Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

BÀI TẬP NHÓM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (NGHĨA VỤ KINH TẾ, PHÁP LÝ, ĐẠO ĐỨC VÀ NHÂN VĂN) CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.25 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty
Đề tài: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (NGHĨA VỤ KINH TẾ, PHÁP LÝ, ĐẠO
ĐỨC VÀ NHÂN VĂN) CỦA DOANH NGHIỆP
Ngành lựa chọn: Ngành thực phẩm
Lớp : Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty_2
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Thị Mỹ Ngọc MSV: CQ522557
2. Ngô Thị Hương Thùy MSV: CQ523519
3. Lại Hương Ly MSV: CQ512034
4. Ngô Đình Trung MSV: CQ513947
Hà Nội, 10/2012
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
1. Những vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành: 4
- Đối với người tiêu dùng: 4
- Đối với người lao động: 5
- Đối với đối tác, đối thủ cạnh tranh 5
- Đối với chủ sở hữu 5
- Đối với cộng đồng xã hội và cơ quan quản lý nhà nước: 5
2. Trách nhiệm xã hội của ngành thực phẩm 6
1. Tổng quan về Công ty cổ phần Kinh Đô 8
2. Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần Kinh Đô 10
1. Nhận xét: 13
2. Đề xuất giải pháp 14
Kết luận 16


Phân công công việc trong nhóm: 17
2
Lời mở đầu
Trong thời đại nền kinh tế thị trường ngày nay và có xu hướng tiến tới nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp phải đối
đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để đảm bảo đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận và nhiều mục tiêu khác nữa,
doanh nghiệp đã phải áp dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, muốn không những chỉ tồn tại mà còn có
vị thế trên thị trường, phát triển bền vững thì điều không thể thiếu mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý là thực hiện tốt
trách nhiệm xã hội của mình.
Vậy trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ mà doanh nghiệp, cá nhân phải thực hiện đối với
xã hội nhằm đạt được/mang lại nhiều nhất những tác động tích cực/phúc lợi và giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp
những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị
đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện
cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần. Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn
nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì "niềm tin càng trở nên cần thiết.
Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm
thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là môt gánh nặng hay điều
bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp
xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng,
đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Khi
thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân
viên, khách hàng và các đối tác này. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Ngày nay, đề làm cho
khách hàng và cộng đồng thương yêu thương hiệu của công ty, các doanh nghiệp ngày càng ít giới thiệu công ty qua
những sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ giới thiệu các thành tích trong việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội
trong kinh doanh bằng cách nêu lên những nỗ lực của công ty để trở thành ông chủ tốt, đối tác tốt, công dân tốt và là
người bảo vệ môi trường.
3
Chương I: Tổng quan về ngành thực phẩm và trách

nhiệm xã hội của ngành thực phẩm
1. Những vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành:
- Đối với người tiêu dùng:
Hiện nay, các loại thực phẩm kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường, đe dọa đến sức khỏe và mạng
sống của người tiêu dùng. Điển hình như:
+ Sản phẩm nước chấm chứa hóa chất độc hại 3-MCPD, các sản phẩm trứng, sữa nhiễm melamine… Còn
trong thời gian gần đây, thêm một tin gây chấn động người tiêu dùng khi Sở Y Tế phát hiện một số sản phẩm
chứa chất tạo đục DEHP gây hại cho sức khỏe.
+ Một loạt các vụ phát hiện vận chuyển các loại thực phẩm chưa qua chế biến mất vệ sinh, không rõ nguồn
gốc xuất xứ
+ Thông tin không minh bạch hoặc không cung cấp đúng thông tin như một số doanh nghiệp ngành sữa ghi
sai các trọng số trong thành phần của sữa
+ Giá cả không theo đúng giá trị thị trường, các doanh nghiệp bắt tay nhau tăng giá, ảnh hưởng đến quyền lợi
người tiêu dùng
Thống kê của ngành y tế cho thấy, hằng năm nước ta vẫn còn hàng trăm vụ với hàng nghìn người bị ngộ độc
thực phẩm. Vẫn còn tới 18% số cán bộ quản lý các cấp có nhận thức yếu kém về VSATTP; 27% số cơ sở sản
xuất, kinh doanh thiếu ý thức về VSATTP; gần 40% số người tiêu dùng chưa có kiến thức về VSATTP để
chủ động bảo vệ mình. Khi nguy cơ ngộ độc vẫn còn ở mức cao thì công tác bảo đảm VSATTP là hoạt động
cần làm thường xuyên, liên tục
4
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến khách hàng của mình qua việc nâng
cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng…
- Đối với người lao động:
+ Tai nạn lao động do chưa tuân thủ đúng an toàn lao động, bảo hộ lao động
+ Hàng loạt vụ ngộ độc tập thể xảy ra tại các khu công nghiệp bao gồm cả một số doanh nghiệp trong ngành
thực phẩm
+ Người lao động còn chưa được quan tâm đầy đủ đến quyền lợi của mình như vấn đền về lương, BHXH,
BHYT, thực hiện theo tiêu chuẩn SA8000…
+ Các vụ đình công, đuổi việc không lý do hay không tôn trọng các quyền của người lao động vẫn còn tồn
tại, đặc biệt là tại các doanh nghiệp trong ngành là của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

