Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 235 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI </b>

<b>Lê Đức Minh </b>

<b>DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC </b>

<b>Hà Nội - 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI </b>

<b>Lê Đức Minh </b>

<b>DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG </b>

<b>Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Mã số: 9140110 </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC </b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Khánh Đức </b>

<b>Hà Nội - 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan Luận án là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, trung thực, khách quan và chưa từng được các tác giả khác cơng bố.

Các thơng tin trích dẫn trong Luận án được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan của mình.

<i>Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2024 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Để hoàn thành Luận án này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Khánh Đức - Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tơi có thể hồn thành Luận án.

Tơi xin trân trọng cảm ơn:

- Ban Đào tạo và Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.

- Các chuyên gia giáo dục đã dành thời gian đọc và góp ý cho Luận án.

- Ban Giám hiệu, tập thể trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ đã tạo điều kiện, hỗ trợ để tơi có thêm động lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên một số trường Cao đẳng đã giúp đỡ trong quá trình triển khai các hoạt động khảo sát và tổ chức dạy học thực nghiệm.

Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người bạn đã ln động viên, quan tâm, chia sẻ khi tác giả thực hiện Luận án.

<i>Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2024 </i>

<b>Tác giả Luận án </b>

<i><b>Lê Đức Minh </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.2. Bối cảnh thay đổi của đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực ... 2

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ... 3

<b>4. Giả thuyết khoa học ... 5 </b>

<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 5</b>

<b>6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ... 5</b>

6.1. Cách tiếp cận ... 5

6.2. Các phương pháp nghiên cứu ... 6

<i>6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ... 6 </i>

<i>6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ... 6 </i>

<b>7. Những luận điểm cần bảo vệ trong Luận án ... 7</b>

<b>8. Đóng góp mới của Luận án ... 8 </b>

<b>9. Bố cục của Luận án ... 8 </b>

<b>Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ... 9 </b>

<b>1.1. Phương pháp tổng quan tài liệu nghiên cứu ... 9 </b>

1.1.1. Thống nhất thuật ngữ và xác định phương pháp tổng quan ... 9

1.1.2. Thiết kế phương pháp tổng quan tường thuật ... 10

<b>1.2. Kết quả tìm kiếm tài liệu ... 11</b>

<b>1.3. Phân tích tổng quan tài liệu... 12</b>

1.3.1. Xu hướng chuyển dịch quan điểm về đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong giáo dục nghề nghiệp ... 12

1.3.2. Tình hình triển khai dạy học theo hướng phát triển năng lực trong giáo dục nghề nghiệp ở các nước trên thế giới ... 15

1.3.3. Một số nghiên cứu về dạy học nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực trên thế giới ... 19

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.3.4. Tình hình nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực và dạy học nghề Điện

Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực tại Việt Nam ... 20

<b>Kết luận Chương 1 ... 26</b>

<b>Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG ... 27</b>

<b>2.1. Các khái niệm cơ bản ... 27</b>

2.1.1. Năng lực chung và năng lực chuyên môn ... 27

<i>2.1.1.1. Năng lực chung (General competence) ... 29 </i>

<i>2.1.1.2. Năng lực chuyên môn (Specific competency) ... 31 </i>

<i>2.1.1.3. Sự khác biệt giữa năng lực chung và năng lực chuyên môn ... 32</i>

2.1.2. Năng lực nghề nghiệp (Professional competency) ... 33

2.1.3. Năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện Công nghiệp ... 34

<i>2.1.3.1. Năng lực chung của sinh viên cao đẳng Điện Công nghiệp ... 34 </i>

<i>2.1.3.2. Năng lực chuyên môn của sinh viên cao đẳng Điện Công nghiệp ... 39 </i>

<i>2.1.3.3. Sự cần thiết tích hợp năng lực chung và năng lực chuyên môn trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp ... 40 </i>

<b>2.2. Dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 42</b>

2.2.1. Khái niệm về dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp... 42

2.2.2. Mô đun chuyên môn và dạy học các mô đun chuyên môn theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 44

<b>2.3. Đặc điểm dạy học các mô đun chuyên môn theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng Điện Công nghiệp ... 45</b>

2.3.1. Phát triển đồng thời năng lực chuyên môn, năng lực chung gắn liền với sự vận dụng xử lý các nhiệm vụ của nghề Điện Công nghiệp ... 46

2.3.2. Linh hoạt về không gian, thời gian học tập với sự hỗ trợ của trang thiết bị và công nghệ số ... 46

2.3.3. Hướng tới cá nhân hóa để hỗ trợ việc học tập của sinh viên ... 47

2.3.4. Đánh giá dựa trên thành tích cụ thể và sự thay đổi của sinh viên ... 47

<b>2.4. Những yêu cầu về quá trình dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 47</b>

2.4.1. Yêu cầu về chiến lược và phương pháp dạy học ... 47

2.4.2. Yêu cầu về phương thức dạy học ... 48

2.4.3. Yêu cầu về giám sát, hỗ trợ học tập ... 49

2.4.4. Yêu cầu về đánh giá học tập ... 49

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>2.5. Cơ sở lý thuyết thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công </b>

<b>nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 51</b>

2.5.1. Tiếp cận mơ hình lý thuyết dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 51

2.5.2. Tiếp cận mơ hình lý thuyết cho thiết kế hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 54

2.5.3. Định hướng thiết kế hoạt động dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng ... 58

<b>Kết luận Chương 2 ... 60</b>

<b>Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG ... 61</b>

<b>3.1. Phân tích chương trình đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp ... 61 </b>

<i>3.1.3.1. Thơng tin chung về chương trình đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp ... 64</i>

<i>3.1.3.2. Thực trạng tích hợp năng lực chung trong mục tiêu đào tạo ... 64</i>

<i>3.1.3.3. Thực trạng tích hợp năng lực chung trong các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp... 65</i>

<b>3.2. Khảo sát thực trạng về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng ... 66</b>

3.2.1. Mục đích khảo sát ... 66

3.2.2. Thiết kế phương pháp khảo sát ... 67

<i>3.2.2.1. Xác định phương pháp nghiên cứu ... 67 </i>

<i>3.2.2.2. Đối tượng khảo sát ... 67 </i>

<i>3.2.2.3. Nội dung và công cụ khảo sát ... 67</i>

<i>3.2.2.4. Kỹ thuật mã hóa dữ liệu ... 68</i>

<i>3.2.2.5. Độ tin cậy của công cụ khảo sát ... 69 </i>

<i>3.2.2.6. Kỹ thuật xử lý dữ liệu ... 69</i>

<b>3.3. Kết quả khảo sát ... 70</b>

3.3.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát ... 70

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.3.2. Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chung của sinh viên cao đẳng Điện Công nghiệp ... 71 3.3.3. Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chuyên môn của sinh viên cao đẳng Điện Công nghiệp ... 72 3.3.4. Quan niệm của giảng viên về năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện Công nghiệp ... 73 3.3.5. Ý kiến của giảng viên về những thành tố năng lực chung thường xuyên được tích hợp trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp ... 74 3.3.6. Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp... 75 3.3.7. Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu thiết kế hoạt động dạy học trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 77 3.3.8. Ý kiến của giảng viên về những công cụ/ kỹ thuật đánh giá phù hợp trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp ... 79

<b>Kết luận Chương 3 ... 80Chương 4: THIẾT KẾ DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ </b>

<b>ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG ... 824.1. Nguyên tắc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp </b>

<b>theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng ... 82 </b>

4.1.1. Xác định năng lực chung và năng lực chuyên môn của bài học ... 82 4.1.2. Thiết kế các nhiệm vụ học tập tích hợp từ đơn giản đến phức tạp ... 82 4.1.3. Thiết kế hoạt động dạy học nhằm cung cấp các thông tin hỗ trợ, thơng tin quy trình và thực hành từng phần ... 82 4.1.4. Đánh giá năng lực nghề nghiệp dựa trên các tiêu chí tham chiếu và cung cấp cơ hội giải trình cho sinh viên ... 83

<b>4.2. Yêu cầu đối với tiến trình thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 83 </b>

4.2.1. Đảm bảo tính thực tiễn dạy học của nhà trường ... 83 4.2.2. Đảm bảo tính hệ thống của chương trình đào tạo ... 84 4.2.3. Đảm bảo tích hợp năng lực chung và năng lực chuyên môn trong dạy học ... 85 4.2.4. Tăng cường sử dụng thời gian học tập khơng chính thức ... 85

<b>4.3. Tiến trình thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 85 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

4.3.1. Xác định năng lực nghề nghiệp của bài giảng mô đun chuyên môn ... 86

4.3.2. Xác định các nhiệm vụ học tập ... 86

4.3.3. Thiết kế các hoạt động dạy học ... 88

4.3.4. Phát triển công cụ/ kỹ thuật đánh giá ... 91

<b>4.4. Minh họa thiết kế dạy học "Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ khơng đồng bộ 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn" trong "Mô đun 23: Trang bị điện 1" ... 94 </b>

4.4.1. Khái quát "Mô đun 23: Trang bị điện 1"... 94

4.4.2. Thiết kế dạy học "Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn" ... 95

<i>4.4.2.1. Xác định năng lực nghề nghiệp của bài giảng mô đun chuyên môn ... 95 </i>

<i>4.4.2.2. Xác định các nhiệm vụ học tập ... 96 </i>

<i>4.4.2.3. Thiết kế hoạt động dạy học các nhiệm vụ học tập ... 102</i>

<i>4.4.2.4. Phát triển công cụ/ kỹ thuật đánh giá ... 111</i>

<b>4.5. Kiểm nghiệm, đánh giá ... 112</b>

4.5.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia ... 112

<i>4.5.1.1. Mục đích ... 112</i>

<i>4.5.1.2. Thiết kế nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia ... 112</i>

