Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

phân lập và tinh chế hoạt chất kháng staphylococcus aureus atcc 43300 mrsa từ cao chiết sâm đại hành eleutherine subaphylla gagnep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 74 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- </b>

<b>BÁO CÁO KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: </b>

<b>PHÂN LẬP VÀ TINH CHẾ HOẠT CHẤT KHÁNG </b>

<i><b>STAPHYLOCOCCUS AUREUS ATCC 43300 (MRSA) TỪ CAO CHIẾT SÂM ĐẠI HÀNH (Eleutherine subaphylla Gagnep.) </b></i>

<b>KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC </b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Y DƯỢC </b>

<b>GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH TS. NGUYỄN TẤN PHÁT SVTH: NGUYỄN XUÂN SANH MSSV: 1553010167 </b>

<b>NIÊN KHĨA: 2015 – 2019</b>

<i><b>Bình Dương, tháng 06 năm 2019 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- </b>

<b>BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: </b>

<b>PHÂN LẬP VÀ TINH CHẾ HOẠT CHẤT KHÁNG </b>

<i><b>STAPHYLOCOCCUS AUREUS ATCC 43300 (MRSA) TỪ CAO CHIẾT SÂM ĐẠI HÀNH (Eleutherine subaphylla Gagnep.) </b></i>

<b>KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC </b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Y DƯỢC </b>

<b>GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH TS. NGUYỄN TẤN PHÁT SVTH: NGUYỄN XUÂN SANH MSSV: 1553010167 </b>

<b>NIÊN KHÓA: 2015 – 2019 GVHD 1 ký tên: GVHD 2 ký tên: </b>

<i><b>Bình Dương, tháng 06 năm 2019 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Khoảng thời gian hơn 2 năm gắn bó với phịng thí nghiệm Cơng nghệ vi sinh - Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh là khoảng thời gian vui vẻ và ý nghĩa nhất đối với tơi. Nó đã để lại trong tôi rất nhiều những kỉ niệm và nhiều cảm xúc khác nhau buồn vui đều có và cũng chính tại nơi đây đã cho tơi những bài học kinh nghiệm quý báu. Để hoàn thành đề tài này tôi xin cảm ơn thầy cô, anh chị, bạn bè và cả gia đình.

<b> Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy ThS. Nguyễn Văn </b>

<b>Minh, cô ThS. Dương Nhật Linh. Thầy cơ là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và </b>

chia sẽ cho em những kiến thức bổ ích, khơng chỉ riêng những bài học kiến thức mà cịn có những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống qua những bài học đó đã giúp em trưởng thành và tự tin hơn. Thầy cô là người đã động viên, giúp đỡ em trong những lúc em gặp khó khăn để em có thể hoàn thành tốt đề tài.

<b> Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Nguyễn Tấn Phát đang </b>

công tác tại Viện Cơng nghệ Hóa học, thầy là người đồng hướng dẫn và là người đã giúp đỡ em rất nhiều về mặt trang thiết bị, cũng như chỉ dạy cho em hiểu rõ các phương pháp có trong đề tài của em. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Minh và các anh chị đang làm việc ở phòng 47 tại viện, thầy và các anh chị đã giúp đỡ em rất nhiều về cách vận hành thiết bị, cung cấp cho em một vài dung mơi, hóa chất và trao đổi với em rất nhiều kiến thức q báu để em có thể thực hiện các thí nghiệm của đề tài theo một cách tốt nhất.

Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Công nghệ sinh học – Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Quý thầy cơ đã hết lịng giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng vững chắc để em có thể hồn thành tốt cơng việc của mình.

<b> Em xin cảm ơn chị Trần Thị Á Ni, chị đã nhiệt tình ủng hộ và hết lịng giúp đỡ </b>

em giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài.

Bên cạnh đó tơi xin cảm ơn tất cả các bạn cùng làm đề tài chung với tơi ở phịng thí nghiệm Cơng nghệ vi sinh – Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh đã bên cạnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

giúp đỡ tạo điều kiện để mình hồn thành tốt đề tài. Cũng xin cảm ơn các em Nguyễn Thị Trúc Ly, Nguyễn Châu Khoa đã hỗ trợ và phụ giúp tơi trong thời gian qua để có thể hoàn thành tốt đề tài.

<b> Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến Ba Mẹ những người đã sinh thành, nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con khơn lớn đến ngày hôm nay. Ba Mẹ cũng là người đã </b>

động viên, ủng hộ và tạo cho con những điều kiện tốt nhất để con hồn thành việc học của mình.

Kính chúc tất cả quý thầy cô, anh chị, bạn bè, các em, cả gia đình dồi dào sức khỏe, ln luôn hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn!

Bình Dương, ngày tháng 06 năm 2019

<b> Nguyễn Xuân Sanh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4

<i>1.1. Tổng quan về vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 43300 (MRSA) ... 5 </i>

<i>1.1.1. Vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 43300 (MRSA) ... 5 </i>

1.1.2. Tình hình MRSA trên thế giới và Việt Nam ... 8

<i>1.2. Sơ lược về cây sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep.) ... 10 </i>

1.2.1. Phân loại khoa học ... 10

1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ... 16

1.4. Khái quát về phương pháp chiết cao dược liệu ... 19

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.2. Vật liệu nghiên cứu ... 25

2.3. Khảo sát ảnh hưởng của dung môi chiết đến khối lượng cao chiết ... 26

2.4. Xác định giới hạn nhiễm khuẩn của cao chiết ... 28

<i>2.5. Khảo sát hoạt tính kháng Staphylocuccus aureus ATCC 43300 kháng </i>methicillin (MRSA) của các loại cao chiết ... 29

2.5.1. Phương pháp khuếch tán trên giếng thạch ... 29

<i>2.5.2. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết với Staphylocuccus aureus ATCC 43300 kháng methicillin (MRSA) ... 29 </i>

<i>2.6. Điều chế các phân đoạn từ cao n-hexane bằng phương pháp sắc ký cột ... 29 </i>

<small> 2.7. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được...31 </small>

PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ... 32

3.1. Kết quả giám định tên khoa học của cây ... 33

3.2. Khảo sát ảnh hưởng của dung môi chiết đến khối lượng cao chiết ... 33

3.3. Kết quả thử giới hạn nhiễm khuẩn của cao chiết ... 36

3.4. Khảo sát hoạt tính kháng MRSA của các loại cao chiết ... 37

3.5. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết với vi khuẩn MRSA . 39 <i>3.6. Điều chế các phân đoạn từ cao n-hexane bằng phương pháp sắc ký cột ... 42 </i>

<small> 3.7. Xác định cấu trúc của hợp chất ES02...49 </small>

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ... 52

4.1. KẾT LUẬN ... 53

4.2. ĐỀ NGHỊ ... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 55

1. Tài liệu tiếng Việt ... 55

2. Tài liệu tiếng Anh ... 56

<small> 3. Tài liệu Internet...59 </small>

PHỤ LỤC ... 60

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ </b>

Bảng 3.1. Khối lượng và hiệu suất thu hồi các cao phân đoạn...33 Bảng 3.2. Kết quả số lượng nấm và vi khuẩn sống có trong cao chiết...36 Bảng 3.3. Kết quả thử khả năng kháng MRSA của các cao chiết từ sâm đại hành...37 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu MIC đối với vi khuẩn MRSA từ cao chiết sâm đại hành...39

<i>Bảng 3.5. Hàm lượng thu nhận các cao tiểu phân đoạn từ cao phân đoạn n-hexane...42 </i>

Bảng 3.6. Kết quả thử khả năng kháng MRSA của các cao phân đoạn...45 Bảng 3.7. Dữ liệu phổ<sup> 1</sup>H (500 Hz) và <sup>13</sup>C (125 Hz) của ES02 và chất eleutherol đo

<i>trong DMSO-d<sub>6</sub></i>...50 Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của dung môi đến khối lượng cao chiết...34 Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kháng MRSA của các loại cao chiết từ củ sâm đại hành...38

