Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tác dụng của phế phẩm “ruvintat” trên bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh nhân rối loạn lipid máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 152 trang )


1


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



BÁO CÁO NGHIỆM THU



TÊN ĐỀ TÀI:


NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM “RUVINTAT”
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
VÀ BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU








CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
CƠ QUAN QUẢN LÝ: SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TP. HCM
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: TRUNG TÂM SÂM & DƯỢC LIỆU TP. HCM







THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 08/2009







2


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)


TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM “RUVINTAT”

TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
VÀ BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI






ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC


CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên và đóng dấu xác nhận) (Ký tên và đóng dấu xác nhận)










THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 08/2009



3

BÁO CÁO NGHIỆM THU
*****
1. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG TÁC DỤNG CỦA
CHẾ PHẨM “RUVINTAT” TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ
BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Dương Thị Mộng Ngọc
3. Cơ quan chủ trì: Trung Tâm Sâm & Dược Liệu TP. HCM
4. Thời gian thực hiện đề tài: 25/12/2005 đến 24/09/2008
5. Kinh phí được duyệt: 415.000.000đ
6. Kinh phí đã cấp đợt 1: 240.000.000đ theo TB số: 382/TB-SKHCN ngày
27/12/2005
7. Kinh phí đ
ã cấp đợt 2: 90.000.000 đ theo TB số: 60/TB-SKHCN ngày
03/5/2007
8. Kinh phí đã cấp đợt 3: 50.000.000 đ theo TB số:238/TB-SKHCN ngày
20/11/2007
9. Mục tiêu: (Theo đề cương đã duyệt)
Đánh giá tác dụng ổn định huyết áp trên lâm sàng của chế phẩm
RUVINTAT
Đánh giá tác dụng ổn định lipid máu của chế phẩm RUVINTAT
Theo dõi tác dụng phụ của chế phẩm RUVINTAT trong quá trình sử dụng
10. Nội dung:(Theo đề cương đã duyệt)
Sản xuất 200.000 viên nang cứng RUVINTAT dùng thử lâm sàng
Kiểm nghiệm chất lượng chế phẩm RUVINTAT
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và giai đoạn II chế phẩm RUVINTAT
11. Sản phẩm nghiên cứu:
Báo cáo tổng kết (Tài liệu, CD)

200.000 viên nang RUVINTAT đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở dùng thử
nghiệm lâm sàng

4

Báo cáo kết quả thử nghiệm lâm sàng của chế phẩm RUVINTAT



Những nội dung thực hiện (đối chiếu với hợp đồng đã ký):
Các nội dung đã đăng ký
STT Cơng việc dự kiến Cơng việc đã thực hiện
01 Báo cáo tổng kết Bản báo cáo tổng kết đảm bảo
tính khoa học, trung thực.
02 Sản xuất 200,000 viên nang cứng
RUVINTAT dùng thử lâm sàng
Đã sản xuất 200.000 viên nang
cứng RUVINTAT được sử
dụng để thử lâm sàng.

03 Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chế phẩm được Viện
Kiểm Nghiệm Thuốc TP. HCM thuốc thẩm
định.
Đã có phiếu thẩm tra tiêu chuẩn
kiểm nghiệm vào ngày
24/12/2007

