Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ trồng cây ăn trái ở tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 117 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>HUỲNH THÁI NGỌC </b>

<b>CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VỚI </b>

<b>XÂM NHẬP MẶN CỦA NƠNG HỘ TRỒNG CÂY ĂN TRÁI Ở TỈNH TIỀN GIANG </b>

<b> LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC </b>

<b> TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b> TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b> HUỲNH THÁI NGỌC </b>

<b>CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VỚI </b>

<b>XÂM NHẬP MẶN CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CÂY ĂN TRÁI Ở TỈNH TIỀN GIANG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>GIÁY XÁC NHẬN</b>

Tôi <small>tên</small> là: <b><small>HUỲNH THÁI NGỌC</small></b>

<small>Ngày sinh: </small>28/9/1992 <small>Nơi sinh: TỉnhTiềnGiang</small>

Chuyên ngành<small>: Kinhtếhọc </small>(MS CN <small>: 8310101)Mã</small> học <small>viên</small>: 2083101011002

<small>Tôi</small> đồngý<small> cung </small>cấp<small> tồn </small>văn thơngtin luận <small>án/</small> luận<small> văn </small>tổt <small>nghiệp</small> hợp <small>lệ về </small>bản quyềncho Thư<small> viện </small>trường đại học Mở Thành<small> phố </small>Hồ Chí <small>Minh.Thư viện </small>trường <small>đại</small>

học <small>MởThànhphố</small> Hồ <small>Chí</small> Minh <small>sẽkếtnốitồn</small> văn thơng tin luận <small>án/</small> luận <small>vãn</small> tốt

<small>nghiệp </small>vào hệ thống thông tin<small> khoa</small> họccủa <small>Sở</small> Khoahọc và Cơngnghệ<small> Thành </small>phố<small> HồChí</small> Minh.

<b><small>Ký tên</small></b>

<b><small>Huỳnh Thái Ngọc</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Ý KIÉN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC Sĩ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẢN

<small>Giảng viên</small> hướng dẫn:<small> TS. </small><b>Lê <small>VănHưỏng</small></b>

Học <small>viên</small> thực<small> hiện: </small><b>Huỳnh<small> Thái</small> Ngọc </b>Lớp:<small> ME020ANgày sinh: 28-9-1992Noi </small>sinh: TiềnGiang

Tên <small>đề</small> tài:<b><small> Cácyếu toảnh</small> hưởng đến <small>chiến</small> lưọ<small>’c</small> thích<small> ứng</small> với <small>xâm </small>nhập <small>mặn</small>của nônghộ<small> trồng </small>cây <small>ăn trái ỏ'</small> tỉnhTiền<small> Giang.</small></b>

<small>Ý kiếncủa</small> giảng<small> viên</small> hướng <small>dẫnvề</small> việc <small>cho</small> phép <small>học</small> viên <small>được</small> bảo vệ <small>luận</small> văn

<i>Thành<small> phố</small> HồChí Minh, <small>ngày. </small>30..<small> tháng 10</small> năm 2023.</i>

<b><small>Nguôi </small>nhận<small> xét</small></b>

<b><small>TS. </small>LêVănHướng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>LỜI CAM ĐOAN</small></b>

Tôi <small>cam</small> đoan rằng luận <small>văn</small> <b><small>“Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng vói xâm nhập mặn của nông hộ trồng cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang” </small></b>là<small> bài</small>

nghiêncứucủa<small> chính</small> tơi.

<small>Ngồi </small>trừ <small>những</small> tài <small>liệu</small> tham khảo được<small> trích dẫntrong</small> luậnvăn<small> này, tơicam</small>

đoan<small> rằng </small>toàn phàn<small> haynhữngphần nhỏcủa</small> luận<small> văn</small> này<small> chưa từng</small> được <small>công bốhoặcđược sử</small> dụng<small> để </small>nhận bằng <small>cấp ở</small> những nơi khác.

Khơng có nghiên<small> cứunào củangười khác đượcsử dụngtrong </small>luận vãn<small> nàymàkhơng</small> được trích<small> dẫn</small> theo đúng<small> quy định.</small>

Luận<small> văn này </small>chưa<small> bao </small>giờ được nộp <small>để </small>nhận bất<small> kỳ bàng</small> cấp nào tại các trường <small>đạihọc</small> hoặc cơ <small>sở</small> đào <small>tạo</small> khác.

<small>Thành</small> phố Hồ <small>ChíMinh, năm2023</small>

<b><small>Huỳnh Thái Ngọc</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Hội đồng chuyên môn ngành kinh tế học, cùng q Thầy/Cơ Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và giảng dạy cho tôi trong thời gian qua.

Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tiền Giang, Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang cung cấp số liệu, tư liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và cán bộ 12 xã, 3 huyện, thị đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu cần thiết liên quan tới đề tài và các ông/bà nông dân tại khu vực nghiên cứu đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ cung cấp thơng tin rất cần thiết để tơi hồn thành luận văn nghiên cứu của mình.

Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Hưởng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tơi trong q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng để hoàn thành luận văn, trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý Thầy/Cô và bạn bè cũng như tham khảo nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí; song vẫn khơng tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý của q Thầy/Cơ và bạn đọc.

<i>Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2023 </i>

<b>Học viên Huỳnh Thái Ngọc </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Tóm tắt </b>

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nơng hộ trồng cây ăn trái ở Tỉnh Tiền Giang” được thực hiện nhằm xác định các yếu tố có tác động đến chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ. Dựa trên dữ liệu khảo sát 300 quan sát là những nông hộ trồng cây ăn trái và từng bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn tại tỉnh Tiền Giang, đề tài phân tích tình hình sản xuất nơng nghiệp, trồng cây ăn trái của nông hộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, cung cấp dữ liệu về thực trạng xâm nhập mặn tại Tiền Giang trong thời gian qua. Kết quả khảo sát cho thấy để giảm thiểu tác động do xâm nhập mặn gây ra, nông hộ trồng cây ăn trái đã sử dụng các chiến lược thích ứng như: khơng có chiến lược thích ứng nào, nhờ sự hỗ trợ địa phương, thay đổi điều kiện canh tác và kết hợp nhiều chiến lược thích ứng.

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng kỹ thuật hồi quy logistic đa thức (Multinomial LogisticRegression-MLR) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ trồng cây ăn trái. Kết quả mô hình hồi quy logistic đa thức đã chỉ ra mười yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là giới tính, quy mơ hộ gia đình, số lao động trồng cây ăn trái, thu nhập từ cây ăn trái năm 2021 so với 2020, diện tích đất trồng cây ăn trái, tham gia tổ chức đoàn thể, mức ảnh hưởng của xâm nhập mặn, tập huấn về xâm nhập mặn, liên kết bao tiêu trái cây, tăng chi tiêu đầu tư cho vườn cây ăn trái.

Đề tài cũng đề ra một số kiến nghị và hàm ý chính sách nhằm giúp nơng hộ thích ứng tốt hơn với xâm nhập mặn trong thời gian tới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Abstract </b>

The thesis "Factors affecting the adaptation strategies to saltwater intrusion of fruit farmers in Tien Giang Province" is carried out to identify factors that affect the adaptation strategies to saltwater intrusion of local farming households. Based on data obtained from 300 observations of fruit growing households that have been affected by saltwater intrusion in Tien Giang province, the thesis analyzes the agricultural production and fruit growing of farmers in the area, providing data on the current situation of salinity intrusion in Tien Giang in recent years. Survey results show that to minimize the impacts caused by salinity intrusion, fruit farmers have used adaptation strategies such as: applying no strategies, local authorities’ support, changing farming conditions and combining multiple strategies.

The thesis uses Multinomial Logistic Regression-MLR method to analyze factors affecting adaptation strategies to saltwater intrusion of fruit farmers. The results have shown ten factors that affect the adaptation strategies, namely: gender, household size, number of workers for growing fruit trees, income from fruit tree plantation in 2021 compared to 2020, area of fruit tree cultivation, household’s participation in mass organizations, impact level of saline intrusion, training on salinity intrusion, cooperation in fruit consumption, and increasing investment in orchards.

