Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu quy trình tách chiết hoạt chất sinh học INDOLE 3 CARBINOL từ một số loại rau họ cải ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 52 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TÁCH CHIẾT
HOẠT CHẤT SINH HỌC INDOLE-3-CARBINOL
TỪ MỘT SỐ LOẠI RAU HỌ CẢI Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Tất Thắng
Sinh viên thực hiện : Phan Mạnh Tiến
Lớp

:K18 - 11-04

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ kết quả trong khóa luận là do tôi trực tiếp thực
hiện. Các số liệu và kết quả được công bố trong khóa luận là hoàn toàn trung thực,
chính xác và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Phan Mạnh Tiến

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104


i


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tất Thắng- Viện cơ
điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, cùng các Anh Chị, cán bộ ở Viện cơ
điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch là những người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài cũng như hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Công nghệ
sinh học, Viện Đại Học Mở Hà Nội là những người thầy đã ân cần chỉ bảo cho tôi
những bước đi đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học và giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè, các anh
chị cùng làm việc trong Khoa Công nghệ sinh học, Viện Đại Học Mở Hà Nội, đã
luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2015

Phan Mạnh Tiến

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii

MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................... viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục đích ....................................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ......................................................................................................... 2
1.4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2
1.5. Đóng góp mới của đề tài. ............................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng hoạt chất sinh học Indole-3-carbinol trên
thế giới ................................................................................................................. 3
2.1.1. Cấu trúc hóa học và tính chất hóa lý ........................................................ 3
2.1.2. Phân bố trong tự nhiên ............................................................................ 3
2.1.3. Tính chất dược lý có lợi cho sức khỏe của Indole-3-carbinol ................... 4
2.1.4. Các sản phẩm Indole-3-carbinol thương mại và ứng dụng ...................... 5
2.1.5. Các phương pháp xác định Indole-3-carbinol .......................................... 7
2.1.6. Tình hình nghiên cứu công nghệ tách chiết, thu nhận hoạt chất sinh học
Indole-3-carbinol .............................................................................................. 8
2.2. Tình hình nghiên cứu về công nghệ tách chiết hợp chất sinh học ở Việt Nam11
2.3. Giới thiệu một số loại rau họ cải ở Việt Nam ............................................... 13
Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

iii


2.3.1. Rau súp lơ xanh (Brassica oleraceae var. italic Plenck) ......................... 14
2.3.2 Rau cải xanh (Brassica juncea) ............................................................... 15
2.3.3. Rau cải bắp (Brassica oleracea var. Capitaca)........................................ 15

PHẦN III: VẬT LIỆU,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 17
3.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 17
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 17
3.1.3. Dụng cụ................................................................................................. 17
3.1.4. Hóa chất ................................................................................................ 17
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 18
3.4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ tách chiết hoạt chất sinh học Indole-3-carbinol18
3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................... 20
3.5.1.Nghiên cứu lựa chọn rau nguyên liệu ..................................................... 20
3.5.2.Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố (loại dung môi, tỉ lệ dung
môi/nguyên liệu, số lần trích ly) đến hiệu suất trích ly Indole-3-carbinol. ....... 20
3.5.3.Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố (pH môi trường, nhiệt độ, thời gian,
tốc độ khuấy trộn) đến hiệu suất chuyển hóa glucosinolate thành Indole-3carbinol. .......................................................................................................... 21
3.6. Phương pháp phân tích ................................................................................ 22
3.6.1. Phương pháp thu nhận dịch chứa glucosinolate từ các mẫu rau nguyên
liệu khô ........................................................................................................... 22
3.6.2.Phương pháp thu nhận dịch chứa glucosinolate từ các mẫu rau nguyên
liệu tươi .......................................................................................................... 23
3.6.3. Phương pháp thu nhận dịch chiết chứa Indole-3-carbinol ...................... 23
3.6.4. Phương pháp sắc ký lớp mỏng ............................................................... 24

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

iv


3.6.5. Xác định hiệu suất trích ly ..................................................................... 24
3.6.6. Xác định hiệu suất chuyển hóa .............................................................. 24

3.6.7. Xác định hàm lượng glucobrassicin ....................................................... 24
3.6.8. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 24
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 25
4.1. Nghiên cứu lựa chọn rau nguyên liệu thích hợp cho tách chiết hoạt chất sinh
học với hàm lượng cao ....................................................................................... 25
4.1.1. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch rau mầm cải ngọt đến hiệu suất trích
ly Indole-3-carbinol ........................................................................................ 25
4.1.2.Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch rau mầm cải bắp đến hiệu suất trích ly
Indole-3-carbinol ............................................................................................ 26
4.1.3.Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch rau mầm súp lơ đến hiệu suất trích ly
Indole-3-carbinol ............................................................................................ 27
4.2. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tách chiết .............................................. 28
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố (loại dung môi, tỉ lệ dung
môi/nguyên liệu, số lần trích li,…) đến hàm lượng Indole-3-carbinol tạo thành
và hiệu suất trích ly Indole-3-carbinol ............................................................. 28
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố (pH môi trường, nhiệt độ, thời
gian, tốc độ khuấy trộn,…) đến hiệu suất trích ly Indole-3-carbinol ................ 31
4.3. Xây dựng quy trình tách chiết, thu nhận Indole-3-carbinol quy mô phòng thí
nghiệm. .............................................................................................................. 35
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 37
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 37
5.2. Kiến nghị..................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 38
PHỤ LỤC

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu và viết tắt
ANOVA
CS
CNSTH
GBS
GBR
GLS
GC
GC/MS
GC/MS
HCCC
I3C
KHCN
LLE
TLC
SPE