<i>Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả kháng MRSA của các phân đoạn của cao n-hexane...46 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC VIẾT TẮT </b>

<i>Acinetobacter baumannii: A.baumannii Aeromonas hydrophila: A. hydrophila Bacillus cereus: B. cereus </i>

Cộng sự: cs

Dimethyl sulfoxide: DMSO

<i>Escherichia coli: E. coli </i>

Ethyl acetate: EtOAc

<i>Klebsiella pneumoniae: K. pneumoniae </i>

Minimum Inhibitory Concentration: MIC Mueller Hinton Agar: MHA

<i>Streptococcus faecalis: S. faecalis </i>

<i>Tiểu phân đoạn 1 cao n-hexane của sâm đại hành: ES-H1 Tiểu phân đoạn 2 cao n-hexane của sâm đại hành: ES-H2 Tiểu phân đoạn 3 cao n-hexane của sâm đại hành: ES-H3 Tiểu phân đoạn 4 cao n-hexane của sâm đại hành: ES-H4 Tiểu phân đoạn 5 cao n-hexane của sâm đại hành: ES-H5 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH </b>

Hình 1.1. Hình vi thể của MRSA ... 5

<i>Hình 1.2. Cây sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep.) ... 11 </i>

Hình 1.3. Cơng thức hóa học của eleutherin và isoeleutherin...12

Hình 1.4. Cơng thức hóa học của eleutherol và methoxy-3-methyl-2-cacboxylic acid methyl ester...13

anthracene-9,10-dione-1,5-diol-4-Hình 1.5. Cơng thức hóa học của mangiferin và isomangiferin...13

Hình 1.6. Cơng thức hóa học của eleutherinone...13

Hình 1.7. Cơng thức hóa học của (R)-4-hydroxy eleutherin, eleuthone, O-D-glucoside, isoeleuthoside C, eleutherinol, eleuthoside B, eleuthoside C, elecanacin và hongconin...14

eleutherinol-8-Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm...25

Hình 2.2. Sơ đồ chiết cao sâm đại hành...27

<i>Hình 3.1. Thu cao n-hexane bằng phương pháp chiết lỏng – lỏng...35 </i>

Hình 3.2. Thiết bị máy cơ quay thu cao...35

<i>Hình 3.3. Cao n-hexane thu nhận được sau khi chiết lỏng – lỏng...36 </i>

Hình 3.4. Kết quả thử hoạt tính kháng MRSA của các loại cao chiết từ củ sâm đại hành...37

Hình 3.5. MIC kháng MRSA của cao nước ở nồng độ 1/32 và 1/64...41

Hình 3.6. MIC kháng MRSA của cao ethyl acetate ở nồng độ 1/32 và 1/64...41

<i>Hình 3.7. MIC kháng MRSA của cao n-hexane ở nồng độ 1/32 và 1/64...42 </i>

<i>Hình 3.8. Cao n-hexane được trộn đều với silica gel để chuẩn bị cho quá trình chạy </i>cột...43

Hình 3.9. Ổn định silica gel trong cột sắc ký...43

Hình 3.10. Cột sắc ký thu phân đoạn 1...44

Hình 3.11. Cột sắc ký thu phân đoạn 2...44

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Hình 3.12. Cột sắc ký thu phân đoạn 3...44

Hình 3.13. Cột sắc ký thu phân đoạn 4...44

Hình 3.14. Cột sắc ký thu phân đoạn 5...45

Hình 3.15. Phân đoạn 2 chạy cột sắc ký để thu nhận chất...45

<i>Hình 3.16. Kết quả thử hoạt tính kháng MRSA của các phân đoạn cao n-hexane...46 </i>

Hình 3.17. Sắc ký lớp mỏng ES-H1...47

Hình 3.18. Sắc ký lớp mỏng ES-H2...47

Hình 3.19. Chất ES02 thu được trong quá trình chạy cột từ bình 16-19...48

Hình 3.20. Tinh thể của chất thu được ES02...48

Hình 3.21. SKLM ES02 từ 16-19 ở UV 254...48

Hình 3.22. SKLM ES02 từ 16-19 ở UV 365...48

Hình 3.23. SKLM ES02 từ 16-19 sau khi tác dụng với acid và nhiệt...48

Hình 3.24. Cấu trúc hoá học của ES02...49

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Kháng sinh là chất do vi sinh vật tiết ra, tổng hợp hoặc bán tổng hợp mà ở nồng độ thấp nhất có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn (Nguyễn Văn Kính, 2010). Trên thế giới, vấn đề vi khuẩn kháng thuốc ngày càng phát triển và giới hạn sự lựa chọn trong việc sử dụng thuốc để chữa bệnh, đặc biệt đối với sự xâm nhiễm của vi khuẩn Gram (-) và vi khuẩn Gram (+). Trong đó có các chủng kháng kháng sinh phổ

<i>biến như E. coli, MRSA là nguyên nhân chính trong sự bùng nổ nhiễm khuẩn ở bệnh viện và ở cộng đồng trên toàn thế giới... Vi khuẩn tụ cầu vàng S. aureus được xếp vào vi khuẩn kháng thuốc ở mức độ báo động cao. Trong tổng số 110 chủng S. aureus phân </i>

lập từ bệnh phẩm máu, dịch vô trùng, dịch vết thương tại bệnh viện, có 70 vi khuẩn MRSA chiếm 64% và 40 chủng MSSA chiếm 36% (Phan Nữ Đài Trang và cs., 2016). Do đó, việc tìm nguồn thuốc mới thay thế cho các thuốc đang sử dụng ngày càng trở nên cấp thiết.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học, các bài thuốc từ thực vật được sử dụng để chữa bệnh ngày càng nhiều. Thực vật được xem như là một trong những nguồn thay thế lý tưởng vì mức độ an tồn, khơng hoặc ít phản ứng phụ và có nhiều đích tác động khác nhau lên tế bào vi khuẩn nên ít có nguy cơ gây ra sự kháng thuốc (Raskin và cs., 2002). Các lồi thực vật này có trong tự nhiên, dễ kiếm, lại ít có những tác dụng phụ cho con người, do đó đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu hóa sinh và y dược học trong nước cũng như trên thế giới (Đỗ Tất Lợi, 2006). Sâm đại

<i>hành (Eleutherine subaphylla Gagnep.) là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 30 - 60 cm, </i>

dò (củ) hình trứng dài 4 - 5 cm, đường kính 2 - 3 cm giống như củ hành nhưng dài hơn, bên ngồi phủ vảy màu đỏ nâu, phía trong màu nâu hồng đến đỏ nâu. Sâm đại hành có tác dụng kháng sinh, chống viêm,… (Đỗ Tất Lợi, 2006) và đã được sử dụng phổ biến trong dân gian.

