Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

khảo sát hợp chất có hoạt tính sinh học kháng e coli sinh β lactamase phổ rộng esbl từ chủng bacillus sp rd26 nội sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 88 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: Y DƯỢC </b>

<b>GVHD1: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH GVHD2: TS. NGUYỄN TẤN PHÁT SVTH: ĐINH THỊ THÚY KIỀU MSSV: 1553010080 </b>

<b>NIÊN KHĨA: 2015 – 2019 </b>

<i>Bình Dương, tháng 05 năm 2019</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<i>Bình Dương, tháng 05 năm 2019</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2019 </b>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Sau khoảng thời gian dài học tập và làm đề tài thực tập tại trường Đại học Mở - Cơ sở 3 Bình Dương nói chung và phịng thí nghiệm vi sinh nói riêng đã để lại trong em rất nhiều bài học quý báu cũng như những kỷ niệm đáng nhớ. Để hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cơ và gia đình.

<b>Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Dương Nhật Linh và thầy Nguyễn Tấn Phát – Người cơ, người thầy lái đị vĩ đại. Thầy cơ đã tận tình </b>

chỉ dạy em, giúp đỡ và luôn tạo điều kiện tốt nhất để em lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt luôn động viên em trong những lúc khó khăn và bên cạnh em xuyên suốt đề tài khóa luận tốt nghiệp của em.

Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Công nghệ sinh học – Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Q thầy cơ đã hết lịng giảng dạy cũng như truyền đạt những kiến thức quý báu

<b>Em xin chân thành cảm ơn chị Trần Thị Á Ni và chị Nguyễn Thị Thảo Nguyên </b>

đã sẵn sàng thức thâu đêm để sửa bài cho em, luôn giúp đỡ em giải quyết những vấn đề vướng mắc em gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài.

<b>Bên cạnh đó, tơi xin cảm ơn bạn Nguyễn Thị Lành, đã đồng hành cùng tôi suốt đề tài, cảm ơn bạn Lương Thị Cẩm Vân đã giúp đỡ tôi rất nhiều cũng như các bạn, </b>

các em tại phịng thí nghiệm vi sinh đã luôn sát cánh hỗ trợ, quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đề tài.

<b>Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến ba, mẹ những người đã sinh thành, nuôi </b>

nấng và dạy dỗ con nên người cũng như luôn bên cạnh động viên con trong những lúc khó khăn nhất.

Em xin kính chúc q thầy cơ, gia đình, các anh chị, các bạn và các em dồi dào sức khỏe, gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.

<i>TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2019 </i>

<b>Đinh Thị Thúy Kiều </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i> TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN E. coli --- 6</i>

Phân loại theo khóa phân loại quốc tế --- 7

Hình thái và đặc điểm ni cấy --- 7

<i>Hợp chất từ Bacillus có hoạt tính sinh học. --- 13</i>

<i> TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỢP CHẤT TỪ BACILLUS --- 14</i>

<i>Tình hình nghiên cứu về hợp chất từ Bacillus trên thế giới --- 14</i>

<i>Tình hình nghiên cứu về hợp chất từ Bacillus ở Việt Nam --- 15</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

VẬT LIỆU --- 22

Chủng vi sinh vật nghiên cứu --- 22

Mơi trường – hóa chất --- 22

<i>1.3.2.1.1. Chuẩn bị môi trường --- 25 </i>

<i>1.3.2.1.2. Chuẩn bị dịch vi khuẩn E. coli sinh ESBL --- 25 </i>

<i>1.3.2.1.3. Chuẩn bị dịch vi khuẩn thử nghiệm --- 25 </i>

<i>Nuôi cấy và thu nhận cao chiết Bacillus sp. RD26 từ các hệ dung </i>môi khác nhau --- 27

<i> Nuôi cấy vi khuẩn Bacillus sp. RD26 bằng phương pháp lên men trên </i>môi trường tối ưu--- 27

<i> Thu nhận cao chiết Bacillus sp. RD26 từ các hệ dung môi khác nhau - </i> --- 28

<i>Thử khả năng kháng E. coli sinh ESBL từ cao chiết Bacillus sp. </i>RD26 bằng phương pháp khuếch tán đĩa kirby-bauer --- 29

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC (Minimum Inhibatory <i>Concentration) của cao chiết với vi khuẩn E. coli sinh ESBL--- 29</i>

Khảo sát các phân đoạn cắn bằng phương pháp sắc ký bản mỏng (TLC) --- 30

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Sắc ký cột cao chiết --- 31

<i>Khảo sát khả năng kháng E. coli sinh ESBL từ các phân đoạn thu được của cao chiết chủng Bacillus sp. RD26 nội sinh bằng phương pháp khuếch </i>

tán giếng thạch Kirby – Bauer. --- 33

<i>Phân lập hợp chất có hoạt tính sinh học có khả năng kháng E. coli </i>

sinh ESBL. --- 33

<i> KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG E. COLI SINH ESBL CỦA DỊCH NUÔI CẤY VÀ TỪ SINH KHỐI CHỦNG BACILLUS SP. RD26 --- 38</i>

KẾT QUẢ THU NHẬN CAO CHIẾT BACILLUS SP. RD26 TỪ CÁC HỆ DUNG MÔI KHÁC NHAU--- 39

<i> KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG E. COLI SINH ESBL TỪ CÁC CAO </i>

CHIẾT THÔ THU ĐƯỢC --- 40 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU (MIC) CỦA

<i>CAO CHIẾT VỚI VI KHUẨN GÂY BỆNH E. COLI SINH ESBL --- 43</i>

KHẢO SÁT CÁC PHÂN ĐOẠN CẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỚP MỎNG (TLC) --- 44

PHÂN LẬP HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC CĨ KHẢ NĂNG

<i>KHÁNG E. COLI SINH ESBL. --- 52</i>

KẾT LUẬN --- 56 ĐỀ NGHỊ --- 56

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH SẮC KÝ CỘT CAO CHIẾT 71

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH </b>

<i>Hình 1.1 Hình ảnh nhuộm Gram vi khuẩn E. coli... 7</i>

<i>Hình 1.2 Hình vi thể của Bacillus ... 11</i>

Hình 2.1. Kết quả kháng khuẩn của vi khuẩn thử nghiệm ... 26

<i>Hình 3.1 kết quả kháng khuẩn E. coli sinh ESBL chiết từ dịch nuôi cấy (ngoại bào).</i> ... 38

<i>Hình 3.2 kết quả kháng khuẩn E. coli sinh ESBL chiết từ sinh khối ... 38</i>

<i>Hình 3.11 Khả năng kháng E. coli sinh ESBL của các phân đoạn A ... 50</i>

<i>Hình 3.12 Khả năng kháng E. coli sinh ESBL của các phân đoạn B ... 50</i>

<i>Hình 3.13 Khả năng kháng E. coli sinh ESBL của các phân đoạn C ... 51</i>

<i>Hình 3.14 Khả năng kháng E. coli sinh ESBL của các phân đoạn D ... 51</i>

<i>Hình 3.15 Khả năng kháng E. coli sinh ESBL của các phân đoạn E ... 51</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Hình 3.16 Khả năng kháng E. coli sinh ESBL của các phân đoạn F ... 51</i>

Hình 3.17 Sắc ký lớp mỏng (TLC) các phân đoạn thu nhận từ hệ dung môi (Cl: Me) tỉ lệ (85: 15) và (70: 30) ... 52Hình 3.18: Cấu trúc hoá học của BR01 ... 54

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ </b>

Biểu đồ 3.1 Ảnh hưởng của dung môi đến khối lượng cao chiết ... 34 Biểu đồ 3.2 Khả năng kháng khuẩn của các loại cao chiết ... 36

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 3.1 Tác động kháng khuẩn chiết từ dịch nuôi cấy và từ sinh khối... 38

Bảng 3.2 Kết quả điều chế cao chiết thô từ dịch lọc vi khuẩn ... 39

Bảng 3.3. Khả năng kháng khuẩn của các loại cao chiết... 41

Bảng 3.4 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết ... 43

Bảng 3.5 Hệ số di chuyển (R<small>f</small>) của cao chiết ... 45

Bảng 3.6: Dữ liệu phổ<small> 1</small>H (500 Hz) và <small>13</small>C (125 Hz) của BR01 và chất 2,4-dion đo trong DMSO-d<small>6</small> ... 53