Tuy vậy cũng có nhiều doanh nghiệp trong ngành thực hiện khá tốt chế độ quyền lợi cho người lao động như
Kinh Đô, Vinamilk hay Acecook…
- Đối với đối tác, đối thủ cạnh tranh
Dưới sự quản lý của Nhà nước, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều tuân thủ luật cạnh tranh điều này
cũng là một trong những điều có lợi cho người tiêu dùng.
- Đối với chủ sở hữu
- Đối với cộng đồng xã hội và cơ quan quản lý nhà nước:
+ Nhiều vụ bê bối liên quan đến việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, xả thải chưa qua xử lý trực tiếp ra
môi trường
+ Rất ít các doanh nghiệp thực hiện được đầy đủ các trách nhiệm xã hội, chỉ một số ít các doanh nghiệp chế
biến thực phẩm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tiên tiến (GMP, GHP, HACCP,
ISO 22000)
5
2. Trách nhiệm xã hội của ngành thực phẩm
6
7
Đối
tượng
hữu
quan
Các
nghĩa vụ
KH – Người tiêu
dùng
Người lao động
– Nghiệp đoàn
Đối tác –
Đối thủ
ngành
Chủ sở hữu Cộng đồng –

xã hội
Cơ quan quản lý Nhà nước
Nghĩa
vụ nhân
văn –
Làm vì
lòng tự
tôn
Người tiêu dùng cần
thực phẩm không
phải chỉ để duy trì
cuộc sống, họ không
chỉ muốn nguồn thực
phẩm luôn dồi dào và
sẵn có, khách hàng
còn muốn thực phẩm
của họ phải an toàn,
không chứa những
chất độc hại cho con
người và sức khoẻ
của họ.
Những người tiêu
dùng được các chế độ
ưu đãi từ doanh
nghiệp.
Ngoài các quy
định bắt buộc
của pháp luật về
trách nhiệm của
doanh nghiệp

đối với người
lao động, các
doanh nghiệp
còn có thể tự
nguyện đưa ra
các chương
trình, chính
sách hỗ trợ cho
người lao động
Các doang
nghiệp tự
nguyện áp
dụng các
biên pháp
cạnh tranh
đảm bảo
tính nhân
văn, cạnh
tranh chính
đáng, lành
mạnh.
Thực hiện sứ
mệnh của
doanh nghiệp
đối với chủ
sở hữu
Thực hiện
các chương
trình tình
nguyện, nhân

đạo, vì cộng
đồng:
- Giúp đỡ
những người
yếu thế, bất
hạnh.
- Hỗ trợ cho
những người
bị bệnh hiểm
nghèo
- Thực hiện
các chương
trình tài trợ
sách vở,
trang thiết bị
cho các cơ sở
đào tạo…
Nghĩa vụ
đạo đức
– Điều
Hệ thống quản lý an
toàn thực phẩm ISO
22000:2005 và Hệ
Theo lý thuyết
kinh tế, đầu tư
cho yếu tố con
Tùy theo
chiến lược
kinh doanh
Các doanh

nghiệp phải
đưa ra các
- Quan tâm đến vấn đề phát triển cộng đồng,
các chương trình, công trình công ích của
Chính phủ bằng cách tài trợ hoặc đầu tư xây
dựng .
Chương II: Trách nhiệm xã hội của Công ty
cổ phần Kinh Đô
1. Tổng quan về Công ty cổ phần Kinh Đô
- Năm 1993: Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập gồm 1 phân xưởng
sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và
khoảng 70 công nhân viên.
- Mặt hàng sản xuất, kinh doanh: chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn nhẹ tại Việt Nam, với các mặt hàng
chính gồm bánh, kẹo và kem.
Công ty Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu tại thị trường Việt Nam với 7 năm
liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao[cần dẫn nguồn]. Hệ thống phân
phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 150 nhà phân phối và gần 40.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm
của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 20 nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Đông,
Singapore, Đài Loan, với kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 10 triệu USD vào năm 2003.
- Các công ty con và công ty liên kết:
Trải qua quá trình 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty Kinh Đô có 4 công ty thành viên với tổng
số lao động hơn 6000 người:
• Công ty cổ phần Kinh Đô tại TP. HCM.
• Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.
• Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô – Hệ thống Kinh Đô Bakery.
• Công ty cổ phần kem KI DO
8
• Công ty cổ phần Vinabico
- Hiện nay Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.Các thành viên hội đồng quản trị công ty được các báo chí

