Tải bản đầy đủ (.doc) (215 trang)

(Luận án tiến sĩ) Kỹ Năng Vận Động Quần Chúng Của Cán Bộ Các Đồn Biên Phòng Ở Khu Vực Biên Giới Tây Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 215 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>DƯƠNG NGỌC THƯỞNG</b>

Kỹ NĂNG VậN Động quần chúng của cán bộ các đồnbiên phòng ở khu vực biên giới tây bắc việt nam

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM Lí HỌCMó số: 931 04 01</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:1. PGS, TS Tạ Quang Đàm2. PGS, TS Nguyễn Thị Tỡnh</b>

<b>HÀ NỘI - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i>nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, tríchdẫn trong luận án là khách quan, trung thựcvà có xuất xứ rõ ràng, khơng trùng lặp vớicác cơng trình khoa học đã cơng bố.</i>

<b>Tác giả luận án</b>

<b>Dương Ngọc Thưởng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC</small></b>

<b><small>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ</small></b>

<b><small>TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊNQUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN</small></b>

1.1. Những nghiên cứu liên quan đến kỹ năng vận động quần

1.2. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và những

<b><small>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG VẬNĐỘNG QUẦN CHÚNG CỦA CÁN BỘ CÁC ĐỒN</small></b>

<b><small>TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </small></b>

3.3. Mức độ và tiêu chí đánh giá kỹ năng vận động quần chúng

<b><small>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNGVẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG CỦA CÁN BỘ CÁCĐỒN BIÊN PHÒNG Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY</small></b>

4.1. Thực trạng kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các

đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam <small>104</small>

4.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năngvận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu

4.4. Biện pháp tâm lý phát triển kỹ năng vận động quần chúngcho cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b><small>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</small></b> <small>169</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>T</small></b> g3.1 Biểu hiện kỹ năng chuẩn bị vận động quần chúng của cán bộ các

4.1 Thực trạng chung kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các

4.2 Thực trạng mức độ kỹ năng chuẩn bị vận động quần chúng 1084.3 Thực trạng mức độ kỹ năng thực hiện hoạt động vận động quần

4.6 Dự báo xu hướng biến đổi các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

4.1 Tự đánh giá của cán bộ các đồn biên phòng về thực trạng kỹ

4.4 Đánh giá kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên

phòng theo số năm làm công tác vận động quần chúng 121

<b>DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ</b>

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của

4.3 Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b><small>MỞ ĐẦU</small></b>

<b>1. Lý do lựa chọn đề tài luận án</b>

Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, có vị trí chiếnlược về quốc phòng, an ninh, kinh tế và đối ngoại. Quản lý, bảo vệ biên giớiquốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toànquân, của cả hệ thống chính trị và cả nước; dựa vào Nhân dân, lấy dân làmgốc, Nhân dân là chủ thể, “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”, lựclượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; Bộ đội Biên phòng là lực lượngchuyên trách [7, tr.4]. Bộ đội Biên phịng đóng qn chủ yếu ở địa bàn vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; điều kiện kinh tế khó khăn, an ninh trật tự xãhội phức tạp, trình độ dân trí thấp, tơn giáo, tín ngưỡng phức tạp, các thế lựcthù địch lợi dụng lôi kéo chống, chống phá. Để Nhân dân ở khu vực biên giớibiết, hiểu, tin tưởng và làm theo chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách,pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninhbiên giới quốc gia; tránh xa tệ nạn xã hội, loại bỏ các hủ tục; tham gia pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới địi hỏi cán bộ các đồn biênphịng phải có phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong cơng tác, trình độchun mơn nghiệp vụ biên phòng; am hiểu phong tục tập quán, ngơn ngữ địaphương và phải có kỹ năng vận động quần chúng.

Kỹ năng vận động quần chúng giúp cán bộ các đồn biên phòng thựchiện hoạt động vận động quần chúng một cách thuần thục, linh hoạt, sáng tạo,đạt hiệu quả cao trong mọi điều kiện, hồn cảnh; góp phần nâng cao ý thức,trách nhiệm của Nhân dân ở khu vực biên giới chấp hành nghiêm đường lối,chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham giaquản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Những năm qua, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, BộTư lệnh Bộ đội Biên phòng mà trực tiếp và thường xuyên là Đảng ủy, Bộ Chỉ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc, các đồn biênphòng ở khu vực biên giới Tây Bắc ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao;làm tốt vai trị làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong củngcố quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xố đói giảmnghèo… ở khu vực biên giới, qua đó tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịtgiữa quân đội với Nhân dân tạo điều kiện quan trọng để Bộ đội Biên phòngquản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tìnhhuống... Tuy nhiên, hoạt động vận động quần chúng của cán bộ các đồn biênphòng ở khu vực biên giới Tây Bắc vẫn còn những hạn chế như: một số cấp ủy,chỉ huy đơn vị chưa thực sự chú trọng đến hoạt động vận động quần chúng; nộidung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, vận động có lúc chưa linh hoạt, đadạng, cụ thể; một số cán bộ chưa thực sự tích cực, chủ động trong nghiên cứu,học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là tự học tiếng dân tộc; khả năng nắmbắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng Nhân dân còn chậm và đặc biệt là cònthiếu kinh nghiệm, kỹ năng vận động quần chúng [14], [18], [22], [26].

Trong Tâm lý học, vấn đề kỹ năng được nhiều tác giả trong nước vànước ngoài quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ tập trungnghiên cứu về các kỹ năng, như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹnăng tuyên truyền, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng dạy học, kỹ năng nghiên cứukhoa học, kỹ năng tự học, kỹ năng quản lý cảm xúc... Nghiên cứu một cáchtrực tiếp, chuyên sâu, có hệ thống về kỹ năng vận động quần chúng của cánbộ các đồn biên phòng đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu. Dovậy, nghiên cứu về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biênphòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam là việc làm mang cấp thiết; có ýnghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi

<i>chọn vấn đề: “Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng</i>

<i><b>ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam” làm đề tài luận án.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu</b>

<i><b>Mục đích nghiên cứu</b></i>

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về kỹ năng vận động quần chúngcủa cán bộ các đồn biên phịng, từ đó đề xuất các biện pháp tâm lý phát triển kỹnăng vận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phịng, góp phần nâng caohiệu quả hoạt động vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng.

<i><b>Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.

- Xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộcác đồn biên phòng.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng vận động quần chúng và cácyếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biênphòng ở khu vực biên giới Tây Bắc.

- Phân tích chân dung tâm lý về kỹ năng vận động quần chúng của cánbộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc.

- Đề xuất các biện pháp tâm lý phát triển kỹ năng vận động quần chúngcho cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc.

<b>3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>Khách thể nghiên cứu</b></i>

Cán bộ, chỉ huy các đồn biên phịng và cán bộ, cơng chức xã ở khu vựcbiên giới Tây Bắc.

<i><b>Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quầnchúng của cán bộ các đồn biên phòng.

<i><b>Phạm vi nghiên cứu</b></i>

<i>- Về nội dung: Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc gồm nhiều kỹ năng khác nhau, luận án tập

<i>trung nghiên cứu 03 kỹ năng thành phần cơ bản, gồm: kỹ năng chuẩn bị vận</i>

động quần chúng; kỹ năng thực hiện hoạt động vận động quần chúng và kỹnăng đánh giá kết quả vận động quần chúng.

<i>- Về khách thể và địa bàn khảo sát: Luận án nghiên cứu, khảo sát 357</i>

người (210 cán bộ các đồn biên phòng; 95 chỉ huy đồn biên phòng và 52 cánbộ, công chức xã) tại 04 tỉnh biên giới Tây Bắc Việt Nam, gồm: Sơn La, ĐiệnBiên, Lai Châu và Lào Cai.

<i>- Về thời gian: Các số liệu sử dụng nghiên cứu của luận án được khảo</i>

sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2019 - 2023.

<b>4. Giả thuyết khoa học</b>

Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên được thực hiệnở các mức độ khác nhau. Trong đó, kỹ năng chuẩn bị và kỹ năng đánh giá kếtquả vận động quần chúng được thực hiện ở mức cao, kỹ năng thực hiện hoạtđộng vận động quần chúng được thực hiện ở mức thấp hơn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cánbộ các đồn biên phòng. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là khơng giốngnhau, trong đó trình độ chun môn nghiệp vụ và số năm làm công tác vậnđộng quần chúng là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất.

Nếu đề xuất được các biện pháp tâm lý khoa học, phù hợp với đặc điểmhoạt động của cán bộ các đồn biên phịng thì có thể phát triển được kỹ năngvận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phịng, góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng.

