Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

nghiên cứu quy trình tách chiết eurycomanone từ dịch chiết rễ cây bách bệnh eurycoma longifolia jack

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 64 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<i><b>Tên đề tài: </b></i>

<b>NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH EURYCOMANONE TỪ DỊCH CHIẾT RỄ CÂY BÁCH BỆNH (EURYCOMA LONGIFOLIA JACK) </b>

<b>KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC </b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Y - DƯỢC </b>

<b>CBHD 1: TS.Phùng Văn Trung CBHD 2: ThS. Nguyễn Minh Hoàng SVTH: Phạm Minh Sang </b>

<b>MSSV: 1553010166 Khố: 2015 – 2019 </b>

<i><b>Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2019 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<i><b>Tên đề tài: </b></i>

<b>NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TÁCH CHIẾT EURYCOMANONE TỪ DỊCH CHIẾT RỄ CÂY BÁCH BỆNH (EURYCOMA LONGIFOLIA JACK) </b>

<b>KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC </b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Y - DƯỢC </b>

<b><small> Chữ ký CBHD 1 Chữ ký CBHD 2 </small></b>

<b><small> CBHD 1: ThS. Nguyễn Minh Hoàng CBHD 2: TS. Phùng Văn Trung SVTH: Phạm Minh Sang MSSV: 1553010166 ThS. Nguyễn Minh Hoàng TS. Phùng Văn Trung Khoá: 2015 – 2019 </small></b>

<i><b>Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2019 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lịng truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm tháng trên giảng đường đại học. Chính những kiến thức mà Thầy Cô giảng dạy là nên tảng cho em trong quá trình thực hiện đề tài khố luận tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của em đến thầy Nguyễn Minh Hoàng, người Thầy đã tận tâm hướng dẫn, dạy bảo và truyền đạt những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp này.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phùng Văn Trung và mọi người tại phịng thí nghiệm trọng điểm Hố dược (Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ − Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã hướng dẫn, tạo điều kiện làm việc tốt nhất và dành cho em sự quan tâm, giúp đỡ to lớn trong thời gian em thực hiện đề tài tại đây.

Ngồi ra khơng thể thiếu sự giúp đỡ nhiệt tình của tồn thể các bạn sinh viên đang làm khố luận và học việc trong phịng thí nghiệm Hố − Môi trường. Mọi người đã luôn động viên, chia sẻ những khó khăn vui buồn trong suốt q trình học tập cũng như trong thời gian học việc tại phòng.

Quan trọng nhất trong cuộc đời con, con kính gửi đến Bố Mẹ tình cảm sâu sắc tận đáy lịng con. Nhờ có sự dạy dỗ, động viên, dìu dắt và tạo mọi điều kiện cho con có thể phát huy được những khả năng tiếp tục thực hiện niềm u thích của mình. Con sẽ cố gắng và nỗ lực bước đi hết con đường tốt đẹp mà Bố Mẹ đã dành cho con. Gửi lời chúc sức khoẻ đến tất cả mọi người và chúc các bạn của tơi hồn thành tốt khố luận tốt nghiệp của mình cũng như thành công trong cuộc sống.

Xin cảm ơn tất cả mọi người!

Hồ Chí minh, ngày 02 tháng 06 năm 2019 Sinh viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Bảng II.1: Chương trình dung mơi phân tích eurycomanone trong

mẫu ... 26

Bảng II.2: Chương trình ổn định cột ... 28

Bảng II.3: Chương trình dung môi thứ nhất ... 30

Bảng II.4: Chương trình dung mơi thứ hai ... 31

Bảng II.5: Chương trình dung mơi thứ ba ... 31

Bảng II.6: Chương trình dung mơi thứ tư ... 32

Bảng II.7: Chương trình dung môi thứ năm ... 32

Bảng II.8: Thể tích hứng chương trình dung mơi thứ năm ... 32

Bảng II.9: Chương trình rửa cột ... 33

Bảng II.10: Chương trình dung mơi chạy khối phổ LC – MS ... 34

Bảng II.11: Chương trình dung môi kiểm tra độ tinh khiết bằng HPLC ... 34

Bảng II.12: Chương trình dung mơi ổn định cột ... 35

Bảng II.13: Chương trình dung mơi chạy prep - HPLC thứ nhất ... 36

Bảng II.14: Thể tích hứng chương trình dung mơi chạy prep - HPLC thứ nhất ... 37

Bảng II.15: Chương trình dung mơi chạy semi prep thứ hai ... 37

Bảng II.16: Thể tích hứng chương trình dung mơi chạy prep - HPLC thứ hai ... 37

Bảng II.17: Chương trình rửa cột ... 38

Bảng III.18: Kết quả khảo sát điều kiện chiết xuất eurycomanone ... 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Hình II.1: Bông thấm chứa dịch chiết được sấy khô ... 29

Hình II.2: Vật chứa mẫu sử dụng cho quá trình chạy MPLC ... 29

Hình II.3: Vật chứa mẫu được gắn lên cột pha đảo C18 ... 30

Hình II.4: Hệ thống máy HPLC điều chế Gilson PLC 2250 ... 36

Hình III.1: Sắc ký đồ chương trình dung mơi thứ nhất ... 39

Hình III.2: Sắc ký đồ chương trình dung mơi thứ hai ... 40

Hình III.3: Sắc ký đồ chương trình dung mơi thứ ba ... 40

Hình III.4: Sắc ký đồ chương trình dung mơi thứ tư ... 41

Hình III.5: So sánh phân đoan 14 đến 20 với chuẩn eurycomanone bằng phổ UV ... 41