04 Chất lượng chế phẩm phải được Viện Kiểm
Nghiệm Thuốc TP. HCM chứng nhận.
Đã có phiếu kiểm nghiệm chất

lượng chế phẩm được Viện
Kiểm nghiệm thuốc TP. HCM
cấp ngày 24/12/2007
05 Chất lượng chế phẩm RUINTAT phải ổn định
trong thời gian 12 tháng ở điều kiện tự nhiên
Chế phẩm đạt độ ổn định chất
lượng trong điều kiện tự nhiên
thời gian 12 tháng.
06 Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I
- Khảo sát tính dung nạp.
- Xác định liều thích hợp và an tồn
Đã hồn thành Bộ hồ sơ xét
duyệt, thẩm định và nghiệm thu
kết quả thử nghiệm lâm sàng
giai đoạn 1 của Hội đồng Khoa
học & Cơng nghệ và Hội đồng
Y đức trong Nghiên cứu Y Sinh
Học của Bộ Y Tế
07 Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II
- Chế phẩm phải có tác dụng hạ huyết áp đối
với bệnh nhân tăng HA độ 1.
- Chế phẩm phải có tác dụng điều trị bệnh
nhân rối loạn chuyển hóa lipid.
Đã hồn thành Bộ Hồ sơ xét
duyệt, thẩm định và nghiệm thu
kết quả thử nghiệm lâm sàng
giai đọan II của Hội đồng Hội
đồng Y
đức trong Nghiên cứu Y
Sinh Học của Bộ Y Tế.



5





MUÏC LUÏC

Mục lục I
Danh sách chữ viết tắt IV
Danh sách sách hình V
Danh sách bảng VI
Danh sách sơ đồ VIII
Danh sách biểu đồ IX
Lời mở đầu
I. Tổng quan
01
1. Tổng quan về bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid 01
2. Tổng quan về các dược liệu trong chế phẩm RUVINTAT 03
3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 07
4. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài 10
5. Ý nghĩa khoa học và khả năng áp dụng thực tiễ
n 11
II. Nội dung và phương pháp
12
1. Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu 12
1.1. Nội dung 12
1.2. Phương pháp nghiên cứu 12

1.3. Các chỉ tiêu theo dõi chất lượng nguyên liệu 13
1.3.1. Hoè Hoa 13
1.3.2. Ngưu tất 14
1.3.3. Dừa cạn 15
1.3.4. Câu Đằng 16

6

1.3.5. Lá Muồng trâu 17
1.3.6. Vông nem 18
1.3.7. Mã đề 19
1.3.8. Râu ngô 20
1.4. Sản phẩm nội dung cần đạt 20
2. Chiết xuất và kiểm nghiệm chất lượng cao RUVINTAT 21
2.1. Nội dung 21
2.2. Phương pháp thực hiện 21
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi 21
2.4. Yêu cầu chất lượng CAO RUVINTAT 26
3. Sản xuất và kiểm nghiệm viên nang cứng RUVINTAT 26
3.1. Nội dung 26
3.2. Phương pháp thực hiện 26
3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 26
3.4. Yêu cầu chất lượng chế phẩm RUVINTAT 31
4. Theo dõi độ ổn định của viên nang cứng RUVINTAT 31
4.1. Nội dung 31
4.2. Ph
ương pháp thực hiện 31
4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 32
4.4. Yêu cầu của nội dung theo dõi độ ổn định 32
5. Thử nghiệm lâm sàng tác dụng của chế phẩm RUVINTAT 32

5.1. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I 32
5.1.1. Nội dung 32
5.1.2. Phương pháp nghiên cứu 32
5.1.3. Các chỉ tiêu theo dõi 33
5.1. 4. Yêu cầu cần đạt đối với nội dung thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I 33
5.2. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II 34
5.2.1. Nội dung 34

7

.2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
5.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi 37
5.2.4. Sản phẩm cần đạt 40
III. Kết quả và bàn luận
41
1. Tiêu chuẩn hóa ngun liệu 41
2. Điều chế và kiểm nghiệm chất lượng cao RUVINTAT 80
2.1. Điều chế cao RUVINTAT 80
2.2. Kết quả kiểm nghiệm chất lượng cao tồn phần theo tiêu chuẩn cơ sở 80
2.3. Đóng gói và bảo quản 81
3. Sản xuất và kiểm nghiệm viên nang cứng RUVINTAT 82
3.1. Sản xuất viên nang cứng RUVINTAT 82
3.2. Kết quả kiểm nghiệm viên nang cứng RUVINTAT 85
3.3. Đóng gói - Nhãn - Bảo quản 86
4. Kết quả theo dõi độ ổn định chế phẩm RUVINTAT 87
5. Kết quả thực nghiệm lâm sàng 91
5.1. Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I 91
5.2. Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II
96
5.2.1. Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid

96
5.2.2. Bệnh nhân nghiên cứu THA
105
5.2.3. Nhóm bệnh nhân vừa tăng HA vừa RLCH LIPID
110
5.2.4. Ảnh hưởng khác của thuốc
116
5.2.5. Bàn luận 120
IV. Kết luận và kiến nghị
124
Tài liệu tham khảo
Phụ lục





8





DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
dd dung dịch
đđ đậm đặc
tp toàn phần
TT thuốc thử
SKLM sắc ký lớp mỏng

MeOH methanol
EtOAc ethyl acetate
HCl acid chlohydric
H
2
SO
4
acid sulfuric
HA huyết áp
HATT huyết áp tâm thu
HATTr huyết áp tâm trương
THA tăng huyết áp
RLCH rối loạn chuyển hóa
TG triglycerid
HDL Hight Density Lipoprotein
LDL Low Density Lipoprotein
CT Cholesterol toàn phần
YTNC yếu tố nguy cơ
YHHĐ y học hiện đại
YHCT y học cổ truyền
BT bình thường
HC hồng cầu
BC bạch cầu
DĐVN Dược Điển Việt Nam
TCCS Tiêu chuẩn cơ sở




9






DANH SÁCH HÌNH

TÊN HÌNH ẢNH TRANG
Hình 1: Cây Hòe
41
Hình 2: Hòe hoa 41
Hình 3 và 4. Sắc kí đồ của dịch chiết MeOH/Hoa Hòe. 44
Hình 5: Ngưu tất
45
Hình 6 và 7. Sắc kí đồ của dịch thủy phân rễ Ngưu Tất 48
Hình 8: Cây Dừa cạn 50
Hình 9 và 10. Sắc kí đồ của dịch chiết alkaloid TP/Dừa cạn. 53
Hình 11. Cây Câu Đằng 55
Hình 15. Cành có gai hình móc câu 55
Hình 13, 14 và 15. Sắc kí đồ của dịch chiết alkaloid TP trong Câu Đằng 58
Hình 16. Cây Muồng trâu
60
Hình 17, 18 và 19. Sắc kí đồ của dịch chiết MeOH/ lá Muồng trâu 63
Hình 20. Cây Vông nem 65
Hình 21. Lá Vông nem 65
Hình 22 và 23. Sắc kí đồ của alkaloid TP lá Vông nem. 68
Hình 24. Cây Mã đề
70
Hình 25. Lá Mã đề
70

Hình 26 và 27. Sắc kí đồ dịch chiết MeOH/lá Mã Đề. 74
Hình 28. Râu ngô 76
Hình 29 và 30. Sắc kí đồ dịch chiết MeOH/ râu Ngô. 78
Hình 31 và 32. Sắc kí đồ của dịch chiết MeOH/cao RUVINTAT. 81
Hình 33. Sắc kí đồ dịch chiết MeOH /thuốc RUVINTAT. 85





10




DANH SÁCH BẢNG
TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG
Bảng 1: Phân loại mức HA theo JNC VI 1
Bảng 2: Phân loại theo ATP III về LDL-C, Cholesterol TP, HDL-C, TG 2
Bảng 3: Tóm tắt các vị thuốc theo YHCT 6
Bảng 4: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm Hòe Hoa 13
Bảng 5: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm Ngưu tất 14
Bảng 6: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm Dừa cạn 15
Bảng 7: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm Câu đằng 16
Bảng 8: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm lá Muồng trâu 17
Bảng 9: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm Vơng nem 18
Bảng 10: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm Mã đề 19
Bảng 11: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm Râu ngơ 20
Bảng 12: Phân loại kết quả điều trị bệnh nhân tăng HA. 38
Bảng 13: Phân loại kết quả điều trị RLCH Lipid theo tiêu chuẩn theo

