Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

thuyết trình giữa kỳ môn thực hành du lịch 1 chợ nổi cái răng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.78 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

<b>KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN</b>

<b>NGÀNH VIỆT NAM HỌC - CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH</b>

<b>THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ</b>

<b>MÔN THỰC HÀNH DU LỊCH 1</b>

<b>2. Nguyễn Trần Phương Anh320009903. Huỳnh Thị Thanh Mai32001045</b>

<b>6. Đào Nữ Kim Thành32001088</b>

<b>TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 3/2022NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>VỊ TRÍ...4</b>

<b>LỊCH SỬ HÌNH THÀNH...5</b>

<b>VỀ TÊN GỌI “CÁI RĂNG”...5</b>

<b>NÊN ĐI CHỢ NỔI CÁI RĂNG VÀO LÚC NÀO?...6</b>

<b>CÂY “BẸO”...6</b>

<b>TÍN NGƯỠNG KIÊNG KỴ Ở CHỢ NỔI...7</b>

<b>MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐẾN VỚI CHỢ NỔI CÁI RĂNG...7</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...9</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Vị trí</b>

Nhắc đến đồng bằng sơng Cửu Long, hay gọi tắt với cái tên thân thương làmiền Tây, ta nhớ ngay đến một vùng đất với những thanh âm nhẹ nhàng, da diết,nhớ đến “con người Phương Nam” luôn “hiền hồ, hiếu khách, phóng khống vàhồ hiệp”. Đặc biệt là hình ảnh con sơng con nước miền Nam êm đềm chảy, nướclên chậm rãi, nước rút xuống cũng chẳng vội vàng, nó dường như đi theo một quỹđạo nhất định, khơi gợi trái tim của bất cứ người con đất Việt nào.

Trong bức tranh có phần “tĩnh” ấy, ta lại bừng lên ngay trước khung cảnhsầm uất, tấp nập tại những buổi họp chợ trên sông của người dân khắp vùng đấtphù sa này, được xem là một nét văn hố đặc trưng, khơng lẫn vào đâu được so vớinhững vùng khác trên cả nước. Chợ nổi ở miền Tây thì nhiều, nhưng chợ nổi CáiRăng ở thành phố Cần Thơ – thủ phủ miền Tây một thời, được cho là chợ nổi nhộnnhịp nhất, còn được ưu ái gọi với cái danh xưng vô cùng mĩ miều “Báu vật củamiền Tây”.

Chợ nổi Cái Răng tụ họp giữa một vùng sông nước mênh mông với hàngtrăm ghe, thuyền, xuồng, chiều rộng chiếm luồng ngang sơng trung bình 100-120m, chiều dọc sông khoảng 1300-1500m, không rộng quá mà cũng không hẹpquá, không cạn quá mà cũng không sâu quá.

Được biết, phiên chợ độc đáo này khi mới hình thành nằm ở vị trí giao nhaugiữa bốn con sơng: Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Răng, Cái Răng Bé, liền kề với chợCái Răng trên cạn hiện tại. Tuy nhiên, do trở ngại về giao thông đường thủy, chợđược dời cách vị trí cũ khoảng 1km. Hiện nay, chợ nổi Cái Răng nằm ở phía hạlưu sơng Cần Thơ, cách cầu Cái Răng khoảng 600m. Có mặt tại thành phố CầnThơ, du khách sẽ tìm tới bến Ninh Kiều rồi thuê thuyền ra chợ nổi Cái Răng vớigiá vé thường dao động từ 500.000 đến 800.000 VNĐ, mỗi thuyền chở được từ 10đến 12 người, mất khoảng 30 phút để di chuyển. Đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời để

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

trải nghiệm hoàn toàn bằng đường thủy qua một trong những con kênh đào đẹpnhất châu Á.

Tiêu biểu, chợ nổi Cái Răng hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX khicác ghe chở hàng gia dụng, gốm sứ từ Biên Hòa, Sài Gòn, Lái Thiêu xuống; cácghe chở lá lợp nhà, chiếu, than đước, cà ràng từ miệt Cà Mau, Rạch Giá lên tụhọp, mua bán. Thuở đó, chợ nổi Cái Răng chủ yếu bn bán các loại nông sản, tráicây, rồi trở thành nơi thu mua lúa gạo lớn nhất miền Tây của người Hoa Kiều. Trảiqua hơn 100 năm hình thành và phát triển, chợ nổi Cái Răng giờ đây phát huy vaitrò trong hoạt động du lịch, trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với dukhách khi xuôi về miền Tây.

<b>Về tên gọi “Cái Răng”</b>

Cái Răng là cái tên được người dân miền Tây nói trại lại từ “karan”, tức càràn theo ngôn ngữ của người Khmer – là một loại bếp lò nấu bằng củi, được xemlà một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống của mỗi gia đình tại thời điểm đó.

Cũng có câu chuyện mang tính dân gian truyền miệng: Vùng đất phươngNam ngày xưa nổi tiếng hoang sơ, “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”, sơngngịi lại chằng chịt nên cá sấu trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Truyền thuyếtvề con cá sấu mê hát bội, tấn công đám cưới nọ, giết hại người vợ; người chồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

đau buồn khôn xiết, rắp tâm trả mối hận mất vợ; anh hợp sức với trai tráng tronglàng giết rồi phanh thây cá sấu ra nhiều mảnh thả trơi sơng nên có nhiều địa danhliên quan như Cái Răng, Cái Da, Đầu Sấu.