<i>4.5.1.3. Kết quả nghiên cứu ... 114</i>

<i>4.5.1.4. Nhận định ... 117</i>

4.5.2. Thực nghiệm sư phạm ... 120

<i>4.5.2.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ... 120</i>

<i>4.5.2.2. Thiết kế thực nghiệm sư phạm ... 121</i>

<i>4.5.2.3. Đối tượng, địa bàn và giảng viên tham gia thực nghiệm... 121 </i>

<i>4.5.2.4. Nội dung, tài liệu và công cụ đo lường kết quả thực nghiệm ... 122</i>

<i>4.5.2.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ... 122</i>

<i>4.5.2.6. Xử lý dữ liệu thực nghiệm ... 123</i>

4.5.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ... 123

<i>4.5.3.1. So sánh kết quả học tập trước thực nghiệm ... 123</i>

<i>4.5.3.2. So sánh kết quả khảo sát năng lực chung trước thực nghiệm ... 124</i>

<i>4.5.3.3. So sánh kết quả học tập lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm ... 125</i>

<i>4.5.3.4. So sánh kết quả khảo sát năng lực chung lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm ... 126</i>

<i>4.5.3.5. So sánh kết quả học tập trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm .. 128</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>4.5.3.6. Phân tích mối quan hệ giữa kết quả học tập và kết quả khảo sát năng lực </i>

2.1. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ... 135

2.2. Đối với các giảng viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ... 135

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ... 137</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 138</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHỤ LỤC </b>

Phụ lục 1: Bảng mô tả "Khung các kỹ năng thế kỷ 21" (21st Century Skills) ... 1 Phụ lục 2: Các tiêu chí đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mức độ ... 5 Phụ lục 3: Mơ tả chương trình đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp trình độ Cao đẳng

(trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ) ... 7 Phụ lục 4: Phiếu khảo sát giảng viên dạy nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng

... 12 Phụ lục 5: Phiếu khảo sát sinh viên về năng lực chung sau khi học ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'' ... 18 Phụ lục 6: Giáo án dạy học lớp thực nghiệm ... 19 Phụ lục 7: Bảng tiêu chuẩn đánh giá kiến thức thực hành, quy trình và sản phẩm ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều quay động cơ KĐB 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'' ... 30 Phụ lục 8: Phiếu đánh giá kiến thức thực hành, quy trình và sản phẩm ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều quay động cơ KĐB 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'' ... 33 Phụ lục 9: Nhật ký học tập ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ KĐB 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'' ... 35 Phụ lục 10: Phiếu xin ý kiến nhận xét của chuyên gia về tiến trình thiết kế, thực hiện dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng và tài liệu dạy học thực nghiệm ... 37 Phụ lục 11: Tài liệu dạy học thực nghiệm... 39 Phụ lục 12: Phiếu khảo sát sinh viên về năng lực chung sau khi học ''Bài 1: Lắp mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha rơ to lồng sóc quay một chiều dùng khởi động từ và nút ấn'' ... 50 Phụ lục 13: Bảng tiêu chuẩn đánh giá kiến thức thực hành, quy trình và sản phẩm ''Bài 1: Lắp mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc quay một chiều dùng khởi động từ và nút ấn'' ... 51 Phụ lục 14: Giáo án dạy học lớp đối chứng ... 54 Phụ lục 15: Danh sách chuyên gia mời tham gia nhận xét tiến trình thiết kế, thực hiện dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng và tài liệu dạy học thực nghiệm ... 62

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Phụ lục 16: Phiếu đánh giá kiến thức thực hành, quá trình và sản phẩm ''Bài 1: Lắp mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc quay một chiều dùng khởi động từ và nút ấn'' ... 63 Phụ lục 17: Năng lực chuyên môn trong các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp ... 65 Phụ lục 18: Chương trình đào tạo "Mô đun 23: Trang bị điện 1" ... 67 Phụ lục 19: Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của dữ liệu thu thập từ giảng viên và công cụ đo lường ... 68 Phụ lục 20: Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của dữ liệu thu thập từ chuyên gia và công cụ đo lường ... 72

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

<b> </b>

1. BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

2. BLĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

5. ĐHVN Đồng hồ vạn năng 6. GDNN Giáo dục nghề nghiệp

7. ERIC Education Resources Information Center 8. MĐK Mạch điều khiển

9. MĐL Mạch động lực 10. KĐB Không đồng bộ 11. KĐT Khởi động từ

12. OECD Organisation for Economic Cooperation and Development 13. PPDH Phương pháp dạy học

14. SPSS Statistical Package for the Social Sciences

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH </b>

Hình 2.1: Mơ hình cấu trúc năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện Cơng

nghiệp ... 34

Hình 2.2: "Khung các kỹ năng thế kỷ 21" (21st Century Skills) [86] ... 35

Hình 2.3: Mơ hình căn chỉnh kiến tạo (John Biggs) ... 51

Hình 2.4: Mơ hình thiết kế dạy học 4 thành phần (4C/ID ) [90] ... 55

Hình 3.1: Biểu đồ thâm niên giảng dạy * trình độ chuyên mơn của giảng viên ... 70

Hình 4.1: Q trình tổ chức dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng ... 84

Hình 4.2: Tiến trình thiết kế dạy học các mơ đun chun môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 86

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>

Bảng 1.1: Từ khóa tìm kiếm ... 10 Bảng 2.1: Mô tả các thành tố năng lực chung của sinh viên cao đẳng Điện Công nghiệp ... 36 Bảng 3.1: Nội dung chương trình đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng

... 61 Bảng 3.2: Các thành tố năng lực chung được tích hợp trong mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng ... 64 Bảng 3.3: Các thành tố năng lực chung được tích hợp trong các mơ đun chun mơn nghề của chương trình đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng ... 65 Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra Chi - bình phương (Chi - Square) xác định mối liên hệ giữa biến trình độ và biến thâm niên của giảng viên ... 70 Bảng 3.5: Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chung của sinh viên cao đẳng Điện Công nghiệp ... 71 Bảng 3.6: Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chuyên môn của sinh viên cao đẳng Điện Công nghiệp ... 73 Bảng 3.7: Quan niệm của giảng viên về năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện Công nghiệp ... 73 Bảng 3.8: Ý kiến của giảng viên về những thành tố năng lực chung thường xun được tích hợp trong bài giảng mơ đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp . 74 Bảng 3.9: Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp ... 76 Bảng 3.10: Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu thiết kế hoạt động dạy học trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ... 77 Bảng 3.11: Ý kiến của giảng viên về những công cụ/ kỹ thuật đánh giá phù hợp trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp ... 79 Bảng 4.1: Ma trận mối quan hệ giữa nhiệm vụ học tập và các thành tố năng lực chung

... 87 Bảng 4.2: Gợi ý hoạt động dạy học theo hướng phát triển các thành tố năng lực chung

... 88 Bảng 4.3: Nhật ký học tập đánh giá năng lực nghề nghiệp trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp cho sinh viên cao đẳng (đối với từng sinh viên) ... 91

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Bảng 4.4: Bảng tiêu chuẩn đánh giá kiến thức thực hành, quy trình và sản phẩm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp cho sinh viên cao đẳng ... 94 Bảng 4.5: Ma trận mối quan hệ giữa nhiệm vụ học tập và thành tố năng lực chung của ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'' ... 101 Bảng 4.6: Khung thiết kế hoạt động dạy học ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ không đồng bộ 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'' .. 102 Bảng 4.7: Thống kê về thâm niên, trình độ học vấn và lĩnh vực chuyên môn của các chuyên gia ... 114 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn biến dữ liệu của 2 nhóm chuyên gia ... 115 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về về dữ liệu giữa 2 nhóm chuyên gia ... 116 Bảng 4.10: Ý kiến nhận xét của chuyên gia về nguyên tắc và yêu cầu trong tiến trình thiết kế, thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng ... 117 Bảng 4.11: Ý kiến nhận xét của chuyên gia về tính cần thiết trong tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng... 118 Bảng 4.12: Ý kiến nhận xét của chuyên gia về tính khả thi trong tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng... 119 Bảng 4.13: Ý kiến của chuyên gia về tính hiệu quả của Tài liệu dạy học thực nghiệm "Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ không đồng bộ 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn" trong "Mô đun 23: Trang bị điện 1" ... 120 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn biến điểm kết quả học tập lớp TN và ĐC trước thực nghiệm ... 123 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về biến điểm lớp TN và ĐC trước thực nghiệm ... 123 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC trước thực nghiệm ... 124 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC trước thực nghiệm ... 125 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn biến điểm lớp TN và ĐC sau thực nghiệm ... 125

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về kết quả học tập lớp TN và ĐC sau thực thực nghiệm ... 126 Bảng 4.20: Bảng mô tả xếp hạng kết quả học tập lớp TN và ĐC sau thực nghiệm126 Bảng 4.21: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC trước thực nghiệm ... 126 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC sau thực nghiệm ... 127 Bảng 4.23: Bảng mô tả xếp hạng năng lực chung lớp TN và ĐC sau thực nghiệm

... 127 Bảng 4.24: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn biến điểm trước và sau thực nghiệm lớp TN ... 128 Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Sign test đánh giá sự khác biệt về kết quả học tập trước và sau thực nghiệm lớp TN ... 129 Bảng 4.26: Thống kê mô tả kết quả học tập trước và sau thực nghiệm lớp TN ... 129 Bảng 4.27: Thống kê tần suất khác biệt kết quả học tập trước và sau thực nghiệm lớp TN ... 129 Bảng 4.28: Kết quả kiểm định tương quan Pearson mối quan hệ kết quả học tập và kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN trước thực nghiệm ... 130 Bảng 4.29: Kết quả kiểm định tương quan Pearson mối quan hệ kết quả học tập và kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN sau thực nghiệm ... 131

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài </b>

<i><b>1.1. Những yêu cầu từ thực tiễn trước sự thay đổi về kinh tế và xã hội trong kỷ nguyên số </b></i>

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cùng với sự sáng tạo không ngừng của con người đã tạo nên những thay đổi ở tất cả các lĩnh vực, nó biến thế giới của chúng ta phẳng hơn và ngày càng phát triển trên nền tảng của công nghệ gắn liền với nền kinh tế tri thức. Điều này đã mang đến những yêu cầu tất yếu cho lực lượng lao động phải có khả năng kiểm sốt một lượng thơng tin, tri thức khổng lồ và sử dụng những tri thức ấy để đưa ra những giải pháp sáng tạo [1]. Hơn thế nữa, bên cạnh sự thay đổi về phương diện kinh tế, cơng dân của thời đại mới cịn phải đối diện với những vấn đề của xã hội như sự đa dạng về văn hóa, sự gia tăng của bất công xã hội và những vấn đề về môi trường. Để giải quyết những vấn đề mới mẻ này, mọi công dân cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Trong bối cảnh ấy, vai trò của giáo dục trong việc chuẩn bị cho công dân những phẩm chất và năng lực phù hợp đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm.