Hình III.6: Bảng thể hiện thời gian lưu của chuẩn eurycomanone ... 42

Hình III.7: Bảng thể hiện thời gian lưu của phân đoạn 14 đến 20 ... 42

Hình III.8: Sắc ký đồ chương trình dung mơi thứ năm ... 42

Hình III.9: Kết quả HPLC kiểm tra độ tinh khiết ... 43

Hình III.10: Sắc ký đồ chương trình dung mơi chạy prep – HPLC thứ nhất ... 44

Hình III.11: Sắc ký đồ chương trình dung môi chạy prep – HPLC thứ hai ... 44

Hình III.12: Kết quả HPLC kiểm tra độ tinh khiết của HPLC điều chế ... 45

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Phụ lục 1: Kết quả đánh giá độ tinh khiết sau khi chạy MPLC ... viii Phụ lục 2: Kết quả chạy LC – MS sau khi chạy MPLC ... ix Phụ lục 3: Kết quả chạy LC – MS chuẩn eurycomanone ... x Phụ lục 4: Kết quả so sánh phổ UV của phân đoạn 14 đến 20 với chuẩn eurycomanone ... xii Phụ lục 5: Kết quả đánh giá độ tinh khiết sau khi chạy HPLC

điều chế ... xiii

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

I.1.3 Phân bố thu hái và chế biến ... 3

<b>I.2 Công dụng của cây bách bệnh </b>I.2.1 Tác dụng dược lý ... 3

I.2.2 Một số kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây bách bệnh ... 4

<b>I.3 Thành phần hoá học </b>I.3.1 Một số cơng trình nghiên cứu trong nước ... 5

I.3.2 Một số cơng trình nghiên cứu ngồi nước ... 9

<b>I.4 Hoạt tính sinh học của cây </b>I.4.1 Hoạt tính chống ký sinh trùng sốt rét và gây độc tế bào ... 19

I.4.2 Hoạt tính kích thích tình dục ... 19

<b>I.5 Phương pháp chiết xuất, cô lập và tinh chế hợp chất tự nhiên </b>I.5.1 Phương pháp ngâm dầm ... 21

I.5.2 Phương pháp chiết lỏng - lỏng ... 21

I.5.3 HPLC điều chế (High Performance Liquid Chromatography) ... 22

I.5.4 Sắc ký trung áp (Medium Pressure Liquid Chromatography) .... 22

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

I.5.5 Phương pháp xác định cấu trúc ... 23

I.5.6 Phương pháp kiểm tra độ tinh khiết ... 23

<b> Chương II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU II.1 Vật liệu ... 25 </b>

II.1.1 Đối tượng, phạm vi thí nghiệm ... 25

II.1.2 Hố chất, dụng cụ và thiết bị ... 25

<b>II.2 Phương pháp nghiên cứu </b>II.2.1 Phân tích eurycomanone trong mẫu ... 26

II.2.2 Phương pháp phân tích bằng LC – MS ... 26

II.2.3 Khảo sát các điều kiện chiết xuất Eurycomanone... 27

II.2.4 Khảo sát các điều kiện tinh chế eurycomanone ... 27

<b> Chương III. PHẦN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN III.1 Kết quả khảo sát các điều kiện chiết xuất eurycomanone ... 39 </b>

<b>III.2 Kết quả khảo sát các điều kiện tinh chế eurycomanone ... 39 </b>

III.2.1 Kết quả khảo sát chương trình dung mơi chạy MPLC ... 39

III.2.2 Kết quả khảo sát chương trình dung mơi chạy sắc ký điều chế (Prep – HPLC) ... 44

<b> Chương IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ IV.1 Kết luận ... 46 </b>

<b>IV.2 Đề nghị ... 46 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 47 </b>

<b>PHỤ LỤC ... viii </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Hoá học các hợp chất thiên nhiên, một bộ phận của chun ngành hố hữu cơ, đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ vượt bậc của y học. Các hợp chất tự nhiên có dược tính sinh học đang được các nhà khoa học quan tâm hàng đầu. Nhằm tạo ra các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.

Các loại thuốc có nguồn gốc tổng hợp khơng phải là giải pháp tối ưu với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vì khi sử dụng những loại thuốc có nguồn gốc tổng hợp hoặc nhập khẩu để điều trị sẽ gây tốn kém, bên cạnh đó cịn có những phản ứng phụ khơng mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Để giải quyết những vấn đề trên thì việc lựa chọn các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên đang là vấn đề được các nhà khoa học, bác sĩ quan tâm vì chúng mang lại nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít tác dụng phụ. Chính vì thế, những nghiên cứu gắn liền với các hợp chất tự nhiên ngày càng được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi.

Bách bệnh hay còn gọi là mật nhân thuộc họ thanh thất (Simaroubaceae) phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. Ở Việt Nam, bách bệnh phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp và trung du. Các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung gặp nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc.

