Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

tiểu luận đàn tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.22 KB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT CẦN THƠ</b>

<b>TIỂU LUẬN~♫ ♫~⁂</b>

<b>MÔN HỌC: NHẠC CỤ DÂN TỘCMÃ MÔN: ĐÀN TRANH (ĐTR)</b>

<b> Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN KHẮC BÌNH TÂN Sinh viên : NGUYỄN PHƯƠNG THY</b>

<b> MSSV: CS171290 Lớp: ĐTR102.1.B1 Kỳ: SU22</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>I.Quá trình xuất hiện ở Việt Nam</b>

Đàn tranh khơng có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu thì đàn tranh Việt Nam giống với loại đàn sắt (Se) và đàn cổ tranh (Guzheng) của Trung Quốc. Khoảng từ đời Trần, những dòng đàn sắt và đàn cổ tranh được du nhập từ Trung Quốc sang nước Việt. Các dòng đàn được sử dụng dưới nhiều dạng như 9 dây, 15 dây, 16 dây và thường xuyên được cải tiến biến đổi số dây cũng như chất liệu dây đàn từ dây tơ đến dây cước, dây đồng hay dây thép.

Qua một thời gian dài từ đó đến nay, đàn tranh được người Việt Nam sử dụng và biến đổi nó khiến nó mang một phong cách đặc sắc, mang âm hưởng dân tộc Việt. Đàn tranh Việt Nam mang nét đặc thù từ trong thủ pháp đánh đàn, ngón đàn, cách nhấn nhá, thế cung, âm thanh, nhạc điệu,... Đàn tranh dần trở thành biểu trưng của âm nhạc dân gian Việt Nam, nhắc tới nhạc cụ dân gian thì một trong những loại nhạc cụ người ta nghĩ ngay đến chính là đàn tranh. Đàn tranh mang âm hưởng văn hóa dân tộc, thể hiện gu thẩm mỹ của người Việt Nam cùng ngôn ngữ âm nhạc bảnđịa.

<b>II.Đặc điểm về Hình thức - Cấu tạo;</b>

Đàn tranh có dáng hộp, chiều dài từ 110 - 130cm, chủ yếu được làm bằng gỗ. <b>Cấu tạo:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Thành đàn: Làm bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai hoặc gỗ gụ

Ðáy đàn: Dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thốt âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ trịn nhỏ để treo đàn.

Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhơ lên và uốn cong theo mặt đàn có các lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Ngựa đàn: Trên mặt đàn có nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con nhạn đểđỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây. Để có độ bền và âm thanh tốt, các con nhạn thường làm bằng gỗ trắc hoặc cẩm lai. Đầu các con nhạn ở vị trí đỡ các dây đàn thường được gắn thêm xương hoặc đồng.

Trục đàn: Ở đầu hẹp đàn Tranh có các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục đàn tốt thường được làm bằng gỗ Trắc, gôc Cẩm Lai hoặc gỗ gụ.

Dây đàn: Dây đàn bằng thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau để phù hợp với tầm âm của cây đàn.

Móng gảy: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy thường được làm bằng đồi mồi, Inox

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Móng gảy đồi mồi Móng gảy kim loại

<b>II.Âm vực - Âm sắc; </b>

Tiếng đàn tranh trong trẻo, sáng sủa nên thường thể hiện tốt những điệu nhạc vuitươi, nhưng cũng có khu u buồn, hùng tráng.

Dây bằng kim loại mỏng, tơ tằm bện, nylon hoặc polyeste ít thích hợp với tínhkhỏe mạnh, trầm hùng.

Tầm âm của đàn rộng 3 quãng 8, từ Sol 1 lên Sol 3 hoặc từ Đô lên Đô 3. Điều nàyphụ thuộc vào cách lên dây đàn.

<b>Hệ thống dây và cách lên dây;</b>

Dây 1 là dây Hò tương ứng với nốt Sol 3 (G3) trong nhạc phương Tây. Có khi thấphơn là Fa 3 Dây 2 là dây Xự tương ứng với La 3 (A3) Dây 3 là Xang tương ứng với nốt Đô 4 (C4) Dây 4 là Xê tương ứng với nốt Rê 4 (D4) Dây 5 là dây Công tương ứng với nốt Mi 4 (E4)

<b>Cách lên dây:</b>

 Cách 1 lên dây đàn tranh viêt nam 17 dây: Có Tên gọi “Dây Bắc” – Dây đànđược lên theo âm giai ngủ cung và cách lên dây này còn được gọi là: Dây bắc dùng đàn bản vui.