Những quan sát thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của người lao động cho thấy rằng những kỹ năng chuyên môn là không đủ để đạt được thành công trong nghề nghiệp. Một người lao động đạt được sự chuyên nghiệp nếu họ không chỉ có các kỹ năng cứng (hard skills) mà cịn có các kỹ năng mềm (soft skills) phản ánh năng lực chung cần có như: giải quyết vấn đề, tư duy phản biện; sáng tạo; khả năng lãnh đạo, giao tiếp và hợp tác, Thu thập và xử lý thông tin, học vấn công nghệ, kỹ năng xã hội, làm việc năng suất, khởi xướng, sự linh hoạt... Do đó, thực tiễn đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối với các cơ sở GDNN, bên cạnh việc đào tạo năng lực chun mơn, thì sự phát triển năng lực chung cho người học nghề là rất quan trọng. Nó cần thiết cho hoạt động sống và học tập, phát triển và tăng trưởng tiềm năng cá nhân, mở rộng cơ hội việc làm, đối phó với sự thay đổi việc làm và gia tăng sự thành công trong một xã hội thay đổi nhanh chóng [2].

Lao động nghề Điện Cơng nghiệp cũng như các nghề khác, ngồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuần túy để làm việc an toàn, hiệu quả với các hệ thống và thiết bị điện (bao gồm năng lực hiểu các nguyên tắc về điện, xác định và sử dụng các cơng cụ và thiết bị thích hợp, diễn giải các sơ đồ và giản đồ điện, tuân thủ các quy trình an tồn, lắp đặt, sửa chữa thiết bị, khắc phục các sự cố về điện...), họ cần

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

phải chủ động, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, phát kiến các giải pháp tối ưu, linh hoạt để chuyển từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác một cách nhanh chóng... Vì vậy, việc dạy học kiến thức, kỹ năng chuyên môn của nghề Điện Cơng nghiệp cùng với các yếu tố nói trên sẽ cho phép những Kỹ thuật viên Điện Công nghiệp đạt được kết quả tích cực trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng là công nghệ số.

<i><b>1.2. Bối cảnh thay đổi của đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực </b></i>

Trong ba thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi từ đào tạo nghề truyền thống sang đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực ở nhiều quốc gia [3]. Đào tạo theo hướng phát triển năng lực đã được chấp nhận phổ biến như một phương pháp đào tạo chính trong lĩnh vực GDNN [4],[5],[6].

Trước đây, đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN chỉ tập trung vào các kết quả có thể đo lường được của các công việc nghề nghiệp chuyên môn cụ thể với sự ảnh hưởng của thuyết hành vi. Tuy nhiên, sự phát triển của thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo và ứng dụng của khoa học thần kinh vào giáo dục đã tạo ra những chuyển biến về tư duy giáo dục trên rất nhiều khía cạnh. Phương pháp dạy học truyền thống, đã khơng cịn đáp ứng được những mong muốn và kỳ vọng của cả phía người dạy, người học cũng như tồn xã hội. Tổ chức các hoạt động học tập một cách sáng tạo, có tính tương tác, phù hợp với từng cá nhân người học đã trở thành tiêu chuẩn nhưng cũng là những thách thức cho q trình dạy học nói chung và dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Cơng nghiệp cho SV cao đẳng nói

<i>riêng. Theo đó, những thuật ngữ như "trí thơng minh", "khả năng giải quyết vấn đề", "tư duy phản biện", "tư duy hệ thống" đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và được </i>

xem như là chuẩn mực để triển khai các hoạt động dạy học, đánh giá năng lực của người học [1]. Sản phẩm của quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực hiện nay phải là những cá nhân có xu hướng phát triển được sự nghiệp, được đảm bảo bởi cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng nghề nghiệp, khả năng chứng minh ý kiến của bản thân, kết nối với mọi người, làm việc theo nhóm, nỗ lực tự học... [2].

Như vậy, việc dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong bối cảnh đào tạo nghề hiện nay không đơn thuần là truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà cần phải tích hợp kiến thức, kỹ năng chuyên môn, tâm lý sẵn sàng cho hoạt động nghề nghiệp để SV có thể thực hiện công việc hiệu quả và đạt được thành công.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i><b>1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp </b></i>

Trong giai đoạn nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa rất cần một lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất và tác

<i>phong công nghiệp. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chỉ rõ mục tiêu "cùng với hoàn thiện đồng bộ thể chế; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thì phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược". </i>

Một trong những giải pháp then chốt để đạt được mục tiêu chiến lược này là đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, áp dụng hiệu quả đào tạo theo hướng phát triển năng lực.

<i>Luật Giáo dục nghề nghiệp (Số 74/2014/QH13, Điều 36) có quy định: "Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên mơn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm" [7]. </i>

Chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn

<i>đến 2045 đã xác định: "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội và phát triển bền vững, bao trùm, phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của SV, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo". </i>

Bên cạnh đó, Tổng cục GDNN cũng có rất nhiều giải pháp nỗ lực chuyển đổi đào tạo nghề Việt Nam từ truyền thống sang đào tạo theo hướng phát triển năng lực. Trong khoảng 20 năm gần đây, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như ILO, Swisscontact và GIZ Tổng cục GDNN đã xây dựng nhiều tài liệu và tổ chức nhiều khóa tập huấn về đào tạo theo hướng phát triển năng lực như [8],[9]. Từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn của Tổng cục GDNN - Bộ LĐTBXH, các cơ sở GDNN tại Việt Nam đã và đang chuyển đổi mạnh mẽ sang tiếp cận đào tạo theo hướng phát triển năng lực.

Tuy nhiên, các tài liệu hướng dẫn và các nghiên cứu học thuật về đào tạo theo hướng phát triển năng lực để triển khai tại các cơ sở GDNN tập trung chủ yếu vào hình thành, phát triển kiến thức, kỹ năng chuyên môn cụ thể đo lường được của nghề nghiệp, chứ chưa có những đề tài nghiên cứu và triển khai thích hợp để phát triển toàn diện năng lực nghề nghiệp cho SV.

<i>Từ những phân tích mục 1.1, 1.2, 1.3 cho thấy, có một khoảng trống để triển </i>

<i><b>khai nghiên cứu đề tài "Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp </b></i>

<i><b>theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng", đồng thời </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

việc nghiên cứu này là rất cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn nghề nghiệp trong xu hướng tiến bộ giáo dục của thế giới và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

- Tổng hợp cơ sở lý luận của dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và đánh giá khả năng vận dụng trong đào tạo nghề Điện Công nghiệp cho SV cao đẳng.

- Đề xuất tiến trình thiết kế dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng.

<b>3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Khách thể nghiên cứu </b></i>

Q trình dạy học các mơ đun chun mơn nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng tại các cơ sở GDNN ở Việt Nam.

<i><b>3.2. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Luận án này xác định ba đối tượng nghiên cứu cần làm rõ gồm:

(1) Mô hình năng lực nghề nghiệp của SV cao đẳng Điện Cơng nghiệp. (2) Mơ hình lý thuyết để mơ tả các thành phần dạy học và hướng dẫn thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.

(3) Tiến trình thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.

<i><b>3.3. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

- Về nghiên cứu tổng quan tài liệu, phạm vi nghiên cứu tập trung vào cơ sở dữ liệu ERIC và Google Scholar.

<i>- Về cơ sở lý luận, Luận án tiếp cận "Mơ hình căn chỉnh kiến tạo" của John </i>

Biggs để mô tả các thành phần của dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề

<i>nghiệp và tiếp cận "Mơ hình 4C/ID" để hướng dẫn thiết kế các hoạt động dạy học. </i>

- Về nghiên cứu sản phẩm chương trình đào tạo, Luận án phân tích chương trình đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ.

- Về thực trạng, Luận án tiến hành khảo sát tại trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh, trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp, trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ, trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Về thực nghiệm sư phạm, Luận án tiến hành tại trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ.

<b>4. Giả thuyết khoa học </b>

- Các GV đã chú trọng đến phát triển năng lực chuyên môn nghề Điện Công nghiệp nhưng chưa thiết kế và thực hiện hiệu quả việc phát triển năng lực chung trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp.

- Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp có tác động tích cực đến sự hình thành, phát triển cả năng

<b>lực chuyên môn và năng lực chung cho SV cao đẳng. </b>

<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

- Nghiên cứu tổng quan tài liệu để phát hiện xu hướng nghiên cứu của thế giới và khoảng trống kiến thức cho Luận án.

- Xây dựng cơ sở lý luận về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng.

- Khảo sát thực trạng về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.

- Phân tích hiện trạng tích hợp năng lực chung trong chương trình đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ.

- Đề xuất tiến trình thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng.

- Phân tích chương trình đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ nhằm đánh giá khả năng vận dụng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Thực hiện một nghiên cứu cắt ngang về thực trạng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp trình độ cao đẳng theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp tại 7 trường cao đẳng.

- Từ lý luận và thực tiễn làm cơ sở đề xuất tiến trình thiết kế, thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng.

- Lấy thực tiễn đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ để tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu.

