Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.68 KB, 10 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<i><b>Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế</b></i>
<b>TĨM TẮT </b>
<b>Đặt vấn đề: Tăng huyết áp đã và đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ </b>
và tần suất các yếu tố nguy cơ. Chỉ số Cornell/ST chênh<b> và vận tốc sóng mạch đang được đánh giá là có </b>
giá trị tiên lượng các biến cố tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp.
<b>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân tăng huyết áp </b>
nguyên phát tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi các biến cố tim mạch. Chỉ số Cornell/ST chênh được đánh giá trên điện tâm đồ, vận tốc sóng mạch được đo trên máy Omron VP-1000 Plus.
<b>Kết quả: Chỉ số Cornell/ST chênh (+) có giá trị chẩn đoán các biến chứng của tăng huyết áp với OR= </b>
2,52, p < 0,05, 95% khoảng tin cậy: 1,07-5,97. Điểm cắt chẩn đoán các biến chứng tim mạch dựa vào vận tốc sóng mạch là 19,94 (m/s), độ nhạy là 71,2 %, độ đặc hiệu 74,4%<b>, AUC = 0,73, p<0,001. Mơ hình hồi quy </b>
logistic chẩn đốn các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp cho phép dự báo chính xác 75,8% trường hợp.
<i><b>Kết luận: Chỉ số Cornell/ST chênh kết hợp vận tốc sóng mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp cho phép dự </b></i>
<i>báo các biến cố tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp.</i>
<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>
Tăng huyết áp đã và đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tần suất các yếu tố nguy cơ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization- WHO), tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 26,4% tương đương với 972 triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm 639 triệu người. Dự kiến tỷ lệ này sẽ tăng 29,2% vào năm 2025, khoảng 1,56 tỷ người [9].
Vận tốc sóng mạch cánh tay-cổ chân (baPWV) đo lường gián tiếp độ cứng động mạch trên một
đoạn động mạch. Nghiên cứu Framingham cho thấy ở những người bệnh không được điều trị tốc độ tăng huyết áp tỷ lệ với tăng độ cứng động mạch lớn và do đó kéo theo một vịng luẩn quẩn của tăng huyết áp và cứng động mạch. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy sự gia tăng độ cứng động mạch được đánh giá bởi baPWV có liên quan đến mức độ nghiêm trọng và sự hiện diện của bệnh mạch vành ở bệnh nhân lớn tuổi [5].
Chỉ số Cornell/STchênh là tiêu chuẩn chẩn đốn phì đại thất trái đơn giản với độ nhạy cao và có giá trị tiên lượng các biến cố tim mạch. Nghiên
<i>Ngày nhận bài: 21/6/2022Ngày phản biện: 22/6/2022Ngày chấp nhận đăng: 23/6/2022</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">cứu của Paolo Verdecchia (2003) chỉ số Cornell/STchênh liên quan đến gia tăng nguy cơ biến cố tim mạch là 16,1% [17]. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Tiên lượng biến cố tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp bằng chỉ số Cornell/ST chênh và vận tốc sóng mạch” với 2 mục tiêu:
<i>1. Đánh giá chỉ số Cornell/ST chênh và vận tốc sóng mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.</i>
<i>2. Khảo sát mối liên quan giữa chỉ số Cornell/ST chênh và vận tốc sóng mạch với các biến chứng tim mạch.</i>
<b>II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu</b>
<i><b>1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh</b></i>
Gồm 91 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ 6/2015 đến 8/2017, bệnh nhân được chẩn đoán THA theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam 2015 [2]: HATT ≥ 140mmHg và/ hoặc HATTr ≥ 90 mmHg.
<b>Tiêu chuẩn chẩn đoán [17]</b>
Chỉ số Cornell/STchênh dương tính khi thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện:
(1) S V3+R avL≥ 2,4 mV ở nam hoặc ≥2,0 mV ở nữ
(2) ST-J chênh xuống ≤ 0,05 mV và T đảo ở một trong các chuyển đạo DI, DII, aVL hoặc từ V2 đến V6.
