Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khảo sát một số hoạt tính sinh học của sản phẩm chiết từ lá vối (clelstocalyx operculatus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------- oOo -----------------

ĐINH THỊ CAO KHANH

KHẢO SÁT MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA SẢN PHẨM CHIẾT TỪ LÁ VỐI
(Clelstocalyx operculatus)
Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Mã ngành: 604280

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, 12/2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -ĐHQG -HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Huỳnh Ngọc Oanh

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Nguyễn Tiến Thắng

Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS Lê Thị Thủy Tiên

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 08 tháng
01 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)


1. TS. Nguyễn Hữu Phúc
2. TS. Nguyễn Đình Lệ Tâm
3. PGS.TS Nguyễn Tiến Thắng
4. PGS.TS Lê Thị Thủy Tiên
5. TS. Phan Ngọc Hòa
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi
luận văn đã được sửa chữa (nếu cố).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
Bộ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Số:

/BKĐT

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: ĐINH THỊ CAO KHANH

MSSV:11310610

Ngày tháng năm sinh: 12/08/1986


Nơi sinh: Tp.HCM

NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Mã ngành: 60 42 80

1. Đề tài luận văn:
KHẢO SÁT MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA SẢN PHẦM CHIẾT TỪ LÁ VỐI
(Cleistocalyx operculatus)
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
- Khảo sát sơ bộ nguyên liệu lá vối
- Khảo sát một số hoạt tính sinh học của sản phẩm chiết từ lá vối và buớc đầu ứng dụng
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 06 / 07/ 2015
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
04/12/2015
5. Họ tên nguời huớng dẫn:
Phần huớng dẫn:
TS HT HUỲNH NGỌC OANH
Toàn bộ
Nội dung và yêu cầu LVTN đã đuợc thông qua Bộ môn.
Ngày ....... tháng..... năm 201...
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

PSG.TS NGUYỄN THÚY HƯƠNG
TS. HUỲNH NGỌC OANH
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt (chấm sơ bộ): ............................................................
Đơn vị: ...........................................................................................

Ngày bảo vệ: ..................................................................................
Điểm tổng kết: ................................................................................
Nơi lưu trữ luận văn: .......................................................................


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS. Huỳnh Ngọc Oanh, khoa Kỹ thuật Hóa học,
Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được thực hiện đề tài "KHẢO SÁT MỘT
SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA SẢN PHẨM CHIẾT TỪ LÁ VỐI (Cleistocalyx operculatus)
Để có điều kiện thực hiện đề tài này cũng như hoàn thành chương trình cao học tại trường Đại
học Bách Khoa Tp.HCM, tôi đã nhận được những sự chỉ dạy tận tình với những kinh nghiệm quý
báu từ quý Thầy Cô Bộ môn Công nghệ Sinh học.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
• Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã tạo cho tôi một
môi trường học tập tích cực và thoải mái.
* Quý Thầy Cô Bộ môn Công nghệ Sinh học đã truyền dạy cho tôi những kiến thức chuyên
môn quý báu là hành trang trong cuộc sống và công việc sau này.
* Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Huỳnh Ngọc Oanh, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
• Chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô, các anh chị cán bộ tại Trung Tâm Sâm và bộ môn Vi
Sinh, Khoa Dược Trường Đại Học Y Dược TPHCM đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
» Bền cạnh đó, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô, các anh chị trong bộ
môn, các anh chị cao học và các bạn cùng làm việc trong phòng thí nghiệm đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

ĐINH THỊ CAO KHANH



KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài "KHẢO SÁT MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA SẢN PHẨM CHIẾT TỪ LÁ VỐI
(Cleistocalyx operculatus) ”đã thu được một số kết quả như sau:
Sơ bộ thành phần lá vối có nhiều tinh dầu, flavonoid, terpenoid, tanin, hợp chất polyuronic.
Phân tích thành phần cao chiết Methanol bằng phương pháp GC/MS cho thấy thành phần chính
trong cao là Ocimene, phytol và Caryophyllene, cao chiết Henxane-Acetone cho thấy thành phần
chính là Ocimene và Caryophyllene. Điều kiện tối ưu để trích ly lá vối được xử lý bởi enzyme
Viscozyme L theo hàm lượng hợp chất Polyphenol trong đã cho các thông số thích hợp như sau: tỉ
lệ nguyên liệu/nước là V2, nồng độ enzyme là 12 pl/g nguyên liệu và thờj gian trtch lỵ lá 120 phím
ở nhiệt độ 50°C. Dịch chiết lá vối được phân tích hàm lượng EGCG (mg/ml) với kết quả có dùng
enzyme là 99.39 và không có enzyme là 74.51. Cao chiết có xử lý enzyme và cao chiết không có
enzyme thu được hàm lượng chất khô tương ứng là 5.7% và 3.16%. Cao chiết từ dịch chiết được xử
lý enzyme thể hiện khả năng kháng khuẩn hiệu quả cao hơn cao chiết từ dịch chiết lá vối không xử
lý enzyme; khả năng kháng oxy hóa cũng cho hiệu quả hơn so với cao chiết không xử lý enzyme
tương ứng IC50 là 31.64 ± 1.74 và 92.89 ± 9.37 (pg/ml) bằng phản ứng trung hòa gốc DPPH. Tinh
dầu trong lá vối được thu nhận bằng chưng cất cho hàm lượng tinh dầu trong lá vối tươi và tinh dầu
lá vối có xử lý enzyme đạt lần lượt 0.18% và 0.23%, cho thấy việc sử dụng enzyme đã làm tăng hàm
lượng tinh dầu 27.7%; xác định được 2 thành phần có hàm lượng cao trong tinh dầu là Ocimene và
Caryophyllene. Khả năng kháng oxy hóa IC50 (mg/ml) của tinh dầu lá vối tươi và tinh dầu lá vối có
xử lý enzyme cho kết quả lần lượt là 3.35+0.11 và 4.56+0.16. Bước đầu ứng dụng thực nghiệm sản
xuất nước uống lá vối, nước uống được phối chế thử cảm quan xác định được các hàm lượng syrup
12%, tỷ lệ pha loãng dịch chiết/nước là 1/5 được yêu thích nhiều nhất và được chọn để sản xuất thử
nghiệm nước uống lá vối.