<i><b>6.2. Các phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận </i>

- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa được sử dụng để phân loại các tài liệu tham khảo, các chủ đề nội dung trong những tài liệu tham khảo ở trong và ngồi nước, từ đó hệ thống hóa mạch nội dung logic xuyên suốt các chủ đề nội dung để hình thành tổng quan các tài liệu nghiên cứu của đề tài.

<i>- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để tiếp cận "Mơ hình căn chỉnh kiến tạo" (John Biggs) và "Mơ hình 4C/ID". Căn cứ những phân tích, tổng </i>

hợp cơ sở lý thuyết về thiết kế và thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp. Từ đó đề xuất một tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp cho SV cao đẳng theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.

<i>6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn </i>

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng để đánh giá thực trạng tích hợp các năng lực chung trong chương trình đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng tại Việt Nam. Trong đó chương trình đào tạo nghề Điện Cơng nghiệp trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ được lựa chọn để phân tích như một nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi ý kiến của các GV dạy nghề Điện Công nghiệp tại một số trường cao đẳng ở Miền Bắc nhằm đánh giá thực trạng về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp cho SV cao đẳng theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp. Việc phân tích dữ liệu để chỉ ra những tồn tại của thực tiễn dạy học làm cơ sở để đề xuất một tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp cho SV cao đẳng theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với bối cảnh GDNN Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Phương pháp chuyên gia được sử dụng để đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của khung lý thuyết và tiến trình thiết kế, thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng. Các phân tích thống kê mơ tả được tiến hành với dữ liệu chuyên gia nhằm đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của khung lý thuyết và tiến trình thiết kế, thực hiện dạy học đã đề xuất.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để đánh giá tác động của tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng. Với mục đích kiểm tra xem thiết kế dạy học đã tác động tới quá trình học tập của SV cao đẳng

<i>Điện Công nghiệp theo chuỗi thời gian (Time Series) như thế nào, Luận án đã thiết kế thực nghiệm trong một nhóm duy nhất (Within - Group Experimental Design). </i>

Trong kiểu thực nghiệm này, các phép đo trước và sau thực nghiệm sẽ được tiến hành để quan sát sự thay đổi về học tập của SV. Các phân tích so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm có thể rút ra được những tác động của dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp đến kết quả và quá trình học tập của SV.

- Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lí định lượng các dữ liệu thu thập bằng các bài thống kê mô tả, kiểm định trên phần mềm SPSS.

<b>7. Những luận điểm cần bảo vệ trong Luận án </b>

- Năng lực nghề nghiệp của một nghề bao gồm cả năng lực chuyên môn và năng lực chung.

- Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cần phải dựa vào các mơ hình lý thuyết. Luận án đã tiếp

<i>cận "Mơ hình căn chỉnh kiến tạo" (John Biggs) để mô tả các thành phần của dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và tiếp cận "Mơ hình 4C/ID" để hướng </i>

dẫn thiết kế các hoạt động dạy học.

- Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp không thay đổi cấu trúc chương trình đào tạo, tuân thủ các quy định hiện hành về GDNN, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường, mà có thể nâng cao được chất lượng dạy học.

- Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp có thể hình thành, phát triển cả năng lực chun mơn và

<b>năng lực chung cho SV cao đẳng. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>8. Đóng góp mới của Luận án </b>

- Luận án lập luận để khẳng định năng lực nghề nghiệp của SV cao đẳng Điện

<i>Công nghiệp bao gồm cả năng lực chuyên môn và năng lực chung. Từ "Khung các kỹ năng thế kỷ 21" (21st Century Skills) được chấp nhận rộng rãi như là năng lực </i>

chung của SV trong bối cảnh hiện tại, Luận án đã mô tả các thành tố năng lực chung

<b>của SV cao đẳng Điện Công nghiệp phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp. </b>

<i>- Phân tích làm rõ "Mơ hình căn chỉnh kiến tạo" (John Biggs) là hiệu quả để </i>

xác định các thành phần dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và

<i>"Mơ hình 4C/ID" là phù hợp để hướng dẫn thiết kế hoạt động dạy học các mô đun </i>

chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp

<b>cho SV cao đẳng. </b>

- Tổng hợp đặc điểm dạy học, yêu cầu về quá trình dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, từ đó đưa ra 4 nguyên tắc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng: (1) Xác định năng lực chung và năng lực chuyên môn của bài học, (2) Thiết kế các nhiệm vụ học tập tích hợp từ đơn giản đến phức tạp, (3) Thiết kế hoạt động dạy học nhằm cung cấp các thơng tin hỗ trợ, Thơng tin quy trình và thực hành từng phần, (4) Đánh giá năng lực nghề nghiệp dựa trên các tiêu chí tham chiếu và cung cấp cơ hội giải trình cho SV, và yêu cầu đối với tiến trình thiết kế dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng phù hợp với bối cảnh đào tạo tại Việt Nam.

- Đề xuất một tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Chương 1: </b>

<b>TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP</b>

<b>1.1. Phương pháp tổng quan tài liệu nghiên cứu </b>

<i><b>1.1.1. Thống nhất thuật ngữ và xác định phương pháp tổng quan </b></i>

<i>Thuật ngữ "competence/competency -based education" trong tiếng Anh được </i>

dịch sang tiếng Việt với nhiều thuật ngữ khác nhau nhưng giống nhau về ý nghĩa

<i>giáo dục, chẳng hạn như "giáo dục theo hướng phát triển năng lực", "giáo dục theo tiếp cận năng lực", "giáo dục dựa vào năng lực". Điều này cũng xảy ra tương tự với các thuật ngữ tiếng Anh khác, bao gồm "competence/competency-based learning", "competence/ competency-based teaching", "competence/ competency-based training" và "competence/competency-based instruction" [10]. Tuy nhiên, các thuật ngữ gồm "giáo dục theo hướng phát triển năng lực" (competence/competency-</i>

based education), <i>"dạy học theo hướng phát triển năng lực" (competence/competency-based teaching), "học tập theo hướng phát triển năng lực" (competence/competency-based learning) được thống nhất cách gọi và sử dụng </i>

xuyên suốt trong Luận án này. Theo Từ điển tiếng Việt của Hồng Phê (2003), thuật

<i>ngữ "giáo dục" có nghĩa là "hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển trí tuệ, thể chất của học sinh, làm cho học sinh dần dần có được những phẩm chất và năng lực theo yêu cầu đề ra" (tr.394) [11]. Vì dạy học là một bộ phận, </i>

phương tiện thực hiện chức năng giáo dục mà chủ thể trực tiếp là GV nên khi nghiên cứu về dạy học theo hướng phát triển năng lực thì cần xem xét bản chất của một nền

<i>giáo dục theo hướng phát triển năng lực. </i>

<i>Phương pháp "tổng quan tường thuật" (Narrative review) được sử dụng để </i>

xác định một nghiên cứu mô tả hay một vấn đề được quan tâm mà khơng có câu hỏi nghiên cứu định trước [12] và kết hợp các bằng chứng tường thuật để làm nổi bật một chủ đề quan tâm/vấn đề nghiên cứu/khoảng trống kiến thức có tính thuyết phục trong khi tác giả tổng quan sẽ không cần đi đến sự hiểu biết tồn diện về tình trạng khoa học hiện tại liên quan đến chủ đề nghiên cứu đó [13]. Do vậy, phương pháp

<i>"tổng quan tường thuật" được sử dụng trong Luận án để tìm kiếm tài liệu và viết </i>

tổng quan nghiên cứu, với mục đích có tầm nhìn bao quát về giáo dục và dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong đào tạo nghề Điện Công nghiệp, đồng thời xác định được khoảng trống hoặc mâu thuẫn của kiến thức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i><b>1.1.2. Thiết kế phương pháp tổng quan tường thuật </b></i>

Một bài tổng quan tường thuật được tiến hành trong bốn bước lần lượt: (1) tiến hành tìm kiếm, (2) xác định các từ khóa, (3) lựa chọn và tóm tắt tài liệu, (4) phân tích tổng quan tài liệu.

<b>Bước 1: Tiến hành tìm kiếm tài liệu </b>

Bước đầu tiên trong tổng quan tường thuật là tiến hành tìm kiếm tài liệu [12]. Để tìm kiếm các tài liệu liên quan đến dạy học nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, hai nhóm từ khóa sau đã được xác định.

<i>- Nhóm từ khóa 1: "Competency-based", "Competence-based". - Nhóm từ khóa 2: "Vocational training", "Vocational education", "Engineering education", "Electrical engineering", "Electricity". </i>

Hai toán tử AND và OR được sử dụng để liên kết các nhóm từ khóa như

<i>Bảng 1.1 dưới đây. </i>

<i>Bảng 1.1: Từ khóa tìm kiếm </i>

ERIC, Google Scholar

<i>("Competency-based" OR "Competence-based") AND ("Vocational training" OR "Vocational education" OR "Engineering education" OR "Electrical engineering" OR "Electricity") </i>

Việc sử dụng chuỗi từ khóa nói trên trong cơ sở dữ liệu ERIC, sau đó là Google Scholar sẽ cho phép tìm kiếm những tài liệu liên quan đến dạy học theo hướng phát triển năng lực trong GDNN và đào tạo nghề Điện nói chung, nghề Điện Cơng nghiệp nói riêng. Quá trình tìm kiếm tài liệu đã được thực hiện vào tháng 2 năm 2020 và tiếp tục được cập nhật thêm vào tháng 2 năm 2023.

