Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lớp 1 14 skkn mẫu 5 2022 ngoc thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.17 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: </b>

<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHO HỌC SINH CÓ BIỂU HIỆN TĂNG ĐỘNG, KÉM TẬP TRUNG CHÚ Ý HƠN TRONG GIỜ HỌC MƠN TỐN Tên tác giả: </b>

<b>Nguyễn Thị Ngọc Thu – Giáo viên dạy lớp Một 14 – Trường TH Đoàn Thị Điểm 1. Thực trạng </b>

- Một số cha mẹ học sinh nhận thức chưa thực sự đúng đắn về con mình có biểu hiện tăng động giảm chú ý nên khó khăn cho giáo viên trong cơng tác phối hợp giáo dục học sinh.

- Một số phụ huynh chưa thông cảm sẻ chia, không muốn con mình ngồi cùng bàn hoặc xa lánh với các em có biểu hiện tăng động.

- Các em không hứng thú và chưa tập trung chú ý cũng như chưa có nề nếp học tập do bị phân tâm bởi các yếu tố ngoại cảnh.

- Các em không thể thực hiện nhiều thao tác cùng lúc do chưa có kỹ năng phối hợp thính giác và vận động thị giác.

- Học sinh không chú ý đến bài học, khó tập trung khi chú ý học và chơi; khơng theo kịp và hồn thành các việc được yêu cầu trong giờ học.

<b> 2. Nội dung của sáng kiến </b>

<b>a) Biện pháp 1: Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho học sinh tăng động. </b>

- Vị trí ngồi phải thỏa một số điều kiện nhất định. Biểu hiện thường gặp của trẻ tăng động là trẻ khó ngồi yên một chỗ. Trẻ thường xuyên tự ý di chuyển khỏi chỗ ngồi trong giờ học. Do đó, giáo viên nên xếp vị trí ngồi khó di chuyển, thường là các góc trong tầm quan sát thuận tiện của giáo viên.

- Việc chọn vị trí tùy thuộc vào tình hình thực tế phòng học. Một số bàn học kê sát tường sẽ gần với vị trí cột của lớp học sẽ hạn chế hướng di chuyển. Học sinh cũng khó di chuyển ra khỏi các vị trí cịn lại vì vướng các bạn ngồi cạnh. Ngồi ra, vị trí sát cột lớp học thường ở bàn ba hoặc bàn thứ tư – nơi thuận tiện trong tầm quan sát của giáo viên.

<small>UBND QUẬN TÂN PHÚ </small>

<b><small>TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN THỊ ĐIỂM </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b> b) Biện pháp 2: Phối hợp lời nói và động tác để tăng sự tập trung cho học sinh. </b>

- Dựa vào nghiên cứu khoa học về kĩ thuật “Chỉ tay xác nhận” áp dụng cho các nhân viên ngành đường sắt của Cục Quản lý Đường sắt Kobe được thực hiện vào năm 1996, “shisa kanko”. Giáo viên có thể thiết kế các hoạt động học tập phối hợp lời nói, động tác và quan sát để tăng tập trung chú ý cho học sinh, đặc biệt là học sinh tăng động.

- Biện pháp đã được thử nghiệm thơng qua phần sửa bài mơn Tốn. Giáo viên yêu cầu một học sinh lên bảng trình bày phần bài làm của mình hoặc của nhóm. Giáo

<i>viên yêu cầu các học sinh còn lại: Vỗ tay theo nhịp và nói “Đúng rồi! Đúng rồi!” nếu bài làm chính xác; vỗ tay theo nhịp và nói “Sai rồi! Sai rồi!” nếu bài làm </i>

chưa chính xác.

- Việc tiếp thu các kiến thức toán học cơ bản đối với học sinh bình thường là rất dễ dàng nhưng đối với học sinh tăng động, đó là một nhiệm vụ khó khăn. Vì thế, giáo viên đưa ra một số biện pháp về mặt tâm lý khi tương tác với trẻ tăng động. Một trong những biện pháp đó là củng cố hành vi phù hợp.

- Củng cố là một công cụ mạnh mẽ, có hiệu quả khi dạy trẻ. Khi ta dùng nó một cách đúng đắn và với ý định tốt, củng cố có thể thúc đẩy việc học của trẻ. Vật củng cố có thể được định nghĩa là bất cứ phần thưởng nào cho một hành vi phù hợp và có thể hành vi đó được lặp lại.

- Củng cố có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau như:

<b>+ Dành cho học sinh những lời khen: Khi học sinh hoàn thành tốt một yêu cầu </b>

nào đó, giáo viên dành cho học sinh những lời tán dương trước lớp bởi chính sự cơng nhận này khiến các em càng có động lực cố gắng, để xứng đáng với sự tuyên dương này (“Cô tin con làm được. Cố lên!”; “ Cố thêm 1 chút nữa thôi con!”; “ Tên trẻ+ bắt đầu làm bài đi nhé con. Sẽ nhanh như lúc đưa cún đi dạo ấy mà”; “ Con cứ làm những bài dễ trước, sau đó sẽ nghĩ ra hướng giải quyết các bài khó”).

