Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường nhật bản của công ty tnhh dịch vụ phân phối senko việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 75 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

<b>KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ ------ </b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<b>QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI </b>

<b>SENKO - VIỆT NAM </b>

<b> Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện </b>

ThS. CHU TIẾN MINH ĐÀO THỊ HẰNG Lớp: K56E1

Mã sinh viên: 20D130017

HÀ NỘI – 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

<i><b>Em xin cam đoan rằng đề tài khố luận tốt nghiệp “Quản trị quy trình giao hàng </b></i>

<i><b>xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam” là sản phẩm mà bản thân em đã nỗ lực nghiên cứu </b></i>

và xây dựng trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam.

Trong q trình xây dựng và hồn thiện đề tài khoá luận tốt nghiệp trên em đã tham khảo của một số tài liệu liên quan đến đề tài khoá luận với nguồn gốc rõ ràng dưới sự hướng dẫn và gợi ý của giáo viên hướng dẫn ThS. Chu Tiến Minh. Tất cả số liệu, tính tốn được trình bày trong bài khố luận đều do em tự thu thập và tính tốn, thống kê dựa trên số liệu và kết quả kinh doanh từ Phòng Nhân sự, Phịng Kế tốn và Phịng Kinh doanh của Công ty. Một lần nữa, em xin cam đoan về tính chính xác và duy nhất của các số liệu, nội dung được đề cập trong đề tài nghiên cứu do em thực hiện bên dưới.

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2024 Sinh viên thực hiện

Đào Thị Hằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI CAM ĐOAN ... i </b>

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ... v </b>

<b>LỜI CẢM ƠN ... vi </b>

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ... vii </b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI SENKO - VIỆT NAM ... 1 </b>

<b>1.1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1 </b>

<b>1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ... 2 </b>

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu ... 5 </b>

<b>1.4. Mục đích nghiên cứu ... 5 </b>

<b>1.5. Phạm vi nghiên cứu ... 5 </b>

<b>1.6. Phương pháp nghiên cứu ... 6 </b>

<b>1.7. Kết cấu của đề tài ... 7 </b>

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP ... 8 </b>

<b>2.1. Khái quát về dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ... 8 </b>

<b>2.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển... 8 </b>

<b>2.1.2. Nội dung dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ... 10 </b>

<b>2.2. Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp</b> ... 14

<b>2.2.1. Khái niệm quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp giao nhận ... 14 </b>

<b>2.2.2. Vai trị của quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp giao nhận ... 14 </b>

<b>2.2.3. Nội dung quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp giao nhận ... 15 </b>

<b>2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị quy trình dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ... 19 </b>

<b>2.3.1. Các yếu tố chủ quan (xuất phát từ bên trong doanh nghiệp) ... 19 </b>

<b>2.3.2. Các yếu tố khách quan (xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp) ... 20 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI SENKO - VIỆT NAM 22 </b>

<b>3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam ... 22 </b>

<b>3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty ... 22 </b>

<b>3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty ... 22 </b>

<b>3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ... 23 </b>

<b>3.1.4. Cơ cấu tổ chức ... 23 </b>

<b>3.1.5. Nguồn nhân lực ... 25 </b>

<b>3.1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật ... 27 </b>

<b>3.1.7. Tài chính của Cơng ty ... 29 </b>

<b>3.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ... 29 </b>

<b>3.2.1. Khái quát tình hình chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 29 3.2.2. Các hoạt động thương mại quốc tế của Công ty ... 31 </b>

<b>3.3. Phân tích thực trạng quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Nhật Bản của Công ty ... 35 </b>

<b>3.3.1. Lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ... 35 </b>

<b>3.3.2. Tổ chức giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ... 38 </b>

<b>3.3.3. Giám sát quá trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ... 43 </b>

<b>3.3.4. Điều hành quá trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ... 45 </b>

<b>3.4. Đánh giá thực trạng quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam... 48 </b>

<b>4.1.1. Triển vọng ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển sang thị trường Nhật Bản ... 54 </b>

<b>4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam trong hoạt động giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển ... 55 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>4.2. Những đề xuất giải pháp từ phía Cơng ty nhằm tăng cường hiệu quả quản </b>

<b>trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ... 56 </b>

<b>4.2.1 Những giải pháp quản trị ... 56 </b>

<b>4.2.2. Những giải pháp hồn thiện quy trình nghiệp vụ ... 59 </b>

<b>4.2.3. Giải pháp tăng cường, mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp giao nhận vận tải nước ngoài ... 61 </b>

<b>4.3. Những kiến nghị với nhà nước, cơ quan chức năng nhằm tăng cường hiệu quả quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Nhật Bản tại Công ty ... 61 </b>

<b>4.3.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý ... 61 </b>

<b>4.3.2. Hoàn thiện cơng tác quản lý ... 62 </b>

<b>4.3.3. Hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ... 63 </b>

<b>4.3.4. Hoàn thiện quản trị thủ tục hải quan ... 63 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 65 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 66 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ </b>

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Khối Văn phịng của Senko ... 23 Hình 3.2. Hình ảnh bên ngồi và bên trong của trung tâm phân phối ... 28 Hình 3.3. Những hoạt động tiêu bi u ... 28 Hình 3.4. Trang tính “業務進捗表 輸出”- “Tiến độ kinh doanh” đ lập kế hoạch . 36 Bi u đồ 3.1. Những vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n sang thị trường Nhật Bản ... 45

Bảng 3.1. Thống kê nhân sự theo phòng ban tại Senko tính đến tháng 12/2023 ... 25 Bảng 3.2. Thống kê nhân sự theo các tiêu chí tại Senko tính đến tháng 12/2023 .... 26 Bảng 3.3. Diện tích xây dựng ban đầu của Senko ... 27 Bảng 3.4. Bảng tóm tắt Bảng cân đối kế tốn của Senko giai đoạn 2021 - 2023 ... 29 Bảng 3.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Senko giai đoạn 2021-2023 . 30 Bảng 3.6. Doanh thu từ việc cung cấp các loại dịch vụ của Senko giai đoạn 2021-2023 ... 31 Bảng 3.7. Tỷ trọng giao hàng xuất khẩu của Senko giai đoạn 2021– 2023... 33 Bảng 3.8.Tỷ trọng các mặt hàng giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2021 – 2023 ... 34 Bảng 3.9. Tỷ trọng các nhân tố ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch giao hàng của Senko giai đoạn 2021 – 2023 ... 37

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp của Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện và hỗ trợ em nhiệt tình trong thời gian thực tập, giúp em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức chun ngành bổ ích, cũng như văn hóa doanh nghiệp và tích lũy kinh nghiệm trong q trình làm việc tại Cơng ty.

Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn tồn th các thầy cơ giáo của Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho em những kiến thức bổ ích nhất trong suốt 4 năm học vừa qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo của Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế - những người đã trang bị cho em những kiến thức chuyên môn quý báu về chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, làm hành trang đầu đời cho em bước vào công tác sau này.

Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Chu Tiến Minh - giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã sát sao và tận tình chỉ bảo đ giúp em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp quan trọng này. Thầy đã hết lòng hướng dẫn đ em có th hồn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Xin gửi lời tri ân nhất của em đối với những điều mà thầy đã dành cho em.

Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập khơng nhiều, nên khóa luận của em cịn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp ý kiến từ phía thầy cơ giáo đ giúp em hồn thành bài khóa luận này một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT </b>

<b>TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH </b>

<b>STT Ký hiệu Tên đầy đủ Tiếng Anh Nghĩa đầy đủ </b>

2 LCL Less than container load Hàng lẻ 3 NVOCC <sup>Non -Vessel Operating Common </sup>

Carrier

Công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải bi n 4 FIATA <sup>International Federation of Freight </sup>

Forwarders Associations

Liên đoàn Hiệp hội các nhà giao nhận vận tải quốc tế 5 CFS Container Freight Station Kho hàng lẻ

6 ICD Inland Container Depot Cảng cạn, Cảng khô 7 ETD Estimated time of Departure Ngày tàu chạy dự kiến 8 ETA Estimated Time of Arrival Ngày tàu dự kiến đến

10 VGM Verified Gross Mass Phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA </b>

<b>CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI SENKO - VIỆT NAM 1.1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, Việt Nam ln khuyến khích doanh nghiệp nội địa sản xuất và xuất khẩu, nhằm tạo ra nhiều nguồn lợi cho đất nước. Đặc biệt, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đang không ngừng phát tri n. Hiện nay, Nhật Bản không chỉ là nhà tài trợ ODA lớn nhất mà còn là bạn hàng thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Các hiệp định như Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Toàn diện (VJEPA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Toàn diện và Tiến tri n (EPA), Hiệp định Tránh Thuế suất Nhập khẩu Tự do (AITA),... đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của nước ta thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Nếu tận dụng và khai thác có hiệu quả những ưu đãi trong các Hiệp định này không chỉ giúp giảm rào cản thuế, mà còn tạo điều kiện thuận lợi, kích thích hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đ xuất khẩu phát tri n, không chỉ cần sự phát tri n trong sản xuất mà còn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cơng ty giao nhận. Do đó, các cơng ty giao nhận tại Việt Nam đang phát tri n cả về quy mô và chất lượng đ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ giao nhận quốc tế. Tuy nhiên, ngành giao hàng bằng đường bi n của các công ty Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát tri n và nhiều công ty vẫn chưa đạt đến mức chuyên nghiệp so với các đối tác quốc tế. Vấn đề là làm thế nào đ các cơng ty có th cung cấp dịch vụ với chất lượng thỏa mãn sự phát tri n xuất nhập khẩu hàng hóa là một câu hỏi quan trọng mà mỗi doanh nghiệp giao nhận quốc tế đều đặt ra.

Trong tất cả các phương thức giao nhận hiện nay, vận chuy n bằng đường bi n được xem là phát tri n nhất và đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Việt Nam có lợi thế về bờ bi n kéo dài từ Bắc xuống Nam và hệ thống cảng bi n đa dạng được đầu tư bởi Nhà nước. Vận chuy n đường bi n có chi phí thấp, cho phép vận chuy n hàng hóa cồng kềnh và quá tải, mang lại hiệu suất cao trên quãng đường vận chuy n dài, đặc biệt là đối với quãng đường bi n tới Nhật Bản. Sự hợp tác ngày càng mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tạo ra cơ sở hạ tầng và mạng lưới đối tác tốt, giúp tối ưu hóa quy trình xuất khẩu và giao hàng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận đường bi n của các công ty logistics và vận tải tại Việt Nam, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, với đi m nổi bật là chất lượng của hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuy n hàng hóa bằng đường bi n.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Trong bối cảnh đó, sau thời gian thực tập và nghiên cứu tại doanh nghiệp, tôi đã được trực tiếp tiếp xúc và trải nghiệm, từ đó đánh giá được những đi m mạnh, thách thức và hạn chế mà Công ty đang đối diện, đặc biệt trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n sang thị trường Nhật Bản– một thị trường lớn, khó tính và yêu cầu chất lượng cao. Từ những vấn đề này, tôi đã quyết định chọn đề tài:

<i><b>"Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Nhật </b></i>

<i><b>bản của Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam" đ khám phá chi </b></i>

tiết về tình hình giao hàng xuất khẩu đường bi n trong Công ty sang thị trường Nhật Bản. Đề tài này khơng chỉ giúp tơi phân tích rõ hơn về thực tế hiện nay mà Công ty đang đối mặt mà cịn hướng tới đề xuất những giải pháp mang tính thực tế và ứng dụng cao. Mục tiêu của tôi là đưa ra những biện pháp cụ th , thực tế đ cải thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n, góp phần thúc đẩy hiệu suất kinh doanh của Công ty.

<b>1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu </b>

Vận tải bi n là một giải pháp vô cùng hiệu quả cho việc vận chuy n hàng hóa xuyên quốc gia. Trọng đi m của vận tải đường bi n không chỉ nằm trong việc liên kết nội địa mà còn làm nền tảng cho sự trao đổi, bn bán hàng hóa quốc tế.

Hiện nay, vận chuy n hàng hóa đường bi n là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam. Đ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, nhiều đơn vị trong ngành còn đầu tư mạnh mẽ vào việc trang bị lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, có cơng suất lớn và động cơ mạnh, cho phép vận chuy n hàng hóa có khối lượng lớn và đa dạng chủng loại, từ đó thúc đẩy sự phát tri n bền vững của ngành vận tải bi n.

Đặc biệt, nếu nhìn vào quan hệ vận tải bi n giữa Việt Nam và Nhật Bản, ta thấy mối liên kết này có tầm quan trọng rất lớn trong việc thúc đẩy giao thương và hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia. Cả hai đều đặt ưu tiên cao vào vận tải bi n đ đảm bảo dịng chảy liên tục của hàng hóa và tạo ra cơ hội đối thoại và hợp tác chiến lược.

Đ nắm vững hơn về ngành vận tải đường bi n, đã có nhiều đề tài và cơng trình nghiên cứu được thực hiện cả trong nước và quốc tế. Những nghiên cứu này khơng chỉ đưa ra cái nhìn tổng quan mà cịn tập trung vào các khía cạnh cụ th của hệ thống vận tải bi n, bao gồm cả góc độ của nhà nước và doanh nghiệp.

<i><b>1.2.1. Tình hình nghiên cứu thế giới </b></i>

<i>Abhishek Gupta (2019): “Trade with the world: Export promotion schemes </i>

<i>provided by Government of India” – The Economic Times. Tác giả đã phân tích và </i>

đánh giá các chương trình xuất khẩu và hỗ trợ tài chính của Chính phủ Ấn Độ nhằm tăng cường xuất khẩu và dự trữ ngoại hối. Mục tiêu là đơn giản hóa quy trình xuất

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

khẩu, làm cho nó dễ dàng hơn và tăng cường dự trữ ngoại hối. Tác giả cũng đề xuất cải thiện các chương trình và chính sách đ thúc đẩy xuất khẩu.

Angappa Gunasekaran, Bharatendra K.Rai & Michael Griffin (2011):

<i>“Resilience and competitiveness of small and medium sized enterprise” – </i>

International Journal of Production Research. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với hơn 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bờ bi n phía Nam Massachusetts, Hoa Kỳ; cho thấy khả năng phục hồi và cạnh tranh của các doanh nghiệp qua chiến lược kinh doanh, khoa học công nghệ mới và tồn cầu hóa. Tác giả cũng đề xuất các giải pháp đ nâng cao năng lực của doanh nghiệp và thích ứng với xu hướng cơng nghệ mới.

<i>Christian Volpe Martincus, Jerónimo Carballo (2010): “Export Promotion </i>

<i>Activities in Developing Countries: What kind of Trade Do They Promote?” – </i>

Inter-American Development Bank – Integration and Trade Sector. Nhóm tác giả đã đưa ra ước tính về tác động của các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với các công ty kinh doanh hàng hóa khác nhau bằng cách phân tích dữ liệu xuất khẩu của Costa Rica từ 2001-2006. Kết quả cho thấy hiệu quả của các hoạt động này trong việc tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là đối với các cơng ty bán hàng hóa đa dạng. Từ đó, đề xuất các phương hướng thúc đẩy đa dạng hóa xuất khẩu đối với các quốc gia đang phát tri n.

<i><b>1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước </b></i>

<i>Đề tài "Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Cơng ty </i>

<i>TNHH Thương mại quốc tế Mosimex." của tác giả Dương Thị Hiền (năm 2021). Bài </i>

luận văn không chỉ phân tích thực trạng và quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu của Cơng ty mà cịn đưa ra các đánh giá sâu sắc về tình hình hoạt động của Công ty và đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện quản trị quy trình. Tuy nhiên, một số giải pháp đề xuất chưa được tinh chỉnh đ phản ánh đúng với tình hình cụ th của Công ty.

<i>Đề tài "Hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu sang thị </i>

<i>trường EU của Công ty TNHH Kee Eun Việt Nam." của tác giả Phan Thị Ánh </i>

(2013). Nghiên cứu đã tổng quan các lý thuyết liên quan đến quá trình giao nhận, và định rõ các rủi ro xuất phát từ quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu thơng qua đường bi n, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro đó. Tuy nhiên, đề tài này chưa đi sâu vào việc phân tích hoạt động và thực trạng quản trị quy trình giao hàng của Công ty.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Đề tài “Tiềm năng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả việt nam sang thị </i>

<i>trường Nhật Bản” của nhóm tác giả Đinh Cao Kh, Trần Đình Thao, Nguyễn Thị </i>

Thủy tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Học viện Nông nghiệp Việt Nam (năm 2020). Nghiên cứu này không chỉ tập trung vào việc đánh giá thực trạng mà còn chiến lược hóa tiềm năng xuất khẩu của nước ta đối với thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, đề tài giúp hi u rõ hơn về thị trường, các yếu tố ảnh hưởng, cạnh tranh và giải pháp đ phát tri n xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đặc biệt chú ý đến các thách thức và rủi ro cụ th đang phải đối mặt.

