩy hoạt động báo chí phát triển mạnh hơn, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức, đápứng tốt nhu cầu của công chúng.

Với những đặc điểm trên đây, việc phát triển báo chí trong điều kiện và tình hình mới cónhiều nét mới, địi hỏi phải có sự quản lý phù hợp. Chính vì vậy, để tiếp tục khẳng định vị trí củabáo chí trong thời kỳ đổi mới, tiếp tục tạo ra những tác động tích cực cho cơng cuộc xây dựng, pháttriển đất nước (nhất là khi cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh được coi là nhiệm vụ chính trong giaiđoạn hiện nay), Đảng và Nhà nước ta phải có những phát triển mới cả trong nhận thức, cả trong hệthống quan điểm về báo chí thời kỳ này. Đồng thời, hệ thống báo chí cũng phải khơng ngừng tựnâng cao chất lượng báo chí về mọi mặt.

<i>Vai trị của quản lý nhà nước bằng pháp luật về báo chí hiện nay.</i>

- Đảng ta là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội. Vai trị lãnh đạo đó đượcthể hiện thơng qua cương lĩnh, sách lược, chính sách, thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo dụcthuyết phục và sự gương mẫu của đảng viên. Điều đó cũng có nghĩa là: Nhà nước là một phương

<i>tiện (và là phương tiện đặc biệt, chủ yếu) để giai cấp cầm quyền thực hiện quyền lực chính trị củamình. “Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn</i>

áp một giai cấp khác”. Đến lượt mình, nhà nước lại thể chế hóa đường lối, chính sách ấy thànhpháp luật để quản lý xã hội, buộc mọi công dân phải thực hiện. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật vàquản lý xã hội bằng pháp luật” (Điều 12).

Như chúng tơi đã trình bày ở trên, quản lý nhà nước có đối tượng rất phong phú, đa dạng,

<i>được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước - quyền lực pháp luật. Pháp luật vừa là biểu hiện của ý</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>chí của nhà nước, vừa là cơng cụ quản lý có tác dụng, vai trị đặt nền tảng cho tồn bộ hoạt độngquản lý của nhà nước, vừa phản ánh nguyện vọng chính đáng của đơng đảo nhân dân. Khơng có</i>

pháp luật, khơng có các cơ quan thực thi pháp luật và bảo vệ pháp luật tạo nên sức mạnh quyền uythì khơng thể thực hiện được quản lý nhà nước. Vì thế, quản lý nhà nước, xét đến cùng, là quản lýnhà nước bằng pháp luật đối với mọi mặt của đời sống xã hội, và được hiểu như là sự tác động củachủ thể quản lý (nhà nước) lên đối tượng quản lý (các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của conngười) nhằm đạt mục tiêu của quản lý bằng hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành và tổ chức

<i>thực hiện trong cuộc sống. Như vậy, pháp luật vừa là công cụ chủ yếu, hàng đầu để quản lý nhà</i>

nước vừa là phương tiện để chuyển tải và pháp lý hố nội dung của các cơng cụ khác vào thực tiễnquản lý nhà nước.

<i>- Tư tưởng nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là sự kế thừa tri thức lịch sử nhân loại</i>

được thể hiện trong đường lối đúng đắn của Đảng. Thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền củadân, do dân, vì dân và thực tiễn cơng cuộc đổi mới, phát triển đất nước ở nước ta hiện nay đang đặtra yêu cầu bức thiết đối với quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về văn hóa, về báo chí

<i>nói riêng, trong đó cơng cụ pháp luật - hay nói cách khác: quản lý nhà nước bằng pháp luật - trởthành yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của đường lối đó. </i>

<i><b>* Quản lý nhà nước bằng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, đảm bảo</b></i>

<i>định hướng xã hội chủ nghĩa, chống xu hướng thương mại hóa báo chí.</i>

- Quản lý nhà nước bằng pháp luật là tiền đề quan trọng dẫn đến hiệu quả chính trị, kinh tế,

<i>xã hội nói chung và trong báo chí nói riêng. Bằng hoạt động của mình, báo chí đã góp phần đáng</i>

kể vào việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội ổn định trật tự và chuyển biến theo chiềuhướng tích cực. Từ bài học xương máu ở Liên Xô trước đây và các nước Đông Âu, Việt Nam đãkhai thác triệt để hoạt động báo chí, xuất bản nhằm phục vụ cho mục tiêu xây dựng xã hội thịnhvượng, công bằng, dân chủ và văn minh.

<i>- Quản lý nhà nước về báo chí bằng pháp luật nhằm bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc,</i>

hiện đại, nhân văn; tiếp thu tinh hoa văn hóa và tiến bộ về khoa học và công nghệ của nhân loại,bảo đảm cho q trình hội nhập thơng tin báo chí tồn cầu. Báo chí là một trong các cơ sở của thiếtchế văn hóa có địa vị pháp lý do pháp luật quy định, được đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu của quầnchúng. Nhà nước và dư luận xã hội đã trao cho báo chí uy quyền cao cả mang tính nhân văn sâusắc. Mặt khác, nhu cầu giao lưu, tiếp thu tinh hoa từ các nền văn hóa của nhân loại là nhu cầu củabản thân nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thơng tin hiện đại. Trong điều kiệnđó, với tư cách là phương tiện điều chỉnh có hiệu lực, pháp luật tạo lập môi trường thuận lợi chocác hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động báo chí nói riêng phát triển theo định hướng xã hội chủnghĩa, mở ra cơ hội cho sự hoà nhập giữa các nền văn hóa, loại trừ khả năng hịa tan và đổi mầutrong q trình hịa nhập.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Quản lý nhà nước bằng pháp luật đã tạo lập hành lang và cơ hội bình đẳng để báo chí hoạtđộng với tư cách một tiểu hệ thống xã hội như các tiểu hệ thống xã hội khác trong hệ thống xã hộinói chung. Nhà nước ta ln tạo điều kiện để hoạt động báo chí đạt hiệu quả cao, đồng thời ngănchặn các hoạt động báo chí bất chấp hậu quả về chính trị, tư tưởng và văn hóa, chạy theo xu hướngthương mại hóa. Lợi nhuận của hoạt động báo chí trong cơ chế thị trường khơng thể tách rời mụctiêu chính trị, tư tưởng và văn hóa, giữa chúng có quan hệ biện chứng, trong đó chính trị, văn hóa,tư tưởng là mục tiêu hàng đầu.

<i><b>* Quản lý nhà nước về báo chí bằng pháp luật là để quản lý tốt một hoạt động vừa thuộc</b></i>

<i>lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, vừa là hoạt động sản xuất - kinh doanh, mở đường cho báo chí pháttriển.</i>

- Như trên đã nói, hoạt động báo chí là một loại hình hoạt động vừa chịu sự tác động của hệthống các quy luật phát triển văn hóa - tư tưởng, vừa chịu tác động của hệ thống các quy luật kinhtế. Vì vậy, trong hoạt động báo chí có sự đấu tranh về ý thức hệ biểu hiện cả trên phương diện văn

<i>hóa - tư tưởng, cả trong các quan hệ kinh tế. Vì vậy, việc quy phạm hóa các quy luật phát triển vừa</i>

phải thể hiện ở phương diện văn hóa tư tưởng, vừa phải thể hiện ở phương diện kinh tế của hoạtđộng báo chí. Pháp luật phải mở đường cho tự do sáng tạo, đồng thời ngăn chặn những độc hại đốivới hoạt động văn hóa - tư tưởng; Phải định hướng cho báo chí phát triển theo quy luật, ngăn ngừakhả năng tác hại từ mặt trái của kinh tế thị trường, làm ảnh hưởng đến định hướng tư tưởng - vănhóa. Nếu chỉ thấy lợi ích kinh tế sẽ dẫn đến việc chạy theo lợi nhuận, thương mại hóa hoạt độngbáo chí, gây hậu quả đối với xã hội. Ngược lại, nếu chỉ đề cao vai trị báo chí ở phương diện văn

<i><b>hóa - tư tưởng thì sẽ dẫn đến khả năng phát triển báo chí với bất kỳ giá nào, bất chấp quy luật... </b></i>

Như vậy, việc đổi mới và hồn thiện pháp luật về báo chí trong cơ chế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động báo chí vừa là hoạt động điều

<i>chỉnh kinh tế trong văn hóa - tư tưởng, đồng thời điều chỉnh hoạt động văn hóa - tư tưởng trong cơchế thị trường. Đó là hai mặt của một vấn đề phải được thể chế hóa phù hợp, bảo đảm cho báo chí</i>

hoạt động đúng quy luật, phát triển theo trật tự của pháp luật.

1.1. HỆ THỐNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

<b>1.1.1. Các khái niệm về văn bản pháp luật</b>

<i>1.1.1.1.Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam</i>

- Hiến pháp là Luật Nhà nước hay còn gọi là Luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhànước, có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản về chế độ chính trị, chế đơ kinhtế, chế độ văn hóa, chế độ xã hội, quyền, nghĩa vụ của công dân; các nguyên tắc cơ bản về tổ chứchoạt động của bộ máy nhà nước và đường lối đối ngoại. Hiến pháp là nguồn, là căn cứ, là cơ sở đểthiết kế, hình thành hệ thống pháp luật nói chung và luật về báo chí nói riêng một cách hồn chỉnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

và đồng bộ. Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, là luật gốc làm cơ sở để xây dựng các văn bảnluật và dưới luật.

Từ khi thành lập nước – tuyên ngôn độc lapạ năm 1945 đến nay, Việt Nam đã có 4 bộ Hiếnpháp. Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980; Hiến pháp 1992 và Hiến pháp sửa đổinăm 2013.

- Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý ngay sau Hiến pháp; Quy định các vấn đề cơ bản, quantrọng, những nguyên tắc chủ yếu về hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạtđộng của cơng dân trong lĩnh vực báo chí.

Trong thời kỳ đổi mới, NN ta đã ban hành LBC được Quốc hội Khóa VIII thơng qua ngày28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LBC được Quốc hội Khóa X đã sửa đổi, bổsung và thơng qua tại Kỳ họp thứ V ngày 12/6/1999.

- Pháp lệnh là hình thức VB QPPL quy định những vấn đề được QH giao sau một thời gianthực hiện trinh QH xem xét sẽ ban hành luật. Pháp lệnh là văn bản tiền luật.

- Lệnh Chủ tịch nước là hình thức văn bản QPPL được ban hành để công bố Hiến pháp,Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của QH, UB Thường vụ QH.