i



KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

ABSTRACT
Preliminary components of Cleistocalyx operculatus leaves contain essential oils,
flavonoids, terpenoids, tannins, polyuronic compounds. Analysis of methanol extracts of c.
operculatus leaves by GC/MS determined main ingredients are Ocimene, phytol and Caryophyllene,
main ingredients in hexane-acetone extracts are Ocimene and Caryophyllene. Optimal conditions
obtained polyphenol in water extracts treated by enzyme Viscozyme L: ratio of material I water is
Vi, enzyme concentration 12pl /g, extraction conditions: 120 minutes at a temperature 50°C. Water
extracts were analyzed levels of EGCG (mg/g dry content) with enzyme extracts were 99.39 and
non-enzyme extracts were 74.51. Enzyme-treated extracts get weight 5.7% g/g material; nonenzyme extracts get weight 3.16% g/g material. Enzyme-treated extracts shown antibacterial more
than non-enzyme extracts from fresh leaves; antioxidant activity corresponding IC50 values are
31.64 ± 1.74 and 92.89 ± 9.37 (pg/ml) by DPPH reation. Essential oils from c. operculatus fresh
leaves and enzyme-treated leaves were collected by distillation, reached respectively 0.18% w/w
and 0.23% w/w; showing that using enzyme has increased oil content up to 27.7%; identified the 2
components which have a high content were Ocimene and Caryophyllene. Antioxidant activity IC50
(mg/ml) of essential oil from fresh leaves and from enzyme-treated leaves are respectively 3.35 ±
0.11 and 4.56 ± 0.16. Initial experiments to produce beverages from Cleistocalyx operculatus leaves,
a beverage recipe was made and tested sensory to determine that the final syrup content 12% and
dilution ratio between exttacts/water = 1/5 are the most favorable kind and chosen to run the trial
test.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Đinh Thị Cao Khanh, học viên cao học chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học, khóa

2011, Khoa Kỹ Thuật Hóa Học, Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM. Tôi xin cam đoan:
Công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Huỳnh Ngọc Oanh.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của
minh.
Học viên

Đinh Thị Cao Khanh


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

MỤC LỤC
Danh mục hình ................................................................................................................................ vi
Danh mục bảng .............................................................................................................................. vii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN ........................................................................................................ 2
2.1.

Tổng quan cây vối .......................................................................................................... 2

2.1.1

Giới thiệu ................................................................................................................... 2

2.1.2

Phân loại khoa học .................................................................................................... 2


2.1.3

Mô tả thực vật ............................................................................................................ 2

2.1.4

Phân bổ sinh thái ....................................................................................................... 4

2.1.5

Công dụng của cây vối ............................................................................................... 5

2.2.

Thành phần hóa học của cây vối ..................................................................................... 5

2.3.

Tác dụng sinh học ........................................................................................................... 7

2.4.

Enzyme Viscozyme L: .................................................................................................. 11

2.5.

Những công trình nghiên cứu về cây vối ...................................................................... 10

CHƯƠNG 3 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................................................... 13

3.1.

Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị ............................................................................. 13

3.1.1

Nguyên liệu: ............................................................................................................. 13

3.1.2

Hóa chất................................................................................................................... 13

3.1.3

Thiết bị, dụng cụ ...................................................................................................... 13

3.2.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 14

3.2.1.

Nội dung nghiên cứu:............................................................................................... 14

3.2.2.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 14

3.2.2.1.


Phương pháp sơ bộ thành phần hóa thực vật ........................................................ 14

3.2.2.2.

Phương pháp chiết bằng dung môi ........................................................................ 15

3.2.2.3.

Phương pháp phân tích bang GC/MS.................................................................... 15

3.2.2.4.

Khảo sát điều kiện sử dụng enzyme thu dịch chiết giàu polyphenol...................... 16

3.2.2.5.

Phương pháp khảo sát một so hoạt tính sinh học .................................................. 18

a) Khảo sát khả năng khảng oxy hóa: ....................................................................... 18
b) Phương pháp xác định khả năng khảng khuấn của dịch chiết .............................. 21
3.2.2.6.

Phương pháp phân tích hàm lượng EGCG, cafein bang HPLC............................ 21

3.2.2.7. Thu cao chiết lá vối .................................................................................................22

iii


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ


ĐĨNH THỊ CAO KHANH

3.2.2.8. Phương pháp chưng cẩt tinh dầu ............................................................................23
3.2.2.9.