<i>Đề tài "Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa Xuất Nhập Khẩu tại Công ty </i>

<i>Cổ phần Đại Lý Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng." của tác giả Chung </i>

Ngọc Khánh - Đại học Dân Lập Hải Phòng (năm 2018). Đề tài đã phân tích về tình hình quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, và đưa ra những biện pháp cụ th nhằm hoàn thiện hoạt động tại chi nhánh của Công ty. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn ở mức độ tổng quát về các hoạt động giao nhận mà không đi sâu vào khám phá một khía cạnh hoạt động đặc biệt hay thế mạnh cụ th của Cơng ty.

<i>Đề tài "Hồn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Công </i>

<i>ty TNHH Đầu tư và Xuất nhập khẩu NNP." của tác giả Đinh Đình Huy - Trường </i>

Đại học Thương mại (năm 2022). Tác giả đã phân tích về quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n của Công ty nhưng chưa th hiện đầy đủ về hoạt động và thực trạng quản trị quy trình giao hàng của Cơng ty. Cũng như đó, những giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu chưa đạt sự chặt chẽ và phản ánh đúng yêu cầu của đề tài.

Có th thấy, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n, đa phần đã hệ thống hóa lý thuyết cơ bản và đưa ra được một số biện pháp nhằm cải thiện các vấn đề cịn tồn tại mà Cơng ty đang gặp phải nhưng chưa thực sự phân tích rõ được những vấn đề đang còn tồn đọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty cũng như chưa đưa ra được những giải pháp thực tế, triệt đ và hiệu quả đối với quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay.

Ngoài ra, tôi nhận thấy những nghiên cứu gần đây chưa đủ sâu và chưa tập trung vào một thị trường cụ th . Do đó, bằng những nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình, tơi hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện những kiến thức về quản trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n nói chung và cụ th vào thị trường Nhật Bản.

Đề tài của tôi hướng tới việc đưa ra cái nhìn tổng quan về lý thuyết quản trị giao hàng xuất khẩu, phân tích thực trạng thực hiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n sang thị trường Nhật Bản tại Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam (Senko). Bài nghiên cứu không chỉ làm rõ thành cơng của Cơng ty mà cịn tập trung vào những khó khăn, vấn đề đang tồn tại trong quy trình giao hàng xuất khẩu của họ. Từ đó, tơi đề xuất một số các giải pháp cụ th và thiết thực, có th áp dụng đ cải thiện quy trình giao hàng xuất khẩu tại Senko.

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu </b>

Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam.

<b>1.4. Mục đích nghiên cứu </b>

- Xây dựng và hệ thống hóa lý thuyết về quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n nhằm tạo ra một khung lý thuyết toàn diện, bao gồm các nguyên lý, phương pháp, và các yếu tố quan trọng trong quản lý quy trình xuất khẩu đường bi n.

- Đánh giá chi tiết quy trình giao hàng xuất khẩu của Senko qua đường bi n đi Nhật Bản, tập trung vào các bước cụ th , yếu tố ảnh hưởng, và các khâu quan trọng. Nghiên cứu đặc đi m của đường bi n này, bao gồm thách thức, cơ hội, yêu cầu kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, quy định, và các yếu tố ảnh hưởng đến vận tải bi n.

- Tìm ra những vấn đề còn tồn tại trong quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu tại Cơng ty và đánh giá về các thách thức, hạn chế, và những đi m yếu trong quy trình.

- Đề xuất các giải pháp cụ th và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả trong quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n tại Senko. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra quy trình linh hoạt, hiệu quả, và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường quốc tế.

<b>1.5. Phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>a. Phạm vi về nội dung </b></i>

Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n sang Nhật Bản của Senko, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đ khắc phục các đi m còn hạn chế, phát huy tối đa những thành tựu trong quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n sang Nhật Bản của Công ty.

<i><b>b. Phạm vi về thời gian </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Phân tích những dữ liệu trong giai đoạn 2021-2023. Từ đó rút ra những đi m mạnh và những đi m còn hạn chế, và đưa ra những giải pháp trong những năm tiếp theo.

<i><b>c. Phạm vi về khơng gian </b></i>

Nghiên cứu tại phịng kinh doanh của Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam.

<b>1.6. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu </b></i>

<i>- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập </i>

từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, cũng như các tài liệu về tình hình hoạt động của Cơng ty trong giai đoạn 2021 - 2023. Ngồi ra cịn được thu thập từ

<i>bên ngoài như các bài viết được đăng tải trên báo, tạp chí và trang web của Cơng ty. </i>

<i>- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập </i>

bằng phương pháp quan sát thực tế thơng qua q trình thực tập tìm hi u, làm việc tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn cán bộ nhân viên công ty đánh giá về chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n tại phịng kinh doanh tại Cơng ty.

- Phương pháp phân tích, so sánh: là cách thức sử dụng q trình tư duy logic đ nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của Cơng ty, qua đó đánh giá thực trạng hoạt động, góp phần đánh giá tính hợp lý của các dữ liệu này.

- Phương pháp chỉ số: đánh giá sự tăng giảm về doanh thu giữa cách ngành hoạt động của Công ty, sự thay đổi về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị của Công ty, qua đó đánh giá, nhận ra các vấn đề tồn tại và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai.

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những phân tích và so sánh đ đưa ra nhận xét và đánh giá về thực trạng từ đó đưa ra các đề xuất và biện pháp nhằm nâng

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

cao hiệu quả trong hoạt động quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n sang thị trường Nhật Bản của Senko.

<b>1.7. Kết cấu của đề tài </b>

Ngồi phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng bi u, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và kết luận, Khóa luận được kết cấu theo 4 chương như sau:

Chương 1 – Tổng quan về quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam

Chương 2 – Cơ sở lý luận về quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n của doanh nghiệp

Chương 3 – Phân tích thực trạng quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam

Chương 4 – Định hướng phát tri n và đề xuất với vấn đề quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP </b>

<b>2.1. Khái quát về dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển </b>

<b>2.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển </b>

<i><b>a, Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển </b></i>

Giao hàng xuất khẩu đóng vai trị then chốt trong thương mại quốc tế, không th thiếu trong chuỗi cung ứng đ chuy n hàng từ đi m xuất khẩu đến đi m nhập khẩu. Quy trình giao hàng bao gồm nhiều giai đoạn mà các nhà quản lý cần phải đưa ra các quyết định chiến lược về vận chuy n và xử lý hàng hóa đ tối ưu hóa hiệu suất, giảm thi u chi phí và đảm bảo an tồn trong q trình vận chuy n.

Theo Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) về giao hàng bằng đường bi n đưa ra khái niệm như sau: “Giao hàng bằng đường bi n là loại hình giao hàng mang tính quốc tế, giúp thúc đẩy phát tri n thương mại quốc tế. Giao hàng bằng đường bi n thích hợp trong buôn bán, kinh doanh quốc tế. Giao hàng bằng đường bi n góp phần làm phát tri n kinh tế đất nước được mạnh mẽ hơn, làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.”

Giao hàng bằng đường bi n đem lại sự thuận lợi cho thương mại cả trong và ngồi nước, giúp việc trao đổi văn hóa thông qua các sản phẩm mang đặc đi m dân tộc trở nên dễ dàng và tiện lợi, và đóng góp vào việc củng cố mối quan hệ thương mại và văn hóa giữa các quốc gia trên thị trường quốc tế. Phương tiện này phù hợp với việc vận chuy n hàng hóa có khối lượng lớn và trên các khoảng cách xa mà khơng cần địi hỏi sự cấp bách về thời gian.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) về dịch vụ giao nhận đưa ra khái niệm: Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding) được định nghĩa là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuy n, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hố cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ k trên, k cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hi m, thanh tốn, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”.

Luật Thương mại sửa đổi ban hành ngày 14/06/2005 của nước ta định nghĩa: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuy n, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hố theo thoả thuận với khách hàng đ hưởng thù lao”.