- Nghị quyết Chính phủ được ban hành để quyết định chính sách cụ thể về xây dựng và kiệntoàn bộ máy QLNN về báo chí từ TW đến cơ sở; quyết định chủ trương, chính sách cụ thể về pháttriển BC theo HP và pháp luật

Trong thời kỳ 1989 đến nay, CP đã ban hành Nghị quyết số 244/NQ-HĐNN8 ngày31/3/1990 của Hội đồng Nhà nước về việc thành lập, đổi tên một số bộ và phê chuẩn việc giải thểmột số Tổng cục và Nghị quyết số 384/HĐBT ngày 05/11/1990 về tăng cường quản lý cơng tácbáo chí - xuất bản và một số nghị quyết khác nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến thựchiện luật.

- Nghị định của Chinh phủ là hình thức văn bản QPPL quy định chi tiết thi hành Luật Báochí, Pháp lệnh, Lệnh của Chủ tịch nước về BC Quy định quyền hạn, nhiệm vụ tổ chức bộ máy củacơ quan QLNN về BC cấp TW;

Quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ yếu tố để xây dựng thành luật nhằmđáp ứng yêu cầu QLNN về BC

- Quyết định của thủ tướng Được ban hành nhằm quyết định các chủ trương, biện pháp lãnhđạo, điều hành hoạt động của hệ thống hành chính NN về BC hoặc đưa ra các quy định về tổ chứchoạt động, chế độ làm việc của các CQBC, quy định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mứckinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực BC, quyết định các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. Ban

<i>hành kèm theo quyết định có thể là các vănn bản pháp quy khác như: quy chế, điều lệ, nội quy...</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Chỉ thị của Thủ tướng Là hình thức văn bản QPPL được ban hành để đôn đốc, kiểm trahoạt động của cơ quan QLNN về BC trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật củanhà nước, các quyết định của CP về BC.

- Quyết định của Bộ trưởng là hình thức VBQPPL quy định về tổ chức, hoạt động của các cơquan, đơn vị trực thuộc Bộ TTTT trong lĩnh vực BC; quy định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm,các định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực BC do mình phụ trách; quy định các biện pháp để thựchiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí. Ví dụ Quyết định của Bộ trưởng Bộ văn hóa – Thơngtin năm 2002 quy định về phỏng vấn báo chí.

- Chỉ thị của Bộ trưởng là hình thức VBQPPL quy định các biện pháp để chỉ đạo, đôn đốc,phối hợp và kiểm tra hoạt động của cơ quan thuộc lĩnh vực báo chí do Bộ trưởng phụ trách trongviệc thực hiện văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên và của Bộ trưởng

- Thơng tư của Bộ là hình thức văn bản QPPL được ban hành để hướng dẫn thực hiện nhữngquy định về BC trong các VBQPPL do cấp trên ban hành

- Thơng tư liên tịch là hình thức văn bản QPPL được ban hành để hướng dẫn thực hiệnnhững quy định về BC trong các VBQPPL do cấp trên ban hành

<i>1.1.1.2.Quy trình soạn thảo, ban hành VBQPPL và vấn đề đặt ra</i>

<i><b>- Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "</b>Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thựchiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”, theo đó, nhà</i>

nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Để xây dựng nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp

<i>luật trên cơ sở Hiến pháp 1992 thì trước hết phải khẩn trương hồn thiện và bổ sung hệ thống pháp</i>

<i><b>luật sao cho thực sự là công cụ để nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đáp ứng được yêu cầu</b></i>

<i>hợp tác với cộng đồng quốc tế và phù hợp tiến trình phát triển xã hội. Muốn vậy, về nội dung, pháp</i>

luật phải thể hiện được đường lối chính sách của Đảng, thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp

<i>cơng nhân, nơng dân và tầng lớp trí thức; về hình thức, phải bảo đảm ban hành văn bản pháp lýtheo đúng thẩm quyền và thể thức do Nhà nước quy định; Về cơ cấu, phải dựa trên cơ sở Hiến</i>

pháp 1992 để bổ sung hoàn thiện các luật cần thiết. Theo đó, việc hồn thiện và bổ sung hệ thốngpháp luật trước hết phải được thể hiện dưới hình thức là các văn bản pháp lý theo đúng thẩm quyềnvà thể thức quy định.

<i>- Văn bản quy phạm pháp luật (hay còn gọi là văn bản pháp lý, pháp luật, pháp quy) là "vănbản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có cácquy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa”, trong đó, các nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp được quy</i>

định chặt chẽ để không ngừng đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm sự

<i><b>cân đối hài hòa về sự phá triển của quá trình xã hội. Nhà nước ban hành văn bản pháp lý nhằm tạo</b></i>

<i>ra khuôn khổ pháp lý để trên cơ sở đó tổ chức thực hiện pháp luật và các hoạt động giám sát, kiểm</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>tra. Do đó, việc ban hành văn bản pháp lý là công việc đầu tiên trong hoạt động quản lý nhà nước</i>

<i><b>và là phương thức quản lý đóng vai trị nền tảng cho q trình quản lý bằng pháp luật của nhà ớc. </b></i>

<i><b>Đối với báo chí, hệ thống văn bản pháp lý có tác dụng tạo khn</b></i>

<i>khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của báo chí, đảm bảo mơi trường cho</i>

báo chí tự chủ, chủ động trong hoạt động của mình, đảm bảo phát triển lành

<i><b>mạnh và khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, đồng thời làm cơ</b></i>

sở cho các hoạt động quản lý nhà nước khác về báo chí. Như vậy,

<i><b>1- Quản lý nhà nước là một trong những chức năng cơ bản của nhà nước được xây dựng theo</b></i>

<i>hướng nhà nước pháp quyền, quản lý bằng pháp luật, do đó, việc ban hành hệ thống văn bản pháplý là hoạt động có ý nghĩa đầu tiên, quyết định, làm nền tảng cho tồn bộ q trình quản lý nhànước. Đối với báo chí cũng vậy: là một loại hình hoạt động chính trị - xã hội có vị trí, vai trị, chức</i>

năng, nhiệm vụ đặc biệt, do đó, từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta ln ln nhận thức đúng đắnvề vai trị, tầm quan trọng của báo chí đối với tồn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhândân cũng như đối với đời sống xã hội. Chính vì vậy nên đối với báo chí Việt Nam, nguyên tắcĐảng lãnh đạo, quản lý tồn diện, trực tiếp đối với báo chí là một nguyên tắc bất di bất dịch.

Sự lãnh đạo, quản lý của Đảng đối với báo chí được thể hiện qua nhiều phương thức, trongđó phương thức thơng qua thể chế nhà nước có vai trị quan trọng, là cơ sở, nền tảng cho hoạt độngquản lý báo chí nói chung.

<i><b>2- Trong tiến trình cách mạng của đất nước, để báo chí phát huy sức mạnh nội tại phục vụ sự</b></i>

<i>nghiệp cách mạng, để thực sự mở đường cho báo chí phát triển đúng hướng, Nhà nước ta đã có</i>

<i><b>những quyết sách đúng đắn trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí. Hệ</b></i>

thống các văn bản quy phạm pháp luật (hay còn gọi là văn bản pháp luật, pháp quy, văn bản pháplý) về báo chí được ban hành trong các thời kỳ chiến tranh cách mạng cũng như thời kỳ trước đổimới đã được kế thừa và phát triển trong thời kỳ đổi mới trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước

<i>thực hiện quản lý độc quyền đối với báo chí: với tư cách là người lãnh đạo tối thượng, Đảng thôngqua thể chế nhà nước lãnh đạo và quản lý báo chí. Với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, để thực hiệnđộc quyền quản lý của mình về báo chí, Nhà nước ta - dưới sự lãnh đạo của Đảng - đã ban hànhhệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí. </i>

Chính vì lẽ đó, những tính chất tốt đẹp của nền báo chí cách mạng luôn luôn được kế thừa vàthể hiện trong hoạt động báo chí, hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí nói chung và trong hoạt độngban hành văn bản pháp lý nói riêng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i><b>3- Qua nghiên cứu lịch sử báo chí cách mạng nước ta và nghiên cứu các văn bản pháp lý của</b></i>

<i><b>Nhà nước về báo chí qua các thời kỳ, điều nhận thấy rất rõ là báo chí của nước ta ngay từ khi ra đời</b></i>

đã ln ln song hành cùng tiến trình cách mạng, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, là cầunối giữa Đảng và dân, giữa dân với Đảng, là công cụ quan trọng, là vũ khí sắc bén của Đảng trên

<i>mặt trận tư tưởng - văn hóa, và hệ thống đó có một bề dày lịch sử hơn 70 năm. Tuy nhiên, vì nhiều</i>

lý do khác nhau, mãi tới thập kỷ 80, tư tưởng nhà nước pháp quyền mới xuất hiện ở Việt Nam vàbắt đầu từ khi đổi mới, đất nước ta mới bắt đầu xây dựng hệ thống pháp luật theo tư tưởng này. Dođó, có thể nói việc khảo sát các văn bản pháp lý về báo chí được ban hành trong thời kỳ đổi mới cóý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền nói chung, đối với lý luậnbáo chí Việt Nam vốn cịn rất non trẻ nói riêng.

<i>a. Hoạt động xây dựng pháp luật về báo chí trong những năm qua đã cơ bản được banhành theo đúng thẩm quyền và quy trình.</i>

<i><b> Điều có thể nhận thấy rõ ràng là trong nội dung các văn bản điều chỉnh hoạt động ban</b></i>

hành văn bản QPPL giai đoạn 1989 - 1997 (tức là trước khi có Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật) mới chỉ quy định về thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản QPPL và chỉ từ hình thứcnghị quyết, nghị định của Chính phủ trở xuống, chưa có quy định nào về quy trình ban hành vănbản. Đến giai đoạn 1997 - 2006, do đã được điều chỉnh bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật, tình trạng này mới được khắc phục. Nhìn chung, các cơ quan, cá nhân được pháp luật traoquyền lập pháp, lập quy đã cố gắng thực hiện đúng đắn thẩm quyền của mình trong việc ban hànhvăn bản QPPL về lĩnh vực báo in cả về hình thức lẫn nội dung (chỉ ban hành các văn bản thuộc thẩmquyền của mình, với các nội dung mà hình thức đó đã quy định, khơng giải quyết vấn đề thuộc phạm vithẩm quyền của cơ quan khác). Tuy nhiên, cũng vẫn cịn hiện tượng có những vấn đề lẽ ra phải đượcquy định trong hình thức văn bản này thì lại để ở văn bản kia, và lẽ ra cơ quan có thẩm quyền phải ravăn bản QPPL để ban hành mới hoặc bổ sung các quy định pháp luật hiện hành thì lại dùng hình thứccông văn để thay thế (đặc biệt là trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, ví dụ như văn bản số 2676/BCngày 14/9/1995 của Bộ VHTT thông báo về hoạt động quảng cáo trên báo chí). Đặc biệt là, sự vi phạmvề thẩm quyền rõ ràng hơn ở chỗ các chủ thể lập pháp, lập quy “khoán trắng” việc soạn thảo nội dungcho các cơ quan hành pháp như đã trình bày.