Việt Nam bình chọn là những cá nhân giàu nhất Việt Nam dựa trên tài sản chứng khoán.
9
2. Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần Kinh Đô
10
11
Đối
tượng
hữu
quan
Các
nghĩa vụ
KH – Người tiêu
dùng
Người lao động
– Nghiệp đoàn
Đối tác – Đối
thủ ngành
Chủ sở hữu Cộng đồng –
xã hội
Cơ quan quản lý Nhà
nước
Nghĩa
vụ nhân
văn –
Làm vì
lòng tự
tôn
* Những điểm đã
làm được:
- Sản phẩm đảm bảo

về mặt chất lượng
- Mẫu mã bắt mắt,
đảm bảo việc bảo
quản sản phẩm bên
trong giữu đúng chất
lượng ban đầu
- Cung cấp các sản
phẩm dành riêng cho
những người bị mắc
bệnh tiểu đường, béo
phì…
VD: + Mùa trung thu
năm 2012 Một trong
những điểm nhấn độc
đáo của dòng sản
phẩm Trăng Vàng.
Mỗi hộp Trăng Vàng
là một tuyệt phẩm với
thiết kế đặc biệt ấn
tượng, sang trọng trên
nền hoa văn, họa tiết
nhũ vàng cùng điểm
nhấn là hình ảnh hoa
Mẫu đơn – loài hoa
vương giả, tượng
trưng cho sự thịnh
vượng và hạnh phúc.
* Những điểm
đã làm được:
Kinh Đô xây

dựng đội ngũ
làm việc theo
tinh thần
Together, We
Win, với mục
đích xây dựng
Kinh Do Group
có đội ngũ nhân
viên chuyên
môn cao, hợp
tác, cống hiến
và hướng đến
khách hàng.
Công ty đã triển
khai một loạt
các giải pháp từ
tái cấu trúc hệ
thống, gắn kết
quả làm việc và
năng lực thể
hiện của từng cá
nhân và công ty
với những
* Những điều đã
làm được:
Với đối tác, sứ
mệnh của Kinh
Đô là tạo ra
những giá trị bền
vững cho tất cả

các thành viên
trong chuỗi cung
ứng bằng cách
đảm bảo một
mức lợi nhuận
hợp lý thông qua
các sản phẩm,
dịch vụ đầy tính
sáng tạo.
Với đối thủ cạnh
tranh: - Bánh
trung thu có chất
lượng sản phẩm
cao, thương hiệu
mạnh, tiếp thị tốt,
… nên sản phẩm
luôn bán hết
trước tết trung
* Những
điều đã làm
được:
Với cổ đông,
sứ mệnh của
Kinh Đô
không chỉ
dừng ở việc
mang lại mức
lợi nhuận tối
đa trong dài
hạn mà còn

thực hiện tốt
việc quản lý
rủi ro từ đó
làm cho cổ
đông an tâm
với những
khoản đầu tư.
Để góp phần
phát triển và
hỗ trợ cộng
đồng, chúng
tôi chủ động
tạo ra,đồng
* Những điều đã làm được:
- Trong năm 2010, Kinh Đô tiếp tục
tham gia đóng góp tích cực cho các
chương trình xã hội. Đặc biệt là luôn
dành sự quan tâm, chăm lo và hỗ trợ
thiết thực đến các em học sinh sinh viên
- những tri thức trẻ, những tài năng
tương lai của đất nước. Liên tục tài trợ
nhiều năm cuộc thi Dynamic Nhà Quản
Trị Tương lai, Hai năm liên tục là nhà tài
trợ cho cuộc thi SIFE VIETNAM và
ủng hộ trong nhiều năm Quỹ học bổng
Tiếp Sức Đến Trường.
- Trong các năm qua Kinh Đô luôn đồng
hành và ủng hộ tích cực cho các chương
trình xã hội đầy ý nghĩa của UBMTTQ
TP.HCM và Hội Bảo Trợ Bệnh Nhân

Nghèo TP.HCM; Ủng hộ đồng bào lũ
lụt; Tặng quà người nghèo; Trẻ em mồ
côi, khuyết tật…và một số các hoạt động
xã hội đầy ý nghĩa, tạo nên hình ảnh đẹp
của Kinh Đô đối với cộng đồng.
12
Chương III: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Nhận xét:
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR) còn tương đối mới ở Việt
Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới
tại Việt Nam, rào cản và thách thức cho việc thực hiện CSR bao gồm:
1) Nhận thức về khái niệm CSR còn hạn chế;
2) Năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ CoC;
3) Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là đối với các DNNVV);
4) Sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của CSR và Bộ luật Lao động;
5) Những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các CoC.
- Trên thực tế, một số doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đã thực hiện được các trách nhiệm xã hội của
mình và một số lợi ích mang lại cho họ là:
Giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm
cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Dưới đây là một số ví dụ minh họa:
+ Giảm chi phí và tăng năng suất:
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn.
• Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể.
Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và
giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho DN bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ,
bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
13
+ Tăng doanh thu
• Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng
rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu.