<b>5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>Cơ sở lý luận </b></i>

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

về công tác vận động quần chúng (công tác dân vận). Đồng thời, luận ánnghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận và các nguyên tắc nghiên cứucủa Tâm lý học mác xít, như: nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức vàhoạt động; nguyên tắc tiếp cận nhân cách; nguyên tắc tiếp cận hệ thống;nguyên tắc phát triển; nguyên tắc tiếp cận văn hóa dân tộc.

<i>- Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động</i>

<i> Tâm lý con người là sản phẩm của hoạt động và được biểu hiện thơng</i>

trong hoạt động và định hướng, kích thích, điều khiển, điều chỉnh hoạt độngcủa con người. Chỉ có thơng qua hoạt động thực tiễn, tâm lý, ý thức con ngườimới được hình thành, phát triển. Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộcác đồn biên phòng cũng được hình thành, phát triển trong thực tiễn hoạtđộng vận động quần chúng ở đồn biên phòng. Do vậy, nghiên cứu kỹ năngvận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới TâyBắc phải thông qua thực tiễn hoạt động vận động quần chúng, thông quanhững biểu hiện cụ thể và những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận độngquần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc.Nguyên tắc này định hướng cho việc xây dựng môi trường làm việc, điều kiệnsống và hoạt động ở đồn biên phịng, qua đó giúp cán bộ các đồn biên phòngphát triển kỹ năng vận động quần chúng của bản thân, đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

<i>- Nguyên tắc tiếp cận nhân cách</i>

<i> Nghiên cứu tâm lý con người phải tiếp cận từng con người cụ thể với</i>

tồn bộ các thuộc tính, phẩm chất tâm lý nhân cách của họ. Nghiên cứu tâm lýcon người theo quan điểm tiếp cận nhân cách là phải nhìn nhận mỗi nhân cáchlà sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể, là sản phẩm của môi trườnggiáo dục nhất định, là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục của mỗicá nhân. Do đó, khi nghiên cứu về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộcác đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc phải tiếp cận nhân cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

những cán bộ biên phòng cụ thể, đang sống, hoạt động, cơng tác tại các đồnbiên phịng ở khu vực biên giới Tây Bắc.

<i>- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống</i>

Mỗi sự vật, hiện tượng bao giờ cũng tồn tại trong hệ thống và chịu sựtác động của hệ thống. Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biênphòng cũng tồn tại trong hệ thống nó được hình thành, phát triển trên cơ sở hệthống kiến thức, kinh nghiệm, các phương thức vận động quần chúng và chịusự tác động của hệ thống tổ chức chỉ huy ở đồn biên phòng... Do vậy, nghiêncứu kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vựcbiên giới Tây Bắc phải đặt trong hệ thống, trong môi trường nhất định, vớicác yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng. Từ đó, đề xuất cácbiện pháp tâm lý phát triển kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ các đồnbiên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc.

<i>- Nguyên tắc phát triển</i>

<i> Các hiện tượng tâm lý của con người đều có q trình hình thành, phát</i>

triển và biến đổi. Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phịngcũng được hình thành, phát triển và biến đổi trong quá trình học tập, rèn luyệnvà hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân. Do đó, nghiên cứu, đánh giá, luận giải,dự đoán kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khuvực biên giới Tây Bắc phải đặt trong sự vận động, phát triển, biến đổi, sự tácđộng của các hiện tượng khác cũng như các yếu tố tâm lý cấu thành chúng.

<i>- Nguyên tắc tiếp cận văn hóa dân tộc</i>

Hoạt động vận động quần chúng ở đồn biên phòng chịu sự ảnh hưởngcủa nhiều yếu tố khác nhau, trong đó sự hiểu biết về ngơn ngữ, văn hóa, phongtục tập quán các dân tộc địa phương có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỹ năng vậnđộng quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng. Do vậy, để vận động đồngbào các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới có hiệu quả cán bộ các đồn biên

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

phòng phải biết tiếng dân tộc, đồng thời phải am hiểu văn hóa, phong tục tậpquán của đồng bào các dân tộc ở địa phương.

<i><b>Cơ sở thực tiễn</b></i>

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở các chỉ thị, nghị quyết của Đảng,Nhà nước; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộđội Biên phòng về công tác vận động quần chúng. Từ thực tiễn hoạt động vậnđộng quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới TâyBắc; kết quả công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng 04 tỉnhbiên giới Tây Bắc, gồm: Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La, Bộ đội Biên phòngtỉnh Điện Biên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu và Bộ đội Biên phòng tỉnhLào Cai, qua kết quả điều tra, khảo sát thực trạng về kỹ năng vận động quần

<i><b>chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu</b></i>

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

<i>- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết</i>

Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương phápphân loại hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp so sánh, khái qt hóa các cơngtrình nghiên cứu ở nước ngồi và trong nước có liên quan đến kỹ năng, kỹnăng vận động quần chúng để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận án.

<i>- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn</i>

Luận án sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn,phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp xin ý kiến chuyên gia,phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phương pháp nghiên cứu chândung tâm lý.

<i>- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra thực trạng kỹnăng vận động quần chúng, thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹnăng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biêngiới Tây Bắc.

<b>6. Những đóng góp mới của luận án</b>

<i><b>Đóng góp về mặt lý luận</b></i>

Luận án đã hệ thống hóa và xác định được những vấn đề lý luận cơ bảnvề kỹ năng, kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ ở các đồn biên phòng.Đặc biệt, luận án xây dựng được những khái niệm cơ bản, làm rõ các kỹ năngthành phần, những yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá kỹ năng vận độngquần chúng của cán bộ các đồn biên phòng. Kết quả nghiên cứu góp phần làmsáng tỏ những vấn đề lý luận về tâm lý học trong lĩnh vực dân vận. Đồng thời,kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm những cơ sở lý luận cho việcphát triển kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ ở các đồn biên phịng.

<i><b>Đóng góp về mặt thực tiễn</b></i>

Luận án đã làm rõ thực trạng mức độ biểu hiện các kỹ năng thànhphần kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng. Đồngthời, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tới kỹ năng vận động quầnchúng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra những kiến nghị và đềxuất những biện pháp tâm lý phát triển kỹ năng vận động quần chúng chocán bộ các đồn biên phòng, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động vận độngquần chúng của Bộ đội Biên phòng. Kết quả nghiên cứu là tài liệu thamkhảo có giá trị, phục vụ cơng tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các họcviện nhà trường trong Bộ đội Biên phịng và trong tồn quân.

<b>7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án</b>

<i><b>Ý nghĩa về mặt lý luận</b></i>

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ, bổ sung, phát triển và

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

làm phong phú thêm lý luận về kỹ năng nói chung, kỹ năng vận động quầnchúng của cán bộ các đồn biên phịng nói riêng. Đặc biệt, luận án xác định vàphân tích làm rõ những biểu hiện của các kỹ năng thành phần và các yếu tốảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng.

<i><b>Ý nghĩa về mặt thực tiễn</b></i>

Luận án phân tích làm rõ thực trạng mức độ kỹ năng vận động quầnchúng, thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng vận độngquần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc.

Kết quả nghiên cứu cung cấp những dữ liệu khoa học về thực trạng kỹnăng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biêngiới Tây Bắc, những điểm mạnh, điểm cịn tồn tại, trên cơ sở đó có nhữngđịnh hướng phù hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển kỹ năng vậnđộng quần chúng cho cán bộ các đồn biên phịng, qua đó nâng cao hiệu quảhoạt động vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng.

<b>8. Kết cấu của luận án</b>

Luận án gồm: phần mở đầu; 4 chương (12 tiết); kết luận, kiến nghị;danh mục các công trình của tác giả đã cơng bố có liên quan đến đề tài luậnán; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về kỹ năng</b></i>

<i>* Hướng nghiên cứu về bản chất của kỹ năng</i>

Về vấn đề bản chất của kỹ năng, được các tác giả trong nước và trênThế giới quan tâm nghiên cứu.

<i>- Quan niệm thứ nhất, xem kỹ năng là mặt kỹ thuật củathao tác, hành động, hoạt động</i>

Đại diện cho hướng nghiên cứu này là các tác giả như: A.G. Covaliov,Ph. N. Gonobolin, V. A. Crucheski, V. X. Cudin, Hoàng Anh ,Trần TrọngThủy, Đào Thị Oanh… các tác giả này cho rằng: để thực hiện được một hànhđộng, cá nhân phải có tri thức về hành động đó, tức là phải hiểu được mụcđích, phương thức và các điều kiện để thực hiện nó. Vì vậy, nếu ta nắm đượccác tri thức về hành động, thực hiện nó trong thực tiễn theo các yêu cầu khácnhau, có nghĩa là ta đã có kỹ năng hành động.