Thử nghiệm sản xuất nước uống lá vối .................................................................. 24

a) Quy trình thực nghiệm sản xuất đồ uống đóng chai từ dịch chiết lá vối
bằng enzyme: ..............................................................................................................24
b) Thuyết minh quy trình: .......................................................................................... 25
c) Đánh giá cảm quan sản phẩm: ............................................................................25
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ ............................................................................................................ 26
4.1.

Khảo sát thành phần nguyên liệu................................................................................... 27

4.1.1

Phân tích thành phần thực vật sơ bộ ............................................................................ 27

4.1.2

Thành phần và hàm lượng các chẩt trong cao chiết .................................................... 29

4.2.

Khảo sát dịch chiết lá vối .............................................................................................. 30

4.2.1. Kháo sát điều kiện thu dịch chiết giàu polyphenol ...................................................... 30

4.2.1.1.

Khảo sát sự ảnh hưởng lượng enzyme đến quá trình trích ly polyphenol... 30

4.2.1.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỉ lệ nước/nguyên liệu đến quá trình trích ly
polyphenol .............................................................................................................................. 31
4.2.1.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian trích ly đến quá trình trích ly
polyphenol .............................................................................................................................. 32
4.2.1.4. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến quá trình trích ly
polyphenol .............................................................................................................................. 33
4.2.2.

Phân tích hàm lượng EGCG và cafein trong dịch chiết .............................................. 36

4.2.3.

Khả năng khảng oxy hóa của dịch chiết ...................................................................... 36

4.3.

Khảo sát cao chiết ........................................................................................................ 38

4.3.1.

Thu cao chiết ............................................................................................................ 38

4.3.2.

Khảo sát khả năng khảng khuấn của cao chiết .......................................................38


4.3.3.

Khảo sát khả năng khảng oxy hóa của cao chiết ....................................................39

4.4.

Bước đầu thử nghiệm thu tinh dầu lá vối .................................................................... 40

4.4.1.

Hàm lượng và thành phần tinh dầu trong lá voi ...................................................... 40

4.4.2.

Khả năng khảng oxy hóa của tinh dầu ....................................................................42

4.4.3.

Khả năng khảng khuấn của tinh dầu ......................................................................43

4.5.
4.5.1.

Bước đầu ứng dụng làm nước uống đóng chai: ........................................................... 45
Phổi chế ................................................................................................................... 45

iv


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ


ĐĨNH THỊ CAO KHANH

4.5.2.

Đánh giá cảm quan ..................................................................................................45

4.5.3.

Kiểm tra tiêu chuẩn vi sinh nước uống lá vối ..........................................................47

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 49
5.1.

Kết luận: ..................................................................................................................... 49

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................51
PHỤ LỤC

V


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cây vối ............................................................................................................................. 3
Hình 2.2: Lá, đọt và cành vối........................................................................................................... 3
Hình 2.3: Hoa vối............................................................................................................................. 4
Hình 2.4: Quả vối............................................................................................................................. 4
Hình 3.1: Máy cô quay .................................................................................................................. 22
Hình 3.2: Sơ đồ chưng cất tinh dầu................................................................................................ 23
Hình 3.3: Sơ đồ thử nghiệm sản xuất nước uống lá vối ................................................................. 24
Hình 4.1: Cao chiết MeOH và Hexane-Acetone.......................................................................... 30
Hình 4.2: Khảo sát sự ảnh hưởng của lượng enzyme đến quá trình trích ly polyphenol31
Hình 4.3: Khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/nước trích ly polyphenol ..................................................... 32
Hình 4.4: Khảo sát thời gian trích ly polyphenol ........................................................................... 33
Hình 4.5: Khảo sát nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trích ly polyphenol .................................... 34
Hình 4.6: Dịch chiết có xử lý enzyme (A) và không xử lý enzyme (B) ........................................ 35
Hình 4.7: Cao chiết lá vối có xử lý enzyme (A) và không xử lý enzyme (B)................................ 38
Hình 4.8: Khả năng kháng khuẩn của cao chiết ........................................................................... 39
Hình 4.9: Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu ............................................................................ 43
Hình 4.10: Kết quả MIC kháng khuẩn của tinh dầu ...................................................................... 44
Hình 4.11: Cảm quan ở tỷ lệ syrup
8% ................................................................................. 45
Hình 4.12: Cảm quan ở tỷ lệ syrup
10% ............................................................................... 45
Hình 4.13: Cảm quan ở tỷ lệ syrup
12% ............................................................................... 46
Hình 4.14: Cảm quan ở tỷ lệ syrup
14% ............................................................................... 46
Hình 4.15: Nước uống lá vối ......................................................................................................... 47