Năm 2011, Huỳnh Kim Diệu đã nghiên cứu về sự thuần chủng và tính kháng khuẩn của sâm đại hành. Kết quả cho thấy sâm đại hành khơng thuần chủng, được chia làm 11 dịng, tính kháng khuẩn của các dòng trên vi khuẩn được thử nghiệm có hoạt

<i>tính khác nhau, nhưng tất cả đều tác động rất tốt trên S. aureus (MIC = 256-512 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>µg/ml), kế đến S. faecalis (MIC = 512-1024 µg/ml), yếu hơn trên P. aeruginosa và A. hydrophila (MIC = 2048-4096 µg/ml), kháng khuẩn yếu nhất trên E. coli và Salmonella spp. (MIC = 4096 µg/ml) (Huỳnh Kim Diệu, 2011). Năm 2018, Harlita và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của Eleutherine palmifolia L. (Merr) đối </i>

với vi khuẩn gây bệnh, kết quả từ thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn chỉ ra rằng các

<i>chất chiết xuất từ n - hexane, ethyl acetate và ethanol 96% có khả năng ức chế sự tăng trưởng của MRSA, B. cereus, Shigella spp., và P. aeruginosa (Harlita và cs., 2018). </i>

Năm 1951, lần đầu tiên cây sâm đại hành được nghiên cứu bởi Schmid và cộng sự, hai hợp chất là eleutherin và isoeleutherin đã được phân lập (Schmid và cs., 1951). Ở Việt Nam, chưa có nhiều các nghiên cứu về thành phần hố học của lồi sâm đại hành, ngồi cơng bố phân lập được 4 hợp chất là eleutherin C<sub>16</sub>H<sub>16</sub>O<sub>4</sub> độ chảy 175<sup>o</sup>, izoeleutherin C<sub>16</sub>H<sub>16</sub>O<sub>4</sub> độ chảy 177<sup>o</sup>, eleutherol C<sub>14</sub>H<sub>12</sub>O<sub>4 </sub>độ chảy 202-203<small>o</small>

và một chất chưa xác định được đặt tên là Ex của Lê Văn Hồng và Nguyễn Văn Đàn. Cả 3

<i>hoạt chất đều có tác dụng kháng sinh đối với chủng S. aureus (Lê Văn Hồng và </i>

Nguyễn Văn Đàn, 1978). Như vậy, trên thế giới đã có các nghiên cứu về cây sâm đại hành từ rất sớm. Các nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học chủ yếu của sâm đại hành là các hợp chất quinone và dẫn xuất.

Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các hợp chất và khả năng kháng khuẩn, kháng nấm từ cao chiết sâm đại hành. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về khả năng kháng vi khuẩn kháng thuốc của cao chiết sâm đại hành vẫn chưa được quan tâm nhiều, cũng như khả năng kháng khuẩn kháng thuốc của cao chiết dược liệu. Nhằm tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề trên chúng

<i><b>tôi tiến hành thực nghiên cứu “Phân lập và tinh chế hoạt chất kháng Staphylococcus aureus ATCC 43300 (MRSA) từ cao chiết sâm đại hành (Eleutherine subaphylla </b></i>

<b>Gagnep.)”</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Mục tiêu: </b>

<i>- Khảo sát khả năng kháng Staphylocuccus aureus ATCC 43300 (MRSA) của cao </i>

chiết từ sâm đại hành.

<i>- Chiết xuất và phân lập hợp chất kháng Staphylocuccus aureus ATCC 43300 </i>

(MRSA) của cao chiết từ sâm đại hành.

<b>Nội dung: </b>

− Khảo sát hệ dung môi ngâm chiết của sâm đại hành.

− Đánh giá giới hạn nhiễm khuẩn cao chiết của sâm đại hành theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam IV.

− Khảo sát khả năng kháng MRSA của các cao chiết phân đoạn từ củ sâm đại hành.

− Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết sâm đại hành đối với MRSA.

− <i>Điều chế các phân đoạn từ cao n-hexane bằng phương pháp sắc ký cột. </i>

− Xác định cấu trúc các hợp chất thu được trong cao chiết sâm đại hành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>1.1. Tổng quan về vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 43300 </b></i>

<b>(MRSA) </b>

<i><b>1.1.1. Vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 43300 (MRSA) </b></i>

<i>Staphylococcus aureus kháng methicillin (methicillin resistant S. aureus hay viết tắt MRSA) là các loại S. aureus đã trở nên có khả năng kháng một số thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm trùng S. aureus. Các loại vi khuẩn được gọi là MRSA khi </i>

mà một số loại kháng sinh khi được dùng khơng có hiệu quả để chống lại chúng. Các vi khuẩn này có thể sống cộng sinh ở vùng da hoặc vùng tai - mũi - họng mà không hề gây ra bệnh. Những người bị nhiễm MRSA được gọi là vật chủ. Chính vì vậy phát hiện

<i>kháng methicillin trên S. aureus có thể được xem như phát hiện một thơng số chỉ điểm được vi khuẩn S. aureus kháng đa kháng sinh (CLSI, 2004). MRSA là các chủng S. aureus biểu hiện cơ chế kháng qua mecA hoặc qua cơ chế kháng methicillin khác, ví </i>

dụ thay đổi ái lực của protein gắn penicillin với oxacillin (CLSI, 2011).

<b>Phân loại khoa học Giới: Eubacteria Ngành: Firmicutes Lớp : Bacilli </b>

<b>Bộ : Bacillales </b>

<b>Họ: Staphylococcaceae </b>

<i><b>Chi: Staphylococcus </b></i>

<i><b>Loài: Staphylococcus aureus </b></i>

MRSA là một vấn đề y tế toàn cầu và là một thách thức trong điều trị. MRSA thường gây nhiễm trùng bệnh viện nặng. Sự lây nhiễm MRSA dẫn đến tử vong ở các bệnh viện tại Việt Nam cũng như các nước trên Thế giới như Singapore, Anh, Đức, Thụy Sĩ,... đang khiến giới y học đặc biệt quan tâm. Đây là một loại bệnh gây suy yếu hệ miễn dịch và làm cho bệnh nhân kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông dụng. Con đường lây truyền bao gồm: máu, phổi, da (khi phẫu thuật) và nước tiểu, vì vậy vi khuẩn này xuất hiện nhiều ở các bệnh viện, đặc biệt lây lan trong quá trình phẫu thuật hay lây qua các ống dẫn tiểu, ống truyền nước biển nếu các thiết bị này khơng được vơ

<b><small>Hình 1. 1. Hình vi thể của MRSA </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

trùng hiệu quả. Một cuộc nghiên cứu ở Thụy Sĩ cho thấy con số các ca nhiễm MRSA trong nước đã tăng gấp đôi trong năm 2003 so với năm trước đó.Trong số các bệnh viện được khảo sát, MRSA được tìm thấy ở 176 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 45%, trong đó 7,7% bị lây khi đang nằm viện. Tại Đức, các bệnh viện được yêu cầu phải theo dõi sát số ca nhiễm MRSA ( Hidron AI và cs, 2008)

Trước mắt, các Hiệp hội y trên Thế giới đều kêu gọi các bệnh viện quản lý tốt hơn tình hình vệ sinh trong bệnh viện để ngăn chặn các tác nhân lây bệnh. MRSA

<i>thường kéo theo sự đề kháng các kháng sinh khác là vì cơ chế đề kháng của S. aureus </i>

đối với methicillin là biến đổi protein bám penicillin (PBP) chỉ do một gen quy định (mecA) và kháng thuốc kiểu này là kháng thuốc một cấp, nghĩa là một khi đã đề kháng được methicillin thì vi khuẩn đề kháng được tất cả các kháng sinh -lactam và có thể kháng các kháng sinh khác nữa (Phạm Hùng Vân và cs., 2005). Hầu hết các chủng tụ cầu ban đầu nhạy cảm với kháng sinh nhóm -lactam như penicillin, methicillin. Tuy nhiên, song hành cùng với việc sử dụng kháng sinh là sự phát triển các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh dưới áp lực chọn lọc tự nhiên. Việc sử dụng tràn lan và lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam càng đẩy nhanh tốc độ chọn lọc và xuất hiện của các chủng kháng thuốc. Tình trạng kiểm sốt nhiễm trùng chưa đạt tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh và các phương pháp xử lý thực phẩm không phù hợp càng tạo điều kiện phát tán các chủng vi khuẩn đề kháng này. Hiện nay, các chủng đề kháng methicillin một kháng sinh được coi là mạnh nhất trong nhóm -lactam đã phát triển một cách đáng lo ngại, nhất là trong các trường hợp

<i>nhiễm trùng tại bệnh viện. Hầu hết các dòng S. aureus kháng với nhiều loại kháng sinh </i>

khác nhau. Một vài dòng kháng với tất cả các loại kháng sinh ngoại trừ vancomycin, và những dòng này ngày càng tăng. Những dòng MRSA rất phổ biến và hầu hết các dòng này cũng kháng với nhiều kháng sinh khác. Trong phịng thí nghiệm, người ta đã tìm

<i>thấy plasmid kháng vancomycin ở E. faecalis có thể chuyển sang S. aureus và người ta </i>

nghĩ rằng việc chuyển này có thể xảy ra ngồi tự nhiên, trong đường tiêu hóa chẳng

<i>hạn. Ngồi ra, S. aureus còn kháng với chất khử trùng và chất tẩy uế (Todar K., 2005). </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Ngày càng xuất hiện nhiều chủng đa kháng kháng sinh hơn. Điều này cho thấy tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng diễn biến phức tạp và một hệ thống

<i>giám sát quốc gia về kháng sinh của vi khuẩn nói chung, của S. aureus nói riêng là cần </i>

thiết, đặc biệt là đối với các chủng MRSA hay MSSA tại Việt Nam (Nguyễn Hữu An

<i>và cs., 2013). Ngày nay, vi khuẩn MRSA đã hiện diện từ 3-5% trên tất cả các chủng S. aureus (Hemamalini và cs., 2015). Trong những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh </i>

viện toàn cầu đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể. Tại Ấn Độ, tình trạng MRSA gia tăng đáng kể từ 29% - 47% trong năm 2014 (CDDEP, 2015).