The thesis also proposes a number of recommendations and policy implications to help farmers better adapt to salinity intrusion in the future.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ... 5

1.4 ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 5

2.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ... 9

2.1.4 Nơng hộ, Sản xuất nông nghiệp (SXNN) ... 10

2.2 CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ... 10

2.3 CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU ... 12

2.3.1 Lý thuyết khung sinh kế bền vững (Sustainable livelihood framerowk theory).12 2.3.2 Lý thyết lựa chọn hợp lý (Reasonable choice theory) ... 14

2.3.3 Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) ... 16

2.3.4 Lý thuyết động cơ bảo vệ (Protection Motivation Theory – PMT)... 18

2.4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ... 20

2.4.1 Tổng quan các nghiên cứu trước ... 20

2.4.2 Thảo luận các nghiên cứu trước ... 29

2.5 KHUNG PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI ... 30

<b>CHƯƠNG 3 ... 35 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ... 35

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 35

3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ... 45

3.3.1 Dữ liệu thứ cấp ... 45

3.3.2 Dữ liệu sơ cấp... 45

3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ... 46

<b>CHƯƠNG 4 ... 50 </b>

<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 50 </b>

4.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ... 50

4.1.1 Điều kiện tự nhiên ... 50

4.1.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang ... 54

4.1.3 Tình hình sản xuất nơng nghiệp tỉnh Tiền Giang ... 55

4.1.4 Thực trạng xâm nhập mặn tại tỉnh Tiền Giang ... 57

4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ... 63

4.2.1 Cỡ mẫu điều tra ... 63

4.2.2 Đặc điểm nhân khẩu học và KT-XH của nông hộ ... 64

4.2.3 Tác động của XNM đến khu vực khảo sát ... 66

4.2.4 Các hoạt động hỗ trợ trong canh tác cây ăn trái của nông hộ ... 67

4.2.5 Chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ trồng cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang ... 68

4.2.6 Đề xuất của nông hộ với chính quyền địa phương ... 69

4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CÂY ĂN TRÁI Ở TỈNH TIỀN GIANG ... 70

4.3.1 Kết quả hồi quy ... 70

4.3.2 Thảo luận kết quả hồi quy ... 77

<b>CHƯƠNG 5 ... 83 </b>

<b>KẾT LUẬN - HÀM Ý CHÍNH SÁCH ... 83 </b>

5.1 KẾT LUẬN ... 83

5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ... 84

5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ... 86

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 88 </b>

<b>PHỤ LỤC ...94 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

<b>Hình 2.1 Hiện tượng XNM từ biển vào sơng ... 9 </b>

<b>Hình 2.2 Khung phân tích sinh kế bền vững DFID (2001) ... 13 </b>

<b>Hình 2.3 Lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) ... 17 </b>

<b>Hình 2.4 Khung phân tích đề tài ... 33 </b>

<b>Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ... 35 </b>

<b>Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu ... 36 </b>

<b>Hình 4.1 Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang ... 50 </b>

<b>Hình 4.2 Lượng mưa tại trạm quan trắc Mỹ Tho ... 52 </b>

<b>Hình 4.3 Cơ cấu sử dụng đất năm 2021 phân theo loại đất ... 53 </b>

<b>Hình 4.4 Bản đồ hiện trạng XNM tỉnh Tiền Giang năm 2016 ... 58 </b>

<b>Hình 4.5 Độ mặn cao nhất các trạm tháng 3/2016 trong khu vực nghiên cứu ... 59 </b>

<b>Hình 4.6 Độ mặn cao nhất các trạm tháng 3/2020 trong khu vực nghiên cứu ... 61 </b>

<b>Hình 4.7 CLTƯ với XNM của nơng hộ ... 69 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

<b>Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước ... 26 </b>

<b>Bảng 3.1 Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu ... 41 </b>

<b>Bảng 4.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số và số đơn vị hành chính 2021 ... 51 </b>

<b>Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 phân theo loại đất ... 53 </b>

<b>Bảng 4.3 GRDP tính theo giá thực tế ... 55 </b>

<b>Bảng 4.4 Diện tích trồng cây ăn trái của tỉnh trong thời gian qua ... 56 </b>

<b>Bảng 4.5 Diện tích khu vực bị nhiễm mặn năm 2016 ... 59 </b>

<b>Bảng 4.6 Số lượng quan sát trong mẫu nghiên cứu theo địa bàn ... 63 </b>

<b>Bảng 4.7 Đặc điểm của nông hộ được khảo sát ... 64 </b>

<b>Bảng 4.8 Trình độ học vấn của nơng hộ ... 65 </b>

<b>Bảng 4.9 Loại hình trồng cây ăn trái của nông hộ ... 65 </b>

<b>Bảng 4.10 Tham gia tổ chức đồn thể của nơng hộ ... 66 </b>

<b>Bảng 4.11 Tác động của XNM đến nông hộ ... 66 </b>

<b>Bảng 4.12 Mức độ ảnh hưởng của XNM ... 67 </b>

<b>Bảng 4.13 Các hoạt động hỗ trợ trong canh tác cây ăn trái của nông hộ… ... 68 </b>

<b>Bảng 4.14 Đề xuất của nơng hộ với chính quyền địa phương ... 70 </b>

Bảng 4.15 Kết quả hồi quy mô hình logistic đa thức các yếu tố ảnh hưởng đến CLTƯ với <b>XNM ... 71 </b>

<b>Bảng 4.16 Tổng hợp các yếu tố tác động đến CLTƯ với XNM của nông hộ ... 81 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường CLTƯ Chiến lược thích ứng

DMC Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai DFID Department for International Development ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

SXNN Sản xuất nông nghiệp

PMT Lý thuyết động cơ bảo vệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHON ĐỀ TÀI </b>

Những năm gần đây thế giới không chỉ phải đối chọi với đại dịch Covid-19 mà tiếp tục phải hứng chịu những tác động mạnh mẽ của sự biến đổi khí hậu. Khí hậu tồn cầu đang thay đổi nhanh chóng và làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, lượng mưa lớn, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt và bão (Mechler và ctg, 2019; IPCC, 2014). Biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác động tiêu cực đến các hệ thống tự nhiên và đời sống con người (IPCC, 2014). Ngành nông nghiệp, mang lại sinh kế cho hàng tỷ người ở các nước đang phát triển là ngành dễ bị tổn thương nhất do phải tiếp xúc nhiều với các biến cố khí hậu và khả năng thích ứng thấp (Adger và ctg, 2003).

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu tình hình khí hậu xấu đi, khi đứng thứ 5 về chỉ số rủi ro khí hậu tồn cầu năm 2018 và thứ 8 về chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (Eckstein và ctg, 2017). Đặc biệt, ở những đồng bằng ven biển chịu tác động nặng nề của tình trạng nước biển dâng. Nhất là quá trình xâm nhập mặn gia tăng ở nhiều nơi làm diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân (Eckstein và ctg, 2015).

Đồng bằng sơng Cửu Long với diện tích 39.400 km<small>2</small>, có tiềm năng nơng nghiệp và thuỷ sản to lớn. Do đặc thù địa hình và điều kiện tự nhiên nên đồng bằng sông Cửu Long được xác định là một trong những đồng bằng trên thế giới sẽ chịu nhiều tác động nhất do sự dâng lên của mực nước biển và tình trạng xâm nhập mặn (IPCC, 2007). Xâm nhập mặn là một thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động nông nghiệp ở nhiều vùng trên thế giới (Bartels và Sunkar, 2005). Diễn biến xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long được quan sát rõ nhất 2015-2016, số liệu đo đạc độ mặn ở sông Tiền và sông Hậu cho kết quả trên 45‰, độ mặn này kéo dài và xâm nhập sâu tới 70 km tính từ cửa sơng, thậm chí có thời điểm độ mặn xâm nhập sâu đến 85

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

km (Hà Anh, 2016). Gần đây, diễn biến xâm nhập mặn năm 2019-2020 đã ảnh hưởng đến 10 trên 13 tỉnh ở đồng bằng sơng Cửu Long, ranh giới độ mặn 4 gam/lít đã làm 42,5% diện tích tự nhiên của tồn vùng bị ảnh hưởng, tương đương 1.688.600 ha, diện tích bị ảnh hơn cao hơn nhiều so với diện tích bị ảnh hưởng của năm 2016 là 50.376 ha. Hạn hán và xâm nhập mặn năm 2020 đã làm khoảng 6.650 ha trồng cây ăn trái tại sáu tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước tưới, giảm năng suất, khoảng 355ha bị thiệt hại mất trắng (Thanh Phong, 2020).

Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều nỗ lực để phòng tránh và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu mà đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn, nhiều dự án cơ sở hạ tầng được triển khai, việc thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu giúp bảo vệ con người, nhà cửa, sinh kế, cơ sở hạ tầng và các hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn mà biểu hiện cụ thể là tổn thất về người và của hàng năm do thiên tai gây ra cho các địa phương là rất nghiêm trọng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008). Để hạn chế một cách thấp nhất các tổn thất do thiên tai gây ra cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi của xâm nhập mặn, với một nước đang phát triển như Việt Nam, khơng cịn con đường nào khác ngoài việc nâng cao nhận thức về xâm nhập mặn và nâng cao năng lực thích ứng với xâm nhập mặn cho các bên có liên quan, đặc biệt các cộng đồng dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xâm nhập mặn (Trần Hữu Tuấn, 2012).

Tiền Giang là tỉnh đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long về các loại cây ăn trái. Tiền Giang được mệnh danh là “vươn quốc trái cây” trên cả nước, tỉnh đã tập trung xây dựng và quản bá thương hiệu nông sản của tỉnh nhà nhằm tạo đồn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơng nghiệp, nông thôn của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó, tập trung vào phát triển cây ăn trái. Ở các huyện, thị phía Đơng, nơng dân đã đẩy mạnh chuyển đổi những diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái như: Thanh long, bưởi da xanh, dưa hấu, sơri. Ở các huyện phía Tây, khu vực Bắc Quốc lộ 1 nông dân đã lên vườn để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Sầu riêng, mít Thái, sapo, xồi do đó diện tích cây ăn trái khơng ngừng tăng. Theo thống kê 2021, tồn tỉnh có

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

khoảng 82.373 ha trồng cây ăn trái, sản lượng hàng năm hơn 1,6 triệu tấn trái cây các loại. Nhiều loại trái cây đã được xây dựng thương hiệu, xuất khẩu đi các nước như: Sầu riêng, thanh long, vú sữa, xồi cát Hịa Lộc. Từ đó tỉnh là nguồn cung ứng lớn lượng sản phẩm trái cây cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (Sở Nông nghiệp & PTNT Tiền Giang, 2021).

Trong những năm gần đây Tiền Giang phải hứng chịu xâm nhập mặn nghiêm trọng, nước mặn xâm nhập sâu vào các con sông lớn, tác động mạnh đến đời sống và sản xuất của nông hộ trên diện rộng nhất là nông hộ trồng cây ăn trái. Giai đoạn năm 2012-2019, xâm nhập mặn đã làm cho khoảng 6.300 ha lúa năng suất cao mất trắng tổng thiệt hại 140,5 tỷ đồng, vụ Đông xuân năm 2015-2016 gây thiệt hại 3.284,466 ha lúa ước thiệt hại trên 72,36 tỷ đồng, cây ăn trái thiệt hại 113 ha ước thiệt hại hơn 15,562 tỷ đồng, cây màu thiệt hại 40 ha ước thiệt hại 1,26 tỷ đồng. Xâm nhập mặn giai đoạn 2019-2020 diễn biến phức tạp ranh mặn 4g/lít tiến sâu vào nội đồng và cao hơn so với đợt hạn mặn cực đoan năm 2016 đã làm 19.207 ha cây trồng bị ảnh hưởng (tỷ lệ thiệt hại từ 30% đến 70% là 7.308 ha, thiệt hại trên 70% là 11.899 ha), trong đó diện tích trồng cây ăn trái bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 7.130,3 ha tỷ lệ thiệt hại từ 30% đến 70% là 1.563 ha tỷ lệ thiệt hại trên 70% hoặc chết cây là 5.567,3 ha (có 4.459 ha cây sầu riêng bị thiệt hại) ước tổng sản lượng bị mất khoản 133 ngàn tấn. Đặc biệt trong năm 2019–2020 xâm nhập mặn ảnh hưởng đến cả khu vực các huyện phía Tây và vùng ngọt hóa của tỉnh (Sở Nông nghiệp & PTNT Tiền Giang, 2020).

Thời gian qua xâm nhập mặn ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất cũng như đời sống của người dân như thiếu nước sản xuất, cây trồng bị chết hoặc mất mùa từ đó người nơng dân có những chiến lược thích ứng với xâm nhập như khơng thực hiện chiến lược nào, thay đổi thời vụ hay thực hiện mùa vụ theo khuyến cáo, chuyển đổi trồng giống cây chịu hạn, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, thay đổi điều kiện canh tác, đa dạng hóa vật ni, cây trồng, nhờ chính quyền địa phương và kết hợp nhiều chiến lược. Rủi ro xâm nhập mặn gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nông hộ ở hiện tại, trong tương lai và chiến lược thích ứng dài hạn tốt nhất cho nông

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hộ chịu tổn thương là tăng cường khả năng ứng phó với xâm nhập mặn và thúc đẩy việc phát triển sinh kế bền vững cho họ, tức là nông hộ phải có chiến lược thích ứng tốt nhất đối với rủi ro do XNM gây ra (WWF, 2012).

Tuy nhiên, cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất ít nghiên cứu liên quan các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng đối với xâm nhập mặn của nơng hộ.

<b>Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược </b>

<b>thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ trồng cây ăn trái ở Tỉnh Tiền Giang” </b>

để làm luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu có ý nghĩa tiễn trong bối cảnh hiện tại của tỉnh nhà. Việc thích ứng tốt với xâm nhập mặn của nông hộ trồng cây ăn trái qua đó ổn định thu nhập, cuộc sống và góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nghiên cứu kỳ vọng sẽ đưa ra các khuyến nghị, chính sách để giúp người dân nơi đây ứng phó với rủi ro xâm nhập mặn tốt hơn, đảm bảo cuộc sống tốt hơn.

<b>1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát </b>

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Từ đó khuyến nghị các chính sách nhằm giúp nơng hộ trồng cây ăn trái thích ứng tốt hơn với xâm nhập mặn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>

Câu hỏi 1: Nông hộ trồng cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang có những chiến lược gì để thích ứng với xâm nhập mặn?

Câu hỏi 2: Yếu tố nào ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ trồng cây ăn trái ở Tỉnh Tiền Giang?

Câu hỏi 3: Mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nơng hộ trồng cây ăn trái ở Tỉnh Tiền Giang như thế nào? Câu hỏi 4: Cần có chính sách gì giúp nông hộ trồng cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang thích ứng tốt hơn với tình trạng xâm nhập mặn?

<b>1.4 ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, PHẠM VI NHIÊN CỨU </b>

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ trồng cây ăn trái.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian nghiên cứu: Tiền Giang có tất cả 11 huyện, thành, thị. Đề tài chọn 2 huyện và 01 thị xã có diện tích trồng cây ăn trái bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn trong thời gian qua là huyện Châu Thành, huyện Cai Lậy và Thị xã Cai Lậy.

+ Về thời gian nghiên cứu: các số liệu, dữ liệu, thông tin thứ cấp được thu thập sử dụng trong đề tài được giới hạn từ năm 2015 đến năm 2021. Các dữ liệu sơ cấp được khảo sát trực tiếp nông hộ năm 2022.

<b>1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU </b>

Đề tài nghiên cứu đã xác định các chiến lược thích ứng và các yếu tổ ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nơng hộ trồng cây ăn trái. Từ đó giúp cho các nông hộ trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh lựa chọn được những chiến lược thích ứng phù hợp để thích ứng tốt với tình trạng xâm nhập mặn ở hiện tại và trong tương lai. Đó cũng là động lực giúp nâng cao năng suất và lợi nhuận từ cây ăn trái mang lại cho nông hộ, qua đó giúp nơng hộ ổn định cuộc sống nâng cao thu nhập và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

<b>1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Luận văn được trình bày trong 5 chương.

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU: Chương này trình bày sự cần thiết của đề tài, lý </b>

do, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi, ý nghĩa nghiên cứu và nêu sơ lược kết cấu của luận văn.

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: Chương này nêu tổng quan cơ sở lý </b>

thuyết, định nghĩa các khái niệm có liên quan, các lý thuyết có liên quan trong luận văn, các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổng quan các nghiên cứu trước và qua đó thảo luận kết quả các nghiên cứu trước. Khung phân tích đề tài.

<b>CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: Chương này trình bày các thiết </b>

kế nghiên cứu như: Quy trình nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu, dữ liệu nghiên cứu, cách lấy dữ liệu, cỡ mẫu nghiên cứu. Xây dựng mơ hình nghiên cứu và mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu.

<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN: Chương này </b>

nêu tổng quan về địa bàn nghiên cứu, thống kê mơ tả các biến. Thực hiện việc phân tích số liệu, chạy hồi quy mơ hình. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng.