<i><b>c. Người giao nhận </b></i>

Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997: “Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá”.

Theo Điều 3 của Nghị định số 140/2007/NĐ-CP: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ logistics cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều cơng đoạn của dịch vụ đó”.

Theo Liên đồn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA): “Người giao nhận là người lo toan đ hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuy n, làm thủ tục hải quan, ki m hoá...”

Trong hoạt động giao hàng, người giao hàng có th là chủ hàng (khi chủ hàng tự chịu trách nhiệm vận chuy n hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu đại diện cho chủ hàng thực hiện việc giao hàng), công ty xếp dỡ hoặc nhà kho, hoặc các chuyên gia giao hàng đăng ký kinh doanh dịch vụ này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Như vậy, giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n là quá trình bao gồm các hoạt động liên quan đến vận chuy n hàng hóa từ nước xuất khẩu ra nước ngoài bằng đường bi n. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao hàng thực hiện các công việc như ký kết hợp đồng vận chuy n với nhà vận tải, xác định lưu cước và thuê tàu, thực hiện thủ tục hải quan, và quản lý việc gom hàng và đóng container.

<b>2.1.2. Nội dung dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển </b>

<i><b>2.1.2.1. Đặc điểm của giao hàng xuất khẩu bằng đường biển </b></i>

Giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường bi n là một hoạt động thương mại dịch vụ, và do đó nó cũng có những đặc đi m đặc trưng của một dịch vụ, bao gồm:

<i>Tính vơ hình: Sản phẩm của quá trình vận chuy n bằng đường bi n thường </i>

mang tính vơ hình, khơng th nhìn thấy hoặc đo lường trực tiếp như hàng hóa hữu hình. Sự hiệu quả của dịch vụ thường chỉ được khách hàng nhận biết sau khi hàng đã được giao và sử dụng, thông qua các tiêu chuẩn như thời gian vận chuy n, tuân thủ lịch trình và an tồn, độ chính xác của thủ tục và chứng từ.

<i>Tính khơng lưu trữ: Hoạt động vận chuy n chỉ có th được thực hiện khi có nhu </i>

cầu từ phía khách hàng, do đó người vận tải không th tạo ra dịch vụ vận chuy n hàng loạt. Sự không cân đối trong quan hệ cung cầu này thường xảy ra ở các thời đi m khác nhau, phụ thuộc vào mùa vụ và chu kỳ kinh doanh của khách hàng.

<i>Tính khơng sở hữu: Khi dịch vụ vận chuy n được thực hiện, với các công việc </i>

như vận chuy n, bảo quản, bốc xếp hàng hóa, khách hàng chỉ nhận được kết quả là hàng hóa được di chuy n đến đích, chứ không được chuy n giao quyền sở hữu với phương tiện vận tải.

<i>Tính khơng thể chia cắt – sản xuất đi đơi với tiêu thụ: Tính đồng nhất th hiện </i>

sự đồng thời về thời gian và khơng gian giữa q trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ vận chuy n. Do không th thực hiện sản xuất hàng loạt, người vận chuy n cần có kế hoạch, dự trữ phương tiện và nhiên liệu và dự báo được nhu cầu của khách hàng trước.

<i>Tính thay đổi: Tính biến đổi của dịch vụ vận chuy n th hiện qua việc các trải </i>

nghiệm sử dụng dịch vụ không giống nhau, ngay cả khi đó là cùng một nhân viên vận chuy n, từ cùng một nhà cung cấp, hoặc là một loại dịch vụ nhất định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Tính thích ứng: Do sản phẩm vận tải khơng có tính chất dở dang hay được </i>

chuy n đổi thành sản phẩm cuối cùng như các hàng hóa hữu hình, vì vậy dịch vụ vận tải ln linh hoạt đ đáp ứng các yêu cầu thay đổi của người thuê.

<i><b>2.1.2.2. Vai trò của quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển </b></i>

Vận chuy n hàng hóa qua đường bi n có th xảy ra những sự kiện bất ngờ do rủi ro, địi hỏi quản trị q trình vận chuy n cần được thực hiện một cách chặt chẽ.

<i>- Đối với các chủ hàng: Quản lý hiệu quả quy trình giao nhận và vận chuy n </i>

hàng hóa quốc tế giúp thực hiện kế hoạch kinh doanh suôn sẻ, đảm bảo giao hàng đúng hạn và mang về lợi nhuận. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình trạng của hàng hóa và ki m sốt việc tn thủ hợp đồng của đối tác.

<i>- Đối với người chuyên chở: quản lý tốt quy trình giao nhận và vận chuy n </i>

hàng hóa giúp hồn thành hợp đồng chuyên chở, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tạo ra lợi nhuận.

<i>- Đối với người nhận hàng: việc quản lý hiệu quả quy trình giao nhận và vận </i>

chuy n hàng hóa giúp nhận hàng đúng thời hạn và đủ số lượng, chất lượng, từ đó đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách suôn sẻ.

<i><b>2.1.2.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận </b></i>

Theo Điều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ:

- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có th thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không th thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thơng báo cho khách hàng đ xin chỉ dẫn thêm.

- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.

<i><b>2.1.2.4. Các phương thức giao hàng xuất khẩu </b></i>

<i>a, Dịch vụ giao nhận hàng hóa Door to door </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Dịch vụ Door to Door được hi u là “từ kho gửi hàng đến kho nhận hàng”. Nó khơng chỉ giới hạn ở việc vận chuy n hàng hóa, mà cịn bao gồm các thủ tục liên quan như thực hiện các thủ tục giấy tờ cần thiết, thủ tục hải quan, thủ tục thơng quan,... Dịch vụ này có th cung cấp thêm các tiện ích như ki m đếm hàng hóa khi gửi và nhận, cũng như bảo hi m hàng hóa đ đảm bảo sự an tồn cho chúng trong q trình vận chuy n, phịng ngừa các trường hợp bất khả kháng.

Hiện nay, có hai loại hình dịch vụ vận chuy n hàng Door to Door phổ biến: - Vận chuy n Door to Door quốc tế: Đây là loại dịch vụ vận chuy n hàng hóa từ người gửi đến người nhận trên phạm vi toàn cầu. Nó bao gồm các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu cần thiết đ hồn thành q trình vận chuy n.

- Vận chuy n Door to Door nội địa: Đây là loại dịch vụ vận chuy n hàng hóa từ người gửi đến người nhận trên lãnh thổ của Việt Nam, không bao gồm các thủ tục hải quan quốc tế.

Dịch vụ Door to Door mang lại sự thuận tiện và hiệu quả đối với cả đơn vị vận chuy n lẫn người sử dụng dịch vụ, cụ th như:

- Hàng hóa được lấy và giao tận nơi, giúp cả người gửi và người nhận hàng không phải di chuy n đ thực hiện việc giao nhận.

- Với dịch vụ này, người sử dụng dịch vụ có th linh hoạt chọn lựa giữa hình thức vận chuy n thơng thường hoặc chuy n phát nhanh.

- Tiết kiệm thời gian và công sức cho cả người gửi và người nhận hàng.

- Hàng hóa gửi đi ln được công ty vận chuy n đảm bảo an toàn trong quá trình giao nhận.

- Người nhận hàng được phép ki m tra hàng hóa trước khi thanh tốn (đối với dịch vụ ship COD) hoặc có quyền từ chối nhận hàng nếu không đúng như thỏa thuận ban đầu với người gửi.

- Chi phí vận chuy n thường được tiết kiệm hơn so với việc tự giao hàng.

<i>b, Dịch vụ vận chuyển hàng Full container load (FCL) và Less than container load (LCL) </i>

 Dịch vụ vận chuy n hàng Full container load (FCL):

FCL, viết tắt của "Full Container Load" (Gửi hàng nguyên container), mô tả trách nhiệm của người gửi và người nhận hàng trong quá trình vận chuy n. Trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

FCL, người gửi chịu trách nhiệm đóng hàng vào container, trong khi người nhận hàng phải thực hiện việc dỡ hàng khỏi container. Phương thức này đã được ưa chuộng trong vận chuy n quốc tế từ lâu và vẫn được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

 Dịch vụ vận chuy n hàng Less than container load (LCL):

LCL, viết tắt của "Less-than-Container Load" (Hàng lẻ), đề cập đến các lô hàng không đủ lớn đ chất đầy vào một container hàng đầy đủ. Trong LCL, hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau được đóng chung trong một container và người gom hàng chịu trách nhiệm cả việc đóng hàng và dỡ hàng vào/ra khỏi container. Khi gửi hàng, nếu hàng hóa khơng đủ đ đóng vào một container đầy đủ, chủ hàng có th chọn phương thức gửi hàng lẻ đ có th tối ưu chi phí vận chuy n.