vi



KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần tính dầu trong các bộ phận cây vối .......................................................... ố
Bảng 3.1: Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 14
Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm xác định lượng enzyme thích hợp ..................................................... 17
Bảng 3.3: Bố trí thí nghiệm xác định lượng nước thích hợp ......................................................... 17
Bảng 3.4: Bố trí thí nghiệm xác định thời gian thích hợp .............................................................. 18
Bảng 3.5: Bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ thích hợp ............................................................... 18
Bảng 3.6: Bố trí thí nghiệm kháng oxy hóa của dịch chiết ............................................................ 20
Bảng 3.7: Bố trí thí nghiệm kháng oxy hóa của tính dầu............................................................... 20
Bảng 3.8: Bố trí thí nghiệm kháng oxy hóa của cao chiết ............................................................. 21
Bảng 3.9: Cảm quan nước uống lá vối........................................................................................... 25
Bảng 4.1: Kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa học ................................................................ 27
Bảng 4.2: Thành phần cao chiết Methanol ................................................................................... 29
Bảng 4.3: Thành phần cao chiết Hexane-Acetone ........................................................................ 29
Bảng 4.4: Hàm lượng PPT trong dịch chiết lá vối ......................................................................... 35
Bảng 4.5: Kết quả hàm lượng EGCG và cafein trong dịch chiết lá vối ......................................... 36
Bảng 4.6: Khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết ........................................................................ 37
Bảng 4.7 Hàm lượng cao chiết thu được ....................................................................................... 39
Bảng 4.8: Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết có xử lý enzyme .............................................. 39
Bảng 4.9: Kết quả kháng oxy hóa của cao chiết lá vối không xử lý enzyme................................. 40
Bảng 4.10: Hàm lượng tính dầu ..................................................................................................... 40
Bảng 4.11: Thành phần chính của tính dầu.................................................................................... 41
Bảng 4.12: Tỷ lệ bắt gốc tự do DPPH của tính dầu ....................................................................... 42
Bảng 4.13: Đường kính kháng khuẩn của tinh dầu lá vối (mm) .................................................... 43
Bảng 4.14: Kết quả MIC tinh dầu lá vối ........................................................................................ 44

Bảng 4.15: Kết quả cảm quan cao nhất theo hàm lượng syrup...................................................... 47
Bảng 4.16: Kết quả kiểm tra vi sinh nước uống lá vối .................................................................. 48

7


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CFU: colony-forming unit
Dd: dung dịch
DPPH: 1,1 -diphenyl-2-picrylhydrazyl
EGCG: Epigallocatechin gallate
FGB: Fungal Beta-Glucanase unit
GC/MS: Gas chromatography/mass spectrometry
HPLC: high performance liquid chromatography
IC50: nồng độ ức chế 50%
MBC: Nồng độ vi khuẩn tối thiểu bị ức chế
MHA: Mueller-Hinton Agar
MIC: Nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn
MRSA; Staphylococcus aureus kháng methicillin
MSSA: Methicillin Sensitive Staphylococcus aureus
NB: Nutrient Broth
OD: optical density
PPT: polyphenol tong
RSM: Response Surface Methodology
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
TPHCM: thành phố Hồ Chí Minh

TSA: Tryptic Soy Agar
TSB: Tryptic Soy Broth
TT: thuốc thử

8


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
Từ ngàn xưa con người đã sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để tăng cường sức khỏe,
ngăn ngừa lão hóa, bồi bổ cơ thể.. .như ngậm sâm, uống trà, sử dụng mật ong; dùng các sản phẩm
tinh dầu giúp giảm đau, sát khuẩn vết thương, hỗ trợ điều trị viêm, tiêu hóa, giúp sảng khoái tinh
thần, làm nước hoa, tạo hương... Hiện nay, trong xu hướng điện đại, con người vẫn tiếp tục mong
muốn gần gũi thiên nhiên, sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên với các công năng hữu ích và an
toàn dài lâu. Ngày nay xã hội phát triển, công nghệ hiện đại giúp đa dạng hóa sản phẩm, chiết xuất
với cách trích ly dưỡng chất sinh học hiệu quả. Do đó, thực phẩm chức năng có nguốn gốc thiên
nhiên được đặc biệt quan tâm ửong thời gian gần đây vì những công dụng không những trong hỗ trợ
điều trị mà còn phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Những dược liệu thiên nhiên như Thông đỏ, Dừa cạn, Trinh nữ hoàng cung, Trà đều hiện
diện khá nhiều tại Việt Nam và hơn thế nữa vẫn còn nhiều dược liệu thiên nhiên quý theo kinh
nghiệm dân gian. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tìm theo những bài thuốc truyền
miệng và nhận thấy cây vối (Cleistocalyxoperculatus, Myrtaceae) đang được người dân sử dụng với
nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Góp phần vào việc nghiên cứu thành phần hóa học và tác động
dược lý của cây vối, chúng tôi thực hiện luận văn “KHẢO SÁT MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH
HỌC CỦA SẢN PHẨM CHIẾT TỪ LÁ VỐI Cleistocalyx operculatus”.



KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan cây vối
2.1.1

Giới thiệu

Tên Việt Nam:

cây vối

Tên nước ngoài:

Lid eugenia (Anh)

Tên khoa học:
Đồng tên:

Cleỉstocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry
EugeniaoperculataRữxlo., Syzygium nervossum DC., Syzygium
operculatum (Roxb.) Nied.