<i>A. G. Covaliov (1971), Tâm lý học cá nhân [31], cho rằng: Kỹ năng là</i>

phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện củahành động. A. G. Covaliov khơng đề cập đến kết quả của hành động. Theotác giả, kết quả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quantrọng hơn cả là năng lực của con người chứ không đơn giản là cứ nắm vữngcách thức hành động là đem lại kết quả tương ứng.

<i>Ph. N. Gonobolin (1973), Tâm lý học [37, tr.154], cho rằng: Kỹ năng là</i>

những phương thức tương đối hoàn chỉnh của việc thực hiện những hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

động bất kỳ khi nào. Các hành động này được hình thành trên cơ sở các trithức và kỹ xảo - những cái được con người lĩnh hội trong quá trình hoạt động.

<i>V. A. Crucheski (1980), Tâm lý học [33, tr.78], cho rằng: “Kỹ năng là</i>

phương thức thực hiện hoạt động - cái mà con người lĩnh hội được”. Để làmrõ khái niệm kỹ năng, tác giả đi phân tích vai trị của việc luyện tập trong thựctiễn, trong hoạt động và trong quá trình hình thành kỹ năng. Tác giả cho rằng:trong một số trường hợp thì kỹ năng là phương thức sử dụng các tri thức vàotrong thực hành, nghĩa là khi có tri thức, con người phải sử dụng, áp dụng vàotrong cuộc sống, vào thực tiễn. Trong quá trình luyện tập, trong hoạt độngthực hành kỹ năng trở nên được hồn thiện và trong mối quan hệ đó hoạtđộng của con người trở nên được hoàn hảo hơn trước.

<i>Tác giả Đào Thị Oanh (2008), Tâm lý học lao động [71] cho rằng: Kỹ</i>

năng là cách thức hoạt động dựa trên cơ sở hệ thống những kiến thức và kỹxảo đã có.

Như vậy, theo hướng nghiên cứu này, kỹ năng là phương tiện thực hiệnhành động mà con người đã nắm vững, người có kỹ năng hoạt động nào đó làngười nắm vững các tri thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theođúng yêu cầu cần có của nó mà khơng cần tính đến kết quả của hành động.

<i>- Quan niệm thứ hai, xem kỹ năng là một biểu hiện nănglực của con người</i>

Đại diện cho hướng nghiên cứu này là các tác giả như: K. K. Platonov,N. D. Levitov, Nguyễn Quang Uẩn, Lê Văn Hồng, Vũ Dũng, Phạm ThànhNghị, Nguyễn Công Khanh, Đỗ Mạnh Tôn, Tạ Quang Đàm...

<i>N. D. Levitov (1962), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, tập 1,</i>

[60] cho rằng: Kỹ năng là việc thực hiện có kết quả một động tác nào đó haymột hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thứcđúng đắn có chiếu cố đến những điều kiện nhất định. Như vậy, N. D. Levitov

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

chú ý đến kết quả hành động, điều này có nghĩa là phải biết lựa chọn cáchhành động đúng đắn, phù hợp với các điều kiện cho phép để thực hiện hànhđộng, hoạt động đem lại kết quả cao.

<i>K. K. Platonov, G. G. Golubev (1977), Tâm lý học [79], chú ý tới mặt</i>

kết quả của hành động trong kỹ năng. Tác giả cho rằng: Kỹ năng là khả năngcon người tiến hành cơng việc một cách có kết quả với một chất lượng cầnthiết trong những điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng.

<i>Lê Văn Hồng (Chủ biên, 2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sưphạm [44, tr.102], cho rằng: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái</i>

niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới”. Theotác giả, có kỹ năng hoạt động chân tay, có kỹ năng hoạt động trí óc. Song dùlà kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết đó là kiến thức. Nói cáchkhác, con người có kỹ năng mới sử dụng tri thức một cách tự giác và có chỉđịnh, mới biết lựa chọn những biện pháp cần thiết, phù hợp với từng hoàncảnh và vận dụng các biện pháp đó vào hoạt động để đạt mục đích.

<i>Nguyễn Quang Uẩn (2010), Tuyển tập nghiên cứu về tâm lý - giáo dục</i>

[108, tr.74], xác định: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hànhđộng hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những trithức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiệnthực tiễn cho phép”. Tác giả nhấn mạnh, người có kỹ năng hành động phải cótri thức về hành động, bao gồm: mục đích của hành động, các điều kiện,phương tiện đạt mục đích, cách thức thực hiện hành động; tiến hành hànhđộng đúng với yêu cầu của nó; đạt được kết quả phù hợp với mục đích đề ra;có thể hành động có kết quả trong những điều kiện khác.

<i>Nguyễn Công Khanh (2014), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹnăng sống [48, tr.160], xác định: “Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành</i>

động hay hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức,những kinh nghiệm, kỹ xảo đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

và những điều kiện thực tế đã cho”. Theo tác giả để có kỹ năng trong mộthoạt động nào đó, trước hết cá nhân phải có tri thức về hoạt động đó; biếtcách tiến hành hoạt động có hiệu quả và biết hành động có kết quả trongnhững điều kiện mới, khơng quen thuộc.

<i>Tác giả Tạ Quang Đàm (2019), Nâng cao kỹ năng tự học các môn khoahọc xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội [35, tr.10], trên cơ</i>

sở phân tích, luận giải các quan niệm về kỹ năng, tác giả cho rằng: “Kỹ nănglà sự vận dụng kiến thức, kỹ xảo, kinh nghiệm đã có phù hợp với điều kiệnthực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định”.

<i>- Quan niệm thứ ba, xem kỹ năng là biểu hiện của hành vi, thái độ ứngxử của con người</i>

Trong những năm gần đây, xuất hiện hướng nghiên cứu coi kỹ năng làbiểu hiện của hành vi ứng xử của con người. Đại diện cho hướng nghiên cứunày là các tác giả: Morales. S. A, Sheator. W, Louise. J, Richard. J. N…

<i>Morales. S. A & Sheator. W (1987), Social Work a profession for manyfaces (Công tác xã hội một nghề nhiều mặt) [121] cho rằng: Sự lựa chọn chịu</i>

sự ảnh hưởng của thái độ, niềm tin của cá nhân đối với hoạt động cụ thể. Đâylà cách tiếp cận mới khi quan niệm về kỹ năng và khá phù hợp cho nhữngnghiên cứu chuyên sâu về kỹ năng trong các lĩnh vực cụ thể. Trên thực tế, cónhiều kỹ năng cần phải được xem xét trên khía cạnh thái độ, trách nhiệm, như:kỹ năng hỗ trợ người bị nạn, kỹ năng ứng phó với tình huống khẩn cấp, kỹnăng thiết lập quan hệ người - người… mà không chỉ dừng lại trong việc vậndụng kiến thức, kỹ xảo, kinh nghiệm, thói quen cũ mà có được.

<i>Louise. J (1995), SW practices- A generalist approach (Thực hành</i>

SW - Một cách tiếp cận tổng quát) [120] khẳng định: Kỹ năng là yếu tốmang tính thực tiễn và là kết quả của sự nối kết giữa lý thuyết và giá trị (tháiđộ, niềm tin). Mặc dù ghi nhận hành vi có kỹ năng là khả năng lựa chọnnhững kiến thức, kỹ thuật thích hợp và sử dụng chúng có kết quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>Richard. J. N (2003), Basis counseling skills (Kỹ năng tư vấn cơ bản)</i>

[123], với quan niệm, mọi hành vi của con người đều xuất phát từ cách màngười ta suy nghĩ, cho rằng: Kỹ năng là những hành vi được thể hiện ra hànhđộng bên ngoài và chịu sự chi phối cách thức con người cảm nhận và suy nghĩ. Như vậy, có nhiều quan điểm, hướng tiếp cận khác nhau về kỹ năng.Có quan niệm coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động; quan niệmkhác coi kỹ năng là một biểu hiện của năng lực con người và có quan niệmxem kỹ năng là biểu hiện của hành vi ứng xử của con người. Các quan niệmtrên khơng mâu thuẫn với nhau mà có sự thống nhất biện chứng với nhau, bổsung cho nhau, làm cho nhận thức về kỹ năng được đầy đủ, hoàn thiện hơn.

