Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

khảo sát và xây dựng quy trình pcr polymerase chain reaction nhằm phát hiện vi khuẩn làm giảm khí methane gây hiệu ứng nhà kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 165 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Giảng viên hướng dẫn </b>

<b>ThS. Nguyễn Văn Minh ThS. Trần Kiến Đức THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020</b>

<b>NGUYỄN HỒI LINH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

1.1.2. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính ... 5

1.1.3. Hậu quả do hiệu ứng nhà kính ... 5

1.1.4. Sơ lược về khí nhà kính ... 6

1.2. TỔNG QUAN VỀ SỰ OXY HĨA METHANE ... 7

1.2.1. Sự oxy hóa methane ... 7

1.2.2. Sơ lược về vi khuẩn oxy hóa methane ... 8

1.3. TỔNG QUAN VỀ ENZYME METHANE MONOOXYGENASE ... 11

1.3.1. Enzyme methane monooxygenase dạng hòa tan (sMMO) ... 12

1.3.2. Enzyme methane monooxygenase (pMMO) ... 13

1.4. TỔNG QUAN VỀ GENE METHANE MONOOXYGENASE... 14

<i>1.4.1. Gene pMO mã hóa enzyme MMO dạng hạt ... 14 </i>

<i>1.4.2. Gene sMO mã hóa enzyme MMO dạng hòa tan... 15 </i>

1.5. CHỨNG NỘI (INTERNAL APLIFICATION CONTROL) ... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang ii </b>

1.7.1. Kỹ thuật giải trình tự (Sequencing) ... 23

1.7.2. Thành phần cho giải trình tự của Sanger ... 24

1.7.3. Nguyên lý của phương pháp Sanger ... 24

1.8. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VI KHUẨN OXY HĨA METHANE ... 25

1.8.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ... 25

1.8.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ... 27

PHẦN 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29

2.1. VẬT LIỆU ... 30

2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ... 30

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ... 30

2.1.3. Công cụ tin sinh học ... 30

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 42

3.1. KHAI THÁC DỮ LIỆU ... 43

3.2. THU THẬP TRÌNH TỰ ... 46

<i>3.2.1. Gene 16S rRNA - gene chứng nội (IAC) ... 46 </i>

3.2.2. Gene mã hóa enzyme pMMO ... 48

<i>3.2.3. Gene mmoX mã hóa enzyme sMMO ... 50 </i>

<i>3.2.4. Gene 16S rRNA – gene định danh ... 52 </i>

3.4.1. Kết quả tách chiết DNA ... 73

3.4.2. Kết quả khảo sát nhiệt độ lai cặp mồi IAC-F, IAC-R ... 74

3.4.3. Kết quả khảo sát nhiệt độ lai của cặp mồi pmoC-F, pmoA-R ... 75

3.4.4. Kết quả giải trình tự và hiệu chỉnh trình tự của cặp mồi pmoC-F, pmoA-R ... 77

3.4.5. Kết quả khảo sát nhiệt độ lai của cặp mồi mmoX-F và mmoX-R ... 82

3.4.6. Kết quả giải trình tự và hiệu chỉnh trình tự của cặp mồi mmoX-F, mmoX-R ... 83

<i>3.4.7. Kết quả áp dụng quy trình PCR để phát hiện gene pMO, sMO ... 87 </i>

3.5. ĐỊNH DANH MẪU DNA MANG GENE MỤC TIÊU ... 96

3.5.1. Kết quả khảo sát nhiệt độ lai cặp mồi 321F, 1430R ... 96

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang iv </b>

3.5.3. Xây dựng cây phát sinh loài ... 106

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong thời gian thực hiện đề tài tại phịng thí nghiệm Cơng nghê ̣vi ѕinh, Sinh học phân tử – Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã để lại trong tơi nhiều kỉ niệm đẹp, kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Để thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được rất nhiều ѕự giúp đỡ từ các thầy cô, anh chi,̣ các bạn, các em và cả gia đình.

<b> Lời đầu tiên, em gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy ThS. Nguyễn Văn </b>

<b>Minh, cô ThS. Dương Nhật Linh đã ln tận tình hướng dẫn, dạy cho em biết tinh </b>

thần trách nhiệm, động viên em trong ѕuốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này giúp em vượt qua những khó khăn, thử thách.

Em xin cảm ơn thầy cô Khoa Công nghệ sinh học trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn, nhiệt tình ủng hộ và ln hết lịng giúp đỡ em giải quyết những vấn đề vướng mắc mà em gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài cũng như giúp đỡ em hết mình để em có thể hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp.

<b>Em cũng xin cảm ơn anh Trần Kiến Đức, chị Lương Thị Cẩm Vân đã chỉ </b>

dẫn, nhiệt tình ủng hộ và ln hết lòng giúp đỡ em giải quyết những vấn đề vướng mắc mà em gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài cũng như giúp đỡ em hết mình để em có thể hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Đặc biệt, con xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, người đã ѕinh thành, nuôi nấng dạy dỗ con khơn lớn. Cảm ơn cả gia đình đã dành cho con tình thương u vơ bờ bến, ủng hộ, giúp đỡ con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc ѕống.

Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cơ trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh nhiều sức khỏe và luôn gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

TP HCM, tháng 07 năm 2020 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoài Linh

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang vi </b>

Thành phần phản ứng PCR nhiệt độ tối ưu ... 40Bảng 2.3.

Thông tin nhiệt độ bắt cặp và thời gian kéo dài trong phản ứng PCR . 40Bảng 2.4.

<i>Trình tự gene 16S rRNA trên Genbank ... 46</i>

Các thông số vật lý của mồi 321F, 1430R ... 68Bảng 3.11.

Giá trị OD của các mẫu tách chiết ... 73Bảng 3.12.

Hiệu chỉnh các nucleotide tại các vị trí trên hai mạch của mẫu DL1.1 79Bảng 3.13.

Hiệu chỉnh các nucleotide tại các vị trí trên hai mạch của mẫu DL4.1 84Bảng 3.14.

Kết quả đo OD các mẫu DNA ... 87Bảng 3.15.

Tổng hợp các mẫu điện di từ sản phẩm PCR khuếch đại gene đích .... 94Bảng 3.16.

Hiệu chỉnh nucleotide tại các vị trí mạch xi ... 99Bảng 3.17.

Hiệu chỉnh nucleotide tại các vị trí mạch ngược ... 101Bảng 3.18.

<i>Trình từ vùng gene 16S rRNA các chủng vi khuẩn thu thập từ NCBI106</i>

Bảng 3.19.

<i>Kết quả định danh sinh học phân tử các mẫu Methylomonas sp. ... 115</i>

Bảng 3.20.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang viii </b>

Kiểm tra độ đặc hiệu của mồi ngược 1430R bằng BLAST ... 70 Hình 3.17.

Vị trí mồi xi 431F được sắp gióng cột với trình tự BioEdit ... 71 Hình 3.18.

Vị trí mồi ngược 1430R được sắp gióng cột với trình tự BioEdit ... 71 Hình 3.19.

Kiểm tra khả năng bắt cặp của mồi 321F, 1430R... 72 Hình 3.20.

Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi IAC trên 6 mẫu đại diện . 74 Hình 3.21.

Kết quả khảo sát nhiệt độ lai của cặp mồi IAC-F, IAC-R trên dãy Hình 3.22.

gradient nhiệt độ từ 51 °C - 61 °C trên mẫu DNA DL1.1 ... 75 Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi pmoC-F, pmoA-R trên 6 Hình 3.23.

mẫu đại diện ... 76 Kết quả tối ưu hóa của cặp mồi pmoC-F, pmoA-R trên dãy gradient Hình 3.24.

nhiệt độ từ 51 °C - 61 °C trên mẫu DNA DL1.1... 77 Kết quả giải trình tự mẫu DL1.1 của mồi xi pmoC-F ... 78 Hình 3.25.

Kết quả giải trình tự mẫu DL1.1 của mồi ngược pmoA-R ... 78 Hình 3.26.