<b>CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN-HÀM Ý CHÍNH SÁCH: Với kết quả có được </b>

chương này đưa ra kết luận, đề xuất các hàm ý chính sách. Nêu những hạn chế nghiên cứu của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

<i><b>Tóm tắt chương 1 </b></i>

<i>Chương này trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, nêu lý do tác giả thực hiện nghiên cứu và chọn đề tài. Cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, đối tượng và ý nghĩa nghiên cứu. Xuất phát từ ý tưởng và mục tiêu nghiên cứu tác giả cụ thể hóa các câu hỏi nghiên cứu mà sẽ được làm rõ trong suốt đề tài. Cuối cùng là trình bày kết cấu của đề tài nghiên cứu. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 CÁC KHÁI NIỆM </b>

<b>2.1.1 Biến đổi khí hậu (BĐKH) </b>

BĐKH mà biểu hiện chính là sự nóng lên tồn cầu và mực nước biển dâng (NBD) đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại vì BĐKH đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người.

Theo Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), thì BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các q trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) (Bộ TN&MT), định nghĩa BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.

Dựa vào các khái niệm về BĐKH của các nghiên cứu trước, trong phạm vi luận văn này, BĐKH được hiểu là sự thay đổi của khí hậu do tác động của con người kết hợp với yếu tố tự nhiên qua các thời kỳ, sự thay đổi này theo chiều hướng xấu và tác động tiêu cực, cụ thể trực tiếp đến thời tiết gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ sinh vật trên trái đất.

<i>Biểu hiện của BĐKH: Theo Trương Quang Học (2012), biểu hiện của BĐKH </i>

rất phức tạp, bao gồm các biểu hiện chính như: Thứ nhất nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết, khí hậu tăng lên. Thứ hai lượng mưa thay đổi. Thứ ba mực NBD lên do sự tan băng ở các cực và các đỉnh núi cao. Thứ tư các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn) xảy ra với tần suất, độ bất thường và có thể cả cường độ tăng lên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>Ngun nhân gây ra BĐKH: Tình trạng BĐKH tồn cầu xuất phát từ hai nhóm </i>

là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân chủ quan, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên BĐKH. Theo đó, việc gia tăng khí CO<small>2 </small>do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này (Trần Thọ Đạt và ctg, 2012).

<i>Tác động của BĐKH: BĐKH tác động tiêu cực cho sự phát triển của mọi sinh </i>

vật, tác động đến tất cả các vùng trên thế giới với mức độ khác nhau, tới tất cả các tài nguyên, môi trường và hoạt động kinh tế, xã hội của con người. Phạm vi tác động của BĐKH là toàn diện, tác động đến mọi người, mọi lĩnh vực, mọi khu vực ở hiện tại và tiếp tục trong tương lai. Đặc biệt BĐKH tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (SXNN).

<b>2.1.2 Xâm nhập mặn (XNM) </b>

XNM tại Việt Nam là vấn đề ngày càng trở nên cấp bách. Gây ra các vấn đề thiếu nước ngọt cung cấp cho người dân sinh hoạt, tưới tiêu và SXNN. Có nhiều định nghĩa về XNM của nhiều tác giả như sau:

Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (DMC, 2016), XNM là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, NBD hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.

Theo Boyd (1998), độ mặn của nước là tổng nồng độ của tất cả các ion trong nước bao gồm các ion chính như Ca<small>2+</small>, Mg<small>2+</small>, Na<small>+</small>, K<small>+</small>, HCO<small>3-</small>, Cl<small>-</small>, SO<small>4</small><sup>2-</sup>. Nồng độ của những ion này khác nhau tùy theo loại nước và nó được biểu thị là số gram chất tan/kg dung dịch. Đơn vị đo độ mặn thường được sử dụng là phần ngàn.

Lê Anh Tuấn (2008), XNM là hiện tượng nước biển xâm nhập vào vùng nước ngọt của lịng sơng hoặc các tầng nước ngọt dưới đất. Hiện tượng này diễn ra phổ biến tại các cửa sông tiếp giáp với biển. Vào mùa nước cạn, lượng nước từ sông đổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

ra biển giảm thấp, nước biển lấn sâu vào sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn, độ mặn sẽ giảm dần theo hướng vào đất liền.

<b>Hình 2.1 Hiện tượng XNM từ biển vào sơng </b>

Nguồn: Lê Anh Tuấn, 2008. Dựa vào các khái niệm về XNM của các tài liệu có liên quan, trong luận văn này XNM được hiểu là khi mực NBD theo bờ biển nước mặn có thể di chuyển vào đất liền. Điều này xẩy ra khi mực NBD do bảo, thủy triều dâng cao tràn qua các khu vực có độ cao thấp và nó xẩy ra khi nước mặn xâm nhập vào các tầng chứa nước ngọt.

<b>2.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn </b>

Cho đến nay, nhiều quan niệm khác nhau về thích ứng với BĐKH đã được đưa ra như: Burton, Thomas, IPCC, Bộ TN&MT….

Thomas (2007), thích ứng có nghĩa là điều chỉnh hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phịng bị trước được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiện những hậu quả có hại của BĐKH.

IPCC (2007), định nghĩa thích ứng với BĐKH là khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống trước sự biến đổi của khí hậu để làm giảm nhẹ các thiệt hại tiềm tàng, tận dụng các cơ hội, hoặc đương đầu với các hậu quả.

Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), cho rằng thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc mơi trường thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn tương do tác động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và vận dụng các cơ hội do nó mang lại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Theo Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu (2013), thì thích ứng với BĐKH trong SXNN là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoạt động canh tác nông nghiệp nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH gây ra và có thể tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại cho SXNN.

Bản chất của thích ứng với BĐKH trong SXNN là cách mà người dân làm để ngày càng giảm thiểu được thiệt hại do BĐKH gây ra cho SXNN, để hoạt động trồng trọt, chăn ni ít bị tổn thương giữ được năng suất cao và ổn định từ đó góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả trong SXNN (Đặng Thị Hoa và ctg, 2013).

Trong khuôn khổ của luận văn này tác giả sử dụng khái niệm về thích ứng với XNM là sự thay đổi hành vi của con người trước những thay đổi của môi trường, thời tiết, khí hậu nhằm giảm đi những rủi ro tác động do XNM gây ra, nông hộ nắm bắt được những tác động của XNM đến hoạt động sản xuất và điều kiện sống của nông hộ từ đó có những điều chỉnh những thay đổi để phù hợp với điều kiện mới.

<b>2.1.4 Nông hộ, Sản xuất nông nghiệp (SXNN) </b>

Nông hộ là hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động và tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ được xác định là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng (Nguyễn Thanh Trường, 2008).

SXNN là ngành sản xuất vật chất với đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng, vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm cho con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp (Đặng Thị Hoa, 2017).

<b>2.2 CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU </b>

Chiến lược thích ứng (CLTƯ) với BĐKH là tổng thể các hành động nhằm ứng phó với BĐKH, tập hợp những giải pháp với mục tiêu là giảm nhẹ tác động của BĐKH. Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực, địa điểm, thời gian sẽ có những CLTƯ khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Có nhiều CLTƯ có thể được thực hiện trong việc ứng phó với BĐKH. Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) đã đề cập và miêu tả 228 CLTƯ khác nhau và phân loại như sau:

<i>Chấp nhận tổn thất: Cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp </i>

nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi khơng có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào.

<i><b>Chia sẻ tổn thất: Việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. </b></i>

Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng.

<i>Làm thay đổi nguy cơ: Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm </i>

tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Hay là làm giảm tác động của BĐKH.

<i>Ngăn ngừa các tác động: Là một hệ thống các chiến lược thường dùng để thích </i>

ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu.

<i>Thay đổi cách sử dụng: Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục </i>

các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng.

<i>Thay đổi/chuyển địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa </i>

điểm của các hoạt động kinh tế.

<i>Nghiên cứu: Q trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu </i>

trong lĩnh vực công nghệ mới và chiến lược mới về thích ứng.

<i>Giáo dục, thơng tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Sự phổ biến kiến thức </i>

thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Như vậy, sự thích ứng diễn ra cả ở trong tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội (KT-XH) của con người. Thích ứng với BĐKH, điều quan trọng chính là sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng kinh tế, phong tục tập quán của con người ở mỗi vùng miền khác nhau.