<i>* Hướng nghiên cứu về mức độ và các giai đoạn hình thành kỹ năng</i>

Về vấn đề mức độ và các giai đoạn hình thành kỹ năng được nhiềunhà tâm lý học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Mỗi tác giả cónhững ý kiến, quan điểm riêng của mình song đều thống nhất với nhau rằngkỹ năng được hình thành, phát triển trong hoạt động theo từng giai đoạn vớicác mức độ khác nhau từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưahoàn thiện đến hoàn thiện.

<i>Tác giả N. D. Levitov (1962), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sưphạm, tập 1 [60] chia kỹ năng làm hai loại là: Kỹ năng sơ bộ: là kỹ năng biểu</i>

hiện ở thí nghiệm thành cơng lúc đầu trong việc hồn thành một động tác và có

<i>một số kết quả nhất định và Kỹ năng ở giai đoạn phát triển cao: là kỹ năng địi</i>

hỏi thực tiễn luyện tập và nó dần dần trở thành kỹ xảo.

<i>K. K. Platonov, G. G. Golubev (1977), Tâm lý học [79], chỉ ra các giaiđoạn phát triển kỹ năng với 5 mức độ sau: Giai đoạn 1: Kỹ năng còn rất sơ</i>

đẳng khi chủ thể mới ý thức được mục đích và tìm kiếm cách thức hành

<i>động dưới dạng “thử và sai”. Giai đoạn 2: Kỹ năng đã có, nhưng chưa đầyđủ. Giai đoạn 3: Kỹ năng chung, song cịn mang tính riêng lẻ. Giai đoạn 4:</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Kỹ năng ở trình độ cao, cá nhân sử dụng thành thạo các thao tác kỹ thuật,

<i>cách thức thực hiện để đạt được mục đích. Giai đoạn 5: Kỹ năng tay nghề</i>

cao, khi cá nhân vừa thành thạo vừa sáng tạo trong sử dụng các kỹ năng ởnhững điều kiện khác nhau.

<i>X. I. Kixegof (1977), Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm chosinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học, [52], quá trình hình thành,</i>

phát triển kỹ năng trải qua 5 giai đoạn, tương ứng với 5 mức độ là: nhận thức,tái hiện, quan sát, bắt chước và hành động độc lập.

<i>P. A. Rudich (1986), Tâm lý học [84] chia kỹ năng thành hai mức là:Kỹ năng bậc 1: là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với</i>

những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù hành độngđó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ. Để hình thành kỹ năng bậc 1,trước hết cần phải có kiến thức làm cơ sở, sau đó cần luyện tập từng thao tácriêng rẽ cho đến khi thực hiện được một hành động theo đúng mục đích, yêu

<i>cầu. Kỹ năng bậc 2: là khả năng thực hiện hành động một cách thành thạo,</i>

linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong các điều kiện khácnhau. Kỹ năng bậc 2 được hình thành trên cơ sở của kỹ xảo và sự sáng tạo.

<i>Tác giả Trần Quốc Thành (1992), Kỹ năng tổ chức trò chơi của Chiđội trưởng chi đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh [92]…cho rằng, quá</i>

trình hình thành kỹ năng gồm 3 giai đoạn sau:

<i> Giai đoạn 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiệnhành động. Giai đoạn 2: Quan sát và làm thử theo mẫu. Giai đoạn 3: Luyện</i>

tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu nhằm đạt được mục đích đặtra. Theo tác giả, giai đoạn đầu tiên chủ thể nhận thức mục đích, cách thức vàđiều kiện hành động rất quan trọng. Vì mục đích chính là kết quả của hànhđộng mà người ta đã dự kiến trước khi bắt tay vào hành động. Trên cơ sở xácđịnh mục đích hành động, chủ thể sẽ lập kế hoạch và tìm các điều kiện, biện

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

pháp phù hợp để đạt được mục đích. Ở giai đoạn thứ 2, chủ thể một mặt thựchiện thao tác theo mẫu để hình thành kỹ năng, một mặt chủ thể đối chiếu với trithức về hành động và điều chỉnh các thao tác, hành động của mình nhằm đạtđược kết quả và giảm bớt những sai sót trong q trình hành động. Giai đoạn 3sẽ được thực hiện sau khi làm thử để nắm vững cách thức hành động, chủ thểphải tiến hành luyện tập để hoàn thiện kỹ năng.

Nguyễn Như An (1998), “Nâng cao chất lượng rèn luyện hệ thống kỹnăng sư phạm cho sinh viên Khoa Tâm lý - Giáo dục” [1, tr.7], chia kỹ năng

<i>làm 5 mức độ: Mức độ 1 - Kỹ năng ban đầu: biết nội dung một dạng kỹ năngnào đó, khi cần thiết có thể tái hiện những thao tác hành động. Mức độ 2 - Kỹ</i>

năng mức thấp: tự lực hình thành được trình tự những thao tác cần thiết củamột kỹ năng nào đó trong tình huống quen thuộc, tương tự, chưa chuyển được

<i>sang tình huống mới khác. Mức độ 3 - Kỹ năng trung bình: tự lực thực hiện</i>

thành thạo các thao tác đã biết trong các tình huống quen thuộc, di chuyển các

<i>kỹ năng sang các tình huống mới cịn bị hạn chế. Mức độ 4 - Kỹ năng cao: tự</i>

chọn được hệ thống các thao tác cần thiết trong các tình huống khác nhau.

<i>Biết di chuyển kỹ năng trong một phạm vi nhất định. Mức độ 5 - Kỹ năng</i>

hoàn hảo: nắm được thành thạo hệ thống các thoa tác khác nhau, có khả năngdi chuyển rộng rãi sang các hoạt động khác nhau mà khơng gặp khó khăn.

<i>* Hướng nghiên cứu về các yếu ảnh hưởng đến kỹ năng</i>

<i>Các tác giả A. A. Xmiecnov, A. N. Leonchiev (1975), Tâm lý học, tập 2</i>

[111], cho rằng: Quá trình hình thành, phát triển kỹ năng phụ thuộc vàonhiều yếu tố, trong đó các tác giả nhấn mạnh đến các yếu tố, như: phươngthức thực hiện hành động; những tri thức và kỹ xảo tiếp thu được khi thựchiện các hành động.

<i>Nguyễn Công Khanh (2014), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹnăng sống [48, tr.60], cho rằng: Sự phát triển của kỹ năng là quá trình phức tạp,</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là vốn tri thức, hiểu biết của con người vềhoạt động, cách thức tiến hành hoạt động và điều kiện phương tiện hoạt động.

Các tác giả Trần Quốc Thành, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Thị Huệ,

<i>Hoàng Anh Phước, Vũ Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Hải Thiện (2021), Giaotiếp sư phạm [93], cho rằng: Quá trình hình thành, phát triển kỹ năng chịu sự</i>

ảnh hưởng của các yếu tố, như: các thói quen; vốn sống, kinh nghiệm của cánhân, đặc biệt là quá trình tự luyện tập, rèn luyện của mỗi cá nhân.

Các tác giả Lê Văn Chiến, Bùi Phương Đình, Nguyễn Đăng Thành,

<i>Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2021), Khoa học lãnh đạo</i>

[29, tr.185], cho rằng: Sự phát triển của kỹ năng phụ thuộc vào những trithức, kinh nghiệm của cá nhân; phụ thuộc vào các phương thức hành động;điều kiện, phương tiện, hoàn cảnh cụ thể của nhiệm vụ đặt ra.

Từ việc phân tích các quan điểm trên, chúng tơi nhận thấy có nhiềuyếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kỹ năng. Trong đó, kiến thức, vốnsống, kinh nghiệm và phương thức hành động và điều kiện, phương tiệnluyện tập là những yếu tố cơ bản, có ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành,phát triển của kỹ năng.

Như vậy, có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về kỹ năng vàđể có kỹ năng trong hành động nào đó thì con người cần có hiểu sâu sắc vềlĩnh vực đó và vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực hiện hành động mộtcách nhuần nhuyễn, thành thạo đem lại kết quả nhất định trong những điềukiện khác nhau. Hay nói cách khác, kỹ năng gồm ba thành phần sau:

<i> Mặt nhận thức: Vận dụng tri thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn để</i>

hiểu nhiệm vụ, mục tiêu, quy trình, kỹ thuật thực hiện hành động.

<i>Mặt hành động: Tiến hành hành động theo đúng yêu cầu, đúng quy</i>

trình, kỹ thuật trong điều kiện thực tế.