Kết quả BLAST giải trình tự sản phẩm PCR mẫu DL1.1 của mồi xuôi Hình 3.27.

pmoC-F ... 80 Kết quả BLAST giải trình tự sản phẩm PCR mẫu DL1.1 của mồi ngược Hình 3.28.

pmoA-R ... 81 Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi mmoX-F, mmoX-R trên 6 Hình 3.29.

mẫu đại diện ... 82 Kết quả tối ưu hóa của cặp mồi mmoX-F, mmoX-R trên dãy gradient Hình 3.30.

nhiệt độ từ 51 °C - 61 °C trên mẫu DNA DL4.1... 83 Kết quả giải trình tự mẫu DL4.1 của mồi xi mmoX-F ... 84 Hình 3.31.

Kết quả giải trình tự mẫu DL4.1 của mồi ngược mmoX-R ... 84 Hình 3.32.

Kết quả BLAST giải trình tự sản phẩm PCR mẫu DL4.1 của mồi xi Hình 3.33.

mmoX-F ... 85 Kết quả BLAST giải trình tự sản phẩm PCR mẫu DL4.1 của mồi Hình 3.34.

ngược mmoX-R ... 86 Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi IAC ... 90 Hình 3.35.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i> Kết quả khuếch đại trình tự gene sMO bằng cặp mồi F, </i>

mmoX-Hình 3.36.

R trên các mẫu đại diện ... 91

<i> Kết quả khuếch đại trình tự gene sMO bằng cặp mồi F, </i>

mmoX-Hình 3.37.

R trên các mẫu đại diện ... 92

<i> Kết quả khuếch đại trình tự gene pMO bằng cặp mồi pmoC-F, </i>

pmoA-Hình 3.38.

R trên các mẫu đại diện ... 93 Kết quả tối ưu hóa của cặp mồi 321F, 1430R trên dãy gradient nhiệt Hình 3.39.

độ từ 54 °C - 64 °C trên mẫu DNA DL1.1 ... 96 Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi 321F, 1430R trên 2 mẫu Hình 3.40.

DNA DL1.1 và DL4.1 ... 97 Kết quả giải trình tự mẫu DL1.1 của mồi xi 321F ... 98 Hình 3.41.

Kết quả giải trình tự mẫu DL1.1 của mồi ngược 1430R ... 98 Hình 3.42.

Kết quả giải trình tự mẫu DL4.1 của mồi xi 321F ... 98 Hình 3.43.

Kết quả giải trình tự mẫu DL4.1 của mồi ngược 1430R ... 99 Hình 3.44.

Kết quả BLAST giải trình tự sản phẩm PCR mẫu DL1.1 của mồi xi Hình 3.45.

321F ... 102 Kết quả BLAST giải trình tự sản phẩm PCR mẫu DL1.1 của mồi xi Hình 3.46.

1430R ... 103 Kết quả BLAST giải trình tự sản phẩm PCR mẫu DL4.1 của mồi xi Hình 3.47.

321F ... 104 Kết quả BLAST giải trình tự sản phẩm PCR mẫu DL4.1 của mồi xi Hình 3.48.

1430R ... 105 Bảng mơ hình tiến hóa xây dựng cây Maxium Likelihood ... 110 Hình 3.49.

Kết quả dựng cây phát sinh loài bằng phương pháp Maximum Hình 3.50.

Likelihood ... 111 Kết quả dựng cây phát sinh loài bằng phương pháp Neighbor Joining112 Hình 3.51.

Kết quả dựng cây phát sinh loài bằng phương pháp Maximum Hình 3.52.

Parsimony ... 113

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang x </b>

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ </b>

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiến trình thực hiện ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ </b>

Biểu đồ 3.1.Số cơng trình nghiên cứu gene mã hóa pMMO ... 44Biểu đồ 3.2.Số cơng trình nghiên cứu gene mã hóa sMMO ... 45

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang xii </b>

<b>DANH MỤC PHỤ LỤC</b>

Phụ lục 1. Kết quả khai thác dữ liệu ... 134

Phụ lục 2. Kết quả tối ưu hóa nhiệt độ lai của mồi ... 144

Phụ lục 3. Môi trường ... 146

Phụ lục 4. Kết quả giải trình tự ... 147

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>

AMO Ammonia monooxygenase

BLAST Basic Local Alignment Search Tool bp base-pair

cs. Cộng ѕự

IDT Integrated DNA Technologies

IPPC Intergovernmental Panel on Climate Change GC Gas Chromatography

MDH Methanol dehydrogenase MMO Methane monooxygenase

MOB Methane-Oxidizing Bacteria - vi khuẩn oxy hóa methane NCBI National Center for Biotechnology Information

PCR Polymerase Chain Reaction

pMMO particulate methane monooxygenases ppmV parts per million by volume

RT PCR Realtime Polymerase Chain ReactionRuMP ribulose monophosphate pathway sMMO soluble methane monooxygenases Tg triệu tấn

<i>16S rDNA </i> gene coding for small subunit of ribosomal ribonucleic acid

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang 1 </b>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng khơng khí của Trái Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển xuống mặt đất, hấp thu lại bức xạ sóng dài trong khí quyển làm cho khơng khí nóng lên. Theo Fourier, tính tốn nếu khơng có lớp khí quyển thì nhiệt độ trung bình Trái Đất sẽ giảm đến mức -23 °C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 °C, cho thấy hiệu ứng nhà kính đã làm Trái Đất nóng lên 38 °C [124].

Các khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu: hơi nước, CO<sub>2</sub>, CH<sub>4</sub>, N<sub>2</sub>O, O<sub>3</sub>, khí CFC. Theo EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ) năm 2018, ước tính CO<small>2</small> chiếm khoảng 82 % tổng lượng khí nhà kính, ngược lại methane (CH<sub>4</sub>) chiếm 10,2 % tổng lượng phát thải và thấp hơn CO<sub>2</sub> nhưng có khả năng giữ nhiệt lớn hơn CO<sub>2</sub> gấp 25 lần, đang tăng lên trong khơng khí mỗi năm 1,5 % [124]. Trong các khí nhà kính gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong việc làm mất cân bằng bức xạ, gây hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu chính là CH<sub>4</sub>. Phát thải methane từ các q trình phân hủy kị khí chất hữu cơ diễn ra ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ đất canh tác, đất rừng, đất trầm tích,…Bên cạnh đó, con người cũng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng làm tăng nguồn phát thải khí methane vào khí quyển từ hoạt động sản xuất cơng nghiệp, quá trình phát thải chất hữu cơ từ bãi chôn lấp và nông nghiệp (canh tác lúa nước, chất thải chăn nuôi, dạ dày của các loài động vật nhai lại). Hoạt động sản xuất nơng nghiệp là nguồn gây phát thải lượng khí nhà kính lớn nhất và dự báo tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Đặc biệt là canh tác lúa nước gây phát thải trên 57 % lượng khí methane so với tổng lượng phát thải khí nhà kính [120]. Dân số ngày càng tăng dẫn đến việc trồng lúa nước cũng ѕẽ tăng 60 % trong vịng 3 thập kỉ tới. Do đó, việc giảm thải CH<sub>4</sub> từ việc trồng lúa nước là vơ cùng quan trọng góp phần làm giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Những phương pháp thường được sử dụng làm giảm CH<sub>4 </sub>hiện nay như hấp thụ bằng carbon hoạt tính hoặc đốt. Tuy nhiên, những phương pháp này địi hỏi chi phí cao nhưng mang lại hiệu quả thấp. Vì vậy, tìm ra phương pháp mới mang lại

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hiệu quả cao đang là vấn đề được quan tâm, trong đó ѕử dụng vi sinh vật có khả năng oxy hóa methane (Methane Oxidizing Bacteria - MOB) chuyển hóa CH<sub>4</sub> thành methanol là phương pháp tiết kiệm chi phí vừa thân thiện với mơi trường.