• Rất nhiều công ty sau khi có được chứng chỉ về CSR đã tăng được doanh thu đáng kể.
+ Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty
CSR có thể giúp DN tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp DN tăng doanh thu, hấp dẫn các
đối tác, nhà đầu tư, và người lao động.
+ Thu hút nguồn lao động giỏi
Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở một nước đang phát
triển như Việt Nam, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do
vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các
DN. Những DN trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi
trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt.
- Các doanh nghiệp chủ yếu đã thực hiện được nghĩa vụ kinh tế và nghĩa vụ pháp lý của mình còn nghĩa vụ
đạo đức và nghĩa vụ nhân văn thì mới chỉ có rất ít doanh nghiệp thực hiện được.
2. Đề xuất giải pháp
Một là, nâng cao chất lượng các quy định pháp luật và các cơ quan nhà nước cũng cần phải tăng cường trách
nhiệm thực thi luật trong lĩnh vực của mình.
Hai là,thực hiện các chương trình truyền thông, quảng cáo phi lợi nhuận. Điều này rất phổ biến ở các nước
phát triển, và hiện nay được áp dụng cả ở các khu vực như Singapore,Trung Quốc. Các đài truyền hình,
14
truyền thanh ở nước ta vẫn thuộc sở hữu nhà nước, do đó, chính phủ có thể chỉ đạo các đài giành một tỷ trọng
nhất định trong thời lượng quảng cáo hàng ngày miễn phí cho các mục tiêu công cộng.
Ba là, địa vị của người đóng thuế cần được nâng cao. Vinh dự đi đôi với trách nhiệm và ngược lại. Cần có
những bảng xếp hạng các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất, các cá nhân nộp thuế thu
nhập cá nhân nhiều nhất. Họ xứng đáng nhận được sự vinh danh của xã hội.
Bốn là, nhà nước tập trung hoàn thiện luật và tính hiệu lực trong thực thi luật. Các trách nhiệm ngoài luật
(đạo đức, từ thiện), cơ chế tự nguyện cần được khuyến khích vì đó là sự tương tác giữa doanh nghiệp và xã
hội
15
Kết luận
Ở nước ta, mỗi khi có những vụ vi phạm đạo đức kinh doanh, ô nhiễm môi trường xảy ra, người ta
thường đổ tất cả tội lỗi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nào cũng lấy lợi ích làm nền tảng, do đó

họ luôn có khuynh hướng tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Trong bối cảnh khuôn khổ pháp luật
không chặt chẽ, thống nhất, hệ thống thực thi pháp luật bị buộc lỏng, kém hiệu lực và người dân ở trong tình
trạng yếu thế, không có kiến thức và công cụ để bảo vệ lợi ích của cộng đồng như hiện nay, thì nhà nước thực
chất vô tình tạo ra môi trường tốt để các công ty lợi dụng và coi nhẹ trách nhiệm xã hội của mình. Muốn đảm
bảo CSR, nhà nước cần phải khuyến khích và phát triển các cơ chế “xã hội dân sự” ở địa phương, để làm đối
trọng với doanh nghiệp.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và
không ít thách thức. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng
Việt Nam nữa thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia sân chơi lớn buộc phải bổ sung thêm cho
mình năng lực cạnh tranh mới. Nếu sớm được nhận thức và áp dụng, CSR chính là một công cụ đắc lực giúp
cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
16
Phân công công việc trong nhóm:
Họ và tên Nhiệm vụ, công việc
1. Nguyễn Thị Mỹ Ngọc Phần nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ nhân văn, nghĩa vụ
đạo đức, Lời mở đầu, Slide nghĩa vụ kinh tế và nghĩa
vụ pháp lý, tổng hợp lần 2.
2. Ngô Thị Hương Thùy Phần nghĩa vụ pháp lý, phần Nhận xét, đưa ra kiến
nghị và Kết luận, tổng hợp lần 1.
3. Lại Hương Ly Phần nghĩa vụ nhân văn, nghĩa vụ đạo đức
4. Ngô Đình Trung Phần nghĩa vụ đạo đức, slide nghĩa vụ đạo đức và
nghĩa vụ nhân văn
17

×