<b>Bước 2: Xác định các từ khóa </b>

Trong bước này, các từ khóa được xác định để đánh giá xem một tài liệu được tìm thấy có phù hợp với trọng tâm nghiên cứu của đề tài hay khơng [12]. Vì tổng quan này tập trung kiểm tra hiệu quả của những phương pháp/ chiến lược sư phạm trong giáo dục kỹ thuật nói chung và giáo dục/ đào tạo nghề Điện/ Điện Cơng nghiệp nói riêng theo hướng phát triển năng lực đến kết quả học tập của SV, nên các từ khóa được xác định sẽ liên quan đến kết quả học tập, bao gồm các phương pháp và chiến lược dạy học (teaching methods and strategies), các kết quả học tập (learning outcomes), thành tích học tập (learning achievement), động lực học tập (learning motivation) và các kiến thức (knowledge), các kỹ năng (skills) của SV nghề Điện/Điện Công nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Bước 3: Lựa chọn và tóm tắt tài liệu </b>

Sau khi sử dụng các công cụ phân loại hỗ trợ trên ERIC, Google Scholar trong đó có: ngày xuất bản (Publication date), mô tả nguồn (Descriptor source), Tác giả (Author), độ liên quan (Relevance) … loại bỏ các nghiên cứu trùng lặp, tác giả tiến hành lựa chọn được những tài liệu phù hợp đọc tóm tắt và toàn văn các tài liệu để xác định những nghiên cứu liên quan đến dạy học theo hướng phát triển năng lực trong GDNN và giáo dục/đào tạo nghề Điện/Điện Cơng nghiệp. Những tài liệu mang tính chất khái qt, điển hình, đặc trưng, có đủ sức ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu của Luận án sẽ được lựa chọn tóm tắt để trích xuất các dữ liệu tham khảo trong việc phân tích tổng quan tài liệu.

<b>Bước 4: Phân tích tổng quan tài liệu </b>

Dựa vào các dữ liệu được trích xuất từ mỗi tài liệu trong Bước 3, chúng sẽ được tổng hợp vào trong các chủ đề thích hợp. Trong Luận án này, có bốn chủ đề chính được xác định là: (1) Xu hướng chuyển dịch quan điểm về đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN, (2) Tình hình triển khai dạy học theo hướng phát triển năng lực trong GDNN ở các nước trên thế giới, (3) Những nghiên cứu về dạy học nghề Điện theo hướng phát triển năng lực trên thế giới và (4) Tình hình nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực và dạy học nghề Điện theo hướng phát triển năng lực tại Việt Nam.

<b>1.2. Kết quả tìm kiếm tài liệu </b>

Kết quả tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu ERIC cho thấy có tổng số 4.138 tài liệu được hiển thị. Sau khi sàng lọc tác giả đã lựa chọn được 29 tài liệu phù hợp với đề tài Luận án để phân tích tổng quan tài liệu nghiên cứu.

Tiếp tục thực hiện tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu Google Scholar với nhóm từ khóa đã xác định trong 300 kết quả hiển thị đầu tiên được hiển thị nhằm khơng bỏ sót các nghiên cứu liên quan đến Luận án. Kết quả cho thấy có 8 tài liệu phù hợp với đề tài Luận án đã được bổ sung thêm vào danh sách tài liệu được phân tích tổng quan. Trong các tài liệu tiếng Anh được tìm thấy, 26/34 (76,4%) tài liệu có tuổi đời nhỏ hơn 10 tuổi, 17/34 (50%) tài liệu có tuổi đời nhỏ hơn 5 tuổi, tức là kết quả phân tích tổng quan mang tính cập nhật nghiên cứu mới rất cao. Các tài liệu tìm thấy cũng có sự đa dạng về chủng loại như: sách, chương sách, các nghiên cứu chuyên đề, bài báo, báo cáo, bài viết hội thảo, tiểu luận... Có 8/34 (23,5%) tài liệu liên quan trực tiếp đến dạy học theo hướng phát triển năng lực trong đào tạo nghề Điện thuộc lĩnh vực GDNN.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Phương pháp tìm kiếm thủ cơng cũng được tác giả áp dụng với các tài liệu tiếng Việt thơng qua tìm kiếm trên các thư viện trực tuyến của các trường đại học, tạp chí chuyên ngành. Kết quả tìm thấy trên 6 tài liệu có liên quan trực tiếp đến Luận án và một số tài liệu khác có thể sử dụng để tham khảo.

<b>1.3. Phân tích tổng quan tài liệu </b>

<i><b>1.3.1. Xu hướng chuyển dịch quan điểm về đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong giáo dục nghề nghiệp </b></i>

Khi nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi, các kỹ năng làm việc (employability skills) ngày càng trở thành trọng tâm của các cơ sở GDNN [14]. Đào tạo nghề được coi là một công cụ quan trọng giúp mỗi cá nhân gia tăng khả năng tìm kiếm việc làm hoặc mang lại những cơ hội thăng tiến nghề nghiệp tiềm năng bằng cách tăng cường các kỹ năng làm việc [5].

Qua nhiều thập kỷ, việc tiếp cận dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp có nhiều thay đổi và vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở các quốc gia khác nhau. Đào tạo theo hướng phát triển năng lực là một sự đổi mới trong GDNN nhằm nâng cao năng lực của người học [16]. Nó là một cách tiếp cận dạy học được thiết kế nhằm phát triển các năng lực cần thiết giúp cho người học có thể tập trung và đạt được sự thành thạo kỹ năng từ đó xác định một cá nhân được coi là có năng lực hoặc chưa có năng lực trong một lĩnh vực nghề nghiệp [5]. Các mục tiêu về năng lực giúp GV xác định được yêu cầu công việc mà SV cần đạt được từ đó tạo điều kiện, mơi trường cho SV phản ánh về năng lực của họ và giúp họ chuẩn bị kế hoạch học tập cá nhân để thúc đẩy việc học tập [17].

Đào tạo theo hướng phát triển năng lực có nguồn gốc xã hội ở Hoa Kỳ trong những năm 1950, 60 và 70. Nguồn gốc lý thuyết đào tạo theo hướng phát triển năng lực chủ yếu bắt nguồn từ chủ nghĩa hành vi (behaviourism) và lý thuyết hệ thống (systems theory) - hai định hướng lý thuyết rộng rãi đã ảnh hưởng đến cuộc tranh luận giáo dục ở Hoa Kỳ trong giai đoạn hình thành của đào tạo theo định hướng phát triển năng lực [18]. Tuy nhiên, điều này làm xuất hiện một mâu thuẫn giữa cách tiếp cận hành vi và đào tạo theo hướng phát triển năng lực với các mục tiêu chung của giáo dục. Nó thể hiện ở mục tiêu của giáo dục liên quan đến việc phát triển những người lao động có khả năng thích ứng, linh hoạt và nhạy bén... với việc lựa chọn cách tiếp cận giáo dục tập trung vào các kết quả đầu ra có thể chứng minh và đo lường được như đào tạo dựa trên năng lực [3].

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Để giải quyết mâu thuẫn này việc dạy học các năng lực chung và năng lực chun mơn cần phải được tích hợp trong quá trình giải quyết các tình huống nghề nghiệp của SV, đặc biệt trong các tình huống, hồn cảnh mới lạ. Những thành tố

<i>năng lực chung này được mô tả như "Khung các kỹ năng thế kỷ 21" (21st Century </i>

Skills), chẳng hạn như: tư duy phản biện và sáng tạo; hợp tác và giao tiếp hiệu quả; hiểu biết về thông tin, truyền thông và công nghệ; năng lực cá nhân về tính linh hoạt, sáng kiến, kỹ năng xã hội; năng suất và khả năng lãnh đạo... khơng thể hình thành hiệu quả bằng lý thuyết hành vi, mà SV cần được suy nghĩ và hành động vượt xa những gì có thể nắm bắt hoặc hướng dẫn bằng các thước đo hành vi [3]. Do đó, sự phát triển của những năng lực chung này cần phải là trọng tâm của GDNN và các lựa chọn về thiết kế dạy học để đạt được những kết quả đó.

Báo cáo của Stephen (2016) nhấn mạnh rằng cách tiếp cận dựa trên năng lực đối với GDNN là dựa trên những quan niệm khơng cịn phù hợp về chức năng, hiệu suất và sự phát triển của con người. Đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN đã nhấn mạnh tính trung tâm của (1) trải nghiệm thúc đẩy SV học tập, (2) hiểu các mục tiêu cần đạt được của GDNN và (3) điều chỉnh các mục tiêu này phù hợp với các q trình giáo dục. Nói chung, đào tạo theo hướng phát triển năng lực được kỳ vọng sẽ phát triển năng lực nghề nghiệp của SV đáp ứng với nhu cầu chung của các cá nhân, yêu cầu của cộng đồng, nơi làm việc, hiệp hội nghề nghiệp và chính phủ. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, để có được sự thành cơng thì việc đạt được các năng lực chun mơn này rất khó đảm bảo hoặc được đánh giá là đáp ứng tốt yêu cầu. Các năng lực cần thiết cho thực hành nghề nghiệp hiện tại và mới xuất hiện đòi hỏi phải tập trung vào các quá trình và sự tùy biến của cá nhân trong từng điều kiện hồn cảnh chứ khơng phải các kết quả có thể đo lường được như các kết quả tiêu chuẩn hóa [3]. Do đó, cần phải tập trung vào phát triển các kỹ năng bổ trợ khác bên cạnh năng lực chuyên môn hoặc thực hành cá nhân của người học trong quá trình đào tạo, như vậy trong nghiên cứu của mình Stephen đã hàm ý nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực chung.

