Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

quản trị kho hàng hoá tại công ty tnhh savor việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 76 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

<b>KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ </b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<b>ĐỀ TÀI: “QUẢN TRỊ KHO HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH SAVOR VIỆT NAM” </b>

CHUYÊN NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Trần Thị Thu Hương Cao Trọng Đạo

Lớp: 56LQ2

Mã sinh viên: 20D300093

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU ... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ... 1

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ... 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3

1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ... 4

1.5. Phương pháp nghiên cứu ... 4

<i>1.5.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp ... 4 </i>

<i>1.5.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp ... 6 </i>

1.6. Kết cấu khóa luận ... 7

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KHO HÀNG 9 2.1. Khái quát về quản trị kho hàng... 9

<i>2.1.1. Khái niệm kho hàng ... 9 </i>

<i>2.1.2. Phân loại kho hàng ... 10 </i>

<i>2.1.3. Chức năng của kho hàng... 13 </i>

2.2. Các nội dung cơ bản của quản trị kho hàng ... 15

<i>2.2.1. Quy hoạch không gian kho ... 15 </i>

<i>2.2.2. Quản lý trang thiết bị trong kho hàng... 18 </i>

<i>2.2.3. Quản trị tác nghiệp kho hàng ... 21 </i>

<i>2.2.4. Tổ chức lao trong kho hàng ... 24 </i>

<i>2.2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị kho hàng ... 25 </i>

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị kho hàng ... 26

<i>2.3.1. Các yếu tố môi trường ngành ... 26 </i>

<i>2.3.2. Môi trường vĩ mô... 27 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ KHO

HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH SAVOR VIỆT NAM ... 29

3.1. Tổng quan về công ty TNHH Savor Việt Nam ... 29

<i>3.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Savor Việt Nam ... 29 </i>

<i>3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Savor Việt Nam 30 3.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Savor Việt Nam . 35 </i>3.2. Phân tích các tác động của các yếu tố mơi trường đến quản trị kho hàng hóa tại Cơng ty TNHH Savor Việt Nam ... 37

<i>3.2.1. Các yếu tố môi trường ngành ... 37 </i>

<i>3.2.2. Môi trường vĩ mô... 40 </i>

3.3. Đánh giá hoạt động quản trị kho hàng hóa tại Cơng ty TNHH Savor Việt Nam ... 42

<i>3.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch không gian kho ... 42 </i>

<i>3.3.2. Thực trạng quản lý trang thiết bị trong kho ... 43 </i>

<i>3.3.3. Thực trạng quy trình tác nghiệp kho ... 44 </i>

<i>3.3.4. Tổ chức lao trong kho hàng ... 51 </i>

<i>3.3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị kho tại của Công ty TNHH Savor Việt Nam ... 52 </i>

3.4. Kết luận về thực trạng quản trị kho hàng tại Công ty TNHH Savor Việt Nam ... 53

<i>4.1.4. Định hướng kinh doanh ... 58 </i>

4.2. Đề xuất giải pháp cho quản trị kho hàng hóa tại Công ty TNHH Savor Việt Nam ... 58

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>4.2.1. Đề xuất hồn thiện cơng tác quy hoạch không gian kho hàng tại Công ty </i>

<i>TNHH Savor Việt Nam ... 58 </i>

<i>4.2.2. Đề xuất hoàn thiện quản lý trang thiết bị trong kho hàng của Công ty TNHH Savor Việt Nam ... 59 </i>

<i>4.2.3. Đề xuất hồn thiện quy trình tác nghiệp kho hàng tại Cơng ty TNHH Savor Việt Nam ... 61 </i>

<i>4.2.4. Đề xuất hồn thiện đánh giá hiệu quả kho hàng tại Cơng ty TNHH Savor Việt Nam ... 62 </i>

4.3. Đề xuất và đóng góp của sinh viên qua thời gian thực tập ... 64

KẾT LUẬN ... 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 66

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Em xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH Savor Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và làm báo cáo tại cơng ty. Nhờ đó mà em có thể vận dụng những kiến thức đã học tại trường vào thực tiễn và hoàn thành bài báo cáo thực tập một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại, Ban chủ nhiệm và toàn thể giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế; cùng với bộ môn Logistics và Chuỗi cung ứng đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong q trình học tập và hồn thành bài báo cáo

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy, cơ để em học hỏi và có thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn trong bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Sinh viên thực hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>

<i>Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Savor giai đoạn 2021 - 2023 ... 36 </i>

<i>Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Savor Bread và Savor Cake tháng 12/2023 ... 36 </i>

<b>DANH MỤC HÌNH </b><i>Hình 2.1: Sơ đồ chức năng gom hàng ... 14 </i>

<i>Hình 2.2: Sơ đồ chức năng chia nhỏ hàng hóa ... 14 </i>

<i>Hình 2.3: Sơ đồ đa chức năng của kho ... 15 </i>

<i>Hình 2.4: Sơ đồ quy hoạch khơng gian kho ... 17 </i>

<i>Hình 2.5: Quy trình nhận hàng ... 22 </i>

<i>Hình 3.1: Logo của 2 thương hiệu Savor Cake và Saver Bread ... 29 </i>

<i>Hình 3.2: Biểu đồ lượng bán của Savor Cake trong tháng 3/2024 ... 31 </i>

<i>Hình 3.3: Biểu đồ lượng bán của Savor Bread trong tháng 3/2024 ... 32 </i>

<i>Hình 3.4: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Savor Việt Nam ... 34 </i>

<i>Hình 3.5: Sơ đồ khơng gian kho hàng ... 42 </i>

<i>Hình 3.6: Sơ đồ các bước trong Quy trình nhận hàng ... 44 </i>

<i>Hình 3.7: Ảnh thơng báo hàng về trên hệ thống của công ty ... 45 </i>

<i>Hình 3.8: Mẫu thơng báo buổi kiểm hàng ... 47 </i>

<i>Hình 3.9: Mẫu các buổi kiểm hàng trên hệ thống của cơng ty ... 48 </i>

<i>Hình 3.10: Mẫu các mã sản phẩm chưa kiểm và đã kiểm trong buổi kiểm hàng ... 48 </i>

<i>Hình 3.11: Sơ đồ các bước trong Quy trình xuất hàng ... 49 </i>

<i>Hình 3.12: Mẫu tạo Deliver Entry ... 50 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

<b>Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt </b>

SKU Stock Keeping Unit Mã hàng hóa

F&B Food and Beverage Dịch vụ thực phẩm

FIFO First In, First Out Nhập trước xuất trước

IoT Internet of Things Internet vạn vật

WMS Warehouse Management System

Hệ thống quản lý kho thông minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu </b>

Trong nền kinh tế hiện nay, Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu sắc, hoạt động thương mại hóa ngày càng tăng lên cả quy mơ và cơ cấu thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất có nhiều cơ hội hơn khi tham gia vào thị trường quốc tế, tuy nhiên bên cạnh những cơ hội là sự cạnh tranh ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn. Các doanh nghiệp giờ đây sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc hoàn thiện các hoạt động logistics của mình như hoạt động mua bán hàng, quản lý nhà cung ứng, các yếu tố vận chuyển đầu vào, lưu kho bảo quản hàng,... muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải có sự khác biệt tạo ra ưu thế chiếm lĩnh thị trường. Và để cạnh tranh được với các đối thủ đến từ trong nước cho tới nước ngồi thì việc tối ưu và cắt giảm chi phí là điều vơ cùng cần thiết. Vì thế việc nghiên cứu về quản trị kho hàng hóa tại Công ty TNHH Savor Việt Nam là một đề tài cực kỳ cấp thiết với nhiều lý do cụ thể.

<i>Đầu tiên, hệ thống quản lý kho hàng hóa chính xác và hiệu quả đóng vai trị quan </i>

trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động sản xuất và kinh doanh của cơng ty. Việc khơng kiểm sốt được kho có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho cao, gây lãng phí về tài nguyên và tăng chi phí. Đặc biệt, trong ngành công nghiệp thực phẩm như Savor Việt Nam, việc quản trị kho đúng cách là yếu tố quyết định đến chất lượng và an toàn của sản phẩm. Một hệ thống quản trị kho hàng hóa tốt sẽ giúp cơng ty theo dõi chặt chẽ q trình xuất nhập hàng, tránh hạn chế hàng hóa hỏng hóc và đảm bảo sản phẩm luôn đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và an tồn.

<i>Thứ hai, việc quản lý kho cịn giúp cơng ty giảm thiểu chi phí liên quan đến hàng </i>

tồn kho lâu ngày, từ chi phí bảo quản đến rủi ro về hỏng hóc hoặc hết hạn sử dụng của hàng hóa. Điều này khơng chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực mà cịn giảm rủi ro mất mát và lãng phí.

<i>Thứ ba, quản trị kho hàng hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo </i>

độ tin cậy và an tồn cho khách hàng. Việc có hệ thống quản lý kho tốt giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường, giảm thiểu rủi ro thiếu hụt hàng trong q trình giao hàng, từ đó tăng cường uy tín và lịng tin của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty. Không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ, quản

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

trị kho hàng hóa cịn giúp cơng ty đối phó tốt hơn với biến động thị trường. Cơng ty có thể dễ dàng theo dõi và đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh linh hoạt và hiệu quả.