Từ ngàn đời nay, cơng dụng của cây bách bệnh được biết đến là loài thực vật chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học với tác dụng trị bệnh, tăng cường sức khoẻ, do đó có thể sử dụng chiết xuất từ loại thảo dược này để làm thực phẩm chức năng. Hầu hết các bộ phận của cây đề có tác dụng chữa bệnh. Các chiết xuất từ bách bệnh đã được y học cổ truyền sử dụng để điều trị bệnh sốt rét, làm thuốc tăng trưởng hoocmon sinh dục, tăng cường chức năng sinh lý và sức khoẻ tình dục, làm thuốc hạ nhiệt, bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, tăng cường miễn dịch ngăn ngừa khối u và phòng lão hố, hoạt tính chống oxy hố,…. Rễ bách bệnh được cho là thành phần có giá trị nhất, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như đau nhức, sốt dai dẳng, sốt rét, suy dương, kiết lỵ, sưng tuyến và có thể dùng làm thuốc tăng cường

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ hạnh phúc gia đình hiệu quả. Từ rễ đã phân lập được các quassinoid: eurycomanol, eurycomanone, eurycomanol 2 − O − β − D glucopyranosid và 13β, 18 − dehydroeurycomanol. Trong đó, eurycomanol và eurycomanone được các nhà khoa học đi trước báo cáo rằng có chứa các hợp chất có hoạt tính điều tiết các con đường truyền tín hiệu, chống khối u, chống ký sinh trùng, có khả năng gây độc tế bào đối với tế bào gây ung thư ở người như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng và chống loét, chống viêm,… Một hoạt tính rất nổi bật của loại cây này đó là hoạt tính tăng nội tiết tố testosterone ở nam giới, đã có rất nhiều nghiên cứu báo cáo về hoạt tính sinh học này trên chuột cũng như trên cơ thể người.

Hiện nay trên thế giới, công nghệ chiết xuất và ứng dụng các chiết xuất từ bách bệnh đã được sử dụng rộng rãi trong cả dược phẩm và thực phẩm chức năng. Riêng ở nước ta, bách bệnh mới chỉ được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền, chưa có nhiều cơng trình cơng bố về vấn đề khai thác và ứng dụng của nó. Bên cạnh đó, các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược được chiết xuất từ các loại thảo dược quí như sâm alipas và cịn nhiều sản phẩm khác khơng có những sản phẩm chất lượng làm nền móng để đánh giá và so sánh nên đa phần không thể kiểm tra được hàm lượng chất bên trong đó có là bao nhiêu và độ tinh sạch như thế nào. Với những tác dụng to lớn của loại thảo dược này, đồng thời nhằm tạo ra những sản phẩm có hàm lượng eurycomanone cao và tinh sạch để đánh giá các sản phẩm khác trên thị trường nâng cao giá trị sử dụng của rễ cây bách bệnh chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Nghiên

<b>cứu quy trình tách chiết eurycomanone từ dịch chiết rễ cây bách bệnh </b>

<i><b>(Eurycoma longifolia </b></i><b>Jack)”. </b>

Mục tiêu của đề tài:

− Nghiên cứu quy trình phân lập eurycomanone tinh khiết từ rễ cây bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) bằng phương pháp HPLC điều chế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>I.1 Tổng quan về cây bách bệnh </b>

<i>I.1.1 Giới thiệu về cây bách bệnh </i>

Cây bách bệnh hay còn gọi là mật nhân, hậu phác, tho nan (Lào), antoung sar (campuchia), Tongkat ali (Mã Lai). Tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack

<i>(Crassula pinnata Lour.), thuộc họ thanh thất (Simaroubaceae). </i>

<i>I.1.2 Mơ tả thực vật </i>

Cây nhỏ có cành, lá kép lông chim lẻ gồm 10 đến 36 đôi lá chét, hầu như khơng có cuống, hình trứng dài, dày, nhẵn hoặc có lơng ở mặt dưới. Cây bách bệnh là lồi đơn tính khác gốc (dioecious) nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào tháng 3 – 4. Mỗi hoa có 5 – 6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5 – 6. Quả non màu xanh, khi chín đổi sang màu đỏ sẫm, nhẵn, hơi thn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn, dài từ 1 – 2 cm, ngang 0,5 – 1 cm. Một hạt có nhiều lơng ngắn.

<i>I.1.3 Phân bố thu hái và chế biến </i>

Eurycoma Jack là chi nhỏ gồm những đại diện là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Vùng Đơng Nam Á có ba lồi và một vài dưới lồi, trong đó đáng chú ý nhất là lồi bách bệnh phân bố rộng rãi từ Myanmar đến các nước Đông Dương, Thái Lan, Malaysia, đảo Sumatra. Ở Việt Nam cây mọc phổ biến ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền Trung, Tây Nguyên, Tây Ninh, đặc biệt quanh vùng Biên Hoà, Trảng Bom và Định Quán − Đồng Nai. Người ta dùng quả, vỏ thân và vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc. (Đỗ Tất Lợi, 1999)

<b>I.2 Công dụng của cây bách bệnh </b>

<i>I.2.1 Tác dụng dược lý </i>

Theo Đông y, cây có vị đắng, tính ấm, dung chữa nhiều bệnh nên có tên là bách bệnh như: ăn khơng tiêu, tiêu chảy, nôn mửa, kiết lỵ,… Nước sắc lá cây trị ghẻ lở mụn nhọt. Các quassinoid từ rễ cây có tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét Plasmodium. (Chan và cs, 1989)

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS – TS Đỗ Tất Lợi có ghi như sau: trong vỏ cây mật nhân có chứa một chất đắng gọi là quassin. Vỏ cây dùng chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng. Quả của cây này dùng để chữa lỵ (Đỗ Tất Lợi, 1999). Theo từ điển cây thuốc Việt Nam của TS Võ Văn Chi, người ta dùng rễ cây mật nhân thái nhỏ, tẩm rượu sao để làm thuốc, có vị đắng, tính mát. Thường dùng chữa khí hư, huyết kém, ăn uống không tiêu, tức ngực, gân xương yếu, tay chân tê đau, tả lỵ, nơn mửa. Cịn dùng chữa tứ thời cảm mạo. (Võ Văn Chi, 2003)