<b>+ Phần thưởng cụ thể: Sticker, bánh kẹo hoặc một hoạt động mà trẻ yêu thích. </b>

Ví dụ: Trong 1 bộ bài tập, GV có thể phân nhỏ bài tập theo mức độ từ dễ đến khó. Sau khi HS hồn thành những bài tập dễ, GV tiến hành động viên khen thưởng như “Vì con đã làm xong 1 bài tập, cô thưởng cho con 1 sticker” để trẻ thêm tự tin, tạo tiền đề dẫn dắt trẻ tiếp tục làm những bài tập Toán mức độ khó hơn.

<b>c) Biện pháp 3: Mã hóa những bài học khô khan trong sách giáo khoa thành những câu chuyện có nhân vật hoặc hình ảnh gây ấn tượng cho học sinh. </b>

Đặc trưng của Toán học nói chung là tính trừu tượng. Đặc biệt đối với Toán Tiểu học, các khái niệm tưởng chừng như hiển nhiên, căn bản đối với người lớn

Ví dụ: Như khái niệm “Lớn hơn”, “bé hơn”, “số 0”, … lại rất khó để trẻ đặc biệt tăng động, giảm chú ý tiếp thu. Vì vậy, một trong những biện pháp giúp trẻ hình thành các nhận thức trừu tượng của khái niệm là giáo viên sử dụng một câu

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

chuyện để dẫn dắt. Khi sử dụng câu chuyện kể, giáo viên có thể khéo léo dẫn dắt, đặt ra những tình huống hợp lý để từ đó trẻ tiếp xúc, vận dụng và làm quen với các khái niệm toán học.”

Cụ thể hơn, khi dạy học sinh CPTTT- ADHD về các dấu >,<,=, nếu chúng ta dạy trẻ học bằng việc chỉ vào dấu và nói rằng: ‘Đây là dấu bé hơn”, “Đây là dấu lớn hơn”,... Thì vơ tình khiến trẻ lúng túng và khơng có cách nào để nhận biết nếu làm bài tập. Vì thế, thường có một câu chuyện mang tên “Cá sấu há miệng” vui nhộn nhằm mang đến một khơng khí học vui tươi hơn với học sinh.

Cụ thể là có một con cá sấu, miệng rất to và nó có sở thích ăn những phần nào to hơn, lớn hơn. Vì thế, với những con số to thì nó rất thích và ngoạm ln khi đó. Lập tức, câu chuyện sẽ gây sức hút và giúp bé ấn tượng để nhớ mẹo rằng: Miệng cá sấu sẽ ln quay về phía con số lớn và ăn số nào thì số đó lớn hơn.

Sau phần kiến thức trẻ đã hình dung được các khái niệm thì trẻ sẽ phải tiếp tục luyện tập, thực hành qua các dạng bài tập. Để kích thích sự hứng thú của học sinh, giúp học sinh tập trung hơn tôi thường suy nghĩ cách biến các bài tập đó thành những thử thách được liên kết trong câu chuyện

Ví dụ: Từ một bộ 4 bài luyện tập theo độ khó tăng dần trong sách giáo khoa tốn, thì đối với học sinh bình thường, cách sắp xếp này rất là hợp lý. Nhưng đối với học sinh ADHD thì trẻ sẽ rất khó tập trung do tính chất của mơn Tốn là trừu tượng và khơ khan. Chúng ta có thể đặt nó vào một cốt truyện thống nhất (ví dụ một chuyến về q thăm ơng). Thơng qua đó, chúng ta lồng ghép các bài tập vào các sự kiện trong câu chuyện như : mở khóa vali, đổ xăng, đưa chim về tổ, chia tò hè. Một mặt, các hoạt động này khiến học sinh tập trung vào hào hứng trong việc giải các bài tập. Mặt khác, chúng ta cũng có thể lồng ghép các giá trị và bài học khác ví dụ như giới thiệu tò hè, giáo dục sự yêu thương, chia sẻ nhường nhịn giữa anh chị em, giáo dục tình yêu thương mn lồi (qua hoạt động chim về tổ).

<b>d) Biện pháp 4: Phối hợp với gia đình cha mẹ học sinh lên kế hoạch hỗ trợ các em có biểu hiện tăng động. </b>

<small> - Lập kế hoạch, hỗ trợ cho các em có biểu hiện tăng động. </small>

- Tìm hiểu sở thích thơng qua gia đình, qua quan sát trong giờ học, giờ ra chơi, tính tình của từng em để tìm ra cách giáo dục tốt nhất, có hiệu quả nhất cho các em.

- Thường xuyên gần gũi, dùng tình thương, nói cho cả lớp hiểu những khó khăn của bạn để cả lớp giúp bạn hịa nhập, khơng tách bạn ra khỏi lớp.