Về quy trình ban hành văn bản QPPL cũng có những ưu điểm và tồn tại nhất định. Là “trậttự tiến hành những hoạt động chuyên môn trong quá trình sản sinh ra văn bản, được pháp luật quyđịnh dưới dạng những thủ tục nhất định” [65, tr. 78], tuỳ theo từng loại văn bản (văn bản luật hayvăn bản dưới luật), quy trình ban hành có những điểm khác nhau. Với hệ thống văn bản luật, quytrình này phải trải qua nhiều giai đoạn mà ở mỗi giai đoạn lại có nhiều tầng nấc, nhiều bước thựchiện, tốn nhiều thời gian, công sức và vật chất. Kể từ khi có Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật, quy trình ban hành văn bản QPPL về báo chí đã có sự hợp lý, dân chủ hơn, có tính khả thi hơn:

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

chương trình được dự tính trước, thủ tục lấy ý kiến đóng góp thực hiện nghiêm túc hơn, hoạt động thẩmtra được tập trung vào các vấn đề chủ yếu, bảo đảm tốt hơn tính thống nhất, minh bạch của hệ thống phápluật; đã quy định cụ thể các thủ tục, giai đoạn của quá trình lập pháp, lập quy để cả các cơ quan nhà nước,tổ chức xã hội có thẩm quyền và cơng dân có thể thực hiện kiểm tra, giám sát.

Ngoài ra, những văn bản được ban hành theo trình tự tập thể thì đã phát huy được trí tuệ tậpthể, các vấn đề được bàn bạc, cân nhắc một cách thấu đáo hơn, tính dân chủ và tính đại diện đượcđảm bảo hơn…, còn những văn bản được ban hành theo trình tự cá nhân thì ưu điểm dễ nhận thấy lànhanh chóng, kịp thời, trách nhiệm rõ ràng, thống nhất trong hành động.

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm trên, quy trình xây dựng văn bản QPPL về báo in hiện tạivẫn còn tồn tại những nhược điểm cần khắc phục như: còn quá nhiều tầng nấc, giai đoạn, tốn thờigian và tuy có rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia nhưng việc quy định trách nhiệm cụ thểlại thiếu rõ ràng, thường là "tập thể hóa trách nhiệm" theo kiểu huề cả làng. Đặc biệt là tuy tráchnhiệm ban hành văn bản thuộc về Quốc hội, Chính phủ, Bộ VHTT nhưng với những cơ chế uỷquyền lập pháp, lập quy nêu trên, vơ hình trung chính cơ quan giúp Bộ trưởng QLNN về báo chí lạilà cơ quan thường trực, trực tiếp tham gia vào hoạt động soạn thảo văn bản, gây nên tình trạng vừaq tải, q sức, vừa khơng hợp lý bởi đây là cơ quan có nhiệm vụ chính là hành pháp.

Bên cạnh đó, cơ chế xây dựng văn bản vẫn nặng về dân chủ hình thức, thiếu cơ chế phảnbiện khách quan, chưa có cơ chế để loại trừ tính chất cục bộ thể hiện trong nhiều văn bản QPPL.Các thể chế QLNN trên các lĩnh vực đều bộc lộ quyền lợi, thuận lợi cho cơ quan QLNN mà chưachú trọng đến lợi ích chung của các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật về báo in. Đây chínhlà hệ quả của cơ chế uỷ quyền lập pháp, lập quy nêu trên.

Thực tế cho thấy nếu thực hiện theo quy trình xây dựng văn bản QPPL đã được luật phápban hành thì phải mất nhiều thời gian (bởi phải qua rất nhiều khâu mới đạt được tỷ lệ nhất trí cầnthiết), do đó, có nhiều vấn đề rất quan trọng và bức xúc nhưng không được quyết định kịp thời.Theo báo cáo tổng kết thực hiện Luật Báo chí, thì hầu hết các nghị định được ban hành khi Luật đãcó hiệu lực thi hành từ 4 - 11 năm. Tình trạng này cũng xảy ra trong việc ban hành các văn bảnQPPL khác về báo chí. Những mặt yếu kém trong việc thực hiện pháp luật tuy đã được tổng kết,đánh giá và báo cáo Quốc hội trong q trình xem xét thơng qua Luật Báo chí, nhưng vấn đề nàychưa có biện pháp khắc phục để có sự chuyển biến tích cực hơn. Nhiều nghị định đến nay vẫn chưaphân công cho cơ quan nào chủ trì soạn thảo, do vậy các văn bản pháp quy dưới nghị định - do tínhliên quan - lại cũng chờ đợi hết năm này qua năm khác mà chưa ban hành được. Điều này dẫn đếntình trạng thực tế là, mặc dù luật đã có hiệu lực thi hành, nhưng hầu hết các quy định của luật chưathể đi vào cuộc sống, luật chưa được thực hiện đầy đủ.

Ngồi ra, vẫn cịn tình trạng khơng tn thủ nghiêm túc quy định của pháp luật về quy trình xâydựng văn bản. Hoạt động điều tra, khảo sát nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn hoạt động báo chí hầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

như chưa được tiến hành nhằm phục vụ hoạt động xây dựng văn bản QPPL nên tính khoa học, khách quantrong các văn bản QPPL cịn nhiều hạn chế, nặng tính chủ quan, áp đặt, dẫn đến tình trạng thường xuyênphải sửa đổi, bổ sung; tính ổn định, bền vững kém, hiệu lực pháp luật thấp.

<i>b. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí đã đảm bảo được sự đầy đủ về hìnhthức. </i>

Kết quả khảo sát và phân tích văn bản cho thấy, hệ thống văn bản QPPL về báo in baogồm các hình thức sau đây:

<i>Hiến pháp: quy định những vấn đề cơ bản về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,</i>

quyền, nghĩa vụ của công dân; các nguyên tắc cơ bản về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nướcvà đường lối đối ngoại. Hiến pháp là nguồn, là căn cứ, là cơ sở để hình thành hệ thống pháp luật vềbáo chí một cách hồn chỉnh và đồng bộ.

<i>Luật Báo chí: quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng, những nguyên tắc chủ yếu về hoạt</i>

động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của cơng dân trong lĩnh vực báo chí.

<i><b> Pháp lệnh: quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình</b></i>

Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật.

<i>Lệnh của Chủ tịch Nước: Là hình thức văn bản QPPL được ban hành để cơng bố Hiến pháp,</i>

luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, UBTV Quốc hội.

<i> Nghị quyết của Chính phủ: Được ban hành để quyết định chính sách cụ thể về xây dựng</i>

và kiện tồn bộ máy QLNN về báo chí từ trung ương đến cơ sở; quyết định chủ trương, chính sáchcụ thể về phát triển báo chí theo hiến pháp và pháp luật.

<i>Nghị định của Chính phủ: quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, pháp lệnh, lệnh của Chủ</i>

tịch Nước về báo chí; quy định quyền hạn, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của cơ quan QLNN về báo chícấp TW; quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ yếu tố để xây dựng thành luậtnhằm đáp ứng yêu cầu QLNN về báo chí.

<i>Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Được ban hành nhằm quyết định các chủ trương,</i>

biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước về báo chí hoặc đưa racác quy định về tổ chức hoạt động, chế độ làm việc của các cơ quan báo chí, quy định các tiêuchuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực báo chí, quyết định các vấnđề khác theo quy định của pháp luật. Ban hành kèm theo quyết định có thể là các văn bản pháp quy

<i>khác như: quy chế, điều lệ, nội quy...</i>

<i>Chỉ thị của TTCP: Là hình thức văn bản QPPL được ban hành để đơn đốc, kiểm tra hoạt</i>

động của cơ quan QLNN về báo chí trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật củanhà nước, các quyết định của Chính phủ về báo chí.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>Quyết định của Bộ VHTT: quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc</i>

Bộ VHTT và các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật của lĩnh vực báochí do mình phụ trách; quy định các biện pháp để thực hiện chức năng quản lý báo chí.

<i>Chỉ thị của Bộ VHTT: quy định các biện pháp để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra</i>

hoạt động của cơ quan thuộc lĩnh vực báo chí do bộ trưởng phụ trách trong việc thực hiện văn bảnQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên và của bộ trưởng.

<i>Thông tư của Bộ VHTT: được ban hành để hướng dẫn thực hiện những quy định về báo chí</i>

trong các văn bản QPPL do cấp trên ban hành.

<i>Thông tư liên tịch: giữa Bộ VHTT với các cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ để hướng</i>

dẫn thi hành các văn bản QPPL của cấp trên có liên quan đến chức năng, quyền hạn của các cơquan đó nhằm thực hiện QLNN đối với báo chí. Ngồi ra, thơng tư liên tịch cịn được Bộ VHTT kýkết với cơ quan TW của tổ chức CT - XH để hướng dẫn thi hành những vấn đề pháp luật quy địnhvề việc tổ chức đó tham gia QLNN về báo chí.

Trong giai đoạn 1989 - 2008, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một hệthống văn bản QPPL về báo chí đồ sộ, với hơn 100 văn bản [phụ lục số 5] dưới tất cả các hình thứcvăn bản do pháp luật quy định, từ văn bản có giá trị pháp lý cao (Hiến pháp, luật, pháp lệnh) tới cáchình thức có giá trị pháp lý thấp (như thông tư, thông tư liên tịch). Tuy nhiên, với sự quy định vềnội dung của các hình thức nêu trên, có thể nhận thấy hệ thống này chưa có sự đồng đều, hợp lýcao: các hình thức quy định về nguyên tắc, chỉ đạo chung thì nhiều (nghị định, quyết định) nhưngcác hình thức chỉ đạo cụ thể thì lại ít hơn (chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng BộVHTT). Đặc biệt là, hình thức thơng tư hướng dẫn thi hành vừa ít lại vừa được ban hành rất chậm,do đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực của hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với lĩnh vực báoin ở nước ta hiện nay.