Trong quá trình thực tập và nghiên cứu về quản trị kho hàng hóa tại Công ty TNHH Savor Việt Nam đã thấy được những thành công như việc theo dõi chặt chẽ lượng nguyên liệu, sản phẩm và quy trình sản xuất giúp cơng ty tối ưu hóa q trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng cường năng suất. Bên cạnh đó vẫn cịn những hạn chế về sắp xếp hàng hóa tại kho cịn chưa được tối ưu hóa, có thể bị quá tải vào một số thời gian mùa vụ trong năm. Nhận thấy có thể cải thiện được vấn đề, góp phần hồn thiện

<b>quy trình quản trị kho cũng công ty quyết định lựa chọn đề tài: “Quản trị kho hàng hóa tại Cơng ty TNHH Savor Việt Nam” </b>

<b>1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>

<i>Gwynne Richards (2017), Warehouse Management: A Complete Guide to Improving Efficiency and Minimizing Costs in the Modern Warehouse, NXB Kogan </i>

Page. Tài liệu nói về tiêu chuẩn quản lý kho hàng, nghiên cứu toàn diện về các nhà kho, cấu trúc, chức năng và lý thuyết quản lý của chúng để cung cấp cho người đọc sự hiểu biết về chủ đề này. Một số đặc điểm nổi bật được đề cập trong cuốn sách này là phần giới thiệu về kho hàng, nó bao gồm các nghiên cứu đổi mới và nghiên cứu tiêu chuẩn cung cấp cái nhìn sâu sắc về các khía cạnh thực tế của kho bãi. Nó cũng đi sâu vào chi tiết về. Hệ thống quản lý kho hàng (WMS). Cuối cùng, nó xem xét các nghiên cứu về bố cục, nguồn cung ứng, chi phí và hiệu suất để đề cập đến những điều cơ bản của việc thiết lập và vận hành một kho hàng thành công.

<i>Maida Napolitano (2017), Time, Space & Cost Guide to Better Warehouse Design, NXB Distribution Group. Tài liệu cung cấp một cách tiếp cận thực tế để lập kế </i>

hoạch và thiết kế các địa điểm lưu trữ. Tài liệu có sử một số số liệu và ví dụ thực tế nhằm cung cấp cái nhìn ngắn gọn nhưng chi tiết về các hoạt động hàng ngày trong nhà kho. Một trong những phần được làm lại nhiều nhất là về tiêu chuẩn thời gian, chi phí và khơng gian nhà kho. Đặc biệt chú trọng đến cách tập trung vào các thơng số này có thể tiết kiệm thời gian, cải thiện khả năng đầu ra, đề ra các chiến lược quản lý mới và sáng tạo, mở rộng hoạt động của bạn và giảm chi phí lao động liên quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Tống Thị Luyến (2019), Luận văn quản trị kho hàng trung tâm tại công ty cổ phần Logistics SC – TH Group, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa Học </i>

Xã Hội Việt Nam. Tài liệu này đi sâu vào quản trị trung tâm phân phối của doanh nghiệp cụ thể, đánh giả và đưa ra giải pháp cho hoạt động quản trị kho tại doanh nghiệp này.

<i>Phan Thanh Lâm (2014), Cẩm nang quản trị kho hàng, NXB Phụ Nữ. Tài liệu </i>

nói về chức năng, nhiệm vụ của công việc quản lý kho, tổ chức hệ thống kho hàng, thể thức nhập xuất kho hệ thống kiểm soát tồn kho và bảo quản hàng hóa phương thức kiểm kê kho mỗi ngày trong 10 phút, những quy tắc dạng vận hành quản trị kho hàng, quản lý hành chính kho hàng hiệu quả kinh tế trong quản lý kho; Quản trị rủi ro trong quản lý kho.

<i>Đoàn Thị Hồng Vân (2013), Logistics những vấn đề cơ bản, NXB Lao động - Xã </i>

hội. Tài liệu nói về kho bãi và vai trị của nó, các mối liên hệ với bộ phận khác, giới thiệu một số hệ thống kho hàng của doanh nghiệp tại Việt Nam đang sử dụng. Ngoài ra tài liệu còn cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về logistics, quản trị logistics, từng bước ứng dụng những kiến thức về logistics vào thực tế trong đó có đi sâu vào nghiên cứu các vấn để về kho bãi dự trữ và quản trị vật tư trong doanh nghiệp và đưa ra ứng dụng thực tế cho các vấn đề này.

Qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện trong các năm trở lại đây chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu và đưa ra giải pháp quản trị kho hàng tại Cơng ty TNHH Savor Việt Nam. Vì vậy, đề tài “Quản trị kho hàng tại Công ty TNHH Savor Việt Nam không trùng lặp với những nghiên cứu đã công bố. Các tài liệu trên sẽ được sử dụng là cơ sở để phục vụ cho nghiên cứu về mặt lý thuyết của nghiên cứu này.

<b>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i>Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị kho hàng hóa tại Cơng ty TNHH Savor </i>

Việt Nam nội dung cơ bản trong hoạt động quản trị kho hàng về các nội dung như quản trị không gian kho, lưu kho bảo quản hàng, phân bổ nguồn lực trong kho,...

<i>Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động quản trị kho hàng hóa, định hướng </i>

nghiên cứu tại Công ty TNHH Savor Việt Nam, địa điểm cụ thể là tại kho hàng lạnh đặt

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

tại ngõ 1, đường Trần Quốc Hoàn chuyên về các mặt hàng bơ, whipping, sữa, sinh tố,… cùng với bộ phận đóng gói chuyên về chia nhỏ, dán nhãn sản phẩm.

<i>Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng các dữ liệu thứ cấp và khảo sát </i>

sơ cấp trong giai đoạn từ năm 01/202 đến 03/2024 để phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản trị trị kho hàng hóa tại Cơng ty TNHH Savor Việt Nam trong năm 2024 và tầm nhìn đến năm 2026.

<b>1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i>Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nhằm phân tích, đánh giá hoạt động quản trị </i>

kho hàng của doanh nghiệp hiện tại, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí khơng đáng có, hồn thiện hệ thống quản trị được tốt hơn nữa.

<i>Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu trên, để tài có những nhiệm vụ sau: </i>

Tập hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị kho hàng. Phân tích thực trạng quản trị kho hàng trung tâm của kho hàng hóa tại Cơng ty TNHH Savor Việt Nam. Và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản trị kho hàng hóa kho hàng hóa tại Cơng ty TNHH Savor Việt Nam.

<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>1.5.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp </b></i>

<b>• Dữ liệu thứ cấp </b>

Tại Công ty TNHH Savor Việt Nam đã sử dụng một loạt nguồn dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu về thực trạng quản trị kho hàng trong công ty. Cụ thể, các nguồn cung cấp dữ liệu bên trong và ngoại vi gồm:

<i>Thông tin từ các phòng ban nội bộ: Các phòng ban trong cơng ty như Phịng </i>

HCNS, Phịng Kiểm tốn, Phịng Tech, và Phịng Cung ứng đã cung cấp thơng tin quan trọng liên quan đến quản trị kho hàng. Đây là những nguồn thơng tin chính từ bên trong tổ chức về quy trình, chính sách, và thực trạng của quản trị kho.

<i>Thông tin từ các điểm bán hàng, kho, bếp: Tại cơ sở cửa hàng, kho hàng và bếp </i>

dựa vào việc theo dõi nghiệp vụ trong công ty cũng cung cấp dữ liệu về quản trị kho hàng từ góc nhìn thực tế về q trình nhập xuất hàng hóa, dự trữ, tồn kho, và vận hành hàng ngày.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Tài liệu sách và tư liệu quốc tế về logistics: đã tìm hiểu và tham khảo các sách, </i>

tài liệu, và báo cáo quốc tế về lĩnh vực logistics và quản trị kho hàng. Điều này giúp mở rộng kiến thức và áp dụng những phương pháp, quy trình quản lý kho hàng tiên tiến và hiệu quả.

<i>Tạp chí chuyên ngành về quản trị logistics: cũng tham khảo các tạp chí chuyên </i>

ngành về logistics để nắm bắt xu hướng mới, các chiến lược quản trị kho hàng hiện đại, và các thành công của các công ty đối thủ.

<i>Lý thuyết về quản trị kho hàng: đã nghiên cứu và áp dụng các lý thuyết, mơ hình </i>

quản trị kho hàng từ các chuyên gia và nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này. Việc áp dụng lý thuyết vào thực tế giúp hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận và tác động của các quy trình quản trị.

<b>• Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp </b>

Sau khi thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn đã nêu, đã tiến hành phân tích theo các phương pháp thống kê như:

<i>Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin để thu thập và sao chép tài liệu: Tác </i>

giả đã tiếp cận với các cơ quan như: Bộ Cơng Thương, Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Thư viện số Đại học Thương mại,… để tiến hành thu thập các thông tin thứ cấp có liên quan đến đề tài và sao chép các thơng tin, dữ liệu này.

<i>Rà sốt các nguồn thơng tin đại chúng: Tác giả đã tìm kiếm các dữ liệu mới nhất </i>

trên các nguồn thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí cả dưới dạng dạng in ấn và trực tuyến, bao gồm: Sách về quản trị logistics: cung cấp các lý thuyết quản trị logistics tại các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh. Trên cơ sở đó, cho phép luận văn xây dựng mơ hình nghiên cứu của đề tài. Danh mục các tài liệu này được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo. Các tạp chí đề cập tới quản trị logistics như Tạp chí Thương mại, Tạp chí Vietnam Supply Chain Insight, Tạp chí Khoa học Thương mại…

<i>Kiểm tra dữ liệu: trên cơ sở các thông tin thu thập được, tác giả tiến hành kiểm </i>

tra, phân loại dữ liệu theo các tiêu thức về tính chính xác của dữ liệu; tính thích hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài; và tính thời sự… để lựa chọn được những dữ liệu hữu ích, có độ tin cậy cao nhất phục vụ cho đề tài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Xử lý và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định của đề tài: Sau khi đã được </i>

tập hợp và sàng lọc, dữ liệu thứ cấp được sử dụng để hình thành cơ sở lý luận trong chương 2.