MRSA được chia ra làm hai loại: MRSA bệnh viện và MRSA cộng đồng

MRSA bệnh viện (MRSA-N): do mắc phải gene gây biến đổi PBP-2a. Protein này được mã hóa bởi gene mecA định vị trên yếu tố di truyền di động. Chúng tác động giống như transpeptidase, liên kết với peptidoglycan chủ yếu ở cấu trúc màng tế bào vi khuẩn. PBP-2a khác với PBP bình thường ở chỗ chúng có ái lực rất yếu với kháng sinh nhóm - lactam, do vậy các kháng sinh nhóm Penicillin, Cephalosporin và các - lactam khác khơng có tác dụng chống MRSA-N. Gần đây, một số thuốc mới đắt tiền và độc hơn đã xuất hiện để giúp chúng ta chống lại MRSA như: Linezolide, Tigecycline, Daptomycin, Ceftobprole và Dalbavancine (Jettes L và cs, 2009).

MRSA cộng đồng (MRSSA-C): Từ sau thập niên 1990, đã xuất hiện các trường hợp nhiễm cộng đồng MRSA hoàn tồn khơng có yếu tố nhiễm khuẩn bệnh viện và ngày nay đang có nhiều nhận biết mới về chủng kháng thuốc cộng đồng này (Steafani S và cs, 2009), (Hidron AI và cs, 2009). Trái với MRSA-N, các chủng MRSA-C phát tán trong quần thể khỏe mạnh, nơi các cá thể tiếp xúc với nhau rất gần gũi như các vận động viên thể thảo, các em nhỏ ở nhà trẻ, các phạm nhân trong nhà tù, các quân dân và các người dân địa phương. Trường hợp đầu tiên được phát hiện ở Mỹ năm 1982, với một chủng ít lan tràn, đề kháng với các kháng sinh khác như: Doxycycline và clindamycine. Kể từ đó số ca mắc và độ nặng tăng dần lên (Rybak MJ và cs, 2005).

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Hiện nay, nhiễm trùng bệnh viện làm gia tăng đáng kể chi phí điều trị và tỉ lệ tử

<i>vong ở bệnh nhân nằm viện. Các chủng Staphyloccoci, đặc biệt vi khuẩn MRSA là một </i>

trong những chủng gây ra các nhiễm trùng khó điều trị và phổ biến ở bệnh viện. Một nghiên cứu của Phạm Hùng Vân và cộng sự tại 7 phịng thí nghiệm vi sinh cho thấy:

<i>Trên 235 chủng S. aureus phân lập được, trong đó có 110 chủng MRSA và 125 chủng MSSA. Như vậy, tỷ lệ MRSA trong các chủng vi khuẩn S. aureus nghiên cứu là 47% </i>

(Vân PH. và cs, 2005). Khảo sát tính chất chống đối kháng sinh tại TP. Hồ Chí Minh

<i>năm 2005 cho thấy các chủng S.aureus phân lập từ bệnh phẩm có đến 94,1% chủng </i>

kháng penicillin, 52,9% kháng ciprofloxacin, 52% kháng amoxillin và 12,5% kháng getamicin (Nguyễn Thị Kê và cs, 2006).

<b>1.1.2. Tình hình MRSA trên thế giới và Việt Nam </b>

<b> Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi và khơng có sự kiểm soạt chặt chẻ như ngày </b>

nay đã dẫn đến hiện tượng kháng thuốc ở nhiều loại vi khuẩn không ngừng gia tăng, điều này làm cho một số loại thuốc kháng sinh mất tác dụng chữa trị và kho tàng thuốc kháng sinh trở nên hạn hẹp và khan hiếm. Tại các bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bạch Mai, Nhi Trung ương, Phổi Trung ương…đã phát hiện những siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh và đã có những bệnh nhân tử vong vì khơng cịn thuốc chữa trị. Tuy nhiên, việc người dân tự mua thuốc điều trị cũng bắt nguồn từ những bất cập của hệ thống y tế. Theo nghiên cứu tại nhiều bệnh viện cho thấy, có tới 90% đơn thuốc hiện nay có sai sót, trong đó những đơn được bác sĩ kê với nhiều loại thuốc cùng một công dụng, cùng một biệt dược, chỉ khác tên gọi. Điều này khiến vi khuẩn càng thêm nhờn thuốc, nhất là khi không tiến hành làm kháng sinh đồ…Tại bệnh viện Bạch Mai từ ngày 1/1/2013 – 31/1/2017 tại khoa vi sinh đã nghiên cứu tiến hành trên 487 bệnh nhân đái tháo đường có bệnh phẩm nhiễm trùng da và mơ mềm dương tính với vi khuẩn. Tỉ lệ vi khuẩn gram âm chiếm 55,7%. Tỉ lệ phân lập được đa tác nhân là 14,7%.

<i>Tác nhân hàng đầu phân lập được là S. aureus (34,2%). Tỉ lệ MRSA là 53,7% và tất cả các chủng S. aureus còn nhạy vancomycin (Vũ Ngọc Hiếu và cs., 2017). Tại các khoa </i>

hồi sức tích cực, vấn đề này còn nan giải hơn, do nơi đây tập trung những bệnh nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>nặng nhất, qua nhiều khoa điều trị. Tại các tỉnh phía Nam, tỉ lệ E. coli (vi khuẩn đường ruột) kháng kháng sinh lên tới 74,6%, tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%, vi khuẩn A. baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ </i>

lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%... Với nhóm kháng sinh carbapenem, nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay cũng có tỉ lệ lên tới 50%, đặc biệt là

<i>các vi khuẩn gram âm mang gen kháng thuốc như β-lactam (Lương Ngọc Kh, 2017). </i>

Trong khi đó, tốc độ tìm ra kháng sinh mới trên thế giới không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng kháng sinh (Nguyễn Thị Kim Tiến, 2017).

Hiện nay, MRSA kháng giống nhau đối với tất cả các penicillin hiện hành và các

<i>β-lactam khác. Nhiễm trùng do vi khuẩn này đang có khuynh hướng xảy ra phổ biến </i>

hơn ở người trẻ, khỏe mạnh và gây bệnh chủ yếu ở da. Trong đó, tỷ lệ kháng với nhóm carbapenem với 2 đại diện imipenem và meropenem lần lượt là: 76,5% và 81,3%. Nhóm cephalosporin kháng trên 80%, trong đó kháng 83,9% với cefepim, 86,7% với ceftazidin, 88% với cefotaxim, 93,1% với ceftriaxone (Berven S. H., 2013).