<i>c. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật về cơ bản đã bao quát được các vấn đề cơ bảncủa hoạt động báo chí</i>

Dưới các hình thức văn bản trên đây, nội dung của hệ thống các văn bản QPPL về báo inthời kỳ 1989 - 2008 cơ bản bao quát được các nội dung cần thiết phải được pháp luật điều chỉnh, như:quy định về địa vị pháp lý, tổ chức, bộ máy của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quanQLNN; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn của nhà báo, người đứng đầu cơ quan báo chí;vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí; về tự do báo chí và nội dung QLNN về báo chí;các biện pháp tăng cường hoạt động báo chí và hoạt động QLNN; cho phép hoạt động báo chí và họpbáo; về hoạt động xuất bản, phát hành, lưu chiểu, quy hoạch, quảng cáo trên báo chí; về thơng tin đối

<b>ngoại; quy định chế độ, chính sách báo chí, quy chế hoạt động và các hình thức, biện pháp xử lý các</b>

hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực báo in.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Những quy định này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động báo in cũng nhưcác hoạt động QLNN về báo in trong thực tiễn, thể hiện được ý chí lãnh đạo và quản lý của Đảng,của Nhà nước đối với báo in. Các nội dung trên được cụ thể hóa trong các nhóm nội dung cơ bảndưới đây:

<i>Nhóm nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức trong hoạt động báo chí:</i>

Trong nội dung các văn bản QPPL về báo chí, quyền và nghĩa vụ công dân luôn được khẳng địnhtrong Hiến pháp và Luật Báo chí cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngay từ bản Hiến phápđầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (Hiến pháp 1946) cho đến Hiến pháp 1959, 1980 vàhiện nay là Hiến pháp 1992 đều quy định rõ quyền tự do ngôn luận của cơng dân nước Cộng hồXHCN Việt Nam, khẳng định đó là một trong những quyền cơ bản. Trên cơ sở đó, các văn bảnQPPL về báo chí khác phải thể hiện được các quyền chính của cơng dân trong hoạt động báo chí.Chương II của Luật Báo chí quy định rõ về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận trênbáo chí của cơng dân (phụ lục số 5).

<i>Nhóm nội dung về tổ chức báo chí và nhà báo: quy định rõ khái niệm và phân định các tiêu</i>

chí xác định các loại hình báo chí, cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản, nhà báo, người đứng đầu cơquan báo chí, tổ chức hội nhà báo. Pháp luật cũng nêu rõ quyền hạn và nghĩa vụ của nhà báo.

<i>Nhóm nội dung quy định các điều kiện để trở thành chủ thể hoạt động báo chí: quy định rõ</i>

ràng các điều kiện về pháp nhân, về sự phù hợp giữa tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ củacơ quan báo chí với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân đứng tên xin phép thành lập cơ quan báochí; xác định rõ nhân thân của người đứng đầu cơ quan báo chí, xác định các điều kiện về trụ sở, tàichính, cơ sở vật chất kỹ thuật khác.

<i>Nhóm nội dung quy định về hoạt động báo chí: cơ quan báo chí có quyền được làm tất cả</i>

những gì mà pháp luật khơng cấm và pháp luật đã quy định. Các điều kiện hoạt động báo chí cũngđược quy định rõ ràng (về hồ sơ xin phép hoạt động báo chí, các điều kiện cho phép thành lập cơquan báo chí, việc đặt văn phịng đại diện của cơ quan báo chí.v.v..)

<i>Nhóm nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan QLNN về báo chí: quy</i>

định rõ về vị trí, chức năng của các cơ quan có nhiệm vụ lập pháp, lập quy về báo chí. Các cơ quannày có nhiệm vụ, quyền hạn được ghi nhận trong các văn bản QPPL cao nhất do Quốc hội, Chínhphủ ban hành. Từ địa vị pháp lý được quy định rõ ràng, các cơ quan này có đầy đủ tư cách để thựcthi quyền hạn và trách nhiệm của mình trong hoạt động QLNN về báo in.

<i>Nhóm nội dung quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm: Nhóm nội dung này chú trọng</i>

vào việc quy định các hình thức vi phạm bị xử lý hành chính, các khung xử phạt hành chính, các

<i>điều kiện để được khen thưởng v.v.. </i>

Nhìn chung, các nội dung cơ bản để báo chí có điều kiện hoạt động đã được quy định trongcác văn bản QPPL tương đối đầy đủ về mặt số lượng và đã tạo cơ sở, hành lang pháp lý để báo chí

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

hình thành và phát triển. Với tư cách là phương tiện quan trọng bậc nhất để quản lý báo chí, phápluật về báo chí đã tạo cơ sở để cơng dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận trên báochí; xác định nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí và nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp; địnhhướng hoạt động báo chí bằng cách quy định những điều khơng được thơng tin trên báo chí.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, nội dung của các văn bản QPPL về báo in cũngcòn nhiều khiếm khuyết:

<i>Thứ nhất, nội dung văn bản QPPL còn thiếu nhiều lĩnh vực chưa được quy định, hoặc đã</i>

có quy định nhưng còn nhiều bất cập như các quy định về việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng chế độ, chính sách; về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độchính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí; về tổ chức, quản lý hoạtđộng KH&CN trong lĩnh vực báo chí; về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật v.v. Trongđó, đặc biệt đáng chú ý là các quy định về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: tuy có một vị trí cực kỳquan trọng để khắc phục tình trạng chồng chéo, mất cân đối trong hoạt động báo chí, khắc phụcnhững biểu hiện của xu hướng thương mại hóa, xa rời tơn chỉ, mục đích và những hành vi vi phạmpháp luật về báo chí, nâng cao chất lượng báo chí và đảm bảo cho báo chí phát triển đúng hướng…nhưng trong thực tế, từ năm 1989 - 2004 thì vẫn chưa có văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao vềhoạt động này. Chính vì vậy nên hệ thống báo in khơng có cơ sở để điều chỉnh quy hoạch và đây làmột trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng báo in phát triển tràn lan hiện nay. Tìnhtrạng này chỉ mới được khắc phục bước đầu trong 3 năm gàn đây, kể từ khi Chiến lược thông tinQuốc gia được ban hành. Ngoài ra, các nội dung khác nêu trên thường nằm tản mạn ở các văn bảnquy định chung cho mọi lĩnh vực, chủ yếu còn nằm dưới dạng ngun tắc chung, ít được cụ thể hóa.Về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo in cũng chưa rõ,chưa cụ thể. Riêng về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí thì hoàn toàn thiếucác văn bản dưới luật để hướng dẫn điều chỉnh hoạt động kiểm tra, thanh tra mà chỉ có một số vănbản về xử lý vi phạm hành chính (mà bản thân các quy định về xử phạt hành chính do nhiều ngunnhân thì vừa được ban hành cũng đã trở nên lạc hậu).

Đặc biệt, một số quy định của Luật Báo chí cho đến nay vẫn chưa có những quy địnhhướng dẫn cụ thể để thực hiện (như Luật Báo chí giao cho tổng biên tập những quyền hạn khá rõ,gần như được toàn quyền quyết định mọi cơng việc trong cơ quan báo chí nhưng lại không rõ cácquy định về trách nhiệm khi gây hậu quả xấu).

<i>Thứ hai: nội dung của các văn bản QPPL chủ yếu nghiêng về công tác tổ chức, bộ máy,</i>

nguyên tắc hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước về báo chí (như cơ quan QLNN, cơ quanbáo chí) trong khi nhiều nội dung rất quan trọng để điều chỉnh hoạt động báo in thì lại khơng có,hoặc có nhưng chưa đầy đủ, thí dụ như trong lĩnh vực thông tin đối ngoại:

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Thực trạng này cho thấy, một mặt nhà nước rất chú trọng công tác cải tổ, xây dựng cơ quanQLNN về báo chí nhưng mặt khác, có sự mất cân bằng trong việc cụ thể hóa các quy định của luật,bởi có những điều luật cho đến hết năm 2013 (nghĩa là sau hơn 30 năm ban hành luật và 9 năm luậtđược sửa đổi) vẫn chưa có nghị định hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, các nội dung quy định vềcác hoạt động thiết thực trong lĩnh vực báo in như về chế độ nhuận bút, về chế độ đầu tư, tài trợ, vềkhen thưởng, kỷ luật, về kinh tế báo chí vẫn cịn thiếu vắng, chế định bồi thường vật chất cho cánhân, tổ chức bị xâm hại đến uy tín, danh dự do báo in gây ra cũng chưa có. Có nhiều vấn đề mớinảy sinh rất quan trọng nhưng còn thiếu căn cứ pháp lý rõ ràng để điều chỉnh (như vấn đề kinh tếbáo chí, vấn đề hình thành các tập đồn báo chí). Điều này cũng trùng hợp với kết quả điều tra xãhội học của luận án: có đến 58.7% người được hỏi cho rằng nội dung văn bản QPPL về báo chíhiện nay “còn nhiều điều khoản chưa bao quát hết”, 20.2% cho rằng còn “nội dung lạc hậu”,15.4% cho rằng nội dung chồng chéo (bảng số 9, phụ lục số 3). Sự thiên lệch về nội dung nêu trêntất yếu sẽ dẫn tới sự thiếu hụt về các cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động báo in.

<i>d. Kỹ thuật lập pháp, lập quy trong lĩnh vực báo chí đã có tiến bộ.</i>

Kết quả khảo sát của luận án cho thấy tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các chế định luật,giữa các văn bản QPPL đã ngày càng giảm dần, từng bước phù hợp với yêu cầu của hoạt động báo introng tình hình mới, qua đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN trong lĩnh vực báo in. Tuy nhiên, thựctế là vẫn cịn có nhiều sai sót về kỹ thuật lập pháp, lập quy: nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao (nhưnghị định) cũng phạm phải những sai sót khơng chấp nhận được như: chưa phân định đúng đắn cácloại hình báo chí (Quyết định số 244/NQ-HĐNN8 ngày 31/3/1990 để thành lập Bộ VHTT - Thể thaovà Du lịch).

Chính các thực trạng trên làm ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu lực áp dụng pháp luật vào thựctế. Điều rất quan trọng là các văn bản QPPL về báo in được ban hành trong thời kỳ này thiếu nhiềucơ sở pháp lý về hoạt động ban hành văn bản (thiếu sự điều chỉnh của các luật liên quan cần thiếtnhư Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ docác Luật này được ban hành rất chậm và không đồng bộ) và đây là một đặc điểm pháp lý rất quantrọng, có tầm ảnh hưởng to lớn đến hoạt động ban hành văn bản QPPL về báo in giai đoạn 1989 -2006.