<i><b>1.5.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp </b></i>

<b>• Xác định tổng thể mục tiêu nghiên cứu: </b>

- Quá trình xác định tổng thể mục tiêu nghiên cứu của Cơng ty TNHH Savor Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong q trình thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp. Trước khi bắt đầu thu thập dữ liệu, tiến hành các bước sau đánh giá, nhận định để đảm bảo rằng mục tiêu nghiên cứu được xác định một cách chính xác và tồn diện.

- Xác định các vấn đề cụ thể cần nghiên cứu: Sinh viên đã dành thời gian để xác định và đặt ra các vấn đề cụ thể liên quan đến quản trị kho hàng hóa tại cơng ty. Điều này có thể bao gồm vấn đề về tồn kho, quy trình nhập xuất hàng hóa, sử dụng khơng

<b>gian kho, hay các vấn đề liên quan đến tối ưu hóa hoạt động kho hàng. </b>

- Xác định câu hỏi chính: Sau khi xác định các vấn đề, sinh viên đã tạo ra các câu hỏi chính mà họ muốn trả lời thông qua việc thu thập dữ liệu sơ cấp. Các câu hỏi này liên quan đến cách thức quản lý kho hiện tại, nhận thức của nhân viên về vấn đề kho

<b>hàng, hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của quản trị kho. </b>

- Mục tiêu đề ra từ việc thu thập dữ liệu sơ cấp: Xác định rõ mục tiêu cụ thể mà họ muốn đạt được thông qua việc thu thập dữ liệu sơ cấp. Điều này có thể bao gồm việc cải thiện quy trình quản lý kho, tăng cường hiệu quả vận hành kho hàng, hoặc nắm bắt được

<b>những vấn đề cụ thể đang tồn tại để đưa ra giải pháp cụ thể. • Thiết kế phiếu điều tra </b>

Việc thiết kế phiếu điều tra trong quy trình nghiên cứu của Cơng ty TNHH Savor Việt Nam đã được thực hiện một cách cẩn thận và khoa học, nhằm đảm bảo rằng dữ liệu thu thập được sẽ đáp ứng đầy đủ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Đối tượng được hỏi sẽ bao gồm ban quản lý kho và đóng gói, nhân viên các bộ phân kho và đóng gói. Xây dựng phiếu điều tra chính xác sao cho phản ánh chính xác các câu hỏi nghiên cứu. Điều này đảm bảo rằng các thông tin thu thập được sẽ liên quan trực tiếp đến mục tiêu nghiên cứu và giúp định hình rõ ràng về tình hình quản trị kho hàng trong công ty. Các câu hỏi trên phiếu điều tra có thể bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Đánh giá hiệu suất và quy trình quản lý kho hiện tại. Nhận thức và ý kiến của nhân viên về vấn đề kho hàng.

- Các khó khăn và thách thức trong quản trị kho hàng. - Đề xuất cải tiến hoặc giải pháp để tối ưu hóa quản trị kho.

- Đánh giá quá trình quản trị kho hàng: Một phần quan trọng của phiếu điều tra là việc đánh giá quá trình quản trị kho hàng hiện tại trong công ty. Các câu hỏi trong phiếu điều tra đã được thiết kế để lấy ý kiến từ nhân viên và đơn vị liên quan về các khía cạnh của quản trị kho, từ quy trình nhập xuất hàng hóa, tồn kho, đến sử dụng không gian và hệ thống quản lý thơng tin.

<b>• Ý nghĩa của mẫu điều tra </b>

<i>Đa chiều: Mẫu điều tra bao gồm các đối tượng từ các vị trí khác nhau trong quá </i>

trình quản lý và vận hành kho hàng. Điều này đem lại cái nhìn đa chiều và đầy đủ về các khía cạnh của quản trị kho hàng trong công ty.

<i>Độ tin cậy: Bằng cách thu thập ý kiến từ các đối tượng liên quan trực tiếp đến </i>

quản trị kho hàng, mẫu điều tra giúp đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.

<i>Phản ánh thực tế: Nhân viên kho hàng, nhân viên vận chuyển, quản lý kho, và </i>

nhân viên cung ứng là những người có kiến thức và kinh nghiệm cụ thể về hoạt động hàng ngày trong kho. Ý kiến của họ giúp phản ánh thực tế và thực trạng của quản trị kho

<b>hàng trong cơng ty. 1.6. Kết cấu khóa luận </b>

Bài luận có kết cấu gồm 4 chương:

<b>Chương 1: Lời mở đầu </b>

Khái quát về nội dung, đối tượng, phạm vị và phương pháp nghiên cứu của đề tài

<b>Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị kho hàng </b>

Chương này trình bày lý thuyết về kho hàng và tầm quan trọng của công tác quản lý kho, những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kho hàng và các kỹ thuật được sử dụng để quản trị kho.

<b>Chương 3: Phân tích và đánh giá thực trạng về quản trị kho hàng hóa tại Cơng ty TNHH Savor Việt Nam </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Trong chương này giới thiệu hoạt động kinh doanh của công ty, tình hình cơng tác quản lý kho, đánh giá ưu điểm nhược điểm của công tác quản lý khi hiện tại của Công ty TNHH Savor Việt Nam.

<b>Chương 4: Đề xuất giải pháp với hoạt động quản trị kho hàng hóa tại cơng ty TNHH Savor Việt Nam </b>

Chương này dựa trên thực trạng về tình hình quản lý kho công tác quản lý khi tại hiện với cơ sở lý thuyết đề xuất các biện pháp hồn thiện cơng tác quản trị kho hàng tại Cơng ty TNHH Savor Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KHO HÀNG 2.1. Khái quát về quản trị kho hàng </b>

<i><b>2.1.1. Khái niệm kho hàng </b></i>

Kho hàng là cơ sở logistics, được xây dựng tại địa điểm đạt các điều kiện nhất định, để thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hóa nhằm cung ứng cho khách hàng với mức dịch vụ thích hợp và chi phí tối ưu. Kho hàng là cũng thành phần không thể thiếu của hầu hết các công ty, là thành phần quan trọng của phần lớn các chuỗi cung ứng hiện đại ngày nay. Kho hàng liên quan tới các giai đoạn khác của quá trình hoạt động của doanh nghiệp như cung ứng hàng hóa đầu vào, sản xuất và phân phối hàng hóa. Các vai trị chính của kho hàng là cân bằng cung cầu, kết hợp hàng hóa và cung ứng giá trị gia tăng cho các quá trình.

Kho hàng là nơi cất giữ, bảo quản trung chuyển hàng hóa. Kho hàng có những vai trò quan trọng cụ thể như sau:

<i>Thứ nhất, kho giúp đảm bảo tính liên tục cho quá trình sản xuất và phân phối </i>

hàng hóa: kho giúp duy trì nguồn cung ổn định bằng việc giúp tổ chức đặt hàng và lưu trữ hàng hóa với số lượng lớn từ đó giúp chống lại các bất trắc như vận tải chậm trễ, thiếu hụt nguồn dự trữ,... đồng thời kho giúp bảo quản tốt nguyên vật liệu và bán thành phẩm. Từ đó, thành phần có thể giảm bớt các hao hụt mất mát, hư hỏng, giúp cung cấp nguyên vật liệu đúng lúc. Đặc biệt, đối với những mặt hàng mang tính mùa vụ, việc lưu trữ tại kho sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất phân phối diễn ra liên tục, nhịp nhàng, giảm thiểu rủi ro nguồn cung hàng hóa.

<i>Thứ hai, kho góp phần giảm chi phí sản xuất vận chuyển và phân phối. Nhờ có </i>

kho mà các tổ chức có thể tạo ra các lơ hàng có quy mơ kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối, từ đó giảm được chi phí bình qn trên một đơn vị sản phẩm. Bên cạnh đó, kho giúp phần tiết kiệm chi phí lưu thơng thơng qua việc quản lý tốt, giảm hao hụt hàng hóa sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho. Đồng thời, kho giúp cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa kịp thời đảm bảo cho q trình sản xuất, phân phổi diễn ra liên tục, nhịp nhàng và giảm các chi phí sản xuất phân phối.

<i>Thứ ba, nâng cao dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Kho đảm bảo tính sẵn </i>

có của hàng hóa, có thể đáp ứng nhu cầu về hàng hóa của khách hàng bất kỳ lúc nào.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Kho làm thu hẹp sự khác biệt về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng thơng qua việc hỗ trợ cho chính sách dịch vụ khách hàng của tổ chức, đảm bảo hàng hóa có sẵn về cả số lượng và chất lượng, giao hàng đúng thời điểm và địa điểm. Bên cạnh đó, kho là nơi tập hợp, lưu trữ các phế liệu, phế phẩm, các bộ phận sản phẩm thừa... từ đó, tiến hành phân loại, xử lý, tái chế. Chính vì vậy, kho là một bộ phận quan trọng giúp hoạt động logistics được thực hiện thành cơng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

<i>Thứ tư, tăng sự hiện diện trên thị trường hoạt động quản trị kho tốt giúp hoạt </i>

động sản xuất kinh doanh diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. Tạo dựng được lòng tin với khách hàng về chất lượng dịch vụ cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp. Từ đó, rút ngắn khoảng cách tới khách hàng bằng cách dự trữ cơ bản hàng hóa, đảm bảo thời gian cung ứng là ngắn nhất, tăng tính cạnh tranh. Ngồi ra, trở thành một ưu điểm để tăng sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường.