Vancomycin là thuốc được đưa vào điều trị MRSA tại ICU. Dữ liệu gần đây cho thấy sự gia tăng kháng thuốc vancomycin về lâm sàng khi dùng vancomycin đã

<i>khiến cho vai trị của nó khơng cịn nữa (Tervdek, 2016). Đứng trước tình hình S. aureus kháng với penicillin do gần 100% có khả năng tiết được enzyme penicillinase </i>

phá hủy được penicillin, các nhà lâm sàng phải chỉ định penicillin M để điều trị các

<i>nhiễm khuẩn do S. aureus . Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ điều trị phải đối phó với thách thức là tác nhân S. aureus kháng được penicillin M (MRSA) với tỷ lệ ngày càng </i>

tăng cao (Tervdek, 2016).

Tổng kết của GRAP-VN cho thấy tỷ lệ MRSA ghi nhận từ 15 bệnh viện tại Việt Nam vào năm 2008 là từ 30% đến 64%. Bệnh viện Thống Nhất tại TP. Hồ Chí Minh từ

<i>năm 2005 đến 2007 đã ghi nhận có đến 40% Staphlylococcus aureus phân lập từ </i>

nhiễm đường tiết niệu kháng methicillin ( Bộ y tế và GRAP- VS, 2009). Tình hình này cho thấy chúng ta đang phải đối diện với một thử thách mới, không phải do xuất hiện

<i>đề kháng Vancomycin mà là do MIC của vancomycin đối với Staphlylococcus aureus </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

bị tăng vượt quá 1.5 / gây thất bại điều trị vancomycin trên lâm sàng. Thách thức này hiện nay đã được ghi nhận tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viên Chợ Rẫy với ghi nhận 46% các chủng MRSA có MIC của vancomycin ≥ 2 / và 93% có MIC ≥ 1.5 / . Sự kháng thuốc đối với các loại thuốc đầu tiên để điều trị các nhiễm trùng

<i>gây ra bởi Staphlylococcus aureus - một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng nặng ở </i>

các cơ sở y tế và cộng đồng - rất phổ biến. Những người bị nhiễm MRSA

<i>(Staphylococcus aureus kháng Methicillin ) được ước tính là có khả năng chết hơn </i>

64% so với những người có biểu hiện nhiễm trùng khơng kháng thuốc (WHO, 2017). Tại một hội nghị của Bộ Y tế về kháng thuốc cuối tháng 9/2017, tình trạng kháng thuốc ngày càng trầm trọng và là mối nguy đe doạ sức khoẻ tồn cầu. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh gây tác động lớn đến nền kinh tế, sự phát triển chung của xã hội. Không chỉ riêng đối với Việt Nam nó cịn tác động đến tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay (Thùy Linh, 2017).

<i> Tỉ lệ kháng kháng sinh của S. aureus khác nhau giữa các bệnh viện: có tới 68,8% </i>

các chủng phân lập tại bệnh viện Chợ Rẫy kháng với Gentamicin. Tỉ lệ kháng Oxacillin cao nhất tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế với 63,8%. Theo báo cáo

<i>của Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008, có 8% số chủng S. aureus phân lập được đề kháng </i>

với vancomycin. Tuy nhiên, đến năm 2009, phần lớn các bệnh viện kể cả Chợ Rẫy

<i>khơng có chủng S. aureus nào đề kháng với vancomycin trừ một số bệnh viện tỉnh và </i>

bệnh viện trực thuộc Sở y tế cho kết quả đáng nghi ngờ về tỉ lệ kháng vancomycin của

<i>tụ cầu vàng, ví dụ như 60,9% S. aureus kháng vancomycin tại bệnh viện ng Bí, </i>

24,1% tại bệnh viện Bình Định và 15,6% tại bệnh viện Xanh Pôn (Tverdek và cs, 2008).

<i><b>1.2. Sơ lược về cây sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep.) </b></i>

<b>1.2.1. Phân loại khoa học </b>

Giới <b>Plantae </b>

Ngành: <b>Angiospermae </b>

Lớp: <b>Monocots </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Bộ: <b>Asparagales </b>

Họ: <b>Iridaceae (họ La dơn) </b>

Chi: <i><b>Eleutherine </b></i>

Loài: <i>Eleutherine subaphylla Gagnep. </i>

<i>Tên khoa học: Eleutherine subaphylla Gagnep. </i>

<i>Tên đồng nghĩa: Eleutherine bulbosa (Mill.) Urban, E. longifolia Gagnep. </i>

Còn gọi là: tỏi lào, sâm cau, sâm đại hành, hành lào (Hịa Bình), tỏi mọi, kiệu đỏ, co nhọt (Lào), phong nhan, hom búa lượt (Thái).

Người ta dùng củ tươi hay phơi hoặc sấy khô của cây sâm đại hành làm thuốc

<i>với tên khoa học Bul-bus Eleutherinis subaphyllae (Đỗ Tất Lợi, 2006). </i>

<b>1.2.2. Đặc điểm hình thái </b>

<b> Sâm đại hành là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 30-60 cm, dị (củ) hình trứng </b>

dài 4-5 cm, đường kính 2-3 cm giống như củ hành nhưng dài hơn, ngồi phủ vảy màu đỏ nâu, phía trong màu nâu hồng đến đỏ nâu. Lá hình mác, gân lá song song, chạy dọc, trông giống như lá cau non, củ lại có tác dụng bổ cho nên gọi là Sâm cau (lá như lá cau, bổ như sâm), lá có thể dài 40-50 cm, rộng 3-5 cm. Từ củ mọc lên một cán mang

<i><b>Hình 1.2. Cây sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep.) </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

hoa dài 30-40 cm, trên cán có một lá đài 15-25 cm, hoa mọc thành chùm 3 lá đài, 3 cánh tràng màu trắng hay vàng nhạt, 3 nhị màu vàng. Bầu hình trứng, 3 cạnh 3 ngăn dài 1 mm, vòi dài 2,5 mm trên xẻ thành 3 trông như 3 mũi dùi. (Đỗ Tất Lợi, 2006).

<b>1.2.3. Phân bố, thu hái và chế biến </b>

<b> Ở Việt Nam, sâm đại hành mọc hoang và được trồng lấy củ làm thuốc tại nhiều </b>

nơi như Hà Tây cũ, Hịa Bình, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội. Trồng sâm đại hành rất đơn giản: chỉ việc dùng củ vùi xuống đất như trồng hành, tỏi. Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng, dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. Bên cạnh đó sâm đại hành cũng được sử dụng trong dân gian để trị thiếu máu, vàng da, hoa mắt, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu. Nấu thành cao rồi luyện viên uống sát trùng, chữa chàm, chốc và bệnh ngoài da. Sâm đại hành đã phơi khô, sao qua, hãm uống làm thuốc an thần gây ngủ, bột dùng để cầm máu, dùng uống trị ho, ho lao, thường phối hợp với Rẻ quạt làm thuốc trị ho, viêm họng.

Mùa hoa: tháng 4 - 6. Quả ít gặp.

Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngồi, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khơ, rồi để ngun hay tán bột mà dùng. Nó có vị đắng, mùi hơi hắc (Đỗ Tất Lợi, 2006).

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Năm 1975, Bianchi và cs đã phân lập từ củ của cây sâm đại hành hai hợp chất là eleutherin và eleutherol (Bianchi và cs., 1975).

Năm 1982, từ củ Sâm đại hành người ta đã phân lập được một anthraquinon mới là anthracene-9,10-dione-1,5-diol-4-methoxy-3-methyl-2-cacboxylic acid methyl ester (Weniger B và cs., 1982).

<b>Hình 1.4. Cơng thức hóa học của eleutherol và diol-4-methoxy-3-methyl-2-cacboxylic acid methyl ester </b>

anthracene-9,10-dione-1,5-Năm 1985, nghiên cứu của William và Harborne đã phân lập được xanthone mangiferin và isomangiferin từ lá của sâm đại hành (William và Harborne, 1985).

<b>Hình 1.5. Cơng thức hóa học của mangiferin và isomangiferin </b>

Năm 2003, Helmut Kloos và cs đã công bố kết quả phân lập được hợp chất eleutherinone cũng từ thân rễ của cây sâm đại hành (Helmut Kloos và cs., 2003).