Giải thích
Phân tích xử lý số liệu
Cộng sự
Công nghệ sau thu hoạch
Glucobrassicin
Glucoraphanin
Glucosinolate
Sắc ký khí
Sắc ký khí ghép khối phổ
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Sắc ký ngược dòng tốc độ cao

Indole-3-carbinol
Khoa học công nghệ
Trích ly lỏng (Liquid - Liquid Extraction)
Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography)
Chiết pha rắn (Solid-Phase Extraction)

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần hóa học trong 100 gam rau súp lơ ....................................... 14
Bảng 2.2. Thành phần hóa học trong 100 gam rau cải bắp ..................................... 16
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các loại dung môi đến hiệu suất trích ly Indole-3-carbinol
.............................................................................................................................. 28
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/nguyên liệu hàm lượng I3C tạo thành..... 30
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của số lần trích ly đến hiệu suất trích ly............................... 30
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của pH môi trường đến hiệu suất chuyển hóa ...................... 31
glucosinolate thành Indole-3-carbinol .................................................................... 31
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến hiệu suất chuyển hóa .................... 32
GLS thành Indole-3-carbinol ................................................................................. 32
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời gian trích ly đến hiệu suất chuyển hóa GLS ........... 33
thành Indole-3-carbinol ......................................................................................... 33
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn đến hàm lượng Indole-3-carbinol ...... 34
tạo thành ................................................................................................................ 34

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104


vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Cơ chế hình thành Indole-3-carbinol ........................................................ 4
Hình 2.2. Rau súp lơ xanh ..................................................................................... 14
Hình 2.3.Rau cải xanh ........................................................................................... 15
Hình 4.1. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến hàm lượng glucosinolate trong
rau mầm cải ngọt ................................................................................................... 25
Hình 4.2. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến hàm lượng glucosinolate trong
mầm rau cải bắp .................................................................................................... 26
Hình 4.3. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến hàm lượng glucosinolate trong
mầm rau súp lơ ...................................................................................................... 27
Hình 4.4. Sắc ký đồ dịch chiết I3C từ rau mầm cải bắp.......................................... 29
Hình 4.5. Sắc ký đồ dịch chiết I3C từ cải bắp trưởng thành ................................... 29
Hình 4.6. Ảnh hưởng của thời gian trích ly đến hiệu suất chuyển hóa GLS thành
I3C ở rau mầm cải bắp........................................................................................... 33
Hình 4.7. Ảnh hưởng của thời gian trích ly đến hiệu suất chuyển hóa GLS thành
I3C ở cải bắp trưởng thành .................................................................................... 33

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

viii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Indole-3-carbinole (I3C) là một sản phẩm thủy phân từ glucobrassicin
glucosinolate có trong nhiều loại vật liệu nguồn gốc thực vật bao gồm các thành

viên của họ rau thập tự (Cruciferae) và đặc biệt là thành viên của chi cải bắp
(Brassica), bất cứ khi nào chúng bị nghiền nát hoặc nấu chín. Môi trường axit của
ruột rất dễ dàng biến đổi I3C thành một loạt các hợp chất indolic đa thơm có rất
nhiều các hiệu ứng sinh lý quan trọng sau khi ăn những thực phẩm này.
Các hợp chất ngăn ngừa ung thư được coi là quan trọng nhất vì tính chất cảm
ứng enzyme và ức chế gây đột biến, gây ung thư và đặc biệt là tính chống lại một
loạt các tác nhân gây ung thư. Tại thời điểm hiện nay, có vẻ như I3C có tiềm năng
lớn như là một chất chống ung thư dự phòng tự nhiên chống lại khối u phổ biến
nhất định, đặc biệt là khi mà chế độ ăn hiện đại đang ngày càng thiếu các chất hoạt
chất sinh học có lợi cho sức khỏe có nguồn gốc từ thực vật.
Việc sản xuất Indole-3-carbinol theo phương pháp tổng hợp hóa học không
những tốn kém và tốn thời gian, mà còn đỏi hỏi phải có một số chất có độc tính cao
và sản phẩm phản ứng cuối cùng đòi hỏi kĩ thuật tinh chế phức tạp. Những khó
khăn này đã hạn chế việc sản xuất và sử dụng Indole-3-carbinol tổng hợp hóa học
trong công nghiệp thực phẩm và y dược. Do đó hoạt chất sinh học này đến nay vẫn
chủ yếu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là các loại rau họ cải.
Việt Nam có tiềm năng sản xuất tạo nguồn nguyên liệu rau cải các loại dồi dào
cho sản xuất hoạt chất Indole-3-carbinol, nhưng chúng ta còn thiếu những công
nghệ phù hợp để tách chiết và thu nhận hoạt chất này, vì vậy việc nghiên cứu quy
trình công nghệ tách chiết hoạt chất sinh học Indole-3-carbinol là một đề tài cấp
thiết và có tính ứng dụng cao.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
quy trình tách chiết hoạt chất sinh học Indole-3-carbinol từ một số loại rau họ cải ở
Việt Nam”.

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

1



1.2. Mục đích
Nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết hoạt chất sinh học Indole-3-carbinol
từ một số loại rau họ cải ở Việt Nam.
1.3. Yêu cầu
- Xác định ảnh hưởng của một số yếu tố tới quá trình tách chiết hoạt chất sinh
học Indole-3-carbinol.
- Xây dựng được quy trình tách chiết và thu nhận hoạt chất sinh học Indole-3carbinol quy mô phòng thí nghiệm.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Hoạt chất sinh học Indole-3-carbinol tách chiết từ một
số loại rau họ cải của Việt Nam: súp lơ xanh, cải xanh, cải bắp.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại Trung tâm nghiên cứu và kiểm tra chất lượng nông
sản thực phẩm - Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch.
1.5. Đóng góp mới của đề tài.
- Về lý luận: Đề tài cung cấp cơ sở, số liệu khoa học về đặc tính, hàm lượng, kỹ
thuật tách chiết, thu hồi với hàm lượng cao hoạt chất Indole-3-carbinol trong rau họ
cải ở Việt Nam.
- Về thực tiễn: Góp phần tạo ra được sản phẩm có tính hàng hóa, có khả năng
chuyển giao công nghệ và áp dụng kết quả vào sản xuất. Tạo ra giá trị mới cho
ngành rau Việt Nam.