<b>pyrimidine-DANH MỤC SƠ ĐỒ </b>

Sơ đồ 2.1 Bố trí thí nghiệm ... 23

Sơ đồ 2.2 Quy trình điều chế cao phân đoạn dịch vi khuẩn ... 27

Sơ đồ 2.3 Quy trình sắc ký cột cao Me………..32

Sơ đồ 2.4 Quy trình phân lập phân đoạn C………35

Sơ đồ 2.5 Quy trình phân lập cao phân đoạn D……….36

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

MRSA <i><sup>Methicillin resistant Staphylococcus aureus </sup></i>

<i>“Staphylococcus aureus kháng Methicillin” </i>

ICU <sup>Intensive care unit “Đơn vị hồi sức cấp cứu, điều trị tích </sup>cực, chăm sóc đặc biệt”

CDDEP Center for disease dynamics, economics & policy “Trung tâm động dịch bệnh, kinh tế và chính sách”

CLSI Tiêu chuẩn Phịng thí nghiệm và Lâm sang

TLC Thin Layer Chromatography (Sắc ký bản mỏng)

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Vi khuẩn kháng thuốc ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mỗi năm trên thế giới có hàng trăm nghìn người tử vong do vi khuẩn kháng thuốc, nhiều chủng vi khuẩn đã kháng lại hầu hết các kháng sinh, kể cả kháng sinh thế hệ mới. Trong khi tiến trình nghiên cứu ra các kháng sinh mới đã chậm lại từ rất lâu và chỉ có vài kháng sinh mới ra đời. Bên cạnh đó việc gia tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc là nguyên nhân khiến lượng kháng sinh hiện tại không đủ đáp ứng cho điều trị nhiễm khuẩn kháng đa thuốc. (Jeyanthi và cs., 2016)

Trong những thập kỉ gần đây, vi khuẩn đa kháng thuốc (multidrug resistant – MDR) xuất hiện ngày càng tăng, gây ra những thách thức lớn trong điều trị nhiễm trùng. Sự xuất hiện của vi khuẩn kháng đa thuốc là vấn đề đáng lo ngại của thế giới đối với sức khỏe con người. Từ những năm 2000, nhiều nghiên cứu cho thấy các chủng vi khuẩn

<i>thuộc họ Enterobacteriaceae có khả năng sinh ra các enzym β – lactamase phổ rộng </i>

(Extended – Spectrum Beta – Lactamase; ESBLs) ly giải hầu hết các kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm cephalosporin (Tabbene và cs., 2009). Tại Việt Nam nói chung cũng như Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, nghiên cứu nhiễm khuẩn trên bệnh nhân cho

<i>thấy có trên 50 % E. coli, Klebsiella spp., Enterobacter spp. tiết ESBL (Nguyễn Thanh </i>

Bảo và cs, 2011). Ở nước ta, nhiều báo cáo cho thấy tình trạng kháng kháng sinh ở mức báo động tại tất cả các bệnh viện, các vi khuẩn Gram âm gây bệnh đang chiếm ưu thế

<i>với tỷ lệ khoảng 70 % và thường gặp là họ Enterobacteriaceae (E. coli, K. pneumoniae, A. baumanii, P. aeruginosa (Bộ Y tế, 2015). Tại Bệnh viện Trung ương Huế tỷ lệ E. coli sinh ESBL năm 2006 là 41,5%, tỷ lệ sinh ESBL II của E. coli ở Bệnh viện Bạch Mai năm 2005 là 18,5% và ở Bệnh viện Chợ Rẫy thì tỷ lệ E. coli sinh ESBL năm 2005 là </i>

51,6% (Nguyễn Thị Hương, 2016). Do đó, các hợp chất mới được điều chế để điều trị và kiểm soát nhiễm trùng bởi các vi sinh vật này đã được phát triển và nghiên cứu rộng rãi.

Để đối phó với tình trạng đề kháng kháng sinh, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật cho các loại thuốc kháng sinh và

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

phương pháp điều trị thay thế (Guo và cs., 2018). Kháng sinh được sản xuất chủ yếu từ

<i>các vi khuẩn Gram dương trong đất, đặc biệt là vi khuẩn Bacillus. Giống như vi khuẩn lactic, chi Bacillus bao gồm nhiều lồi cơng nghiệp đã được Cục Quản lý thực phẩm và </i>

Dược phẩm cơng nhận là an tồn (GRAS) (Aunpad và cs., 2011). Có nhiều dự án nghiên

<i>cứu về các hợp chất kháng khuẩn được sản xuất bởi Bacillus subtilis đã được thực hiện. Các hợp chất kháng khuẩn được sản xuất bởi B. subtilis và B. pumilus đối với Staphylococcus aureus và Micrococcus luteus đã được quan sát ở pH 8,5 và 5% glucose </i>

sau 24 giờ ủ ở 30<small>o</small><i>C (Awais và cs., 2007). Bacillus subtilis MTCC-8114 tạo ra peptide kháng nấm và làm kháng sinh ức chế các loài vi khuẩn Microsporum fulvumand Trichophyton (Kumar và cs., 2009). Một số hợp chất chống MRSA được phân lập từ vi khuẩn Bacillus sp. bao gồm: Bogorol A, một kháng sinh peptide cationic từ Bacillus laterosporus PNG276 và Loloatins A, B, C và D từ Bacillus sp. MK-PNG-276A </i>

(Jeyanthi và cs., 2016).

<b>Xuất phát từ những lý do trên đề tài “KHẢO SÁT HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH </b>

<i><b>SINH HỌC KHÁNG E. COLI SINH β – LACTAMASE PHỔ RỘNG (ESBL) TỪ CHỦNG BACILLUS SP. RD26 NỘI SINH” đặt ra là rất cần thiết có ý nghĩa cả về lý </b></i>

<i>luận và thực tiễn, đối với nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chủng Bacillus sp. RD26 </i>

được phân lập từ cây Diệp Hạ Châu Đắng được thừa kế từ cơng trình nghiên cứu trước

<i>(Dương Nhật Linh và cs., 2018), đã được nghiên cứu đánh giá khả năng kháng E. coli </i>

sinh ESBL cũng như tối ưu hóa mơi trường để sinh ra hợp chất có nhiều kháng khuẩn cao.

<b>Mục tiêu đề tài: </b>

<i>Khảo sát hợp chất có hoạt tính sinh học kháng E. coli sinh 𝛽 – lactamase phổ rộng (ESBL) từ chủng Bacillus sp. RD26 nội sinh. </i>

<b>Nội dung đề tài: </b>

<i>- Xác định khả năng kháng E. coli sinh 𝛽 – lactamase phổ rộng (ESBL) từ dịch </i>

<i><b>ngoại bào và nội bào của chủng Bacillus sp. RD26. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>- Nuôi cấy và thu nhận cao chiết Bacillus sp. RD26 từ các hệ dung mơi khác </i>

<b>nhau. </b>

<b>- Xác định hoạt tính kháng khuẩn từ các cao chiết thô. </b>

- Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết đối với vi khuẩn gây

<i>bệnh E. coli sinh ESBL. </i>

- Khảo sát các phân đoạn cắn bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng TLC. - Sắt ký cột cao chiết.

<i>- Khảo sát khả năng kháng E. coli sinh ESBL của các cao chiết thu được và các </i>

phân đoạn nhỏ.

<i>- Tinh sạch hợp chất có hoạt tính sinh học có khả năng kháng E. coli sinh ESBL. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b> TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN E. coli </b></i>

<i>E. coli phân lập lần đầu tiên bởi Escherich vào năm 1885. Vi khuẩn này có mặt rất </i>

sớm ở đại tràng sau 3 giờ trẻ sinh ra. Bình thường chúng góp phần tiêu hóa thức ăn, phân

<i>giải muối mật, giữ thăng bằng hệ vi khuẩn đường ruột. E. coli chiếm 80% các vi khuẩn hiếu khí ở đại tràng. Trong đường tiêu hóa, E. coli chiếm khoảng 80% các vi khuẩn hiếu </i>

khí.

Năm 1885, tại München (Đức), một bác sĩ nhi khoa tên là Theodor Escherich rất quan tâm đến những phát hiện quan trọng của Louis Pasteur và Robert Kock về vi khuẩn. Cùng với việc nghiên cứu bệnh tiêu chảy, Escherich tỏ rõ mối lưu ý tới một vi sinh vật đường ruột trẻ em qua nhiều thí nghiệm lâm sàng. Vi khuẩn do Escherich phát hiện từ

<i>trong tã lót của trẻ em được cơng bố với tên gọi đầu tiên là Bacterium coli commune. </i>

Chỉ 4 năm sau vi khuẩn này được giới chuyên môn đổi tên thành Escherich nhằm tri ân

<i>người có cơng khám phá. Tuy nhiên, nó vẫn được gọi bằng tên Bacillus coli vào năm 1895 và Bacterium coli vào một năm sau đó, Sau nhiều kiểu gọi, đến năm 1991, vi khuẩn mới được định danh thống nhất toàn cầu là E. coli. </i>

<i>Vi khuẩn E. coli sống ở khắp nơi trong môi trường và đặc biệt phổ biến ở động vật. Ở người, E. coli sống trong các bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như ruột và đường hơ hấp. </i>

Trong ruột, vi khuẩn thường sống hịa bình và giúp tổng hợp các loại vitamin K và B.