<i><b>1.2. Tiêu chuẩn loại trừ</b></i>
- THA thứ phát.
- Bệnh nhân có các bệnh lý làm sai lệch kết quả điện tâm đồ và siêu âm tim trong chẩn đốn phì đại thất trái: bệnh van tim, bệnh màng ngoài tim, bệnh tim bẩm sinh, tâm phế mạn, bệnh nhân có gù vẹo, biến dạng lồng ngực, bệnh nhân Basedow, hội chứng Wolff-Parkinson-White, rung nhĩ.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
<b>2. Phương pháp nghiên cứu</b>
<i><b>2.1. Thiết kế nghiên cứu</b></i>
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang có theo dõi biến cố tim mạch..
<i><b>2.2. Thời gian nghiên cứu</b></i>
Nghiên cứu từ 6/2015 đến 8/2017.
<i><b>2.3. Địa điểm nghiên cứu</b></i>
Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
<b>III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>
<b>1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu</b>
<i>Bảng 1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu phân theo giới</i>
Tuổi (năm) 66,70 ± 13,72 71,57 ± 11,39 69,43 ± 12,63 >0,05Chiều cao (m) 1,64 ± 0,06 1,52 ± 0,05 1,57 ± 0,08 <0,01Cân nặng (kg) 55,57 ± 7,74 50,45 ± 8,30 52,70 ± 8,41 <0,01BMI (kg/m<small>2</small>) 20,75 ± 2,53 21,72 ± 3,01 21,29 ± 2,83 >0,05BSA (m<small>2</small>) 1,59 ± 0,12 1,45 ± 0,13 1,51 ± 0,14 <0,01HATT (mmHg) 163,38 ± 16,85 160,49 ± 16,74 161,76 ± 16,76 >0,05HATTr (mmHg) 95,25 ± 7,51 92,55 ± 7,17 93,74 ± 7,40 >0,05
<i>Nhận xét: Giữa hai giới trong nhóm nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cân nặng, chiều </i>
cao và diện tích da (p<0,01).
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>2. Sự khác biệt giữa nhóm Cornell/ST chênh (+) và nhóm Cornell/ST chênh (-) đối với chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương</b>
<i>Bảng 2. Sự khác biệt giữa nhóm Cornell/ST chênh (+) và nhóm Cornell/ST chênh (-) đối với chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương</i>
<b>Cornell/STchênh (+)Cornell/STchênh (-)p</b>
HATT (mmHg) 162,02 ± 17,98 161,53 ± 15,82 >0,05HATTr (mmHg) 93,10 ± 7,81 94,29 ± 7,07 >0,05
<i>Nhận xét: Khơng có sự khác biệt giữa nhóm Cornell/ST chênh (+) và nhóm Cornell/STchênh (-) đối với </i>
chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, p>0,05.
<b>3. Sự khác biệt giữa nhóm Cornell/ST chênh (+) và nhóm Cornell/ST chênh (-) đối với các thông số trên siêu âm tim</b>
<i>Bảng 3. Sự khác biệt giữa nhóm Cornell/ST chênh (+) và nhóm Cornell/ST chênh (-) đối với các thông số trên siêu âm tim</i>
<b>Cornell/STchênh (+)Cornell/STchênh (-)p</b>
Dd (mm) 47,28 ± 8,00 45,62 ± 5,62 >0,05Ds (mm) 30,86 ± 9,03 27,51 ± 5,01 <0,05IVSd (mm) 10,60 ± 2,22 9,40 ± 1,67 <0,05IVSs (mm) 14,57 ± 3,17 13,69 ± 2,56 >0,05PWd (mm) 9,65 ± 2,17 9,13 ± 1,24 >0,05PWs (mm) 14,47 ± 2,95 14,60 ± 2,10 >0,05LVM (g) 172,62 ± 60,74 143,61 ± 39,64 <b><0,05</b>
LVMI (g/m<small>2</small>) 117,47 ± 41,13 92,78 ± 23,73 <b><0,05</b>
<i>Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<b> giữa nhóm Cornell/ST chênh (+) và nhóm Cornell/</b></i>
STchênh (-) về giá trị của Ds, IVSd, LVM, và LVMI.