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng hoạt chất sinh học Indole-3-carbinol
trên thế giới
2.1.1. Cấu trúc hóa học và tính chất hóa lý
I3C,


Tên gọi
3-Indolylcarbinol,

Hydroxymethyl

Indole,

1H-Indole-3-methanol,
I3C,

Indole

3

3-Hydroxymethyl

Carbinol,

Indole,

3-(hydroxymethyl),

3
3-

(hydroxyméthyl), 3 (hydroxymethyl) Indole, 3 Indolylcarbinol, 3-Indolylmethanol,
3 Indolylmethanol, Indol-3-Carbinol, Indole, Indole 3 Carbinol, Indole-3-methanol,
Indole-3-méthanol.
-


Cấu trúc

-

Số đăng ký CAS:700-06-1

-

Công thức hóa học:

-

Khối lượng phân tử trung bình: 147.17

-

Nhiệt độ chảy mềm: 96-99oC

-

Trạng thái vật lý: Bột màu trắng

-

Tính chất: Hòa tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nhiều dung môi hữu

C9H9NO

cơ như ethanol, methanol, dimethyl sulfoxide (DMSO), chloroform,...

2.1.2. Phân bố trong tự nhiên
Indole-3-carbinol là thành phần tự nhiên có trong những loại rau họ cải
(Brassica) như cảibắp, bông cải xanh, súp lơ, rau cải Brussels. Nồng độ I3C và tiền
chất (glucosinolate indolic) tập trung trong cải bắp Trung Quốc cao hơn so với
trong cải mù tạt [18].

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

3


Myrosinase
H2O

H=C=S

HSO4-

D-glucose

N
H

Glucobrassicin

Indol-3-methyl isothiocyanate
-SCN

Indol-3-carbinol


Hình 2.1. Cơ chế hình thành Indole-3-carbinol
2.1.3. Tính chất dược lý có lợi cho sức khỏe của Indole-3-carbinol
2.1.3.1. Tính chất phòng chống ung thư
Sử dụng Indole-3-carbinol (I3C) hằng ngày làm giảm đáng kể tần suất xuất
hiện khối u vú gây ung thư ở những loài gặm nhấm và ức chế sự phát triển của tế
bào ung thư ở người do khả năng ngăn chặn chu trình tế bào G1. Một nghiên cứu
sàng lọc gần đây trên 90 chất ức chế hóa học tiềm năng trong một loạt gồm 6 thí
nghiệm nhỏ có liên quan đến phá hủy AND gây ra bởi chất gây ung thư, sự phát
triển của những khối u và stress do oxy hóa đã cho thấy I3C là một trong 8 hợp chất
cho kết quả dương tính ở tất cả các thí nghiệm [6]. Theo đó I3C được sử dụng trong
khẩu phần ăn hằng ngày hoặc cho uống trực tiếp trước khi xử lý chất gây ung thư đã
giảm 70-80% tần suất xuất hiện những khối u vú gây ra bởi chất 7,12-dimethylbenz(α)anthracene (DMBA) ở những loài gặm nhấm [26]. Ở một nghiên cứu khác,
chuột được sử dụng I3C trước và trong quá trình xử lý DMBA giảm 95% tần suất
xuất hiện khối u vú và 65% đối với methylnitrosourea [7]. Cùng với kết quả này,
nếu bổ sung khẩu phần ăn có bắp cải hoặc súp lơ xanh (đây là 2 loại rau có chứa
nhiều I3C) thì cũng làm giảm sự hình thành khối u vú ở chuột đã qua xử lý DMBA
[8].

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

4


I3C cũng có ảnh hưởng kháng ung thư đối với một số loại ung thư khác như
trên mô gan và có thể giảm những khối u gây ra do benzolpyrene ở dạ dày [9].
Trong một nghiên cứu khác cũng đã khảo sát ảnh hưởng của I3C đối với những tế
bào ung thư tiền liệt tuyến. Từ những kết quả thu được, các tác giả đã kết luận rằng
I3C có thể ức chế được sự sinh trưởng của những tế bào ung thư tiền liệt tuyến PC3 bằng cách gây ra sự ngăn chặn chu trình tế bào G1 dẫn đến tiêu diệt và điều khiển
sự biểu hiện của gen liên quan đến tiêu diệt tế bào. Những kết quả này cho thấy
rằng I3C là một chất phòng và chữa bệnh hiệu quả đối với ung thư tiền liệt tuyến