<i>Hiện nay đã có hàng trăm chủng vi khuẩn E. coli. Chúng được phân loại và đánh số bởi các kháng nguyên. Một số trong các vi khuẩn E. coli có gen, hoặc thơng qua các đột biến </i>

hoặc từ các sinh vật khác, cho phép sản xuất chất độc có hại cho con người. Nếu chúng ta ăn phải những dịng vi khuẩn có hại, giống như 0157: H7, chúng có thể gây bệnh bằng cách sản sinh ra những chất độc hóa học mạnh mẽ, hay độc tố. Tuy nhiên, hầu hết các

<i>chủng E. coli là vô hại và sống trong ruột của con người và động vật khỏe mạnh. </i>

<i> E. coli thường được các nhà khoa học sử dụng như một công cụ nghiên cứu cơ bản </i>

vì nó phát triển nhanh chóng. Các nhà nghiên cứu sử dụng chúng như một sinh vật mơ

<i>hình tương tự như vi khuẩn gây bệnh khác. Khi ăn thực phẩm nhiễm E. coli hoặc trực </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>tiếp tiếp xúc với phân có chứa E. coli, vi khuẩn vào cơ thể như dạ dày và ruột non, và </i>

thường gắn với bề mặt bên trong của ruột già. Độc tố, hoặc các chất độc tiết ra của vi khuẩn gây sưng thành ruột, gây bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng như viêm ruột kết xuất huyết (Hemorrhagic colitis). (Nguyễn Thanh Bảo)

<b> Phân loại theo khóa phân loại quốc tế </b>

<i>Escherichia coli được phân loại như sau: (Dowrkin,2006) </i>

<b>Giới: Bacteria </b>

<b>Ngành: Proteobacteria Lớp: Gammaproteobacteria Bộ: Enterobacteriaceae </b>

<i><b>Chi: Escherichia Loài: Escherichia coli </b></i>

<b> Hình thái và đặc điểm ni cấy Hình thái </b>

Trực khuẩn Gram âm, dài hay ngắn tùy thuộc môi trường nuôi cấy. Một số di động,

<i>một số lại bất động. Một số có nang. Vi khuẩn khơng sinh bào tử. E. coli có kích thước </i>

trung bình 2 – 3 µm x 0,5 µm.

<i><b>Hình 1.1 Hình ảnh nhuộm Gram vi khuẩn E. coli </b></i>

<b>Đặc điểm nuôi cấy </b>

<i>E. coli là vi khuẩn hiếu khí hay kị khí tùy nghi, phát triển dễ dàng trên các mơi </i>

trường ni cấy thơng thường. Nhiệt độ thích hợp là 35<small>0</small>C – 37<small>0</small>C, tuy nhiên có thể tăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

trưởng từ 10<small>0</small>C – 46<small>0</small>C (Nguyễn Thanh Bảo).

Trong môi trường thạch thường, sau 18 – 24 giờ khuẩn lạc có đường kính khoảng 1,5 mm, dạng S: tròn, bờ đều. lồi bóng, khơng màu hoặc màu xám nhạt. Có thể gặp

<i>khuẩn lạc dạng M hoặc R. E. coli mọc dễ dàng trên môi trường Maconkey, EMB, … Một số chất ức chế sự phát triển của E. coli như chlorine và dẫn xuất, muối mật, brilliant </i>

green, sodium deoxycholate, sodium tetrathionate, selenite, … (Đoàn Thị Nguyện, 2010).

Nhiễm khuẩn đường tiểu: 90% trường hợp nhiễm khuẩn đường tiểu lần đầu tiên ở

<i>phụ nữ là do E. coli với các triệu chứng tiểu lắc nhắc, tiểu đau, tiểu ra máu, tiểu ra mủ. </i>

Có thể đưa tới nhiễm khuẩn bọng đái, thận, cơ quan sinh dục và nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm khuẩn huyết: khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn vào máu gây nhiễm khuẩn máu.

<i>Viêm màng não: E. coli chiếm khoảng 40 % trường hợp gây viêm màng não ở trẻ </i>

sơ sinh, 75 % trong số đó có kháng nguyên K1.

<i>Tiêu chảy: những chủng E.coli liên quan đến tiêu chảy thuộc các nhóm EPEC, </i>

ETEC, EIEC, VTEC.

<b>Tình hình đề kháng kháng sinh </b>

Trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng tính kháng kháng sinh của vi khuẩn

<i>E. coli đã được báo cáo nhiều ở các nước phát triển và cả những nước đang phát triển </i>

(Thi Thu Hao Van và cs., 2007). Tại Việt Nam, theo số liệu giám sát trong năm 2012 tại

<i>bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tỉ lệ kháng ampicillin của E. coli lên tới 81,4 %; kháng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

amoxicillin/clavulanic và ampicillin / sulbactam khoảng 40 %. Các kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 cũng bị kháng đến gần một nửa và nhóm fluoro – quinolon cũng bị kháng khoảng 45 % (Trần Thị Thùy Giang và cs, 2014).

<i>Tỉ lệ bệnh nhân tử vong liên quan đến nhiễm trùng do E. coli trên thế giới mỗi năm </i>

rất cao và gia tăng. Trong những năm gần đây, các chủng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng nhiều và đề kháng kháng sinh do vi khuẩn Gram âm sinh beta-lactamase phổ rộng

<i>là vấn đề được quan tâm nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt là E. coli sinh beta-lactamase phổ rộng (E. coli sinh ESBL) (Bùi Thị Lê Minh và cs., 2018). </i>

<i>Ở Việt Nam, một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy E. coli sinh ESBL hiện </i>

diện trên bệnh nhân khá cao. Kết quả khảo sát trực khuẩn Gram âm sinh beta-lactamase phổ rộng phân lập tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ

<i>nhiễm vi khuẩn sinh ESBL chiếm 32,4%, trong đó E. coli chiếm tỉ lệ cao 71,2% và các </i>

chủng vi khuẩn sinh ESBL đề kháng cao với các nhóm kháng sinh aminoglycosides (trừ amikacin) và fluoroquinolones. Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy 174 mẫu phân của bệnh nhân khơng nhiễm khuẩn tiêu hóa đến khám bệnh có 133 mẫu

<i>(76,4%) có vi khuẩn sinh ESBL và chủ yếu là E. coli 65,8% (Võ Thị Chi Mai và ctv., </i>

2010). (Bùi Thị Lê Minh và cs., 2018)

Theo báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam

<i>năm 2008 – 2009, đã cho thấy tỷ lệ sinh ESBL của các chủng E. coli và Klebsiella dao </i>

động giữa các bệnh viện, cao nhất ở bệnh viện Nhiệt đới Trung ương với 54,7 % trên

<i>E. coli và 72,7 % Klebsiella (bệnh viện đầu ngành về bệnh truyền nhiễm), sau đó là bệnh </i>

viện Chợ Rẫy với 49 % và 58,2 % (bệnh viện đa khoa lơn nhất khu vực phía Nam), bệnh viện Việt Đức với 57,3 % và 48,5 % (bệnh viện chuyên khoa về phẫu thuật), bệnh viện Bình Định và 2 bệnh viện Nhi (Nhi Trung ương và Nhi Đồng I) với tỷ lệ gần 40 % trên

<i>E. coli và 50 % trên Klebsiella. Đây cũng là các bệnh viện có tỷ lệ E. coli và Klebsiella </i>

kháng cephalosporins thế hệ 3 cao hơn các bệnh viện khác (GARP – Vietnam, 2010).