Tại Việt Nam rễ, vỏ và quả cây được dùng sắc thuốc, vị rất đắng. Thuốc được dùng trị xổ giun, sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, và cả say rượu. Khi dùng ngồi da thuốc có thể trị ghẻ lở. Có lẽ vì đa dụng nên cây này được đặt tên là “mật nhân”. Ngoài ra cây mật nhân có khả năng tăng kích thích tố testosterone nên trong giới lực sĩ, cây dùng như vị thuốc bổ để thêm năng lượng cơ thể giúp tăng cường chức năng sinh lý và sức khoẻ tình dục, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phịng chống lão hố, giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể. (Lương y Lê Trần Đức, 1997)

<i>I.2.2 Một số kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây bách bệnh </i>

<i>I.2.2.1 Điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp </i>

Dùng 2 lít rượu với 0,2 kg rễ mật nhân. Cây rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là được (bằng ngón tay), phơi khơ, rượu ngâm sau một thời gian chuyển sang màu vàng tuỳ đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào, tuỳ độ đặc mà người uống khi rót rượu từ bình ra khi uống có thể pha thêm rượu ở ngoài. (Lương y Lê Trần Đức, 1997 và Võ Văn Chi, 2003)

<i>I.2.2.2 Công thức trị đau gan, nước da vàng, ngứa, suyễn </i>

Mật nhân tán cho nhuyễn, để bột uống hoặc làm hoàn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy. Trong khoảng 1 – 2 tuần sẽ hết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>I.3 Thành phần hoá học </b>

Qua kết quả thu nhận từ các cơng trình nghiên cứu đã được công bố, đã phân lập hơn 65 hợp chất các loại từ rễ cây bách bệnh (Kuo và cs, 2004), thành phần hoá học của cây bách bệnh vô cùng phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều hợp chất như các diterpenoids, triterpen với 3 khung sườn cơ bản như: quassinoid, squallan và tirucallan. Ngồi ra, cịn có các alkaloid, steroid, flavonoid. Trong đó, quassinoid, alkaloid đóng vai trị quan trọng nhất và hoạt lực chủ yếu của cây bách bệnh. (Zjengming Guo và cs, 2009)

<i>I.3.1 Một số công trình nghiên cứu trong nước </i>

Hiện nay trong nước chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về thành phần hố học và hoạt tính sinh học cây bách bệnh.

Năm 1968 từ cao ete dầu hoả của vỏ và lá cây mật nhân, nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Sương, trường Đại học Khoa học Sài Gòn đã phân lập được 7 hợp chất là β- sistosterol (1), campesterol (2), 2,6-dimethoxybezoquinone (3), eurycomalactone (4), dihydroeurycomalactone (5), laurycolatone A (6), laurycolactone B (7).

(3) 2,6-dimethoxybezoquinone

(4) Eurycomalactone

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Năm 2006, GS.TS Trần Quán Anh, trung tâm nam học của bệnh viện Việt Đức - Hà Nội, đã nghiên cứu tính hiệu quả và an tồn của sản phẩm Khang Dược trong điều trị mãn dục nam. Kết quả nghiên cứu trên 30 bệnh nhân sau thời gian sử dụng bước đầu cho thấy: 100% nam giới bị mãn dục nam có sử dụng mật nhân đều tăng nồng độ testosterone trong máu sau 3 tháng sử dụng. Thuốc có tác dụng cải thiện sức khoẻ tồn diện, nâng cao chất lượng đời sống tình dục một cách tự nhiên, gia tăng ham muốn, tăng trương lực cơ, chống mệt mỏi, hồi phục nhanh sinh lực sau khi quan hệ tình dục. Đối với những người bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị cùng với nhóm thuốc đặc hiệu, làm tăng khoái cảm, tăng khả năng cương cứng, kéo dài thời gian xuất tinh.

(5) Dihydroeurycomalactone <sub>(6) Laurycolacton A </sub>

(7) Laurycolacton B

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Năm 2006 nhóm tác giả Phạm Thị Như Hồng, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. HCM đã phân lập 3 hợp chất triterpen là 25-O-methylpiscidinol A (8), tirucallan-7,24-diene-3-one (9) và epi-sapeline (10) cùng với hai hợp chất quassinoid là quassin (11) và 18-hydroxyquassin (12).

(8) 25-O-methylpiscidinol A <sub> (9) Tirucallan-7,24-diene-3-one </sub>

(12) 18-hydroxyquassin

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Năm 2007, nhóm tác giả Trần Anh Tuấn, Trần Thị Thu Hương, Trần Hồng Quang, Nguyễn Tiến Hùng, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh, đã nghiên cứu thành phần hoá học cây bách bệnh và đã cô lập được 6 hợp chất là: 9-hydroxycanthin-6-one (13), 13,18-dihydroeurycomanone (14), kaempferol-3-0-α-rhamnpyrannoisid (15), eurycomanone (16), eurylene (17), 9-methoxylcanthin-6-one (18).

(17) Eurylene

(16) Eurycomanone (18) 9-methoxylcanthin-6-one

(13) 9-hydroxycanthin-6-one (14) 13,18-dihydroeurycomanone

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>I.3.2 Một số cơng trình nghiên cứu ngồi nước </i>

Năm 1982, nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Y dược Hiroshima, Nhật, từ rễ cây có nguồn gốc từ Indonesia đã cô lập được hai hợp chất quassinoid có số oxy hố cao có tên là eurycomanone (19) và eurycomanol (20).