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CLTƯ với XNM của nông hộ, tác giả dựa vào các nghiên cứu trước như Đặng Thị Hoa và ctg (2013), trong phạm vi luận văn này CLTƯ với XNM được hiểu là những giải pháp, những hành động cụ thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

của con người trước những thay đổi của mơi trường, thời tiết, khí hậu, trước những tác động của XNM gây ra, bao gồm cả những CLTƯ đơn lẽ của từng cá nhân và các CLTƯ có liên quan từ cộng đồng. Trên cơ sở xem xét quyết định của con người chọn một hay nhiều CLTƯ với XNM.

<b>2.3 CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.3.1 Lý thuyết khung sinh kế bền vững (Sustainable livelihood framerowk theory) </b>

Khung sinh kế là một công cụ xem xét toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của con người, đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người. Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh đưa ra khung sinh kế bền vững năm 2001 nhằm phục vụ cho các hoạt động của mình. Những người sống và tồn tại trong bối cảnh dễ bị tổn thương họ phải đối mặt với những cú sốc những rủi ro bất thường. Những điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế và cuộc sống của họ (DFID, 2001). Nguồn vốn hay tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ, được chia làm 5 loại vốn cơ chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên.

Vốn nhân lực: là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Với mỗi nông hộ vốn nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao động ở trong gia đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác.

Vốn tài chính: là các nguồn tài chính mà người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ bên ngồi như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau.

Vốn tự nhiên: là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước...mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ.

Vốn vật chất: bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoắt động sinh kế. Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình. Trên góc độ cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đường, trường, trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ.

Vốn xã hội: là một loại tài sản sinh kế. Nó nằm trong các mối quan hệ xã hội chính thể và phi chính thể mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong q trình thực thi sinh kế.

<b>Hình 2.2 Khung phân tích sinh kế bền vững DFID (2001) </b>

Nguồn: Department for International Development, 2001. Vận dụng cách tiếp cận của DFID (2001) vào luận văn của mình trong bối cảnh nơng hộ phải đối mặt với tình hình XNM hiện nay, những tác động xấu nghiêm trọng do ảnh hưởng của XNM đang ngày càng đặt gánh nặng đến đời sống và hoạt động sinh kế của nông hộ. Vậy làm sao để nơng hộ có thể có các CLTƯ và chống chịu trước những nguy cơ và thảm họa của XNM. Sau đó luận văn sẽ đi tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

trung tìm hiểu phân tích cách thức nơng hộ vận dụng các loại nguồn vốn nhằm ứng phó với XNM và đề xuất ra những chính sách nhằm giúp nơng hộ thích ứng tốt hơn.

<b>2.3.2 Lý thyết lựa chọn hợp lý (Reasonable choice theory) </b>

Thuyết lựa chọn hợp lý còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Các nhà nghiên cứu cho rằng bản chất con người là vị kỷ ln tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lãng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Ngoài ra thuyết lựa chọn hợp lý còn chịu ảnh hưởng tâm lý học hành vi, lý thuyết kinh tế tân cổ điển, lý thuyết trò chơi.

Bản chất của thuyết lựa chọn hợp lý là giả định rằng tất cả mọi người cố gắng chủ động tối đa hóa lợi thế của họ trong mọi tình huống và do đó ln cố gắng giảm thiểu tổn thất. Nói cách khác các tính tốn hợp lý quyết định hành vi của con người, lý trí sẽ là động lực khi đưa ra lựa chọn để kết quả đạt được là tối đa hóa sự thỏa mãn hoặc lợi nhuận của mỗi cá nhân.

Thuyết lựa chọn hợp lý gắn liền với nhiền tên tuổi của các nhà nghiên cứu về xã hội học như George Homans, Peter Blau, Jemes Coleman, George Simmel…

Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.

Theo George Homans (1961), hành vi xã hội cơ bản là hành vi mà con người lặp đi lặp lại khơng phụ thuộc vào việc đó có được ý thức hay khơng. Hành vi xã hội có ba đặc trưng cơ bản là hiện thực hóa hành vi, hành vi được khen thưởng hay bị trừng phạt từ cá nhân khác, cá nhân có tác động trực tiếp đến hành vi. Chúng có nhiều hình thức: phản xạ có điều kiện, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen. Con người là một chủ thể trong việc xem xét và lựa chọn một hành động để có thể đem lại phần thưởng lớn nhất và có giá trị nhất cho bản thân. Homans cũng cho rằng, lợi ích và nhu cầu của chủ thể là yếu tố khởi điểm cho mọi hành động. Vì thế, con người ln ln có xu hướng tối đa hóa hoặc nhân bội kết quả giá trị của hành động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

George Homans (1961), cho rằng hành vi xã hội cơ bản là cơ sở của sự trao đổi giữa hai hay nhiều người, chúng bị chi phối bởi các nguyên tắc, định đề sau:

<i>Định đề phần thưởng: Hành vi nào càng được khen thưởng thì hành vi đó càng </i>

có khả năng lặp lại.

<i>Định đề kích thích: Sự tương đồng giữa các nhóm kích thích mới và cũ và khả </i>

năng lặp lại hành động. Nếu một nhóm kích thích mới càng tương đồng với nhóm kích thích trong q khứ đã từng làm cho một hành động được khen thường bao nhiêu thì xu hướng lặp lại hành động tương tự đó bấy nhiêu.

<i>Định đề giá trị: Hành động có kết quả cao bao nhiêu đối với chủ thể thì chủ </i>

thể thường có xu hướng lặp lại hành động đó bấy nhiêu.

<i>Định đề duy lý: Các cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào có khả năng mang đến </i>

kết quả và khả năng đạt được kết quả của hành động là lớn nhất.

<i>Định đề giá trị suy giảm: Càng thường xuyên nhận được phần thưởng nào đó </i>

bao nhiêu thì giá trị của nó càng giảm xuống bấy nhiêu đối với chủ thể hành động.

<i>Định đề mong đợi: Nếu sự mong đợi của con người được thực hiện thì người </i>

ta hài lịng, nếu khơng được thì cá nhân sẽ bực tức khơng hài lịng.

Qua các định đề cho thấy con người là một chủ thể trong việc xem xét và lựa chọn hành động nào đó có thể đem lại một giá trị cao nhất. Con người sẽ quyết định lựa chọn một hành động nào đấy ngay cả khi giá trị của nó thấp nhưng bù lại tính khả thi của nó rất cao. “Lựa chọn” tức là muốn nhấn mạnh đến sự cân nhắc tính tốn để quyết định, cân nhắc phương thức tối ưu dựa trên những điều kiện hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực.

Nghiên cứu CLTƯ với XNM của nông hộ trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay, tác giả vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý của George Homans (1961) trong bối cảnh khi nông hộ đứng trước những biến đổi của thời tiết, XNM ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đời sống và SXNN của nông hộ. Trong điều kiện đó nơng hộ sẽ có CLTƯ như thế nào bằng việc dựa trên lý thuyết lựa chọn hợp lý để nông hộ ổn định được thu nhập và hạn chế mức thấp nhất do

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

XNM gây ra và qua đó cịn giúp tác giả định hướng, lý giải hành vi lựa chọn CLTƯ của nông hộ bằng việc xem xét các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất: Xem xét nhu cầu, động cơ của việc thích ứng với XNM của nông hộ, cụ thể các chỉ báo như nhu cầu về thu nhập, học tập, nghiên cứu.

Thứ hai: Áp dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý cần nhấn mạnh đến việc giải thích các quyết định áp dụng các CLTƯ của nông hộ trên cơ sở tính tốn được-mất, hơn- thua, lợi-hại của nơng hộ. Nói cách khác quyết định của nông hộ phải dựa trên sự cân nhắc, suy tính họ sẽ được gì và mất gì. Khi thấy cái được nhiều hơn cái mất thì nơng hộ sẽ quyết định có CLTƯ hay khơng và ngược lại.

Thứ ba: Lý thuyết lựa chọn hợp lý có thể giải thích trường hợp những nơng hộ khơng thể có CLTƯ với XNM vì những lý do khác nhau như điều kiện không cho phép, thu nhập không như mong muốn.

Thứ tư: Lý thuyết lựa chọn hợp lý cịn giải thích trường hợp nơng hộ sẽ có CLTƯ khác nhau do mỗi nơng hộ sẽ có những nguồn lực khác nhau như vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên.

<b>2.3.3 Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) </b>

Để đo lường ý định thực hiện hành vi của con người có hai lý thuyết cơ bản được sử dụng là lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action) của tác giải Ajzen và Fishbein (1975) và lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) của tác giả Ajzen (1991).