<b>4. Vận tốc sóng mạch theo phân độ tăng huyết áp</b>
<i>Bảng 4. Vận tốc sóng mạch theo phân độ tăng huyết áp</i>
I 18,37 ± 3,49 19,13± 4,37 18,83 ± 4,00II 20,98 ± 2,76 22,98 ± 9,44 22,04 ± 7,10III 23,42 ± 6,74 23,62 ± 7,24 23,53 ± 6,87
p <0,05 >0,05 <0,05
<i>Nhận xét:<b> Có xu hướng tăng dần vận tốc sóng mạch theo phân độ tăng huyết áp, nhóm phân độ 3 cao </b></i>
hơn phân độ 1 ở cả nam và nữ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>5. Tương quan giữa vận tốc sóng mạch với tuổi, huyết áp, LVM, LVMI</b>
<i>Bảng 5.<b> Tương quan giữa vận tốc sóng mạch với tuổi, huyết áp, LVM, LVMI</b></i>
<i>Nhận xét:<b> Vận tốc sóng mạch có mối tương quan thuận với tuổi (r =0,502, p<0,001), HATT (r =0,322, </b></i>
p<0,01), HATTr (r =0,298, p<0,01), và LVMI (r =0,209, p<0,05), không tương quan với LVM (r =0,11, p>0,05).
<b>Mối liên quan giữa chỉ số cornell/st chênh và vận tốc sóng mạch (pwv) với các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát</b>
<b>6. Mối liên quan giữa chỉ số Cornell/ST chênh với các biến chứng của tăng huyết áp</b>
<i>Bảng 6. Mối liên quan giữa chỉ số Cornell/ST chênh với các biến chứng của tăng huyết áp</i>
<b>Có biến chứngKhơng biến chứngTổng</b>
Cornell/ST chênh (+) 29 13 42Cornell/ST chênh (-) 23 26 49
Chi-square =4,51, p<0,05
<i><b>Nhận xét: Bệnh nhân có chỉ số Cornell/ST chênh (+) cho khả năng chẩn đoán các biến chứng tim </b></i>
mạch gấp 2,52 lần so với bệnh nhân có chỉ số Cornell/ST chênh( -), p<0,05.
<b>7. Mối liên quan giữa vận tốc sóng mạch với các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp</b>
<i>Bảng 7. Vận tốc sóng mạch theo biến chứng tim mạch</i>
<b>Có biến chứng Khơng biến chứng Trung bình</b>
PWV (m/s) 22,85 ± 5,94 19,24 ± 6,32 21,30 ± 6,33p<0,01
<i><b>Nhận xét: Vận tốc sóng mạch trung bình ở nhóm có biến chứng tim mạch là 22,85 ± 5,94 (m/s), cao </b></i>
hơn vận tốc sóng mạch trung bình ở nhóm khơng biến chứng tim mạch 19,24 ± 6,32<b> (m/s) (p<0,01).</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><i>Biểu đồ 1. ROC giá trị tiên lượng biến chứng tim mạch của vận tốc sóng mạch</i>
<i>Nhận xét: Điểm cắt chẩn đoán biến chứng tim mạch dựa vào vận tốc sóng mạch là 19,94 (m/s) với độ </i>
nhạy là 71,2 %, độ đặc hiệu 74,4 %, AUC: 0,73 (p<0,001)
<b>8. Mối liên quan giữa chỉ số Cornel/ST chênh và vận tốc sóng mạch với các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp</b>
<i>Bảng 8. Kết hợp chỉ số Cornel/ST chênh và vận tốc sóng mạch trong chẩn đốn các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp</i>
<b>Biến chứng tim </b>
<b>ORGiới hạn </b>
<b>95% khoảng tin cậy</b>
<i>Nhận xét: Sự kết hợp giữa chỉ số Cornell/ST chênh (+) và PWV≥19,94 (m/s) giúp chẩn đoán các biến </i>
chứng tim mạch<b> của tăng huyết áp với OR = 4,03, p<0,01.</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><i>Bảng 9. Mơ hình hồi quy logistic chẩn đốn các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp</i>
Biến chứng tim mạch <sub>Tiên đốn chính </sub>xác (%)
Trong nghiên cứu của chúng tơi, chỉ số Cornell/ST chênh ở nhóm có biến chứng của THA cao hơn nhóm khơng có biến chứng của THA (p<0,05). Bệnh nhân có chỉ số Cornell/ST chênh (+) cho khả năng chẩn đoán các biến chứng tim mạch gấp 2,52 lần so với bệnh nhân có chỉ số Cornell/ST chênh(-), (p<0,05).