<i>Mặt kết quả: Được đánh giá theo mục tiêu đã xác định. Dựa vào các thành</i>

phần tâm lý trên mà người ta đánh giá một kỹ năng đạt mức độ cao hay thấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>* Hướng nghiên cứu về con đường, biện pháp hình thành,phát triển kỹ năng</i>

Các tác giả N. D. Levitov (1962) [60], V. A. Crucheski (1981) [33] chorằng: Để có kỹ năng, con người phải luyện tập; kỹ năng chỉ thực sự ổn địnhkhi người ta hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau. Việcluyện tập đạt được kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện luyện tập,đặc biệt là sự nỗ lực của cá nhân.

<i>Tác giả A. V. Petrovxki (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sưphạm [78], cho rằng: Kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện tập, nó</i>

tạo ra khả năng hành động cho con người không chỉ trong điều kiện quen thuộcmà cả trong điều kiện thay đổi. Theo tác giả, muốn có kỹ năng phải có tri thứcvề kỹ năng và nhất thiết phải trải qua quá trình rèn luyện trong điều kiện môitrường nhất định. Mức độ thành thạo của kỹ năng phụ thuộc vào mức độ nắmvững tri thức và mức độ sử dụng tri thức đó trong hoạt động thực tiễn.

<i>Lê Văn Xem (2010), Tâm lý học Thể dục thể thao [110, tr.76 - 80], cho</i>

rằng: Kỹ năng được hình thành, phát triển thơng qua con đường luyện tập cóhệ thống liên tục, kéo dài. Cơng việc này được phân chia thành từng phầnnhỏ, phụ thuộc vào nhiệm vụ hành động cụ thể. Tính chất, nhiệm vụ hànhđộng chi phối việc xác định các giai đoạn hình thành kỹ năng.

<i>Tác giả Hồng Anh (2016), Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách [2],</i>

khẳng định: Kỹ năng khơng phải bẩm sinh, nó được hình thành thơng quacon đường luyện tập, kỹ năng tạo điều kiện cho con người thực hiện hànhđộng có hiệu quả khơng chỉ trong những môi trường, điều kiện quen thuộcmà cả trong những môi trường, điều kiện mới, đã thay đổi. Từ việc coi kỹnăng là mặt kỹ thuật của hành động, các tác giả cho rằng khi nắm vững đượcnhững kỹ thuật của hành động, có hành động đúng với các u cầu kỹ thuậtcủa nó thì sẽ đạt kết quả. Để nắm vững được kỹ thuật hành động và thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

hiện hành động theo đúng kỹ thuật của nó thì phải thơng qua q trình họctập, bồi dưỡng và rèn luyện của chủ thể.

<i><b>Như vậy, nghiên cứu về kỹ năng có thể tiếp cận theo các hướng nghiênkhác nhau, các quan niệm về kỹ năng rất phong phú, đa dạng song không</b></i>

mâu thuẫn mà thống nhất, biện chứng với nhau. Các cơng trình nghiên củacác tác giả trong và ngồi nước về kỹ năng góp phần làm sáng tỏ thêmnhững vấn đề lý luận về kỹ năng. Đây là những cơ sở lý luận mà nghiêncứu sinh có thể kế thừa, phát triển trong quá trình thực hiện đề tài luận án“Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vựcbiên giới Tây Bắc Việt Nam”.

<i><b>1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về kỹ năngtuyên truyền, vận động quần chúng</b></i>

<i>* Hướng nghiên cứu về bản chất của kỹ năng tuyên truyền, vận độngquần chúng</i>

Vấn đề về bản chất của kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng đãcó một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình mới chỉ đềcập đến bản chất của kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng ở những khíacạnh khác nhau. Cụ thể là những cơng trình nghiên cứu của các tác giả sau:

<i>V. A. Crucheski (1980), Tâm lý học [33] cho rằng: Chỉ có thể giải</i>

quyết được nhiệm vụ tuyên truyền, vận động quần chúng bằng cách dựa trênnhững tri thức về quy luật tâm lý của sự hình thành nhân cách tích cực và cómục đích, về những quy luật phát triển đạo đức, cũng như dựa trên sự hiểubiết đầy đủ những đặc điểm cá nhân. Từ đó, có thể thấy theo V. A. Crucheskithì bản chất của kỹ năng vận động quần chúng là việc nắm vững và vận dụngnhững tri thức, đặc biệt là những tri thức, những quy luật về tâm lý học trêncơ sở nắm vững những đặc điểm tâm lý cá nhân để tác động đến đối tượnglàm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Các tác giả V. Gh. Baikova, M. Ph. Nhenasev, V. Ph. Pravotorov

<i>(1983), Những nguyên lý tuyên truyền cộng sản chủ nghĩa [4, tr.111] cho</i>

rằng: Kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng là một cơ chế tâm lý xã hộicủa sự tác động qua lại giữa con người trong giao tiếp. Các phương thức và cơchế căn bản của sự tác động qua lại giữa con người trong quá trình giao tiếpgồm: sự noi gương, sự cảm hoá, sự lây lan về tâm lý, sự thuyết phục…

A. V. Lunatraoroxki khi nghiên cứu về kỹ năng tuyên truyền, vận độngquần chúng, cho rằng: Vận động quần chúng là nghệ thuật làm xúc động quầnchúng, tác động vào nhận thức, tình cảm quần chúng để dẫn dắt quần chúngđi theo mình. Theo tác giả, để tuyên truyền, vận động được quần chúng Nhândân, thì người đi tuyên truyền, vận động phải có các kỹ năng tác động vào tưtưởng, tình cảm của quần chúng để quần chúng nghe, tin tưởng và làm theomình [Dẫn theo 56].

<i>Lê Văn Hịe (1952), Hưng Đạo Vương, Bình Định Vương [43, tr.42],</i>

khẳng định: Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn có nghệ thuật thuyết phục,phương thức vận động quần chúng rất đặc biệt, thể hiện sự dân chủ và khônkhéo khi ông hiến kế cho nhà Vua áp dụng kế hoạch vận động Nhân dânbằng cách cho mời các bô lão Nhân dân vào dự yến tiệc tại điện Diên Hồngđể xin ý kiến Nhân dân về việc đánh đuổi quân Mông Cổ, qua đó Nhân dânai cũng thấy mình trở nên quan trọng trong việc kháng địch và coi việc giữnước là việc của mình. Đồng thời, ơng lại đề cao đại nghĩa để vận động lòngyêu nước thương nòi của quân dân thời Trần với bài Hịch dụ tướng sĩ, bằngnhững lời lẽ chân thành và thống thiết để khơi dậy lòng yêu nước, tinh thầnchống ngoại xâm của quân dân cả nước.

Đến thời nhà Lê, Bình Định Vương - Lê Lợi, trước thế giặc Minh rấtmạnh, Lê lợi một mặt tiến hành các hoạt động quân sự để chống lại giặc Minhxâm lược, một mặt tiến hành tiến hành tuyên truyền, vận động Nhân dân một

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cách sâu rộng bằng cách phát hịch đi khắp nước để kể tội giặc Minh, yết bảngđể hiệu triệu anh hùng hào kiệt, rồi dùng cách cho sâu đục lá cây thành chữ “LêLợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” để vận động Nhân dân đánh giặc giữ nước.

Các tác giả Hoàng Cung, Chúc Văn Chiên, Đỗ Văn Thọ, Nguyễn Như

<i>Chiến, Hồng Thị Bích Ngọc (1999), Một số vấn đề về Tâm lý học nghiệp vụcảnh sát nhân dân [106, tr.132,133] cho rằng: Bản chất của kỹ năng vận động</i>

quần chúng là phương pháp tác động đến đối tượng bằng cách phân tích vạchra chân lý, lẽ phải, giúp cho đối tượng nhận rõ đúng sai, phải trái, thiệt hơn vềcác vấn đề có liên quan, từ đó có sự chuyển đổi nhận thức, quan điểm và thayđổi động cơ, thái độ, hành vi... của đối tượng.

Như vậy, các tác giả trên đã đề cập, nghiên cứu về kỹ năng tuyêntruyền, vận động quần chúng ở những góc độ khác nhau. Mặc dù, các tác giảchưa nghiên cứu một cách trực tiếp, có hệ thống về kỹ năng vận động quầnchúng của cán bộ các đồn biên phòng. Song từ kết quả các cơng trình nghiêncứu của các tác giả trên cho chúng ta thấy, hầu hết các tác giả cho rằng bảnchất của kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng là sự vận dụng các kiếnthức, kinh nghiệm và phương thức (phương pháp, cách thức) để tác động đếnquần chúng làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của quần chúng nhằm đạtmục đích tuyên truyền, vận động quần chúng đặt ra.