Lý thuyết hành vi hợp lý được Fishbein khởi sướng năm 1967, sau đó đã được Ajzen và Fishbein sửa đổi và mở rộng năm 1975. Theo lý thuyết này, các cá nhân có cơ sở, động lực trong q trình ra quyết định của họ và đưa ra một sự lựa chọn hợp lý giữa các giải pháp, công cụ tốt nhất để phán đoán hành vi là ý định và hành vi được xác định bởi ý định thực hiện hành vi của một người. Ý định hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan hành vi.

Lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hồn tồn do kiểm sốt lý trí.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Lý thuyết hành vi dự định được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội để dự đoán hành vi con người. Trong lý thuyết này có ba yếu tố có ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi.

Thái độ đối với hành vi là mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực của một cá nhân đối với việc thực hiện một hành vi. Thái độ là khuynh hướng thực hiện hay không thực hiện hành vi và thường được hình thành bởi niềm tin của cá nhân về hậu quả của việc tham gia thực hiện một hành vi cũng như kết quả của hành vi đó.

Chuẩn mực chủ quan là áp lực xã hội lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi hay gọi là mức độ mà cá nhân đó chụi ảnh hưởng của những người xung quanh. Chuẩn mực chủ quan đến từ kỳ vọng của những người xung quanh (người thân, đồng nghiệp, bạn bè) đối với một cá nhân trong việc tuân thủ một số các chuẩn mực cũng như động cơ của cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó để đáp ứng mong đợi của những người xung quanh.

Nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.

<b>Hình 2.3 Lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) </b>

Nguồn: Ajzen, 1991. Lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) được tác giả vận dụng trong luận văn này vì lý thuyết này có tính tinh gọn, đơn giản mà có năng lực giải thích mạnh mẽ về hành vi của con người và được nhiều tác giả sử dụng để nghiên cứu về hành vi của con người như: Pipitvanichtham (2013) được thực hiện ở Thái Lan là “ý định áp dụng thực tiễn thân thiện với môi trường ở Thái Lan” với mục đích kiểm nghiệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

các yếu tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng thực tiễn thân thiện với môi trường của người dân tại đây bằng cách áp dụng lý thuyết hành vi dự định. Hồ Mỹ Dung và ctg (2019) ứng dụng lý thuyết hành vi dự định để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của người dân tại Trà Vinh và nhiều tác giả khác.

Để nghiên cứu hành vi lựa chọn các CLTƯ với XNM của nông hộ, trong khuôn khổ luận văn này lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) được vận dụng từ ba khía cạnh là:

Thái độ của của nơng hộ trồng cây ăn trái sẽ ảnh hưởng đến ý định lựa chọn CLTƯ với XNM của họ là nông hộ thực hiện CLTƯ với XNM xứng đáng với công sức và tiền bạc bỏ ra khi sử dụng CLTƯ và hành vi này sẽ mang lại lợi ích cho nơng hộ như cây trồng được bảo vệ, bảo vệ năng suất của cây ăn trái và thu nhập.

Chuẩn mực chủ quan là nông hộ trồng cây ăn trái sẽ xem xét sự ủng hộ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp đối với bản thân và nông hộ cũng nhận thấy có nhiều người xung quanh có CLTƯ thì sẽ phải chủ động có CLTƯ với XNM. Bên cạnh đó thơng qua chuẩn mực chủ quan thì nơng hộ cịn trao đổi thơng tin, học hỏi từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng hoặc trao đổi, huy động nguồn lực trong việc lựa chọn CLTƯ.

Nhận thức kiểm soát hành vi là việc nơng hộ có đầy đủ thơng tin cần thiết cho quyết định của mình, xem xét các nguồn lực của mình hiện có và sự quyết đốn của nơng hộ trong việc xác định lựa chọn CLTƯ phù hợp.

<b>2.3.4 Lý thuyết động cơ bảo vệ (Protection Motivation Theory – PMT) </b>

Lý thuyết động cơ bảo vệ được Rogers (1975) đưa ra lần đầu tiên để giải thích tác động của nỗi sợ hãi thu hút các cá nhân đối với các quyết định liên quan đến sức khỏe. Aarts và cộng sự (1998) cũng lập luận rằng PMT hoặc lý thuyết hành động hợp lý đã làm sáng tỏ hơn về bản chất có chủ ý của một hành vi. PMT kể từ đó đã được mở rộng, rộng rãi sang các lĩnh vực nghiên cứu khác và đó là một lý thuyết giải thích mạnh mẽ để dự đốn ý định của các cá nhân trong việc thực hiện hành động bảo vệ trong các tình huống khác khi nhận thấy mối đe dọa. Khung lý thuyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

này được áp dụng trong nhiều nghiên cứu để mô tả việc ra quyết định của chủ thể đối với các mối đe dọa, giải thích hành vi thích ứng của cá nhân về rủi ro.

Theo Rogers (1975) có hai q trình chính trong Lý thuyết động cơ bảo vệ là “phân tích đe dọa” (cịn được gọi là nhận thức rủi ro) và “phân tích đối phó” (đánh giá thích ứng). Phân tích đe dọa có ba thành phần phụ là khả năng nhận thức, hậu quả nhận thức và sự sợ hãi. Khả năng nhận thức được là kỳ vọng của người bị tiếp xúc với rủi ro. Hậu quả nhận thức được chỉ ra cách cá nhân đánh giá những thiệt hại gây ra bởi các sự nguy hiểm gây ra cho bản thân. Sợ hãi là thành phần thứ ba, đóng một vai trị ảnh hưởng gián tiếp đến thay đổi hành vi thông qua mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa. Mức độ nghiêm trọng được nhận thức biểu thị mức độ tổn hại nhận thức được đối với một người có liên quan đến sự kiện, trong khi tính dễ bị tổn thương ngụ ý xác suất nhận thức được rằng một sự kiện bị đe dọa sẽ xảy ra. Tiếp theo, mọi người trải qua quá trình đánh giá đối phó, trong đó họ đánh giá các hành vi để đối phó với rủi ro trên cơ sở hiệu quả ứng phó và hiệu quả bản thân. Hiệu quả phản ứng đề cập đến nhận thức về hiệu quả của hành vi phòng ngừa rủi ro được khuyến nghị, trong khi hiệu quả bản thân đề cập đến khả năng thể hiện hành vi của các cá nhân được nhận thức.

Do nông hộ tỉnh Tiền Giang đang bị XNM de dọa đến hoạt động sản xuất, sinh kế như năng suất cây trồng giảm, cây trồng bị chết, thiếu nước sinh hoạt và tưới tiêu. Tác giả sử dụng lý thuyết động cơ bảo vệ của Rogers (1975) trong luận văn nhằm để tìm hiểu việc áp dụng một số CLTƯ của nơng hộ đối với XNM. Nơng hộ có nhiều khả năng có ý định thực hiện một hành vi để bảo vệ bản thân khỏi một mối đe dọa của XNM dựa trên mức độ nghiêm trọng, tính nhạy cảm, năng lực của nơng hộ. Bên cạnh đó thơng qua lý thuyết này xem xét việc nơng hộ có thể so sánh việc chi phí bỏ ra khi sử dụng CLTƯ và lợi ích từ CLTƯ đó đem lại hay dựa trên tính ưu việc của từng hành vi hoặc từng CLTƯ đem lại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>2.4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.4.1 Tổng quan các nghiên cứu trước </b>

BĐKH cùng với những biểu hiện của nó đang trở thành một vấn đề thách thức của nhân loại trong thời gian qua. Những tác động tiềm tàng của BĐKH được ghi nhận ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, BĐKH đã gây ra nhiều tổn thất to lớn đối với con người, tài sản, tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại mơi trường. Do vậy, thích ứng với BĐKH được coi là chìa khóa để giảm khả năng dễ bị tổn thương và tăng cường năng lực chống chịu với những biến đổi của thời tiết. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu nhiều tổn thương nhất bởi BĐKH trên thế giới mà cụ thể là trình trạng XNM. Do vậy, việc tìm cách thích ứng phù hợp là vấn đề cần thiết được đặt ra trong các chiến lược phát triển của các nước trên thế giới. Chủ đề nghiên cứu này thu hút được sự quan tâm, chú ý nhiều tác giả trong và ngoài nước.