Người gom hàng đảm nhận vai trò tập hợp các lô hàng lẻ từ nhiều chủ hàng khác nhau, tiến hành sắp xếp, phân loại và kết hợp các lô hàng đ đóng vào container, sau đó niêm phong kẹp chì và chuẩn bị các tài liệu theo quy định xuất khẩu và thủ tục hải quan. Sau đó, họ sẽ bốc container từ bãi chứa cảng và gửi đi trên tàu vận chuy n, sau đó dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao hàng cho người nhận cuối cùng.

Hình thức vận chuy n hàng LCL thường được ưa chuộng bởi các công ty giao nhận vận chuy n, với một số lợi ích như sau:

- Tiết kiệm chi phí vận chuy n: Đối với chủ hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp có số lượng hàng nhỏ, không đủ đ điền vào một container đầy đủ, dịch vụ vận chuy n hàng lẻ LCL giúp tiết kiệm chi phí vận chuy n và tăng hiệu quả.

- Tiết kiệm thời gian: Dịch vụ LCL cho phép chủ hàng khơng phải chờ đợi đến khi có đủ hàng đ đóng đầy vào một container mới vận chuy n. Họ có th kết hợp đóng gói hàng hóa với các chủ hàng khác đ nhanh chóng đóng đầy container và tiến hành vận chuy n, giúp tiết kiệm thời gian đáng k .

- Tiết kiệm chi phí lưu kho: Việc sử dụng dịch vụ LCL giúp tránh phát sinh chi phí lưu kho do việc chờ đợi đủ hàng đ đóng container đầy đủ.

Với dịch vụ LCL, chủ hàng chỉ trả tiền vận chuy n cho không gian thực sự sử dụng trong container, điều này là một lợi ích lớn cho các doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>2.2. Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp </b>

<b>2.2.1. Khái niệm quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp giao nhận </b>

Quản trị là quá trình tổ chức, lãnh đạo và ki m soát hoạt động của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong ngữ cảnh của quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n, đây là việc điều tiết dòng vận chuy n của hàng hóa từ đi m gửi đến đi m nhận thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức giao nhận, giám sát và điều hành quy trình giao hàng quốc tế.

Theo “Bài giảng Quản trị giao nhận vận chuy n hàng hóa quốc tế - Đại học Thương mại 2017" đưa ra khái niệm: “Quản trị quy trình giao nhận vận chuy n hàng hóa quốc tế là việc lập kế hoạch, tổ chức và giám sát điều hành quá trình giao nhận vận chuy n hàng hóa giữa hai địa đi m (một địa đi m bốc hàng và một địa đi m dỡ hàng) tại hai quốc gia khác nhau, có xem xét đến an tồn, hiệu quả và chi phí.”

<b>2.2.2. Vai trị của quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp giao nhận </b>

❖<i><sub> Đối với doanh nghiệp giao nhận </sub></i>

- Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ khác.

- Quản trị quy trình tốt giúp giảm chi phí khơng cần thiết, như chi phí xây dựng hoặc thuê kho cảng bến bãi, và giảm chi phí đào tạo nhân công.

- Đảm bảo sự thống nhất và chặt chẽ trong các hoạt động vận chuy n, từ đó tăng hiệu quả và năng suất làm việc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Tăng độ tin cậy từ phía khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

<b>2.2.3. Nội dung quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp giao nhận </b>

<i><b> Lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu bằng đường biển </b></i>

Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n là một tập hợp các nghiệp vụ phức tạp, do đó, nhiều người xuất khẩu thường thuê người giao nhận đ thực hiện quy trình này. Việc lập kế hoạch đóng vai trị quan trọng trong định hướng và xác định nội dung công việc, giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả nguồn lực và cung cấp tiêu chuẩn ki m tra và đánh giá quy trình giao hàng trong tương lai. Đ tiến hành lập kế hoạch, các doanh nghiệp cần dựa vào các căn cứ sau:

<i>Dựa vào hợp đồng vận chuyển hoặc yêu cầu dịch vụ, doanh nghiệp xác định các </i>

thông tin cần thiết như loại hàng hoá, cảng bốc hàng (POL), cảng dỡ hàng (POD), khối lượng hàng (volume), thời gian tàu chạy dự kiến (ETD), thời gian nhận hàng dự kiến (ETA) và loại vận chuy n (FCL hoặc LCL) đ chuẩn bị nguồn lực cần thiết.

<i>Dựa vào đặc điểm của từng loại hàng hoá, doanh nghiệp cần tối ưu hoá trọng </i>

lượng và bố trí phương tiện vận tải một cách hiệu quả nhất, từ đó giúp giảm thi u chi phí vận chuy n và tăng cường hiệu suất.

<i>Dựa vào điều kiện thực tế của công ty, bao gồm nguồn nhân lực và cơ sở vật </i>

chất, đ đảm bảo có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Doanh nghiệp có th lập các kế hoạch cho quá trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n:

- Tìm kiếm và lựa chọn người vận chuy n: thu thập thông tin từ khách hàng, đánh giá và sắp xếp các phương án vận chuy n, xây dựng và gửi báo giá cho khách hàng.

- Tổ chức vận chuy n hàng hóa quốc tế: tiếp nhận nhu cầu vận chuy n từ khách hàng, sắp xếp các phương án vận chuy n, lập báo giá và ký hợp đồng vận chuy n.

- Tổ chức giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n: chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải, giao hàng tại địa đi m quy định, lập và bàn giao các chứng từ vận tải, và quyết tốn chi phí.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Kế hoạch giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n thường bao gồm các mục tiêu doanh số, thị trường, công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, phương án nhân sự, chi phí và cơ sở vật chất. Đây là những yếu tố cần được xem xét và lập kế hoạch đ đảm bảo sự thành cơng của q trình vận chuy n hàng hóa quốc tế.

<i><b> Tổ chức giao hàng xuất khẩu bằng đường biển </b></i>

<i>Bước 1: Nắm tình hình chuẩn bị hàng hoá và phương tiện vận tải </i>

Sau khi đã nắm được thông tin ban đầu và lập kế hoạch giao hàng, doanh nghiệp giao nhận cần duy trì liên lạc chặt chẽ với khách hàng đ cập nhật tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải.

Đồng thời, cần tiếp tục theo dõi quá trình chuẩn bị các chứng từ cần thiết đ làm thủ tục hải quan. Các chứng từ này có th được chủ hàng xuất khẩu tự phát hành hoặc nằm trong sự ki m soát của họ, bao gồm Hố đơn thương mại, Phiếu đóng gói hàng hố, chứng nhận xuất xứ (nếu áp dụng cơ chế tự chứng nhận),...

Cùng lúc đó, doanh nghiệp cần tiếp tục liên hệ với hãng tàu, tiến hành đặt chỗ và xác nhận container, đồng thời cần nắm rõ lịch trình của phương tiện vận chuy n và ki m tra xem có sự thay đổi nào khơng.

<i>Bước 2: Giao hàng hoá tại địa điểm quy định </i>

Trong quá trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n, doanh nghiệp giao nhận phối hợp chặt chẽ với chủ hàng xuất khẩu đ thực hiện các công việc sau đây:

- Vận chuy n hàng hoá đến địa đi m được chỉ định, có th là kho của người bán (nếu mua bán theo điều kiện EXW) hoặc tại cảng xuất khẩu.

+ Đối với hàng đóng trong container và gửi hàng nguyên FCL:

Sau khi có xác nhận đặt chỗ của hãng tàu, người giao nhận sẽ liên hệ với hãng tàu đ đổi lấy lệnh cấp container rỗng. Sau đó người giao nhận sẽ đến bãi container rỗng đ lấy container mang về địa đi m quy định đ đóng hàng. Khi lấy container rỗng người giao nhận cần ki m tra kỹ số hiệu container, hình thức bên trong và bên ngồi container đ đảm bảo khơng xảy ra trục trặc trong quá trình chuyên chở.