<i>* Hướng nghiên cứu về các biểu hiện của kỹ năng tuyêntruyền, vận động quần chúng</i>

<i>Nguyễn Hoàng Lân (2008), Kỹ năng tuyên truyền của cán bộ chính trịđơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam [56, tr.54, 55], cho rằng: Kỹ</i>

năng tuyên truyền của cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dânViệt Nam được biểu hiện ở các kỹ năng thành phần, như: kỹ năng nắm bắt,xây dựng vấn đề tuyên truyền; kỹ năng tìm hiểu, đánh giá đối tượng tuyêntruyền; kỹ năng lựa chọn phương pháp tuyên truyền; kỹ năng xử lý các tình

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

huống trong tuyên truyền và kỹ năng khai thác sử dụng các trang thiết bịtrong tuyên truyền. Theo tác giả, các kỹ năng này giúp người cán bộ chínhtrị cơ sở nhanh chóng xác định được mục đích, u cầu, nội dung, phươngpháp tuyên truyền; vạch ra được kế hoạch chính xác, thu thập tài liệu đầyđủ; nhanh chóng xây dựng được nội dung tuyên truyền hoàn chỉnh; cóphương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng; làm chủ, kiểm soátđược đối tượng, điều chỉnh nội dung hợp lý, vận dụng kinh nghiệm tuyêntruyền nhuần nhuyễn, hiệu quả, có nghệ thuật ứng xử mềm dẻo, xử lý linhhoạt các tình huống xảy ra trong quá trình tuyên truyền...

<i>Đinh Thị Mai (2013), Kỹ năng tuyên truyền bằng lời tư tưởng Hồ ChíMinh về đạo đức của báo cáo viên [67], cho rằng: Kỹ năng tuyên truyền bằng</i>

lời tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của báo cáo viên được biểu hiện ở 04kỹ năng thành phần, gồm: kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng quan sát, kỹnăng thuyết phục và kỹ năng đối thoại của báo cáo viên. Theo tác giả, việcphân chia các biểu hiện của kỹ năng tuyên truyền bằng lời thành 04 kỹ năngthành phần như trên chỉ mang tính chất tương đối theo mục đích nghiên cứucủa tác giả. Thực tế, các kỹ năng thành phần đó có thể khác đi theo mục đíchnghiên cứu của từng đề tài.

<i>Hồ Thị Song Quỳnh (2016), Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai củacán bộ hành chính cấp cơ sở [83] cho rằng: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất</i>

đai của cán bộ hành chính cấp cơ sở được biểu hiện qua 04 kỹ năng thànhphần, là: kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai; kỹ năngthu thập thơng tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranhchấp; kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đềtranh chấp và kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bêntranh chấp trong quá trình hịa giải.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Lương Trọng Thành, Đỗ Phương Anh, Lê Đình Tư (2021), <i>Kiến thứcvà kỹ năng dành cho cán bộ dân vận cấp cơ sở [94], cho rằng: Kỹ</i>

năng dân vận (vận động quần chúng) của cán bộ dân vận ở cơ sở được biểuhiện qua các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thu thập, xử lýthông tin; kỹ năng quán triệt, thực hiện nghị quyết; kỹ năng tư vấn, hỗ trợpháp lý cho Nhân dân; kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục quần chúng Nhândân…

Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên đã chỉ ra những biểu hiện củakỹ năng trong các hoạt động (tuyên truyền, giao tiếp trong vận động quầnchúng, dân vận…). Mặc dù, các cơng trình khơng nghiên cứu về các biểuhiện của kỹ năng vận động quần chúng song những kết quả của các cơngtrình đó là những định hướng, cơ sở khoa học quan trọng để luận án có thểkế thừa khi nghiên cứu về các biểu hiện kỹ năng vận động quần chúng củacán bộ các đồn biên phòng.

<i>* Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tuyêntruyền, vận động quần chúng</i>

<i>Các tác giả V. V. Seliac, A. D. Glotoskin, K. K. Platonov (1978), Tâmlý học quân sự [85] cho rằng: Kỹ năng thuyết phục trong công tác tuyên</i>

truyền phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản, như: nội dung tuyên truyền, thuyếtphục; niềm tin của người tuyên truyền vào tư tưởng tuyên truyền; là sự hiểubiết sâu sắc về lý luận và thực tiễn về vấn đề tuyên truyền, khả năng diễn đạttư tưởng một cách sáng tỏ; những chứng cứ, tư liệu, số liệu thực tế phong phúvề vấn đề tuyên tuyền, thuyết phục...

<i>Hoàng Xuân Lương (Chủ biên, 2003), Công tác vận động quần chúngtham gia quản lý, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia [63]. Trên cơ sở nghiên</i>

cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác VĐQC của Bộ đội Biênphịng, nhóm tác giả đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

quần chúng của Bộ đội Biên phòng, gồm: đặc điểm tình hình địa bàn; cơng táctổ chức, bố trí, sử dụng lực lượng làm công tác vận động quần chúng; đặc điểmtrình độ nhận thức, văn hóa, phong tục tập quán của đối tượng được vận động;trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác vận độngquần chúng; niềm tin của Nhân dân ở khu vực biên giới với Bộ đội Biênphịng; cơng tác bồi dưỡng, tập huấn của cơ quan chức năng; cơ sở vật chất,trang bị, kinh phí dành cho cơng tác vận động quần chúng...

<i>Trần Thị Thanh Hà (2005), Một số kỹ năng giao tiếp trong vận độngquần chúng của chủ tịch hội phụ nữ cấp cơ sở [39]. Trên cơ sở làm rõ cơ sở</i>

lý luận và thực tiễn về kỹ năng giao tiếp trong vận động quần chúng, tác giảđã chỉ ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong vậnđộng quần chúng của chủ tịch hội phụ nữ cấp cơ sở, bao gồm: mối quan hệgiữa người đi vận động với đối tượng được vận động, khả năng trình bày rõràng, chính xác, hấp dẫn và dễ hiểu những điều cần trao đổi, tuyên truyền vàvận động của chủ thể; trình độ nhận thức của đối tượng; sự thông hiểu vàđồng cảm trong giao tiếp giữa chủ thể và đối tượng tuyên truyền...

<i>Nhữ Văn Thao (2012), Kỹ năng giao tiếp của chính trị viên trongQuân đội nhân dân Việt Nam [95], cho rằng: Kỹ năng giao tiếp của chính</i>

trị viên trong Quân đội chịu sự ảnh hưởng của 03 nhóm yếu tố cơ bản là:nhóm các yếu tố thuộc về người chính trị viên (kiến thức, chun mơnnghề nghiệp được đào tạo; các phẩm chất nhân cách, phong cách giao tiếp;uy tín; kinh nghiệm, vốn sống thực tiễn của chính trị viên); nhóm các yếu

<i>tố thuộc về đối tượng giao tiếp (đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm tâm lý</i>

xã hội vùng miền, dân tộc của đối tượng giao tiếp); các yếu tố thuộc về môitrường giao tiếp (các chuẩn mực của tập thể quân sự, môi trường văn hoágiao tiếp, truyền thống của tập thể)…

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>Bùi Đức Trọng (2018), Kỹ năng thuyết phục người dân của công an xãtrong thực hiện nhiệm vụ [97], cho rằng: Kỹ năng thuyết phục của công an xã</i>

chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, tác giảđặc biệt nhấn mạnh đến các yếu tố chủ quan, như: trình độ kiến thức, chunmơn nghiệp vụ được đào tạo; kinh nghiệm, vốn sống thực tiễn, các phẩm chấtnhân cách của công an xã. Bên cạnh các yếu tố chủ quan, kỹ năng thuyết phụccủa cơng an xã cịn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, như: sự lãnhđạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cơng tác vận động quần chúngbảo vệ an ninh trật tự; điều kiện, môi trường công tác và công tác đào tạo, bồidưỡng về kỹ năng thuyết phục người dân cho lực lượng công an xã…

Nguyễn Văn Lành (2019), “Góp bàn về phẩm chất, kỹ năng cần thiếtcủa đội ngũ cán bộ dân vận hiện nay” [55] cho rằng: Kỹ năng vận động quầnchúng của đội ngũ cán bộ dân vận phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: bảnlĩnh chính trị; trình độ, năng lực chun mơn; uy tín, khả năng tun truyền,thuyết phục; khả năng tập hợp, vận động quần chúng của đội ngũ cán bộ dânvận; trình độ nhận thức của quần chúng; sự quan tâm đào tạo, bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ dân vận của cơ quan chức năng; cơ sở vật chất, trangthiết bị phục vụ công tác dân vận…

<i>* Hướng nghiên cứu về con đường, biện pháp phát triển kỹ năng tuyêntruyền, vận động quần chúng</i>

<i>A. G. Covaliov (1976), Tâm lý học xã hội [32] cho rằng: Để hoạt động</i>

tuyên truyền, vận động quần chúng đạt hiệu quả, cần phải: lựa chọn nộidung và hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với trình độ, lứa tuổi củađối tượng. Nội dung tuyên truyền, vận động phải dễ hiểu, hợp đối tượng.Khi tuyên truyền, vận động cần phải nắm được những đặc điểm cá biệt củađối tượng (nhân sinh quan, thái độ của đối tượng tuyên truyền, vận động).Trong bất cứ điều kiện nào, tuyên truyền, vận động phải nhất quán, có lý có

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

lẽ, có bằng chứng cụ thể. Người đi tuyên truyền, vận động phải tin tưởng sâusắc vào vấn đề tuyên truyền, vận động.