[10].
2.1.3.2. Tính chất đối kháng estrogen
I3C được cho là có hoạt tính đối kháng estrogen khi được bổ sung vào khẩu
phần ăn hằng ngày. Ví dụ ở cả nam và nữ được bổ sung 500mg I3C hằng ngày
trong 1 tuần liên tục sẽ tăng xấp xỉ 50% hàm lượng estradiol 2-hydroxylation [11].
I3C cũng làm tăng mức độ hoạt động của estradiol hydroxylation ở những con
chuột cái [12]. Trong một số cơ thể thì I3C làm giảm sự phát triển của kháng
estrogen. Chẳng hạn như, sử dụng I3C 50µM I3C trong thời gian dài (lên đến 6
tuần) sẽ ngăn chặn sự tăng nhanh của tế bào ung thư vú ở người do MCF7 gây ra
bởi estradiol [13].
2.1.3.3. Tác dụng phòng chống vi khuẩn Helicobacter pylori
Các nhà khoa học trên thế giới đã xác định rằng tất cả các isothiocyanates
làm từ glucosinolate trong các loại rau (đặc biệt là I3C) giúp bảo vệ sức khỏe của
niêm mạc dạ dày bằng cách giúp ngăn ngừa phát triển quá mức của vi khuẩn
Helicobacter pylori hay vấn đề do phát triển quá mức của vi khuẩn này hay quá
nhiều loại vi khuẩn này bám vào dạ dày. Đặc biệt, mầm bông cải xanh xuất hiện có
tính chất hỗ trợ bảo vệ dạ dày trước sự tấn công của vi khuẩn Helicobacter pylori
[23].
2.1.4. Các sản phẩm Indole-3-carbinol thương mại và ứng dụng
2.1.4.1. Đặc điểm chung
Các sản phẩm Indole-3-carbinol thương mại có một số đặc trưng sau đây:
-

Đều ở dạng thực phẩm chức năng;

-

Mỗi viên chứa từ 25 đến 200 mg Indole-3-carbinol;

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104


5


-

Trình bày chủ yếu ở dạng viên nang;

-

Được trích ly chủ yếu từ cây bông cải xanh;

-

Giá bán khá cao so với nhiều loại thực phẩm chức năng khác.

2.1.4.2. Giới thiệu một số sản phẩm cụ thể
Hãng sản xuất: Vitacost
Tên sản phẩm: Indole-3-carbinol
Hộp: 120 viên nang
Giá bán: $18.95
Mô tả chủ yếu:
- Vitacost Indole-3-carbinol (I3C)
- Cao Broccoli 200 mg/ viên
Hãng sản xuất: Solaray
Tên sản phẩm: Indole-3-carbinol
Hộp: 30 viên nén
Giá bán: $14.19
Mô tả chủ yếu: Indole-3-carbinol - 25 mg
Hãng sản xuất: Provita Nutrition (Canada)

Tên sản phẩm: Super Indole-3-carbinol
Hộp: 30 viên nén
Giá bán: $22.99USD
Mỗi viên chứa 200 mg I3C
Mô tả chủ yếu:
- Tiền mãn kinh, mãn kinh, dư thừa estrogen
- Rối loạn chức năng tuyến tiền liệt (viêm tuyến
tiền liệt)
- Thể hiện có đặc tính chống ung thư
- Giúp bảo vệ chống lại tất cả các loại ung thư

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

6


2.1.5. Các phương pháp xác định Indole-3-carbinol
Do tầm quan trọng của hoạt chất này, các phương pháp khác nhau bao gồm
sắc ký khí (GC), sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) và sắc ký lỏng hiệu năng cao
(HPLC) đã được sử dụng để phân tích các sản phẩm phân giải từ glucosinolate
indolic trong các loại rau họ cải [14,15]. Tuy nhiên, phương pháp GC và GC/MS
đòi hỏi một bước phương sai khó khăn mà không cung cấp kết quả chính xác một
phần do độ nhạy không cao. Anderton et al. đã báo cáo một quy trình phân tích để
phát hiện I3C trong huyết tương với HPLC kết hợp phát hiện bằng UV [16]. Tuy
nhiên, phương pháp này tốn thời gian hoặc sử dụng giao thức khai thác mất thời
gian trong phát hiện các vết I3C trong mẫu rau họ cải.
Một chiến lược chung để khắc phục nhược điểm này liên quan đến việc sử
dụng các kỹ thuật phát hiện có tính chọn lọc cao và nhạy như phương pháp phát
hiện huỳnh quang cùng với HPLC [17]. Nghiên cứu của Lee và cs (2010) đã đi theo
hướng này và thiết kế một phương pháp đơn giản, nhạy chính xác để xác định đồng

thời I3C và I3A (Indole-3-acetonitrile) trong rau cải bắp bằng HPLC với đầu dò
huỳnh quang [18]. Cây cải bốn mươi ngày tuổi và bắp cải Trung Quốc sáu mươi
ngày tuổi được sử dụng. Các lá non (~20 g) sau khi cắt ngay lập tức chuyển đông
lạnh trong nitơ lỏng, và đông khô. Chất chuẩn I3C được mua từ Sigma Chemical Co
(St Louis, MO). Mẫu (50 mg) được để cho tự phân giải với 10 mM đệm phosphat
(pH 7,4) là 0,8 ml nhờ ủ ở 37oC trong 3 giờ có trộn lắc 500 rpm bằng thermomixer.
Sau khi tự phân giải, dịch thô được ly tâm ở 15.300 vòng tại 4oC trong 5 phút và
phần nổi được chuyển tới một ống mới và sau đó làm khô trong một máy cô đặc ly
tâm. Phần còn lại được chiết hai lần với 500µL ethyl acetate. Phần ethyl acetate
được làm khô bằng khí nitơ và phần còn lại được hòa tan trong 1 ml ethanol. Để
loại bỏ các tạp chất và làm giàu hợp chất, chất chiết xuất thô được chuyển qua một
màng lọc 0,22 mm (Teflon PTFE) trước khi tiến hành phân tích HPLC. Đối với các
phân tích định lượng, các chất chiết xuất đã được tách ra trên cột đối xứng RP18
(250 mm x 4,6 mm, 5 mm) sử dụng một hệ thống HPLC được trang bị detector
huỳnh quang.
Các hợp chất đã được phát hiện dựa trên λex/ λem tại 280/364 nm. Các profile
rửa giải thu được từ phân tích HPLC được tối ưu hóa về thời gian chạy và độ phân
Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