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Theo một công bố mới và đầy đủ nhất năm 2010 về thành phần hóa học của cây sâm đại hành, 4 hợp chất polyketit mới được phân lập gồm (R)-4-hydroxy eleutherin, eleuthone, eleutherinol-8-O-D-glucoside và isoeleuthoside C (dihydroisoeleutherin-5-O-D-gentiobioside) cùng với các chất đã được phân lập trước đó gồm eleutherin, isoeleutherin, eleutherinol, eleutherol, eleuthoside B (eleutherol-4-O-D-gentiobioside), eleuthoside C (dihydroeleutherin-5-O-Dgentiobioside), elecanacin và hongconin (4-oxodihydroisoeleutherin) (Francesca và cs., 2010).

<b>Hình 1.7. Cơng thức hóa học của (R)-4-hydroxy eleutherin, eleuthone, eleutherinol-8-O-D-glucoside, isoeleuthoside C, eleutherinol, eleuthoside B, </b>

<b>eleuthoside C, elecanacin và hongconin </b>

Ở Việt Nam, chưa có nhiều các nghiên cứu về thành phần hố học của lồi sâm đại hành, ngồi cơng bố phân lập được 4 hợp chất là eleutherin C<small>16</small>H<sub>16</sub>O<sub>4</sub> độ chảy 175<sup>o</sup>,

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

izoeleutherin C<sub>16</sub>H<sub>16</sub>O<sub>4</sub> độ chảy 177<sup>o</sup>, eleutherola C<sub>14</sub>H<sub>12</sub>O<sub>4 </sub>độ chảy 202-203<small>o</small> và một chất chưa xác định được đặt tên là Ex của Lê Văn Hồng và Nguyễn Văn Đàn. Sắc ký lớp mỏng của dịch chiết còn cho biết có 16 vết trong đó 9 vết màu vàng đậm nhạt khác nhau, 6 vết phát quang lơ và một vết màu hồng nhạt. Cả 3 hoạt chất đều có tác dụng

<i>kháng sinh đối với chủng S. aureus (Lê Văn Hồng và NguyễnVăn Đàn, 1978). </i>

Như vậy, trên thế giới đã có các nghiên cứu về cây sâm đại hành từ rất sớm. Các nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học chủ yếu của sâm đại hành là các hợp chất quinone và dẫn xuất.

<b>1.2.5. Tác dụng dược lý </b>

Tác dụng kháng sinh: dịch chiết sâm đại hành tẩm giấy có đường kính 10 mm đặt

<i>trên thạch có cấy vi trùng có tác dụng hạn chế sinh sản của vi trùng Diplococcus pneumoniae, Strepcoccus hemolyticus, S. aureus. Tác dụng yếu hơn đối với Shigella flexneri, Shiga, Bacillus mycoides, B. anthracis. Khơng có tác dụng đối với E. coli, Bacillus pyocyaneus, Bacillus diphteriae. Tác dụng chống viêm: làm giảm phản ứng </i>

phù thực nghiệm trên chuột (thí nghiệm so sánh với hydrococtison thấy gần như tương tự). Trên lâm sàng thấy có tác dụng tốt đối với chốc đầu trẻ em, nhọt đầu đinh, viêm da mủ, viêm họng cấp và mãn tính, chàm nhiễm trùng, tổ đỉa, vẩy nến…

Độc tính: chuột nhắt uống với liều 169 g/kg (1 lần), thỏ uống 26 g/kg/ngày (uống liền 3 ngày) không biểu hiện nhiễm độc, động vật sống bình thường. Cho thỏ uống với liều 10 g/kg/ngày, liền trong 30 ngày, con vật khỏe mạnh bình thường, giải phẫu không thấy tổn thương gan hay thận (Đỗ Tất Lợi, 2006). Sâm đại hành còn được một số nước trên thế giới sử dụng làm thuốc diệt giun sán, thuốc chữa các bệnh về kinh nguyệt, các bệnh rối loạn hay nhiễm khuẩn đường ruột và làm thuốc chống sinh sản quá nhanh và đẻ non (Sompol Paramapojna và cs., 2008). Ở một số nơi tại Brazin, lá và củ của sâm đại hành được dùng làm thuốc xổ và điều trị ung thư.

<b>1.2.6. Công dụng </b>

Sâm đại hành được dùng làm: thuốc bổ máu chữa thiếu máu, vàng da, xanh xao, hoa mắt, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Thuốc cầm máu dùng trong băng huyết, ho ra máu, bị thương chảy máu (dùng củ tươi, giã đắp). Còn dùng chữa ho gà, viêm họng, mụn nhọt, chốc lở.

Ở Indonesia, rễ sâm đại hành được dùng theo kinh nghiệm dân gian làm thuốc lợi tiểu, trị lỵ, viêm và sa trực tràng. Ở Philippines, người dân dùng rễ củ giã nát đắp lên vết cắn của cá độc, để nhổ gai ở chân, và đắp vào vết đốt của sâu bọ, vết thương, nhọt. Rễ củ nướng, giã nát, xát vào bụng chữa đau bụng. Ở Peru, thổ dân vùng Amazon dùng sâm đại hành trị rối loạn tiêu hóa và bệnh ngoài da. Ở vùng trung Haiti, rễ sâm đại hành trị vô kinh dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.

<b>1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước </b>

Các chiết xuất dichloromethane từ sâm đại hành: eleutherinone, eleutherin,

<i>isoeleutherin, và eleutherol cũng đã được chứng minh chống lại Cladosporium sphaerospermum. Tất cả các hợp chất cô lập được đều cho thấy các hoạt tính kháng </i>

<b>nấm mạnh mẽ trừ eleutherol (Alves và cs., 2003). </b>

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy khả năng kháng của cao chiết thô từ sâm

<i>đại hành đối với Streptococcus pyogenes (Limsuwan và cs., 2008). Ngồi ra, chiết xuất thơ từ sâm đại hành cịn có hoạt tính ức chế đối với enzym lipase và protease in vitro, hoạt tính chống enterotoxin cả in vitro và in vivo (Ifesan và Voravuthikunchai, 2009). </i>

Một số phân đoạn tinh sạch từ dịch chiết sâm đại hành đã được chứng minh ức chế

<i>Methicillin-resistant Staphylococcus aureus thu được từ thực phẩm (Voravuthikunchai </i>

và cs., 2008; Ifesan và cs., 2009). Các hợp chất có hoạt tính: eleutherol, eleutherin, và isoeleutherin từ sâm đại hành cho thấy các hoạt tính sinh học kháng nấm và tăng cường tuần hoàn máu ở động mạch vành (Zhengxiong và cs., 1986).

Dựa theo báo cáo năm 2009 của Ifesan thì đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến sâm đại hành: sâm đại hành là một cây thảo dược được sử dụng trong ẩm thực châu Á như một phụ gia thực phẩm trong chế biến dầu trộn salad (Ifesan và cs., 2009). Sâm đại hành có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Mỹ, củ màu đỏ thuôn dài đã được người dân địa phương sử dụng như một loại thuốc dân gian để điều trị bệnh tim mạch, đặc biệt là rối loạn mạch vành (Ding và Huang, 1983). Ngoài ra, sâm đại hành còn được sử dụng như

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

một thuốc truyền thống để tống hơi trong ruột ra. Củ sâm đại hành kết hợp với riềng để điều trị tình trạng cảm lạnh và tắc nghẽn mũi ở trẻ em (Saralamp và cs., 1996).

Sirirak và cộng sự (2011) đã báo cáo sâm đại hành là một ứng cử viên cho việc

<i>kiểm sốt lồi Campylobacter. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết ethanol của cây sâm đại hành chống lại Campylobacter spp. đã được nghiên cứu. Sáu mươi lăm chủng Campylobacter, bao gồm 39 chủng phân lập từ người và 26 chủng phân lập từ gà đã </i>

được thử nghiệm. Các chiết xuất ethanol của củ sâm đại hành chứng minh hoạt tính kháng khuẩn chống lại tất cả các chủng thử nghiệm. Các vùng ức chế dao động trong khoảng 10-37 mm (Sirirak và cs, 2011).