(19) Eurycomanone (20) Eurycomanol

Năm 1982, bằng phương pháp sắc kí, phương pháp nhiễu xạ tia X để xác định cấu trúc, Nguyễn Ngọc Sương, S.Bhatnagar, J. Plonsky, M. Vuihorgene, T. Drange và C. Pascal đã cơ lập được hai hợp chất thuộc nhóm quassinoid 20 carbons, có tên gọi là laurycolacton A (21) và laurycolacton B (22).

(21) Laurycolactone A (22) Laurycolactone B

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Năm 1986, nhóm tác giả gồm: K. L. Chan, M. J. O’Neil, T. D. Phillupson, D. C. Warhurst, từ cao eter dầu trích từ rễ cây, khơng những tìm thấy những hợp chất mới thuộc nhóm quassinoid như 3,4-dihydroeurycomalacton (23), 5,6- dehydroeurycomalactone (24), 6-hydroxy-5,6-dehydroeurycomalacton (25), mà còn phát hiện thêm sự hiện diện của các alkaloid khác như 10-hydroxycanthin-6-one (26), là tinh thể màu vàng. Đồng thời từ cao chloroform trích từ rễ cây bách bệnh nhóm tác giả đã phân lập được một hợp chất coumarin có tên gọi là scopoletin (27).

(23) 3,4-dihydroeurycomalactone (24) 5,6-dihydroeurycomalactone

(27) Scopoletin (25) 6-hydroxy-5,6-dehydroeurycomalactone

(26) 10-hydroxycanthin-6-one

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Năm 1989, nhóm tác giả K. L. Chan, S. P. Lee, T. W. Sam, B. H. Han, từ cao n-butanol trích từ rễ cây bách bệnh, nhóm tác giả đã cơ lập được một quassinoid có tên gọi là eurycomanol-2-O-β-D-glucopyranoid (28).

(28) Eurycomanol-2-O-β-D-glucopyranosid

Năm 1991, nhóm tác giả H. Taga, F. Yasuda, K. O. Tani, M. Doteuchi, Y. I. Shihara, M. Shir, trong quá trình thử nghiệm hoạt tính sinh học của cây pasakbumi (bách bệnh), bên cạnh việc phân lập hợp chất paskbumin A (eurycomanone (29)) còn phân lập được hai hợp chất mới cũng có khung sường quassinoid là paskbumin B (30) và paskbumin C (31) từ cao methanol trích từ rễ cây bách bệnh.

Eurycomanone

(30) R = β – epoxide (pasakbumin – B) (31) R = α – epoxide (pasakbumin – C)

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Cùng thời điểm trên, nghiên cứu từ cao n-butanol trích ly từ rễ cây bách bệnh thu hái ở Indonesia, nhóm tác giả thuộc trường đại học y dược Hiroshima - Nhật đã cô lập được hợp chất longilactone (32) và ba hợp chất quassinoid có 19 carbons là 13,21-dihydroeurycomanone (33), 13β,21-dihydroxyeurrycomanone (34) và

14,15β- dihydroklaineanone (35).

(32) Longilactone (33) 13,21-dihydroeurycomanone

(34) 13β,21-dihydroeurycomanone (35) 14,15β-dihydroklaineanone Năm 1993, nhóm cịn tiếp tục cơ lập thêm 1 hợp chất quassinoid mới từ cao n-butanol có tên 1,2-seco-1-nor-6-(5-10)-abeo-picrasau-2,5-olide.

Ngoài ra, khi tiến hành khảo sát dịch chiết từ lá cây bách bệnh bằng dung môi CH<small>2</small>Cl<small>2</small> thu được hai hợp chất mới là 6-dehydrolongilactone (36) và 7α-hydroeurycomalactone (37).

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

1,2-seco-1-nor-6-(5-10)-abeo-picrasau-2,5-olide

(37) 7α -hydroxyeurycomalactone (36) 6-dehydrolongilactone Năm 1991, nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học y dược Tokyo - Nhật, trong quá trình nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây bách bệnh đã phân lập được hai hợp chất mới khung squallan. Đây là hai đồng phân lập thể của nhau, gồm có eurylene (38) và teurylene (39), cả hai đều có dạng tinh thể khơng màu, có chung cơng thức phân tử là C<small>34</small>H<small>58</small>O<small>8</small>.

(38) Eurylene

(39) Teurylene

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Ngồi ra, từ dịch trích từ rễ cây bách bệnh với ete dầu, K. L. Chan, S. P. Lee, T. W. Sam, S. C. Tan, H. Noguchi và U. Sankawa đã cô lập được hợp chất 13β,18-dihydroeurycomanol (40) bằng cách kết tinh trong methanol.

(40) 13β,18-dihydroeurycomanol

Năm 1990, nhóm đã phát hiện ra hợp chất longilacton (41), với cao methanol, H. Itokawa, E. Kishi, H. Morita, K. Takeya và Y. Iitaka, thuộc trường đại học dược Tokyo - Nhật, đã cô lập được một hợp chất có mang khung squallan, tên là longilen peroxide (42). Đây là một hợp chấ khơng màu, có cơng thức phân tử là C<small>30</small>H<small>52</small>O<small>8</small>.