<i><b> VI KHUẨN Bacillus </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i><b> Lịch sử vi khuẩn Bacillus </b></i>

<i>Vi khuẩn Bacillus có một lịch sử lâu dài và phong phú trong các tiểu sử vi sinh vật. </i>

Trong những năm 1870, Ferdinand Cohn, làm việc tại Đại học Breslau, đã cô lập thành

<i>công một bacterium nhỏ gọn, linh hoạt, hiếu khí. Ơng đặt tên nó là Bacillus subtilis, có nghĩa là “que mỏng”. Cohn đã mơ tả chính xác về chu kỳ sống của Bacillus, chứng minh sự hình thành, khả năng chịu nhiệt, nảy mầm và sự phát triển của endospores (Cohn và cs., 1872). Khi Robert Koch thành lập một sinh vật tương tự về mặt hình thái, B. anthracis là tác nhân gây bệnh than (Koch và cs., 1876), tầm quan trọng của khoa học </i>

về nhóm sinh vật mới này đã trở nên rõ ràng. Trong 50 năm tới, nhiều vi khuẩn hình

<i>thành endospore mới đã được xác định. Tuy nhiên, do công cụ còn hạn chế, việc đặt tên </i>

và phân loại các lồi vi khuẩn này cịn rất khó khăn. Thách thức lớn nhất của việc đưa ra

<i>thứ tự phân loại Bacillus đã được đặt ra với sự suy luận đáng ngưỡng mộ của Nathan R. </i>

Smith, Francis E. Clark, và Ruth E. Gordon trong những năm 1930 và 1940. Họ đã sử dụng giống, bao gồm “vi khuẩn hình que có khả năng hình thành các tế bào endospores khúc xạ có khả năng kháng hơn các tế bào thực vật để làm nóng, khơ và các cơ quan phá

<i>hoại khác” (Gordon và cs., 1973a). Smith lắp ráp một bộ sưu tập 1134 chủng Bacillus mesophilic mang 158 tên lồi khác nhau. Với các đồng nghiệp của mình, ông bắt đầu tập </i>

hợp một số dữ liệu hình thái và sinh lý học tỉ mỉ, khắt khe trên từng dịng. Sau khi phân tích dữ liệu - với sự thiên về cố ý đối với việc "gộp" chứ khơng phải là "tách" họ đã gép từng nhóm phân lập cho một trong 19 loài được xác định chặt chẽ (Smith và cs., 1946).

<i>Ngay sau đó, Gordon và Smith lặp lại quá trình với một bộ sưu tập 206 chủng Bacillus </i>

nhiệt phân, chỉ định chúng cho hai loài bổ sung (Gordon và cs., 1949).

<i>Năm 1973, trong chuyên khảo cổ điển của chi Bacillus (Gordon và cs., 1973b), </i>

Ruth Gordon và các đồng nghiệp đã cung cấp các mơ tả chi tiết, chính xác cho 18 lồi

<i>Bacillus. Phân loại Bacillus đã phát triển thành khoa học hợp lý, có trật tự và sáng suốt. </i>

<b> Phân Loại </b>

<i>Theo khóa phân loại Bergey, Bacillus được phân loại như sau: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Giới: Bacteria Ngành: Firmicutes </b>

<i><b>Lớp: Bacilli </b></i>

<b>Bộ: Bacillales Họ: Bacillaceae </b>

<i><b>Chi: Bacillus Hình 1.2 Hình vi thể của Bacillus </b></i>

<b>Hình dạng và kích thước </b>

<i>Bacillus là một trong những vi sinh vật đầu tiên được phát hiện và mô tả trong giai </i>

đoạn đầu của tiến trình phát triển ngành vi sinh vật học ở cuối thế kỷ 19. Đây là một chi lớn với gần 200 loài vi khuẩn hiếu khí, hình que, có khả năng sinh nội bào tử để chống

<i>chịu các điều kiện bất thường của môi trường sống. Bacillus phân bố rộng rãi trong các </i>

hệ sinh thái tự nhiên: từ trên cạn đến dưới nước, từ nước ngọt đến nước mặn và từ vùng ven bờ đến đáy các Đại Dương (Trịnh Thành Trung và cs., 2013). Tuy nhiên, cũng có

<i>một số lồi Bacillus khơng tạo bào tử như B. thermoamylovorans, B. halodenitrificans, một số khác có gram âm hay gram dương yếu như B. horti, B. oleronius, … Thêm vào </i>

đó, khi phân loại dựa vào giải trình DNA – ARN, dạng vi khuẩn khơng tạo bào tử, kỵ

<i>khí bắt buộc cũng thuộc nhóm Bacillus như B. infernus. Tế bào sinh dưỡng Bacillus </i>

thường có đầu vịng hay vng, kích thước từ 0,5 – 1,2 x 2,5- 10 𝜇𝑚, ở dạng đơn lẻ hay

<i>chuỗi ngắn hoặc dài. Đối với Bacillus có nội bào tử thì bào tử hình trụ, oval, trịn, thỉnh </i>

thoảng có hình bầu dục. Tùy theo lồi, bào tử có thể nằm ở giữa, gần cuối hoặc ở cuối, và bào tử phồng hoặc không phồng (Nguyễn Đức Quỳnh Như và cs., 2009; Nguyễn Văn Thanh và cs., 2009).

<b>Đặc điểm ni cấy </b>

<i>Vi khuẩn Bacillus là lồi ưa muối, chúng có khả năng chịu đựng và sống xót ở tất </i>

cả các nồng độ muối 0.5% và 6% với tỷ lệ mật độ vi khuẩn dao động không đáng kể.

<i>Ngoài ra, Bacillus phát triển tốt nhất và cho khả năng đối kháng mạnh nhất với E. ictaluri ở nồng độ muối 3% trong mơi trường ni. Bacillus có khả năng tiết cellulase, amylase, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

và caseinase nhằm phân hủy cellulose, tinh bột và đường trong ruột cá giúp tăng cường tiêu hóa thức ăn (Hồ Thị Trương Thi và cs., 2011).

<i>Phần lớn các loài Bacillus là sinh vật hóa dị dưỡng linh hoạt, có khả năng hô hấp </i>

trong khi sử dụng nhiều hợp chất hữu cơ đơn giản (đường, amino acid, acid hữu cơ). Trong một số trường hợp, chúng cịn có thể lên men carbohydrate trong một phản ứng

<i>hỗn hợp tạo ra glycerol và butanediol. Một số ít lồi như B. megaterium khơng địi hỏi </i>

tác nhân tăng trưởng hữu cơ, một số khác lại cần có amino acid, D-vitamin hay cả hai. Phần lớn chúng ưa nhiệt độ trung bình, khoảng nhiệt độ tối đa cho sự phát triển của tế bào dinh dưỡng từ 25 - 75ºC, nhiệt độ tối ưu là 30 – 45<small>o</small>C, khoảng pH rộng 2 - 11. Trong

<i>phịng thí nghiệm, với điều kiện tối ưu, thời gian thế hệ của Bacillus vào khoảng 25 phút </i>

măng liên kết đất, chuyển hóa đất thành đá làm vững nền móng các tịa nhà và giúp

<i>chúng chịu được động đất. Trong chế phẩm sinh học, Bacillus thuringiensis được dùng làm thuốc trừ sâu vi sinh. Bacillus thuringiensis sp làm chế phẩm Israelensis serotype </i>

H14 diệt lăng quăng. Do khả năng tạo bào tử chịu nhiệt, sinh các loại enzym ngoại bào

<i>và khả năng đối kháng với các vi sinh gây bệnh như Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenzae, Candida albicans, E. coli, S. aureus, Shigella, Vibrio spp, … nên Bacillus spp. được sử dụng làm probiotic trong chăn nuôi và thủy sản, Bacillus </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>subtilis dùng làm chế phẩm phòng và điều trị viêm tai mũi họng ở người (Berkeley và </i>

cs., 2002).

<i>Bacillus mang lại nhiều lợi ích cho việc bảo vệ chống lại những nguồn bệnh do vi </i>

khuẩn và vi nấm gây ra bởi khả năng hình thành nội bào tử của chúng và hoạt tính kháng

<i>sinh phổ rộng. Bacillus sản xuất ra 167 hợp chất sinh học chống lại vi khuẩn, nấm, động </i>

vật nguyên sinh và virus. Các hợp chất này thường là enzym thủy phân hay là các peptid có hoạt tính sinh học hoặc các hợp chất polyketide. Dưới điều kiện sống thiếu dinh dưỡng

<i>Bacillus cịn có khả năng sinh các loại kháng sinh peptid như surfactin vừa có tính kháng </i>

khuẩn, vừa có hoạt tính mạnh (Kumar và cs., 2009; Hong và cs., 2005).