Diện tích dưới đường cong ROC của các chỉ số Sokolow- Lyon (AUC = 0,63, p < 0,05), Romhilt-Este (AUC = 0,71, p < 0,01), Cornell (AUC = 0,63, p < 0,05) cho thấy chỉ có Romhilt-Estes là có giá trị khá tốt trong chẩn đoán các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp với AUC = 0,71, có ý nghĩa thống kê. Các chỉ số Sokolow-Lyon, Cornell khơng có ý nghĩa trong chẩn đoán các biến chứng tim mạch của THA (AUC < 0,7).
Tác giả Paolo Verdecchia và cộng sự nghiên cứu thuần tập tương lai trên 2190 bệnh nhân THA
nguyên phát đã kết luận rằng chỉ số Cornell/ST chênh cho giá trị chẩn đoán PĐTT và tiên lượng các biến cố tim mạch [17].
Can thiệp Losartan để làm giảm biến cố trong THA (LIFE), nghiên cứu đã chứng minh rằng điều trị với Losartan có hiệu quả hơn với Atenolon trong việc ngăn ngừa tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tim mạch trong các thiết kế nghiên cứu lớn và xác định giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong mục tiêu điều trị [6]. Trong các nghiên cứu phân nhóm siêu âm tim được xác định trước của nghiên cứu LIFE, tăng gánh trên điện tâm đồ liên quan đến khối lượng cơ thất trái lớn hơn và tỷ lệ PĐTT cao hơn [15], gợi ý rằng tăng gánh trên điện tâm đồ cũng có thể liên quan với tăng nguy cơ của khả năng mắc và tử vong tim mạch trong nghiên cứu LIFE.
Vì vậy, nghiên cứu này đã xem xét mối quan hệ của mơ hình tăng gánh trên điện tâm đồ với các biến cố lớn của bệnh tim mạch. Nghiên cứu LIFE, độc lập về tác động của loại hình điều trị, mức độ nặng của THA và điện tâm đồ PĐTT và các yếu tố nguy cơ khác [6].
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Nghiên cứu “Copenhagen City Heart Study” trên 11634 người tham gia, khơng có bằng chứng cơ bản của bệnh tim thiếu máu cục bộ, thấy rằng định nghĩa Minnesota của ST chênh xuống và/hoặc đảo ngược sóng T vẫn tiên đoán các biến cố tim mạch trong phân tích đa biến. Tuy nhiên, những nghiên cứu dựa vào dân số sử dụng các định nghĩa ít đặc hiệu hơn về ST chênh, có tỷ lệ bất thường tái cực thấp hơn nghiên cứu LIFE, và không điều chỉnh cho mức độ nặng của PĐTT trên điện tâm đồ [10].
Giá trị dự đoán của PĐTT/ST chênh trong thử nghiệm LIFE là độc lập về tác động có thể có của các yếu tố nguy cơ tim mạch tiêu chuẩn, mức độ nặng của điện tâm đồ PĐTT bởi cả hai tiêu chí HATT và HATTr, sự khác biệt cơ bản về dân số, tác động do điều trị với losartan so với atenolon [6].
Mặc dù nguyên nhân chính xác ST chênh trên điện tâm đồ có liên quan đến gia tăng tỷ lệ mắc và tử vong tim mạch chưa được biết rõ, sự liên quan mạnh mẽ với các bất thường về cấu trúc và chức năng tim mạch có thể giải thích được phần nào các tiên lượng liên quan đến ST chênh.