Kết quả điều tra xã hội học (trong phạm vi Luận án) tại Thủ đô Hà Nội và TP. HCM cũngcho thấy có tới 35,6% cho rằng pháp luật về báo chí chưa khoa học, chưa chặt chẽ và chưa phù hợpvới tình hình thực tế, 36,5% cho rằng cịn nhiều hạn chế, bất cập (phụ lục số 3). Kết quả phỏng vấnsâu đối với đối tượng là lãnh đạo cơ quan báo chí (TBT hoặc phó TBT) cho thấy, nhiều người đượchỏi cho rằng về cơ bản, có được hệ thống văn bản QPPL về báo in hiện nay là một sự cố gắng đểtiến tới sự hoàn chỉnh của những người có trách nhiệm nhưng so với thực tế khách quan thì cịnnhiều bất hợp lý, do đó cần phải tiếp tục bổ sung, sửa chữa. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng nhiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

về số lượng nhưng hiệu lực của nó lại chưa đủ mạnh và đây là một thực tế đã được nói nhiều nhưngvẫn chưa thay đổi (phụ lục số 4).

đ. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, quy trình lập pháp, lập quy, xây dựng pháp luật nước tacũng còn những vấn đề của nó. Thứ nhất, là chúng ta ban hành luật khung do chính phủ trình quốchội; luật khung cần có hướng dẫn thơng qua Nghị định cũng do Chính phủ soạn thảo,...Do đó, luậtlà do cơ quan hành pháp soạn thảo, trong khi đại biểu QH chỉ có chưa đến 30% chuyên trách, cònlại chủ yếu là từ cơ quan hành pháp. Thứ hai, nội dung luật nhanh bị lạc hậu, một mặt do đất nướcđang trong quá trình phát triển, tình hình biến động nhanh, nhưng cũng do tính khái quát chưa caocác hành vi chưa cao, các ché tài xử lý nhanh lạc hậu và kém hiệu quả. Mặt khác, công tác giáo dụcpháp luật và tổng kết thực thi pháp luật chưa kịp thời và cịn hình thức,...

Tóm lại, nghiên cứu hoạt động xây dựng pháp luật về báo in của nước ta trong giai đoạn1989 - 2006 vừa qua có thể thấy, ngồi những ưu điểm đã đạt được nêu trên thì hoạt động này cũngcịn nhiều tồn tại cần khắc phục. Pháp luật về báo chí của Nhà nước ta “ít về số lượng và chậm đượcđổi mới, bổ sung theo thời gian nên dẫn tới tình trạng có lúc q khắt khe với báo chí và có nhiều lúclại thả nổi, bng lỏng sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động báo chí” [35, tr. 94]. Hệ thốngpháp luật trong những năm qua còn chưa đáp ứng được những yêu cầu, với đòi hỏi của thực tiễn báoin, đặc biệt là chưa đảm bảo được nguyên tắc đồng bộ, còn những mâu thuẫn, chồng chéo, còn nhiềuquy định lạc hậu, lỗi thời, “việc phân định thẩm quyền về nội dung giữa lập pháp và lập quy chưađược giải quyết một cách đầy đủ và rành mạch”.

<b>1.1.2. Các khái niệm liên quan đế chủ thể quan hệ pháp lý</b>

<i>1.1.2.1.Quan hệ pháp luật</i>

<i>- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh,làm cho các bên</i>

tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý. Nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó đượchưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của cácchủ thể đó được nhà nước đảm bảo thực hiện. Quan hệ pháp luật trong lĩnh vực báo chí – truyềnthơng ngày càng đa dạng và phức tạp do những biến đổi về kỹ thuật và phương thức truyền thông,do sự phát triển xã hội và hội nhập quốc tế.

<i>Đặc điểm của quan hệ pháp luật:</i>

Pháp luật là ý chí của nhà nước thơng trí. Nhà nước dân chủ thì pháp luật phản ánh ý chí nhànước và nguyện vọng của nhân dân. Quá trình xây dựng pháp luật, nhân dân tham gia càng tíchcực, dân chủ thì càng có chất lượng và khả năng thực thi sẽ tốt hơn, vì chính nhân dân đã tham giaxây dựng; ngược lại, pháp luật sẽ khó đi vào cuộc sống, hoặc có thể tốn kém do cưỡng chế.

Quan hệ pháp luật là loại quan hệ của kiến trúc thượng tầng.Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí và được thể hiện:

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

+ Ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó (cụ thể là các quan hệ hợp đồng. vídụ :quan hệ mua bán của 2 bên). Nhưng khơng đơn thuần là do ý chí hai bên, mà chủ yếu do nhànước muốn thế hiện, áp đặt và được nhân dân chấp thuận. Tuy nhiên, xã hội dân chủ thì pháp luậtcó thể coi như bản hợp đồng giữa nhà nước và nhân dân; ai vi phạm đều bị xử lý như nhau – gọi làbình đẳng trước pháp luật.

<i>+ Ý chí của nhà nước: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều</i>

chỉnh mà quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và thể hiện ý chí của nhà nước.

<i>Trong một số quan hệ pháp luật đặc biệt thì nhà nước tham gia với tư cách là một chủ thể và</i>

việc tham gia vào quan hệ đó là hồn tồn thể hiện ý chí của nhà nước. (VD: Nhà nước tham gia xửcác vụ án vi phạm pháp luật giết người)

+ Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở của quy phạm pháp luật. Quan hệ pháp luật là quanhệ xã hội được quy phạm pháp luật điểu chỉnh. Như vậy, một quan hệ xã hội chỉ trở thành quan hệpháp luật khi có một quy phạm pháp luật tác động lên quan hệ đó và như vật chúng ta có thể hiểu:Quan hệ pháp luật chính là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.

+ Quan hệ pháp luật được tạo bởi những quuyền và nghĩa vụ của chủ thể khi các chủ thểtham gia vào quan hệ đó tức là khi tham gia vào một quan hệ xã hội được điểu chỉnh thì các chủ thểsẽ được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụcủa các chủ thể đó sẽ được nhà nước đảm bảo thực hiện.

<i>Điều kiện để xuất hiện một quan hệ pháp luật:</i>

Khi hội đủ 3 điều kiện sau thì sẽ xuất hiện quan hệ pháp luật:Chủ thể quan hệ pháp luật

Quy phạm pháp luậtSự kiện pháp lý

Năng lực phân tích sự kieenjj pháp lý của nhà báo?

- Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trongviệc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

tụng dân sự. Thành phần của các cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quanthi hành án.

- Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giảiquyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dânsự. Thành phần những người tiến hành tố tụng gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhândân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án vàchấp hành viên.

- Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự để bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ tòa án trong việc giải quyết vụviệc dân sự. Những người tham gia tố tụng gồm: Đương sự, ngưởi đại diện của đương sự, ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiêndịch và người định giá tài sản.

Xác định địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng thực chất là xác định quyền hạn,nhiệm vụ của chủ thể tham gia tố tụng, qua đó có thể kiểm sốt hoạt động tố tụng của họ trong quátrình giải quyết vụ án theo trình tự, thủ tục luật định. Tùy theo mục đích, vai trò tham gia tố tụngdân sự của các chủ thể này mà pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Để đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các vụ việc dân sự, vụ án dân sự và đảmbảo quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự, Nhànước quy định điều kiện các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Do vậy, việc xác định đúngcác chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụán dân sự và thi hành án dân sự.

Theo luật báo chí, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về báo chí có các chủ thể: Cơ quanchủ quản (người đứng đầu cơ quan chủ quản); cơ quan báo chí; người đứng đầu cơ quan báo chí(tổng biên tập – cơ quan báo in và báo mạng điện tử; giám đốc, tổng giám đốc – cơ quan đài phátthanh, đài truyền hình); nhà báo (bao gồm các chức danh trong tịa soạn). Mỗi chủ thể có địa vịpháp lý của mình. Như vậy, theo luật báo chí, có bốn chủ thể tham gia quan hệ pháp luật trong lĩnhvực bao chí. Tuy nhiên, trong thực tế, chủ yếu ba chủ thể sau, còn cơ quan chủ quản rất ít trườnghợp tham gia tố tụng.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT BÁO CHÍ

<b>1.2.1. Trên thế giới</b>

<i>1.2.1.1.Hiếp pháp Mỹ và vấn đề tự do báo chí phương tây</i>

Với giai cấp tư sản, trong cuốn “Tự do báo chí và phát triển”, Clement Asante quan niệm “tựdo báo chí là khơng chịu sự kiểm sốt của chính phủ; có quyền tự trị; và hoạt động như là cơ quanquyền lực thứ tư để kiểm soát ba nhánh quyền lực khác trong Nhà nước<small>i</small>.” Tương tự, GS. John C.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Merill<small>1</small> cũng cho rằng, “nền báo chí tự do phải có quyền tự trị, khơng chịu bất kỳ sự tác động haychi phối nào từ bên ngoài”<small>ii</small>. Sau này, Merill và GS. TS. Everette E. Dennis đã cùng định nghĩa tựdo báo chí là “quyền truyền đạt ý kiến, quan điểm và thông tin bằng chữ in mà khơng chịu bất kỳsự kiềm chế nào từ chính phủ.”<small>2</small> Thật ra, đấy chỉ là những mong mỏi của giới báo chí. Cịn trongthực tế, báo chí Mỹ cũng chịu nhiều vịng “kim cơ”, nhưng các chủ thể tham gia quan hệ báo chí ởMỹ thì ln ln phải biệt công chúng của họ là ai, và bổn phận của họ là gì trong phục vụ cơngchúng.

Cũng trong quyển sách trên, David H. Weaver<small>3</small> định nghĩa tự do báo chí theo 3 cách khácnhau: (1) Tự do báo chí là khơng có bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ đối với truyền thơng; (2)Tự do báo chí là khơng có bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ và các thế lực khác đối với truyềnthơng; (3) Báo chí khơng những khơng chịu sự can thiệp từ bên ngồi mà cịn có những điều kiện cầnthiết để truyền đạt ý kiến và quan điểm tới đông đảo cơng chúng.

Năm 1991, trong bài thuyết trình “Kế hoạch tự do” gửi tới hội nghị của UNESCO tạiNamibia, GS. TS. Paul Ansah<small>4</small> giải thích:

“Tự do báo chí thường được hiểu là tự do phổ biến thông tin và quan điểm trên các phươngtiện truyền thông đại chúng mà khơng chịu sự kiềm chế của chính phủ”. Nền báo chí tự do phảiđưa tin một cách trung thực những điều đang xảy ra trong xã hội; là diễn đàn để cơng chúngbày tỏ quan điểm, ý kiến, bình luận, thậm chí là chỉ trích những vấn đề của đất nước; là công cụgiám sát việc thực hiện quyền của con người.”