<i>Bacillus subtilis đã dẫn đầu trong việc trở thành vi khuẩn Gram dương đầu tiên có </i>

bộ gen được giải trình tự và chú thích (Kunst và cs., 1997). Với trình tự bộ gen trong tay, điều này đã dẫn đến việc thiết lập các thư viện loại bỏ gen (Kobayashi và cs., 2003; Schumann và cs., 2001), toàn bộ hệ genome (Caldwell và cs., 2001), cơ sở dữ liệu nguyên tố điều tiết (Makita và cs., 2004), xác định nửa đời mRNA toàn cầu (Hambraeus và cs., 2003), xác định genome tối thiểu (Westers và cs., 2003), tất cả đều cung cấp

<i>những hiểu biết vô giá về B. subtilis. </i>

<i><b> Hợp chất từ Bacillus có hoạt tính sinh học. </b></i>

<i>Bacillus mang lại nhiều lợi ích cho việc bảo vệ chống lại những nguồn bệnh do vi </i>

khuẩn và vi nấm gây ra bởi khả năng hình thành nội bào tử của chúng và hoạt tính kháng

<i>sinh phổ rộng. Bacillus sản xuất ra 167 hợp chất sinh học chống lại vi khuẩn, nấm, động </i>

vật nguyên sinh và virus. Các hợp chất này thường là enzym thủy phân hay là các peptid có hoạt tính sinh học, hoặc các hợp chất polyketide. (Kumar A. và cs, 2009).

<i>Bacillus có khả năng sinh các chất chuyển hóa sơ cấp như nucleotide xanthanylic acid, inosinic acid, guanilic acid, … Dưới điều kiện sống thiếu dinh dưỡng Bacillus cịn </i>

có khả năng sinh các loại kháng sinh peptid như surfactin vừa có tính kháng khuẩn, vừa có tính diện hoạt mạnh, hay subtilin có hoạt tính kháng khuẩn và kháng khối u. (Toure. Y và cs, 2004; Hong và cs, 2005).

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Năm 2006, Nalisha và cộng sự tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích điều tra đặc

<i>điểm của hợp chất hoạt tính sinh học được sản xuất bởi Bacillus subtilis chống lại Sclerotium rolfsii - loại nấm gây bệnh trên thực vật. </i>

<i>Những loại peptide kháng khuẩn được sản xuất bởi các chủng Bacillus spp bao </i>

gồm nhiều lớp bacteriocin (Klaenhammer., 1993). Trong số những hoạt chất sinh học kháng khuẩn hoạt động bề mặt, lipopeptide chứa peptide từ 7 - 10 acid amin, được gắn kết theo chu kỳ thơng qua một vịng lacton với một acid béo β - hydroxy cùng với độ dài chuỗi khác nhau.

<i>Năm 2015, Torres và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm hoạt tính từ chủng Bacillus </i>

sp., phân lập từ mật ong, có hoạt tính kháng khuẩn chống lại ba loại vi khuẩn gây bệnh

<i>Listeria monocytogenes, B. cereus và Staphylococcus aureus ATCC29213. </i>

<i><b> TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỢP CHẤT TỪ BACILLUS </b></i>

<i><b> Tình hình nghiên cứu về hợp chất từ Bacillus trên thế giới </b></i>

<i>Kim và cộng sự đã tách chất ức chế β-lactamase từ vi khuẩn sống trong mơ thực </i>

vật, nhóm nghiên cứu đã phân lập và tuyển chọn vi khuẩn sống trong mô thực vật của 25 loài thực vật khác nhau và phân lập được 600 chủng vi khuẩn. Trong đó đã tìm ra được

<i>10 chủng có hoạt tính mạnh và có khả năng kháng nấm Candida albicans (Kim và cs., </i>

2000).

Năm 2000, Strobel và cộng sự đã nghiên cứu về vai trò của xạ khuẩn nội sinh

<i>Streptomyces sp. chủng NRRL 30562 được tách chiết từ cây Kennedianigricans, sản xuất kháng sinh phổ rộng munumbicin, kháng vi khuẩn Gram (+) như Bacillus anthracis, M. Tuberculosis đa kháng và một số vi khuẩn kháng thuốc khác (Strobel và cs., </i>

2000).

Nghiên cứu của Phongpaichit (2006) đã thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của

<i>dịch lên men vi nấm nội sinh từ Garcinia spp., kết quả cho thấy từ 377 trong số 1979 vi nấm phân lập có khả năng kháng S. aureus, MRSA, Candida albicans, Cryptococcus neoformans, (Phongpaichit, 2006). </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Năm 2008, Olfa Tabbene và cộng sự nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của chủng

<i>Bacillus subtilis B38 đối với vi khuẩn kháng thuốc MRSA. Đến năm 2010, Olfa Tabbene </i>

và cộng sự đã nghiên cứu xác định được hợp chất S07 - 2, đây là một hợp chất kháng

<i>khuẩn có khối lượng phân tử là 905,6 Da có thể kháng Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus faecalis và Listeria monocytogenes (Tabbene và cs., 2009). </i>

Theo nghiên cứu của Arun và cộng sự đã phân lập các chủng vi khuẩn và vi nấm

<i>từ Terminalia arjuna, Azadirachta indica và Catharanthus roseus, trong đó chủng vi khuẩn NRL2 có hoạt tính kháng cao đối với chủng Staphylococcus aureus và dịch chiết </i>

thô từ chủng vi khuẩn này cũng có khả năng kháng MRSA (Arun và cs., 2015).

<b>Năm 2016, các nhà nghiên cứu tìm thấy một lồi bọt biển ở Nam Cực, có tên gọi </b>

<i><b>Dendrilla membranosa, các xét nghiệm ban đầu cho thấy chất này có thể tiêu diệt 98,4% </b></i>

các tế bào MRSA. Các nhà khoa học trên thế giới đã bước đầu nghiên cứu và tìm ra được

<i>một số hợp chất kháng khuẩn từ các vi sinh vật nội sinh kháng MRSA (Michael và cs., </i>

2017).

Năm 2017, Michael và cộng sự đã phát triển được một giải pháp để đẩy lùi kháng

<i>thuốc kháng sinh và ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng như Staphylococcus aureus kháng </i>

Methicillin (MRSA). Nhóm nghiên cứu đã thiết lập 45000 hợp chất, sử dụng cấu trúc ba chiều của ribosome ty thể. Nhóm nghiên cứu đã xác định 800 phân tử nhỏ có thể ức chế ty thể dựa trên đặc điểm cấu trúc của chúng và sau đó giảm bớt xuống còn 10 hợp chất nhờ sử dụng phương pháp sàng lọc thuốc theo kiểu hình truyền thống. Kết quả của họ

<i>đã ức chế một phổ rộng 2 loại vi khuẩn thông thường, bao gồm Streptococcus, Pseudomonas (Michael và cs., 2017). </i>

<i><b> Tình hình nghiên cứu về hợp chất từ Bacillus ở Việt Nam </b></i>

Tại Việt Nam, đã có một số cơng trình nghiên cứu trong nước hiện nay. Năm 2009,

<i>Trần Thị Như Hằng và cộng sự nghiên cứu về vi nấm nội sinh trên cây Khổ Sâm (Croton tonkinensis Gapnep) và Bùm Bụp (Mallotus apelta (Lour) thu được chủng nấm Trichoderma konilangbra KS14 sản sinh chất ergosterol, ergosterol peroxide, sorbicillin </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cho hoạt tính kháng vi sinh vật, chống oxy hóa và hoạt tính enzyme ngoại bào, sorbicillin

<i>có khả năng kháng S. aureus với MIC = 25mg/ml (Trần Thị Như Hằng và cs., 2009). </i>

Năm 2015, một nghiên cứu phát hiện các hợp chất kháng lao và kháng sinh từ nguồn vi sinh vật đáy biển vùng Đông bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 5 hợp chất mới (G016-1, G016-2, G057-1, G019-1 và G019-2) và 4 hợp chất mới lần

<b>đầu phân lập từ tự nhiên (G057-2, G057-3, G115-1 và G115-2). Một nhóm nghiên cứu </b>

<i>đã tiến hành đánh giá sàng lọc và phát hiện 1 chủng xạ khuẩn Micromonospora sp G006, </i>

phân lập từ mẫu trầm tích tại Vịnh Hạ Long, có khả năng sản sinh hoạt chất chloramphenicol (G016-1) - một hoạt chất đang được sử dụng làm thuốc kháng sinh, là tiền đề cho việc nghiên cứu sản xuất kháng sinh chloramphenicol (Phạm Văn Cường, 2015).

Năm 2016, Phan Thị Hoài Trinh và cộng sự đã sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn của 50 chủng vi khuẩn phân lập từ 23 loài bọt biển thu thập từ vùng đảo Phú Quốc. Chủng vi khuẩn 045 – 203 - 4 thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh với 6 chủng vi khuẩn gây

<i>bệnh cho người và sinh vật biển, đó là Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Bacillus cereus và Streptococcus faecalis. Nghiên cứu cho thấy, </i>

vi khuẩn phân lập từ bọt biển tại vùng đảo Phú Quốc có triển vọng là nguồn tiềm năng để nghiên cứu và ứng dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học (Phan Thị Hoài Trinh và cs., 2016).