ATP III
39
Bảng 14: Độ đồng đều hàm lượng flavonoid tồn phần tính theo rutin. 87
Bảng 15. Độ ổn định của lơ TN 1 88
Bảng 16. Độ ổn định của lơ TN 2 89
Bảng 17. Độ ổn định của lơ TN 3 90
Bảng 18: Bảng theo dõi sinh hiệu 91
Bảng 19: Bảng theo dõi các chỉ số huyết học
93
Bảng 20: Bảng theo dõi các chỉ số sinh hóa
94
Bảng 21: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
97
Bảng 22: Phân bố bệnh nhân theo giới
97
Bảng 23: Phân bố bệnh nhân theo YTNC
98
Bảng 24: Phân bố bệnh nhân theo chỉ số cholesterol máu TP
98
Bảng 25: Phân bố bệnh nhân theo chỉ số LDL
98
Bảng 26: Phân bố bệnh nhân theo chỉ số HDL
99
Bảng 27: Phân bố bệnh nhân theo chỉ số TG
99
Bảng 28: Tác dụng hạ cholesterol máu toàn phần sau mỗi 3 tuần
99
Bảng 29: Tác dụng hạ LDL máu sau mỗi 3 tuần
100


11

Bảng 30: Tác dụng hạ TG máu sau mỗi 3 tuần
101
Bảng 31: Tác dụng trên chỉ số HDL
102
Bảng 32 : Tác dụng lên nhóm có chỉ số cholesterol ≥ 6,2 mmol/L.
102
Bảng 33: Tác dụng lên nhóm có chỉ số cholesterol 5,2 – 6,2mmol/L.
102
Bảng 34: Tác dụng lên nhóm có chỉ số LDL ≥ 4,1mmol/L.
103
Bảng 35: Tác dụng lên nhóm có chỉ số LDL 3,4 – 4,1mmol/L.
103
Bảng 36: Tác dụng lên nhóm có chỉ số TG ≥ 2,3 mmol/L.
104
Bảng 37: Tác dụng lên nhóm có chỉ số TG 1,7 – 2,3 mmol/L.
104
Bảng 38: Phân loại kết quả sau điều trò.
105
Bảng 39: Phân bố bệnh nhân theo tuổi.
105
Bảng 40: Phân bố bệnh nhân theo giới.
106
Bảng 41: Phân bố bệnh nhân theo YTNC.
106
Bảng 42: Phân bố bệnh nhân theo loại nguy cơ.
107
Bảng 43: Sự thay đổi HA sau 1 giờ và 2 giờ dùng thuốc.
107

Bảng 44: Sự thay đổi HA tâm thu trong 2 tuần dùng thuốc.
108
Bảng 45: Sự thay đổi HA tâm trương trong 2 tuần dùng thuốc.
109
Bảng 46: Phân loại kết quả điều trò.
110
Bảng 47: Bảng phân loại bệnh nhân tăng HA theo (JNC VI).
110
Bảng 48: Thay đổi HA sau 1 giờ và 2 giờ dùng thuốc của nhóm THA
đơn thuần.
110
Bảng 49: Sự thay đổi HA sau 1 giờ và 2 giờ dùng thuốc của nhóm
THA có RLCH lipid
111
Bảng 50: So sánh giữa 2 nhóm về mức giảm HA.
112
Bảng 51: Sự thay đổi Cholesterol toàn phần trước và sau điều trò giữa
2 nhóm RLCH lipid đơn thuần và RLCH Lipid kết hợp THA.
113
Bảng 52: Sự thay đổi Triglycerid trước và sau điều trò giữa 2 nhóm
RLCH lipid đơn thuần và RLCH Lipid kết hợp THA.
114
Bảng 53: Sự thay đổi LDL trước và sau điều trò giữa 2 nhóm RLCH
lipid đơn thuần và RLCH Lipid kết hợp THA.
115
Bảng 54: nh hưởng của thuốc trên triệu chứng cơ năng.
116
Bảng 55: Sự thay đổi tần số tim trong thời gian dùng thuốc.
116
Bảng 56: Sự thay đổi HATT trong thời gian dùng thuốc.