Theo [2], các năng lực chung là một tập hợp các thành tố năng lực quan trọng của một chuyên gia/ kỹ thuật viên hiện đại, cần có để thực hiện thành công nghề nghiệp, nhận thức được bản thân và cuộc sống đầy đủ. Nó xuất phát từ sự gia tăng nhanh chóng các yêu cầu đối với một chuyên gia/ kỹ thuật viên hiện đại; các cơ quan tổ chức/ doanh nghiệp ngày nay luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với những cá nhân có khả năng làm việc với thông tin, sáng tạo và tư duy phản biện, khám phá

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

các giải pháp tối ưu, bày tỏ và bảo vệ ý kiến của mình, hợp tác và giao tiếp... Do đó trong GDNN phải phát triển những năng lực này ở người học, giúp họ có kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai đồng thời góp phần phát triển tiềm năng cá nhân, thúc đẩy sự tự nhận thức, mở rộng cơ hội việc làm và đảm bảo thành công trong một xã hội đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Van Griethuijsen và cộng sự đánh giá: đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN đã hoàn thành nhiệm vụ là chuẩn bị tốt hơn cho SV tại nơi làm việc trong tương lai của họ, tuy nhiên khơng có tác động đáng kể nào được ghi nhận sự hài lòng của SV đối với việc phát triển các kỹ năng nghề nghiệp nói chung [16]. Đào tạo theo hướng phát triển năng lực đã bị chỉ trích vì hỗ trợ việc giảng dạy và đánh giá các kỹ năng phức tạp bằng cách chia nhỏ chúng thành các nhóm kỹ năng đơn giản hoặc thói quen phụ [19]. Franks cùng các cộng sự (2014) cho rằng mặc dù đào tạo theo hướng phát triển năng lực có thể được sử dụng một cách thích hợp để phát triển ban đầu các kỹ năng nghề nghiệp, nhưng phạm vi ứng dụng của nó bị hạn chế trong các lĩnh vực đào tạo đòi hỏi khả năng ra quyết định phức tạp và phán đoán quan trọng [19]. Điều này cũng phản ánh phần nào việc đào tạo theo năng lực hiện nay chưa chú trọng tăng cường các kỹ năng bổ trợ khác (thành tố năng lực chung) ngoài các kỹ năng nghề nghiệp (thành tố năng lực chun mơn).

Sản phẩm của q trình GDNN có chất lượng được xem là nền tảng để đảm bảo lực lượng lao động lành nghề và hỗ trợ nền kinh tế sản xuất. Trong hệ thống đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN, đánh giá là có nhiệm vụ kiểm soát chất lượng đào tạo [20]. Báo cáo của Richards (2014) cho thấy mặc dù GV đã trải qua một số khóa đào tạo về phương pháp đánh giá kỹ năng chun mơn, nhưng có những điểm chưa chắc chắn hoặc còn nghi ngờ vẫn tồn tại liên quan đến việc định lượng điểm trong khuôn khổ đào tạo theo hướng phát triển năng lực [21].

Đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN là xu hướng giáo dục quốc tế khi sự hợp tác toàn cầu và trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong GDNN ngày càng tăng [17]. Tuy nhiên, nó cũng gặp phải những rào cản nhất định do tính khơng đồng nhất của lĩnh vực GDNN và đặc trưng riêng của mỗi quốc gia, khu vực với cách thức tổ chức và phương pháp luận khác nhau [22]. Ngoài ra, nghiên cứu của Baumeler (2019) đặt câu hỏi rằng liệu khái niệm đào tạo theo hướng phát triển năng lực có thể chuyển đổi từ bối cảnh văn hóa này sang bối cảnh văn hóa khác hay khơng. Sau đó, một nghiên cứu trường hợp về chuyển giao giáo dục từ Thụy Sĩ sang Ấn Độ đã cho thấy đào tạo theo hướng phát triển năng lực cần tính đến bối

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

cảnh văn hóa khi cố gắng thực hiện nó trong bối cảnh thể chế khác với điểm xuất phát ban đầu [23].

Tóm lại, đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN đã nhận nhiều chỉ trích vì chỉ hỗ trợ việc giảng dạy và đánh giá các kỹ năng phức tạp bằng cách chia nhỏ chúng thành các nhóm kỹ năng đơn giản. Trong thực tế, những năng lực nghề nghiệp của SV không chỉ là kiến thức/ kỹ năng kỹ thuật về mặt chun mơn, mà cịn có các kỹ năng góp phần nâng cao hiệu suất, để suy luận và giải quyết các tình huống nghề nghiệp; cùng với chiến lược đổi mới và thích nghi khi các nhiệm vụ nghề nghiệp trở nên phức tạp, quy trình cơng nghệ thay đổi nhanh chóng...

Do vậy để phù hợp và bắt nhịp cùng với thực tiễn nghề nghiệp, việc đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN trên thế giới đang chuyển dịch quan điểm theo hướng tích hợp năng lực chung và năng lực chuyên môn trong dạy học.

<i><b>1.3.2. Tình hình triển khai dạy học theo hướng phát triển năng lực trong giáo dục nghề nghiệp ở các nước trên thế giới </b></i>

Kể từ khi được chính thức đặt tên vào những năm 1960 tại Hoa Kỳ, đào tạo theo hướng phát triển năng lực đã trở thành một thước đo trực tiếp cho việc học tập của SV trong GDNN [24]. Phong trào đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN đã lan sang các nước châu Âu như Vương quốc Anh và Đức vào những năm 1980, áp dụng lần đầu tiên ở Nam Phi vào năm 1998 sau đó lan tỏa ra các nước Châu Phi khác [25]; Australia, Canada, New Zealand, Scottland cuối những năm 1980; sau đó là các quốc gia ở châu Á như Singapore, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản…[26]; Cho đến nay, đào tạo theo hướng phát triển năng lực đã trở thành mơ hình đào tạo chính trong GDNN của phần lớn các quốc gia trên thế giới trong thế kỉ 21 [27].

Trong giới hạn phạm vi Luận án này, tác giả tập trung vào một số quốc gia điển hình cho phong trào đào tạo theo hướng phát triển năng lực, đại diện cho các khu vực khác nhau trên thế giới.

<i>Tại Hoa Kỳ, đào tạo theo định hướng phát triển năng lực đã nổi lên từ những </i>

năm 1970, nó hướng tới việc đo lường chính xác kiến thức, kỹ năng và thái độ của mỗi cá nhân sau khi kết thúc mỗi chương trình học tập. Văn phịng Giáo dục Hoa Kỳ đã chính thức hóa cách tiếp cận dựa vào năng lực như một thước đo trực tiếp cho việc học tập của người học [24]. Mặc dù về mặt quản lý, GDNN ở Hoa Kỳ thay đổi theo từng tiểu bang, mỗi tiểu bang có một cách triển khai GDNN riêng, nhưng tư tưởng của đào tạo theo hướng phát triển năng lực là mơ hình trung tâm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>Tại Đức, đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực ban đầu được thực hiện </i>

thông qua các khái niệm về khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chủ chốt

<i>("Schlüsselqualifikationen"), xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1970 và tiếp tục </i>

có ảnh hưởng đến nay. Vào năm 1996, hệ thống GDNN của Đức bắt đầu đào tạo

<i>theo hướng phát triển năng lực, trong đó năng lực của người học được hiểu là "năng lực hành nghề" với từng cá nhân sau khi tốt nghiệp thể hiện ở sự sẵn sàng hành động </i>

một cách có hiệu quả, có trách nhiệm với xã hội trong các tình huống nghề nghiệp. Mơ hình đào tạo nghề ban đầu phối kết hợp chính thức giữa đào tạo tại doanh nghiệp và đào tạo tại trường nghề nhằm giúp người học có được kiến thức, kỹ năng, năng lực thực hành và kinh nghiệm nghề đáp ứng yêu cầu của một nghề cụ thể. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng GDNN, Đức đã nghiên cứu và cập nhật các nội dung mới trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2020, đảm bảo sự hấp dẫn của GDNN trong việc đáp ứng nhu cầu lao động có năng lực cạnh tranh cao. Hiện nay, đào tạo nghề kép vẫn là mô hình đào tạo nghề chủ đạo, hiệu quả và là niềm tự hào

<i>của Đức. Đó là "chìa khóa vàng" cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc </i>

gia này [28].

<i>Tại Hà Lan, việc sử dụng khái niệm năng lực ở Hà Lan có thể được tính từ </i>

những năm 1970, các kỹ năng chuyên môn xuất hiện ở nội dung chương trình đào tạo chi tiết. Trong đó mục tiêu cần đạt được của q trình đào tạo nghề bao gồm cả kiến thức và các thành phần về thái độ là một phiên bản ban đầu của khái niệm về năng lực hiện nay. Luật Giáo dục nghề nghiệp của Hà Lan ban hành năm 1996 nêu rõ: quá trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực phải gắn liền với việc nghiên cứu thị trường lao động và phù hợp với khả năng của người học trong việc học tập kiến thức, rèn luyện các kỹ năng [29]. Hiện nay cơ cấu trình độ chun mơn trong GDNN ở Hà Lan đang trải qua quá trình đổi mới phong phú đối với việc học dựa trên năng lực mang tính thực tiễn cao nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mục tiêu của GDNN ở Hà Lan là đào tạo ra những nhân viên kỹ thuật hiện đại có đủ khả năng để xử lý linh hoạt trong các tình huống nghề nghiệp với những phẩm chất và thái độ cần thiết ở nơi làm việc.

<i>Tại Anh và Pháp, theo [30] mặc dù cả hai quốc gia đều đã phát triển các cách tiếp cận "phát triển năng lực", nhưng bên dưới thuật ngữ "năng lực" (competence) </i>

là những ý nghĩa khác biệt, bắt nguồn từ cấu trúc thể chế và quy trình lao động của mỗi quốc gia. Trong khi Pháp xác định mơ hình dựa trên tri thức (knowledge-based model), thì Anh lựa chọn mơ hình dựa trên kỹ năng (skills-based model). Năng lực

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

theo nghĩa tiếng Pháp là đa chiều, dựa trên sự tích hợp kiến thức lý thuyết với thực tiễn, cũng như các phẩm chất cá nhân và xã hội trong một lĩnh vực nghề nghiệp mở rộng. Ngược lại, ở Anh, năng lực đề cập đến việc thực hiện các nhiệm vụ rời rạc và được xác định trong phạm vi hẹp, với kiến thức nền tảng tối thiểu. Do đó, trong khi

<i>"năng lực" trong hệ thống GDNN của Anh thường biểu thị khả năng tuyển dụng </i>

theo nhiệm vụ đối với những gì một cá nhân có thể thực hiện, thì ở Pháp nó bao hàm sự phát triển đa chiều của một cá nhân gắn trách nhiệm, tư cách công dân cũng như một nhân viên lao động.