Năm 2018, Dương Nhật Linh và cộng sự đã chọn được ba yếu tố ảnh hưởng chính

<i>đến hoạt tính kháng khuẩn của chủng Bacillus sp. RD26 gồm: peptone, glucose, CaCO</i><small>3</small>, MgSO<small>4</small>. Sử dụng phương pháp khuếch tán bề mặt Box-Benhken đã xác định được giá trị tối ưu thành phần môi trường năng cao hoạt tính kháng khuẩn với 7,36 g/L peptone, 15 g/L glucose, 0,72 g/L CaCO<small>3</small> và 0,6 g/L MgSO<small>4</small>. Kết quả so sánh trên môi trường tối ưu cho khả năng kháng vi khuẩn MRSA bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch tăng 1,3 lần so với trước khi tối ưu sau 36 giờ nuôi cấy. (Dương nhật Linh và cs., 2018)

<b> PHƯƠNG PHÁP CHIẾT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Đặc điểm chung của phương pháp </b>

Chiết là quá trình chuyển chất tan từ pha này sang pha khác dựa trên tính tan khác nhau của chất tan trong hai pha.

Lý do phổ biến để thực hiện quá trình chiết trong phân tích hóa học là để tách hay làm giàu chất phân tích, hay tách nó ra những chất có thể gây nhiều trong phân tích. Phổ biến nhất là q trình chiết giữa dung mơi nước và dung môi hữu cơ.

Các dung môi hữu cơ là những hợp chất ít phân cực nên thường khơng tan trong nước, chất có độ phân cực rất lớn.

Dietyl ete, toluen, hexan là các dung mơi có tỉ trọng nhỏ hơn nước, chúng nổi ở trên pha nước. CHCl<small>3</small>, CH<small>2</small>Cl<small>2</small>, CCl<small>4</small> là các dung mơi phổ biến có tỷ trọng lớn hơn nước. Trong hỗn hợp hai pha, một pha nước chiếm ưu thế, pha kia dung môi chiếm ưu thế.

Qúa trình chiết thường xảy ra với vận tốc lớn nên có thể thực hiện q trình chiết tách, chiết làm giàu một cách nhanh chóng, đơn giản. Sản phẩm chiết thường quá sạch. Vì các lý do đó, ngày nay phương pháp chiết khơng chỉ ứng dụng trong phân tích mà cịn được sử dụng vào q trình tách, làm giàu trong sản xuất cơng nghiệp (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

<b>Kĩ thuật chiết lỏng-lỏng </b>

Kỹ thuật chiết lỏng- lỏng thường được áp dụng để:

- Chiết hợp chất cần quan tâm ra khỏi dung dịch ban đầu.

- Phân chia cao alcol thơ ban đầu có chứa quá nhiều loại hợp chất từ không phân cực đến rất phân cực thành những phân đoạn có tính phân cực khác nhau.

Việc chiết lỏng-lỏng được thực hiện bằng bình lóng. Sử dụng lần lượt các dung mơi hữu cơ, loại khơng hịa tan với nước hoặc loại có thể hỗn hợp được với nước, để chiết ra khỏi hợp chất có tính phân cực khác nhau (tùy vào độ phân cực của dung môi). Tùy vào tỷ trọng so sánh giữa dung môi và nước mà pha hữu cơ nằm ở lớp trên hoặc ở dưới so với pha nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Việc chiết được thực hiện lần lượt từ dung môi hữu cơ kém phân cực đến dung môi phân cực như eter dầu hỏa hoặc hexan, eter etyl, cloroform, etyl acetat, butanol… Với mỗi loại dung môi hữu cơ, việc chiết được thực hiện nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ dung mơi, chiết đến khi khơng cịn chất hịa tan dung mơi thì đổi sang dung mơi có tính phân cực hơn. Dung dịch của các lần chiết được gom chung lại, làm khan nước với các chất làm khan như Na<small>2</small>SO<small>4</small>, MgSO<small>4</small>, CaSO<small>4</small>, …, đuổi dung môi thu được cao chiết.

Muốn kiểm tra xem các hợp chất nào đã được chiết vào pha hữu cơ cũng như các hợp chất nào còn ở lại trong pha nước và chiết bao nhiêu lần thì hồn tất, có thể sử dụng sắc ký lớp mỏng. Trên bản mỏng cần được so sánh đồng thời vết của pha nước và của pha hữu cơ. Sự chiết bởi một dung môi cụ thể nào đó được gọi là hồn tất khi lần chiết thứ n trên bản mỏng khơng cịn nhìn thấy vết của chất đó trong pha nước cũng như trong pha hữu cơ. Cũng có thể kiểm tra bằng cách nhỏ một giọt dung dịch chiết lần thứ n lên trên một tấm kiếng sạch, sau khi bay hết dung môi, khơng cịn để lại vết gì trên phiến kiếng.

Lưu ý: sự chiết lỏng-lỏng cần thực hiện ở nhiệt độ phịng, nếu gia tăng nhiệt độ cho dung mơi thì khả năng hịa tan của dung mơi sẽ tăng lên và nguyên tắc nêu trên sẽ có nhiều sự thay đổi (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007)

<b> Sắc ký cột </b>

Sự sắc ký là một phương pháp vật lý để tách một hỗn hợp gồm nhiều loại hợp chất ra riêng thành từng loại đơn chất, dựa vào tính ái lực khác nhau của những loại hợp chất đó đối với một hệ thống (hệ thống gồm hai pha: một pha động và một pha tĩnh).

Việc tách hai hợp chất nào đó ra riêng có đạt được kết quả tốt hay không là tùy vào hệ số phân chia. Bất kỳ một hợp chất nào khi được đặt vào một hệ thống gồm có hai pha, lúc đạt đến trạng thái cân bằng, hợp chất đó sẽ phân bố vào mỗi pha với một tỷ lệ nồng độ cố định, tỉ lệ này thay đổi tùy vào các tính chất động học của hợp chất và của cả hai pha.

Hệ số phân chia K được biểu diễn như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

K = <sup>𝐶𝑠</sup>

<small>𝐶𝑚</small> = <sup>𝑁ồ𝑛𝑔 độ 𝑐ủ𝑎 ℎợ𝑝 𝑐ℎấ𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎 𝑡ĩ𝑛ℎ</sup><small>𝑁ồ𝑛𝑔 độ 𝑐ủ𝑎 ℎợ𝑝 𝑐ℎấ𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎 độ𝑛𝑔</small>

Cũng tương tự, một hỗn hợp gồm nhiều loại hợp chất khác nhau khi được đặt vào một hệ thống gồm có 2 pha, mỗi loại hợp chất sẽ có ái lực riêng của nó đối với hai pha, vì thế sẽ có tương tác mạnh hay yếu. Hệ quả là mỗi loại hợp chất sẽ di chuyển ngang qua pha tĩnh với một vận tốc khác nhau, nhờ vậy, kỹ thuật sắc ký có thể tách riêng các loại hợp chất (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

<b> Sắc ký lớp mỏng </b>

Sắc ký lớp mỏng hay còn gọi là sắc ký phẳng là kỹ thuật phân bố rắn-lỏng. Trong đó pha động là chất lỏng được xuyên qua một lớp chất hấp thụ trơ như silicagel hoặc nhôm oxit, chất hấp thụ này được tráng thành một lớp mỏng, đều phủ lên một nền phẳng như tấm kính, tấm nhơm, hoặc tấm plastic. Sắc ký lớp mỏng được dùng trong cả phân tích định tính và phân tích định lượng. Hệ số di chuyển R<small>f</small> là đại lượng đặc trưng quan trọng về mức độ tách. Hệ số di chuyển được tính theo công thức sau:

R<small>f</small> = <sub>𝑙</sub><sup>𝑙</sup>

<small>𝑜</small> hoặc R<small>f</small> = <sub>𝑣</sub><sup>𝑣</sup><small>𝑜</small>Trong đó:

l: Khoảng cách từ tuyến xuất phát tới tâm vệt sắc ký. l<small>o</small>: Là khoảng cách từ tuyến xuất phát tới tuyến dung môi. v: Tốc độ di chuyển của chất tan.

v<small>o</small>: Tốc độ của dung môi.

Như vậy R<small>f</small> chỉ có giá trị từ 0 đến 1. Khi R<small>f</small> = 0 thì chất tan hồn tồn khơng di chuyển, cịn khi R<small>f</small> = 1 thì chất tan di chuyển bằng tốc độ của dung mơi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến R<small>f</small> nhưng quan trọng là:

+ Chất lượng và hoạt tính chất hấp thụ. + Bề dày của lớp mỏng.

