Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài Thu Hoạch Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Hoạt Động Hành Pháp Trong Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Liên Hệ Thực Tiễn Hiện Nay. .Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.1 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1.1 Khái niệm hành pháp trong nhà nước pháp quyền………...……….2

1.2. Đặc điểm của hành pháp trong nhà nước pháp quyền…. ………..2

1.3. Vai trò của hành pháp trong Nhà nước pháp quyền ………..3

2. Thực tiễn hành pháp trong nhà nước pháp quyền ………4

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1

Câu hỏi viết thu hoạch: Hoạt động hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và liên hệ thực tiễn hiện nay.

<b> Bài Làm </b>

<b>I. MỞ ĐẦU </b>

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, hành pháp được hiểu là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Trong đó, về cơ bản quyền lập pháp được hiểu là quyền ban hành các đạo luật, cả các bộ luật..., quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện các đạo luật, còn quyền tư pháp là quyền xét xử. Hành pháp cùng với lập pháp và tư pháp tiếp tục thể chế hóa và tổ chức thực hiện các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng.

Hành pháp ở nước ta là hệ thống triển khai thực hiện các đạo luật, trong đó có việc cụ thể hóa quy định trong các đạo luật; thường xuyên, liên tục quan hệ trực tiếp với xã hội; là cầu nối giữa pháp luật với thực tiễn, từ đó các quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng và xã hội được thực hiện trên thực tế. Nếu được phát huy trách nhiệm, hành pháp sẽ nhanh chóng cụ thể hóa và đưa các đạo luật vào cuộc sống. Mặt khác, hành pháp nắm bắt tốt tình hình thực tế, sự phản hồi từ đời sống xã hội đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Từ nhận định trên cho thấy, vai trò quan trọng của hành pháp đối với lập pháp và tư pháp trong thực hiện các nguyên tắc cơ bản bảo đảm bản chất của chế độ, bảo đảm Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Xuất phát từ tầm quan trọng ấy, qua các ngày học tập, được các Thầy (Cơ) là giảng viên của Học viện Chính trị Khu vực IV giảng dạy và hướng dẫn tận tình cho học viên mơn học “Nhà nước và pháp luật Việt Nam”, đã giúp học viên lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung cơ bản nắm được các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung, trong đó có nội dung hoạt động hành pháp trong Nhà nước pháp

<b>quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu nội dung “Hoạt động hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và liên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2

<b>hệ thực tiễn hiện nay” để làm bài thu hoạch kết thúc môn học “Nhà nước và pháp </b>

luật Việt Nam” là nội dung rất cần thiết cho học viên Cao cấp lý luận chính trị về cơ sở lý luận cũng như vận dụng vào thực tiễn được tốt hơn.

<b>II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận </b>

<b>1.1. Khái niệm hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam </b>

Hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bộ phận quyền lực nhà nước, trong đó các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hành pháp trên cơ sở một hệ thống thể chế pháp lý nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

<b>1.2. Đặc điểm của hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam </b>

Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, so vói lập pháp và tư pháp thì hành pháp có những đặc điểm riêng, chẳng hạn hành pháp phải xem xét đưa ra quyết định và hành động một cách nhanh chóng, kịp thời, thường xuyên liên tục; thiên về sử dụng biện pháp mệnh lệnh. Đồng thời, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên hành pháp ở các nước khác nhau cũng có nhũng điểm khác nhau. So với nhiều nước trên thế giới, hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản mà chúng ta cần lưu ý trong quá trình nghiên cứu, đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thứ nhất, hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng lãnh đạo Nhà nước, trong đó có lãnh đạo đối với hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng nhiều phương thức, như chiến lược, chủ trương, chính sách; bằng cơng tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; bằng việc giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước.

Thứ hai, cùng với lập pháp và tư pháp, hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Thứ tư, hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là hành pháp của một đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhận thức cũng như thực tiễn đã minh chứng, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Nền kinh tế đang chuyển từ mơ hình kế hoạch tập trung sang mơ hình thị trường, thì tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó hành pháp phải có những thay đổi để phù hợp với kinh tế.

<b>1.3. Vai trò của hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. </b>

Vai trò của hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể được đề cập trong các mối quan hệ và trên các phương diện khác nhau. Dưới góc nhìn khái qt hơn, hành pháp là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành nên tổ chức và hoạt động của Nhà nước, có vai trị quan trọng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là với Đảng, Nhà nước và đối với xã hội.

Thứ nhất, hành pháp cùng với lập pháp và tư pháp tiếp tục thể chế hóa và tổ chức thực hiện các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng.

Các cơ quan nhà nước, trong phạm vi thẩm quyền lần lượt thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng vào các văn bản pháp luật. Trong đó, trước hết Quốc hội thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng vào Hiến pháp, các đạo luật (bộ luật, luật...). Thứ hai, hành pháp cùng với lập pháp và tư pháp bảo đảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Hơn nữa, trong cơ chế phân công, phối họp cũng như trong thực tế, hành pháp ở nước ta là lực lượng chủ yếu xây dựng các dự án luật phục vụ hoạt động lập pháp của Quốc hội. Điều này khẳng định hành pháp có vai trị hết sức to lớn đối với hoạt động lập pháp.