Như vậy, vai trò của kho hàng đối với hoạt động sản xuất, phân phối là rất quan trọng và ngày càng được khẳng định và nâng cao. Có thể nhận thấy, kho hàng và việc quản trị kho hiệu quả sẽ góp phần tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Dù chỉ là một phần trong hệ thống logistics nhưng kho hàng lại là một phần khơng thể thiếu và góp phần giúp cho hệ thống logistics hoạt động hiệu quả. Qua đó, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của kho hàng cũng như các công tác quản trị kho hàng.

<i><b>2.1.2. Phân loại kho hàng </b></i>

Các loại kho trong chuỗi cung ứng hết sức đa dạng, do vậy ta có thể phân loại các loại kho hàng theo các tiêu chí khác nhau.

<b>• Phân loại theo vị trí trong chuỗi cung ứng: </b>

<i>Kho chứa vật liệu: là kho chứa các nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất hàng hóa </i>

hoặc dịch vụ. Đây là nơi lưu trữ và quản lý nguyên liệu, thành phần, phụ liệu mà một doanh nghiệp cần để thực hiện các quy trình sản xuất của mình.

<i>Kho bán thành phẩm/linh kiện: là nơi lưu trữ các sản phẩm mới chỉ hoàn thành </i>

một hoặc một số công đoạn (trừ công đoạn cuối cùng) trong quá trình sản xuất và thường được thiết kế, xây dựng phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp. Kho cần có diện

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

tích đủ rộng để lưu trữ lượng bán thành phẩm, thiết kế thơng thống, sạch sẽ tránh ẩm ướt, bụi bẩn và trang bị các trang thiết bị cần thiết như hệ thống làm mát,.. để bảo quản sản phẩm.

<i>Kho thành phẩm: Lưu trữ các thành phẩm cuối cùng đã hoàn thành và sẵn sàng </i>

giao cho khách hàng. Kho này thường đặt ở gần nhà máy lắp ráp, dùng để dự trữ hàng hóa trước khi phân phối, chuẩn bị hàng hóa phục vụ cho cơng tác ra mắt sản phẩm mới... hoặc đáp ứng nhu cầu dự kiến ra tăng của mặt hàng trên thị trường. Đặc biệt, giúp xử lý các sản phẩm có tính mùa vụ.

<i>Kho bán buôn bán lẻ: Thường đặt gần địa điểm tập trung đông khách hàng của </i>

doanh nghiệp nhằm cung cấp và phản hồi kịp thời với mức chất lượng dịch vụ phù hợp nhất. Kho hàng này có chức năng tích hợp và gom hàng cho hoạt động bán bn, bán lẻ.

<i>Trung tâm đáp ứng đơn hàng: Loại kho ngày được dùng phổ biến ở các doanh </i>

nghiệp thương mại điện tử lớn nhằm tập kết và gom các sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau. Tại đây hoạt động chia chọn và chuẩn bị để gửi đơn hàng tới người tiêu dùng cuối cùng được diễn ra. Trung tâm đáp ứng đơn hàng hoạt động rất linh hoạt với tốc độ cao.

<b>• Phân loại theo quyền sở hữu và sử dụng: </b>

<i>Kho riêng: Thuộc quyền sở hữu và sử dụng của riêng từng doanh nghiệp có quyền </i>

sở hữu hàng hóa dự trữ và bảo quản tại kho. Kho hàng này thích hợp với những doanh nghiệp tự đầu tư và điều hành, có khả năng về nguồn lực tài chính, đồng thời các loại hình kho khác không đáp ứng yêu cầu dự trữ, bảo quản hàng hóa và cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp (vị trí quá xa điều kiện thiết kế và thiết bị khơng qua phù hợp). Lợi ích chủ yếu của kho riêng có khả năng kiểm sốt có tính linh hoạt nghiệp vụ và có các lợi ích vơ hình khác. Tuy nhiên, nếu sử dụng kho riêng thì chi phí hệ thống cơ sở Logistics sẽ tăng và tính linh hoạt vị trí khơng đảm bảo khi doanh nghiệp mở rộng thị trường mục tiêu.

<i>Kho công cộng: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kho công cộng được sử </i>

dụng khá phổ biến. Khác với kho riêng, kho công cộng hoạt động như một đơn vị kinh doanh độc lập cung cấp một loạt các dịch vụ như dự trữ, bảo quản và vận chuyển trên cơ sở tiền thù lao cố định hoặc biến đổi. Các doanh nghiệp có khả năng mở Kho cơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

cộng cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn cho mọi khách hàng, trong đó cơng ty cho th kiểm sốt hoạt động kho; đem lại lợi ích linh hoạt về tài chính và lợi ích kinh tế. Kho cơng cộng có thể cung cấp tính linh hoạt, dễ thay đổi vị trí, quy mơ và số lượng kho; cho phép doanh nghiệp thích ứng nhanh với nguồn hàng, khách hàng và nhu cầu thời vụ.

<i>Kho tự quản: Không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp thuê </i>

lại và tự quản lý, sắp xếp cũng như sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kho tự quản thường có hợp đồng thuê dài hạn và nhiều ràng buộc giữa hai bên.

<i><b>• Phân loại theo ứng dụng công nghệ trong kho: </b></i>

<i>Kho thủ công: là loại hình kho đơn giản nhất và rất phổ biến trong đó hàng hóa </i>

thường được để trong thùng, hộp và trên kệ để lưu trữ. Việc di chuyển hàng hóa chủ yếu bằng phương pháp thủ cơng sử dụng sức người. Thiết bị trong kho thường đơn giản như xe đẩy pallet bằng tay, băng tải cơ học. Kho thủ công phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hàng hóa kích cỡ nhỏ nhẹ, kệ hàng khơng xếp quá cao.

<i>Kho cơ giới hóa: phát triển hơn kho thủ cơng, kho cơ giới hóa thay thế một phần </i>

sức người bằng máy móc, sử dụng cho hàng hóa thường được tập hợp theo đơn vị tiêu chuẩn và kích cỡ đồng nhất. Tuy nhiên, việc di chuyển hàng hóa vẫn do con người kiểm sốt. Thiết bị phổ biến trong kho này là xe nâng, băng chuyển, máy lấy hàng... kho này chứa hàng hóa cồng kềnh và nặng nề hơn kho thủ công, kệ xếp hàng có thể được thiết kế cao hơn.

<i>Kho tự động hóa: là kho áp dụng cơng nghệ tự động hóa trong vận hành & quản </i>

lý nhằm giảm thiểu tối đa sự xuất hiện của con người. Thiết bị tự động hóa được kiểm sốt bởi hệ thống máy tính: Robot thơng minh RFID. Kho tự động hóa phù hợp với doanh nghiệp có quy mơ lớn, hàng hóa đa dạng, mật độ cao và yêu cầu cao về năng suất cũng như tốc độ hoạt động tác nghiệp kho.

<b>• Phân loại theo chức năng: </b>

<i>Kho Cross Docking: Kết hợp các nguồn hàng từ nhiều điểm khác nhau thành đơn </i>

hàng hoàn chỉnh được xác định trước và được cá nhân hóa cho một khách hàng cụ thể trong khoảng thời gian rất ngắn, thường là dưới 24h. Loại kho này giúp loại bỏ chức

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

năng lưu trữ và thu gom đơn hàng, chỉ thực hiện chức năng tiếp nhận và gửi hàng hóa, phù hợp với các cơng ty khơng có diện tích kho hàng lớn

<i>Kho bảo thuế: Kho bảo thuế là nơi lưu trữ hàng hóa các lơ hàng, ngun liệu, vật </i>

tư đã được thơng quan nhưng chưa hồn thành nghĩa vụ đóng thuế.

<i>Kho CFS: hay còn gọi là điểm thu gom hàng lẻ của doanh nghiệp. Chúng được </i>

sử dụng để thực hiện tất cả các hoạt động thu gom chia tách riêng hàng hóa của rất nhiều chủ hàng, vận chuyển chung container trong xuất khẩu và nhập khẩu.

<i>Kho ngoại quan: là loại kho bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm </i>

lưu trữ bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vào kho theo các hợp đồng thuê kho ngoại quan được kỳ giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

<b>• Phân loại theo đối tượng phục vụ: </b>

<i>Kho định hướng thị trường: Kho đáp ứng yêu cầu của khách hàng trên thị trường </i>

mục tiêu. Loại hình kho này cịn được gọi là kho phân phối hay kho cung ứng, có chức năng chủ yếu là dịch vụ khách hàng tổng hợp các lỗ hàng và cung ứng thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng.

<i>Kho định hướng nguồn hàng: Kho có vị trí ở các khu vực sản xuất đáp ứng các </i>

yêu cầu của các nhà sản xuất và do đó. Chức năng chủ yếu là chức năng lợi ích kinh tế: thu nhận và tập trung vận chuyển tiếp tục quá trình sản xuất và dự trữ thời vụ.

<i>Kho định hướng trung gian: Kho đáp ứng u cầu của q trình vận động hàng </i>

hóa, thực hiện các chức năng lợi ích kinh tế là chủ yếu dự trữ hàng hóa, chuyển tải hàng hóa giữa các phương tiện vận tải Kho định hướng trung gian gồm 2 loại: kho dự trữ và kho trung chuyển.

<i><b>2.1.3. Chức năng của kho hàng </b></i>

<i>Bảo quản và lưu trữ hàng hóa: Kho hàng là nơi bảo quản hàng hóa cịn ngun </i>

vẹn về chất lượng, về số lượng trong suốt quá trình tác nghiệp; tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho, chăm sóc giữ gìn hàng hóa trong kho.