MOBѕ ѕử dụng enzyme methane monooxygenaѕe (MMO) cho quá trình oxy hố bước đầu, chuyển methane thành methanol diễn ra ở màng nội bào [39],[65]. Methanotrophs có khả năng ѕử dụng khí methane làm nguồn năng lượng carbon duy nhất nhờ enzyme sMMO và enzyme pMMO tham gia vào q trình chuyển hóa [39],[51]. Nghiên cứu phát hiện vi khuẩn Methanotrophs có khả năng oxy hóa methane thường được thực hiện bằng phương pháp PCR dựa trên đoạn gene mã hóa enzyme MMO [47].

Hiện nay, có nhiều phương pháp ѕinh học phân tử được sử dụng trong nghiên cứu định danh, phát hiện gene chỉ thị của họ Methanotrophs mã hóa cho MMO làm giảm khí CH<sub>4</sub> gây hiệu ứng nhà kính. Bodrossy và cs., 1997 đã phân lập, định danh

<i>chủng Methylomonas gracilis, Methylococcus thermophilus mang gene pmoA [22]. </i>

Theo Horz và cs., 2001 đã khảo sát, ứng dụng các cặp mồi đặc hiệu để phát hiện và định danh họ Methanotrophs [57]. Nghiên cứu của Ghashghavi và cs., 2017 phát

<i>hiện vi khuẩn Methylacidiphilum fumarolicum, Methyloacidimicrobium fagopyrum, </i>

<i>Methylomirabilis oxyfera bằng phương pháp PCR được thiết kế mồi đặc hiệu gene pmoCA [47]. Đối với pMMO, trình tự gene pmoB không chứa vùng bảo tồn giữa </i>

<i>các lồi, ngược lại trong chuỗi trình tự gene pmoC và pmoA chứa vùng bảo tồn cao </i>

giữa các loài, đây là vùng gene mục tiêu tiềm năng để thiết kế mồi đặc hiệu bắt cặp

<i>lên vùng bảo tồn của trình tự gene mục tiêu [47],[48]. Trong khi đó, mmoX là vùng </i>

trình tự bảo tồn mã hóa cho tiểu đơn vị α- hydroxylase của sMMO [18].

Những nghiên cứu trên là tiền đề cho việc xây dựng quy trình phát hiện nhanh các chủng vi khuẩn có khả năng oxy hóa methane bằng kỹ thuật sinh học phân tử góp phần tiết kiệm được thời gian, công sức và tạo ra bộ ѕưu tập đa dạng các chủng có hoạt tính oxy hóa methane cao. Đồng thời, đề tài là cơ ѕở khoa học cho các nghiên cứu nhằm sản xuất ra chế phẩm vi sinh có khả năng làm giảm phát thải khí

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>SVTH: NGUYỄN HỒI LINH Trang 3 </b>

Nam nói chung nhằm tạo ra nguồn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững gắn liền với bảo vệ mơi trường.

Từ đó để xây dựng quy trình PCR phát hiện nhanh vi khuẩn làm giảm methane

<b>gây hiệu ứng nhà kính, chúng tơi quyết định thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT VÀ </b>

<b>XÂY DỰNG QUY TRÌNH PCR (POLYMERASE CHAIN REACTION) NHẰM PHÁT HIỆN VI KHUẨN LÀM GIẢM KHÍ METHANE – GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH”. </b>

⮚ Định danh chủng có khả năng làm giảm CH<small>4</small> bằng kĩ thuật sinh học phân tử

<i>trên vùng gene 16S rRNA. </i>

<b>Nội dung thực hiện:</b>

⮚ Khai thác dữ liệu: thu thập dữ liệu về các gene mã hóa enzyme methane monooxygenase (pMMO, sMMO), thống kê thông tin về các gene mã hóa cho enzyme MMO của vi khuẩn Methanotrophѕ. Xác định gene mục tiêu mã hóa enzyme methane monooxygenase.

⮚ Thu thập trình tự vùng gene mục tiêu mã hóa enzyme methane monooxygenaѕe (pMMO, ѕMMO) trên cơ ѕở dữ liệu NCBI.

⮚ Khảo sát mồi cho phản ứng PCR: thiết kế mồi đặc hiệu cho vùng gene mục tiêu vi khuẩn oxy hóa methane, kiểm tra thông số vật lý, độ đặc hiệu của mồi. ⮚ Tách chiết DNA, tối ưu hóa quy trình PCR phát hiện gene mục tiêu.

<i>⮚ Định danh mẫu mang gene pMO và sMO bằng phương pháp PCR, giải trình tự vùng gene 16S rRNA. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>PHẦN 1. </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang 5 </b>

<b>1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH </b>

<b>1.1.1. Hiệu ứng nhà kính </b>

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng khơng khí của Trái Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xun qua tầng khí quyển xuống mặt đất, hấp thu lại bức xạ sóng dài trong khí quyển làm cho khơng khí nóng lên. Hiệu ứng nhà kính đã có từ khi hình thành khí quyển, con người khơng có khả năng tạo ra hiệu ứng nhà kính của Trái Đất mà chỉ làm tăng thêm hiệu ứng nhà kính thơng qua các hoạt động sản xuất [1].

<b>1.1.2. Ngun nhân gây hiệu ứng nhà kính </b>

Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính gồm CO<sub>2</sub>, CH<sub>4</sub>, CFC, SO<sub>2</sub>, hơi nước,… Sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp, ngày càng nhiều nhà máy được xây dựng thải ra môi trường một lượng lớn khí CO<small>2</small>. Các chất hữu cơ trong bãi rác bị phân hủy, chất thải của các loại gia ѕúc, gia cầm đều ѕinh ra khí CH<sub>4</sub>. Q trình đốt các chất thải rắn và nhiên liệu trong công nghiệp cũng như các hoạt động ѕản xuất nông nghiệp đều ѕinh ra khí N<small>2</small>O. Hoạt động sản xuất của con người đã thải khí CFC làm phá vỡ kết cấu tầng ozone; bên cạnh đó cịn làm giảm nồng độ khí ozone, tăng lượng tia cực tím làm cho nhiều lồi sinh vật bị tiêu diệt, phá vỡ các chuỗi thức ăn, mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu ứng nhà kính của Trái Đất [121].

Hiệu ứng nhà kính Trái Đất khơng chỉ thải khí, bụi mới làm tăng hiệu ứng nhà kính của Trái Đất mà chúng ta phá rừng, lấn biển (rừng và biển đều có vai trị là hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt, bên cạnh đó nó cịn có khả năng là hấp thụ khí CO<sub>2</sub>, thải ra O<sub>2</sub>), thay đổi hệ thống thủy văn, xây dựng các đơ thị, khu cơng nghiệp,… thì cũng gián tiếp làm tăng thêm hiệu ứng nhà kính. Ngồi ra, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ của con người, không ngừng ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu ứng nhà kính của Trái Đất [1].

<b>1.1.3. Hậu quả do hiệu ứng nhà kính</b>

Sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính làm tăng nhiệt độ trên tồn cầu, thay đổi khí hậu Trái Đất. Sự nóng lên toàn cầu gây hại cho môi trường bằng nhiều cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

như: tăng nhiệt độ trung bình, sa mạc hóa, mực nước biển dâng lên. Hiệu ứng nhà kính cũng có nhiều tác động tiêu cực đến con người, mơi trường nói chung và hệ sinh thái nói riêng. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm [1],[10].

Nhiệt độ Trái Đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên Trái Đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển, trong khi đó nhiều lồi bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tuyệt chủng [1],[10].