(42) Longilen peroxid

Bên cạnh những hợp chất thuộc nhóm triterpen với khung chính là quassinoid, khi nghiên cứu hoạt tính sinh học của các cao trích từ rễ cây bách bệnh thu hái ở Kalimantan-Indonesia, nhóm nghiên cứu của trường đại học dược Illinois-Chicago, đã chứng tỏ trong cây còn chứa các alkaloid như canthin-6-one và β-carbolin. Cụ thể là đã cô lập được sáu chất mới, trong đó có 4 chất thuộc canthin-6-one: 9-

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

metoxycanthin-6-one (43), 9-metoxycanthin-6-one-N-oxid (44), 6-one (45), 9-hydroxycanthin-6-one-N-oxid (46), hai chất còn lại thuộc nhóm β-carbolin: β-carbolin-1-propinoic acid (47), 7-metoxy-β-carbolin-1-propinoic acid (48).

9-hydroxycanthin-(43) 9-metoxycanthin-6-one (44) 9-metoxycanthin-6-one-N-oxid

(45) 9-hydroxycanthin-6-one (46) 9-hydroxycanthin-6-one-N-oxid

(47) Β-carbolin-1-propinoic acid (48) 7-metoxy-β-carbolin-1-propionic acid Năm 1992, tại trường đại học Y Dược Tokyo-Nhật, đã phân lập được hai hợp chất 6α-hydroxyeurycomalactone (49) và 11-dehydroklaineanone (50).

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

(49) 6α-hydroxyeurycomalactone (50) 11-dehydroklaineanone Đồng thời, tại đây H. Itokawa, E. Kishi, H. Morita, K. Takeya còn phát hiện thêm một số hợp chất thuộc nhóm triterpen với khung tirucallan gồm: niloticine (51), hydroniloticine (52), piscidinol A (53), bourjtinolon A (54), 3-episapelin A (55), melianone (56), hispidone (57), các hợp chất này được cơng bố có độc tính đối với một số loại tế bào ung thư.

(51) Niloticin R = O

(52) Hydroniloticin R = OH

(53) Piscidinol A

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

(56) Melianone (54) Bourjtinolone A R = O

58A & 58B

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Một đồng phân có nhiệt độ nóng chảy 56-58<small>0</small>C, [α]<small>D</small> = +1.3<small>0</small>, chất kia có nhiệt độ nóng chảy cao hơn 60 – 62<small>0</small>C, [α]<small>D</small> = -2.5<small>0</small> là 2-hydroxy-3,2’,6’-trimetoxy-4’-(2,3-epoxy-1-hydropropyl)-5-(3-hydroxy-1-propenyl) biphenyl (59), có màu vàng và 2-hydroxy-3,2’-dimetoxy-4’-(2,3-epoxy-1-hydroxypropyl)-5-(3-hydroxy-1-propenyl) biphenyl (60), có màu vàng.

(59) R = OMe (60) R = H

Năm 1933, từ cao n-butanol, ngồi 2,5-olide (61), nhóm nghiên cứu tại đại học y dược Tokyo-Nhật, cịn cơ lập thêm một chất mới là 14-deacetyl eurylen (62).

1,2-seco-1-nor-6-(5-10)-abeo-picrasau-(61) 1,2-seco-1-nor-6-(5-10)-abeo-picrasau-2,5-olide

(62) 14-deacetyl eurylene

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>I.4 Hoạt tính sinh học của cây </b>

<i>I.4.1 Hoạt tính chống ký sinh trùng sốt rét và gây độc tế bào </i>

Chan et al (1989) đã thử nghiệm dịch chiết của E.longifolia cho thấy có hoạt tính chống ký sinh trùng sốt rét P.falciparum trong điều kiện in vitro. Các hợp chất phân lập trong cây mật nhân là: 10-hydroxycanthin-6-one, eurycomalactone, eurycomanone và eurycomanol cho tác dụng chống sốt rét. (Chan và cs, 1989)

Kardono et al (1991) đã phân lập năm thành phần gây độc tế bào từ rễ của E.longifolia từ Kalimantan, Indonesia. Có bốn alkaloid thuộc nhóm canthin-6-one, là 9-methoxycanthin-6-one, 9-methoxycanthin-6-one-N-oxide, 9-hydroxycanthin-6-one, và 9-hydroxycanthin-6-one-N-oxide và một quassinoid là eurycomanone có tác dụng gây độc tế bào chống một số dòng tế bào ung thư như: (vú, đại tràng, phổi, da, các dòng tế bào kháng thuốc KB, và KB-V1 và bệnh bạch cầu (P-388). Ngoài ra các hợp chất eurycomanone và 7-methoxy-P-carboline-1-propionic acid cho thấy chống lại kí sinh trùng sốt rét P.falciparum. (Kardono và cs, 1991)

Kuo et al phân lập và xác định được gần 65 hợp chất từ rễ cây của E.longifolia. Trong đó tám hợp chất đã chứng minh khả năng gây độc mạnh đối với dòng tế bào ung thư phổi (A-549), bảy hợp chất tác dụng chống lại dòng tế bào ung thư vú MCF-7. Hai trong số các hợp chất có tác dụng mạnh với ký sinh trùng sốt rét P.falciparum. (Kuo và cs, 2003)

<i>I.4.2 Hoạt tính kích thích tình dục </i>

Tác dụng vượt trội của cây bách bệnh đã được chứng nhận và công bố rộng rãi với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trên thế giới là khả năng tăng cường sức khoẻ tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosterone) một cách tự nhiên. Viện nghiên cứu rừng Malaysia (FRIM) trong chương trình hợp tác công nghệ sinh học với viện Công nghệ MIT Mỹ chứng minh lợi ích của cây bách bệnh trong chữa rối loạn cương dương do làm tăng testosterone. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ, Malaysia và Thái Lan đã nghiên cứu và kết luận: dịch chiết cây bách bệnh kích thích tiết testosterone tự nhiên ở nam giới lên 4,4 lần, do đó cơ thể nhanh chóng “hồi xuân”, cường tráng tràn đầy sinh lực như thời trai trẻ. Các thí nghiệm mới nhất cũng xác định dịch chiết cây mật nhân làm tăng sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

oxid nitric trong cơ thể, do đó có thể làm cương cứng cơ quan sinh dục nam. Cây bách bệnh được đánh giá là thảo dược có hoạt tính cao và an tồn để tăng cường sinh lực tình dục cho nam giới. Đó chính là chìa khố duy trì sự hưng phấn và phong độ tình dục ở nam giới, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên, như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm,.. thường gọi chung là yếu sinh lý hay chứng bất lực.