<b>2.4.1.1 Các nghiên cứu trong nước </b>

<b>Trịnh Thoại Quang và ctg (2018) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự </b>

thích ứng với BĐKH của nông hộ trong SXNN ở Miền trung Việt Nam. Tác giả đã tiến hành khảo sát 400 nông hộ. Nghiên cứu sử dụng mơ hình logit nhị phân và propit đa biến để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến CLTƯ với BĐKH trong SXNN. Các CLTƯ như thay đổi giống cây trồng, điều chỉnh lịch canh tác, trồng xen canh, chuyển sang hoạt động khác được nơng hộ sử dụng trong q trình khảo sát. Kết quả cho thấy tham gia tập huấn, quy mơ trang trại, mức độ thiệt hại, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, khả năng tiếp cận tín dụng, giới tính là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ.

<b>Đặng Nam Phương và ctg (2022) nghiên cứu CLTƯ với BĐKH của nông hộ </b>

tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam. Nhóm tác giả phân phích yếu tố ảnh hưởng CLTƯ với BĐKH của nông hộ và phỏng vấn 438 nông hộ thông qua bảng câu hỏi làm dữ liệu thứ cấp. Bài viết sử dụng mơ hình hồi quy logit đa biến để ước tính mức độ ảnh hượng của các yếu tố KT-XH của nông hộ đến mức độ áp dụng 3 CLTƯ là đa dạng hóa cây trồng vật ni, áp dụng nhiều công nghệ mới, điều chỉnh lịch thời vụ là đang được áp dụng nhiều nhất. Kết quả cho thấy trình độ học vấn, số thành viên,

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

diện tích đất nơng nghiệp và tổng thu nhập từ nông nghiệp là những yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ áp dụng CLTƯ của nông hộ, qua đó nhóm tác giả đề xuất các giải pháp về nâng cao nhận thưc người dân, đa dạng hóa thu nhập để giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH.

<b>2.4.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài </b>

<b>Deressa (2010) nghiên cứu các CLTƯ với BĐKH của nông hộ tại lưu vực sông </b>

Nile của Ethiopia. Các CLTƯ được chọn gồm: Không có CLTƯ nào, bán gia súc, vay mượn từ thân nhân, giảm chi tiêu, nhờ vào địa phương, tham gia vào các hội phi nông nghiệp, di cư. Kết quả từ mơ hình logistic đa thức cho thấy các yếu tố kinh tế xã hội và môi trường khác nhau ảnh hưởng đến CLTƯ của nông hộ. Các yếu tố ảnh hưởng đến CLTƯ bao gồm giáo dục, giới tính, thu nhập nơng trại, sở hữu gia súc, tiếp cận tín dụng, tài sản.

<b>Belay và ctg (2017) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự thích ứng với </b>

BĐKH của nông dân sản xuất nhỏ vùng thung lũng trung tâm Ethiopia. Nghiên cứu khảo sát 2.000 hộ nông dân sản xuất nhỏ nhận thức về BĐKH và các yếu tố quyết định CLTƯ của nông dân. Mơ hình logitic đa thức được sử dụng trong nghiên cứu và kết quả cho thấy 90% nông dân đã nhận thức được sự thay đổi của khí hậu và 85% nơng dân đã có CLTƯ như đa đạng hóa cây trồng, điều chỉnh ngày gieo trồng, bảo tồn nguồn tài nguyên nước, kết hợp tồng trọt và chăn ni, khơng có CLTƯ nào. Kết quả nghiên cứu xác định trình độ học vấn, quy mơ hộ gia đình, giới tính, tuổi, kinh nghiệm, dịch vụ khuyến nơng, quy mô canh tác, khả năng tiếp cận thị trường, thu nhập và khả năng tiếp cận thơng tin của khí hậu là những yếu tố quyết định đến CLTƯ của nông dân.

<b>Shi-yan và ctg (2018) nghiên cứu về nhận thức và các yếu tố quyết định CLTƯ </b>

với BĐKH của nông dân ở tỉnh Hà Nam – Trung Quốc. Nhóm tác giả thực hiện khảo sát rộng với 1.500 nơng dân và hộ gia đình SXNN trong tỉnh, mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề như nhận thức và niềm tin của nông dân đến BĐKH, những rào cản đối với sự thích ứng của nơng dân và những CLTƯ mà nông dân đã thực hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định CLTƯ của nơng dân. Nhóm

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tác giả sử dụng mơ hình logitic đa thức để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CLTƯvới BĐKH của nông dân.

Các biến độc lập được phân thành ba loại: Thứ nhất, đặc điểm cá nhân và tình trạng kinh tế xã hội cuả nơng dân như giới tính của nơng dân, tuổi, kinh nghiệm, trình độ học vấn, thu nhập gia đình và nguồn thu nhập, tỷ lệ người trong gia đình tham gia làm nông nghiệp. Thứ hai là cơ cấu cây trồng của nơng dân như giống cây trồng, diện tích đất canh tác. Thứ ba là các yếu tố về nhận thức của nông dân như niềm tin về BĐKH, nhận thức về BĐKH, kiến thức về nguyên nhân BĐKH, kênh tiếp cận thông tin về BĐKH.

Các CLTƯ được phân tích qua mơ hình logistic đa thức gồm các giá trị chiến lược 1 nông dân không thực hiện CLTƯ nào, chiến lược 2 nông dân chỉ áp dụng điều chỉnh hệ thống làm đất nông nghiệp, chiến lược 3 nông dân thực hiện biện pháp áp dụng công nghệ mới, chiến lược 4 là nông dân áp dụng cả chiến lược 2 và chiến lược 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố đã ảnh hưởng đến các lựa chọn CLTƯ với BĐKH của nông dân như kinh nghiệm, thu nhập, tỷ lệ người trong gia đình tham gia làm nơng nghiệp có tác động tiêu cực và ngược lại giống cây trồng, diện tích canh tác, niềm tin về BĐKH, nhận thức về BĐKH tác động tích cực đến CLTƯ của nơng hộ.

<b>Baiyegunhi (2018) nghiên cứu và phân tích các yếu tố quyết định CLTƯ với </b>

BĐKH của nông dân trồng lúa vùng Tây Nam Nigernia. Tác giả thực hiện khảo sát 360 nông dân trồng lúa từ 3 quốc gia trong khu vực nghiên cứu. Tác giả đã xác định được 11 CLTƯ của nông hộ trồng lúa đang sử dụng để thích ứng với BĐKH, tuy nhiên tác giả chỉ sử dụng năm CLTƯ của nông hộ để làm các biến phụ thuộc trong mơ hình Probit đa biến là thay đổi diện tích đất, thay đổi thời gian canh tác, thay đổi giống cây trồng, bảo vệ đất và kết hợp nhiều CLTƯ, các yếu tố được phân tích trong mơ hình như tuổi, kinh nghiệm, trình độ học vấn, giới tính, trình trạng hơn nhân của chủ hộ, quy mơ hộ gia đình, thu nhập phi nơng nghiệp, tiếp cận tín dụng, quy mơ trang trại, tham gia đoàn thể, chuyển đổi số. Kết quả mơ hình probit đa biến đã chỉ ra rằng một số đặc điểm của hộ gia đình kinh nghiệm, tiếp cận tín dụng, tuổi,

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

trình độ học vấn, quy mơ hộ gia đình có ảnh hưởng, có ý nghĩa thống kê với việc lựa chọn các CLTƯ của nông hộ.

<b>Hirpha và ctg (2020) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định CLTƯ với BĐKH </b>

của nông hộ sản xuất nhỏ ở Quận Adama, Ethiopia. Nhóm tác giả sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic để xác định các yếu tố quyết định việc thích ứng với BĐKH của các nông hộ sản xuất nhỏ. Biến phụ thuộc được biểu diễn bằng 0 và 1 cho thấy những hộ sản xuất nhỏ có ít nhất một CLTƯ với BĐKH trong canh tác được mã hóa là 0, những hộ khơng thực hiện chiến lược nào được mã hóa là 1. Biến độc lập gồm: giới tính, tuổi của chủ hộ, quy mơ của gia đình, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, trình độ của chủ hộ, thời gian lưu trú tại địa phương, tập huấn về BĐKH, thông tin về đến thời tiết, dịch vụ khuyến nông.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn nông dân sản xuất nhỏ sử dụng ít nhất một CLTƯ với BĐKH, mặc dù chiến lược này nhìn chung là cịn yếu và các CLTƯ được nông hộ sử dụng như: điều chỉnh thời vụ gieo trồng, sử dụng giống cây trồng cải tiến, quản lý rừng đầu nguồn, đa dạng hóa cây trồng và làm ruộng bậc thang. Kết quả mơ hình hồi quy Binary Logistic cho thấy tuổi, giới tính, trình độ học vấn, quy mơ gia đình, khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, tập huấn về BĐKH ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện các CLTƯ.