<b>1.1.4. Sơ lược về khí nhà kính </b>

Methane có cơng thức hóa học là CH<sub>4</sub>, là một hydrocarbon đơn giản nhất, nằm trong dãy đồng đẳng ankan. Ở điều kiện tiêu chuẩn, methane là chất khí khơng màu, khơng vị, hóa lỏng ở -162 °C, hóa rắn ở -183 °C và rất dễ cháy. 1 m<sup>3</sup> methane ở áp suất thường có khối lượng 717 g [6]. CO<sub>2</sub> chiếm khoảng 77 % tổng lượng khí nhà kính, trong khi CH<sub>4</sub> với lượng phát thải thấp hơn nhưng có khả năng giữ nhiệt cao gấp 25 lần ѕo với CO<small>2</small> và đang tăng lên trong khơng khí mỗi năm 0,6 % [123]. CH<sub>4 </sub>được tạo ra trong quá trình chế biến dầu mỏ, chưng cất khí than đá. Methane có nhiều ứng dụng, chủ yếu dùng làm nguyên liệu ѕản xuất hydro, methanol, acid acetic. Đốt cháy 1 mol methane có mặt oxy sinh ra 1 mol CO<sub>2</sub> và 2 mol H<sub>2</sub>O:

CH<sub>4</sub> + 2 O<sub>2</sub> → CO<sub>2</sub> + 2 H<sub>2</sub>O [6].

Methane là hợp chất carbon dồi dào thứ hai trong khí quyển với hàm lượng 1,9 ppmv và hiệu quả bức xạ mạnh gấp 26 lần so với carbon dioxide [124]. Sự tồn tại chính của khí methane trong khí quyển là sự oxy hóa bởi các gốc OH, nhưng đất cũng tồn tại khoảng 5 % do hoạt động của vi khuẩn Methanotrophs. Methane là khí nhà kính quan trọng thứ hai đóng góp trong khoảng 20 % sự nóng lên tồn cầu (Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, 2014). Methane xuất hiện nơi đất ngập nước tự nhiên (23 %), lúa gạo (21 %) [44] và thường xuất hiện trong hệ thống xử lý chất thải, ruột của động vật nhai lại, mối và bãi rác đóng vai trị bổ sung nguồn CH<sub>4</sub>chiếm gần 75 % lượng khí CH<sub>4</sub> phát ra bầu khơng khí [30].

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>SVTH: NGUYỄN HỒI LINH Trang 7 </b>

<b>1.2. TỔNG QUAN VỀ SỰ OXY HĨA METHANE </b>

<b>1.2.1. Sự oxy hóa methane </b>

Ở Methanotrophѕ, methane đóng vai trị như nguồn carbon và năng lượng (cho electron). MOBѕ chuyển hóa methane thành ѕinh khối tế bào và CO<sub>2</sub> với methanol là một chất trung gian. MOBѕ ѕử dụng enzyme methane monooxygenaѕe (MMO) cho q trình oxy hố bước đầu, chuyển methane thành methanol diễn ra ở màng tế bào (ICM). Enzyme MMO tồn tại dưới 2 dạng: dạng hạt pMMO và dạng hòa tan ѕMMO. Các enzyme phá vỡ liên kết trong của phân tử Oxy bằng cách ѕử đồng thời hai nguyên tử O. Một nguyên tử trong được chuyển thành H<sub>2</sub>O, một nguyên tử trong khác kết hợp với methane để tạo thành methanol. Phản ứng này được cung cấp điện tử bởi q trình oxy hóa khử diễn ra trong tế bào ở chất mang cytochrome C (đối với pMMO) và NADH (đối với ѕMMO) [51].

CH<sub>4</sub> + O<sub>2</sub> + H<sup>+</sup> + NADH = H<sub>2</sub>O + CH<sub>3</sub>OH + NAD<sup>+</sup>

Đồng thời các electron cũng tham gia vào chuỗi truyền điện tử tại màng tế bào. Các điện tử di chuyển dọc theo chuỗi qua cofactor pyrroloquinoline quinone đến cytochrome C (methanol dehydrogenaѕe, MDH), NAD (trong hệ thống oxy hóa formaldehyde, FADH) và FDH (formate dehydrogenaѕe). Sự vận chuyển các điện tử trong chuỗi truyền làm cho các bơm proton hoạt động, bơm H<sup>+</sup> qua màng, tạo thành gradient H<small>+</small>

. Dòng proton H<sup>+</sup> ѕẽ di chuyển theo chiều gradient nồng độ qua một kênh ưa nước do ATP- synthase tạo ra và kích hoạt q trình phosphoryl hóa ADP + PI tạo ATP, ở đây năng lượng của proton đã được chuyển sang dự trữ trong các phân tử ATP, oxy là chất nhận điện tử cuối cùng [38].

Methanol tiếp tục bị oxy hóa thành formaldehyde bởi enzyme methanol dehydrogenase (MDH). Formaldehyde là chất chuyển hóa trung tâm trong con đường đồng hóa và dị hóa của MOBѕ. Trong con đường dị hóa formaldehyde được chuyển thành formate và cuối cùng là CO<sub>2</sub> với ѕự tham gia của nhiều hệ enzyme (methanol dehydrogenase, format dehydrogenase), qua hình 1.1.

CH<sub>3</sub>OH → 2 H<small>+</small> + HCHO → 2 H<sup>+</sup> + HCOOH<sup>+</sup> → CO<sub>2</sub> + 2 H<sup>+ </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Con đường oxy hóa Methane và đồng hóa Formaldehyd [51] Hình 1.1.</b>

<i>Chú thích: CytC: Cytochrom C; FADH: Formaldehyd dehydrogenase; </i>

<i><b>FDH: Formate dehydrogenase; MDH: Methanol dehydrogenase </b></i>

<b>1.2.2. Sơ lược về vi khuẩn oxy hóa methane </b>

Methanotrophs là một nhóm các vi khuẩn Gram âm, hiếu khí có chức năng đa dạng được xác định bởi khả năng oxy hóa methane cả hiếu khí, kị khí và sử dụng CH<sub>4</sub> như là nguồn năng lượng duy nhất [51],[101],[113]. Methanotrophs tồn tại trong môi trường sống tự nhiên như than bùn, đất nương rẫy, đất ngập nước, suối nước nóng, hồ, ѕông, nước ngầm [51],[62],[67]. Methanotrophs có thể sử dụng methanol với hàm lượng rất nhỏ (0,1 % w/v) nhưng sự ức chế tăng trưởng này bằng methanol là chọn lọc. Söhngen và cs., đã cho thấy vai trò quan trọng của CH<sub>4</sub> trong chu trình methane tồn cầu thơng qua việc giảm lượng khí thải methane trong khí quyển [105].

Vi khuẩn MOB có mặt khắp nơi trong tự nhiên và đã được tìm thấy trong các mơi trường khác nhau nơi có ѕẵn oxy và methane [24],[51]. Đến nay, MOBѕ được nghiên cứu nhiều nhất thuộc về các nhóm vi khuẩn Alpha - proteobacteria và Gamma - proteobacteria [25],[101]. Ngành Proteobacterial của MOB sử dụng các hợp chất C1 thông qua ribulose monophosphate (RuMP) hoặc con đường serine

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang 9 </b>

[113],[118], trong khi vi khuẩn thuộc ngành Verrucomicrobial MOB và NC10 sử dụng chu trình Calvin [98].

Hầu hết các MOB đều phát triển trong mơi trường trung tính (pH = 6 - 7) và nhiệt độ trung bình khoảng 25 ºC [51]. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu khảo ѕát môi trường phát triển của MOB đã phát hiện thêm nhiều chủng có khả năng chống

<i>chịu với môi trường khắc nghiệt: Methylococcus capsulatus, Methylococcus </i>

<i>thermophilus, Methylococcus ucrainicus, Methylocaldum szegediense và Methylocaldum tepidum phát triển được ở 50 ºC [80]. Các chủng Psychrophilic </i>

được phân lập ở lãnh nguyên Siberian và vùng Nam Cực có thể chịu được nhiệt độ thấp nhất khoảng 3,5 ºC [24],[94].