<b>Nên đi chợ nổi Cái Răng vào lúc nào?</b>

<i>“Chợ đã nổi từ nửa đêm về sángTa vẫn chìm từ giữa bữa hồng hơn</i>

<i>Em treo bẹo Cái Răng Ba LángTa thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ”</i>

Vừa tờ mờ sáng, bầu trời còn đẫm sương đêm, xuồng ghe của thương lái đãđua nhau cập chợ. Nếu có thể dậy sớm thì đây là thời gian khá lí tưởng để dukhách thỏa thích tham quan và tìm hiểu. Tuy nhiên, nếu đi chợ nổi vào lúc này thìtrời cịn tối, khơng đủ ánh sáng để chúng ta có thể chụp được ảnh đẹp.

Từ 5 giờ 30 đến 6 giờ, mặt trời vừa ló rạng thì thương lái cũng dần tản ra,nhường chỗ cho xuồng ghe của khách du lịch. Du khách từ đó có thể hồ mình vàotiếng rao bán, mặc cả, tiếng cười nói hối hả, lênh đênh giữa bốn bề sơng nước,thưởng thức bình minh tuyệt đẹp dọc theo dịng chảy của sơng Hậu, và cũng có thểăn sáng ngay trên ghe, thử ngay đặc sản là “hủ tiếu lắc” và “cà phê kho”.

<b>Cây “bẹo”</b>

Về với miền Tây, nghe rao “ai mua sầu riêng, có ai mua sầu riêng” đã rất dễthương rồi, nhưng khi đến với chợ nổi, ta lại thấy một cách chào hàng thú vị hơnbao giờ hết, bởi lẽ giữa bồng bềnh tiếng sóng vỗ cùng tiếng ghe nổ, ta khó có thểnghe rõ tiếng nói của nhau. Thì các tiểu thương chống một cây sào dài, gọi là câybẹo, chống ngay trước mũi ghe để treo các loại hàng hóa cần bán. Từ “bẹo” trongdân gian có nghĩa là chưng ra để khêu gợi, chọc tức. Cịn với các tiểu thương chợnổi thì “bẹo” lại được hiểu là bài lên, bài ra. Rất nhiều người đã thắc mắc tại saochợ nổi không treo bảng hiệu. Đa phần các tiểu thương ở đây cho biết nếu treo

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

bảng hiệu mà để cao thì sẽ vướng gió, để thấp thì khách hàng sẽ khơng thấy, cịnvới cây bẹo thì chỉ cần từ xa nhìn vào là biết trên ghe bán những mặt hàng nào.

Tuy ngun tắc là “treo gì bán nấy” nhưng vẫn có ba trường hợp ngoại lệ.- “Treo mà không bán”: Quần áo. Đối với những người bn bán ở chợ nổi

thì ghe thuyền như chính căn nhà của họ, mọi sinh hoạt đều diễn ra trênsơng kể cả giặt giũ. Vì khơng gian nhỏ hẹp mà cịn chứa rất nhiều hàng hóanên những bộ quần áo sau khi giặt xong đều được treo lên cây bẹo để nhanhkhô.

- “Bán mà không treo”: Mặt hàng ăn uống giải khát. Các ghe thuyền bánhàng ăn uống thường thay đổi cách thức quảng cáo bằng việc “bẹo” âmthanh. Có người sẽ bấm kèn bằng tay, có người vừa chèo vừa dùng chânđạp kèn.

- “Treo cái này bán cái khác”: Chính là treo lá dứa, chủ nhân đang muốn bánchính chiếc thuyền của họ.

<b>Tín ngưỡng kiêng kỵ ở chợ nổi</b>

<i>“Lênh đênh cá nước, chim trờiNổi nênh mong được lãi lời chút thôiNgười đi chợ vắng thuyền trôi</i>

<i>Sớm mai nhớ gặp lại người được chăng?”</i>

Đời sống người dân nơi chợ nổi “rày đây mai đó”, họ thường bố trí một bànthờ Phật, hoặc thờ Thủy Long, Hà Bá, Bà Cậu, Thần Tài, thờ Quan Âm Bồ Tát,sau đó mua đồ cúng, khấn vái với lịng thành để cầu bình an.

Họ tin rằng “đầu xi đuôi lọt”, mua nhanh bán nhanh nên họ luôn niềmnở, thao tác nhanh, không để khách hàng đợi lâu, người mở hàng có duyên chomột ngày bán đắt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Họ còn kỵ những từ: Úp, lật, rơi, rớt, đổ, ngã, sẩy, trở, lăn, té, nhào,… kỵgặp rắn và ngỗng lội trước mũi ghe, kỵ chở mèo và rùa. Trái lại, gặp chó lội ngangsơng là điềm hên, gặp đom đóm bay nhiều là điềm tốt lành.

<b>Một số lưu ý khi đến với chợ nổi Cái Răng</b>

- Để dễ dàng di chuyển lên xuống ghe thuyền, du khách nên mang loại giàydép dễ đi, thoải mái, không thấm nước.

- Nhớ thoa kem chống nắng trước 30 phút.- Luôn mặc áo phao khi di chuyển.

- Mua trái cây ủng hộ người dân, tránh mặc cả giá.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<small>1.</small>Chợ Nổi Cái Răng – Dấu Ấn Mang Đậm Phong Cách Miền Tây Sông Nước

<small> nổi Cái Răng Cần Thơ - Trải nghiệm độc đáo tại miền Tây sông nước

<i>VĂN SƠN, Võ. Chợ nổi Tây Nam Bộ nhìn từ góc độ văn hóa học. Tạp chíKhoa học Yersin, 2018, 1.1: 67-72.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH CƠNG VIỆC</b>

Chú thích

A : Hồn thành tốt có nhiều ý kiến cho bài thuyết trình B : Hoàn thành

C : Chưa hoàn thành tốt D : Không tham gia

</div>

×