Trong các nghiên cứu phân nhóm siêu âm tim của LIFE, PĐTT/ST chênh trên điện tâm đồ có liên quan mật thiết với bệnh mạch vành, tăng khối lượng cơ thất trái, một tỷ lệ cao hơn của PĐTT đồng tâm trên siêu âm tim, sức co bóp cơ tim thấp hơn trong khi nhu cầu oxy cao hơn dự kiến [15].
<b>2. Mối liên quan giữa chỉ số Cornel/ST chênh và vận tốc sóng mạch với các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp</b>
Nghiên cứu của chúng tơi xây dựng mơ hình hồi quy logistic chẩn đoán các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp dựa trên các thông số HATT, Cornell/ST chênh (+), Romhilt-Estes, PWV ≥ 19,94 (m/s) và biến kết hợp của 2 chỉ số: Cornell/ST chênh (+)/PWV ≥ 19,94 (m/s). Mơ hình này cho phép dự báo chính xác 75,8% trường hợp, trong đó 80,8% có biến chứng tim mạch và 69,2 % khơng có biến chứng tim mạch. Các chỉ số HATT, Romhilt-Estes và PWV ≥ 19,94 (m/s) là những yếu tố độc lập dự
báo biến chứng tim mạch của tăng huyết áp với HATT (OR=0,95, p<0,01), Romhilt-Estes (OR=1,38, p<0,05) và PWV ≥19,94 (m/s) (OR=10,93, p<0,01). Sự kết hợp giữa chỉ số Cornell/ST chênh (+) và PWV≥19,94 (m/s) giúp chẩn đoán các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp<b> với OR = 4,03, p<0,01.</b>
Trong một phân tích liên tiếp của 274 nam và 250 nữ được lựa chọn trên cơ sở của việc có PĐTT trên điện tâm đồ theo các tiêu chuẩn nghiên cứu của Framingham, ST chênh trên điện tâm đồ đã hiện diện ở 13% nam giới và 22% phụ nữ và liên quan nguy cơ biến cố tim mạch điều chỉnh theo độ tuổi là 5,84 (95%CI 3,55- 9,62) và 2,47 (95%CI 1,38-4,42). Những nguy cơ tương đối này không bị ảnh hưởng khi điều chỉnh thêm cholesterol, đái tháo đường, tình trạng hút thuốc và huyết áp tâm thu [11].
Tác giả Phan Đồng Bảo Linh nghiên cứu đặc điểm tổn thương mạch vành và vận tốc sóng mạch trên bệnh nhân THA nguyên phát, kết quả phân tích tương quan hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy cứng động mạch được đo bằng vận tốc sóng mạch động mạch chủ là yếu tố nguy cơ dự báo độc lập mức độ nặng bệnh động mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (β= 3,118, r=0,422, p<0,05) [1].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh phương pháp đo vận tốc sóng mạch khi phối hợp với các yếu tố nguy cơ kinh điển giúp tăng khả năng dự báo các biến cố tim mạch nặng. Trong một nghiên cứu đoàn hệ kéo dài 5,7 năm trên 1045 bệnh nhân tăng huyết áp, Boutouyrie và cộng sự khảo sát giá trị dự báo các biến cố mạch vành nặng của vận tốc sóng mạch (vận tốc lan từ động mạch cảnh đến động mạch đùi) khi phối hợp với thang điểm Framingham [3]. Nghiên cứu của Mattace-Raso và cộng sự trên 2835 người cao tuổi cũng cho kết quả tương tự: khi phối hợp đo vận tốc sóng mạch với đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch kinh điển, khả năng dự báo nhồi máu cơ tim và đột qụy tăng có ý nghĩa [13]. Nghiên cứu của Masanori Munakata cho thấy vận tốc sóng mạch tăng với hầu hết các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống ngoại trừ rối loạn lipid máu. Phân tích đa nghiên cứu thuần tập khác nhau đã cho thấy sự
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">gia tăng vận tốc sóng mạch 1m/s có liên quan đến tăng 12% nguy cơ các biến cố tim mạch [14].