<i>Gom hàng: Khi hàng hóa được nhập từ nhà máy thì kho đóng vai trị là điểm tập </i>

kết thành các kho hàng lớn, như vậy có thể được lợi thế quy mơ vận chuyển bằng phương tiện khác có thể cho khách hàng hoặc cho các đơn vị khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>Nguồn: Bài giảng Quản lý kho và trung tâm phân phối Hình 2.1: Sơ đồ chức năng gom hàng </i>

<i>Trung tâm chia nhỏ hàng hóa: Để có thể đáp ứng tốt hơn đơn hàng gồm nhiều </i>

mặt hàng, kho có nhiệm vụ tách lô hàng lớn phối hợp và ghép nhiều loại hàng hóa khác nhau thành một đơn hàng hồn chỉnh, đảm bảo hàng hóa sẵn sàng cho quá trình bán hàng.

<i>Nguồn: Bài giảng Quản lý kho và trung tâm phân phối Hình 2.2: Sơ đồ chức năng chia nhỏ hàng hóa </i>

<i>Phối hợp các mặt hàng với nhau: Kho hàng có khả năng tập hợp hàng hóa nhỏ </i>

lẻ, hoặc chia hàng hóa và vận chuyển đến kho khác, trong mơi trường logistics tồn cầu. Theo một cách khác, kho hàng còn đảm bảo những chức năng trong doanh nghiệp như sau:

Khách hàng

Khách hàng

Khách hàng

Khách hàng

Khách hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>Chức năng về kinh tế: kho hàng giúp giảm chi phí vận chuyển, cân bằng tính ổn </i>

định của doanh nghiệp, mặc dù đầu vào và đầu ra luôn biến thiên bất ổn.

<i>Chức năng dịch vụ: Kho hàng nhờ tính ổn định của mình mà ln có khả năng </i>

cung cấp dịch vụ ổn định tới khách hàng.

<i>Nguồn: Bài giảng Quản lý kho và trung tâm phân phối Hình 2.3: Sơ đồ đa chức năng của kho </i>

<b>2.2. Các nội dung cơ bản của quản trị kho hàng </b>

<i><b>2.2.1. Quy hoạch không gian kho </b></i>

Quy hoạch khơng gian kho là việc phân tích thiết kế, thiết kế cách sử dụng không gian kho để đảm bảo duy trì tốt nhất về số lượng, chất lượng và điều kiện phối hợp vật lý theo yêu cầu của sản xuất và phân phối.

<b>Mục tiêu của quy hoạch khơng gian kho là nhằm tạo hình dáng hữu dụng cho </b>

hoạt động sử dụng của doanh nghiệp trong không gian kho hàng; giúp bảo vệ hàng hóa tốt nhất tùy theo từng đặc điểm của mỗi loại hàng hóa; nâng cao hiệu quả cho tác nghiệp di chuyển và bảo quản hàng hóa trong kho và năng suất lao động nhờ việc dễ dàng thực hiện các tác nghiệp kho khi quy hoạch quy cũ không gian kho. Từ đó tạo điều kiện cơ khí hóa và tự động hóa trong tương lai.

<b>• Ngun tắc quy hoạch: </b>

<i>- Thứ nhất, sử dụng tốt nhất không gian nhà kho: </i>

Đầu tiên, cần tính tốn chính xác tổng dung lượng, sức chứa kho. Tiếp theo, phải xác định được chiều cao hữu dụng của kho hàng thực tế doanh nghiệp đang sử dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Sau đó, tính tốn đường đi tối ưu cho dịng hàng hóa như lối vào của các thiết bị nâng đỡ, di chuyển hàng hóa sao cho thích hợp nhất cho các tác nghiệp kho. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp hàng hóa di chuyển đến vị trí quy định, khơng chồng chéo, giao cắt với nhau; tạo dịng lưu trữ: tiếp nhận hàng ở một đầu của nhà kho, dự trữ ở giữa nhà kho, giao hàng đầu kia nhà kho được liền mạch và khoa học.

<i>- Thứ hai, đảm bảo di chuyển liên tục và di chuyển với giới hạn kinh tế: </i>

Yêu cầu đảm bảo tính vận động liên tục với số lượng lớn, bố trí hợp lý và khoa học tuyến đường, đặt vị trí hợp lý giữa giã, bục để hàng sao cho kho hàng khơng xảy ra tình trạng tắc nghẽn khi sử dụng. Duy trì và thực hiện số lượng hàng hóa lớn cần thiết kế đã chuyển theo nhóm mầm tài hoặc hôm tài, đảm bảo đơn hàng thực hiện đồng loạt, khu vực để hàng có quy mơ phù hợp và thiết bị vận chuyển cơng suất thích hợp.

<i>- Thứ ba, phù hợp với đặc trưng hàng hóa: </i>

Trang bị kiến thức về từng hàng hóa, từ đó xây dựng chỉ tiêu bảo quản, dự trữ, sắp xếp trong kho theo đặc điểm từng loại. Tuân thủ ngun tắc sắp xếp hàng hóa có kích thước trọng tải lớn đặt ở gần lối đi chung, khoảng cách di chuyển cho các tác nghiệp kho là ngắn, đặt ở vị trí thấp. Hàng hóa ít linh động để ở vị trí xa lối đi và xếp ở trên cao. Hàng hóa cồng kềnh tải trọng thấp cần quy hoạch khơng gian rộng, nhiều tầng để lưu trữ.

<b>• Quy hoạch không gian kho </b>

<i>Xây dựng mục tiêu cho hoạt động của nhà kho: nhằm cân bằng tối ưu giữa chi </i>

phí quản lý vật tư với mức độ sử dụng kho về thể tích thơng qua việc sử dụng mặt bằng và không gian tối đa, lên kế hoạch sắp xếp hàng hóa hiệu quả, tính tốn các chi phí phát sinh trong quản trị kho như dụng cụ khơng gia kho, hàng hóa hư hỏng... Cần đưa ra phương án cụ thể về chi phí lưu kho, thủ tục mua bán và phương án tổ chức quản lý tốt hàng hóa.

<i>Kết nối các yếu tố cấu thành để đảm bảo kết nối các yếu tố cần thiết trong sử dụng tốt nhất không gian nhà kho. Các công việc cần làm để đáp ứng bước này bao gồm: </i>

Đo được chính xác nhà kho qua bản vẽ chỉ rõ đặc điểm kỹ thuật (kê của docks...) phạm vi khuôn viên, đất đai; thống kê các mặt hàng hiện có hoặc trong tương lai (loại nào, cỡ nào) để định vị khu vực và giá kệ…; bố trí khu vực trống trước khi để tiếp nhận, kiểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

tra hoặc đảo kho nếu cần. Và cần có thơng số kỹ thuật về sức chứa của kho (bao nhiêu tấn bao nhiêu thể tích...), nhiệt độ trong kho phù hợp với từng loại hàng hóa. Xác định khu vực các bộ phận nghiệp vụ nhập – xuất xác định các vật cản cố định (kẻ. giả, chỗ để xe nâng...).

<i>Nguồn: Bài giảng Quản lý kho và trung tâm phân phối </i>

<i><b>Hình 2.4: Sơ đồ quy hoạch khơng gian kho </b></i>

Về quy hoạch từng khu vực bao gồm: Diện tích khu vực chính (bảo quản giao nhận, đóng gỏi), diện tích khu vực phụ, diện tích hành chính. Cần phân định lối đi chuyển phù hợp hình thái bốc xếp thủ công, xe nâng tay, cơ giới, băng tải hàng, tự động... Phải có lối đi đủ rộng để cứu hỏa, bốc xếp nhanh, lối đi các ngã ba ngã tư cần mở rộng. Và và một số yếu tố khác như: hệ thống đặt hàng từ nhà cung cấp, trình độ nhân viên…

<i>Phân tích: Đảm bảo nguyên vật liệu hàng hóa vật tư có thể được cất trữ an tồn </i>

mà khơng làm tổn hại cho một khu vực nhất định. Cần xác định: Mỗi tầng kệ chứa sức nặng bao nhiêu? Mặt sàn kho chứa được bao nhiêu Pallet? Mỗi pallet có thể tích bao

Xây dựng mục tiêu cho hoạt động của nhà kho

Kết nối các yếu tố cấu thành

Phân tích

Bố trí sơ đồ vị trí các diện tích

Thể hiện

Hồn thiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

nhiêu và mỗi kiện chồng lên chịu được sức nặng bao nhiêu? Và tỷ lệ lối đi trong tổng thể kho hàng.

<i>Bố trí sơ đồ vị trí các diện tích: nhằm lập sơ đồ kho, phác thảo ra cách bố trí kho </i>

có thể thay thế nhau, tìm ra một cách bố trí kho tốt nhất. Các loại không gian trong kho bao gồm: Không gian lưu trữ hàng hóa: là khơng gian bên trong các thùng, bên trên các giá kệ hay pallet đặt bên trong kho hàng hóa. Khơng gian quản lý: là nơi đặt các máy tính để nhập liệu hay kiểm tra hàng hóa trước khi ra hoặc vào kho. Và không gian vận chuyển: là các đường đi trong kho để nhân viên hay hàng hóa của để di chuyển trong kho. Cách thiết kế kho chứa hàng là quá trình lập kế hoạch và tổ chức bố trí khơng gian để lưu trữ, quản lý và vận chuyển hàng hóa hiệu quả. Một kho chứa hàng được thiết kế tốt sẽ giúp tối ưu hóa việc sắp xếp, tìm kiếm hàng hóa, từ đó cải thiện hiệu suất khai thác kho tốt nhất.

