Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

bài tập nhóm pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ đề tài thế chấp tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.4 KB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT KINH TẾ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU...4</b>

<b>I. Khái quát về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ...5</b>

1. Khái niệm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ...5

2. Đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ...5

3. Chủ thể của quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ...5

4. Đối tượng của quan hệ bảo đảm thực hiện hiện nghĩa vụ...6

5. Nghĩa vụ được bảo đảm...7

6. Hiệu lực của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ...8

6.1 Hiệu lực đối với các bên trong quan hệ bảo đảm...8

6.2 Hiệu lực đối kháng với bên thứ ba...9

7. Quyền của các bên trong bảo đảm nghĩa vụ...9

7.1 Quyền của bên nhận bảo đảm...9

7.2 Quyền của bên bảo đảm...9

<b>II. Thế chấp tài sản...10</b>

1. Khái niệm thế chấp tài sản...10

2. Chủ thể của biện pháp thế chấp tài sản...10

3. Đối tượng của biện pháp thế chấp tài sản...10

4. Đặc điểm của biện pháp thế chấp tài sản...11

5. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản...12

5.1 Quyền của bên thế chấp...12

5.2 Nghĩa vụ của bên thế chấp...13

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

6. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp...14

6.1 Quyền của bên nhận thế chấp ...14

6.2 Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp...15

7. Quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp...15

7.1 Quyền của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp...15

7.2 Nghĩa vụ của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp...16

8. Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp tài sản...16

8.1 Xử lý tài sản thế chấp ...16

8.2 Chấm dứt việc thế chấp tài sản...18

<b>KẾT LUẬN...19</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu của con ngườivề giao dịch ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Vì thế, hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng cải thiện, đổi mới và nâng cao để giúp cho việc giao dịch giữa các chủ thể trở nên dễ dàng, thuận tiện và tránh khỏi những tranh chấp không đáng có. Tuy nhiên, thực tế các giao dịch vẫn không thể tránh khỏi việc vi phạm nghĩa vụ giữa các bên dẫn đến nhiều giao dịch bị huỷ bỏ gây trì trệ đến nền thương mại trong nước và gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cá nhân và tổ chức. Để tránh việc này, pháp luật Việt Nam đã cho phép sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhằm mang đến ý nghĩa quan trọng đối với các bên tham gia giao dịch, góp phần nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, giúp các bên ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. Như chúng ta đã biết thì như cầu về vốn để phát triển, mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp và thành phần kinh tế khác là rất lớn. Do đó, một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là thế chấp tài sản trở nên cấp thiết đối với nhiều giao dịch dân sự. Đây là biện pháp có vai trị và ý nghĩa quan trọng được lựa chọn khá nhiều trong vay vốn kinh doanh nhằm bảo đảm bên vay vốn thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và với mong muốn nâng cao sự hiểu biết của bản thân trong pháp luật về giao dịch, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Thế chấp tài sản” nhằm có những kiến thức nhất định cho việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến thế chấp tài sản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>I. KHÁI QUẤT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ1. Khái niệm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ</b>

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là các biện pháp mà trong đó một bên sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình (tài sản bảo đảm) hoặc làm công việc phải thực hiện hoặc sử dụng uy tín của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của chủ thểkhác.

<b>2. Đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ</b>

Mỗi một biện pháp bảo đảm đều mang các đặc điểm riêng biệt với nội dung, tính chất trong quan hệ nghĩa vụ cũng như điều kiện riêng để các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp bảo đảm đều mang các đặc điểm chung cơ bản như sau:

Về mục đích, các biện pháp bảo đảm đưa ra là để nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự giữa các chủ thể với nhau.

Về bản chất, biện pháp bảo đảm phát sinh từ những thỏa thuận của hai bên và được cụ thể hóa dưới dạng hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương nên bản chất nó chính là mộtgiao dịch dân sự.

Về chức năng, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có chức năng dự phịng ở điểm nó chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ chính. Ngồi ra nó cịn mang tính bổ sung cho nghĩa vụ chính, do đó nó khơng thể tồn tại độc lập, nếu nghĩa vụ chính chấm dứt thì nghĩa vụ phụ cũng chấm dứt theo.

<b>3. Chủ thể của quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ</b>

Chủ thể của quan hệ bảo đảm là bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm.

Bên bảo đảm là bên cam kết trước bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảmvề việc dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc thực hiện cơng việc nhất định để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể, “Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.” (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2020/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự).

Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ, chấp nhận cam kết của bênbảo đảm sử dụng tài sản, hoặc thực hiện công việc hoặc sử dụng uy tín để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể, “Bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyền trong ký quỹ, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.” (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2020/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự)

<b>4. Đối tượng của quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ</b>

Khi tham gia quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ phải lấy một cái gì để bảo đảm lịng tin cho bên có quyền rằng nghĩa vụ sẽ được thực hiện đúng và đầy đủ như đã giao kết để bên có quyền dễ dàng thỏa thuận hơn. Do đó, lịng tin được cụ thể hóa dưới dạng tài sản bảo đảm, cơng việc phải thực hiện hoặc uy tín của bên có nghĩa vụ.

Theo Điều 295 BLDS 2015 quy định tài sản bảo đảm sẽ bao gồm :

- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

- Tài sản bảo đảm có thể được mơ tả chung, nhưng phải xác định được.- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ

được bảo đảm.

Đối tượng tiếp theo của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là công việc phải thực hiện và nó được thể hiện rõ nhất ở biện pháp bảo lãnh. Lúc này, công việc phải thực hiện cần đáp ứng một số tiêu chí như công việc này phải theo thỏa thuận của các bên; vì lợi ích của bên có quyền; có thể thực hiện được mà không bị pháp luật cấm.

“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền(sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảolãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ."

(Theo Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015)Đối tượng cuối cùng của biện pháp bảo đảm là uy tín được sử dụng trong biện pháp bảo đảm tín chấp. Các tổ chức xã hội được luật pháp cho phép sẽ sử dụng uy tín của tổ chức mình đứng lên để vay một khoản tiền cho cá nhân, hộ gia đình và phải bảo đảm rằng họ sẽ sử dụng số tiền này đúng với mục đích mà họ đăng ký.

“Điều 344. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội

Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.”

<b>5. Nghĩa vụ được bảo đảm</b>

Nghĩa vụ được bảo đảm là quan hệ nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ phải bảo đảm bằng tàisản của mình gồm nghĩa vụ chuyển giao vật; chuyển giao quyền, nghĩa vụ trả tiền hoặc giấy tờ có giá, nghĩa vụ thực hiện cơng việc khác.

Trước khi giao dịch bảo đảm được giao kết thì chúng ta có thể xác lập nghĩa vụ được bảo đảm. Trong trường hợp các bên khơng có bất kỳ thỏa thuận nào khác thì nghĩa vụ được bảo đảm là tồn bộ nghĩa vụ (ví dụ như tiền lãi và bồi thường thiệt hại). Ngoài ra, nghĩa vụ được bảo đảm cịn có thể phát sinh sau khi giao dịch bảo đảm được ký kết. Nói cách khác đó là nghĩa vụ được phát sinh nhằm bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lại khác. Ví dụ, A vay B 300 triệu đồng, C bảo lãnh cho khoản vay của A. Như vậy, khi A vay tiền làm phát sinh biện pháp bảo đảm là bảo lãnh dẫn đến hình thành nghĩa vụ bảo đảm của C.

“Điều 293. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm

1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc tồn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.

3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Nghĩa vụ hình thành trong tương lai là nghĩa vụ hình thành sau thời điểm xác lập biện pháp bảo đảm nhưng vẫn trong thời hạn bảo đảm. Khác với nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ hình thành trong tương lai là việc mà bên có nghĩa vụ xác lập biện pháp bảo đảm với bên có quyền, nhưng chỉ thực sự hình thành nghĩa vụ vào một thời điểm khác trong tương lai theo thỏa thuận của các bên.

<b>6. Hiệu lực của biện pháp bảo đảm6.1 Hiệu lực đối với các bên</b>

Biện pháp bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Trong trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của biện pháp bảo đảm thì thời điểm có hiệu lực của biện pháp bảo đảm được xác định theo sự thỏa thuận hoặc quy định đó.

Đối với một số loại tài sản cần phải đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc đăng ký theo thỏa thuận của các bên thì có hiệu lực theo Điều 298 BLDS 2015 về Đăng ký biện pháp bảo đảm

“Điều 298. Đăng ký biện pháp bảo đảm

1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.

2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.”

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>6.2 Hiệu lực đối kháng với bên thứ ba</b>

Căn cứ vào Điều 297 BLDS 2015 về Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

“1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ chiếm hữu tài sản đó. Dựa theo các quy định của pháp luật thì có bốn biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.