<b>Atube và ctg (2021) nghiên cứu các yếu tố quyết định CLTƯ của nông dân sản </b>

xuất nhỏ với BĐKH ở miền bắc Uganda. Các mục đích chính của nghiên cứu là xác định các CLTƯ với BĐKH của nông dân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các CLTƯ. Nhóm tác giả thực hiện khảo sát 395 hộ nông dân sản xuất nhỏ được chọn ngẫu nhiên ở hai huyện bằng cách sử dụng bảng câu hỏi. Mơ hình hồi quy nhị phân được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CLTƯ của nông dân với BĐKH. Các biến độc lập được chọn bao gồm: giới tính, quy mơ hộ gia đình, tình trạng hơn nhân, kinh nghiệm, khả năng tiếp cận với các dịch vụ khuyến nơng, diện tích sở hữu đất nơng nghiệp, quy mơ đất canh tác, khả năng tiếp cận tín dụng, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, thu nhập từ nông nghiệp, thành viên hộ SXNN. Các CLTƯ

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

được xem xét trong nghiên cứu là: Trồng các giống cây chịu hạn, sử dụng hạt giống cải tiến, sử dụng phân bón hóa học, sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, bỏ hoan vườn, trồng các cây trồng khác nhau, cải tạo vườn. Các biến phụ thuộc trong ngiên cứu là các CLTƯ được nông dân áp dụng: Y = 1, tức là nơng dân có áp dụng ít nhất một CLTƯ, Y=0, tức là nông dân không áp dụng CLTƯ nào.

Kết quả ba CLTƯ được sử dụng rộng rãi là trồng các cây trồng khác nhau, trồng các giống cây chịu hạn, bỏ hoan vườn, trong đó trồng các cây trồng khác nhau là CLTƯ được sử dụng nhiều nhất. Kết quả cho thấy tình trạng hơn nhân, khả năng tiếp cận tín dụng, dịch vụ khuyến nơng, thu nhập từ nơng nghiệp có ảnh hưởng đến việc nông dân áp dụng chiến lược trồng các giống cây chịu hạn. Khả năng tiếp cận tín dụng, thu nhập từ nông nghiệp, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường ảnh hưởng đến việc nông dân áp dụng chiến lược sử dụng hạt giống cải tiến. Giới tính, thu nhập từ nơng nghiệp ảnh hưởng đến việc nông dân áp dụng chiến lược sử dụng phân bón hóa học và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Kinh nghiệm, khả năng tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông, thu nhập từ nông nghiệp ảnh hưởng đến việc nông dân áp dụng chiến lược trồng các giống cây chịu hạn, trong khi đó diện tích đất canh tác ảnh hưởng đến việc nông dân áp dụng chiến lược bỏ hoan vườn và quy mô hộ gia đình, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, kinh nghiệm ảnh hưởng đến việc nông dân áp dụng chiến lược trồng các cây trồng khác nhau.

<b>Kabir và ctg (2021) nghiên cứu các yếu tố quyết định CLTƯ với BĐKH ở vùng </b>

duyên hải Băng-la-đét. Nhóm tác giả khảo sát 120 hộ gia đình từ 6 huyện và sử dụng phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối quan hệ giữa các điều kiện KT-XH của nông dân và sự lựa chọn CLTƯ của họ. Một số CLTƯ nhằm giảm thiệt hại do BĐKH gây ra được sự dụng trong nghiên cứu được phân thành bốn nhóm là quản lý cây trồng, quản lý nước, quản lý đất đai và đa dạng hóa thu nhập, cụ thể là các chiến lượctrồng cây trồng thích nghi với điều kiện mặn, rút ngắn thời vụ, đào lại kênh tưới tiêu, thay đổi điều kiện canh tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến CLTƯ là tuổi, kinh nghiệm, tình trạng canh tác, nghề phụ, nghề

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

chính, thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập từ phi nơng nghiệp, tình trạng vay vốn, chi tiêu hàng tháng, tổng chi tiêu, tài sản.

<b>Adeagbo và ctg (2021) nghiên cứu các yếu tố quyết định CLTƯ với BĐKH của </b>

nông hộ trồng ngô tại Nigenia. Nghiên cứu khảo sát 311 nơng hộ trồng ngơ, sử dụng mơ hình hồi quy logit nhị phân và mơ hình phân phối Poisson để xác định các yếu tố quyết định CLTƯ của nông hộ đối với BĐKH. Một số CLTƯ được sự dụng trong nghiên cứu là kết hợp nông nghiệp và lâm nghiệp, thay đổi điều kiện canh tác, trồng giống cây chụi hạn, tăng tưới tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến CLTƯ với BĐKH là quy mơ hộ gia đình, dịch vụ khuyến nông, thu nhập, tỉ lệ người phụ thuộc, tần xuất sử dụng dịch vụ khuyến nơng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước </b>

<b>NGHIÊN CỨU </b>

<b>MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU </b>

<b>CÁC CLTƯ TRONG NGHIÊN </b>

<b>CỨU </b>

<b>CÁC YẾU TỐ CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLTƯ I CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC </b>

1

Trịnh Thoại Quang và ctg (2018)

Thứ cấp Sơ cấp

Khảo sát nơng hộ

Mơ hình logit nhị phân và propit đa biến

Thay đổi giống cây trồng, điều chỉnh lịch canh tác, trồng xen canh, chuyển sang hoạt động khác.

Tham gia tập huấn, quy mô trang trại, mức độ thiệt hại, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, khả năng tiếp cận tín dụng, giới tính.

2

Đặng Nam Phương và ctg (2022)

Thứ cấp Sơ cấp

Khảo sát nơng hộ

Mơ hình hồi quy logitic đa biến

Đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, áp dụng nhiều công nghệ mới, điều chỉnh lịch thời vụ.

Trình độ học vấn, số thành viên, diện tích đất nơng nghiệp và tổng thu nhập từ nông nghiệp.

<b>II CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI </b>

3 <sup>Deressa </sup>(2010)

Thứ cấp Sơ cấp

Khảo sát nơng hộ

Mơ hình hồi quy logitic đa thức

Khơng có CLTƯ nào, bán gia súc, vay mượn từ thân nhân, giảm chi tiêu, nhờ vào địa phương, tham gia vào hội phi nông nghiệp, di cư.

Giáo dục, giới tính, thu nhập nơng trại, sở hữu gia súc, tiếp cận tín dụng, tài sản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

4 <sup>Belay và ctg </sup>(2017)

Thứ cấp Sơ cấp

Khảo sát nơng hộ

Mơ hình hồi quy logitic đa thức

Đa đạng hóa cây trồng, điều chỉnh ngày gieo trồng, bảo tồn nguồn tài nguyên nước, kết hợp tồng trọt và chăn ni, khơng có CLTƯ nào.

Trình độ, quy mơ hộ gia đình, giới tính, tuổi, kinh nghiệm, dịch vụ khuyến nơng, quy mô canh tác, khả năng tiếp cận thị trường, thu nhập và khả năng tiếp cận thơng tin của khí hậu.

5 <sup>Shi-yan và </sup>ctg (2018)

Thứ cấp Sơ cấp

Khảo sát nơng hộ

Mơ hình hồi quy logitic đa thức

Chiến lược 1 nông dân không thực hiện CLTƯ nào, chiến lược 2 nông dân chỉ áp dụng điều chỉnh hệ thống làm đất nông nghiệp, chiến lược 3 nông dân thực hiện biện pháp áp dụng công nghệ mới, chiến lược 4 là nông dân áp dụng cả chiến lược 2 và chiến lược 3.

Kinh nghiệm, thu nhập, tỷ lệ người trong gia đình tham gia làm nơng nghiệp có tác động tiêu cực và ngược lại giống cây trồng, diện tích canh tác, niềm tin về BĐKH, nhận thức về BĐKH, số lao động tác động tích cực đến CLTƯ của nơng hộ.

6 <sup>Baiyegunhi </sup>(2018)

Thứ cấp Sơ cấp

Khảo sát nông hộ

Mô hình propit

Thay đổi diện tích đất, thay đổi thời gian canh tác, thay đổi giống cây trồng, bảo vệ đất và kết hợp nhiều CLTƯ.

Quy mơ hộ gia đình, kinh nghiệm, chuyển đổi số, tiếp cận tín dụng, tuổi, trình độ học vấn.

</div>

×