7


giải sắc ký của I3C. Cột nhiệt độ lò được đặt ở 40oC và 10µL phần được tiêm vào
cột. Pha động bao gồm acetonitrile - nước và chất tan được tách rửa bằng cách sử
dụng tốc độ dòng chảy 1,0 ml / phút và một chương trình gradient ổn định bắt đầu
từ 15% acetonitrile tại 0 phút. Điều này đã được thực hiện tới 60% acetonitrile trong
20 phút tiếp theo, tăng đến 65% acetonitrile từ 20 đến 40 phút, đạt 85% acetonitrile
lúc cuối cùng của 65 phút. Dung dịch gốc được chuẩn bị với 10 mg I3C được hòa
tan và pha loãng đến 100 ml methanol có chứa 4-methoxy-indol (100µg/mL).
Đường chuẩn cho I3C được chuẩn bị bằng cách pha loãng các dung dịch gốc với

methanol có chứa 4-methoxy-indol với nồng độ sau: 0.015, 0.03, 0.06, 0.12, 0.25,
0.5 và 1.0µg/mL.
Tóm lại, phương pháp HPLC sử dụng một detector huỳnh quang được mô tả
trong nghiên cứu của Lee et al. đã được chứng minh là có hiệu quả cao để định
lượng I3C (I3A), các sản phẩm phân hủy glucosinolate trong rau cải bắp. Phương
pháp được đánh giá là nhạy và chính xác và đòi hỏi khối lượng mẫu thấp. Vì vậy,
việc phát hiện HPLC/huỳnh quang là nhanh, tuyến tính, lặp lại tốt, cụ thể, chính xác
và khả năng phân tích một số lượng lớn các mẫu mà không chuẩn bị mẫu phức tạp.
2.1.6. Tình hình nghiên cứu công nghệ tách chiết, thu nhận hoạt chất sinh học
Indole-3-carbinol
2.1.6.1. Trích ly bằng dung môi
a) Trích ly lỏng-lỏng (LLE = Liquid - Liquid Extraction):
Độ tan của các hoạt chất bị chi phối bởi bản chất hóa học tự nhiên của chúng
trong vật liệu thực vật, từ đơn giản đến các polymer cao phân tử. Thực vật có thể
chứa nhiều chất với hàm lượng khác nhau, trong đó có Indole-3-carbinol, các axit
phenolic, phenylpropanoid, anthocyanin, tannin và một số hợp chất khác. Các hợp
chất có thể tương tác với các thành phần thực vật khác như carbonhydrate, protein
để hình thành các tổ hợp có độ hòa tan thấp. Tương tự như vậy, độ hòa tan của các
hợp chất Indole-3-carbinol bị ảnh hưởng bởi sự phân cực của dung môi. Vì vậy, rất
khó khăn để phát triển một quy trình khai thác thích hợp cho Indole-3-carbinol. Các
bước bổ sung cần được sử dụng để loại bỏ các hợp chất không mong muốn như như
polyphenol, sáp, tecpen, chất béo và chlorophyll. Trong bất kỳ trường hợp nào, LLE

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

8


vẫn được sử dụng như một bước tiền xử lý tiêu chuẩn cho chiết tách các hợp chất
trong nước bởi vì nó là một phương pháp rẻ và dễ dàng.

b) Chiết pha rắn (SPE = Solid-Phase Extraction):
Chiết pha rắn là một kỹ thuật ngày càng hữu ích, mặc dù chi phí các thiết bị
cần thiết cho SPE là cao hơn so với LLE. Tuy nhiên phương pháp này khắc phục
được một số nhược điểm của phương pháp LLE như sự phân ly không hoàn toàn,
hiệu suất thu hồi thấp, sử dụng nhiều dung môi độc hại với chi phí lớn. Công nghệ
này được sử dụng thường xuyên nhất để chuẩn bị các mẫu chất lỏng và chiết phân
tích các chất bay hơi và bán bay hơi, nó cũng có thể sử dụng với chất rắn được tách
trước khi chuyển vào dung môi.
2.1.6.2. Công nghệ và thiết bị trích ly bằng dung môi có hỗ trợ bằng sóng siêu âm
a) Nguyên lý tác động của sóng siêu âm
Hiệu quả trích ly các hợp chất hòa tan tăng lên nhờ sự tạo thành các bọt khí
trong dung môi khi sóng truyền qua. Dưới tác dụng của sóng, các bọt khí bị kéo
nén, sự tăng áp suất và nhiệt độ làm các bọt khí nổ vỡ, tạo nên hiện tượng “sốc
sóng”. Khi sự nổ vỡ của các bọt khí ở gần bề mặt pha rắn, xảy ra mất đối xứng sinh
ra các tia dung môi có tốc độ cao vào thành tế bào, do đó làm tăng sự xâm nhập của
dung môi vào tế bào và làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa pha rắn và lỏng. Điều này
làm tăng sự chuyển khối và phá vỡ cấu trúc tế bào. Sự nổ vỡ của các bọt khí làm
tăng sự thoát của các chất nội bào vào dung dịch. Nguyên tắc phá vỡ cấu trúc tế bào
bằng siêu âm dựa trên hiệu ứng lỗ hổng khí chuyển năng lượng âm thanh thành
năng lượng cơ học dưới dạng sóng xung có áp lực khoảng vài nghìn atm (300MPa).
Năng lượng này làm tan rã tế bào khi động năng của nó lớn hơn độ bền của màng tế
bào. Ngoài ra, gradient vận tốc rất lớn làm gia tăng quá trình phá vỡ và cắt đứt tế
bào.
Những tác dụng chính của siêu âm trong các quy trình chế biến:
-Tăng mạnh tính thẩm thấu của dung môi chiết suất.
-Làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai pha bằng cách phân tán chúng thành
những hạt nhỏ.
-Tăng cường sự xáo trộn của hỗn hợp (thay cho kỹ thuật khuấy trộn).
- Có tác dụng làm nóng cục bộ nên tăng tính hòa tan của dung môi.
Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104