<i>A. N. Leonchiev (1989), Hoạt động - ý thức - nhân cách [59], trên cơ</i>

sở kết quả nghiên cứu về hoạt động cho rằng: Việc truyền thụ những quanđiểm, tư tưởng, đường lối phải gắn với thực tiễn cuộc sống, phải xuất phát từnhững mối quan hệ và hoạt động thực tiễn của con người. Do đó, để tuntruyền, vận động quần chúng có hiệu quả thì chủ thể tuyên truyền phải căn cứvào điều kiện, hoàn cảnh, trình độ nhận thức của đối tượng để xác địnhphương pháp tuyên truyền, vận động cho thích hợp.

<i>Mao Chấn Phát (Chủ biên,1995), Bàn về biên phòng [72, tr.311], cho</i>

rằng: Để tiến hành tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân có hiệuquả, các lực lượng bảo vệ biên giới phải: “coi trọng làm tốt công tác dân tộcthiểu số biên cương, tôn trọng, yêu mến... giúp đỡ họ phát triển sản xuất, xóađói làm giàu, nâng cao mức sống, làm cho cơ sở của xây dựng biên phòngbắt rễ sâu trong nhân dân các dân tộc biên cương”. Đồng thời, phải tích cựchọc tập nắm vững chính sách dân tộc của Đảng; hiểu biết phong tục tậpquán, thành thạo tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số địa phương và

<i>biết làm công tác quần chúng.</i>

<i>Đặng Vũ Liêm (Chủ nhiệm, 2002), Nâng cao hiệu quả công tác vậnđộng quần chúng của Bộ đội Biên phòng trong đấu tranh phòng chống truyềnđạo trái phép ở địa bàn biên giới Tây Bắc hiện nay [62], cho rằng: Để nâng</i>

cao hiệu quả hoạt động vận động quần chúng đấu tranh phòng chống truyềnđạo trái phép trên địa bàn biên giới Tây Bắc, cán bộ biên phòng phải: nắmvững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quan điểm của Đảng về vấn đề dântộc, tôn giáo; tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộcở khu vực biên giới nhận rõ được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch;phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trên địa bàn; tích cực đổi mới

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

công tác vận động quần chúng... đặc biệt là trong quá trình tuyên truyền, vậnđộng quần chúng phải có niềm tin vào Nhân dân, thường xuyên liên hệ gắn bóvới quần chúng, sâu sát cơ cở, kiên trì, nhẫn nại trong vận động quần chúng,lấy giáo dục, thuyết phục làm chính, khơng được kỳ thị, phân biệt đối xửtrong tuyên truyền, vận động Nhân dân...

Đinh Vũ Thủy (2010), “Những biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quảcông tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng trên tuyến biên giớiViệt - Trung hiện nay” [104]. Tác giả chỉ rõ đặc điểm tình hình tuyến biên giớiViệt Nam - Trung Quốc và ảnh hưởng, tác động của đặc điểm tình hình đếncơng tác VĐQC của BĐBP các tỉnh biên giới phía Bắc. Đồng thời, đánh giánhững kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế trong cơng tác VĐQC. Trên cơsở đó, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác VĐQC của BĐBP,gồm: nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ BĐBP về công tác VĐQC; tăngcường sự lãnh đạo chỉ đạo các cấp đối với công tác VĐQC; vận dụng linh hoạtcác hình thức, phương pháp, kỹ năng VĐQC; làm tốt cơng tác bảo đảm và kiệntồn tổ chức, biên chế lực lượng làm công tác vận động quần chúng...

Nguyễn Đăng Khoa (2012), “Phương pháp vận động đồng bào dân tộcthiểu số tham gia bảo vệ biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng các tỉnhTây Nguyên” [49]. Trên cở sở đánh giá đặc điểm tình hình khu vực biên giớicác tỉnh Tây Nguyên và các yếu tố tác động đến công tác VĐQC của BĐBPcác tỉnh Tây Nguyên, tác giả cho rằng, để tiến hành hoạt động VĐQC có chấtlượng, hiệu quả cần tiến hành đồng bộ các giải pháp. Đặc biệt, cần rèn luyệncho cán bộ biên phòng các kỹ năng cơ bản, như: kỹ năng tuyên truyền, giáodục; kỹ năng tổ chức các hoạt động cho đồng bào dân tộc thiểu số, kỹ nănghướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số hành động...

<i>Nguyễn Văn Thúy (2012), Bộ đội Biên phòng tỉnh vận động quần chúngtham gia bảo vệ biên giới Tây Bắc trong tình hình mới, [102], cho rằng: Để</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng ở khu vực biên giới có hiệu quả,Bộ đội Biên phịng phải có kỹ năng vận động quần chúng, biết kết hợp chặt chẽgiữa tuyên truyền, giáo dục với đem lại lợi ích thiết thực cho đồng bào ở khuvực biên giới; phải có niềm tin và tình thương u đồng bào, có tinh thần tráchnhiệm, nhiệt tình cao và tác phong cơng tác sâu sát, khoa học, tỷ mỷ...

Nguyễn Văn Sơn (2013), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tácvận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng ở vùng đồng bào dân tộc thiểusố hiện nay” [86]. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra nhữnghạn chế trong công tác VĐQC, tác giả cho rằng: Để nâng cao hiệu quả hoạtđộng VĐQC của BĐBP ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, cần thựchiện tốt các biện pháp, như: thường xuyên quan tâm đến cơng tác VĐQC;chăm lo xây dựng, phát huy vai trị của già làng, trưởng bản, các chức sắc tôngiáo và người có uy tín trong Nhân dân; thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4cùng”, gắn bó máu thịt với Nhân dân; nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọngcủa Nhân dân; quản lý chặt chẽ địa bàn, kịp thời giải quyết những vấn đề bứcxúc của Nhân dân; làm tốt công tác kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm vậnđộng quần chúng; kịp thời động viên, khen thưởng những cán bộ có thànhtích cao trong vận động quần chúng.

Phạm Xn Kính (2013), “Bộ đội Biên phịng các tỉnh Tây Bắc vậnđộng quần chúng tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới” [51].Tác giả khái quát đặc điểm tình tình khu vực biên giới Tây Bắc và tác động,ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến cơng tác vận động quần chúng của Bộ độiBiên phòng các tỉnh biên giới Tây Bắc. Đồng thời, đề xuất những biện phápnâng cao hiệu quả vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng các tỉnh TâyBắc, gồm: tăng cường tập huấn, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,về kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phịng; tíchcực bám nắm địa bàn, bám dân, bám bản, thực hiện bốn cùng “cùng ăn, cùngở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” và thực hiện tốt phương châm “nghe

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

được dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”; phát huy vai trò đội ngũ giàlàng, trưởng bản, người có uy tín trong vận động quần chúng...