Nhiều tạp chí về sức khoẻ cũng đã chứng minh rằng những chất có trong cây bách bệnh giúp hưng phấn tình dục, gia tăng tần suất hoạt động tình dục. Có nơi cịn xem cây bách bệnh như một Viagra thảo dược với tên thương mại là Via Plus hoặc Long Jack. Tuy nhiên, những nghiên cứu độc tính trên thực nghiệm cho thấy rằng LD<small>50</small> (liều giết chết 50 % động vật thử nghiệm) là 1,5-2 g/kg dạng dịch chiết cồn và 3 g/kg dạng nước. Độc tính cấp xảy ra với liều 0,6 g/kg. Độc tính bán trường diễn được khảo sát với liều 0,4 g/kg có thể gây suy gan, thận, lách và tinh hồn. Liều tối đa cho người lớn trong ngày khơng quá 1g. (Zjengming Guo và cs, 2009)

<b>I.5 Phương pháp chiết xuất, cô lập và tinh chế hợp chất tự nhiên </b>

Chiết xuất là sử dụng một loại dung mơi hữu cơ thích hợp có khả năng hồ tan chất cần tách, tinh chế và cô lập hợp chất mong muốn. Các dung mơi sau đây có thể được sử dụng trong quá trình chiết và tinh chế eurycomanone hiệu quả: methanol, ethanol, nước, ethyl acetate và carbon dioxide siêu tới hạn (supercritical fluid method) cũng có thể được sử dụng trong quá trình chiết.

Các dược liệu khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (sấy khô và nghiền nhỏ đến kích thước thích hợp). Có nhiều phương pháp để tách chiết hợp chất hữu cơ ra khỏi cây dược liệu. Các kỹ thuật đều xoay quanh hai phương pháp chính là chiết lỏng - lỏng và chiêt rắn - lỏng. Trong thực nghiệm việc chiết rắn - lỏng được áp dụng nhiều hơn, chiết rắn - lỏng gồm: ngấm kiệt (percolation), ngâm dầm (maceration), chiết Soxhlet, chiết bằng cách nấu nguyên liệu cây với nước còn được gọi là nước sắc. Ngồi ra, cịn có chiết với phương pháp lôi cuốn bằng hơi nước, phương pháp sử dụng chất lỏng siêu tới hạn (supercritical fluid method),…

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>I.5.1 Phương pháp ngâm dầm </i>

Phương pháp ngâm dầm là phương pháp đơn giản và được sử dụng phổ biến để tách chiết hợp chất tự nhiên. Đây là phương pháp chiết xuất rắn - lỏng bằng cách cho dung môi (pha lỏng) xuyên thấm vào cấu trúc tế bào thực vật (pha rắn) và hoà tan các hợp chất tự nhiên (Sarker và cs., 2006).

Nguyên liệu sau khi xây thành bột sẽ được ngâm trong bình chứa thuỷ tinh hoặc thép khơng gỉ có nắp đậy. Tránh sử dụng bình nhựa vì dung mơi hữu cơ có thể hồ tan một ít nhựa, gây nhầm lẫn hợp chất có chứa trong cây. Rót dung mơi tinh khiết vào bình cho đến xấp xấp bề mặt của bột dược liệu. Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày, để cho dung môi thấm vào cấu trúc tế bào thực vật và hồ tan các hợp chất tự nhiên.

Sau đó dung dịch chiết được lọc ngang qua một tờ giấy lọc, thu hồi dung môi sẽ được cao chiết. Tiếp tục rót dung mơi mới vào bình chứa bột cây và tiếp tục chiết thêm vài lần nữa cho đến khi chiết kiệt mẫu cây. Có thể gia tăng hiệu quả sự chiết bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn, xốc đều lớp bột cây hoặc có thể gắn bình vào máy lắc để lắc nhẹ (chú ý tránh nắp bình bung ra làm dung dịch chiết bị trào ra ngoài).

Mỗi lần ngâm dung môi chỉ cần 24 giờ là đủ, vì với một lượng dung mơi cố định trong bình, mẫu chất chỉ hồ tan dung mơi đến đạt mức bão hồ, khơng thể hồ tan thêm được nhiều hơn, có ngâm lâu hơn chỉ mất thời gian. Quy tắc chiết là chiết nhiều lần, mỗi lần một ít lượng dung môi.

Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, rẻ tiền. Phương pháp làm ở nhiệt độ phịng nên giữ hoạt tính của các hoạt chất chiết được.

Nhược điểm: năng suất thấp, thao tác thi công, chiết nhiều lần tốn dung môi và thời gian chiết (Từ Minh Koóng, 2007).