Subramaniam và cộng sự (2012) tiến hành xác định thành phần hóa học của củ sâm đại hành đã tìm thấy sự hiện diện của phenol, sterol, phlobatannins, protein, steroids, tannin và đường. Chiết xuất ethanol của củ sâm đại hành đã được thử nghiệm chống lại mầm bệnh kháng đa thuốc và cho thấy đó là một nguồn tiềm năng của tác

<i>nhân kháng khuẩn chống lại Methicillin resistant Staphylococcus aureus và Acinetobacter baumannii, với hoạt tính kháng khuẩn cao hơn so với thuốc kháng sinh </i>

tiêu chuẩn (Subramaniam và cs, 2012).

Fitri và cộng sự (2014) đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng ức chế chu kỳ tế bào và thúc đẩy sự chết theo chương trình của chiết xuất sâm đại hành trên tế bào ung thư vú. Kết quả kiểm tra gây độc tế bào trong điều trị với tế bào T47D (tế bào T47D là một dạng của các tế bào ung thư vú đã bị đột biến p53 có khả năng kháng với cơ chế chết theo chương trình−cơ chế sinh lý của tế bào cắt giảm để sửa chữa các mô và để xử lý các tế bào bị hư hỏng mà có thể nguy hiểm cho cơ thể). Các chiết xuất n-hexane, ethyl acetat và chiết xuất ethanol của sâm đại hành cho các giá trị IC50 (nồng độ gây chết 50 % tế bào) tương ứng là 265,023 µg/ mL, 147,124 µg/ mL và 3782,29 µg/ mL. Đối với chu kỳ tế bào, kết quả là ức chế chu kỳ tế bào trên phase G<sub>0</sub>-G<sub>1</sub> với một tỷ lệ 40,88 % (Fitri và cs, 2014).

Năm 2018, Harlita và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của

<i>Eleutherine palmifolia L. (Merr) đối với vi khuẩn gây bệnh kết quả từ thử nghiệm hoạt </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>tính kháng khuẩn chỉ ra rằng các chất chiết xuất từ n - hexane, ethyl acetate và ethanol 96% ức chế tích cực sự tăng trưởng của MRSA , B. cereus, Shigella spp., và P. aeruginosa. Các loại chiết xuất và nồng độ khác nhau có các hoạt động ức chế khác </i>

nhau. Do đó, nồng độ của chiết xuất được sử dụng càng cao thì hoạt tính ức chế càng cao (Harlita và cs, 2018).

<i>Tại Việt Nam theo Đỗ Tất Lợi (2006), sâm đại hành (Eleutherine subaphylla </i>

Gagnep.) có tác dụng kháng sinh, chống viêm,…đã được sử dụng phổ biến trong dân gian.

Năm 2011, Huỳnh Kim Diệu đã nghiên cứu về sự thuần chủng và tính kháng khuẩn của sâm đại hành kết quả cho thấy sâm đại hành không thuần chủng, được chia làm 11 dịng, tính kháng khuẩn của các dịng trên vi khuẩn được thử nghiệm có sự khác

<i>nhau, nhưng tất cả đều tác động rất tốt trên S. aureus (MIC = 256-512 µg/ml), kế đến S. faecalis (MIC = 512-1024 µg/ml), yếu hơn trên P. aeruginosa và Aeromonas hydrophila (MIC = 2048-4096 µg/ml), kháng khuẩn yếu nhất trên E. coli và Salmonella spp. (MIC = 4096 µg/ml). </i>

<i>Nghiên cứu về hợp chất eleutherine trong sâm đại hành Việt Nam (Eleutherine supbaphylla Gagnep.) của tác giả Trương Minh Lương và Trần Văn Huy (2012) đã xác </i>

định cấu trúc, mơ tả tính chất vật lý và tổng hợp các dẫn xuất của eleutherine. Nguyễn Thị Hồng Vân và cộng sự (2013) đã nghiên cứu quy trình tách chiết hợp chất

<i>eleutherin và isoeleutherin từ củ sâm đại hành (Eleutherine bulbosa), đánh giá tác dụng </i>

kháng sinh của chúng trên động vật thực nghiệm. Kết quả đã phân lập được 10 hợp chất sạch và xây dựng được quy trình phân lập hỗn hợp eleutherin và isoeleutherin quy mô pilot, đồng thời đánh giá được chế phẩm từ củ có tác dụng kháng khuẩn mạnh ở các

<i>mức nồng độ thấp trên những chủng vi khuẩn đã thử là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Bacillus subtilis, Shigella flexneri DT 112, Proteus mirabilis BV 108 và Bacillus pumilus. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>1.4. Khái quát về phương pháp chiết cao dược liệu 1.4.1. Khái niệm </b>

Theo dược điển Việt Nam IV năm 2009, cao dược liệu là chế phẩm được tinh chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ cao dược liệu thực vật hay động vật với dung môi thực vật. Các dược liệu khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (sấy khô và nghiền nhỏ đến kích thước thích hợp).

Cao dược liệu được chia thành ba loại:

Cao lỏng: là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng trong đó có cồn và nước đóng vai trị dung mơi chính. Nếu khơng có chỉ dẫn khác, quy ước 1 mL cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng để điều chế.

Cao đặc: là khối đặc qnh. Hàm lượng dung mơi cịn lại trong cao không quá 20%.

Cao khô: là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao khơ khơng được có độ ẩm lớn hơn 5%.

Có nhiều phương pháp để chiết tách hợp chất hữu cơ ra khỏi cây thuốc. Các kỹ thuật đều xoay quanh hai phương pháp chính là chiết lỏng - lỏng và chiết rắn - lỏng. Trong thực nghiệm việc chiết rắn - lỏng được áp dụng nhiều hơn, chiết rắn - lỏng gồm: ngấm kiệt (percolation), ngâm dầm (maceration), chiết với máy Soxhlet... chiết bằng cách nấu nguyên liệu cây với nước cịn được gọi là nước sắc. Ngồi ra cịn có chiết với phương pháp lôi cuốn bằng hơi nước, phương pháp sử dụng chất lỏng siêu tới hạn (supercritical fluid method),…. (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007; Từ Minh Koóng, 2007).

<b>1.4.2. Kỹ thuật chiết ngâm dầm (Maceration) </b>

Bột cây được chứa trong một bình thủy tinh hay bình thép khơng rỉ có nắp đậy. Rót dung mơi trong bình cho đến xấp xấp bề mặt của bột dược liệu. Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày, để cho dung môi thấm vào cấu trúc tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất tự nhiên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Sau đó dung dịch chiết được lọc ngang qua một tờ giấy lọc, thu hồi dung môi sẽ có được cao chiết. Tiếp tục rót dung mơi mới vào bình chứa bột cây và tiếp tục chiết thêm một vài lần nữa cho đến khi chiết kiệt mẫu cây. Có thể gia tăng hiệu quả sự chiết bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn, xốc đều lớp bột cây hoặc có thể gắn bình vào máy lắc để lắc nhẹ (chú ý tránh nắp bình bị bung ra làm dung dịch chiết bị trào ra ngoài).

Mỗi lần ngâm dung mơi chỉ cần 24 giờ là đủ, vì với một lượng dung mơi cố định trong bình, mẫu chất chỉ hòa tan dung môi đến đạt mức bão hịa, khơng thể hịa tan thêm được nhiều hơn, có ngâm lâu hơn chỉ mất thời gian. Quy tắc chiết là chiết nhiều lần, mỗi lần một ít lượng dung mơi.

Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, rẻ tiền. Phương pháp làm ở nhiệt độ phòng nên giữ hoạt tính của các hoạt chất chiết được.