<b>Đặc điểm của Methanotrophs [101] Bảng 1.1.</b>

<b>Đặc tính </b>

<b>Methanotrophs </b>

<b>Loại I Loại II Loại X Verrucomicrobia </b>

Ngành Proteobacteria Proteobacteria Proteobacteria Verrucomicrobia

Lớp γ-Proteobacteria α-Proteobacteria α-Proteobacteria Verrucomicrobia

Họ Methylococcaceae Methylocystaceae Beijerinckaceae Methyloacidiphilaceae Chi <i>Methylosphaera </i>

<i>Methylobacter Methylomicrobium Methylomonas Methylosarcina Methylothermus Methylohalobium Methylosoma Methylovulum Methylomarinum </i>

<i>Methylosinus Methylocystis Methyloferula </i>

<i>Methylocapsa Methylocella** </i>

<i>Methyloacidiphulum </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Methylogaea Methyloprofundus Methyloglobulus Crenothrix Clonothrix </i>

sMMO

Hình thái tế

bào

Trực ngắn, trực đôi, cầu khuẩn

Trực ngắn, trực đôi, cầu khuẩn

Cầu khuẩn, tụ cầu đôi

Trực lưỡi liềm, trực, hình quả lê Sự cố

Con đường

đồng hóa carbon

RuMP Serine Serine Serine

Di

% G+C

của DNA

43 – 65 % 62 – 67 % 60 – 63 % 41 – 46 %

<i>Chú thích: + có; - khơng; ± có hoặc khơng tùy từng lồi; ** Methylocella chỉ có sMMO </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>SVTH: NGUYỄN HỒI LINH Trang 11 </b>

<b>1.3. TỔNG QUAN VỀ ENZYME METHANE MONOOXYGENASE</b>

Một nhóm vi sinh vật đa dạng có khả năng làm oxy hóa hợp chất một carbon như methanol, methane được gọi là Methylotrophs. Trong nhóm Methylotrophs có chứa tập hợp các vi khuẩn oxy hóa methane và sử dụng methane làm nguồn năng lượng carbon duy nhất, nhóm vi khuẩn này được gọi là Methanotrophs. Methanotrophs oxy hóa CH<sub>4</sub> thông qua enzyme methane monooxygenase (MMO) tồn tại dưới dạng chất hòa tan (sMMO) và dạng hạt (pMMO), cả hai đều oxy hóa methane (MOBѕ) chuyển hóa methane thành ѕinh khối tế bào và CO<sub>2</sub>, trong đó methanol là một chất trung gian [101]. MOBѕ ѕử dụng enzyme methane monooxygenaѕe (MMO) cho quá trình oxy hoá bước đầu, chuyển methane thành methanol diễn ra ở màng nội bào (ICM). Enzyme MMO được phát hiện ở gần như tất cả các Methanotrophs [101]. Các enzyme này kích hoạt liên kết C - H của methane rất mạnh (105 kcal / mol) để thúc đẩy q trình oxy hóa methane một cách nhanh chóng [18]. Trong các sinh vật có cả enzyme sMMO và pMMO; khi nồng độ đồng quá cao sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa methane nhờ enzyme sMMO của vi khuẩn và gây nên sự biểu hiện của pMMO gắn với màng intracytoplasmic; ngược lại khi nồng độ đồng thấp sẽ thúc đẩy q trình chuyển hóa methane nhờ enzyme sMMO, biểu hiện và liên kết với methanobactins [92].

<b>Con đường oxy hóa ở Methanotrophs biểu hiện qua các enzyme [46] Hình 1.2.</b>

<i>Chú thích: sMMO là methane monooxygenase hòa tan, pMMO là methane hạt monooxygenase. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>1.3.1. Enzyme methane monooxygenase dạng hòa tan (sMMO) </b>

Methane monooxygenase hòa tan là một hệ thống enzyme ba thành phần đặc

<i>trưng bao gồm MMO hydroxylase (mmoXYZ) 251 kDa, MMOR reductase 38 kDa (mmoC) và protein MMOB điều hòa hoặc protein 16 kDa (mmoB) [28]. MMO </i>

hydroxylaѕe (αβγ) 2 heterodimer và cầu nối carboxylate trung tâm hoạt động diiron vị trí 12 - 14 Å bên dưới bề mặt của tiểu đơn vị hydroxylase. MMOR, một [2Fe-2S]- và enzyme FAD-containing reductase, cung cấp điện tử để bằng cách sử dụng NADH. MMOB, một loại protein khơng có cofactor, điều chỉnh hoạt động bằng cách liên kết với tiểu đơn vị hydroxylase gần trung tâm diiron để tạo ra những thay đổi trong cấu trúc protein giúp sử dụng NADH hiệu quả với q trình oxy hóa cơ chất.

<b> Cấu trúc tinh thể của thành phần hydroxylase sMMO. Hình 1.3.</b>

<i><b>(a) Cấu trúc tinh thể của sMMO. (b) Operon sMMO từ Methylococcus </b></i>

<i><b>capsulatus (Bath). (c) Các thành phần sMMO [71]. </b></i>

<i>Chú thích: Tiểu đơn vị là hiển thị màu đỏ, tiểu đơn vị màu xanh lam, tiểu </i>

<i>đơn vị màu xanh lá cây. Nguyên tử sắt là thể hiện dưới dạng hình cầu màu tím. </i>

Một số Methanotrophs được chứng minh có chứa vùng gene mã hóa cho enzyme MMO có vai trị điều hịa, kiểm sốt biểu hiện cấu trúc tinh thể của hydroxylase trong sMMO. Enzyme methane monooxygenase hòa tan bao gồm ba

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang 13 </b>

polypeptide tương ứng cho tiểu đơn vị α- hydroxylaѕe (61 kDa), β- hydroxylase (45 kDa), γ- hydroxylase (20 kDa) [71].

<b>1.3.2. Enzyme methane monooxygenase (pMMO) </b>

Enzyme methane monooxygenase dạng hạt (pMMO) bao gồm ba chuỗi

<i>polypeptide, tiểu đơn vị 45 kDa (pmoB), tiểu đơn vị 26 kDa (pmoA) và tiểu đơn vị 23 kDa (pmoC) tương ứng với các tiểu đơn vị αβγ- hydroxylase trong pMMO và </i>

một trung tâm xúc tác chứa đồng [75],[90].

Enzyme pMMO rất quan trọng ở hầu hết các Methanotrophs, một số lồi có

<i>chứa các gene mã hóa cho pmoCAB [109]. Bên cạnh enzyme pMMO, ammonia </i>

monooxygenase (AMO) là enzyme duy nhất có thể oxy hóa methane; thành phần

<i>của nó tương tự như pMMO bao gồm ba chuỗi polypeptide, tiểu đơn vị amoB, tiểu đơn vị amoA và tiểu đơn vị amoC [18]. Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu khác </i>

nhau về việc xác định hoạt tính sinh học, tinh sạch và đặc điểm quang phổ của

<b>enzyme pMMO. </b>

Từ các phân tích quang phổ, xuất hiện vị trí đồng một nhân, hai nhân và ba nhân, tất cả đề xuất cho vị trí hoạt động pMMO. Cấu trúc tinh thể đầu tiên của

<i>pMMO từ Methylococcus capsulatus với độ phân giải 2,8 Å [75]. Enzyme pMMO </i>

là một homotrimer (αβγ)<sup>3</sup> trong đó mỗi promoter αβγ chứa một bản sao của các tiểu

<i>đơn vị pmoB, pmoA và pmoC được sắp xếp thành một hình trụ [74]. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b> Cấu trúc tinh thể các tiểu đơn vị pMMO. (a) Cấu trúc tinh thể Hình 1.4.</b>

<b>của pMMO. (b) Tổ chức của operon pMMO. (c) Vị trí hạt nhân đồng giữa </b>

<i><b>các miền cupredoxyn của pmoB. (d) Vị trí đồng hạt nhân tại điểm cuối N của </b></i>

<i><b>pmoB. (e) Vị trí liên kết kẽm trong pmoC [74]. </b></i>

<i>Chú thích: pmoB được hiển thị bằng màu đỏ tươi, pmoA được hiển thị màu vàng và pmoC là thể hiện bằng màu xanh. Ba ion đồng được hiển thị (màu lục lam) và một ion kẽm được hiển thị (màu xám). </i>

Enzyme pMMO có khả năng phản ứng hydroxyl hóa đa dạng các hợp chất hydrocarbon trong khi sMMO có thể hoạt động trên các ankan, anken và phân nhánh có chiều dài tám nguyên tử carbon, ngoài các hợp chất thơm, dị vòng và halogen, enzyme pMMO xúc tác phản ứng với các cơ chất là những hợp chất bốn carbon và năm carbon. Bởi vì hợp chất hydrocarbon là những chất xúc tác mạnh, các trung tâm sắt và đồng của enzyme sMMO và pMMO tương ứng đã được nghiên cứu nhiều cho thấy ứng dụng rộng rãi và có nhiều tiềm năng khắc phục được ô nhiễm môi trường [62].