<i>Thực hiện: Đảm bảo được các phương án bố trí hàng hóa theo mùa theo thời vụ </i>

để tránh lung tung, bị động trong xếp hàng. Thực hiện hiệu quả cần chú ý: - Kiểm soát tốt vị trí hàng hóa trong kho

- Sơ đồ kho để định vị vị trí hàng hóa vị trí tồn trữ vị trí vật căn... - Sơ đồ kho thực tế hàng hóa xếp hàng ngày được cập nhật

- Cập nhật thông tin về mức chứa hàng hóa trong kho để chủ động bố trí

<i>Hồn thiện: Đảm bảo hàng hóa được bố trí ở các phương án sơ đồ đã quy hoạch </i>

(hàng hóa sắp xếp hiệu quả và phục vụ khách hàng nhanh chóng).

<i><b>2.2.2. Quản lý trang thiết bị trong kho hàng </b></i>

Thiết bị kho là các loại phương tiện vật chất - kỹ thuật được sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ tiếp nhận, bảo quản và phát hàng ở kho.

<b>• Ý nghĩa: Thiết bị kho là bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động đối với quản trị </b>

cơng nghệ kho nói riêng và đối với cách mạng khoa học cơng nghệ nói chung.

<b>• Các thiết bị cơ bản trong nhà kho: </b>

<i>❖ Thiết bị di chuyển – xếp dỡ hàng hóa: Có nhiệm vụ di chuyển hàng hóa phẩm từ </i>

chỗ nhận hàng đến chỗ lưu trữ hoặc từ chỗ lưu trữ đến chỗ vận chuyển; hỗ trợ việc lấy

<i>hàng, trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Các thiết bị di chuyển - xếp dỡ hàng hóa được phân loại theo phương thức vận động với một số đặc điểm sau: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>- </small> Theo mặt phẳng nằm ngang hay mặt phẳng nghiêng nhỏ (20° - 30°) như các xe đẩy tay, xe tải, băng chuyển hàng,...

<small>- </small> Theo mặt phẳng đứng hoặc mặt phẳng nghiêng có độ dốc lớn như ròng rọc, thang máy, băng chuyền ray,...

<small>- </small> Cịn các thiết bị có thể di chuyển nhiều phương như cần trục, xe tải nâng hàng,... <small>- </small> Phân theo quy tắc vận động của thiết bị: Thiết bị vận động có chu kỳ bao gồm: các xe đẩy tay, xe tải kích, máy chuyển hàng trên đường ray, máy nâng hàng, thang máy chuyển nâng hàng theo chiều thẳng đứng, cần trục quay,... Và thiết bị vận động liên tục: băng chuyền mặt liền, băng chuyền mặt cách, băng chuyền mặt ống ròng rọc, băng chuyền có thể cố định hoặc di động,

<small>- </small> Phân theo đặc điểm nguồn động lực sẽ bao gồm: thiết bị có động cơ, sức người, bằng trọng lượng hàng hóa.

<i>❖ Thiết bị bảo quản </i>

Nhà sản xuất, các doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo, đảm bảo cả về chất lượng cũng như số lượng, mẫu mã,... thì phải chú trọng vào khâu bảo quản hàng hóa trong kho, đặc biệt là việc lựa chọn các thiết bị bảo quản phù hợp với từng loại hàng hóa.

Các thiết bị bảo quản đều phải đáp ứng được những yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, trong đó:

<i>Thứ nhất, thiết bị bảo quản cần đảm bảo giữ gìn tốt hàng hóa và phải đầy đủ hợp </i>

lý, đảm bảo nguyên vẹn về chất và lượng. Hàng hóa phải đạt chất lượng tốt, khơng bị thay đổi, biến chất, số lượng hàng hóa khi nhập phải đạt chuẩn, tương ứng với khi xuất kho, không bị mất mát hay hư hỏng.

<i>Thứ hai, vật liệu làm thiết bị phải phù hợp. Lựa chọn vật liệu làm thiết bị phải </i>

phù hợp với từng loại hàng hóa, tránh tình trạng vật liệu hư hỏng do hàng hóa q nặng hay sử dụng vật liệu kém chất lượng dẫn đến việc bảo quản không đạt tiêu chuẩn.

<i>Thứ ba, tận dụng diện tích, dung tích hợp lý. Các thiết bị chứa hàng như bục, kệ </i>

cần được thiết kế với dung tích hợp lý, tránh tình trạng q to, cồng kềnh, khơng phù hợp với diện tích kho gây chắn lối đi hay quá nhỏ không đáp ứng được khả năng chứa hàng hóa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Việc sử dụng các thiết bị bảo quản với dung tích hợp lý giúp giải quyết tình trạng sắp xếp hàng hóa khơng khoa học khiến diện tích kho hàng bị thu hẹp. Từ đó, tạo khơng gian nhà kho thơng thống, bố trí hợp lý, thuận tiện trong việc sắp xếp và bảo quản hàng hóa, giảm thiểu tình trạng thất lạc.

<i>Thứ tư, cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp. Các thiết bị càng có kết cấu hợp lý, dễ tháo </i>

lắp bao nhiêu thì việc sắp xếp hàng hóa càng nhanh chóng tiện lợi bấy nhiêu, khi có lượng hàng của một loại hàng cần dự trữ tăng đột ngột có thể thay đổi kết cấu các kệ cho phù hợp với từng trường hợp. Thiết bị bảo quản có cấu tạo đơn giản có ưu điểm là dễ dàng sửa chữa, bảo trì, tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với các thiết bị phức tạp.

Thiết bị bảo quản bao gồm 4 tiêu thức phân loại:

- Thiết bị giao nhận hàng hóa ở kho: Thiết bị phân loại là một dạng tự động hóa có chi phí đắt, được tích hợp cùng với hệ thống thiết bị băng tải và được lắp đặt xi dịng với q trình lấy hàng.

- Thiết bị phục vụ lưu trữ hàng hóa trong kho: Thiết bị chứa hàng trong bao bì xếp thành chồng: loại bục, kệ với kích cỡ khác nhau; Thiết bị chứa hàng hóa mở bao: các kiểu tủ, giá khác nhau để vải, hàng may mặc sẵn, giày dép, thực phẩm, rau quả. Và thiết bị chứa hàng chuyên dụng: loại bể, thùng bằng kim loại.

Pallet là một cấu kiện phẳng dùng để cố định hàng hóa khi hàng hóa được nâng lên bởi xe nâng hay tới nâng hoặc các thiết bị vận chuyển khác. Pallet có cấu tạo cơ bản của một đơn vị tải trọng cho phép di chuyển và xếp vào kho một cách hiệu quả. Hầu hết pallet làm bằng gỗ, được sử dụng rộng rãi trong kho và vận chuyển hàng hóa. Pallet giúp bốc xếp, di chuyển hàng hóa trong kho và giữa các phương tiện dễ dàng và nhanh chóng. Phối hợp chặt chẽ với xe năng máy, xe nâng tay giúp giải phóng sức lao động bốc xếp thủ công.

Kệ chứa hàng là vật dụng để nâng, đỡ và chứa hàng hóa. Kệ chứa hàng bao gồm nhiều loại đa dạng về trọng tài và kiểu dáng nên được sử dụng phổ biến trong nhà kho và tất cả các ngành nghề

- Thiết bị chăm sóc giữ gìn hàng hóa: Thiết bị quản lý nhiệt độ, độ ẩm trong kho; thiết bị làm vệ sinh, sát trùng hàng hóa và kho; thiết bị phịng chống cháy, bão lũ.

- Thiết bị di chuyển hàng hóa trong kho: Băng tải và xe nâng hạ hàng hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Thiết bị chuẩn bị hàng ở kho: các thiết bị tháo dỡ bao bì, đóng gói, lắp ráp, đóng kiện hàng hóa,...

<i><b>2.2.3. Quản trị tác nghiệp kho hàng </b></i>

Quá trình tác nghiệp trong kho hàng hố là tồn bộ các hoạt động được thực hiện đối với hàng hoá trong quá trình vận động qua kho nhằm đáp ứng cho quá trình vận động và mua, bán hàng hố qua kho với chi phí thấp nhất

Vai trị của quản trị tác nghiệp trong kho hàng là đảm bảo tính sẵn sàng của hàng hóa về mặt cơ cấu, số lượng, chất lượng, thời gian cung ứng cũng như trình độ dịch vụ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các quyết định của quản trị cung ứng hàng hóa: Tối ưu quy mơ và cơ cấu dự trữ, quản trị có hiệu quả dự trữ hàng hố, nâng cao hiệu lực của quản trị mua hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ & giảm chi phí.

Về mục tiêu của quản trị tác nghiệp là đáp ứng nhanh yêu cầu của quản trị mua bán hàng hóa qua kho và hợp lý hóa việc phân bố dự trữ hàng hóa trong kho để chất lượng hàng hóa trong kho bảo quản.

<b>• Các tác nghiệp cơ bản trong kho hàng: </b>

<i>- Tác nghiệp nhận hàng: </i>

Tiếp nhận hàng hóa là một khâu quan trọng và là khâu mở đầu của việc quản lý. Tiếp nhận nguyên vật liệu, hàng hóa là hệ thống các cơng tác kiểm tra tình trạng lượng và chất lượng của hàng hóa thực nhập vào kho, xác định trách nhiệm vật chất giữa các bên giao nhận vận chuyển hàng hóa trong việc chuyển giao quyền sở hữu; quyền quản lý hàng hóa theo các văn bản pháp lý quy định, là cơ sở để hạch tốn chính xác chi phí lưu thơng và giá cả ngun vật liệu, hàng hóa. Việc thực hiện tốt khâu này sẽ tạo điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

kiện cho người quản lý nắm chắc các thông tin liên quan đến chủng loại số lượng và chất lượng, theo dõi kịp thời tình trạng của hàng hóa trong kho. Từ đó, giảm thiểu những thiệt hại đáng kể do hỏng hóc, đổ vỡ hoặc biến chất của nguyên vật liệu, hàng hóa.