Họ:

Sim (Myrtaceae)

2.1.2

Phân loại khoa học

Trong hệ thống phân loại của A. L. Takhtajan (2009) [5], vị trí phân loại của loài Cleistocalyxoperculatus như sau:
Giới: Thực vật (Plantea)
Ngành : Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Bộ: Sim (Myrtales)
Họ: Sim (Myrtaceae)
Chi: Cleistocalyx
Loài: Cỉeistocaỉyx opercuỉatus
2.1.3

Mô tả thực vật

Cây nhỡ, cao 5 - 6 m, có khi hơn, cành non, tròn hơi hình 4 cạnh, nhẵn. Lá có cuống, dài 8-20 cm,
hình trứng, rộng 5-10 cm. Hai mặt lá có những đốm màu nâu, cuống dài 1-1,5 cm. Hoa gần như
không có cuống, màu lục, trắng nhạt hợp thành cụm hoa hình tháp tỏa ra ở những lá đã rụng. Quả
hình cầu hay hơi hình trứng, đường kính 7 - 12 cm, khi chín màu tím. Toàn lá, cành non và nụ vối
có mùi thơm đặc biệt dễ chịu của vối [2], [3],


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

Hình 2.1: Cây vối

Hình 2.2: Lá, đọt và cành vôi

ĐĨNH THỊ CAO KHANH



KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

Hình 2.3: Hoa vối

Hình 2.4: Quả vối
2.1.4

Phân bố sinh thái

Vối là cây đặc hữu của vùng Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. O Việt Nam, vối mọc tự
nhiên dọc theo các bờ suối hay ao hồ ở vùng núi thấp và trung du, thuộc các tỉnh Cao Bằng (Hà
Quảng, Thông Nông, Thạch An...); Lạng Sơn (Đồng Mô, Hữu Lũng..), Bắc Giang (Sơn Động, Lục
Nam, Yên Thế...); Vĩnh Phúc (Lập Tạch, Tam Dương); Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Tây, Hòa Bình...
Cây vối còn được ừồng rải rác các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Cây được ttồng ở bờ ao để
chống sạt lở đất, vừa tận dụng khoảng không gian.
Vối thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng, sinh trưởng và phát triển nhanh; ừong vòng 03 năm đầu,
chiều cao thân có thể đến 5m. Cây phân cành nhiều, chồi và lá non ra nhiều ửong mùa xuân hè.
Những cây mọc ở chỗ được chiếu sáng đầy đủ ra hoa quả rất nhiều, tái sinh tự nhiên từ hạt khỏe.
Ngoài ra, để cho cây có nhiều cành lá người ta thường chặt bớt cành hàng năm, nhằm kích thích cho
sự sinh chồi mới. Chồi mới mọc ra theo kiểu lưỡng phân; những chồi phát triển thành cánh có hên


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH


một năm tuổi mới ra hoa quả [2],
2.1.5

Công dụng của cây vối

Tính vị công năng
Lá và nụ vối có vị đắng, chát, tính hàn, có tác dụng sát trùng, giải biểu, tán nhiệt, khử thấp,
hóa trệ. vỏ thân cây vối có vị cay, tính ôn, có tác dụng sát trùng, chỉ dưỡng (làm hết ngứa).
Công dụng
Lá và nụ vối đã được nhân dân Việt Nam nấu nước uống vừa thơm, vừa có tác dụng hỗ trợ
tiêu hóa, nhuận tràng. Liều dùng hàng ngày: 10-20 g. Lá vối tươi hay khô sắc đặc làm thuốc sát trùng
da. Nụ vối được dùng chữa sốt, đau đầu, chữa bệnh tiêu hóa, viêm dạ dày - ruột cấp. vỏ thân sắc
nước, dùng ngoài chữa viêm da [23],
Lá vối có tác dụng chữa đầy bụng, không tiêu, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp giảm mỡ trong
máu, hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da, giúp ăn ngon, làm thuốc sát khuẩn ngoài da. Theo Đông y, lá
vối có tính vị quy kinh, nụ và lá vối có tính hàn mát, vị đắng không có độc có tác dụng thanh nhiệt
giải biểu (mồ hôi), kiện tỳ, tiêu thực trừ được tích trệ (ăn không tiêu); chữa được ngoại cảm phát sốt,
sốt rét, đau đầu [2, 3],
2.2.

Thành phần hóa học của cây vối

Hàm lượng tinh dầu dao động ttong khoảng 0.1 - 0.4%. Hàm lượng tinh dầu vối ở Quế Phong
(0.4%) là cao nhất, thấp nhất là tinh dầu vối ở thành phố Vinh (0.1%). Trong các bộ phận khác nhau
của cây vối thì hàm lượng tinh dầu cao nhất tập trung ở nụ hoa 0.48%, hoa nở có hàm lượng tinh dầu
là 0.28% và hoa già có hàm lượng tinh dầu thấp nhất với 0.18% [4],


BINH THỊ CAO KHANH


KHẰO SĂT MỢr SỔ HOẠT TÍNH SINH HỌC CŨA SĂN PHẰM GHiỀT TỪLĂ VỚI

é
e


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

V

ú

ĐĨNH THỊ CAO KHANH



é



é

é

é

Những nghiên cứu về hóa học cho thấy vỏ cây chứa triterpenoid khung olean [26], dịch chiết
methanol từ nụ vối chứa sterol, flavanon, chalcon, triterpen, P-sitosterol và acid ursolic [24],
Từ phân đoạn ethyl acetat dịch chiết methanol của nụ vối, Byung và cộng sự đã 3'-formyl4',ố',4-trihydroxy-2'-methoxy-5'-methylchalcone,


3'-formyl-6',4-dihydroxy-2'-methoxy-5'-

methylchalcone4'-O-P-D-glucopyranoside, (2S)-8-formyl-6-methylnaringenin, và (2S)-8-formyl-6methylnaringenin 7-O-P-D- glucopyranoside [14],
Từ phân đoạn nước của cao chiết methanol, bằng kĩ thuật sắc kí điều chế đã phân lập được
5 flavonoid bao gồm: myricetin-3’-methylether 3-O-P-D-galactopyranosid, myricetin-3 ’dimethylether 3-O-P-D-galactopyranosid, quercetin, kaempfrol và tama- rixetin [9], Byung và cộng
sự cũng phân lập được 7 hợp chất từ phân đoạn này [13],
2.3.