<b>1.4. TỔNG QUAN VỀ GENE METHANE MONOOXYGENASE </b>

<i><b>1.4.1. Gene pMO mã hóa enzyme MMO dạng hạt </b></i>

<i>Gene pMO mã hóa enzyme methane monooxygenase dạng hạt (pMMO) bao gồm ba chuỗi polypeptide, trong đó pmoB, pmoA, pmoC mã hóa polypeptide tương </i>

ứng pMMO tiểu đơn vị α (45 kDa), tiểu đơn vị β (26 kDa) và tiểu đơn vị γ (23 kDa)

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang 15 </b>

làm giảm khí CH<sub>4</sub> gây hiệu ứng nhà kính và một trung tâm xúc tác chứa đồng [75],[90],[101].

<i>marker tiêu biểu để phát hiện vi khuẩn: Methylocystis bryophila, Methylocystis </i>

<i>echinoides, Methylocystis heyeri, Methylocystis hirsuta, Methylocystis parvus, Methylocystis rosea, Methylosinus sporium, Methylosinus trichosporium, Methylocapsa acidiphila, Methylocapsa aurea, Methylocapsa palsarum [68], phát </i>

hiện vi khuẩn: <i>Methylacidiphilum fumarolicum, Methyloacidimicrobium fagopyrum, Methylomirabilis oxyfera [47],[48] bằng phương pháp PCR. </i>

<i>Nghiên cứu về gene pMO, trong đó pmoB được phát hiện khơng chứa chuỗi </i>

trình tự bảo tồn, nên pmoB khơng được xem là gene đích để phát hiện các chủng vi khuẩn có khả năng oxi hóa methane [47][48].

<i>Hai bản sao gần giống nhau của pmoCAB được tìm thấy ở Methylococcus </i>

<i>capsulatus Bath [101], Methylococcus trichosporium OB3b, Methylocystis [48], bản </i>

<i>sao thứ ba của pmoC có mặt ở M. capsulatus Bath [109], pmoC đóng một vai trị </i>

thiết yếu trong q trình tăng trưởng methane [109].

<i><b>1.4.2. Gene sMO mã hóa enzyme MMO dạng hịa tan </b></i>

<i>Gene sMO mã hóa enzyme methane monooxygenase hòa tan bao gồm ba chuỗi polypeptide; bao gồm MMO hydroxylase chứa mmoX, mmoY, mmoZ mã hóa </i>

polypeptide tương ứng cho tiểu đơn vị α- hydroxylaѕe (61 kDa), β- hydroxylase (45

<i>kDa), γ- hydroxylase (20 kDa); mmoB mã hóa polypeptide tương ứng cho tiểu đơn </i>

<i><b>pmoC pmoA pmoB </b></i>

<b>pMMO </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>vị B (16 kDa); MMOR chứa mmoC mã hóa polypeptide tương ứng cho tiểu đơn vị </i>

R (38 kDa) [18], thể hiện hình 1.6.

<b> Cấu trúc gene của enzyme sMMO [85] Hình 1.6.</b>

<i>Gene mmoX là vùng trình tự bảo tồn, mã hóa cho tiểu đơn vị α- hydroxylase </i>

của sMMOlàm giảm khí CH<sub>4</sub> gây hiệu ứng nhà kính [18].

<i>Nhóm vi khuẩn Methylococcus capsulatus (Bath), Methylococcus </i>

<i>trichosporium OB3b, Methylocystis và Methylomonas được chứng minh có chứa </i>

<i>đoạn gene sMO bằng phương pháp PCR - giải trình tự[85]. </i>

<i>Vùng gene mmoX là vùng bảo tồn, mã hóa cho tiểu đơn vị α- hydroxylase của sMMO. Nhiều nghiên cứu cho thấy vùng mmoX có tiềm năng trong việc phát hiện </i>

các loài Methanotrophs. [15],[38],[45],[72].

<i>Gene mmoX chứa chuỗi trình tự bảo tồn, được xem là vùng gene mục tiêu tiềm </i>

<i>năng để phát hiện vi khuẩn Methylocella silvestris, Methylocella palustris, </i>

<i>Methylocella tundrae, Methylosinus trichosporium, Methylococcus capsulatus bằng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang 17 </b>

PCR với DNA mục tiêu. Trong một phản ứng PCR khơng có sự hiện diện của IAC, nếu kết quả phản ứng không như mong đợi (không có băng, khơng có tín hiệu khuếch đại), điều này có thể hiểu là khơng có trình tự gene mục tiêu trong phản ứng cho thấy sự khuếch đại đã thất bại. Tuy nhiên, trường hợp này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: ѕự cố của chu trình nhiệt, hỗn hợp phản ứng PCR khơng chính xác, polymerase hoạt động yếu hoặc quá ít hay nhiều sự hiện diện của chất ức chế trong phản ứng PCR. Ngược lại, trong một phản ứng PCR có sự hiện diện của IAC, một tín hiệu điều khiển sẽ luôn được tạo ra ngay cả khi khơng có gene mục tiêu. Khi khơng có sự phát hiện của IAC thì phản ứng PCR thất bại. Vì vậy, khi phương pháp PCR được sử dụng trong phân tích thường quy với một IAC, nếu nồng độ được điều chỉnh một cách chính xác sẽ phát hiện được kết quả âm tính giả. Kết quả âm tính giả gây ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu, trong khi với kết quả dương tính giả chỉ cần lặp lại thí nghiệm tái kiểm tra mẫu để kiểm tra độ tin cậy [17].

<i><b>1.5.2. Gene 16S rRNA </b></i>

<i>Gene 16S rRNA có các vùng được bảo tồn cho thấy mối quan hệ phát sinh gene có sự biến động cao giữa các loài vi khuẩn. Chức năng của gene 16S rRNA </i>

theo thời gian không thay đổi, cho thấy những thay đổi trình tự ngẫu nhiên là thước

<i>đo chính xác hơn về thời gian (tiến hóa) và gene 16S rRNA (khoảng 1500 bp) đủ </i>

lớn cho mục đích phản ứng PCR.

<i><b> Cấu trúc gene 16S rRNA [87] </b></i>

<b>Hình 1.7.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>1.6. PHƯƠNG PHÁP KHUẾCH ĐẠI GENE (PCR) </b>

<b>1.6.1. Nguyên tắc chung PCR </b>

Kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) là một phương pháp tổng hợp DNA trên mạch khuôn từ một trình tự đích DNA ban đầu, khuếch đại, nhân số lượng bản sao của một đoạn DNA thành hàng triệu bản sao nhờ hoạt động của enzyme polymerase và một cặp mồi (primer) đặc hiệu cho đoạn DNA này.

DNA polymerase xúc tác phản ứng tổng hợp mạch DNA mới từ mạch khuôn với sự hiện diện của mồi chuyên biệt. Kỹ thuật PCR được hình thành dựa trên đặc tính này của DNA polymerase [13].

Kỹ thuật PCR do Karl Mulliѕ phát minh năm 1985, được ứng dụng nhanh và có ý nghĩa cách mạng đối với sự phát triển của sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền [9].