<b>V. KẾT LUẬN</b>
Qua nghiên cứu 91 bệnh nhân tăng huyết áp ngun phát, chúng tơi có một số kết luận như sau
<b>1. Chỉ số Cornell/ST chênh và vận tốc sóng mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát</b>
- Chỉ số Cornell/ST chênh (+) cho khả năng chẩn đốn phì đại thất trái với OR= 3,69, p < 0,01, 95% khoảng tin cậy: 1,53-8,91.
- Vận tốc sóng mạch tăng dần theo phân độ tăng huyết áp, phân độ 1 là 18,83 ± 4,00 (m/s), phân độ 2 là 22,04 ± 7,10 (m/s), phân độ 3 là 23,53 ± 6,87 (m/s), p<0,05.
- Vận tốc sóng mạch có mối tương quan thuận với tuổi (r =0,502, p<0,001), huyết áp tâm thu (r =0,322, p<0,01), huyết áp tâm trương (r =0,298, p<0,01), và chỉ số khối lượng cơ thất trái (r =0,209,
p<0,05), không tương quan với khối lượng cơ thất trái (r =0,11, p>0,05).
<b>2. Mối liên quan giữa chỉ số Cornel/ST chênh và vận tốc sóng mạch với các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp</b>
- Chỉ số Cornell/ST chênh (+) có giá trị chẩn đốn các biến chứng của tăng huyết áp với OR= 2,52, p < 0,05, 95% khoảng tin cậy: 1,07-5,97.
- Điểm cắt chẩn đoán các biến chứng tim mạch dựa vào vận tốc sóng mạch là 19,94 (m/s), độ nhạy là 71,2 %, độ đặc hiệu 74,4 %. Vận tốc sóng mạch có khả năng chẩn đoán khá tốt các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp với AUC = 0,73,p<0,001.
<i><b>- Mơ hình hồi quy logistic của Cornell/ST chênh </b></i>
và vận tốc sóng mạch dự đoán các biến chứng tim mạch của tăng huyết áp cho phép dự báo chính xác 75,8% trường hợp, trong đó 80,8% có biến chứng tim mạch và 69,2 % khơng có biến chứng tim mạch.
<b>PREDICTING THE CARDIOVASCULAR EVENTS BY CORNELL/ST ELEVATION INDEX AND PULSE WAVE VELOCITY</b>
<b>Background: Hypertension has been becoming a global health problem due to increased life expectancy </b>
and the frequency of risk factors. The Cornell / ST-elevation index and pulse wave velocity were promised to be the effective index with high sensitivity and prognostic value for cardiovascular events.
<b>Objects and methods: The study objects are the patients with primary hypertension in the Department </b>
of Cardiovascular of Hue University Hospital. A cross-sectional descriptive study and follow-up of the cardiovascular events. The Cornell / ST-elevation index was evaluated on ECG, and Pulse Wave Velocity (PWV) was measured on the Omron VP-1000 Plus.
<b>Results: The Cornell/ST elevation index was used to diagnose complications of hypertension with OR = </b>
2.52, p <0.05, 95% confidence interval: 1.07-5.97. Diagnosis of cardiovascular complications based on pulse wave velocity was 19.94 (m/s), sensitivity was 71.2%, specificity 74.4%, AUC = 0.73, p <0.001. Logistic regression analysis of cardiovascular complications of hypertension had the results for accurate prediction of 75.8% of cases.
<b>Conclusion: The Cornell / ST-elevation plus pulse wave velocity in patients with hypertension had a </b>
high power in predicting cardiovascular events.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
<i>1. Linh, Phan Đồng Bảo (2013), Nghiên cứu đặc điểm tổn thương mạch vành và vận tốc sóng mạch ở bệnh </i>
<i>nhân tăng huyết áp nguyên phát có bệnh động mạch vành, Luận án tiến sỹ y học chuyên ngành bệnh </i>
học nội khoa, Đại học Y Dược Huế.