9


- Tăng tốc độ của các phản ứng hóa học.
- Làm sạch và khử khí trong chất lỏng.
- Khử hoạt động của các vi sinh vật và enzyme.
- Tăng tốc độ các quá trình chiết suất.
b) Thiết bị tạo siêu âm
Hiện nay trên thế giới đã chế tạo các thiết bị siêu âm công suất từ 40W đến
75W với dải tần số làm việc từ 20kHz đến 10MHz. Ngày nay các thiết bị siêu âm
công suất lớn hàng chục kW để trích ly các sản phẩm sinh học qui mô lớn như
Hielscher Ultrasonics của Đức từ năm 1999 đến nay sản xuất các mô đun đầu phát
loại 1kW, 2kW, 4kW và 16kW, ứng dụng trong sản xuất các chế phẩm sinh học như
chiết suất dầu Biodiesel công suất từ 200 đến 750 lít/h sử dụng đầu phát siêu âm
1kW (UIP 1000), 20 đến 70m3/h sử dụng 6 đầu phát loại 16kW (6 x UIP16000)
[19]. Hãng thiết bị siêu âm Branson của Mỹ đã chế tạo thiết bị sản xuất dầu sinh học
sử dụng sóng siêu âm quy mô công nghiệp cung cấp dầu trực tiếp cho tiêu dùng.
Ở Ấn Độ đã ứng dụng rộng rãi công nghệ siêu âm để chiết xuất các hợp chất
tự nhiên như actemisin, chè xanh, thực vật, nghệ vàng… và thực nghiệm so sánh
với phương pháp thông thường. Các kết quả cho thấy chiết suất bằng sóng siêu âm
có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp thông thường như: nhiệt độ thấp, số lần
chiết suất ít hơn nên tiết kiệm được dung môi, đặc biệt giảm 6 đến 20 lần so với
chiết suất thông thường, tỷ lệ thu hồi cao hơn 5 đến 20%.
2.1.6.3. Công nghệ tách chiết Indole-3-carbinol
Sắc ký ngược dòng tốc độ cao (HCCC) là một kỹ thuật tách chiết rất linh
hoạt mà không đòi hỏi pha tĩnh rắn. Chỉ đơn giản là dựa trên các phân vùng của một
mẫu giữa hai pha của một hệ thống dung môi trộn lẫn. Chất chiết thực vật thô hoặc
các thành phần bán tinh khiết có thể được tách phân đoạn với vô số mẫu khác nhau,
từ vài mg đến nhiều gram. Hệ thống dung môi nước và không chứa nước đều được

sử dụng và phân tách các hợp chất phân cực khác nhau đều có thể. Kỹ thuật này là
bổ sung cho phương pháp sắc ký khác và tương thích với các hệ thống gradient.
Zou et al (2005) đề xuất qui trình tách phân đoạn một số glucosinolate, nhất
là Indole-3-carbinol và hợp chất progoitrin. Quy trình có 3 bước, trong hai bước đầu
dùng chung cho trích ly và làm sạch I3C. Công đoạn thứ nhất là trích ly
Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

10


glucosinolate bằng methanol. Công đoạn thứ hai là tách và làm sạch glucosinolate
bằng cột sắc ký trên giá thể alumina support. Chỉ ở công đoạn ba mới là tách pha
ngược bằng octadecyl (C18) giá thể silica để thu nhận được progoitrin [21].
Renuka Devi và Berla Thangam (2010) đã đề xuất cách chuẩn bị mẫu bắp cải
đỏ để trích ly I3C [22]. Nguyên liệu thực vật được đông khô và sau đó ngâm với
80% methanol (4ml/g trọng lượng tươi ban đầu) và chiết trong vòng 18 giờ trước
khi lọc. Nguyên liệu thực vật được tái chiết suất hai lần với 80% methanol lạnh, 4
giờ mỗi lần. Dịch lọc được kết hợp, cô ở áp suất giảm, ở 30oC để sẵn sàng cho sắc
ký cột. Lượng glucosinolate thô tổng số này được tinh chế bằng sử dụng cột silica
với pha động là dung môi ethyl acetate.
2.2. Tình hình nghiên cứu về công nghệ tách chiết hợp chất sinh học ở Việt
Nam
Trong nước hiện nay chưa có cơ sở sản xuất nào ứng dụng công nghệ trích ly
bằng sóng siêu âm cho tách chiết các hoạt chất sinh học từ rau họ cải. Một số
nghiên cứu mới chỉ sử dụng công nghệ truyền thống (tách chiết bằng Soxhlet có sử
dụng dung môi) cho tách chiết hoạt chất sinh học của mầm rau họ cải chỉ ứng dụng
ở trong các phòng thí nghiệm.
TS. Nguyễn Đình Lục và cộng sự (2010), Viện Cơ điện Nông nghiệp và
Công nghệ sau thu hoạch trong quá trình “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị siêu
âm công suất 1,5KW và ứng dụng trong làm sạch, chiết suất các hợp chất tự nhiên

từ củ họ gừng”, bước đầu đã thiết kế mẫu thiết bị phát siêu âm (ultrasonic
generator) có dải tần số 20 ÷ 40 kHz, công suất 1,5KW và ứng dụng trong chiết suất
hợp chất Curcumin từ củ nghệ vàng với cường độ 75W/1, tần số 25kHz và làm tăng
hiệu suất (10-20%) và thời gian chiết suất giảm 4-5 lần [4].
Năm 2011, Nguyễn Đức Tiến và cộng sự, Viện Cơ điện Nông nghiệp và
Công nghệ sau thu hoạch bước đầu đã nghiên cứu khảo sát trích ly hoạt chất sinh
học từ nấm Linh chi, nấm Hương, nấm Đầu khỉ bằng công nghệ sóng siêu âm và
bằng công nghệ Soxhlet thông thường. Kết quả cho thấy tiềm năng phát triển công
nghệ sóng siêu âm cho trích ly có nhiều tính ưu việt hơn, nhưng do điều kiện nghiên
cứu và thời gian có hạn nên kết quả nghiên cứu mới chỉ là bước đầu [5].