+ Chất lượng và độ tinh khiết của pha động.

<i>Tiến hành thí nghiệm </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Bình khai triển là bình thủy tinh hình trụ cao 25 cm đường kính miệng 10 cm, có nắp đậy kín. Bão hịa hơi dung mơi trong bình bằng cách lót giấy lọc xung quanh thành trong của bình, rồi rót một lượng vừa đủ dung mơi vào bình, lắc rồi để giấy lọc thấm đều dung môi. Lượng dung môi sử dụng sao cho sau khi thấm đều giấy lọc còn lại một lớp dày khoảng 5 mm đến 10 mm ở đáy bình. Ðậy kín nắp bình và để yên 10 phút ở nhiệt độ phòng.

Sử dụng bản mỏng TLC silica gel 60 F254 của hãng Merck được cắt bằng kéo thành bản hình chữ nhật có kích thước 3.5 cm x 12 cm và bản tự chế tạo từ tinh bột sắn dây kích thước 4 cm x 12 cm.

Sử dụng ống thuỷ tinh mao quản hoặc micropipet để đưa mẫu lên bản mỏng. Thể tích dung dịch từ 0.001 ml đến 0.005 mL đối với trường hợp đưa mẫu lên bản mỏng dưới dạng điểm và từ 0.l – 0.2 mL khi đưa mẫu lên bản mỏng dưới dạng vạch. Ðường xuất phát phải cách mép dưới của bản mỏng 1.5 cm – 2 cm và cách bề mặt dung môi từ 0.8 - 1 cm. Các vết chấm phải nhỏ, có đường kính 2 – 6 mm và cách nhau 15 mm. Các vết ở bìa phải cách bờ bên của bản mỏng ít nhất 1 cm để tránh hiệu ứng bờ.

Ðặt bản mỏng gần như thẳng đứng với bình triển khai, các vết chấm phải ở trên bề mặt của lớp dung mơi khai triển. Ðậy kín bình và để yên ở nhiệt độ không đổi. Khi dung môi đã triển khai trên bản mỏng được một đoạn, lấy bản mỏng ra khỏi bình, đánh dấu mức dung môi, làm bay hơi dung mơi cịn đọng lại trên bản mỏng rồi chụp ảnh, đo khoảng di chuyển của dung môi và các chất cần tách. Tính hệ số R<small>f</small> (Trần Mạnh Cường, 2011).

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

SVTH: ĐỊNH THỊ THÚY KIỀU

<b> THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU </b>

Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018 tại Phòng thí nghiệm Vi Sinh 01 – Cơ sở 3, Trường Đại Học Mở – Tp. Hồ Chí Minh và Phịng 19- phịng các chất có hoạt tính sinh học, Viện Cơng nghệ Hóa học, 01 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM.

<b> VẬT LIỆU </b>

<b> Chủng vi sinh vật nghiên cứu </b>

<i>Chủng vi khuẩn nội sinh cây Diệp Hạ Châu Đắng (Phyllanthus amarus schum. Et thonn) Bacillus sp. RD26 được cung cấp bởi phịng thí nghiệm Cơng nghệ vi sinh, </i>

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

<i>Chủng vi khuẩn E. coli sinh ESBL 128a được cung cấp bởi Bộ môn Xét nghiệm, </i>

Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

<b> Mơi trường – hóa chất </b>

- Nutrient broth (NB), Nutrient agar (NA), Mueller Hinton Agar (MHA). - Cồn 96<small>o</small>, 70<small>o</small>, NaCl, HCl, NaOH.

- Nguồn dinh dưỡng: pepton.

- Các muối khoáng: CaCO<small>3</small>, MgSO<small>4</small>.

- Các dung môi: n-hexan, ethyl axetat, chlorofrome, dichloromethane, methanol, DMSO.

- Nước muối sinh lý 0,85%, nước cất.

- Silica gel dạng hạt dường kính 0,04 – 0,06 mm. - Sắc ký bản mỏng có tráng sẵn TLC silica gel F<small>254.</small>

<b> Thiết bị và dụng cụ </b>

- Máy ly tâm lạnh - Tủ ấm - Cây cột sắc ký - Máy vortex - Tủ sấy - Kẹp treo cột, giá sắc

- Máy chụp hình - Đĩa petri - Cốc thủy tinh, ống nhỏ giọt

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

- Kính hiển vi - Máy cơ quay - Máy cô quay thu hồi dung môi - Tủ lạnh - Ống đong - Bình cơ quay

- Cân điện tử - Ống nghiệm - Giấy lọc

- Tủ cấy - Becher - Phễu, bếp điện hồng ngoại - Các loại micropipette và các đầu típ tương ứng (100 - 1000 𝜇L, 20 – 200 𝜇L). - Một số dụng cụ khác bao gồm: đèn cồn, que cấy tròn, que cấy trang.

<b> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b> Bố trí thí nghiệm </b>

Dựa vào mục tiêu đề tài chúng tôi tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

SVTH: ĐỊNH THỊ THÚY KIỀU

<b>Sơ đồ 2.1. Bố trí thí nghiệm </b>

<i>Hoạt hóa chủng Bacillus sp. RD26. </i>

Thu nhận cao chiết từ các hệ dung môi khác nhau (HE, Cl, DI, EA, Me, W).

Xác định hoạt tính kháng khuẩn từ các cao chiết thô.

Xác định nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu

(MIC).

Khảo sát các phân đoạn cắn

bằng phương pháp sắc ký

lớp mỏng (TLC).

<i>Xác định khả năng kháng E. coli sinh </i>

ESBL từ dịch ngoại bào và nội bào.

Thu nhận phân đoạn chứa hợp chất có hoạt tính sinh

<i>học kháng E. coli sinh ESBL bằng phương pháp sắc ký </i>

cột cao chiết.

Phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc hợp chất có hoạt

<i>tính sinh học có khả năng kháng E. coli sinh ESBL. Khảo sát khả năng kháng E. coli sinh ESBL của cao </i>

chiết từ các hệ dung môi khác nhau

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><b> Xác định khả năng kháng E. coli sinh ESBL từ dịch ngoại bào và nội bào của chủng Bacillus sp. RD26 </b></i>

<i> Xác định khả năng kháng E. coli sinh ESBL từ dịch ngoại bào và nội bào của chủng Bacillus sp. RD26 </i>

<i> Xác định khả năng kháng E. coli sinh ESBL từ dịch ngoại bào Bacillus sp. RD26 bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch </i>

<i>Chúng tôi tiến hành kiểm tra khả năng kháng khuẩn của chủng Bacillus sp. </i>

RD26 thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. (Kumar và cs., 2009)

<i>1.3.2.2.1. Chuẩn bị môi trường </i>

Môi trường NB và môi trường MHA thử nghiệm được hấp vô trùng ở 121<small>o</small>C / 20 phút. Môi trường MHA được đổ đĩa Petri (đường kính 90 mm) với thể tích 15 mL.

<i>1.3.2.2.2. Chuẩn bị dịch vi khuẩn E. coli sinh ESBL </i>

Chủng vi khuẩn được cấy ria vào thạch NA, ủ 24h ở 37<small>o</small>C.

Chọn 1 khuẩn lạc đơn, cấy vào nước muối NaCl 0,85% với thể tích 9,9 mL, dùng máy vortex lắc đều ống.

Đem dịch vi khuẩn đo OD ở bước sóng 610 nm, điều chỉnh sao cho có mật độ tế bào tương đương khoảng 10<small>8</small> tế bào/mL, tương ứng với độ đục trong ống

<i>McFarland 0,5. Dịch vi khuẩn E. coli sinh ESBL đã chuẩn bị cần được sử dụng trong </i>

vòng 15 phút. (Kumar và cs., 2009)

<i>1.3.2.2.3. Chuẩn bị dịch vi khuẩn thử nghiệm </i>

Vi khuẩn được hoạt hóa bằng cách lấy một ít sinh khối từ môi trường thạch nghiêng NA vào bình erlen chứa 20 mL môi trường NB. Nuôi cấy lắc ở 37<small>o</small>C / 24 giờ, tốc độ lắc 200 vòng / phút (Chen và cs., 2007). Sau thời gian nuôi cấy, tiến hành ly tâm ở 10000 vòng/ phút ở 4<small>o</small>C trong 10 phút thu dịch nổi. Tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Tiếp theo, lấy dịch nổi đã ly tâm đem lọc qua màng lọc 0.2 𝜇𝑚 (Shrivastava và cs., 2013).

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Đục lỗ đường kính 6 mm trong bản thạch bằng dụng cụ vơ trùng.