<i>Tại Nhật Bản, những năm 1960, để đáp ứng nhu cầu về nhân lực lao động kỹ </i>

thuật, Chính phủ Nhật Bản đã có chính sách đầu tư tăng gấp đơi số trường trung học kỹ thuật bậc cao (Technical High School) và thành lập loại hình Cao đẳng Công nghệ (College of Technology) với quan điểm đào tạo dựa trên năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và thường xuyên thay đổi của các nhà sử dụng lao động [31].

<i>Tại Australia, chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực bắt đầu </i>

tại Cao đẳng Croydon Park Tafe năm 1983 [32]. Sáu năm sau, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nghề Australia ra sắc lệnh đào tạo theo hướng phát triển năng lực là mệnh lệnh đào tạo quốc gia. Cho đến nay tại Australia, đào tạo theo hướng phát triển năng lực là phương pháp đào tạo chính được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề [5]. Australia quy định tất cả các văn bằng GDNN phải dựa trên chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực [33]. Thậm chí trong hệ thống GDNN của Australia một số nghề liên quan đến chăm sóc người già và cộng đồng, giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ, đào tạo an ninh/ bảo vệ, họ đã xây dựng được một hệ thống chấm điểm để đánh giá trong đào tạo theo hướng phát triển năng lực [34]. Việc sử dụng các tiêu chuẩn chung tạo nên sự đồng nhất đối với tất cả những cá nhân sau khi tốt nghiệp một chương trình đào tạo dựa trên những minh chứng cụ thể [35]. Mặc dù vậy, trong một báo cáo của Smith (2010) về kinh nghiệm đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong hệ thống GDNN của Australia suốt 20 năm qua, tác giả kết luận rằng việc đào tạo vẫn còn một số vấn đề tiềm ẩn, trong đó đội ngũ GV chưa có đủ kỹ năng để triển khai các hoạt động dạy học đảm bảo chất lượng. Tài liệu cũng chỉ ra việc vận dụng các phương pháp sư phạm để đào tạo theo hướng phát triển năng lực chưa thực sự phù hợp và chỉ đánh giá hiệu suất cá nhân/năng lực chung của người học một cách hạn hẹp [36].

<i>Tại Singapore, trong những năm gần đây đã phát triển hệ thống GDNN mạnh </i>

mẽ dựa trên nền hệ thống GDNN của Anh, Australia và New Zealand, đó là đào tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

theo hướng phát triển năng lực và cung cấp Chứng chỉ Kỹ năng Lực lượng lao động (Workforce Skills Qualifications - WSQ) [37]. Tuy nhiên, họ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đào tạo thường xuyên (tại chức), hầu hết những người được hỗ trợ là những người ở độ tuổi trưởng thành và mới bắt đầu sự nghiệp thứ hai, xuất thân từ nhiều nền tảng nghề nghiệp khác nhau và được tuyển dụng một cách ngẫu nhiên và bán thời gian thay vì liên tục.

<i>Tại Đài Loan, đào tạo theo hướng phát triển năng lực ngày càng được coi </i>

trọng trong đào tạo nghề nhằm đối mặt với tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động có chất lượng. Thơng qua q trình dạy học, các GV/nhà giáo dục đã giúp SV thúc đẩy năng lực của họ một cách hiệu quả để đạt được thành công trong sự nghiệp [38].

<i>Tại Malaysia, khái niệm năng lực được coi là chìa khóa để giáo dục và đào </i>

tạo nghề. Năng lực của người học được hình thành thơng qua rèn luyện, là sản phẩm của quá trình đào tạo và trải nghiệm gắn liền với khả năng thực hiện nhiệm vụ tại vị trí làm việc chứ khơng phải là những hoạt động trí tuệ, thao tác tư duy đơn thuần [39]. Trước đây hệ thống GDNN quốc gia ở Malaysia có 3 cấp trình độ: cơ bản, trung cấp và cao cấp, tuy nhiên từ năm 1992 việc đánh giá kỹ năng của người học xác định bằng một khung trình độ kỹ năng 5 mức [40]. Trong đó năng lực của người học được định lượng bằng các tiêu chuẩn về hiệu suất học tập và năng lực chun mơn. Mục tiêu của khung trình độ này cũng giúp SV có thể tìm hiểu những thơng tin cần thiết mà họ có thể đạt được về kiến thức, kỹ năng nếu như tham gia vào một chương trình đào tạo với các tuyên bố đã được đề ra. Kết thúc một khóa học người học phải thực hiện một bài tập được thiết kế phù hợp với trình độ năng lực được xác định trước (kiến thức, kỹ năng và giá trị) theo tiêu chuẩn nghề nghiệp.

<i>Tại Châu Phi, dưới sự hỗ trợ của Viện Lập kế hoạch Giáo dục Quốc tế </i>

(International Institute for Educational Planning - IIEP) của UNESCO và Viện Giáo dục và Đào tạo Pháp ngữ (Francophonie Institute for Education and Training - IFEF) giai đoạn từ 2018 - 2021 việc nâng cao hiệu quả đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong hệ thống GDNN đã được triển khai đồng loạt ở bảy quốc gia bao gồm Benin, Maroc, Rwanda, Senegal và ba quốc gia khơng nói tiếng Pháp - Ethiopia, Ghana, Nam Phi. Chương trình này nhằm tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng tại những quốc gia nói trên trong các lĩnh vực như khai thác và chế biến dầu, điện lực, đóng tàu, xây dựng, công nghệ thông tin, nông nghiệp và dịch vụ... [41].

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

National Board for Technical Education (NBTE) là cơ quan quản lý và đánh giá các chương trình đào tạo nghề nghiệp ở Nigeria. Họ thiết lập những tiêu chuẩn, quy định cho việc dạy nghề và cung cấp hướng dẫn cho các trường, trung tâm đào tạo nghề. Đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN tại Nigeria được xem như một mơ hình xác thực cho phát triển bền vững nhằm cung cấp nguồn lao động mà ngành công nghiệp đất nước này yêu cầu (kỹ thuật, xây dựng, điện tử, kỹ nghệ, y tế, nông nghiệp, vận tải, thương mại, quản lý) và sẵn sàng cho các cá nhân tự kinh doanh khởi nghiệp [42].

Tóm lại, các quốc gia trên thế giới đều xem đào tạo theo hướng phát triển năng lực là mơ hình đào tạo chính cho cải cách GDNN. Bên cạnh đó, các quốc gia đang có xu hướng chuyển dịch và vượt ra ngoài quan điểm truyền thống của đào tạo theo hướng phát triển năng lực chỉ tập trung vào các kỹ năng chuyên môn cụ thể của một nghề cụ thể, sang tăng cường các năng lực chung cho người học để họ đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi của doanh nghiệp và sẵn sàng cho sự thành công.

<i><b>1.3.3. Một số nghiên cứu về dạy học nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực trên thế giới </b></i>

Mặc dù có một số lượng lớn các tài liệu nghiên cứu về dạy học theo hướng phát triển năng lực được tìm thấy trong lĩnh vực GDNN, nhưng các nghiên cứu về dạy học theo hướng phát triển năng lực trong từng lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể lại nằm trong một giới hạn nhất định, chẳng hạn như trong lĩnh vực nghề Điện là khá khan hiếm. Cho đến thời điểm tổng quan tài liệu này được viết và cập nhật hoàn thành vào năm 2023, mới chỉ có 6 tài liệu tìm kiếm được liên quan trực tiếp đến dạy học nghề Điện theo hướng phát triển năng lực trong giáo dục nghề nghiệp.

Theo nghiên cứu của Ahmed và Sayed tại Ai Cập (2020), dạy học theo hướng phát triển năng lực có thể hỗ trợ SV phát triển khả năng tích hợp các kỹ năng, kiến thức và thái độ để họ có thể giải quyết các nhiệm vụ và thách thức kỹ thuật chuyên nghiệp trong nghề Điện. Từ đó, các tình huống học tập tích hợp cần được phát triển để nâng cao kỹ năng của SV trong các mô đun chuyên môn nghề Điện. Các SV nên được làm việc nhiều trong các nhóm nhỏ để đạt được tiến bộ rõ rệt, thành công trong học tập và hình thành năng lực [43].

Báo cáo của Hinon và các cộng sự (2020) đề cập đến việc nghiên cứu và xây dựng các chỉ dẫn cho hệ thống đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong thực hành lắp đặt điện theo các tiêu chuẩn do Cục Phát triển Kỹ năng, Bộ Lao động Thái Lan cung cấp. Những chỉ dẫn này được sử dụng trong quá trình học tập làm cơ sở

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

phát triển nghề nghiệp và công nghệ cho học sinh trung học phổ thông với các chủ đề nối dây điện, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, thiết bị điện gia dụng... Kết quả đánh giá về việc sử dụng phương tiện dạy học trực quan, video, cách sắp xếp văn bản, hình ảnh, slide giảng dạy, tài liệu giảng dạy đều đạt ở mức tốt [44]. Nói chung, các khóa học này dùng để định hướng nghề nghiệp, tuy nhiên nội dung của nó vẫn chỉ tập trung vào năng lực chuyên môn cơ bản của ngành Điện mà chưa đề cập đến năng lực chung.

Nghiên cứu tại Salama Technical Institute thuộc Cộng hòa Congo của Christian Kabongo Malonda (2022) đã quan sát một số GV ngành Điện trong nhiều giờ học khác nhau của họ, sau đó chia sẻ thơng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn với bộ phận giảng dạy, kết quả cho thấy: trong đa số những buổi lên lớp việc thiết kế dạy học, việc truyền đạt mục tiêu trình tự học tập cho người học và sử dụng các tình huống tích hợp chưa được coi trọng, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phát vấn và nhiệm vụ thực hành được giao cho SV ở cuối trình tự học tập [45]. Theo đó, Malonda kết luận rằng cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu khám phá các phương pháp dạy học hiệu quả trong đào tạo nghề Điện theo hướng phát triển năng lực. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy việc thiết kế dạy học của các GV ngành Điện chỉ tập trung vào các kỹ năng chun mơn, chưa có những hoạt động dạy học hướng tới việc phát triển năng lực chung cho SV.