 Cách 2: Là Dây bắc – Dùng đàn bản vui sẽ lên theo cách này. Cách 3: Dây Bắc – Để đàn nhạc lễ và nhạc Tàu.

 Cách 4: Dùng Bản Buồn – Ví dụ: Lý con sáo, vọng cổ, sân khấu cải lương. Cách 5: Là Dây Nam – Dùng để đàn Nam xuân, Nam Ai, Văn Thiên Tường,

vọng cổ và Văn Thiên Tường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

 Cách 6: Dây Nam – Đảo ngủ cung. Cách 7: Dây oán – Hay dân gian gọi là hị tư.

 Cách 8: Dây hị nhì – Đàn nam xuân nam ai, vọng cổ, bản buồn. Cách 9: Dây Hò Ba – Đàn vọng cổ, lý con sáo, cải lương buồn.

<b>III.Tư thế biểu diễn; </b>

Đàn tranh có thể ngồi, đứng để đàn. Tư thế đúng là khi tay để lên mặt đàn thì khuỷu tay phải nằm ở vị trí cao hơn bàn tay. Theo nghiên cứu, nếu khuỷu tay nằm ở vị trí thấp hơn bàn tay thì ngón tay sẽ khơng đủ sức để gãy dây đàn, không đàn nhanh được đồng thời dễ khiến người đàn bị mỏi tay.

Đầu 3 ngón tay giữa đặt lên trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, cịn ngón tayhơi khum. Hai hoặc 3 ngón tay gồm trỏ, giữa và đeo nhẫn chụm lại. Ngón tay cáivà ngón út tách rời, dáng của bàn tay vươn về phía trước.

Mỗi khi rung, nhấn, bàn tay sẽ được nâng lên mềm mại và ba ngón chụm lại sẽcùng di chuyển từ dây này sang dây khác.

<b>IV.Kỹ thuật diễn tấu; </b>

 Kỹ thuật bàn tay phải

<b>Á xuống: theo lối cổ truyền, Á xuống là gảy liền các âm liền bậc, từ một âm cao </b>

xuống các âm thấp, tức là sử dụng ngón cái của tay phải lướt nhanh và đều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp.

<b>Á lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây, nhưng vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ một </b>

âm thấp lên các âm cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Á vòng: kết hợp Á lên và Á xuống</b>

<b>Song thanh: 2 nốt cùng phát ra một lúc, song thanh truyền thống chỉ dùng quãng </b>

8, các nhạc sĩ hiện đại còn kết hợp dùng các quãng khác.

Ngón vê: là sử dụng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1-2; 1-3; 1-2-3, gảy trên dây liên tục

 Kỹ thuật bàn tay trái

<b>Ngón rung: là cách dùng một, hai hoặc ba ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây đàn </b>

(bên trái hàng nhạn đàn) mà tay phải vừa gảy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Ngón nhấn: sử dụng ba đầu ngón tay trái nhấn xuống tùy theo yêu cầu của bài </b>

<b>Ngón nhấn luyến: là ngón sử dụng các ngón nhấn để luyến hai hay ba âm có độ </b>

cao khác nhau, âm thanh nghe mềm mại, uyển chuyển gần với thanh điệu tiếng nói.Có hai loại nhấn luyến:

<b>+ Nhấn luyến lên: gảy vào một dây để vang lên, tay trái nhấn dần lên dây đó làm </b>

âm thanh cao lên hoặc tiếp tục nhấn cho cao lên nữa.

<b>+ Nhấn luyến xuống: muốn có âm luyến xuống thì phải mượn nốt</b>

<b>Ngón nhún: là cách nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm thanh cao lên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Ngón vỗ: dùng hai hay ba đầu ngón tay (ngón trỏ, giữa, áp út) vỗ lên một dây nào </b>

đó phía bên trái nhạn đàn vừa được gảy, và nhấc ngay các ngón tay lên làm âm thanh cao lên đột ngột từ nửa cung đến một cung. Có hai loại vỗ:

<b>+ Vỗ đồng thời: tức là cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ sẽ nghe thấy hai âm: </b>

một âm phụ cao hơn nửa cung hoặc 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính (âm phụ do ngón tay trái vỗ tạo nên).