117
Bảng 57: Sự thay đổi HATTr trong thời gian dùng thuốc
117
Bảng 58: Sự thay đổi của một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu.
118



12





DANH SÁCH SƠ ĐỒ

TÊN SƠ ĐỒ TRANG
Sơ đồ 1: Điều chế CAO RUVINTAT
80
Sơ đồ 2: Quy trình điều chế viên nang cứng RUVINTAT 84

















13




DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
TÊN BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của mạch, nhịp tim và nhịp thở
trong 24 giờ sau khi dùng thuốc
92
Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của huyết áp trong 24 giờ sau khi
dùng thuốc
92
Biểu đồ 3: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của chỉ số huyết học trước và sau
khi dùng thuốc.
93
Biểu đồ 4: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của chỉ số sinh hóa (Glucose và
Ure) trước và sau khi dùng thuốc.
94
Biểu đồ 5: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của chỉ số sinh hóa (Creatinin)
trước và sau khi dùng thuốc.
95
Biểu đồ 6: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của chỉ số sinh hóa (GOT và

GPT) trước và sau khi dùng thuốc.
95
Biểu đồ 7: Phân bố bệnh nhân theo giới. 97
Biểu đồ 8: Diễn biến cholesterol máu TP sau mỗi 3 tuần. 100
Biểu đồ 9: Diễn biến LDL-C máu sau mỗi 3 tuần. 101
Biểu đồ 10: Diễn biến triglycerid máu sau mỗi 3 tuần. 101
Biểu đồ 11: Tác dụng lên các phân nhóm CT. 103
Biểu đồ 12: Tác dụng lên các phân nhóm LDL 104
Biểu đồ 13: Phân bố bệnh nhân theo giới. 106
Biểu đồ 14: Sự thay đổi HA sau 1 giờ và 2 giờ dùng thuốc (n = 32). 108
Biểu đồ 15: Sự thay đổi HA bệnh nhân trong 2 tuần điều trị Ruvintat. 109
Biểu đồ 16: Sự thay đổi HA thay đổi HA sau 1 giờ và 2 giờ dùng thuốc
của nhóm THA đơn thuần.
111
Biểu đồ 17: Sự thay đổi HA sau 1 giờ và 2 giờ dùng thuốc của nhóm THA
có RLCH Lipid.
112
Biểu đồ 18: Sự thay đổi Cholesterol tồn phần trước và sau điều trị giữa 2
nhóm RLCH lipid đơn thuần và RLCH Lipid kết hợp THA.
113
Biểu đồ 19: Sự thay đổi Triglycerid trước và sau điều trị giữa 2 nhóm
RLCH lipid đơn thuần và RLCH Lipid kết hợp THA.
114
Biểu đồ 20: Sự thay đổi LDL trước và sau điều trò giữa 2 nhóm RLCH
lipid đơn thuần và RLCH Lipid kết hợp THA.
115
Biểu đồ 21: Sự thay đổi HATTr trong thời gian dùng thuốc. 118

14


Biểu đồ 22: Sự thay đổi của một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu. 119