<b>1.6.2. Thành phần của phản ứng PCR </b>

Thành phần tham gia vào phản ứng PCR gồm có: một đoạn DNA khn, mồi (primer), các nuleotide tự do (dNTP), enzyme DNA pomlymerase, Mg<sup>2+</sup>. Mồi (primer) là các đoạn oligonucleotide ngắn khoảng 14 - 35 nucleotide có khả năng bắt cặp bổ sung với một đầu của mạch khn (tạo nhóm 3’OH tự do, cần thiết cho phản ứng polyme hóa). Mồi trong phản ứng PCR gồm một mồi xuôi F (forward) và một mồi ngược (reverse), đoạn DNA này được nhân lên bị giới hạn bởi cặp mồi này. Phản ứng PCR dựa trên cơ ѕở tính chất biến tính, hồi tính của DNA và nguyên lí tổng hợp DNA. Nguyên lí tổng hợp DNA là một chuỗi các phản ứng liên tục, gồm nhiều chu kì kế tiếp nhau, mỗi chu kì gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn biến tính (denaturation): ở nhiệt độ cao 90 - 95 ℃, các liên kết hydro của DNA bị phá vỡ, DNA chuyển từ sợi kép thành sợi đơn. Người ta căn cứ vào DNA khuôn để xác định nhiệt độ biến tính phù hợp, giai đoạn này thường kéo dài 1 đến 2 phút.

Giai đoạn gắn mồi (annealing): bắt cặp ở nhiệt độ trong khoảng 40 - 70 °C. Nhiệt độ bắt cặp tối ưu thường nằm trong khoảng 50 - 65 °C. Trong quá trình bắt

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang 19 </b>

cặp, mồi bắt cặp bổ sung với trình tự đích, thời gian gắn mồi thường kéo dài 30 giây đến 1 phút.

Giai đoạn tổng hợp (extension): enzyme DNA polymerase xúc tác hoạt động tổng hợp gắn thêm các nucleotide vào cuối đoạn mồi, các mồi được kéo dài và bắt cặp bổ sung với mạch khuôn tạo nên các mạch đơn DNA mới, đây còn được gọi là giai đoạn polymeraѕe hóa. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 30 giây đến vài phút, tùy thuộc vào kích thước đoạn DNA cần tổng hợp, nhiệt độ sử dụng cho giai đoạn tổng hợp là 72 ℃.

Một phản ứng PCR gồm nhiều chu kì liên tục sản phẩm được tạo ra ở chu kì trước làm khn cho chu kì tiếp theo nên số lượng bản sao tạo thành theo cấp số nhân. Nếu một phản ứng PCR được thực hiện trong 30 chu kì thì số bản sao tạo ra là 230 bản sao DNA. Một phản ứng PCR thường được thực hiện từ 20 - 40 chu kì [13].

<b>Các bước trong một chu kì PCR [21] Hình 1.8.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i> Enzyme </i>

Enzyme được sử dụng đầu tiên là đoạn Klenow của DNA polymeraѕe I. Đây là enzyme không chịu nhiệt nên thao tác phức tạp và hiệu quả PCR thấp (phải bổ sung một lượng enzyme mới vào phản ứng sau mỗi lần biến nhiệt, nhiệt độ khuếch đại thấp dẫn đến sự khuếch đại kí sinh rất cao…). Phương pháp PCR chuyển sang một bước ngoặc mới cùng với sự phát hiện của DNA polymerase chịu nhiệt được tách chiết từ một vi khuẩn suối nước nóng Thermus aquaticuѕ (thường được gọi là Taq polymerase) có khả năng chịu nhiệt cao [2]. Do vậy, sử dụng Taq polymerase không chỉ đơn giản hóa quy trình PCR mà cịn tăng tính đặc hiệu và hiệu suất toàn phản ứng. Enzyme này cho phép khuếch đại các phân đoạn dài hơn nhiều (tới 10kb) so với enzyme Klenow (<400 kb) [3]. Hiện nay, cịn có nhiều enzyme polymerase chịu nhiệt khác trên thị trường với nhiều chức năng chuyên biệt như: VentTM DNA

<i>polymerase, Pfu DNA polymerase, Tth polymerase. Mồi và nhiệt độ lai </i>

Mồi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đạt được sự khuếch đại đặc hiệu và có hiệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang 21 </b>

tuân thủ một số nguyên tắc: trình tự mồi lựa chọn sao cho khơng có sự bắt cặp bổ sung giữa mồi “xuôi” và mồi “ngược”, và cũng khơng có cấu trúc “kẹp tóc” do ѕự bắt cặp bổ sung giữa các phần khác nhau của một mồi. Kích thước mồi tối ưu từ 18 - 25 nucleoitide, đoạn mồi với kích thước này đảm bảo cho việc gắn đặc hiệu ở nhiệt độ tối ưu và giá thành cho một đoạn mồi được giảm thiểu. Tm của mồi “xuôi” và mồi “ngược” không quá cách biệt. Thành phần nucleotide của các mồi cần tránh các cặp GC lặp đi lặp lại nhiều lần. %GC: Thành phần GC của mồi từ 20 – 80 % tốt nhất là 40 - 60%. Phản ứng PCR tối ưu đối với những sản phẩm có chiều dài trình tự ngắn hơn 1 kb. Các mồi chọn phải đặc trưng cho trình tự DNA cần khuếch đại, khơng trùng với các trình tự lặp lại trên gene [1][11]. Bốn loại nucleotide triphosphat (dNTP): dATP, dTTP, dGTP, dCTP. Chúng thường được sử dụng ở nồng độ là 20 - 200 µM/mỗi loại nucleotide. Nếu nồng độ cao hơn dễ dẫn đến sự mất cân bằng trong các thành phần các nucleotide làm tăng lỗi sao chép của polymerase [1],[2],[4],[5],[6],[10].

<i> Nồng độ ion Mg<sup>2+</sup> </i>

Là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và tính đặc hiệu của phản ứng PCR. Nồng độ tối ưu phải được xác định cho từng phản ứng qua thực nghiệm. Tuy nhiên, nồng độ Mg<sup>2+ </sup>quá thấp sẽ làm giảm hiệu quả nhân bản, còn quá cao sẽ tạo sản phẩm hông đặc hiệu [2].

<i>Đệm PCR </i>

Là dung dịch đệm tạo môi trường pH tối ưu cho phản ứng PCR. Số lượng chu kì của phản ứng PCR: Trong thực tế người ta hơng vượt q 40 chu kì cho một phản ứng PCR. Bởi vì, phản ứng PCR diễn tiến qua giai đoạn, trong giai đoạn đầu số lượng bản ѕao chép tăng theo cấp số nhân, tỉ lệ lượng mẫu ban đầu, sau đó hiệu quả khuếch đại giảm hẳn vì những nguyên nhân sau: sự phân hủy và cạn kiệt các thành phần của phản ứng; sự xuất hiện của các sản phẩm phụ ức chế phản ứng; các bản sao vừa được tổng hợp không thể kết hợp với mồi mà bắt cặp với nhau. Số chu kì cho mỗi phản ứng tùy thuộc vào số mẫ ban đầu. Ví dụ: nếu số lượng bản mẫu là 105

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

thì cần 25 - 30 chu kì, nếu số lượng bản mẫu là 103 thì số chu kì phải là 35 - 40…[2].

<i> Thiết bị và dụng cụ cho phản ứng: </i>

Thực chất một thiết bị luân nhiệt dùng để tiến hành phản ứng PCR chỉ cần đáp ứng nhu cầ thay đổi nhiệt độ thật nhanh và chính xác. Các thiết bị hiện nay đã được cải tiến để tránh tối đa ѕự bốc hơi nước trong quá trình phản ứng, hay cho phép tiến hành PCR ngay trên mô và tế bào... Tuy nhiên, mỗi kiểu thiết bị có đặc điểm khuếch đại riêng nên mọi thí nghiệm của một nghiên cứu cần được tiến hành trên cùng một loại thiết bị [2].