Tác dụng sinh học

Tác dụng dược lý của polyphenol
Polyphenol là một nhóm hợp chất lớn ttong cấu trúc có nhiều nhóm hydroxy gắn vào nhân
thơm, hiện diện nhiều ttong thực vật bậc cao. Đây thường là những chất chuyển hóa thứ cấp của cây,
có khả năng chống tia uv và các mầm bệnh. Những chất này được chia thành nhiều phân nhóm dựa
hên chức năng của các vòng phenol bao gồm phenolic, flavonoid, stiben và lignan trong đó
flavnonoid là phân nhóm lớn nhất. Tác dụng sinh học của các polyphenol được giải thích là do chúng
có tác dụng khử các gốc tự do, giống như tác dụng của các chất chống oxy hóa. Các gốc tự do được
sinh ra và tích luỹ trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và làm tăng tốc độ quá trình lão hoá


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

cơ thể con người.
Ngoài ra, hợp chất polyphenol thường có trong các loại hoa quả, rau củ, các loại hạt, ngũ
cốc. Hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm và chống ung thư. Chất polyphenol cũng
giúp động mạch co giãn để duy trì lưu lượng máu và giữ cho động mạch không bị xơ vữa [20], [21],
[23],
Tác dụng dược lý của flavonoid

Flavonoid là một phân nhóm của polyphenol trong cấu trúc có 2 vòng thơm (vòng A và vòng
B) liên kết với nhau và liên kết với vòng thơm c qua 3 carbon. Flavonoid được chia thành 6 nhóm
nhỏ hơn bao gồm flavonol, flavon, isoflavon, flavanon, anthocyanidin và flavanol.
Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO., ROO. Các gốc này sinh
ra trong tế bào bởi nhiều nguyên nhân và khi sinh ra cạnh DNA thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy
hại như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ung thư, tăng nhanh sự lão hoá. Thí nghiệm cho thấy khả
năng dập tắt của một số flavonoid theo thứ tự: myricetin >quercetin> rhammetin> morin> diosmetin>
naringenin> apigenin> catechin> 5,7 dihydroxy-3', 4', 5' trimethoxy flavon> robinin> kaempferol>
flavon.
Flavonoid tạo được phức với các ion kim loại mà chính các ion kim loại này là xúc tác của nhiều
phản ứng oxy hoá. Thành phần của màng tế bào có các chất lipid dễ bị pe- roxyd hoá, tạo ra những
sản phẩm làm rối loạn sự trao đổi chất cũng dẫn đến sự huỷ hoại tế bào. Đưa các chất chống oxy hoá
như flavonoid vào cơ thể để bảo vệ tế bào thì có thể ngăn ngừa các nguy cơ như xơ vữa động mạch,
tai biến mạch, lão hoá, tổn thương do bức xạ, thoái hoá gan [16],[17], [18], [19], [22],
Tác dụng dược lý của cây vôi
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng sinh học in vitro và in vivo của lá và nụ vối như
tác động chống ung thư, hạ đường huyết và tác động tăng trương lực cũng như làm giảm nhịp tim
[11], Trong nghiên cứu của Byung và cộng sự trên phân đoạn nước dịch chiết methanol từ nụ vối,
hợp chất 5,7,8,4'-tetrahydroxy-3',5'- dimethoxyflavone-3-ơ-P-D galactopyranosid, gossypetin-8,3'dimethylether-3-ơ-P-D- galactosid và myricetin-3'-methylether-3-ơ-P-D galactopyranosid được
đánh giá tác động gây độc tế bào in vitro trên các dòng tế bào ung thư Hela, HL-60 và A549 bằng
phương pháp thử nghiệm MTT đã cho thấy tác động gây độc tế bào yếu ưên tế bào Hela với IC50
38.7; 42.1 và 45.5 pM, tác động gây độc tế bào trung bình trên dòng tế bào HL-60, IC50 đo được từ
13.7 đến 18.1 pM và tác động gây độc tế bào yếu ưên dòng tế bào A549 với IC50 lớn hơn 100 pM
[13], Byung và cộng sự cũng nghiên cứu phân đoạn ethyl acetat từ dịch chiết methanol của nụ vối và