- Dành thời gian luyện tập kiến thức toán trong ngày cho những các em vào các giờ ra chơi, gần gũi các em, tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức của bài một cách trọn vẹn.

- Xếp chỗ ngồi của các em gần giáo viên để dễ quan sát, giúp trẻ tập trung hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>* Đối với gia đình học sinh:</i>

-Với học sinh tăng động, gia đình vơ cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp trao đổi thông tin ở nhà, ở trường để cùng phối hợp, giúp đỡ em.

-Giáo viên cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với phụ huynh, giúp phụ huynh có những phương pháp, biện pháp giúp trẻ tập trung chú ý tốt và giảm thiểu các hành động thừa:

+ Theo dõi, đánh giá công việc của học sinh.

+ Dành thời gian để quan tâm, trị chuyện, vui đùa với trẻ, giúp trẻ có cảm giác an toàn, tự tin hơn.

+ Thường xuyên khen ngợi, động viên khi trẻ làm tốt. + Sử dụng lời nói với trẻ ngắn gọn, dứt khốt, rõ ràng.

<small>− </small> <b>Điểm mới: </b>

<b>Biện pháp 1: Sau khi sắp xếp lại chỗ ngồi, các em sẽ ít có cơ hội đi ra khỏi chỗ, </b>

các hành vi lăng xăng, ngọ nguậy đã giảm nhiều giúp cho trẻ tập trung, chú ý hơn vào bài giảng của giáo viên, tiếp thu bài giảng tốt hơn trước.

<b>Biện pháp 2: Học sinh ADHD tập trung chú ý sửa bài, không làm việc riêng hay </b>

mất tập trung trong giờ sửa bài và biết cùng các bạn tham gia các hoạt động học trong mơn Tốn. Các em đã hứng thú hơn với giờ học môn Tốn, đã có em tích cực xây dựng bài học, hăng hái thi đua để được khen thưởng từ đó rèn cho học sinh thói quen học tập nghiêm túc và hiệu quả hơn. Góp phần hình thành ý thức tự giác, ý thức kỷ luật và tinh thần cho học sinh. Qua đó, giúp học sinh phát huy hết năng lực của mình, đồng thời cũng tạo được mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên với học sinh.

<b>Biện pháp 3: Việc xây dựng các câu chuyện dựa vào những bài tập ở sách </b>

giáo khoa giúp những các em có tiến bộ hơn, đã thu hút được sự tập trung, phấn khởi của các em trong quá trình học tập, vì thế giúp giáo viên tiết kiệm thời gian quản lý nề nếp của học sinh trong giờ học.

<b> Biện pháp 4: Giúp phụ huynh hiểu và nắm rõ khả năng tiếp nhận kiến thức cũng </b>

như nề nếp của con mình ở lớp thông qua sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời của giáo viên. Từ việc nắm rõ tình hình học tập, sự tiến bộ từng ngày mà phụ huynh ngày càng phấn khởi và có động lực tiếp tục hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong việc giáo dục con em họ hình thành và nắm vững kiến, từ đó đạt được sự tiến bộ nhất định trong giờ học Toán.

<b>3. Hiệu quả mang lại </b>

- 100% học sinh có biểu hiện tăng động, giảm chú ý đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giờ học nói chung và mơn Tốn nói riêng, tham gia tích cực vào tiết học. Bước

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đầu, các em đã có tiến bộ trong việc giải tốn, thực hiện được các yêu cầu của bài học cũng như các kĩ năng cần thiết để giải các dạng bài tập trong mơn Tốn. - Các em ngày càng dành nhiều sự quý mến cho cô, các em thích đến lớp học, thân

thiện và hịa nhập hơn với bạn bè, giảm hiếu động và khơng cịn lơ đãng trong giờ học.

<small>- </small> Các em hòa đồng với các bạn, mạnh dạn tham gia các trò chơi học tốn, ít cáu giận, thực hiện tương đối tốt các u cầu về mơn Tốn.

<small>- </small> Phụ huynh vui mừng trước sự tiến bộ không tưởng của con em mình. Ngày càng hỗ trợ giáo viên trong việc học của các con để các em tiến bộ nhiều hơn.

- Thúc đẩy quá trình học của học sinh ADHD, giúp học sinh tập trung chú ý hơn trong giờ học Tốn, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy.

<b>Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: </b>

□ Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng

 Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi quận/huyện/sở/ ngành/tập đồn/tổng cơng ty… theo chứng cứ đính kèm

□ Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn Thành phố theo chứng cứ đính kèm

□ Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm.

<b>Bộ phận/Đơn vị áp dụng </b> <i><sup>Tân Phú, ngày 30 tháng 11 năm 2022 </sup></i><b>Người yêu cầu công nhận </b>

<b>Nguyễn Thị Ngọc Thu </b>

</div>

×