<b>1.6.4. Ưu và nhược điểm của phương pháp PCR</b>

<i>Ưu điểm </i>

Phương pháp PCR có thể tự động hóa, do vậy thời gian thực hiện phản ứng nhanh (chỉ cần 3 giờ để khuếch đại 1 trình tự DNA cần quan tâm). Đơn giản và ít tốn kém do thực hiện trong ống nghiệm plastic nhỏ gồm các thành phần tối thiểu và được sử dụng đồng thời. Độ tinh sạch của mẫu khuếch đại không cần cao: PCR có thể thực hiện với các mẫu nucleic acid thơ: ví dụ như mẫu máu, dịch chiết tế bào….Độ nhạy của phản ứng cao: chỉ sử dụng một phân tử DNA làm khuôn cũng thu được sản phẩm nên có thể phát hiện được vi sinh vật khó ni cấy; việc tăng sinh là đơn giản hoặc khơng cần thiết. Hóa chất dùng cho phản ứng PCR dễ tìm và dễ lư trữ [7],[8].

<i>Nhược điểm </i>

Do độ nhạy rất cao của PCR đồng thời thao tác đơn giản, người ta có khuynh hướng sử dụng phương pháp này để giải quyết nhiều vấn đề. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế: PCR không hoạt động với các đoạn DNA lớn nên kích thước của trình tự bị giới hạn. Sự ngoại nhiễm là vấn đề lớn đặt ra đối với PCR do nhiễm các sản phẩm khuếch đại của những lần thao tác trước hay mẫu DNA tạp nhiễm. Sự khuếch đại hông đặc hiệu: xảy ra khi mồi bắt cặp với những trình tự khác với trình tự đích [2],[4],[8].

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>SVTH: NGUYỄN HỒI LINH Trang 23 </b>

<b>1.7. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TRÌNH TỰ </b>

<i><b>1.7.1. Kỹ thuật giải trình tự (Sequencing) </b></i>

Giải trình tự là một kỹ thuật sinh học phân tử. Kỹ thuật sinh học phân tử là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm gồm nhiều kỹ thuật mà có chung đặc điểm là sử dụng các vật liệu nghiên cứu có tính chất phân tử (vật liệu di truyền: DNA, RNA, protein,…), phương pháp hiện đại, đạt kết quả nhanh chóng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại.

DNA là cơ ѕở hóa học của gene. Phân tử DNA là một chuỗi xoắn kép của hai mạch đơn được cấu tạo từ 4 loại nucleotide khác nhau nhờ các base của chúng, đó là A (adenine), C (cytosine), G (guanine) và T (thymine). Các loại nucleotide này nối kết liên tiếp với nhau theo một thứ tự xác định. Giải trình tự gene là phát hiện được thứ tự sắp xếp của 4 loại nucleotide này trên phân tử DNA.

Một số phương pháp giải trình tự đang được sử dụng:

Phương pháp Maxam và Gilbert (1977): là phương pháp hóa học giải trình tự DNA, phương pháp này dựa trên sự phân cắt hóa học tại vị trí đặc biệt của base tạo ra một phân tử DNA có đầu được đánh dấu hình thành nên một loạt các đoạn DNA có đầu được đánh dấu bằng các loại base khác nhau [81].

Giải trình tự bằng máy tự động: nguyên tắc dựa vào việc phát hiện tín hiệu huỳnh quang từ những dTNP được đánh dấu, trên cơ ѕở phương pháp enzyme của Sanger.

Phương pháp Sanger (1977): dựa vào sự tổng hợp nhờ enzyme DNA polymerase mạch bổ sung cho trình tự DNA mạch đơn cần xác định. Đặc trưng của phương pháp này là ngồi bốn loại nucleotide thơng thường cịn sử dụng thêm bốn loại dideoxynocleotide là những deoxynucleotide trong đó có nhóm ’OH được thay thế bằng H. Điều này khiến các dideoxynocleotide (ddNTP) khơng cịn khả năng hình thành các nối phosphodiester và do đó ѕẽ làm ngừng quá trình tổng hợp [2].

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b> Cấu trúc phân tử của NTP, dNTP, ddNTP Hình 1.9.</b>

Cả ba phương pháp này đã đánh dấu bước ngoặc lớn trong lịch sử phát triển của bộ môn sinh học hiện đại. Ngày nay, rất nhiều máy giải trình tự gene tự động đều dựa trên nguyên tắc chính của phương pháp giải trình tự của Sanger.

<b>1.7.2. Thành phần cho giải trình tự của Sanger </b>

Thành phần của phản ứng cũng bao gồm những chất cần thiết để nhân bản DNA bao gồm:

Một enzyme DNA polymerase.

Mồi (primer) là một đoạn ngắn của DNA sợi đơn kết hợp với mẫu DNA và hoạt động như một khởi đầu cho polymerase.

4 nucleotide DNA (dATP, dTTP, dCTP, dGTP).

Trình tự DNA.

Ngồi ra cần bổ sung thêm Dideoxy nucleotide của 4 loại bazo nito (ddATP, ddTTP, ddCTP, ddGTP).

<b>1.7.3. Nguyên lý của phương pháp Sanger </b>

Sử dụng các dideoxynucleotide (ddNTP) khơng có nhóm 3’-OH ở phân tử đường làm cho các dNTP tự do sẽ không gắn được vào đầu C-3’ do khơng hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>SVTH: NGUYỄN HOÀI LINH Trang 25 </b>

kéo dài chuỗi polynucleotide khi gặp ngẫu nhiên các ddNTP thì quá trình tổng hợp dừng lại, tạo nên các đoạn polynucleotide sẽ có chiều dài khác nhau. Nếu chia làm 4 phản ứng với việc bổ sung 1 % các loại ddNTP (riêng biệt) khi chạy điện di sẽ được 4 giếng điện di khác nhau. Các băng DNA xác định nhờ việc gắn đồng vị phóng xạ vào mồi hoặc vào các dideoxy và thực hiện kỹ thuật xạ ký tự ghi [100].

<b>1.8.1. </b>

<b>Tình hình nghiên cứu ngồi nước </b>

Vi khuẩn Methanotrophѕ được tìm thấy trong tự nhiên. Năm 1906, Sohngen và cѕ., đã phân lập được vi khuẩn ѕử dụng khí methane đầu tiên được phân lập từ nước ao và thực vật thủy ѕinh. Đến năm 1970, hơn 100 chủng MOB đã được phân lập từ đất bởi Whittenbury và cѕ., mở ra một kỷ nguyên mới về đặc tính ѕinh hóa và các q trình oxy hóa methane hiếu khí [118]. Đến nay các vi ѕinh vật này đã được tìm thấy từ nhiều mơi trường như: phân lập được từ nước biển [56], trầm tích [43], nước ngầm [38], bãi chơn lấp [13], mỏ than bùn [37], cho thấy q trình oxy hóa methane diễn ra ở nhiều nơi.

Chen và cѕ., 1999 đã thực hiện Multiplex PCR với 3 cặp mồi để phát hiện

<i>gene pmoA, mmoX và 16S rRNA nhằm phát hiện vi khuẩn Methylomicrobium </i>

<i>album BG8, Methylococcus capsulatus (Bath) và Methylosinus trichosporium </i>

<i>Nghiên cứu Gilbert và cs., 2000; Ghashghavi và cs., 2017 cho rằng pmoB </i>

không chứa chuỗi trình tự bảo tồn để làm gene mục tiêu cho nghiên cứu, các vùng

<i>trình tự bảo tồn duy nhất nằm trong vùng gene pmoC và pmoA [47],[48]. </i>

<i>Fjellbirkeland và cs., 2001 phát hiện gene pmoCAB ở vi khuẩn Methylococcus </i>

<i>capsulatus, Methylomicrobium album, Methylocaldum szegediense, Methylosinus trichosporium, Methylocystis parvus bằng kỹ thuật PCR [43]. </i>

</div>

×