Còn Ủy ban Hutchins lại quan niệm tự do báo chí như sau:

“Một nền báo chí tự do được giải phóng khỏi mọi sự cưỡng bức từ bất cứ lực lượng nào, chínhphủ hay xã hội, bên trong hay bên ngồi. Một nền báo chí tự do được phép bày tỏ quan điểm trênmọi phương diện. Đó là báo chí tự do cho tất cả mọi người có điều gì đó cần phải nói cho cơngchúng. Một nền báo chí tự do được tơn trọng khi các ý kiến đáng để công chúng lắng nghe sẽ đượccông chúng lắng nghe.”<small>5</small>

Như vậy, các ý kiến trên đây đều cho rằng tự do báo chí như được thực hiện trong một mơitrường đặc biệt. Đó là mơi trường không bị ràng buộc, không bị hạn chế bởi bất kỳ điều gì. Đó làđiều lý tưởng nhưng khơng có thể xảy ra. Bởi vì, báo chí cũng là phương tiện thông tin thời sự, làcông cụ đấu tranh, can thiệp vì lợi ích các giai cấp và nhóm xã hội, chứ khơng phải báo chí thơngtin để mà thơng tin. Báo chí cũng hoạt động trong mơi trường với nhiều sự ràng buộc và khống chế.

Cố GS. danh dự William L. Rivers và TS. Wilbur Schramm viết về tự do báo chí ở Mỹ:

<small>1</small> Khoa Báo chí, Đại học Missouri, Mỹ.

<small>2</small>Đại học Fordham, Mỹ.

<small>3</small> Khoa Báo chí, Đại học Indiana, Mỹ.

<small>4</small>Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông, Đại học Ghana.

<small>5</small>Hutchins Commission.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

“Chúng ta nói về “tự do” nhưng tự do khơng bao giờ là tuyệt đối. Hầu như mọi hệ thống truyềnthông đều chịu sự kiểm soát nhất định về mặt luật pháp, trong đó, một đạo luật được ban hànhnhằm bảo vệ các cá nhân và nhóm người trước mọi lời nói xấu, bơi nhọ. Ví dụ, Luật Bản quyền đểbảo vệ các tác giả và nhà xuất bản; một đạo luật cơ bản khác để bảo vệ Nhà nước trước những lờixúi giục mưu phản và bạo loạn.”<small>6</small>

<i>Tuy nhiên, trên ý nghĩa chung nhất, tự do báo chí có thể được hiểu là trạng thái không bịràng buộc hay cưỡng bức, khơng bị hạn chế hay cấm đốn trong q trình tìm kiếm, trao đổi, giaotiếp, chia sẻ, sản xuất, phổ biến và truyền bá thơng tin, thể hiện ý chí và nguyện vọng của conngười một cách công khai trên báo chí và các phương tiện truyền thơng đại chúng.</i>

Thế nhưng, khi trong xã hội còn tồn tại giai cấp và có sự khác biệt lợi ích giữa các giai cấpvà các nhóm xã hội, thì tự do báo chí bao giờ cũng chịu sự chi phối của những lợi ích và chịunhững hạn chế do pháp luật quy định; và sự hạn chế này ở các nước, các khu vực có nền văn hóa vàtrình độ phát triển khác nhau sẽ khơng giống nhau.

Tự do báo chí là khẩu hiệu chính trị có ý nghĩa tiến bộ bước ngoặt lịch sử từ thời trung cổ,khi giai cấp tư sản nêu lên để tập hợp lực lượng xã hội, đấu tranh lật đổ giai cấp phong kiến và tănglữ để bước lên vũ đài lịch sử. Cũng có thể nói rằng giai cấp tư sản và xã hội tư bản đã sáng tạo ravà sử dụng có hiệu quả báo chí và tự do báo chí trong cuộc đấu tranh lật nhào xiềng xích phongkiến và nắm quyền thống trị xã hội. Hoạt động trong xã hội khi giai cấp tư sản đang lên, ngọn cờ tựdo báo chí đang được nới lỏng, C.Mác đã chớp thời cơ, lợi dụng tình thế để dùng báo chí tuntruyền, quảng bá cho giai cấp công nhân về học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học; dùng báo chínhư phương tiện hữu hiệu nhất để giác ngộ giai cấp vô sản; đưa giai cấp vô sản từ đấu tranh tự phátlên đấu tranh tự giác; từ đấu tranh kinh tế lên đấu tranh chính trị, và từ đấu tranh chính trị lên đấutranh tư tưởng. Thế nhưng, nhà nước tư bản đã dùng quyền lực cai trị để hạn chế tự do báo chí củaMác, cấm đốn tờ Nhật báo Tỉnh Ranh do ông sáng lập và lãnh đạo. Từ thực tiễn đấu tranh này,C.Mác đã tổng kết vai trò của báo chí, rằng vũ khí phê phán quyết khơng thể thay thế việc phê phánbằng vũ khí; lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bởi lực lượng vật chất, nhưng khi tinh thần đãthấm vào quần chúng thì chính nó sẽ trở thành sức mạnh vật chất.

Sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ được ban hành, Điều bổ sung thứ nhất - được cho là quan trọng

<i>nhất vì khơng có bất kỳ sự hạn chế nào đối với tự do báo chí, khẳng định: "Quốc hội sẽ không đượcđưa ra một luật nào giới hạn quyền tự do ngơn luận hay quyền tự do báo chí." Căn cứ vào Điều bổ</i>

sung này, nhiều người cho rằng, như vậy, tự do báo chí, tự do ngơn luận ở Mỹ là vô hạn độ. Thếnhưng, từ sau khi Điều bổ sung thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ được ban bố, Quốc hội Mỹ đã banhành hàng trăm văn bản làm công cụ điều chỉnh tự do ngôn luận và tự do báo chí. Chẳng hạn, năm

<small>6</small> GS đại học Mỹ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

1798, nghĩa là 7 năm sau khi Hiến Pháp được ban hành, sợ rằng các tư tưởng cực đoan của cuộccách mạng Pháp có thể lan tràn qua Đại tây dương, Quốc hội Mỹ đã thông qua bằng đa số phiếuĐạo luật Phản loạn quy định "việc viết, in, phát biểu hay phổ biến... mọi văn bản sai sự thực, cótính xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội”.

Hiện nay, thị trường truyền thơng tồn cầu nói chung, ở Mỹ nói riêng, do hàng chục tập đồnsiêu truyền thông chi phối, như AOL Time Warner (CNN), AT&T Broadband, Bertelsmann,Disney (ABC), General Electric (NBC), News Corp. (Fox TV), Sony (Columbia Pictures), Viacom(CBS) và Vivendi-Universal. Tự do báo chí, ngược lại với ý đồ của Điều bổ sung của Hiến phápHoa Kỳ, đã chuyển từ các cá nhân (cơng dân) sang các tập đồn truyền thơng. Tức là, thay vì cơhội chia đều cho các cơng dân thì lại tập trung vào các ông chủ truyền thông. Theo Curran và Park,một khối liên minh chặt chẽ của các doanh nghiệp lớn, báo chí và chính phủ ln ở trạng thái sẵnsàng để tạo ra những hệ thống quyền lực mới khơng thân thiện, thậm chí ngược lại với công chúng.Những người quản lý truyền thông đã cố gắng làm trệch sự chú ý khỏi trục quyền lực doanh nghiệp- báo chí - chính phủ.<small>iii</small>

Theo John Nichols và Robert W. McChesney<small>(7) </small><i> thì “Khơng giống như phần cịn lại của thếgiới, những người sống ở nước Mỹ không được thấy sự thật về chiến tranh - máu và nước mắtcủa những người lýnh Mỹ, của phụ nữ và trẻ em Iraq- bởi vì hệ thống truyền thơng của chúngta ngấm ngầm chấp nhận sự che giấu của chính phủ. [...]</i>

<i>“Cuộc khủng hoảng truyền thông ở nước Mỹ không phải bắt nguồn từ những nhà báo hayông chủ tham nhũng, bất tài mà là hệ quả của một hệ thống truyền thông hoạt động lấy lợi nhuậncao làm mục tiêu hàng đầu. Kết quả là nó dần tàn phá nền báo chí và khơng thể cung cấp nhữngthơng tin mà một xã hội tự do đang thèm khát tuyệt vọng. Nền báo chí của chúng ta khơng tự nhiênsinh ra, cũng không phải sản phẩm của thị trường tự do, mà được hình thành bởi các chính sáchtham nhũng và các khoản tiền trợ cấp bí mật của các tập đồn quyền lực và những kẻ bn bánchính trị ở Washington, D.C. và nhiều nơi khác.[...] </i>

<i>“Chúng ta bị lừa gạt bởi giới cầm quyền, thông tin bị cắt xén, và các cuộc tranh luận bị cản</i>

trở. Họ cho rằng như thế là cần thiết để duy trì một nền dân chủ thực sự. [...] “Một nền báo chí dânchủ phải thỏa mãn các yếu tố sau: Là cơ quan giám sát nghiêm ngặt những người cầm quyền vànhững người mong muốn được cầm quyền; phải giới thiệu một cách rộng rãi các quan điểm có trítuệ về những vấn đề cấp bách hàng ngày; và phải có khả năng phơi bày những sự dối trá và đưa sự

<small>7</small> Robert W. McChesney - hiện là chủ tịch và đồng sáng lập tổ chức Free Press (Báo chí Tự do), một tổ chứchoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của công chúng trong các cuộc tranh luận về chính sách truyềnthơng, góp phần xây dựng các chính sách vì một nền truyền thơng dân chủ hơn. Hiện ơng là giáo sư truyềnthông Đại học Illinois ở Urbana-Champaign, là tác giả hàng chục cuốn sách nổi tiếng liên quan đến vấn đềtự do báo chí

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

thật lên trên hết. Nhưng hệ thống báo chí của chúng ta đang trở thành thiên đường của những kẻ

<i>lừa dối, ở đó, giá của sự xuyên tạc, bóp méo đã xuống quá thấp.”</i><small>iv</small>

Rõ ràng là ở Mỹ có tự do báo chí, nhưng sự tự do ấy phải phục vụ lợiích của nước Mỹ, trước hết là lợi ích quốc gia và chính phủ Mỹ. Ở Mỹ, saukhi ban hành Điều bổ sung thứ nhất và hàng trăm văn bản khác, cùng với cácquyết định Tòa án tối cao

<small>8</small>

, hai công cụ chủ yếu được dùng để điều phối tự dothơng tin báo chí là sức mạnh quyền lực chính trị và tài chính. Hai gọng kìmnày được coi là công cụ mềm dùng để điều chỉnh các chủ báo.