<i>2. Nam, Hội Tim mạch học Việt (2015), “Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp “, pp. tr. 1-34.</i>
3. Boutouyrie and al, P. et (2002), “Aortic stiffness is an independent predictor of primary conorany events
<i>in hypertensive patients a longitudinal study”, Hypertension. 39, pp. pp. 10-15.</i>
4. Chung, Chang-Min, and al, et (2012), “Arterial Stiffness Is the Independent Factor of Left Ventricular
<i>Hypertrophy Determined by Electrocardiogram”, Am J Med Sci. 344(3), pp. pp. 190–193.</i>
5. Chung, Chang-Min, and al, et (2015), “Association of brachial-ankle pulse wave velocity with
<i>atherosclerosis and presence of coronary artery disease in older patients”, Clinical interventions in </i>
<i>aging. 10, p. pp. 1369.</i>
6. Dahlo’’f, et al. (2002), “Cardiovascular morbidity and mortality in the Losartan Intervention for Endpoint
<i>reduction in hypertension study (LIFE): a randomised trial against atenolon”, Lancet. 359, pp. pp. 995-1003.</i>
7. Hameed and al, Waqas et (2005), “Electrocardiographic diagnosis of left ventricular hypertrophy:
<i>comparison with echocardiography”, Pak J Physiol. 1(1), pp. pp. 35-38.</i>
8. Hancock and al, E. William et (2009), “AHA/ACCF/HRS recommendations for the standardization and interpretation of the electrocardiogram: Part V: electrocardiogram changes associated with cardiac chamber hypertrophy a scientific statement from the american heart association electrocardiography and arrhythmias committee, council on clinical cardiology; the American College of Cardiology Foundation;
<i>and the heart rhythm society endorsed by the international society for computerized electrocardiology”, </i>
<i>Journal of the American College of Cardiology. 53(11), pp. pp. 992-1002.</i>
<i>9. Kearney and al, Patricia M. et (2005), “Global burden of hypertension: analysis of worldwide data”, The </i>
<i>lancet. 365(9455), pp. pp. 217-223.</i>
10. Larsen, et al. (2002), “Prevelance and prognosis of electrocardiographic left ventricular hypertrophy, ST
<i>segment depression and negative T-wave”, Eur Heart J. 23, pp. pp. 315-324.</i>
11. Levy, D., and al, et (1994), “Prognostic implications of baseline electrocardiographic features and their
<i>serial changes in subjects with left ventricular hypertrophy”, Circulation. 90, pp. pp. 1786-1793.</i>
<i>12. Lorell, et al. (2000), “Left Ventricular Hypertrophy : Pathogenesis, Detection, and Prognosis”, Circulation. </i>
102, pp. pp. 470-479.
13. Mattace-Raso, US, Francesco, and al, et (2006), “Arterial stiffness and risk of coronary heart disease
<i>and stroke”, Circulation. 113(5), pp. pp. 657-663.</i>
14. Munakata and Masanori (2015), “Brachial-ankle pulse wave velocity: background, method, and clinical
<i>evidence”, Pulse. 3(3-4), pp. pp. 195-204.</i>
15. Okin, PM., and al, et (2001), “Relationship of the electrocardiographic strain pattern to left ventricular
<i>structure and function in hypertensive patients: the LIFE study. Losartan Intervention For End poin”, J </i>
<i>Am Coll Cardiol. 38, pp. pp. 514–520.</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i>16. Tin, et al. (2002), “Hypertension, left ventricular hypertrophy, and sudden death”, Current cardiology </i>
<i>reports. 4(6), pp. pp. 449-457.</i>
17. Verdecchia and al, Paolo et (2003), “Improved cardiovascular risk stratification by a simple ECG index
<i>in hypertension”, American journal of hypertension. 16(8), pp. pp. 646-652.</i>
18. Watabe, D., and al, et (2006), “Electrocardiographic left ventricular hypertrophy and arterial stiffness: the
<i>Ohasama study”, Am J Hypertens. 19(12), pp. pp. 1199-1205.</i>
</div>