Đối với tư pháp, trong cơ chế phân công, phối hợp ở nước ta thì hành pháp cũng được phân công thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà kết quả của nó làm cơ sở cho hoạt động xét xử của tư pháp.

Thứ ba, hành pháp giữ vai trị quan trọng nhất trong việc hiện thực hóa các quy định về quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức và xã hội.

Với chực năng, nhiệm vụ là tổ chức thực hiện pháp luật, hành pháp được cung cấp nhiều cách thức, biện pháp; nhiều công cụ, phương tiện; nhiều nguồn lực, thông qua hệ thống bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở để đưa các quy định của pháp luật vào thực tiễn, từ đó các quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng và xã hội được thực hiện trên thực tế. Có thể khẳng định, hành pháp là yếu tố tiên quyết bảo đảm các quy định về quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, cộng đồng và xã hội trở thành hiện thực.

<b>2. Thực tiễn hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

5

- Hệ thống văn bản pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từng bước cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về cải cách hành chính nhà nước: Tính từ đầu năm 2016 đến hết tháng 6/2020, Quốc Hội và Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã ban hành 101 Luật, pháp lệnh, nghị quyết, giảm 19 văn bản so với giai đoạn 2011-2015; Chỉnh phủ ban hành khoảng 688 nghị định, giảm 33 nghị định so với gian đoạn 2011-2015.

- Nội dung các văn bản pháp luật về hành chính nhà nước đã có tính bao qt, phạm vỉ điều chỉnh rộng, chất lượng văn bản từng bước được nâng lên.

- Hệ thống văn bản pháp luật về hành chính nhà nước góp phần tích cực thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế: Cổng dịch vụ công quốc gia sau một năm vận hành đến năm 2020, đã có 2,6 triệu nghìn dịch vụ cơng được tích hợp, cung cấp trên 6,7 nghìn thủ tục hành chính (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu 9%) với hơn 99 triệu lượt truy cập. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2020 đứng thứ 86/193 quốc gia vùng lãnh thổ, duy trì đà tăng liên tục từ năm 2014 (99/193) được xếp vào nhóm các nước phát triển chính phủ điện tử ở mức cao và cao hơn chỉ số trung bình thế giới.

- Phân định rõ hơn thẩm quyền của từng cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước, từng bước khắc phục những vấn đề còn chồng chéo, giao thoa hoặc bỏ trống trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan.

Thứ hai, hệ thống thiết chế hành chính nhà nước đạt được những thành tựu cơ bản.

- Cơ cấu tổ chức của Chỉnh phủ tương đổi ổn định đã tạo nên sự ổn định của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp khác. Điều đó đã tác động tích cực tạo nên sự ổn định trong toàn hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước và đời sống xã hội.

- Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn cap tỉnh, cấp huyện được sắp xếp, kiện toàn, cơ bản theo đúng Nghị quyết số 18- NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW, các quy định pháp luật, bước đầu đã tính đến đặc điểm của đơn vị hành chỉnh ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

6

- Hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, địa phương từng bước được sắp xếp, đổi mới và bước đầu triển khai thực hiện cơ chế tự chủ trên một số lĩnh vực.

<b>2.2 Những hạn chế: </b>

- Chưa quy định rõ ràng, cụ thể cơ chế để bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiêm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Chưa thể chế hóa đầy đủ, kịp thời một số chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách hành chính nhà nước, chưa có các giải pháp mang tính đột phá trong cải cách hành chính nhà nước.

- Hệ thống văn bản pháp luật về hành chính nhà nước phức tạp, thiếu tính ổn định, một số văn bản còn chồng chéo, mâu thuẫn dẫn tới khó theo dõi, khơng thống nhất trong thực hiện.

Ví dụ: Ở một số địa phương hiện nay, trong đó có địa bàn tỉnh Bạc Liêu về quy hoạch sử dụng đất không thống nhất với quy hoạch xây dựng như nhu cầu chuyển mục đích sử đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đối với đất ven Quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là phù hợp được cấp tỉnh phê duyệt nhưng quy hoạch xây dựng lại là đất không được cấp phép xây dựng nên việc giải quyết thủ tục hành chính cho phép chuyển mục đích sử dụng đất có thể xảy ra trường hợp khiếu nại là tại sao cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ở mà khơng giải quyết cấp phép xây dựng hoặc tự ý xây dựng thì bị xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng.

- Việc kiện tồn cơ cấu tổ chức của Chính phủ tuy đã được thực hiện theo mơ hình đa ngành, đa lĩnh vực nhung vẫn còn một số hạn chế, chậm đổi mới.