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

11


Vũ Thị Hiền (2012) trong quá trình nghiên cứu một số chất kháng oxy hóa
trong rau mầm họ cải, bước đầu đã cho kết quả: Đã xác định được hàm lượng
Glucosinolate trong 6 giống rau mầm họ cải (cải bắp trắng, cải củ trắng, cải bẹ
vàng, cải xanh, cải chíp, cải ngọt) khi tiến hành thu hoạch ở các thời điểm khác
nhau. Hàm lượng Glucosinolate trong 5 giống rau mầm (cải củ trắng, cải bẹ vàng,
cải xanh, cải chíp, cải ngọt) đều đạt giá trị cao nhất tại ngày thứ 3 (hàm lượng
Glucosinolate dao động từ 7,02 - 57,61µmol sinigrin/ g chất khô) và rau mầm từ hạt
cải bắp trắng cho hàm lượng Glucosinolate đạt cao nhất tại ngày thứ 2 (57,61µmol
sinigrin/ g chất khô). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy rau mầm trồng từ hạt cải bắp
trắng so với rau mầm trồng từ hạt cải củ trắng, hạt cải chíp, hạt cải bẹ vàng, hạt cải
ngọt, hạt cải xanh đều có hàm lượng Glucosinolate và khả năng kháng oxy hóa cao
[1].
TS. Trần Hữu Thị và cộng sự (2009), Viện Nghiên cứu Thực phẩm chức
năng (Hội Khoa học và công nghệ thực phẩm Việt Nam), khi “Nghiên cứu thăm dò

hoạt chất Glucosinolate nhóm Indole-3-carbinol trong một số loài súp lơ xanh
(Brassica sp., Họ cải - Brassicaceae) ở Việt Nam” bước đầu cho kết quả: đã tìm
thấy trong những loại cải này chứa hoạt chất quý giá có nhiều tác dụng đối với sức
khỏe con người. Hai hoạt chất quan trọng chứa lưu huỳnh được tìm thấy là
Sulforaphane và Indol-3-carbinol với một tỷ lệ tương đối [26].
Năm 2007, TS Trần Hữu Thị cùng cộng sự, Viện Nghiên cứu Thực phẩm
chức năng (Hội Khoa học và công nghệ thực phẩm Việt Nam) đã tách chiết và thu
nhận được nhóm hoạt chất có lưu huỳnh chiết suất từ một số loại rau họ cải có tác
dụng chống các chất oxy hóa trong cơ thể thông qua việc làm giảm hàm lượng
Peroxit và Peroxitlipit cho người nghiện thuốc lá. Hàm lượng Peroxit trong nước
tiểu ở ngày đầu là 6,90 mM/ mL/ min; ngày thứ 30 là 5,79 mM/ mL/ min. Hàm
lượng Peroxit trong huyết tương: ngày đầu là 3,10 mM/ mL/ min; ngày thứ 30 là
1,28 mM/ mL/ min. Trong cả nước tiểu lẫn huyết tương giá trị Peroxitlipit giảm ½,
đó là một trong những chỉ tiêu cho thấy tác dụng chống oxy hóa thành công của
dịch chiết cải hoa, chống lại những gốc tự do, làm tăng hàm lượng các chất chống
oxy hóa trong cơ thể. Trong tất cả những người nghiện thuốc lá được nghiên cứu số
lượng Tripeptide glutathione tăng lên một cách đáng kể. Giá trị trung bình của
Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

12


Tripeptide glutathione trong nước tiểu: ngày đầu là 1,29 và tăng lên 2,96 mM/mL ở
ngày thứ 30. Còn trong huyết tương ngày đầu là 2,37 và ngày thứ 30 là 5,72
mm/mL [27].
Các nhà Khoa học của Viện Nghiên cứu Thực phẩm chức năng (Hội Khoa
học và công nghệ thực phẩm Việt Nam) bước đầu cũng đã tạo ra được một số chế
phẩm như Sulcuvina, Sulfovina, Sulfocream từ rau mầm họ cải. Sulcuvina có
khoảng 20% Sulforaphane có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa, hỗ trợ phòng
chống viêm loét dạ dày, tá tràng do nhiễm vi khuẩn H. pylori, phòng ngừa ung thư

dạ dày, phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt phòng chống việc thoái hóa
hoàng điểm, rất tốt cho lứa tuổi trung niên. Sulfovina có khoảng 10% Sulforaphane
thiên về việc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, chống các tác động của bức xạ,
đực biệt là tia cực tím đối với mắt, chống sự lão hóa hoàng điểm - nguyên nhân chủ
yếu gây mù lòa ở người cao tuổi. Sulfocream có 0,5% Sulforaphane là loại kem xoa
(mỹ phẩm), không có tác dụng phụ, chống ung thư da,làm đẹp da.
2.3. Giới thiệu một số loại rau họ cải ở Việt Nam
Theo Cục Trồng trọt, diện tích trồng rau cả nước đến cuối năm 2012 đạt hơn
823.000ha, năng suất 17 tấn/ha, sản lượng khoảng 14 triệu tấn, trong đó diện tích
rau miền Nam đạt 466.000ha, năng suất 17,8 tấn/ha, sản lượng 8,3 triệu tấn, diện
tích rau miền Bắc ước đạt 357.000ha, năng suất 16 tấn/ha, sản lượng 5,7 triệu tấn.
Những năm gần đây đã hình thành được một số vùng trồng rau tập trung
như:
- Vùng trồng cải bắp: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên
- Vùng trồng cà chua: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên,…
Trong đó các loại rau họ cải như súp lơ xanh, cải xanh, cải bắp được trồng
nhiều ở một số địa phương trong cả nước như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lâm
Đồng,…