Dùng micropipet hút 100 µL dịch lọc vi khuẩn thử nghiệm bơm vào mỗi giếng. Để yên khoảng 15 phút cho dịch vi khuẩn khuếch tán vào lớp thạch.

Ủ 24h/ 37<small>o</small>C, đọc kết quả vịng kháng.

Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp lại, thực hiện lần lượt từng dịch chiết được tách từ các dung môi khác nhau. (Bexfield. A và cs, 2008)

<i>1.3.2.2.5. Kết quả </i>

Vi khuẩn có khả năng kháng khuẩn khi xung quanh lỗ có vịng kháng khuẩn.

<b>Hình 2.1. Kết quả kháng khuẩn của vi khuẩn thử nghiệm </b>

<i> Xác định khả năng kháng E. coli sinh ESBL từ dịch nội bào Bacillus sp. RD26 bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch </i>

<i>1.3.2.3.1. Thu nhận sinh khối Bacillus sp. RD26 bằng phương pháp sóng siêu âm </i>

Ly tâm thu sinh khối tế bào ở 10000 vòng/ phút, trong 10 phút ở 4<small>o</small>C. Rửa tế bào bằng cách phân tán lại trong 3 mL NaCl 0,9%.

Vortex kĩ, ly tâm 10000 vòng/phút trong 10 phút ở 4<small>o</small>C.

<b>Vòng kháng khuẩn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Chỉnh OD<small>600</small> = 1 bằng đệm phosphat 0,1M pH = 7 (xác định tỉ lệ thích hợp giữa huyền dịch vi khuẩn và dung dịch đệm).

Bổ sung DTT đến nồng độ 10 mM để giảm quá trình hợp chất của chủng

<i>Bacillus sp. RD26 bị oxy hóa, ủ đá để mẫu đạt nhiệt độ 0-5</i><sup>o</sup>C.

Tán siêu âm 6 lần duy trì nhiệt độ khơng đổi, mỗi lần tán 30 giây. Đầu dị có kích thước dài 9 cm, với chu kì 50%. Trước các lần tán siêu âm, mẫu phải đạt nhiệt độ 0-5<small>o</small>C. Lấy khoảng 10 μL nhuộm đơn và quan sát trên kính hiển vi để theo dõi hiệu quả phá vỡ tế bào. Mẫu sau khi tán siêu âm có thể giữ đơng ở -20<small>o</small>C.

Ly tâm 10000 vòng/phút ở 4<small>o</small>C trong 10 phút. Thu dịch nổi (dịch phá vỡ tế bào chứa enzyme). (Nguyễn Đức Lượng, 2011)

<i>1.3.2.3.2. Tiến hành thí nghiệm </i>

Thí nghiệm được tiến hành như mục 1.3.2.1.1, 1.3.2.1.2, 1.3.2.1.4.

Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Xử lý thống kê ANOVA một yếu tố bằng phần mềm Statgraphics Plus 3.0.

<i><b> Nuôi cấy và thu nhận cao chiết Bacillus sp. RD26 từ các hệ </b></i>

<b>dung môi khác nhau </b>

<i> Nuôi cấy vi khuẩn Bacillus sp. RD26 bằng phương pháp lên men trên môi trường tối ưu </i>

<i>Công thức môi trường tối ưu trong quá trình lên men chủng Bacillus sp. RD26 </i>

đã được kế thừa từ nghiên cứu trước “Xác định các điều kiện ảnh hưởng và tối ưu

<i>hóa khả năng kháng vi khuẩn kháng thuốc từ chủng vi khuẩn Bacillus sp. RD26 được </i>

phân lập từ cây Diệp hạ châu đắng”. (Dương Nhật Linh và cs., 2018)

<i>Hoạt hóa giống: Chủng vi khuẩn Bacillus sp. RD26 được hoạt hóa bằng cách </i>

lấy một ít sinh khối từ thạch nghiêng trên mơi trường NA vào bình erlen chứa 20 mL môi trường NB, nuôi lắc ở 35<small>o</small>C/36h, pH =7, tốc độ lắc 200 vòng/phút.

Nhân giống: điều chỉnh dịch khuẩn đạt giá trị OD<small>610</small> có mật độ tế bào khoảng 10<small>8</small><i> tế bào/mL. Bổ sung 10% thể tích dịch khuẩn Bacillus sp. RD26 sau khi hoạt hóa vào 100 mL mơi trường tối ưu hóa tương ứng với chủng Bacillus sp. RD26 (pepton: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

SVTH: ĐỊNH THỊ THÚY KIỀU

7,36 g/L, glucose: 15 g/L, CaCO<small>3</small>: 0,72 g/L, MgSO<small>4</small>: 0,6 g/L) trong bình erlen 100 mL với tỷ lệ 1/20 theo thể tích dùng ni lắc ở 35<small>o</small>C/36h, tốc độ lắc 200 vòng/phút (Shrivastava và cs., 2013).

Lên men: bổ sung 10% thể tích dịch khuẩn giống cấp 2 vào mơi trường tối ưu hóa tương ứng với chủng vi khuẩn ở 30<small>o</small>C/36h, pH=7.

<i> Thu nhận cao chiết Bacillus sp. RD26 từ các hệ dung môi khác nhau </i>

<b>Quy trình điều chế cao phân đoạn </b>

Cao phân đoạn được tiến hành điều chế từ dịch nuôi cấy vi khuẩn bằng cách sử dụng các dung môi có độ phân cực khác nhau như HE, Cl, DI, EA, Me, W với tỉ lệ 1:1. Quy trình điều chế cao phân đoạn được trình bày trong sơ đồ 2.2.

<b>Sơ đồ 2.2. Quy trình điều chế cao phân đoạn dịch vi khuẩn </b>

Sau thời gian lên men tiến hành ly tâm ở 10000 vòng/ phút trong 10 phút thu dịch nổi. Thu 100 mL dịch khuẩn tiến hành chiết lỏng-lỏng lần lượt với các dung môi: HE, Cl, DI, EA, Me, W với tỉ lệ 1:1. Sau đó thu dung môi kèm với các thành phần kháng khuẩn có trong đó. Nhiệt độ cơ quay phụ thuộc vào nhiệt độ sôi của dung môi.

Dịch khuẩn sau khi lọc

<small>Chiết kiệt với </small>HE, Cl, DI, EA, Me, W

<small>Thu nhận cao chiết </small>HE, Cl,

DI, EA, Me, W

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Tiến hành cô quay dịch chiết và dung môi ta thu được cao chiết thô. Nhiệt độ cô quay phụ thuộc vào nhiệt độ sôi của dung môi. (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007)

<i><b> Thử khả năng kháng E. coli sinh ESBL từ cao chiết Bacillus </b></i>

<b>sp. RD26 bằng phương pháp khuếch tán đĩa kirby-bauer </b>

Cao chiết thô sau khi được thu nhận ở mục 3.3.2 được hòa tan trong DMSO 1% đạt nồng độ gấp 100 lần nồng độ thử nghiệm tối ưu. Thí nghiệm được thực hiện như mục 1.3.2.1.4

Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Xử lý thống kê ANOVA một yếu tố bằng phần mềm Statgraphics Plus 3.0.

<b>Xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC (Minimum Inhibatory </b>

<i><b>Concentration) của cao chiết với vi khuẩn E. coli sinh ESBL </b></i>

<i>Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết chủng Bacillus sp. RD26 được </i>

xác định bằng phương pháp pha loãng. (Wiegand và cs., 2008).

<b>Mục đích: </b>

Nhằm xác định sự kìm hãm sự tăng trưởng của vi khuẩn thử nghiệm khi được ủ

<i>chung với cao chiết chủng Bacillus sp. RD26, khảo sát trong 16 - 20 giờ (Wiegand </i>

và cs., 2008).

<b>Chuẩn bị: </b>

Phiến Microwell 96 giếng được ngâm cồn 70% trong 2 giờ để diệt khuẩn, sấy khô và chiếu UV trong 2 giờ.

<i>Cao chiết chủng Bacillus sp. RD26, dịch vi khuẩn thử nghiệm. </i>

Môi trường MHB đã được hấp vô trùng ở 121<small>o</small>C/20 phút để tiến hành tăng sinh các vi khuẩn thử nghiệm.

<b>Cách tiến hành: </b>

Cao chiết vi khuẩn được hòa tan trong DMSO 1% đạt nồng độ gấp 100 lần nồng độ thử nghiệm tối ưu. Pha lỗng trong mơi trường MHB để có được dãy nồng độ theo cấp số nhân, đồng thời nồng độ của DMSO nhỏ hơn hoặc bằng 1% . Từ đó dãy nồng độ này có thể tiến hành thử nghiệm tác động kháng khuẩn.

</div>

×