- Việc phân cấp, phân quyền giữa trung ương với địa phương vẫn còn hạn chế như quản lý ngân sách, đầu tư phát triển, quản lý quy hoạch, huy động nguồn tài chính cho đầu tư phát triển, quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội…

- Vẫn cịn tình trạng lợi ích cục bộ, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

7

- Ở một số nơi, trong bộ máy nhà nước, quản lý và tinh giản biên chế cịn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Thực hiện quy định về quản lý biên chế ở một số bộ, ngành, địa phương chưa nghiêm.

<b>2.3. Nguyên nhân hạn chế - Nguyên nhân chủ quan: </b>

Thứ nhất, công tác chỉ đạo cải cách hành chính nhà nước chưa thực sự quyết liệt, thiếu đồng bộ, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương trong việc tìm tịi, đề xuất mơ hình, phương pháp mới để nâng cao hiệu quả; còn tâm lý bảo vệ lợi ích cục bộ, nể nang, né tránh, ngại va chạm, “dễ làm khó bỏ” trong kiện tồn tổ chức bộ máy và thực hiện tinh giản biên chế, nên chưa có qut tâm chính trị cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt.

Thứ hai, một số chủ trương, chính sách về cải cách hành chính nhà nước chưa được triển khai đồng bộ, nên hiệu quả chưa cao. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về tinh giản biên chế ở một số địa phương, đơn vị chưa kịp thời; chưa được quan tâm đúng mức; chưa có kế hoạch, giải pháp, lộ trình triển khai tích cực.

Thứ ba, việc thể chể hóa chủ trương, chính sách của Đảng cịn chậm và chưa đầy đủ. Tình trạng cục bộ, vì lợi ích ngành trong q trình xây dựng văn bản pháp luật vẫn còn tồn tại.

Thứ tư, nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế chưa đầy đủ và sâu sắc nên quyết tâm chính trị chưa cao, nỗ lực chưa lớn, tổ chức thực hiện chưa quyết liệt. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức chưa họp lý, chưa lựa chọn được đúng người, chưa tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức phát huy hết năng lực, sở trường.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, phát hiện và xử lý các vi phạm về cải cách hành chính nhà nước chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, nghiêm túc...

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

8

Thứ sáu, chưa có hình thức động viên, khen thưởng những địa phương, đơn vị, cá nhân làm tốt, cũng như chưa có chế tài xử lý những địa phương, đơn vị, cá nhân khơng thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách về cải cách hành chính.

<b>- Nguyên nhân khách quan: </b>

Thứ nhất, có những vấn đề về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước là cực kỳ khó khăn, phức tạp, trong khi đó, năng lực nhận thức của chúng ta còn hạn chế, đặc biệt đối với những vấn đề ở tầm vĩ mô, như phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Thứ hai, cải cách hành chính nhà nước là cơng việc rất phức tạp, nhạy cảm; một số hạn chế tồn tại từ nhiều năm nay, cần có nhiều thời gian và phải làm từng bước, kiên trì, liên tục một cách khoa học, linh hoạt.

Thứ ba, việc xác định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước là phức tạp, có trường hợp khơng thể phân định rạch rịi, nên bắt buộc vẫn phải duy trì “cơ chể phối hợp”, nên chưa thể giải quyết dứt điểm những vấn đề giáp ranh, đan xen, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành.

Thứ tư, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu hội nhập quốc tế và dân chủ hóa đời sống xã hội ngày càng cao, v.v. luôn đặt ra yêu cầu phải tăng cường đổi mới quản lý nhà nước.

Thứ năm, việc chia, tách các đơn vị hành chính ở cấp huyện, cấp xã trước đây tuy có phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nguyện vọng của địa phương, nhưng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng số cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, tăng đơn vị sự nghiệp, biên chế công chức, viên chức...

Thứ sáu, các điều kiện bảo đảm cho cải cách hành chính nhà nước cịn hạn chế; một số cơ quan, địa phương đã có sự đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đổi mới hạ tầng công nghệ thông tin, nhưng vẫn thiếu kết nối đồng bộ. Việc đổi mới hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, cơ sở vật chất ở một số nơi chưa làm tốt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

9

<b>3. Giải pháp </b>

<i><b>Một là, “Xác định rõ hơn vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của </b></i>

các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước”.

<i><b>Hai là, kịp thời thể chế hóa đầy đủ, kịp thời một số chủ trương, chính sách của </b></i>

Đảng về cải cách hành chính nhà nước. Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện cải cách hành chính.đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng và thực hiện chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số.

<i><b>Ba là, Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, </b></i>

công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.

<i><b>Bốn là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ, các bộ theo </b></i>

hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Q trình đó dựa trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực, phát huy vị trí, vai trị của Chính phủ, tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính sách dựa trên luận cứ khoa học và thực tiễn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

<i><b>Năm là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ </b></i>

với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương. Trong q trình đó, tập trung khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, đồng thời phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành.

</div>

×