Trong cuốn “Thư gửi nhà báo trẻ”, Samuel G. Freedman viết: “Bản báocáo Trends 2005

<small>9</small>

ở Mỹ cho thấy, gần một nửa số người tham gia trả lời phiếuthăm dị nói “Tin tưởng ít hoặc khơng tin tưởng chút nào” vào báo chí hàngngày, trong khi năm 1985 chỉ có 16% số người được hỏi có câu trả lời nhưvậy. Đa số người được hỏi cho rằng, càng ngày báo chí hàng ngày ở Mỹ càngbị chính trị chi phối, cho nên họ không tin.”

<small>v</small>

Theo John Nichols và Robert W. McChesney, “Dưới sự chỉ đạo củachính quyền Bush, ít nhất 20 cơ quan liên bang đã sản xuất và phát sóng hàngtrăm đoạn tin truyền hình với tổng số tiền đầu tư khoảng 25 tỉ đô la Mỹ.Những câu chuyện hư cấu, lừa đảo này được phát sóng trên truyền hình tồnquốc mà khơng thơng báo cho khán giả rằng chúng được sản xuất bởi chínhphủ chứ khơng phải các nhà báo. Những đoạn tin này đề cập đến vấn đề đanggây tranh cãi, như việc cải cách chương trình chăm sóc người cao tuổi, vàdựng lên hình ảnh người dân Mỹ “biết ơn” G.Bush.

“Hối lộ các bình luận viên cũng là một cách khá hiệu quả. Chính quyềnBush đã trả những khoản tiền bí mật cho ít nhất ba bình luận viên để ca ngợichính sách của chính phủ. Amstrong Williams - một người phụ trách chuyênmục bảo thủ - đã nhận 240.000 đô la Mỹ từ Bộ Giáo dục để ca ngợi Đạo luật

<small>8</small> Những tuyên bố này được phát ra trong các tình huống cụ thể của vụ án, có giá trị sức mạnh pháp lý.

<small>9</small> Báo cáo Xu thế năm 2005.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Không bỏ rơi trẻ em (No Child Left Behind Act.)”

<small>vi</small>

Năm 2003, Bộ Quốc phòng cũng bắt đầu huấn luyện các nhà báo vàchi tiền đưa họ đi theo quân đội đến chiến trường Iraq, mặc dù trước đó,báo chí hoặc bị cấm đưa tin về chiến trường hoặc được đưa tin nhưng phảitheo định hướng của quân đội. Nhà báo kỳ cựu Peter Arnett chỉ vì trả lờiphỏng vấn trên đài truyền hình Al-Jazeera khơng có lợi cho ý đồ của Mỹtrong cuộc chiến này, lập tức Peter Arnett bị hãng NBC đột ngột chấm dứthợp đồng. Arnett từng giật giải báo chí Pulitzer khi đưa tin về cuộc chiếnở Việt Nam cho hãng thơng tấn AP. Ơng cũng được đánh giá rất cao vì tácnghiệp xuất sắc trong chiến tranh vùng Vịnh 1991 khi cịn là phóng viêncủa CNN. Trong một phóng sự năm 1998, Arnett đã cáo buộc quân Mỹ sửdụng khí độc sarin để giết những người phản bội tại một ngôi làng ở Làonăm 1970. Sau đó, ơng bị khiển trách và rời khỏi CNN.

Hoặc ở nước Anh, dù BBC tuyên bố rằng mình là hãng truyền thông độc lập, truyền thôngcông cộng, nhưng lại được toàn quyền sử dụng hơn 3 tỷ bảng Anh mỗi năm, và khi BBC cơng khaichỉ trích việc chính phủ Anh đưa quân vào Iraq, lập tức người đứng đầu BBC phải “ra đi”.

Ở Thụy Điển, Luật Báo chí ra đời năm 1766. Luật Tự do ngôn luận (The freedom ofExpression Act) ra đời năm 1946. Luật được tự do tiếp cận các tài liệu công chúng (Access topublic documents) ban hành năm 1992. Theo bộ luật này, không một quan chức chính phủ, một đạidiện cơ quan cơng quyền nào được phép từ chối cung cấp thơng tin cho báo chí (trừ khi đó lànhững thơng tin thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo mật (Law of Serecy) như lĩnh vực an ninhquốc gia...). Gần đây, Thụy Điển ban hành Luật Bảo vệ nguồn tin (Protected sources), theo đó cáccơ quan báo chí được phép khơng tiết lộ nguồn tin của mình.

Như vậy, ở Mỹ vừa có tự do báo chí, cũng vừa khơng có tự do báo chí – theo ý kiến của cácnhà báo, các nhà khoa học và giới truyền thông Mỹ. Và nếu theo các văn bản thì ở Thụy Điển, tựdo báo chí được quy định chặt chẽ và đầy đủ hơn, các chế tại minh bạch hơn.

Cách đây hơn 10 năm, các nhà khoa học Mỹ cũng đã thảo luận, tranh luận gay gắt và chiathành hai phái. Một phái chững minh rằng ở Mỹ có đầy đủ tự do báo chí; một phái khác cũng đưara chứng lý và khẳng định rằng ở Mỹ hồn tồn khơng có tự do báo chí thực sự.

<i>1.2.1.2.Ở một số nước khác</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Thực tế là nước nào cũng có nền báo chí của mình, nhưng khơng phải nước nào cũng có luậtbáo chí.

- Trung Quốc là nước khơng có luật báo chí. Mọi hoạt động báo chí đều được điều chỉnhbằng văn bản pháp quy chó tính hướng dẫn; và điều hành hoạt động này là Ban Tuyên truyền vậnđộng Đảng cộng sản Trung Quốc. Mọi hoạt động và xử lý vi phạm ở Trung Quốc đều do chỉ đạocủa đảng cộng sản, cũng giống như ở Triều Tiên. Theo các học giả Trung Quốc, luật báo chí nướcnày đã bốn lần đặt lên bàn Quốc vụ viện, nhưng đều chưa được thông qua. Lý do đơn giản, theocác nhà nghiên cứu, là nếu ban hành luật, sẽ khó điều chỉnh hơn.

- Nga là nước có luật về các phương tiện truyền thơng đại chúng, trong đó có báo chí.Luật về các phương tiện truyền thông đại chúng của Nga bao gồm nhiều loại hình, từ báo in, phátthanh, truyền hình,mạng điện tử, quảng cáo cơng cộng, pano-apphich,…

- Tự do báo chí ở Nga cũng theo luật pháp và theo tôn chỉ mục đích của mỗi cơ quanbáo chí. Nhưng ở Nga, mưới năm lại đây, tính dân tộc của báo chí Nga thể hiện ngày một rõ rang,nổi bật hơn. Tức là báo chí tập trung bảo vệ lợi ích dân tộc Nga. Điều này khác với báo chí Ngathời kỳ đầu những năm 90 hay chạy theo phương tây và xu hướng lá cải hóa.

- Ở Nhật Bản, luật về báo chí cũng được ban hành và nhiệm vụ, chức năng chính yếunhất của báo chí là phản biện chính phủ, tìm ra cái sai của chính phủ. Vậy nên báo Asahi Sinbun rấttự hào vì đã hai lần làm cho thủ tướng Nhật phải từ chức, do tờ báo này điều tra những sai phạmcủa chính phủ.

Ở các nước dân chủ, báo chí có vai trị đặc biệt trong việc kiểm soát xã hội, kiểm soát quyềnlực để bảo đảm cho xã hội được phát triển bền vững, chứ không phải báo chi làm trang sức choquan chức hay tuyên truyền một chiều, áp đặt. Bởi vì báo chí, theo quan niệm của các nước này, làdễn đàn hay công cụ dân chủ, là sức mạnh xã hội của nhân dân.

Ở LB Đức sau năm 1945, ,quốc hội phải mất thời gian để bàn thảo cấu trúc lại nền báo chísao cho khơng để xẩy ra tai họa phát xít lần thứ hai. Theo đó, quốc hội đã quyết định tách báo chíra khỏi quyền lực nhà nước; báo chí thuộc quyền của nhân dân, các tổ chức xã hội, các vùng miền.Theo đó, nhà nước Đức khơng được sở hữu cơ quan báo chí nào, ngoại trừ Đài phát thanh “Lànsóng Đức” thuộc chính phủ, nhưng đài này khơng được phát sóng trong nước mà phát ngồi lãnhthổ Đức chỉ để phục vụ nhiệm vụ đối ngoại mà thôi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

nghĩa vụ của báo chí và nhà báo bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên báo chí của cơng dân; u cầucác tổ chức và người đứng đầu tổ chức trong phạm vi quyền và trách nhiệm của mình phải bảo đảmtự do hoạt động báo chí và tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân.

Luật báo chí Việt Nam được thiết kế trên sở quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Mamvề báo chí, rằng báo chí là cơng cụ của Đảng và nhà nước.

Tuy nhiên, theo lý luận Mác-Lê-nin, người ta sản xuất sản phẩm tiêu dung vật chất như thếnào thì tổ chức sản xuất sản phẩm tinh thần như thế ấy. Hiện nay nước ta phát triển kinh tế thịtrường với nhiều thành phần kinh tế; trong đó, kinh tế tư nhân – doanh nghiệp vừa và nhỏ ngàycàng trở nên ưu thế về nhiều khía cạnh; đồng thời, kinh tế nhà nước đang tỏ ra kém hiệu quả.

Mặt khác, trong thực tế, báo chí nước ta đang q trình đẩy nhanh xã hội hóa sản xuất cácsản phẩm báo chí – truyền thơng; tiêu biểu là truyền hình. Thực tế, VTC hiện đã có trên 70%chương trình đã được xã hội hóa. Nhờ thế, giảm chi tiêu ngân sách và phát huy được nhiều ưu thếnguồn lực xã hội,…VTV cũng đang được xã hội hóa sản xuất chương trình với khoảng trên 50%chương trình; ngay cả những chương trình do VTV3 tổ chức sản xuất hoặc lieenkeets sản xuất, nếukhơng thu về 7-800 triệu đồng/chương trình thì sẽ ngưng phát chương trình đó.

Trên lĩnh vực báo in lại diễn biến khác. Có những “đầu nậu” đã “mua đứt” các phụ trương,phụ san, thậm chí mua măng-séc báo với điều kiện mỗi tháng cơ quan đứng đơn xin phép ra báođượcc nhận một khoản tiền theo hơp đồng. Có những “đầu nậu” cùng lúc tổ chức sản xuất gần chụcsản phẩm báo chí. Như vậy, nhà nước khơng phải chi từ ngân sách – từ tiền thuế của dân cho cácsản phẩm báo chí này.