Vận chuy n container ra bãi và làm thủ tục hạ bãi không muộn hơn 8 giờ trước giờ cắt máng (closing time). Khi hải quan xác nhận thì việc giao hàng coi như đã xong, sau đó cảng sẽ chịu trách nhiệm bốc container lên tàu.

+ Đối với hàng đóng trong container và gửi hàng lẻ LCL:

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Vận chuy n hàng hoá đến địa đi m được chỉ định: người giao nhận sẽ mang hàng lẻ đến Trạm giao nhận hàng lẻ (CFS) đ giao hàng cho người gom hàng (Co-loader), sau đó người gom hàng sẽ phát hành vận đơn thứ cấp (HB/L) cho chủ hàng.

+ Đối với hàng rời:

Người giao nhận phối hợp cùng đại diện chủ hàng (nếu có) theo dõi q trình bốc hàng lên tàu. Sau khi hàng đã lên tàu xong, cảng và tàu sẽ lập biên bản tổng kết giao nhận hàng lập sơ đồ hàng đã xếp lên tàu gửi cho chủ hàng. Đồng thời Thuyền phó cũng cấp cho chủ hàng “biên bản thuyền phó” xác nhận đã nhận xong với các nội dung như số kiện, ký mã hiệu, tình trạng hàng đã bốc lên tàu, cảng đến,...

- Khai báo và thơng quan hàng hố xuất khẩu. Doanh nghiệp giao nhận có th khai báo dưới tên của chủ hàng hoặc dưới tên của mình (đại lý khai báo hải quan). Nếu hàng hoá bị phân vào luồng đỏ cần phối hợp với cán bộ hải quan đ ki m tra thực tế hàng hoá.

- Tiến hành ki m nghiệm, giám định, ki m dịch nếu cần và lấy giấy chứng nhận hay biên bản thích hợp trước khi hàng hoá được đưa lên tàu.

- Doanh nghiệp tiến hành giao hàng cho hãng tàu.

<i>Bước 3: Lập và bàn giao chứng từ vận tải </i>

Doanh nghiệp giao nhận yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin chi tiết đ làm vận đơn của lô hàng, bao gồm: Thông tin về người gửi hàng (Shipper), người nhận hàng (Consignee), Notify (nếu có), số lượng kiện hàng, mơ tả chi tiết về hàng hoá và các yêu cầu đặc biệt khác từ khách hàng. Tùy theo nhu cầu của khách hàng muốn lấy MBL hoặc HBL thì doanh nghiệp giao nhận gửi vận đơn nháp cho khách hàng ki m tra, gửi “pre-alert” cho đại lý ở nước ngoài và tiến hành làm Hướng dẫn làm hàng cho hãng tàu đ làm MBL.

<i>Bước 4: Quyết tốn chi phí </i>

Sau khi hàng hố được đưa lên tàu và giao hàng an toàn đến tay người nhập khẩu, cơng ty giao nhận tiến hành quyết tốn chi phí với người xuất khẩu, hãng tàu và hoa hồng cho đại lý nước ngồi của mình.

Trong q trình giao hàng xuất khẩu bằng đường bi n, giữa các bên người xuất khẩu, người nhập khẩu, người giao nhận, người vận chuy n thì quá trình trao đổi

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i><b> Giám sát quá trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển </b></i>

Quá trình giám sát trong giao nhận hàng hóa gồm nhiều hoạt động liên quan đến nhiều bên và thực hiện tại các thời đi m khác nhau. Mục tiêu của việc giám sát là đảm bảo rằng mỗi bên thực hiện nghĩa vụ của mình và đồng thời biết rõ liệu các bên khác có tuân thủ hợp đồng hay không. Phạm vi của giám sát bao gồm ki m tra nội dung và thời gian thực hiện các công việc, cũng như quản lý hoạt động của bên chủ hàng, người nhận và người giao nhận trong q trình giao nhận hàng hóa.

Đ thực hiện việc giám sát này, cần phải có hệ thống nhắc nhở hiệu quả đối với người giao nhận, người chủ hàng và người vận chuy n. Có th sử dụng các phương pháp thủ công như việc duy trì hồ sơ theo dõi hoặc phiếu giám sát, cũng như áp dụng các công nghệ thông tin như định vị GPS đ theo dõi lịch trình vận chuy n và tra cứu thông tin trực tuyến về số vận đơn, ngày giao hàng, và lộ trình vận chuy n,... Quá trình giám sát cần thực hiện theo từng bước của quá trình giao nhận hàng hoá, đảm bảo đúng tiến độ. Nội dung giám sát của người giao nhận trong quá trình giao hàng xuất khẩu bao gồm: giám sát việc thuê phương tiện vận tải, đưa hàng lên phương tiện vận chuy n, hành trình vận chuy n hàng hố, dịng lưu chuy n của tiền cước, phí vận chuy n và các chứng từ vận tải

<i><b> Điều hành quá trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển </b></i>

Nội dung điều hành là những vấn đề phát sinh trong q trình giao nhận hàng hố địi hỏi những nhà quản trị hay doanh nghiệp cần có những phương án giải quyết kịp thời đ đảm bảo hàng hóa được an tồn nhất:

<i>- Quá trình đặt chỗ trước cho hàng hoá xuất khẩu: Trong quá trình tiếp nhận </i>

booking, doanh nghiệp giao nhận và chủ hàng có th gặp những mâu thuẫn như: không cung cấp đủ thông tin về lô hàng, ghi chép sai thơng tin trong q trình thực hiện giao dịch; chủ hàng đã đặt chỗ nhưng phải đối mặt với tình trạng q tải hoặc khơng có chỗ trống đ vận chuy n hàng hóa; khơng th đặt chỗ vận chuy n do thiếu các chứng từ cần thiết,…

<i>- Quá trình giao hàng: Quá trình này có th xảy ra những vấn đề như: hàng và </i>

phương tiện gặp tai nạn trong quá trình vận chuy n từ kho đến địa đi m giao hàng; hàng hoá bị hư hỏng do việc chất xếp không đúng cách hoặc không đảm bảo các

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

yêu cầu về bảo quản phù hợp với đặc tính của sản phẩm (như hàng dễ vỡ, hàng cháy nổ, thiết bị điện tử cần tránh va đập,...).

<i>- Q trình vận chuyển hàng hố: Người giao nhận có th gặp phải một số tình </i>

huống trong q trình hàng hố vận chuy n như: tai nạn đắm tàu, chậm trễ (do mưa bão, thời tiết không thuận lợi), hàng hoá bị mất mát, thất lạc tại cảng trung chuy n,...

<i>- Quá trình tạo lập chứng từ, thanh tốn: Q trình này có th xảy ra những vấn </i>

đề như: ghi sai thông tin trên vận đơn như sai tên shipper, tên consignee, sai thông tin về cước phí (prepaid thành collect),... hay khách hàng chậm thanh toán, thanh toán nhỏ giọt hoặc khơng có khả năng thanh tốn bất ngờ.

<b>2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị quy trình dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển </b>

<b>2.3.1. Các yếu tố chủ quan (xuất phát từ bên trong doanh nghiệp) </b>

<i><b>2.3.1.1. Yếu tố về nhân sự </b></i>

Trong xuất khẩu hàng hóa bằng đường bi n, số lượng và trình độ nhân viên đóng vai trị quan trọng trong hiệu suất và hiệu quả làm việc. Nhân viên với trình độ cao thường thực hiện công việc một cách chất lượng và tự tin, đặc biệt là trong các dự án phức tạp. Đ đảm bảo sự thuận lợi trong quy trình này, nhân sự cần có kiến thức sâu về luật pháp, thủ tục thương mại quốc tế, và kỹ năng tin học cùng ngoại ngữ. Do đó, cơng ty cần có chính sách đào tạo và đãi ngộ tốt, cung cấp đào tạo chuyên môn hiệu quả cho nhân viên.

<i><b>2.3.1.2. Yếu tố về nguồn vốn </b></i>

Tài chính của một doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Sự dồi dào về tài chính giúp cơng ty dễ dàng có nguồn vốn đ thực hiện các công việc liên quan và phát tri n kinh doanh. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các khía cạnh như xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, và đào tạo nhân sự. Với nguồn vốn đủ dồi dào và việc sử dụng hiệu quả, công ty có th phát tri n mạnh mẽ và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

<i><b>2.3.1.3. Yếu tố về cơ sở vật chất </b></i>

Sự hiện đại hóa của cơ sở vật chất khơng chỉ giúp tăng năng suất cơng việc mà cịn tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo và thoải mái của nhân viên. Thiết bị hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

đại cũng giúp tăng tốc độ và dễ dàng trong việc thực hiện các công việc, đặc biệt là trong các thủ tục hải quan điện tử cần đường truyền mạng mạnh mẽ.