<i>I.5.2 Phương pháp chiết lỏng - lỏng </i>

Việc chiết lỏng - lỏng được thực hiện bằng bình lóng. Sử dụng lần lượt các dung mơi hữu cơ, loại khơng hồ tan vào nước hoặc loại có thể hỗn hợp vào nước, để chiết ra khỏi pha nước các hợp chất có tính phân cực khác nhau (tuỳ vào độ phân cực của dung môi). Tuỳ vào tỉ trọng so sánh giữa dung môi và nước mà pha hữu cơ nằm ở phân lớp trên hoặc dưới so với pha nước (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Việc chiết được thực hiện lần lượt từ dung môi hữu cơ kém phân cực đến dung mơi phân cực thí dụ như: ether dầu hoả và n-hexan, ether ethyl, chloroform, ethyl acetate, n-butanol…. với mỗi loại dung môi hữu cơ, việc chiết được thực hiện nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ thể tích dung mơi; chiết đến khi khơng cịn chất hồ tan vào dung mơi thì đổi sang chiết với dung mơi có tính phân cực hơn. Dung dịch của các lần chiết được gom chung lại, làm khan nước với các chất làm khan như Na<small>2</small>SO<small>4</small>, MgSO<small>4</small>, CaSO<small>4</small>,…, đuổi dung môi, thu cao chiết (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

<i>I.5.3 HPLC điều chế (High Performance Liquid Chromatograph –HPLC) </i>

Là phương pháp dùng để cô lập một lượng lớn mẫu chất dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau như để phân tích phổ NMR, thử hoạt tính của chất cần tách… Thực hiện bằng cách mỗi lần tiêm vào máy một lượng mẫu nhất định; dùng cột phân tích có đường kính phù hợp lượng mẫu tiêm vào máy; lặp lại nhiều lần đến khi thu được lượng mẫu mong muốn.

Ưu điểm: tách được những chất có lượng mẫu nhỏ; các hợp chất mà không thể tách bằng sắc ký cột thơng thường hay sắc ký cột trung áp, vì tồn bộ q trình tách đều được kiểm sốt qua hệ thống máy tính.

Nguyên tắc: mẫu được tiêm vào cột nhờ hệ thống tiêm mẫu, dung môi được bơm qua cột theo chu trình đã được cài đặt trước. Chất tách ra khỏi cột sẽ được đầu dò UV phát hiện và truyền tín hiệu về hệ thống máy tính, dễ kiểm sốt và lấy được mẫu theo ý muốn.

<i>I.5.4 Sắc ký trung áp (Medium Pressure Liquid Chromatography – MPLC) </i>

Phương pháp dùng để tách một hỗn hợp gồm nhiều chất thành từng loại đơn chất riêng biệt, dựa vào độ phân cực khác nhau của các chất đối với hệ thống pha tĩnh (chất và silica gel) và pha động (một hoặc hệ nhiều dung môi). Dung môi được đẩy qua cột nhờ áp lực của bơm trung áp (áp suất P < 50 Bar).

Ưu điểm: thay thế phương pháp sắc ký cột thông thường để tách hợp chất, do sẽ rút ngắn thời gian tách; giảm thiểu thao tác cho người chạy cột (hứng mẫu, thêm dung mơi); có thể điều chỉnh thời gian, lưu lượng mẫu; có thể thay đổi tốc độ dịng theo ý muốn.

Cột sắc ký: sử dụng sắc ký pha thường và sắc ký cột pha đảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Sắc ký cột pha thường: cột được nhồi silica gel pha thường; khi chạy chất phân cực mạnh được giữ lại trong cột, chạy dung môi từ hệ phân cực thấp đến phân cực cao.

Sắc ký cột pha đảo: chất nhồi cột pha đảo thông thường là silica gel C18; khi chạy chất phân cực yếu sẽ được giữ lại trong cột, chạy dung môi từ phân cực mạnh đến phân cực yếu.

<i>I.5.5 Phương pháp xác định cấu trúc </i>

<b>Phổ khối lượng (Mass Spectroscopy – MS) </b>

Phương pháp khối (MS) là một kỹ thuật phân tích hố học giúp xác định khối lượng các ion phân tử, các mảnh ion.

Nguyên lý máy khối phổ: chuyển chất nghiên cứu thành thể khí (bay hơi mẫu ở nhiệt độ và áp suất thích hợp); phân tích các ion, ghi tín hiệu theo khối lượng ion (m/z).

Máy MS hoạt động trong điều kiện: áp suất thấp, nhiệt độ cao, lượng mẫu phân tích rất nhỏ, chất khảo sát phải được chuyển sang thể khí, vận tốc dịng chảy nhỏ.

Ưu điểm: có độ nhạt rất cao, thời gian đo ngắn và rất dễ dàng kết nối với cac thiết bị sắc ký; khối phổ cung cấp nhiều thơng tin hữu ích cho các nhà khoa học, sinh học, vật lý, môi trường, phi hành gia để định danh các hợp chất.

Nhược điểm: thiết bị đắt tiền, mẫu bị phá huỷ sau khi đo. (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007)

<i>I.5.6 Phương pháp kiểm tra độ tinh khiết </i>

<b>Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography – HPLC) </b>

Năm 1967, Horvath C. G là người đầu tiên chế tạo máy HPLC để nghiên cứu về nucleotic. Ngày nay, HPLC là một kỹ thuật dùng trong hố phân tích để tách, định tính và định lượng từng thành phần trong hỗn hợp; HPLC được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: dược phẩm, các dung dịch sinh ký, polymer thiên nhiên và tổng hợp, các dư lượng trong môi trường, các nguyên tố hiện diện trong mẫu phân tích ở dạng vết.

</div>

×