Trương Thị Mai (2019), “Tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác dân vận hiện nay” [65]. Tác giảkhẳng định giá trị to lớn của tác phẩm Dân vận đối với công tác vận động quầnchúng hiện nay. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, được xem là kim chỉ nam địnhhướng cho công tác vận động quần chúng. Theo tác giả, để thực hiện công tácVĐQC có hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp, như: nâng cao nhận thứccho cán bộ dân vận về vị trí, vai trị của cơng tác tun truyền, vận động quầnchúng (coi trọng công tác vận động quần chúng); phối hợp chặt chẽ các lựclượng trong tuyên truyền, vận động quần chúng; phát huy vai trị, tính tiềnphong, gương mẫu của cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

Vũ Xuân Thủy (2021), “Xây dựng kỹ năng cho đội ngũ cán bộ dân vậnhiện nay” [105], cho rằng: Để tiến hành cơng tác dân vận có hiệu quả cầnthực hiện tốt các biện pháp, như: nâng cao phẩm chất, năng lực và những kỹnăng cần thiết cho đội ngũ cán bộ dân vận; các cấp ủy đảng cần chú trong xâydựng cho đội ngũ cán bộ dân vận những kỹ năng chủ yếu (kỹ năng nắm chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kỹ nănglắng nghe, thấu hiểu những tâm tư nguyện vọng của Nhân dân; kỹ năng tuyêntruyền, thuyết phục quần chúng) và đặc biệt là mỗi cán bộ dân vận phải nângcao uy tín và nêu gương trước quần chúng nhân dân.

Tạ Thị Thanh Tâm (2021), “Kỹ năng tuyên truyền hiệu quả trong côngtác dân vận” [89]. Trong bài viết, tác giả làm rõ khái niệm tuyên truyền vàcho rằng: để tuyên truyền, vận động Nhân dân và các đối tượng khác có hiệuquả, các tuyên truyền viên cần tuân thủ các nguyên tắc và đáp ứng các yêucầu cơ bản của giao tiếp công vụ cũng như của kỹ năng tuyên truyền, như:phải nhân ái, tôn trọng đối tượng tuyên truyền; bình đẳng, đảm bảo thẩm mỹhành vi trong giao tiếp; xác định chính xác đối tượng tuyên truyền; xây dựng

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

kiến trúc thông điệp tuyên truyền hợp lý; biết lựa chọn từ ngữ thích hợp vàdụng ngôn ngữ cơ thể hợp lý; biết lắng nghe và biết cách tránh xung đột chínhdiện với đối tượng tuyên truyền…

Như vậy, đã có những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến kỹ năngtuyên truyền, vận động quần chúng. Mặc dù, các cơng trình đó mới chỉ đềcập, nghiên cứu kỹ năng vận động quần chúng ở những khía cạnh khác nhau,như: kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục quần chúng; kỹ năng giao tiếp trongvận động quần chúng... Một số cơng trình đã nghiên cứu làm rõ những yếu tốảnh hưởng đến hoạt động vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng vàcách thức tiến hành hoạt động vận động quần chúng. Kết quả nghiên cứu củacác công trình trên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, tiếp thu cóchọn lọc và vận dụng vào cơng trình nghiên cứu của mình.

<b>1.2. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổngquan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu</b>

<i><b>1.2.1. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan đối với đề tàiluận án</b></i>

Qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luậnán, chúng tơi nhận thấy các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố của các nhàkhoa học trong và ngồi nước rất phong phú, đa dạng với nhiều hình thứckhác nhau, như: sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, bài báo khoa học...Các cơng trình đã tổng quan có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối đề tàiluận án, được thể hiện ở những nội dung sau:

<i>Một là, những cơng trình nghiên cứu về kỹ năng đã chỉ rõ bản chất, các</i>

yếu tố ảnh hưởng, con đường, biện pháp phát triển kỹ năng, cũng như quanđiểm tiếp cận nghiên cứu kỹ năng.

Khi nghiên cứu về kỹ năng có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau.Có quan điểm coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

động; có quan điểm coi kỹ năng là biểu hiện năng lực của con người vàquan điểm khác lại xem kỹ năng là biểu hiện của hành vi ứng xử của conngười... Về bản chất, các quan điểm về kỹ năng không mâu thuẫn với nhaumà chỉ là mở rộng hoặc thu hẹp thành phần cấu trúc của kỹ năng, cũng nhưmở rộng hoặc thu hẹp phạm vi triển khai của một kỹ năng hành động. Vớicác cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau nhưng các quan điểm đều có điểmthống nhất đó là cho rằng kỹ năng bao giờ cũng liên quan trực tiếp với kiếnthức, kinh nghiệm và gắn liền với thao tác hành động, hoạt động, được biểuhiện và được hình thành, phát triển thơng qua q trình hoạt động của conngười. Đây là cơ sở khoa học để chúng tôi xác định hướng tiếp cận nghiêncứu kỹ năng vận động quần chúng và xác định các con đường, cách thứcphát triển kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phòng ởkhu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam.

<i>Hai là, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng vận động</i>

quần chúng tạo cơ sở lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu đề tài luận án.Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng vận động quầnchúng cũng rất phong phú, đa dạng, tiếp cận nghiên cứu ở các góc độ khácnhau. Mặc dù, các nghiên cứu không trực tiếp nghiên cứu về kỹ năng vậnđộng quần chúng của cán bộ ở các đồn biên phòng ở khu vực biên giới TâyBắc. Song các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra bản chất, biểu hiện, những yếutố ảnh hưởng đến kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng. Đồng thời, chỉra những nguyên tắc, cách thức để tiến hành tuyên truyền, vận động quầnchúng đạt chất lượng hiệu quả, như: phải gần dân, trọng dân, hiểu dân, họcdân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân; phải nắm vững quy trìnhtun truyền, vận động quần chúng và phải có các kỹ năng cơ bản trong quátrình tuyên truyền, vận động quần chúng (kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục,kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử trí các tình huống nảy sinh trong quá

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

trình tuyên truyền, vận động quần chúng...). Đây là cơ sở khoa học quan trọngđể nghiên cứu sinh xác định các yếu tố ảnh hưởng, các biểu hiện của kỹ năngvận động quần chúng và là sơ sở quan trọng để xác định các biện pháp tâm lýphát triển kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phòng ở khuvực biên giới Tây Bắc Việt Nam.

<i>Ba là, các công trình đã tổng quan là cơ sở khoa học có giá trị trong</i>

xây dựng khung lý thuyết của đề tài luận án. Đặc biệt, là đối với việc xâydựng bộ khái niệm công cụ về kỹ năng vận động quần chúng, xác định cácyếu tố ảnh hưởng và các biện pháp phát triển kỹ năng vận động quần chúngcho cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc.

Những kết quả của các cơng trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệuvô cùng phong phú, quý giá để chúng tơi có thể tham khảo, kế thừa và pháttriển, hồn thiện luận án của mình. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũngcho thấy chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách trực tiếp,chuyên sâu, có hệ thống về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồnbiên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam. Do vậy, vấn đề kỹ năngvận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới TâyBắc Việt Nam là vấn đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễnsâu sắc cần được quan tâm nghiên cứu.

<i><b>1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu</b></i>

<i>Trong quá trình thực hiện đề tài luận án:“Kỹ năng vận động quầnchúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc ViệtNam”, chúng tơi tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các cơng trình</i>

nghiên cứu có liên quan và ý kiến của các nhà Tâm lý học, Tâm lý học quânsự, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đồng thời, xác định một số vấn đềcần tập trung giải quyết, như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>Một là, tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng</i>

vận động quần chúng, từ đó xác định các khoảng trống khoa học mà cáccơng trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến hoặc đã đề cập đến nhưngchưa đầy đủ, chưa hệ thống và chưa sâu sắc để nghiên cứu sinh xác địnhnhững vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, làm rõ về kỹ năng vậnđộng quần chúng của cán bộ các đồn biên phịng, trên cơ sở đó, xây dựngkhung lý luận của đề tài.

<i>Hai là, phân tích làm rõ đặc điểm hoạt động vận động quần chúng của</i>

cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam; xây dựngkhái niệm kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng và chỉra các kỹ năng thành phần, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vậnđộng quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắcvà phân tích thực trạng kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biênphòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam.

<i>Ba là, xác định các tiêu chí, xây dựng các chỉ báo, thang đo để khảo</i>

sát, đánh giá thực trạng mức độ kỹ năng, thực trạng mức độ ảnh hưởng củacác yếu tố đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòngở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam.

<i>Bốn là, tiến hành phân tích chân dung tâm lý để minh họa cho kết quả</i>

nghiên cứu thực trạng kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biênphòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam.

<i>Năm là, trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng vận động</i>

quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc,luận án đưa ra các kiến nghị và đề xuất những biện pháp tâm lý phát triển kỹnăng vận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biêngiới Tây Bắc Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động vận độngquần chúng của Bộ đội Biên phòng.

</div>

×