<b>7. Quyền của các bên trong bảo đảm nghĩa vụ7.1 Quyền của bên nhận bảo đảm</b>

Quyền yêu cầu bên bảo đảm thực hiện biện pháp bảo đảm khi không thực hiện đúng nghĩa vụ ban đầu

Quyền xử lý tài sản bảo đảm: Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng, không đủ hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến hạn thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản.

<b>7.2 Quyền của bên bảo đảm</b>

Phải được thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Để được nhận lại tài sản bảo đảm trước khi tài sản bị xử lý thì bên bào đảm phải thực hiện đầy đủ với bên nhận bảo đảm bao gồm: Nghĩa vụ chính, chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ.

Bên cạnh đó, nếu bên bảo đảm khơng muốn thanh lý tài sản bảo đảm nhưng cũng khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ mà vẫn muốn nhận lại tài sản bảo đảm thì pháp luật cho phép họ được thay thế, trao đổi tài sản bảo đảm khác nếu cả hai bên đồng ý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>II. THẾ CHẤP TÀI SẢN1. Khái niệm thế chấp tài sản</b>

“Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sởhữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứba giữ tài sản thế chấp.”(Khoản 1 Điều 317 BLDS 2015).

Như vậy, thế chấp tài sản là việc một bên dùng một tài sản của mình để thay thế, chấp hành nghĩa vụ chính và khơng chuyển giao tài sản đó cho bên thế chấp. Thế chấp tài sản được quy định từ Điều 317 đến Điều 327 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Ví dụ: Ơng Nguyễn Văn A có căn nhà ba tầng đứng tên ơng, vì ơng A đang rất cần một khoản tiền tương đối lớn nhưng ông lại không có và không có khả năng xoay sở nên ông đã thế chấp căn nhà này cho Ngân hàng để ơng có tiền. Việc ơng thế chấp căn nhà này bằng cách ông sẽ chuyển giấy tờ đứng tên ông (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và Quyền sở hữu nhà ở) cho Ngân hàng để đảm bảo về mặt pháp lý rằng nếu ông A khơng có khả năng thanh tốn khoản tiền mà ông đã vay tại ngân hàng trong một khoảng thời gian đã được quy định thì Ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản đó.

<b>2. Chủ thể của biện pháp thế chấp tài sản</b>

Trong quan hệ thế chấp tài sản, chủ thể sẽ bao gồm bên thế chấp và bên nhận thế chấp.Trong đó, bên thế chấp là bên có nghĩa vụ khi sử dụng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính. Ngược lại, bên có quyền trong nghĩa vụ chính được gọi là bên nhận thế chấp. Về cơ bản, chủ thể của thế chấp tài sản phải có đầy đủ các điều kiệm mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch nói chung.

<b>3. Đối tượng của biện pháp thế chấp tài sản</b>

Để so sánh về phạm vi thì tài sản được dùng để thế chấp sẽ rộng hơn so với tài sản bảođảm được sử dụng trong cầm cố. Tài sản thế chấp là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê, cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

mượn. Có thể thỏa thuận dùng tồn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp tùy theo thỏa thuận của các bên. Tài sản thế chấp được BLDS năm 2015 quy định rất chi tiết như sau:

“Điều 318. Tài sản thế chấp

1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh tốn cho bên nhận thế chấp.”

<b> 4. Đặc điểm của biện pháp thế chấp tài sản</b>

Thế chấp tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được sử dụng phổ biến trong các quan hệ dân sự, nhất là trong hoạt động tín dụng, ngân hàng. Bên cạnhnhững đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm, biện pháp thế chấp còn mang những đặc điểm riêng biệt mà chúng ta cần nắm rõ để có thể nâng cao hiểu biết và vận dụng đúng đểtối ưu hố nhất lợi ích của các bên trong quan hệ dân sự.

Thứ nhất, thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản, phạm vi tài sản bảo đảm của biện pháp thế chấp tài sản rộng hơn so với biện pháp cầm cố tài sản. Cụ thể, biện pháp cầm cố tài sản chỉ bao gồm động sản và giấy tờ có giá, cịn biện pháp thế chấp tài sản bao gồm cả bất động sản, động sản và quyền tài sản. Ví dụ như chúng ta có thể sử dụng giấy tờ sở hữu nhà để thế chấp cho khoản vay nhưng không thể mang ngôi nhà đến nơi để cầm cố.

</div>

×