<b>+ Vỗ sau: tay phải gảy dây xong, tay trái mới vỗ lên dây</b>

<b>Ngón vuốt: tay phải gảy đàn tiếp theo dùng hai, ba ngón tay trái vuốt lên dây đàn </b>

đó từ nhạn đàn ra trục dây hay ngược lại làm tăng sức căng của dây một cách đều đều, liên tục.

<b>Ngón gảy tay trái: để thay đổi màu sắc, đồng thời phát huy khả năng âm thanh </b>

của dây đàn, ngón tay trái cũng có thể gảy dây trong phạm vi phía bên tay phải hàng nhạn đàn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Ngón bịt: là ngón vừa sử dụng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón tay trái </b>

đặt nhẹ trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên đầu nhạn đàn nếu là gảy một nốt nhạc.

<b>Âm bồi: sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong</b>

khi tay phải gảy dây đó.

<b>VI. Vị trí - Sử dụng trong các dàn nhạc; </b>

Đàn Tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho Ngâm thơ, Hát, tham gia trong các Dàn nhạc tài tử, Phường bát âm, dàn Nhã Nhạc và các Dàn nhạcdân tộc tổng hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>VII. Nhạc cụ tương tự ở các nước khác (như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ...</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Đàn koto của người Nhật</i>

Koto là một loại đàn Tam thập lục. Nó đã từng được dùng như một nhạc khí chính trong dàn nhạc thính phòng, chơi theo lối nhạc cổ truyền Nhật Bản. Chiều dài của koto vào khoảng 180 cm. Một cậy đàn koto truyền thống có 13 dây, được căng ngang qua 13 thanh ngựa đàn có thể dịch chuyển được ở suốt dọc chiều dài đàn. Người chơi điều chỉnh âm cơ bản của đàn bằng cách di chuyển 13 ngựa đàn này trước khi chơi.

Trong các loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản, koto có lẽ là loại nhạc cụ quen thuộc và phổ biến nhất. Trong những ngày lễ hội đầu năm, người ta thường song tấu với shakuhachi làm nhạc nền, và vào mùa hoa anh đào, mọi người thườngđược nghe giai điệu quen thuộc, chơi bằng đàn Koto.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Đàn Guzheng của người Trung Quốc</i>

Đàn tranh guzheng hay còn gọi là đàn cổ tranh, được nhắc đến là đàn tam thập lục, có xuất xứ từ trung hoa có lịch sử hơn 2500, Trong giai đoạn phát triển, đàn tranh có rất nhiều loại khác nhau, có loại 12, 13, 18 hoặc 23, 25 dây. Ở mỗi một khu vực có số lượng dây đàn khác nhau.

Được người Hoa gọi là đàn tranh guzheng được phát minh trong thời Xuân Thu và Chiến quốc, đàn tranh vẫn giữ nguyên được giá trị truyền thống vượt thời gian và trở thành loại nhạc cụ biểu tượng đặc trưng của Trung Hoa và được nhiều ngườitheo học nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Đàn Gayageum của người Triều Tiên</i>

<i><b> Gayageum hay kayagum là một loại đàn tranh gảy truyền thống của Hàn </b></i>

Quốc với 12 dây , mặc dù một số biến thể gần đây hơn có 18, 21 hoặc 25 dây. Nó có lẽ là nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc được biết đến nhiều nhất . Nó cũng <small>[1]</small>tương tự với các nhạc cụ châu Á khác như đàn guzheng của Trung Quốc,<i> đàn koto Nhật Bản , đàn yatga của người</i> Mông Cổ , đàn tranh của Việt