Ngoài ra, cịn có một số báo cáo khác đề cập đến các hình thức đào tạo theo hướng phát triển năng lực như: Báo cáo của Brit-Maren Block thuộc Đại học Leuphana Lüneburg - Đức (2014) đề cập đến việc tích hợp các thí nghiệm trong phòng Lab vào trong giới thiệu các khóa học Kỹ thuật điện cơ bản: khái niệm, cách thực hiện và đánh giá dựa trên năng lực [46]. Báo cáo của Jaanus và các cộng sự (2019) đề cập đến các Lab tích hợp (Integrated Labs) cho các khóa học Kỹ thuật điện trong mơi trường học tập dựa vào năng lực [47]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào năng lực chuyên môn của ngành Điện, mà chưa đề cập đến năng lực chung.

<i><b>1.3.4. Tình hình nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực và dạy học nghề Điện Công nghiệp theo hướng phát triển năng lực tại Việt Nam </b></i>

<i>Về chủ trương và chính sách đổi mới giáo dục nói chung và GDNN nói riêng, </i>

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>nhập quốc tế đã khẳng định quan điểm chỉ đạo "chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học". Bên cạnh đó, Tổng cục GDNN, Bộ LĐTBXH cũng có rất nhiều giải pháp nỗ </i>

lực chuyển đổi đào tạo nghề Việt Nam từ truyền thống sang đào tạo theo hướng phát triển năng lực. Từ năm 2010, một số tổ chức quốc tế: ILO, Swisscontact, GIZ... đã hỗ trợ Tổng cục GDNN xây dựng nhiều tài liệu và tổ chức nhiều khóa tập huấn về đào tạo theo hướng phát triển năng lực [8],[9]. Những tài liệu này đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến đào tạo theo năng lực, phương pháp DACUM trong xác định năng lực nghề nghiệp, đặc điểm đào tạo theo hướng phát triển năng lực, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, đánh giá dựa vào năng lực. Đồng thời nhiều tài liệu hướng dẫn kèm theo những chương trình tập huấn cũng hỗ trợ đắc lực các cơ sở GDNN tại Việt Nam thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ sang tiếp cận đào tạo theo hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên tất cả các tài liệu này chỉ bàn về những nội dung của đào tạo dựa theo năng lực nói chung trong GDNN, chưa đề cập đến các lĩnh vực chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như nghề Điện Công nghiệp. Mặt khác những tài liệu nói trên chỉ tập trung chủ yếu vào năng lực chuyên môn cụ thể đo lường được của nghề nghiệp, chứ chưa đề cập đến năng lực chung.

Trong những năm gần đây, chủ đề đào tạo theo hướng phát triển năng lực được rất nhiều học giả, nhà giáo dục trong nước quan tâm nghiên cứu với các đề tài, Luận án và các tài liệu nghiên cứu khác nhau.

<i>Về khía cạnh lý luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Trần </i>

Khánh Đức (2015) đã nhấn mạnh rằng cùng với thể lực là yếu tố trí lực, năng lực chun mơn có vị trí hàng đầu trong chất lượng nhân lực qua đào tạo. Những kỹ năng tư duy sáng tạo, giao tiếp, phán đoán, thích ứng, linh hoạt, thích ứng trở thành những kỹ năng cốt lõi trong hệ thống năng lực nghề nghiệp. Với quan điểm đó tác giả đã đưa ra quan điểm riêng về năng lực và năng lực nghề nghiệp từ đó vận dụng vào trong dạy học và dạy học kỹ thuật phải là sự kết hợp giữa năng lực chuyên môn với năng lực chung [48]. Bắt đầu từ việc phân tích đặc trưng và các xu hướng phát

<i>triển giáo dục theo năng lực trong xã hội hiện đại, trong cuốn sách "Năng lực và tư duy sáng tạo trong giáo dục đại học" Trần Khánh Đức (2015) đã xác định các thành </i>

tố, cấu phần của năng lực, năng lực nghề nghiệp, chuẩn đầu ra, cách phát triển chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập theo năng lực [49]. Đồng thời tác giả cịn phân tích các cơ sở, định hướng của việc nghiên cứu phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho SV, trình bày cách phát triển chương trình, đo lường, đánh giá kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

quả học tập và giới thiệu một số mơ hình quản trị giáo dục tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI [31]. Cụ thể hơn về khía cạnh phát triển chương trình, tác giả Nguyễn Văn Cường (2016) cho rằng việc xây dựng chương trình dạy học theo hướng phát triển năng lực là việc xây dựng mơ hình năng lực, chuẩn đầu ra của môn học, trên cơ sở đó lựa chọn các chủ đề và nội dung dạy học phù hợp. Chương trình dạy học theo định hướng năng lực chú trọng tính tự lực của người học trong việc chiếm lĩnh tri thức cũng như vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn, chú trọng phát triển năng lực giao tiếp và đánh giá liên quan đến chuyên môn [50]. Tác giả cũng cho rằng mơ hình năng lực sử dụng trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp gồm 4 lĩnh vực cơ bản, mơ hình các năng lực then chốt theo OECD… và giới thiệu các bước trong phát triển chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực.

<i>Về khía cạnh đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN, đề tài cấp Bộ B93-38-24 "Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề" của Nguyễn Đức Trí (1996) tiến hành nghiên cứu thực tiễn đào </i>

tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện ở Việt Nam và thế giới từ đó đề xuất mơ hình phát triển chương trình đào tạo nghề dựa trên cơ sở phân tích nghề với nền tảng là xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp tại Việt Nam [26]. Năm 2016, Vũ Xuân Hùng và các cộng sự trong đề tài khoa học cấp Bộ CT-20160101 đã thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kỹ năng nghề nghiệp, từ đó khuyến nghị một số nhóm giải pháp để phát triển kỹ năng nghề nghiệp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam [51].

<i>Về khía cạnh đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN cho từng nghề nghiệp chuyên môn cụ thể, tác giả Phạm Văn Thống (2006) đã tiến hành phân </i>

tích các thực trạng dạy thực hành kỹ thuật nói chung và dạy thực hành nghề sửa chữa ơ tơ nói riêng, sau đó nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực và đưa ra các đề xuất: đổi mới trong việc lập kế hoạch bài giảng; đổi mới phương pháp dạy học thực hành; tiến hành tổ chức các hoạt động nhóm vào những thời điểm thích hợp; cách kiểm tra đánh giá để xác định các kỹ năng thực hiện của người học theo hướng phát triển năng lực, cuối cùng áp dụng đổi mới dạy thực hành nghề Sửa chữa ôtô tại Trường Đại học SPKT Vinh theo định hướng phát

<i>triển năng lực [52]. Cùng hướng tiếp cận này, Luận án Tiến sĩ "Dạy học thực hành trang bị điện theo tiếp cận năng lực thực hiện trong đào tạo giáo viên dạy nghề hệ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>Cao đẳng" của tác giả Nguyễn Thanh Hà (2009) cũng đã nghiên cứu nội dung, đặc </i>

điểm cấu trúc của năng lực từ đó đề xuất một số phương pháp dạy học tích cực với sự hỗ trợ của phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại và đề ra những yêu cầu, định hướng đầu tư cơ sở vật chất trong dạy học thực hành nghề nghiệp nói chung, thực hành Trang bị điện nói riêng [53].

Hai tác giả Lê Huy Kim Hoàng Anh và Nguyễn Thị Tâm (2015) đã tiến hành khái quát những cơ sở lý luận về năng lực nghề nghiệp, dựa trên việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu kết hợp với phương pháp chuyên gia và thảo luận nhóm để xác định khung năng lực cho các ngành nghề [54]. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng khung năng lực dành cho 3 nhóm thuộc khối ngành: Kế tốn, Quản trị kinh doanh, Du lịch và đề xuất một số kiến nghị giúp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho SV.

<i>Gần đây nhất, tác giả Bùi Minh Hải (2022) với Luận án "Dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường trung học cơ sở" đã tiếp cận khái niệm năng lực theo cấu trúc đầu vào/ đầu ra, sử dụng "Mơ hình căn chỉnh kiến tạo" (John Biggs) để hướng dẫn cấu trúc dạy học, "Mơ hình 4C/ID" để triển khai các hoạt động dạy </i>

học, sau đó hướng dẫn các hoạt động kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực [10]. Luận án của tác giả tuy không bàn trực tiếp về GDNN, nhưng đưa ra nhiều ý tưởng mới mẻ về đào tạo theo hướng phát triển năng lực, xâu chuỗi mối liên hệ giữa các lý thuyết mô tả năng lực, lý thuyết dạy học, đánh giá theo hướng phát triển năng lực.

<i>Về khía cạnh quản lý đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN, tác giả Đào Việt Hà (2014) với Luận án tiến sĩ "Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện nghề Kỹ thuật xây dựng ở các trường Cao đẳng xây dựng" đã tiến hành nghiên </i>

cứu triết lý, nội dung, đặc điểm của đào tạo theo năng lực. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất 6 giải pháp có tính thực tiễn, tính khả thi cao để quản lý đào tạo theo năng lực và áp dụng cho nghề Kỹ thuật xây dựng với các nhóm: quản lý các yếu tố đầu vào, quản lý quá trình dạy học, quản lý các yếu tố đầu ra [55]. Trong lĩnh vực nghề Điện,

<i>Luận án tiến sĩ "Quản lý đào tạo nghề Điện Công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ" của Lê Đại Hùng (2018) đã làm rõ </i>

các vấn đề liên quan đến quản lý đào tạo nghề Điện trình độ trung cấp. Tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng, đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo nghề Điện Công nghiệp trình độ trung cấp như: tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh theo hướng năng lực, phát triển chương trình đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng

</div>

×