Quy trình nhận hàng:

<i>Nguồn: Bài giảng Quản lý kho và trung tâm phân phối Hình 2.5: Quy trình nhận hàng </i>

Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu hàng hóa cần thực hiện tốt hai nhiệm vụ sau:

<i>Một là, tiếp nhận một cách chính xác về chủng loại hàng hóa, số lượng, chất </i>

lượng theo đúng nội dung trong hóa đơn, phiếu giao hàng và.

<i>Hai là, phải vận chuyển một cách nhanh nhất để đưa hàng hóa từ địa điểm tiếp </i>

nhận vào kho của doanh nghiệp, tránh hư hỏng, mất mát và đảm bảo sẵn sàng cấp phát kịp thời khi cần thiết.

Cuối cùng, hệ thống tồn kho phải được cập nhật để phản ánh việc nhận hàng và vị trí của chúng trong kho.

Chi phí cho tiếp nhận và cất hàng chỉ chiếm 25% chi phí vận hành kho hàng.

<i>- Tác nghiệp lưu trữ hàng hóa tại kho: </i>

Sau khi nhận hàng, hàng hóa được đưa vào các vị trí trong kho để tiến hành lưu trữ và phục vụ cho công tác lấy hàng sau này. Dù q trình lưu trữ hàng hóa khơng tạo ra giá trị gia tăng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác nhập hàng và cấp phát hàng hóa sau này. Hàng hóa trong thời gian có mặt tại kho, dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi có thể bị suy giảm số lượng và chất lượng. Để tại nên điều diện thích hợp cho hàng hóa, phát hiện hàng hóa bị giảm sút chất lượng, đề phòng mất mát, phải sử dụng các hoạt động bảo quản như: Quản lý nhiệt độ, độ ẩm; Vệ sinh, sát trùng nhà kho; Phòng cháy, chữa cháy; Quản lý hao hụt hàng hóa tại kho,…

Tổ chức lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong kho phải chú ý các nghiệp vụ sau: Nhận hàng <sup>Kiểm tra </sup> <sup>Xác định vị </sup>

trí lưu kho <sup>Chuyển hàng </sup>vào vị trí

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

+ Bảo quản tồn vẹn số lượng hàng hóa, hạn chế hư hỏng, đảm bảo trật tự và vệ sinh: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm kê; đảm bảo mỹ quan kho hàng; hạn chế mất mát đến mức tối thiểu.

+ Những hàng hóa giống nhau về điều kiện và kỹ thuật bảo quản thì có thể bảo quản trong cùng một khu vực kho; đối với những loại mặt hàng hóa có đặc tính thương phẩm mà ảnh hưởng có hại lẫn nhau cần phải để cách ly tại các khu vực khác nhau

+ Các phương pháp xếp hàng tại vị trí để hàng cần tuân thủ những phương pháp nhất định phù hợp với hình dạng, kích thước và đặc điểm tính chất của loại hàng hóa được bảo quản.

Bên cạnh đó để bảo đảm hạ thấp chi phí bảo quản, tận dụng hợp lý khơng gian kho hàng việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa ln cần được tối ưu.

<i>- Tác nghiệp kiểm kê hàng hóa trong kho: </i>

Hoạt động kiểm kê là một trong những hoạt động cơ bản nhằm kiểm soát thất thốt về hàng hóa, kiểm tra chất lượng hàng cũng như xác nhận điều chỉnh số lượng tồn kho theo sổ sách trên phần mềm dựa theo số lượng tồn thực tế.

Việc kiểm kê hàng hóa là một hoạt động rất cần thiết, khơng chỉ kiểm sốt hàng hóa trong kho mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình lưu kho và xây dựng lên kế hoạch nhập hàng phù hợp, giảm thiểu được nhiều chi phí về hàng cũ, hỏng hay các chi phí khác. Đây là công việc nên làm thường xuyên, vừa điều chỉnh hàng tồn kho, vừa kiểm tra hạn sử dụng, dọn dẹp lau chùi khu vực để thành phẩm...

<i>- Tác nghiệp phát hàng: </i>

Phát hàng là công đoạn nghiệp vụ cuối cùng thể hiện chất lượng của toàn bộ q trình nghiệp vụ kho hàng hố. Để giải quyết đơn hàng một cách nhanh chóng và chính xác là một yếu tố tuyệt đối trong quản lý kho hàng tốt. Các hoạt động cần có trong xuất kho bao gồm nhặt hàng, đồng hàng, vận chuyển hàng và chiến lược phân phối nói chung. Yêu cầu của tác nghiệp này là phải xác định rõ trách nhiệm vật chất cụ thể giữa các bộ phận công tác kế hoạch, chuẩn bị và giao hàng. Đảm bảo phát hàng kịp thời, nhanh chóng và chính xác cho khách hàng theo hợp đồng và lệnh xuất kho; giảm chi phí cho tồn bộ q trình phát hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b>2.2.4. Tổ chức lao trong kho hàng </b></i>

<b>• Đặc điểm, mục tiêu và nguyên tắc </b>

Tổ chức lao động nhà kho là việc phân cơng, bố trí, sử dụng nhân lực kết hợp với vận hành thiết bị và công cụ lao động để hồn thành nghiệp vụ kho có chất lượng, năng suất, tiết kiệm về thời gian lao động.

Đặc điểm lao động ở kho là loại lao động nặng nhọc, phức tạp, địi hỏi phải có hiểu biết sâu về tính chất lý, hóa của hàng hóa và kỹ thuật nghiệp vụ như chất xếp, bảo quản, sử dụng các thiết bị và dụng cụ lao động thành thạo. Lao động kho có tính khơng liên tục, khơng đều đặn do điều kiện nguồn hàng, khách hàng, phương tiện vận tải, yêu cầu kinh nghiệm, kiểm nhận hàng hóa theo đặc thù từng lô hàng hoặc yêu cầu mùa vụ, do đó bố trí lao động khơng cố định mà linh hoạt. Lao động thủ công chiếm phần nhiều nên cần bố trí lực lượng phù hợp, tránh lãng phí.

Mục tiêu của tổ chức lao động trong kho hàng là nhằm đảm bảo cho quy trình lao động liên tục, nhịp nhàng, có năng suất cao, giảm ách tắc, lãng phí trong cung ứng. Bên cạnh đó kết hợp sử dụng sức lao động và thiết bị hợp lý, giúp giảm chi phí cho một đơn vị hàng hóa qua kho.

Nguyên tắc tổ chức lao động kho: Phải phù hợp với công việc trên các mặt số lượng, chất lượng, chuyên môn. Phải kết hợp giữa chuyên mơn hóa và hợp tác hóa nhằm nâng cao năng suất lao động; khuyến khích lao động sáng tạo.

<b>• Các loại lao động trong kho </b>

- Thủ kho, phụ kho, trưởng các bộ phận, ngăn hoặc gian kho: chịu trách nhiệm quản lý tồn bộ cơ sở vật chất, hàng hóa, người lao động trong phạm vi được phân công; Tổ chức nghiệp vụ theo thủ tục và thể lệ quy định; Tổ chức bảo quản và ghi chép theo chế độ.

- Cán bộ kiệm nghiệm: có chun mơn cao; hỗ trợ thủ kho xác định số lượng và chất lượng hàng hóa khi xuất nhập.

- Cơng nhân vận chuyển – bốc dỡ: chuyên làm công tác di dời hàng hóa trong kho. Đối với cơng nhân vận chuyển – bốc dỡ thủ công yêu cầu sức khỏe, kỹ thuật xếp dỡ, vận chuyển, nâng hạ. Đối với công nhân vận chuyển – bốc dỡ thủ công yêu cầu cơ giới: yêu cầu phải học nghề kỹ thuật và có chứng chỉ sử dụng thiết bị phù hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

- Công nhân bảo quản phân loại, chọn lọc, đóng gói, chuẩn bị hàng hóa: lao động trực tiếp; có hiểu biết về tính chất hàng hóa; nắm yêu cầu về kỹ thuật bảo quản, phân loại, chọn lọc, đóng gói.

- Cán bộ, nhân viên làm cơng tác hàng chính: Chủ nhiệm (giám đốc) điểm kho; tổng giám đốc công ty kho hàng; trưởng và phó các phịng ban, điểm kho cơng ty kho; nhân viên phòng ban… làm việc gián tiếp theo ca hoặc giờ hành chính.

- Nhân viên bảo vệ: khơng làm trực tiếp với hàng hóa; liên quan đến thủ tục ra vào kho; vị trí làm việc ngồi kho; nhiệm vụ bảo vệ kho và hàng hóa; thời gian làm việc theo ca luân phiên theo giờ.

<b>• An toàn lao động trong kho hàng </b>

Với đặc điểm của hoạt động nghiệp vụ kho thì cơng tác an tồn lao động và phịng chống cháy nổ trở nên rất quan trọng ở các nhà kho. Các nhân viên và cán bộ làm việc tại kho cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong kho. Tuy nhiên do mỗi nhà kho chứa các loại hàng hóa khác nhau, trình độ cơng nghệ khác nhaum yêu cầu bảo quản và xếp dỡ cũng khác nhau nên quy định an toàn lao động cụ thể là cần riêng cho từng nhà kho. Các quy định này có tính chun mơn vào và cần thường xun đào tạo.

<i><b>2.2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị kho hàng </b></i>

<b>• Sự cần thiết phải đo lường hiệu quả </b>

Để hoạt động quản trị kho hàng diễn ra hiệu quả, ta cần đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng, đảm bảo thiết lập được môi trường cải tiến liên tục tại kho, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn rủi ro để đưa ra hướng giải quyết sớm. Từ đó, giảm nguy cơ phát sinh các chi phí khơng đáng có. Cuối cùng, căn cứ vào đó để tiến hành đào tạo nhân viên tại các vị trí trong kho. Các hoạt động này đều hưởng đến mục tiêu hoàn thiện dịch vụ khách hàng và mục tiêu chi phí của doanh nghiệp.