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

13


2.3.1. Rau súp lơ xanh (Brassica oleraceae var. italic Plenck)

Hình 2.2. Rau súp lơ xanh
Súp lơ xanh là cây rau thuộc họ thập tự (họ cải) có nguồn gốc từ bờ biển Địa
Trung Hải, là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng nhiều ở các quốc gia
trên thế giới. Bộ phận sử dụng làm thực phẩm ở súp lơ là toàn bộ phần hoa chưa nở.

Súp lơ được dùng để ăn sống, nấu canh, xào và muối chua, đóng hộp, trộn với các
loại rau khác. Thành phần chủ yếu trong súp lơ là nước 90,9%; protein 2,5%; gluxit
4,9% và các chất khoáng Canxi 26mg%; Photpho 51,0mg%; Sắt 1,4mg% cùng các
vitamin B1 0,11mg%; B2 0,1mg%; PP 0,6mg%; vitamin C 70mg%; carotene
0,05mg% [24]. Các giống súp lơ xanh hiện nay đang được trồng phổ biến ở nước ta
bao gồm giống: Súp lơ xanh của Nhật Bản, súp lơ xanh B15 (nhập từ Hàn Quốc),
F1 ROCK (BR2)…
Bảng 2.1. Thành phần hóa học trong 100 gam rau súp lơ
Chất khoáng
Thành phần
Hàm lượng
Kali
229 mg
Photpho
52 mg
Canxi
31 mg
Natri
32 mg
Magie
16 mg
Sắt
0.52 mg
Kẽm
0.35 mg
Đồng
0.048 mg
Mangan
0.151 mg
Selen

1.2 mcg

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

Vitamin
Thành phần
Hàm lượng
Vitamin A
1207 IU
Vitamin C
50.6 mg
Niacin
0.431 mg
Vitamin B1
0.049 mg
Vitamin B2
0.096 mg
Vitamin B6
0.156 mg
Pantothenic Acid
0.48 mg
Folate
84 mcg
Vitamin K
110 mcg
Vitamin E
1.13 mg

14



2.3.2 Rau cải xanh (Brassica juncea)

Hình 2.3.Rau cải xanh
Cây cải xanh có thể dùng để nấu canh, luộc, xào và muối dưa, v.v. Cây cải
xanh được trồng rất phổ biến ở các vùng, trồng gần như quanh năm. Các giống cải
xanh ở nước ta gồm nhiều giống địa phương như: cải xanh lá vàng, cải xanh Thanh
Mai, Vĩnh Tuy, Thừa Thiên Huế, cải xanh ngọt Cx1, cải ngọt số 4 và nhiều địa
phương khác. Qua nhiều năm thuần chủng nên rất dễ trồng và tự để giống tại địa
phương ở tất cả các vùng [24].
2.3.3. Rau cải bắp (Brassica oleracea var. Capitaca)

Hình 2.4. Rau cải bắp
Cải bắp là loại rau ăn lá cao cấp trồng chủ yếu trong vụ đông xuân ở nước ta.
Riêng ở Đà Lạt - Lâm Đồng có thể trồng quanh năm. Nó được sử dụng làm thực
phẩm dưới nhiều hình thức như luộc, xào, trộn, nấu canh, muối chua, ăn sống, v.v…
Cải bắp chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin B1, B2, PP, C, carotene,
các chất khoáng như N, Ca, Fe, P, đường, nhưng chủ yếu là gluco. Nhiều tài liệu
cho thấy khi phân tích 100 gam phần ăn được của một giống cải bắp cho thấy: Nước
chiếm 90g%; protit 1,8g%; gluxit 5,4g%; xellulo 1,6g%; calo: 30 calo/100g;
vitamin PP 0,4mg%; B1 0,06mg%; B2 0,05mg%; C 36mg%; Ca 48mg%; Fe
1,1mg% [24]. Các giống cải bắp ở nước ta rất phong phú. Nguồn giống chủ yếu
Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

15


nhập nội từ Nhật Bản, Trung Quốc và một số giống địa phương ở Miền Bắc như
giống: Sapa, CB26, F1 K.K.CROSS, CB1, F1 BC310,…
Bảng 2.2. Thành phần hóa học trong 100 gam rau cải bắp

Chất khoáng

Vitamin

Thành phần

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng

Kali

147 mg

Vitamin C

28.1 mg

Photpho

25 mg

Niacin

0.186 mg

Magie


11 mg

Vitamin B1

0.046 mg

Canxi

36 mg

Vitamin B2

0.029 mg

Sắt

0.13 mg

Vitamin B6

0.084 mg

Natri

6 mg

Folate

22 mcg


Kẽm

0.15 mg

Pantothenic Acid

0.13 mg

Đồng

0.013 mg

Vitamin A

60 IU

Mangan

0.154 mg

Vitamin K

81.5 mcg

Selen

0.5 mcg

Vitamin E


0.11 mg

Phan Mạnh Tiến – K18 - 1104

16


×