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH


chứng minh được các hợp chất 3'- formyl-4,4',6'-trihydroxy-2'-methoxy-5'-methylchalcon,
(2S)-8-formyl-ốmethylnaringenin, và (2S)-8-formyl-ố-methylnaringenin7-ơ-P-D-glucopyranosid có tác động chống
oxy hóa với IC50 22.8 và 27.1 pM [14],
Tinh dầu trong cây vối ở Nepal hầu như không có tác động kháng khuẩn đối với Bacillus
cereus, Staphylococcus aureus, cũng như không thể hiện tác động kháng nấm đối với Aspergillus
niger và Candida albicans và không có tác động gây độc tế bào đáng kể trên các dòng tế bào ung
thư MCF-7, MDA-MB-231 và 5637 [10]
Thành phần tinh dầu trong nụ vối có tác dụng ngăn ngừa thức ăn thối rữa, ức chế mầm bệnh
ttền da, kháng Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), Enterococci kháng vancomycin
và vi khuẩn đa đề kháng (MARB). Nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC) và nồng độ vi khuẩn tối
thiểu bị ức chế (MBC) ttong khoảng từ 1 - 20 pl/ml. Dịch chiết cồn cho thấy khả năng ức chế vi
khuẩn gram âm và p. aeruginosa. Giá trị MIC và MBC của dịch chiết cồn ttong khoảng từ 0.25 - 32
mg/ml.
Flavonoid 7-hydroxy-5-methoxy-6,8- dimethylflavanon, 2',4'-dihydroxy-6'- methoxy-3 ',5 'dimethylchalcon, 2',4'-dihydroxy-3 '-methyl-6'-methoxychalcon và 2,2',4'-trihydroxy-6'-methoxy3',5'-dimethylchalcon có khung chalcon cho thấy khả năng ức chế trên enzyme neurominidase của
virut H1N1 và H9N2. Chất 2,2',4'- trihydroxy-6'-methoxy-3',5'-dimethylchalcon thể hiện tác động
mạnh nhất trên neuraminidase H1N1 và neuraminidase H1N1 kháng oseltamivir với giá trị IC50 là
8.15 ±
1.05 và 3.31 ± 1.34 pM. Hợp chất 7-hydroxy-5-methoxy-6,8- dimethylflavanon, 2',4'- dihydroxy-6'methoxy-3',5'-dimethylchalcon,

2',4'-dihydroxy-3'-methyl-6'-

methoxychalcon và 2,2',4'-trihydroxy-6'-methoxy-3',5'-dimethylchalcon cho thấy tác động ức chế
không cạnh tranh trong những nghiên cứu động học. Flavonoid methyl hóa phân lập từ c. operculatus
có tiềm năng phát triển thành những chất ức chế neuraminidase của H1N1 [8],
Tác động ngăn ngừa Alzheimer được đánh giá qua thử nghiệm ức chế hai enzyme
acetylcholinesterase và butylrylchilineaterase, cả 5 flavonoid: myricetin-3’-methylether 3-0-0-Dgalactopyranosid, myricetin-3 ’-dimethylether 3-0-0-D-galactopyranosid, quercetin, kaempfrol và
tamarixetin đều thể hiện tác động ức chế enzyme acetylcholinesterase với IC50 lần lượt là 19.9; 37.8;
25.9; 30.4 và 22.3 pM, trong khi đó tác động ức chế butylrylchilineaterase chỉ thể hiện với
flavonoidmyricetin-3’-methylether 3-0-0- D-galactopyranosid, quercetin, kaempfrol và tamarixetin



KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

với giá trị IC50 lần lượt là 152.5; 177.8; 62.5 và 160.6 pM [9],
2.4.

Những công trình nghiên cứu về cây vối
Hoàng Văn Lựu đã xác định hàm lượng và thành phần tinh dầu lá, nụ, hoa vối ở một vùng

tại Nghệ An; tách và xác định cấu trúc một số flavonoid (2’ 4’-dihydroxy-6’- methoxy-3’ 5’-dimethyl
chaicone, 5,7-dihydroxy-6,8-dimethyl flavanone, 7-Hydroxy-5- methoxy-6,8-dimethyl flavanone,
acid cinnamic, acid oleanic) từ nụ và (acid oleanic, 0- sitosterol) từ vỏ vối [5],
Đào Thị Thanh Hiền đã nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của lá vối bao gồm tác dụng
kháng khuẩn, tác dụng lợi mật và khả năng gây độc tế bào. Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn cho
thấy lá vối đối với E. coli, loại vi khuẩn hay gây bệnh đường ruột, hai vi khuẩn Gram dưomg thử
nghiệm, loại vi khuẩn hay gặp ở bệnh viêm da. Nước sắc lá vối ủ có tác dụng lợi mật rất mạnh, tác
dụng độc tế bào của 4 mẫu thử chiết từ lá vối bước đầu cho thấy cả tinh dầu và cao khô toàn phần
đều có khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư (ung thư gan, ung thư màng tim, ung thư tử
cung). Điều này mở ra hướng nghiên cứu mới đối với dược liệu lá vối [7],
Nhóm tác giả Trong Tuan Dao, Bui Thanh Tung và các cộng sự đã cho thấy flavonoid methyl
hóa phân lập từ c. operculatus có tiềm năng phát triển thành những chất ức chế neurominidase của
virus cúm gia cầm H1N1 [7],
Nhóm tác giả Byung Sun Min và cộng sự đã đánh giá qua thử nghiệm ức chế hai enzyme
acetylcholinesterase và butylrylchilineaterase (thuộc nhóm tác nhân gây bệnh Alzheimer), cả 5
flavonoid tách từ nụ vối: myricetin-3’-methylether 3-0-0-D- galactopyranosid, myricetin-3’dimethylether 3-0-0-D-galactopyranosid, quercetin, kaempfrol và tamarixetin đều thể hiện tác động
ức chế enzyme acetylcholinesterase với IC50 lần luợt là 19.9; 37.8; 25.9; 30.4 và 22.3 pM, trong khi
đó tác động ức chế bu- tylrylchilineaterase chỉ thể hiện với flavonoid myricetin-3’-methylether 3O'P-D- galactopyranosid, quercetin, kaempfrol và tamarixetin với giá trị IC50 lần luợt là 152.5;
177.8; 62.5 và 160.6 pM [9],

Trà nụ vối đã đuợc nghiên cứu cho thấy có khả năng ức chế Na+, K+, Ca2+ - AT- Pase trong
tim chuột làm tăng sụ co bóp và giảm tần số co bóp của tim chuột. Cơ chế tác động của trà nụ vối
tuơng đối chậm hơn tuy nhiên hiệu quả ổn định hơn Ouabain (là một glucosid chiết xuất từ hạt cây
Strophantus gratus, họ trúc đào (Apocynaceae) có tác dụng chữa trụy tim mạch nhanh bằng cách
tiêm tĩnh mạch) [35].