Nhược điểm: năng suất thấp, thao tác thủ công, chiết nhiều lần tốn dung mơi và thời gian chiết. (Từ Minh Kng, 2007).

<b>1.4.3. Phương pháp chiết lỏng - lỏng </b>

Việc chiết lỏng - lỏng được thực hiện bằng bình lóng. Sử dụng lần lượt các dung môi hữu cơ để chiết ra khỏi pha nước các hợp chất có tính phân cực nước khác nhau (tùy vào độ phân cực của dung môi). Tùy vào tỉ trọng so sánh giữa dung môi và nước mà pha hữu cơ nằm ở lớp trên hoặc lớp dưới so với pha nước (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

Việc chiết được thực hiện lần lượt từ dung môi hữu cơ kém phân cực đến dung

<i>mơi phân cực thí dụ như: ester dầu hỏa và n-hexane, ether ethyl, chloroform, ethyl </i>

acetate, butanol… với mỗi loại dung môi hữu cơ, việc chiết được thực hiện nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ thể tích dung môi; chiết đến khi khơng cịn chất hịa tan vào dung mơi thì đổ sang chiết với dung mơi có tính phân cực hơn. Dung dịch của các lần chiết được gom chung lại, làm khan nước với các chất làm khan như Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>, MgSO<sub>4, </sub>CaSO<sub>4, …</sub>, đuổi dung môi, thu được cao chiết (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

Kỹ thuật này còn được gọi là sự chiết bằng dung môi (Solvent extraction). Cao alcol thơ ban đầu (ví dụ bột cây được tận trích với methanol 80%, đuổi dung môi thu

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

được cao alcol thô ban đầu) hoặc dung dịch ban đầu (ví dụ dung dịch sinh học) đều chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ từ phân cực đến khơng phân cực vì thế rất khó cơ lập được riêng những hợp chất tinh khiết để thực hiện các khảo sát tiếp theo. Kỹ thuật chiết lỏng – lỏng được áp dụng để phân chia cao alcol thô ban đầu hoặc dung dịch ban đầu thành những phân đoạn có tính phân cực khác nhau.

Ngun tắc của sự chiết là dung môi không phân cực (ví dụ ester dầu hỏa...) sẽ hịa tan tốt các hợp chất có tính khơng phân cực (ví dụ các alcol béo, ester béo...), dung mơi phân cực trung bình ( ví dụ dietyl ester, chlorofrom...) hịa tan tốt các hợp chất có tính phân cực trung bình ( các hợp chất có chứa nhóm chức ester –O–, aldehyd –CH=O, ceton –CO–, ester –COO– ...) và dung môi phân cực mạnh (ví dụ methanol...) hịa tan tốt các hợp chất có tính phân cực mạnh ( các hợp chất có chứa nhóm chức –OH, –COOH...) (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

<b>1.4.4. Cô đặc và sấy khô </b>

Để điều chế cao dược liệu, thường phải tiến hành bốc hơi dung mơi. Có thể dùng nhiều thiết bị cơ, sấy khác nhau, nhưng tốt nhất là tiến hành ở áp suất giảm và ở nhiệt độ cao cho sự phân hủy hoạt chất là tối thiểu (thường không quá 60<small>0</small>

C). Tránh cô hoặc sấy kéo dài ở nhiệt độ cao. (Từ Minh Koóng, 2007)

Cao dược liệu phải đạt các chỉ tiêu chất lượng cao thuốc được quy định trong dược điển Việt Nam IV năm 2009:

- Cảm quan: cao thuốc phải có thể chất, màu sắc, độ đồng nhất theo quy định; có mùi, vị của dược liệu tương ứng,...

- Độ tan: cao lỏng phải tan hồn tồn trong dung mơi đã dùng để điều chế cao. - Mất khối lượng do làm khô: thông thường cao đặc không quá 20%, cao khô không quá 5%.

- Các chỉ tiêu khác: độ nhiễm khuẩn, giới hạn thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, chất bảo quản, định tính, định lượng.

- Các chế phẩm có chứa các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, động vật không thể xử lý theo quy trình làm giảm lượng vi khuẩn: tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

không quá 5 x 10<sup>4</sup> CFU/ g (CFU/mL), nấm và mốc không quá 500 trong 1 g (mL),

<i>khơng được có Salmonella trong 10g (mL), mẫu không có Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus trong 1 g (mL), tổng số </i>

enterobacteria không quá 500 trong 1 g (mL).

<b>1.4.5. Phương pháp sắc ký cột </b>

Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là silica gel Merck pha thường và pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040 – 0,063 mm (240-430 mesh). Silica gel pha đảo RP-18 F254 (Merck 5559; 0,2 mm) hoặc YMC có cỡ hạt là 30-50 µm (Fujisilisa Chemical Ltd.).

Từ cao chiết có hoạt tính mạnh nhất tiến hành sắc ký cột pha thường, kết hợp với sắc ký bản mỏng (TLC) để chia ra nhiều phân đoạn nhỏ có hệ dung môi rửa giải khác nhau.

<i>- Chuẩn bị cột </i>

• Chọn cột phù hợp với lượng cao chuẩn bị phân lập, làm khơ cột.

• Cho một ít bơng gịn ở đáy cột (ngay phía dưới vịi nhỏ giọt) để silica gel khơng chảy ra ngồi.

• Cân lượng silica gel vừa đủ cho vào cốc thủy tinh cùng với dung mơi ít phân cực và trộn đều.

• Đổ hỗn hợp silica gel vào cột cùng với một ít dung mơi, mở cột cho dung môi nhỏ giọt để ổn định cột.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

− <b>Điểm nóng chảy: Điểm nóng chảy được đo trên máy BOTIUS (Heiztisch </b>

<b>Mikroskop) của Đức. </b>

− Phổ khối lượng:

<b> + Phổ khối ion hóa phun mù điện tử (ESI-MS) được đo trên máy AGILENT </b>

1100 LC-MSD Trap của Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

<b> + Phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS đo trên máy Agilent 6530 </b>

Accurate-Mass Q-TOF LC/MS của Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc. −<b> Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được đo </b>

trên máy Avance 500, 1H- (500 MHz)và <sup>13</sup>C- (125 MHz) tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm </b>

<b>Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm </b>

<b>2.2. Vật liệu nghiên cứu </b>

Các mẫu củ cây sâm đại hành được thu mua ở Đồng Tháp được giám định khoa học tại Bộ môn Thực vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

<i><b> Chủng S. aureus ATCC 43300 (MRSA) được cung cấp bởi công ty Nam Khoa </b></i>

tán giếng thạch

Xác định nồng độ ức chế tối

thiểu MIC Cô thành cao dược

liệu

Định danh tên khoa học

Chạy cột sắc ký thu phân đoạn

Xác định cấu trúc của các hợp chất thu được Khảo sát khả năng kháng MRSA của các

phân đoạn bằng phương pháp khuếch

tán giếng thạch

Chọn phân đoạn kháng MRSA tốt nhất

tiếp tục chạy sắc ký cột để thu nhận chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>2.3. Khảo sát ảnh hưởng của dung mơi chiết đến khối lượng cao chiết </b>

Mục đích: xác định loại dung mơi thích hợp cho hiệu suất cao.

<i>Yếu tố khảo sát bao gồm: dung mơi trích ly gồm n-hexane, ethanol 96</i><sup>o</sup>, ethyl acetate và nước.

Yếu tố cố định: tỷ lệ khối lượng ngun liệu và thể tích dung mơi là 1:5, nhiệt độ chiết xuất là ở nhiệt độ phòng, thời gian trích ly là 72 giờ.

<i>chiết lỏng - lỏng qua các hệ dung môi n-hexane, ethyl acetate và nước. Sau khi chiết </i>

lỏng - lỏng dịch chiết được cô đặc thành cao bằng phương pháp tương tự như trên. Đem cân các cao phân đoạn này bằng cân phân tích (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

Hiệu suất thu hồi các loại cao được tính theo cơng thức: H (%) = A/B x 100

</div>

×