Nam, <i>đàn</i> kacapi của Sundan và <i>đàn jetigen của Kazakhstan .</i>

Theo <i>Samguksagi</i> (1145), lịch sử Tam Quốc Triều Tiên , <i>gayageum</i> được phát triển vào khoảng thế kỷ thứ sáu trong liên minh Gaya bởi Vua Gasil (còn được gọi là Haji của Daegaya) sau khi ông quan sát một nhạc cụ cổ của Trung Quốc. Ông đãra lệnh cho một nhạc sĩ tên là Wu Ruk soạn nhạc có thể chơi được trên cây đàn. Tên ban đầu là <i>gayago</i> (hoặc <i>gayatgo</i> ) và sau đó là <i>gayageum</i> . Nó thường được dùng để đệm cho nhạc cung đình, nhạc thính phịng và các bài hát trữ tình. Loại <i>gayageum</i> này có khoảng cách giữa các dây rộng hơn và chơi các loại

<i>nhạc có tiết tấu chậm hơn như Yeongsan hoesang và Mit-doduri .</i>

<b>VIII. CẢM NGHĨ CỦA BẢN THÂN TRƯỚC - TRONG - SAU KHI HỌC VÀ RÈN LUYỆN ĐÀN TRANH</b>

Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí tối ưu và khơng thể thiếu của con người. Đặc biệt, âm nhạc còn có thể tác động lớn đến q trình hình thành phát triển của con người. Âm nhạc dân tộc được xem như "quốc hồn, quốc túy" của mỗiquốc gia là sự kết tinh từ những sáng tạp nghệ thuật vô giá được lưu truyền, bồi đắp qua nhiều thế hệ những điệu hát ru thuở bé, câu giao duyên đầy tình tứ, các điệu hị, lý,…. là minh chứng sống động cho một nền văn hóa dân tộc đa dạng, giàu bản sắc và có lịch sử lâu đời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Đàn tranh Việt Nam có âm thanh vô cùng trong trẻo và ngọt ngào, là một trongnhững loại nhạc cụ cổ truyền mang đậm bản sắc văn hoá và nghệ thuật của dân tộc.Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, đàn tranh Việt Nam cho tới nay vẫn là mộtnhạc cụ được nhiều người yêu thích và tìm học. Cây đàn này cuốn hút lịng ngườibởi những âm thanh trong trẻo, ngọt ngào, chất chứa bao tâm tình của người dânđất Việt.

Tuy nhiên hiện nay, trước những ảnh hưởng mạnh mẽ của những loại hình âm nhạchiện đại, được du nhập từ nước ngoài đã khiến âm nhạc truyền thống lu mờ đi, trong khi với các quốc gia, dân tộc, văn hố ln là sự khẳng định về nét đặc trưng riêng của đất nước đó thì sự hồ nhập vể thị trường âm nhạc đã mang đến nguy cơ mất dần bản sắc dân tộc. Những loại hình âm nhạc như nhã nhạc, quan hộ, đờn ca tài tử, cồng chiên,…đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại nhưng đều bị khán giả trẻ thờ ơ. Sau khi xem qua nhiều bài độc tấu đàn tranh trên Youtube em càng thấy trân trọng hơn loại đàn này, nên vì thế em quyết định theo học đàn tranh.

Những ngày đầu đi học em còn rất nhiều bỡ ngỡ khi chưa trang bị đủ tinh thần để học một loại nhạc cụ có tận 19 dây, nhìn hệ thống dây đàn thơi em đã đủ chống váng, nhưng tình yêu với đàn tranh trong em quá lớn. Em chăm chú nghe thầy giảng các bài giảng trên lớp, về nhà đọc thêm, xem them các tư liệu về đàn tranh, qua đó nâng cao kiến thức của mình đối với đàn.

Sau khi học đàn tranh thì em mới nhận ra rằng FPT đã cố gắng thế nào để đưa giá trị âm nhạc dân tộc của Việt Nam đến với thế hệ sinh viên trẻ ngày nay, đồng thời cũng cảm thấy biết ơn thầy rất nhiều vì là người truyền lửa cho bao lứa học sinh vềmơn nhạc cụ này, cũng cảm thấy mình học tập được rất nhiều, từ cách thở, cách suy nghĩ, cách tiếp nhận thông tin, và làm thế nào để chơi đàn bằng cả cái tâm của mình.

<b>IX. NGUỒN TƯ LIÊU THAM KHẢO</b>

class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

PHỤ LỤC: MỘT SỐ TÁC PHẨM

Lý cây bơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Dịng máu Lạc Hồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Auld Lang Syne

Long Hổ Hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Lý lu là

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Việt Nam q hương tơi

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Có chàng trai viết lên cây

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×