Đo lường cần đảm bảo tính chính xác, chất lượng và thời gian thực hiện đơn hàng. Đo lường hiệu quả hoạt động dựa trên kỳ vọng của khách hàng và liên tục cải thiện hiệu quả hoạt động đỏ để duy trì lịng trung thành của khách hàng.

Đo lường hiệu quả giúp giảm thiểu chi phí khi hoạt động kho khơng chính xác. Ví dụ, chi phí nhân cơng thực hiện lại tác nghiệp kho, chi phí thu hồi và giao sai sản phẩm, chi phí bị phạt do giao hàng sai tới khách hàng...

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>• Chi tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kho </b>

Yêu cầu đối với đo lường: Chỉ đo lường những vấn đề cần thiết, chỉ đưa ra các chỉ tiêu có thể thực hiện và đo lường được; chỉ đưa ra các chỉ tiêu cho các vấn đề có thể thay đổi được; sử dụng thuật ngữ đo lường rõ ràng, dễ hiểu; sử dụng các KPI thông dụng trong ngành; rà sốt dữ liệu thường xun và tìm hiểu xu hướng.

Các chỉ tiêu đo lường để đo lường hiệu quả cần thực hiện tốt 4 khía cạnh sau: - Độ tin cậy: bao gồm thời gian giao hàng cần đúng hạn theo kế hoạch đề ra và có tỉ lệ lấp đầy kho tối ưu với độ chính xác cao.

- Tính linh hoạt: thể hiện qua sự sẵn có của hàng hố, thời gian thực hiện đơn hàng tại kho và thời gian chu kỳ đơn hàng.

- Tính hiệu quả trong quá trình sử dụng tài sản được đánh giá dựa trên hiệu quả sử dụng không gian kho của doanh nghiệp, hiệu suất của các thiết bị trong nhà kho và tính tốn số vị trí sử dụng pallet.

- Chi phí: cần tính tốn chính xác nhất có thể chi phí vận hành kho doanh thu, chi phí trên 1 đơn hàng và năng suất giờ làm việc để tính tổng chi phí cho kho hàng.

<b>2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị kho hàng </b>

<i><b>2.3.1. Các yếu tố môi trường ngành </b></i>

<i>Khách hàng là yếu tố đầu tiên trong các yếu tố môi trường ngành và ảnh hưởng </i>

đến mọi hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Khách hàng luôn bị thu hút bởi những hứa hẹn sẽ được hưởng khi mua hàng nhu cầu của khách hàng thì ln thay đổi lịng trung thành của khách hàng thi luôn bị lung lay trước nhiều hàng hóa đa dạng. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của khách hàng để đưa ra được những chiến lược hợp lý.

Trong quản trị hàng tồn kho, nhà quản trị cũng phải phân tích các nhân tố về khách hàng để đưa ra chiến lược nhập hàng hợp lý về số lượng cũng như chất lượng, mẫu mã, các mức tồn kho sao cho hợp lý để tránh thiếu hàng hóa khi nhu cầu của khách hàng tăng cao. Đồng thời, khi thị trường bão hịa phải có mức tồn kho hợp lý để tránh tồn đọng nhiều, gia tăng các chi phí tồn kho.

<i>Về Đối thủ cạnh tranh là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến việc quản trị kho hàng </i>

của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh can thiệp và gây thiệt hại cho hoạt động kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

doanh của công ty. Mặt khác, đối thủ cạnh tranh cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong hoạt động quản trị kho, các công ty thường phải đối đầu với nhiều ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh trên thị trường, hoạt động quản trị kho tốt sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, đem lại niềm tin nơi khách hàng và đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vì vậy, địi hỏi cơng tác quản trị kho của doanh nghiệp phải tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

<i>Nhà cung ứng: Mối quan hệ với nhà cung ứng đóng vai trò quan trọng trong quản </i>

trị kho hàng của một doanh nghiệp với nhiều ảnh hưởng đáng kể. Một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và cộng tác tốt giữa hai bên có thể tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin, cải thiện hiệu quả quản trị kho hàng và giảm rủi ro trong chuỗi cung ứng.

Mối quan hệ này không chỉ là về việc đáp ứng nhu cầu cung cấp hàng hóa mà cịn là về việc phát triển và tối ưu hóa quá trình làm việc, giúp tạo ra giá trị cả cho doanh nghiệp và nhà cung ứng.

<i><b>2.3.2. Môi trường vĩ mơ </b></i>

<i>Mơi trường chính trị: Các doanh nghiệp hiện nay đều hoạt động dưới sự kiểm </i>

soát của cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động theo các chính sách, quy định, hiến pháp và luật pháp. Do đó, các doanh nghiệp cần sở hữu cho mình một nhà quản trị giỏi, am hiểu và nắm bắt chính sách mới của chính phủ trong lưu trữ hàng hóa cũng như điều kiện yêu cầu trong quản trị kho.

<i>Môi trường kinh tế:Nền kinh tế phản ánh cũng như tác động trực tiếp tới hoạt </i>

động mua hàng tại các doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển và có nhiều triển vọng sẽ khiến nhu cầu hàng hóa của xã hội ngày càng tăng, các hoạt động quản trị kho từ đó được quan tâm, phát triển nhiều hơn.

<i>Mơi trường công nghệ: Yếu tố công nghệ trong môi trường vi mơ có tác động </i>

mạnh mẽ trong việc thay đổi mơ hình hoạt động marketing và quản lý doanh nghiệp. Trong thời đại số hóa hiện nay, nếu cơng ty không thường xuyên cập nhật kịp thời những kiến thức mới về trí tuệ nhân tạo AI và học hỏi áp dụng vào thực tế doanh nghiệp, rất có thể cơng ty đó bị bỏ lại phía sau, khơng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>Mơi trường văn hóa - xã hội: Các nền văn hóa thường phát triển tâm lý nhóm, đi </i>

theo các giá trị cốt lõi và niềm tin chung, định hình cách các cá nhân trong những nền văn hóa. Như vậy, mua sắm và những gì họ chọn để tiêu tiền. Doanh nghiệp cần chú ý đến sự khác biệt về văn hóa xã hội, đặc biệt là khi chuyển sang các thị trường mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ KHO HÀNG HĨA TẠI CƠNG TY TNHH SAVOR VIỆT NAM </b>

<b>3.1. Tổng quan về công ty TNHH Savor Việt Nam </b>

<i><b>3.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Savor Việt Nam </b></i>

<i>Công ty TNHH Savor Việt Nam được biết đến là công ty kinh doanh dịch vụ, bán </i>

lẻ với chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh, tiện lợi (bánh mì, xơi, trà sữa,...). Các sản phẩm của cơng ty đều được bày bán tại các cửa hàng lớn, nhỏ trải khắp nội thành Hà Nội. Hiện tại, địa chỉ văn phịng của cơng ty nằm tại số nhà 108, đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Người đại diện pháp luật của Savor là ông Lê Tuấn Hiệp, đồng thời cũng là nhà đồng sáng lập của thương hiệu trên.

Công ty phát triển hai thương hiệu bao gồm Savor Cake và Savor Bread.

<i>Hiện tại, có thể liên hệ với công ty TNHH Savor Việt Nam qua các đường dây </i>

nóng bao gồm hotline tư vấn: 1900 77 99 07; hotline khiếu nại: 091 708 6650; liên hệ hợp tác: 093 466 4262. Ngồi ra có thể liên hệ, phản hồi qua địa chỉ Email: và tham khảo các sản phẩm tại Website:

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>Quá trình hình thành và phát triển </i>

Ra đời năm 2011, 4Handy là một nhóm khởi nghiệp của những sinh viên năm 3 có đam mê và mong muốn phát triển những sản phẩm handmade ứng dụng rộng rãi tới

<i>nhiều người hơn. Cửa hàng đầu tiên có tên là Bánh Đa Shop, ở đây tập trung bán nguyên </i>

liệu để làm đồ thủ công, thiết kế ra những bộ kit khâu vá giúp các bạn trẻ thể hiện bản sắc của mình qua các sản phẩm tự làm.

Đến năm 2014, 4Handy tạo ra một không gian học làm bánh cho người không

<i>chuyên và cửa hàng nguyên liệu dụng cụ với tên Gato Baking Space, đồng thời khẩu hiệu Popularize Baking được ra đời, đây là nơi mà ai cũng có thể làm “thợ bánh” trong </i>

<i><b>3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cơng ty TNHH Savor Việt Nam </b></i>

<b>• Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Công ty tập trung chủ yếu trong ngành F&B (Food and Beverage) và hoạt động trong lĩnh vực cung cấp đồ ăn nhanh và tiện lợi. Các sản phẩm chính bao gồm bánh sinh nhật, bánh mì, xơi, nước ép nguyên chất, đồ uống handmade và nhiều món ăn khác. Mơ hình kinh doanh của cơng ty tập trung vào việc mang lại trải nghiệm mua sắm và tiêu dùng thuận tiện và chất lượng cho khách hàng.

Ngoài hoạt động kinh doanh ngành F&B thì cơng ty cịn thực hiện các nghiệp vụ như bán hàng và vận chuyển các mặt hàng từ kho đến các cơ sở để bán, tại các kho hàng thực hiện các nghiệp vụ kho như dự trữ, bảo quản, đóng gói,… kho hàng hóa có trách nghiệm là nơi trung chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến bếp và các cơ sở bán hàng của công ty, đôi khi cũng sẽ chuyển trực tiếp đến khách hàng.

</div>

×