Việc có đầy đủ trang thiết bị và cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho việc gom hàng, chuẩn bị và ki m tra hàng trở nên thuận lợi và chủ động về thời gian và chi phí. Đồng thời, sự phát tri n của công nghệ thông tin giúp các công ty quản lý mọi hoạt động và thơng tin liên quan đến logistics và hàng hố thơng qua các hệ thống máy tính hiện đại.

<b>2.3.2. Các yếu tố khách quan (xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp) </b>

<i><b>2.3.2.1. Kinh tế </b></i>

Hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu bằng đường bi n, đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền kinh tế toàn cầu. Sự phát tri n của thương mại quốc tế đồng nghĩa với việc tăng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, mở ra nhiều cơ hội mới cho các công ty giao nhận.

Những yếu tố kinh tế của một quốc gia, như thuế quan, hệ thống tài chính và mức thu nhập, đóng vai trị quan trọng trong q trình hội nhập kinh tế tồn cầu và mơi trường kinh doanh quốc tế. Chính sách thuế quan được thiết lập đ điều chỉnh thương mại với các quốc gia khác, trong khi nền kinh tế ổn định thúc đẩy các công ty đa quốc gia mở rộng đầu tư và tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu. Sự phát tri n của quá trình xuất nhập khẩu, cùng với việc nâng cao quy trình và tiêu chuẩn quốc tế, là kết quả của sự hội nhập và mở cửa thị trường quốc tế.

<i><b>2.3.2.2. Mơi trường chính trị - pháp luật </b></i>

Hoạt động giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường bi n có phạm vi quốc tế, đòi hỏi sự tuân thủ các quy định pháp lý của nhiều quốc gia. Không chỉ phải tuân thủ luật pháp của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu, mà còn phải tuân thủ các quy định quốc tế liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hoá.

Chính trị và pháp luật đóng vai trị quan trọng trong điều chỉnh các thủ tục hải quan và hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc tính riêng của hệ thống chính trị và pháp luật ở mỗi quốc gia tạo ra những thách thức và ảnh hưởng đối với hoạt động và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự đồng nhất và nhất quán trong các điều luật, chính sách và nghị định ban hành sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i><b>2.3.2.3. Yếu tố điều kiện tự nhiên </b></i>

Hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường bi n phụ thuộc đáng k vào các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là các điều kiện tự nhiên. Quá trình vận chuy n trên bi n chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời tiết, có th dẫn đến các vấn đề như trễ chuyến, huỷ chuyến, hoặc hỏng hóc hàng hố do mưa lớn, bão, và thậm chí là các tình huống khẩn cấp như sóng thần, bi n động. Yếu tố này là một trong những nguyên nhân gây ra các tranh chấp và là cơ sở đ xây dựng các trường hợp bất khả kháng và miễn trách cho các bên liên quan trong hoạt động giao nhận.

<i><b>2.3.2.4. Yếu tố khoa học – công nghệ </b></i>

Việc áp dụng các tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật luôn đem lại hiệu quả cao. Trong hoạt động giao nhận hàng hoá, sử dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến giúp cải thiện quy trình giao hàng, từ đó tăng khả năng phục vụ nhanh chóng và chính xác hơn. Sự hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cũng thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và phát tri n kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận.

<i><b>2.3.2.5. Đối thủ cạnh tranh </b></i>

Logistics không chỉ hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát tri n kinh tế-xã hội, mà cịn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt đều đang xuất khẩu theo dạng FOB, FCA, các doanh nghiệp nhập khẩu thường chỉ định các Forwarder nước họ đ cung cấp dịch vụ nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt là rất thấp.

Đa số các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, thường là các tập đồn có quy mơ lớn, sở hữu cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực. Sự hiện diện mạnh mẽ của họ là một thách thức đáng k đối với doanh nghiệp logistics Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI SENKO - VIỆT NAM </b>

<b>3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam 3.1.1. Giới thiệu chung về Cơng ty </b>

Tên cơng ty: CƠNG TY TNHH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI SENKO - VIỆT NAM Tên giao dịch: SENKO DISTRIBUTION SERVICE (VIETNAM) CO., LTD Thành lập: Ngày 07 tháng 03 năm 2017

Vốn điều lệ: 8.500.500 USD (tương đương 188.447.333.000 đồng)

Trụ sở chính: Lô đất TT, KCN Dệt May Phố Nối, Xã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

Điện thoại: 0221 3571 050 Fax: 0220 3571 051 Email:

Người đại diện: Saito Takayuki - Tổng giám đốc.

Ngành nghề hoạt động: Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, Đại lý vận tải hàng hóa, Dịch vụ tư vấn quản lý, Dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải bi n. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0901007949 do Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 07/03/2017, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 02/07/2019.

Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn.

<b>3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty </b>

Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam thuộc Tập đoàn Senko Group Holdings Co., Ltd (Nhật Bản). Hiện nay, tập đồn Senko có 449 cơ sở trong nước và 54 cơ sở nước ngoài, đảm bảo dịch vụ logistics trọn gói từ đầu đến cuối, và có cả các trung tâm dịch vụ logistics tại Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Úc, Mỹ, Mexico,...

Senko là tập đoàn logistics thực hiện các hoạt động vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, hàng hải, dịch vụ kho bãi, dịch vụ logistics quốc tế, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu và xử lý thông tin.

Tại Việt Nam:

 03/06/2015: Thành lập văn phòng đại diện Hà Nội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

 09/2016: Thành lập công ty: Senko Logistics Vietnam tại Thành phố Hồ Chí Minh với nghiệp vụ chủ yếu là Forwarding.

 03/2017: Thành lập Công ty TNHH dịch vụ phân phối Senko - Việt Nam tại Hưng Yên với tổng diện tích 35.000m<small>2</small>. Đến 11/01/2018 chính thức hoàn thành xây dựng Trung Tâm Logistics và được đưa vào hoạt động.

<b>3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh </b>

Senko là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hậu cần và vận tải tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ đa dạng từ vận tải hàng không đến hàng hải, và cả quản lý chuỗi cung ứng. Công ty cung cấp một loạt các dịch vụ thông thường trong lĩnh vực vận tải hàng không như dịch vụ Door to door, Door to airport, Freighters, Consolidation, Pick-up, và nhiều dịch vụ khác. Bên cạnh đó, bộ phận vận tải hàng hải của Công ty chuyên về NVOCC, giúp Senko cung cấp cho khách hàng mức giá cạnh tranh cho cả FCL và LCL.

<i>Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Khối Văn phòng của Senko </i>

<i>Nguồn: Phòng Nhân sự Senko </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>3.1.4.2. Khối kinh doanh </b></i>

- Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm và mở rộng mạng lưới khách hàng, đại lý và nhà cung cấp, đồng thời xây dựng mối quan hệ bền vững.

- Đề xuất và quản lý tri n khai các dự án kinh doanh mới và cải thiện dịch vụ mà Công ty cung cấp.

- Chịu trách nhiệm chính trong việc giao nhận xuất nhập khẩu, hoàn tất thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa, thực hiện khâu hải quan và giải quyết các vấn đề liên quan.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu của Nhà nước và nội bộ tập đồn.

<i> Phịng quản lý kế hoạch: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

- Xây dựng và thực hiện chiến lược tổ chức một cách hiệu quả, bao gồm việc phát tri n kế hoạch chiến lược, đặt ra mục tiêu cụ th , và xây dựng các chỉ số hiệu suất đ đo lường và đánh giá kết quả.

- Đảm bảo sự tuân thủ chính sách, quản lý rủi ro, và hỗ trợ các bộ phận khác trong việc thực hiện kế hoạch.

- Duy trì và cập nhật thơng tin đ đảm bảo rằng chiến lược được tri n khai một cách linh hoạt và có th thích ứng với mơi trường kinh doanh thay đổi.

<i><b>3.1.4.4. Khối nghiệp vụ </b></i>

- Quản lý hàng tồn kho và các hoạt động liên quan đến xuất nhập kho, như duy trì thơng tin chính xác về tồn kho, quản lý không gian lưu trữ và xử lý đơn đặt hàng. - Đóng vai trị là nhân viên giao nhận hiện trường: đến bãi container rỗng hoặc nơi lấy hàng, đăng ký với kho hàng đ xếp chỗ hàng hóa xuất khẩu và làm việc với nhân viên cảng đ hoàn thành các thủ tục cần thiết.