Vấn đề đặt ra là:

- Liệu có nên duy trì nền báo chí với hơn 800 cơ quan báo chí, trong đó hơn 70% đượcbao cấp kinh phí hoạt động như hiện nay ? Tiền thuế của người dân chi tiêu như thế nào là vấn đềrất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là báo chí hoạt động bao cấp hầu như khơng có công chúng;như vậy, hiệu quả tuyên truyền – như mục đích chi tiêu ngân sách, bằng khơng. Báo chí bao cấpcủa nhà nước có xu hướng đang trở thành sân chơi cho các quan chức, chứ không hẳn phục vụcông chúng và đông đảo nhân dân như tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra.

- Khi duy trì nền báo chí bao cấp như cách tổ chức hiện nay với mục đích tun truyền,theo u cầu cơng tác tư tưởng, thực tế báo chí hoạt động khơng những chưa hiệu quả trong hoạtđộng tuyên truyền, mà vấn đề quan trọng hơn là, nó khơng tham gia tích cực vào hoạt động giámsát và phản biện xã hội, kiểm sốt xã hội như vai trị vốn có của báo chí. Như vậy, Đảng và Nhànước chi ra một khaonr tiền không nhỏ, nhưng hiệu quả xã hội đạt được thấp kém, không tươngxứng với khoản tiền chi cho hoạt động. Nếu vấn đề này còn kéo dài, e rằng sẽ nảy sinh nhiều hệ lụyphức tạp hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

- Theo pháp luật báo chí, cách thức tổ chức nền báo chí như hiện nay chủ yếu nhằm mụcđích tuyên truyền, mà như phân trên đây là kém hiệu quả ; những vai trò chủ yếu của báo chí khơngđược phát huy và như vậy, báo chí khó trở thành nhân tổ đóng góp vào sự nghiệp phát triển bềnvững của đất nước – điều mà Đảng, nhà nước và nhân dân ta mong đợi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>CHƯƠNG 2:</b>

<b>TỔ CHỨC VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BÁO CHÍ</b>

2.1. TỔ CHỨC BÁO CHÍ

<b>2.1.1. Định nghĩa và phương pháp tổ chức</b>

<i>2.1.1.1. Khái niệm tổ chức báo chí ở Việt Nam</i>

Theo luật Báo chí Việt Nam, pháp nhân mới được cấp giấy phép hoạt động BC. Phápnhân là gì? Pháp nhân cần thỏa mãn các tiêu chí sau đây:

 Được thành lập hợp pháp (theo quy định của pháp luật Việt Nam);

 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp với hệ thống chính trị và pháp luật Việt Nam; Có tài sản độc lập với tổ chức và cá nhân khác; tự chịu trách nhiệm về tài sản ấy trongquan hệ pháp luật;

 Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, theo Luật Báo chí Việt Nam, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chứcthành lập phù hợp với pháp luật đều có thể có được tư cách pháp nhân đứng xin phép thành lập cơquan báo chí. Các doanh nghiệp và cá nhân không đủ tư cách pháp nhân đứng tên xin phép thànhlập cơ quan báo chí

Tuy nhiên, đây cũng lại là vấn đề đang mâu thuẫn với thực tiến hiện nay trong thời kỳ truyềnthông số, hội nhập và kinh tế thị trường.

<i>2.1.1.2. Phương pháp tổ chức báo chí ở Việt Nam</i>

Phương pháp tổ chức cơ quan báo chí ở Việt Nam có tính đặc thù do hệ thống chính trị vàpháp luật quy định.

Nếu như ở Mỹ và nhiều nước khác, người có nguyện vọng xin phép thành lập cơ quan báochí có thể chưa cần xin cấp phép mà có thể vẫn cho xuất bản báo, miễn là người đứng đầu có mã sốthuế của doanh nghiêp; tức là tư cách pháp nhân được thể hiện rõ trên mã số thuế. Điều đó, chứngtó người muốn ra báo thì cơ bản là cần chỉ số giao dịch thuế - tư cách pháp nhân duanh nghiệp.

Phương pháp tổ chức cơ quan báo chí ở Việt Nam, trước hết là tổ chức chính thức trong hệthống chính trị; và thường là cơ quan cấp bộ - trực thuộc chính phủ. Theo Quy hoạch phát triển báochí thì mỗi cơ quan ngang bộ được phép thành lập một tờ báo in, một đến hai tờ tạp chí,…Nhưnghiện nay, cơ quan ngang bộ, có những bộ có đến hai tờ báo in và vài tạp chí; về cơ bản, các báo nàycũng hưởng tiền ngân sách nhà nước chứ khơng tự hạch tốn và tự trang trải được.

<b>2.1.2. Vấn đề đặt ra, thảo luận</b>

Một số vấn đề đặt ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

 Về nguyên tắc, các tổ chức trong hệ thống chính trị, và nếu là cơ quan hành chính thìphảo ở cấp bộ mới được quyền cấp phép thành lập cơ quan báo chí. Nếu các tổ chức xã hội thì ởtrung ương (các hội nghề nghiệp). Dù ở cấp nào thì việc được phép ra báo cũng đều lấy tiền từngân sách nhà nước, tức là từ tiền thuế của người dân để làm báo. Thế nhưng trong thực tế, hầu hếtnhân dân trong ngành (Bộ) lại không đọc báo ấy, mà chỉ có chủ yếu lãnh đạo đọc. Như vậy ra báolãnh phí vì chi tiêu tiền nhiều mà khơng đạt hiệu quả chính trị - xã hội, vì cơng chúng khơng đángkể. Về vấn đề này, năm 2003, Trung Quốc đã giải thể gần 700 cơ quan báo chí. Lý do là lãng phítiền bạc của nhân dân mà khơng có hiệu quả đáng kể. Như vậy, ra báo chỉ để phục vụ quan chức,chứ khơng phục vụ dân. Chủ tích Hồ Chí Minh đã nói rằng, báo chí của chúng ta phải phục vụ đạiđa số nhân dân…

 Về nguyên tắc thì cơ quan báo chí cũng là tổ chức chính trị xã hội, bởi nó là cơ quanngơn luận của tổ chức. Thế nhưng trong thực tế, khơng ít tờ báo đang ngày càng lá cải hóa, chạytheo xu hướng giật gân câu khách mà việc giật gân câu khách này làm tầm thường hóa thị hiếucơng chúng và xâm hại giá trị văn hóa cộng đồng. Như vậy, những tờ báo (báo in và báo mạng điệntử, trang tin tổng hợp…) lá cải hóa, cần xem lại xem tổ chức mà nó ngơn luận có lá cải khơng? Cơquan lãnh đạo, quản lý có đủ cả, nhưng khơng ai xử lý hoặc xử lý khơng kiên quyết. vì cơ chế xin –cho???

 Báo chí được tổ chức như vậy, hồn tồn phụ thuộc vào tổ chức mà nó ngơn luận có“khỏe” hay khơng; nếu xu hướng lạm dụng quyền lực phổ biến thì báo chí cũng sẽ lạm dụng quyềnthông tin để che chắn cho lạm dụng quyền lực. Đây là cách thức tổ chức báo chí khơng có lợi chođảng và nhà nước, vì khơng bảo vệ được đảng và nhà nước.

 Trên thực tế tư nhân hoạt động báo chí rất nhiều – như mua ấn phẩm nộp lợi nhuận,hoặc phân lơ bán sóng…nhưng vẫn núp bóng cơ quan nhà nước hay tổ chức để hoạt động kinh tế.Đây là cahc “treo đầu dê, bán thịt chó” trong hệ thống chính trị của Đảng?

 Vẫn duy trì cơ chế xin cho, thậm chí bán giấy phép, mạnh ai nấy ra báo. Vấn đề nàylàm cho hệ thống báo chí chúng ta ngày càng mất dần long tin của công chúng xã hội và mất longtin vào đảng, nhà nước.

 Thảo luận nêu vấn đề và hướng giải quyết.

2.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BÁO CHÍ – VẤN ĐỀ VÀ THẢO LUẬN

<b>2.2.1. Địa vị pháp lý</b>

<i>2.2.1.1. Những vấn đề được và không được thông tin trên báo chí</i>

 Những vấn đề được phép thơng tin trên báo chí

<i> 1- Thơng tin trung thực tình hình trong nước và TG, phù hợp với lợi ích của đất nước và</i>

của nhân dân. Thơng tin ở đây mang tính bản chất, chứ khơng mang tính cụ thể chi tiết. Chẳng hạn,

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

báo chí phải thơng tin trung thức về tình hình trong nước, nhưng mang tính bản chất, nghĩa làkhơng nhất thiết cái gì cũng thơng tin, mà chỉ thông tin để nhân dân biết được và hiểu được bảnchất tình hình đang vận động;

2- Tuyên truyền, phổ biến góp phần bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới; góp phần ổn định chính trị, nâng caodân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc,xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng CNXH và bảovệ Tổ quốc;

3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luậncủa nhân dân. Báo chí cần thực hiện đúng chức năng thơng tin và vai trị của mình đối với việcphản ánh, lan truyền, định hướng và điều hòa dư luận xã hội.

4- Phát hiện, biểu dương gương người tốt việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hànhvi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác.

5- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số của Việt Nam.Việt Nam có 54 dân tộc anh em, nhưng khơng phải dân tộc nào cũng có chữ viết. Hiệnnay báo chíViệt Nam, về báo in mới có báo của các thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Khme. Cịn phát thanh, truyềnhình có gần 40 thứ tiếng trên các chương trình. Riêng VTV có hẳn một kênh VTV5 để chuyến tảithông tin dân tộc thiểu số.

6- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp củanhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

 Những vấn đề khơng được phép thơng tin trên báo chí

1.Khơng được kích động nhân dân chống nhà nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,phá hoại khối đoàn kết tồn dân;

2- Khơng được kích động bạo lực, tun truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa cácdân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ơ, đồi trụy, tội ác;

3- Khơng được tiết lộ bí mật Nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại vànhững bí mật khác do pháp luật quy định;

4- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín củatổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân;

<i>2.2.1.2. Vấn đề cung cấp thơng tin và trả lời báo chí</i>

 Trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấpthơng tin cho báo chí, giúp cho báo chí thơng tin nhanh và chính xác. Khi cung cấp thơng tin chobáo chí, tổ chức chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội về nội dung thông tin. Thựcchất đây là một phần quyền được thông tin của nhân dân mà các tổ chức phải đáp ứng thơng quabáo chí.

</div>

×