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

Tinh dầu đuợc phân lập từ các nụ vối ức chế đáng kể sụ phát triển của vi khuẩn Gram âm (P.
aeruginosa) và Gram duơng, methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA), kháng
Vancomycin Enterococci (VRE). Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu
(MBC) của tinh dầu kháng lại các vi sinh vật thử nghiệm đã được tìm thấy trong khoảng 1-20 pl /ml
[36].
2.5.

Enzyme Viscozyme L:
Viscozyme L của hãng Novozyme Đan Mạch, là hỗn hợp đa enzyme từ chủng nấm mốc

Aspergillus aculeatus, chứa các carbohydrase arabanase, cellulase, beta-glucanase, hemicellulase và
xylanase.
Chế phẩm enzyme Viscozyme L ở dạng lỏng, ttong suốt, màu nâu sậm, khối lượng riêng
l,21g/ml. Điều kiện hoạt động tối ưu của enzyme là ở pH 3.3 - 5.5 và nhiệt độ từ 25 - 55°c. Thời hạn
sử dụng là một năm trong điều kiện bảo quản từ 3 - 5°c.
ứng dụng:
Enzyme Viscozyme được ứng dụng rộng rãi ửong các ngành công nghiệp chủ yếu là để chiết
xuất các sản phẩm từ nguyên liệu thực vật và xử lý trong chế biến ngũ cốc, rau quả. Dòng enzyme
Viscozyme L được sản xuất chuyên dùng cho xử lý nguyên liệu rau quả và trái cây [31], Enzyme

Viscozyme được chứng minh là có hiệu quả (tăng gần gấp đôi lượng tinh dầu so với phương pháp
không xử lý enzyme) khi xử lý tỏi thu tinh dầu mà không gây ảnh hưởng nhiều về hương vị và tính
chất hóa lý của tinh dầu [32], Park M.K đã thử nghiệm xử lý enzyme Viscozyme và Pectinex đối với
vỏ quả táo để thu polyphenol tổng và chất chống oxy hóa. Kết quả cho thấy rằng Viscozyme hiệu
quả hơn Pectinex ở mọi nhiệt độ thử nghiệm, và hỗn hợp Viscozyme-Pectinex thu được hàm lượng
polyphenol tổng cao nhất ở 50°C, hàm lượng chất chống oxy hóa cũng gia tăng đáng kể (từ 0.10 lên
đến 0.40mM vít C) [33]. Enzyme Viscozyme L được nghiên cứu tối ưu hóa chiết protein từ yến mạch
bằng mô hình đáp ứng bề mặt RSM đã xác định được điều kiện tối ưu nồng độ Viscozyme 300
FBG/10 g yến mạch, pH 4.6, thời gian ủ 2.8 giờ ở nhiệt độ 44°c. Lượng protein đã tăng 56.2% hiệu
quả hơn so với phương pháp kiềm hóa ở điều kiện pH 9 chỉ đạt 14.76% [34],


KHAO SẮT MỢr SỎ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÙA SẦN PHẨM CHĨÉT TỪLẮ VỎĨ

ĐĨNH THỊ CAO KHANH

CHƯƠNG 3 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1.

Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị
3.1.1

Nguyên liệu:

Lá vối tươi: được lấy từ cây vối ửồng tại TPHCM có nguồn gốc từ Ninh Bình.
Enzyme Viscozyme L: của Novozyme Đan Mạch.
Các chủng vi sinh vật làm kháng khuẩn: Escherichia coli ATCC 25922, Pseudomonas aeruginosa
ATCC 27853, Streptococcus faecalis ATCC 29212, Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicilin
(MSSA) ATCC 29213, Staphylococcus aureus đề kháng methicilin (MRSA) ATCC 43300
3.1.2


Hóa chất

Hóa chất: DPPH, acid ascorbic, (Sigma, Mỹ); n-hexane, methanol, xylene, acetone, n- butanol, diethyl
ether, cloroform, DMSO (Merck)
FeSO4, KNaC4H4O6,Na2HPO4, KH2PO4 (Trung Quốc)
Bộ phân tích thành phần hóa thực vật của Bộ Môn Dược,trường Đại Học Y Dược.
Môi trường: TSA, TSB, MHA, NB.
3.1.3

Thiết bị, dụng cụ

Máy cô quay Rotor Buchi.
Máy OD CT Chromtech
Kính hiển vi quang học CX-21 (Olympus).
Máy GC/MS- QP2010 Ultra Shimadzu
HPLC Agilent C2000
Cân sấy ẩm Satorius
Các dụng cụ thường quy trong phòng thí nghiệm


×