<b>3.1.5. Nguồn nhân lực </b>

Nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng, là yếu tố quyết định thành cơng hay thất bại của một cơng ty. Do đó, mỗi công ty đều tiến hành nghiên cứu cẩn thận về chất lượng và số lượng nhân sự của mình đ tối đa hóa lợi ích.

Số lượng lao động của Senko tính đến tháng 12/2023 là 44 người, gồm 31 lao động nam và 13 lao động nữ.

<i>Bảng 3.1. Thống kê nhân sự theo phòng ban tại Senko tính đến tháng 12/2023 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>Bảng 3.2. Thống kê nhân sự theo các tiêu chí tại Senko tính đến tháng 12/2023 </i>

<b>(người) </b>

<b>Tỷ lệ (%) </b>

<i>Nguồn: Phòng nhân sự Senko </i>

Phần lớn lực lượng lao động tập trung vào bộ phận Nghiệp vụ, với 34 người, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nhân viên, do khối nghiệp vụ đòi hỏi nhiều lao động chân tay. Điều này cũng giải thích lý do tại sao lao động nam chiếm số lượng chủ yếu (70,45%) trong tổng lao động của Cơng ty. Trong khi đó, các bộ phận khác có số lượng nhân viên từ 1 đến 3 người. Việc phân bổ số lượng nhân viên như vậy được căn cứ vào khối lượng công việc và yêu cầu cụ th của từng bộ phận. Khơng chỉ vậy, cịn giúp tăng cường trách nhiệm cá nhân của các nhân viên, tạo điều kiện

<i>cho sự tập trung và linh hoạt, đồng thời hỗ trợ quản lý hiệu quả hơn. </i>

Phần lớn nhân viên (hơn 85%) có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, chỉ một số nhỏ là trên 40 tuổi. Đây là một lợi thế của Công ty trong ngành dịch vụ đòi hỏi sự năng động, và sức trẻ, và đặc biệt khi khối nghiệp vụ đòi hỏi sức khỏe do lao động chân tay.

Công ty đặc biệt quan tâm đến chất lượng đầu vào nguồn nhân sự. Ban giám đốc, khối kinh doanh và khối quản lý đều có trình độ học vấn đại học, sau đại học. Ngoài

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

ra, nhu cầu nhân sự tại Công ty cũng đòi hỏi kinh nghiệm từ 6 tháng trở lên trong ngành. Điều này mang lại hiệu quả tuy n dụng, thúc đẩy sự phát tri n của Công ty.

Senko luôn coi trọng nguồn lực nhân sự và coi đó là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Bên cạnh việc có được lực lượng lao động chất lượng, tay nghề cao, Ban lãnh đạo luôn cố gắng thúc đẩy các hoạt động đào tạo nội bộ, mang đến môi trường làm việc năng động, sáng tạo, giúp nhân viên phát huy được tối đa khả năng của bản thân.

Ngoài ra, Senko thường tổ chức các buổi đào tạo tay nghề cho nhân viên đ giúp nhân viên làm việc có bài bản, chủ động hơn trong cơng việc, qua đó tăng năng suất làm việc và tạo hứng thú khi đi làm, chẳng hạn như đào tạo về chuyên mơn, đào tạo lái xe nâng và an tồn lao động. Công ty luôn tổ chức họp đầu giờ đ mọi người có

<b>th nắm bắt được tình hình và những cơng việc cần đảm bảo tiến độ. 3.1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật </b>

Senko đã đầu tư 208.675.000.000 VNĐ vào trụ sở, kho, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, làm nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ.

<i>Bảng 3.3. Diện tích xây dựng ban đầu của Senko </i>

Cấu tạo kho: 1 tầng, sàn cao, cửa giao nhận hàng hai bên kho

Diện tích xây dựng 20.000 m2 Mái bãi giao nhận hàng 12m

Diện tích sử dụng

Kho ngoại quan 5.000 m2 Chiều cao khả dụng 8m Văn phòng

(2 tầng) <sup>518 m2 </sup> Trọng tải sàn kho trên 1m2 1.5t/m2 Bãi nhận hàng 3.597 m2 Cầu nâng giao nhận hàng 15 cầu Phòng bảo vệ 30 m2 Máy phát điện dự phòng <sup>250 </sup>

KVA

<i>Nguồn: Phịng Kế tốn Senko </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Tháng 03/2023, Senko tiến hành xây dựng thêm nhà kho mới hai tầng với tổng diện tích sàn là 5.520 m<small>2</small> và diện tích xây dựng nhà kho là 2.160 m<sup>2</sup> với tổng chi phí hơn 30 tỷ VNĐ. Tháng 10/2023 đã đi vào hoạt động với thiết bị phòng cháy chữa cháy đầy đủ đảm bảo tiêu chuẩn.

<i>Hình 3.2. Hình ảnh bên ngoài và bên trong của trung tâm phân phối </i>

<i>Nguồn: Website của Senko </i>

<i>Hình 3.3. Những hoạt động tiêu biểu </i>

<i>Nguồn: Website của Senko </i>

Về khối văn phòng, văn phòng của Senko đƣợc thiết kế đ mang lại không gian làm việc thoải mái và chuyên nghiệp cho nhân viên. Ngồi ra, Cơng ty cịn có các khu vực khác nhƣ phòng họp, phòng tiếp khách, khu vực lễ tân và khu vực nghỉ trƣa đ đáp ứng các nhu cầu công việc và nghỉ ngơi của nhân viên. Đồng thời, Công ty cũng trang bị đầy đủ các thiết bị văn phịng nhƣ máy tính, máy in, điện thoại, điều hòa... đ đảm bảo cho hoạt động văn phịng diễn ra một cách sn sẻ và hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>3.1.7. Tài chính của Cơng ty </b>

Dựa vào Báo cáo tài chính của doanh nghiệp và bảng cân đối kế tốn, có th tóm lược tình hình tài sản của Senko trong giai đoạn 2021-2023 qua bảng 3.4 như sau:

<i>Bảng 3.4. Bảng tóm tắt Bảng cân đối kế tốn của Senko giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: VNĐ </i>

Tài sản

ngắn hạn <sup>39,339,461,739 20.96% 52,562,237,247 27.40% 22,500,305,170 11.68% </sup>Tài sản

dài hạn <sup>148,367,750,944 79.04% 139,276,604,213 72.60% 170,220,580,255 88.32% </sup>Tổng tài

sản <sup>187,707,212,683 </sup> <sup>100% </sup> <sup>191,838,841,460 </sup> <sup>100% </sup> <sup>192,720,885,425 </sup> <sup>100% </sup>

<i>Nguồn: Trích từ Bảng cân đối kế tốn của Senko </i>

Trong suốt giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023, tổng tài sản của Cơng ty đã duy trì ổn định với một mức tăng nhẹ, cho thấy sự ổn định và khả năng quản lý tài chính hiệu quả của Cơng ty trong việc duy trì và mở rộng cơ sở tài sản. Trong đó, tài sản ngắn hạn tại năm 2022 cao (52.562.237.247 VNĐ) nên Công ty quyết định đầu tư xây kho mới (hơn 30 tỷ VNĐ), khấu hao trong 50 năm theo thời gian thuê đất. Sau khi dự án hoàn thành vào năm 2023, giá trị tài sản ngắn hạn giảm xuống còn 22.500.305.170 VNĐ, trong khi tài sản dài hạn lên đến 170.220.580.255 VNĐ.

<b>3.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty </b>

<i><b>3.2.1. Khái quát tình hình chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty </b></i>

Nhờ sự lãnh đạo tận tình và đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt huyết và có chun mơn cao, Senko đã gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực giao nhận logistics ở Việt Nam. Công ty không ngừng nỗ lực đ đạt mục tiêu hàng năm, tăng cường chất lượng nhân sự và dịch vụ, mở rộng quy mơ kinh doanh và tối ưu hóa chi phí. Kết quả là sự tăng trưởng vững chắc và tạo ra cơ hội việc làm ổn định cho nhân viên. Đây là một bước tiến quan trọng mà Công ty cần duy trì và phát tri n hơn nữa.

</div>

×