LỜI MỞ ĐẦU
Bệnh tim mạch mà điển hình là tăng huyết áp (THA) và xơ vữa động mạch hiện
đang là một trong những căn bệnh hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên thế giới. Theo
Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2003, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch là 32% ở các
nước phát triển, trong đó: 50% số người chết ở tuổi lớn hơn 40, 80% số người chết ở
tuổi lớn hơn 65. Theo Hội tim mạch học TP.HCM năm 2004, thì ở VN có 14,9% dân
số mắc bệnh THA, trong đó ở độ tuổi nhỏ hơn 40 là 3,5-4%, độ tuổi 40 – 60 là 9,1 -
10,2%, độ tuổi 60 – 75 là 5,4 - 19,8%.
Trong lĩnh vực điều trị, nhóm thuốc tim mạch chiếm tỷ trọng lớn nhất và là 22%
tổng số thuốc mới của 40 công ty hàng đầu thế giới từ năm 1970 cho đến nay. Tuy
nhiên, giá thành của dược phẩm tây y vẫn còn cao và đặc biệ
t là thường gây các phản
ứng phụ. Vì vậy, xu hướng chung trên thế giới hiện đang trở dùng nguồn dược liệu
trong thiên nhiên làm thuốc phòng và chữa bệnh. Số liệu thống kê cho thấy thị trường
thế giới về thuốc từ dược thảo đạt 20 tỷ USD vào năm 2003 tăng gần 10% so với năm
2000.
Tại Việt Nam hầu hết các dược phẩm tây y điều trị bệnh tim mạch
đều phải nhập
ngoại, do đó việc nghiên cứu thuốc có nguồn gốc dược liệu trong nước có ý nghĩa rất
to lớn. Đây cũng là một định hướng phát triển cơ bản của ngành Y-Dược Việt Nam
theo chủ trương của Nhà nước ta.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng dược liệu ở Nước ta là hơn 50.000 tấn trong một năm,
trong đó thuốc y học cổ truyền chi
ếm 27%. Từ năm 1990, Trung Tâm Sâm và Dược
Liệu TP. HCM đã tiến hành nghiên cứu phát triển một số chế phẩm có nguồn gốc dược
liệu để điều trị các bệnh tim mạch và huyết áp, trong đó có chế phẩm RUVINTAT.
Vào năm 1997, Trung Tâm Sâm và Dược Liệu TP. HCM đã đăng ký đề tài cấp Bộ

“Nghiên cứu chế phẩm RUVINTAT có tác dụng điều trị bệnh tim mạch từ hỗn
hợp các dượ
c liệu” với mã số KHYD – 0226R. Đây là giai đoạn nghiên cứu định

15

hướng về thành phần công thức, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, khảo sát độc
tính và đánh giá các tác dụng dược lý. Các kết quả nghiên cứu đã được đánh giá và
nghiệm thu vào ngày 04 tháng 07 năm 2001 tại Hội Đồng Khoa học và Công nghệ cấp
Bộ được thành lập theo Quyết định số: 2251/QĐ-BYT ngày 13 tháng 6 năm 2001 của
Bộ Trưởng bộ Y Tế. Hội đồng đã đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài đạt loại: khá,
và đề nghị được Bộ cho tiếp tục nghiên cứu tiếp về lâm sàng thuốc RUVINTAT.
Chế phẩm RUVINTAT có dạng viên nang cứng, các kết quả nghiên cứu dược lý đã
chứng minh chế phẩm này có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định cholesterol huyết, và
lợi tiểu ở các mô hình thử nghiệm trên súc vật. Đây là một ưu điểm nổi bật của chế

phẩm RUVINTAT vì thể hiện các tác dụng ổn định huyết áp, ổn định cholesterol huyết
và lợi tiểu trong cùng một viên thuốc, rất thuận lợi khi sử dụng.
Vấn đề được đặt ra là chế phẩm RUVINTAT có tác dụng ở các bệnh nhân tăng
huyết áp và bệnh nhân rối loạn lipid huyết như thế nào? Đây là một yêu cầu không thể
thiếu theo quy định của Bộ Y tế “Về thử thu
ốc trên lâm sàng” (Ban hành kèm theo
Quyết định số 01/2007/QĐ-BYT ngày 11 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
để hoàn thiện trong công tác nghiên cứu một dược phẩm mới. Chính vì thế, chế phẩm
RUVINTAT rất cần phải được khảo sát và đánh giá tác dụng ổn định huyết áp và ổn
định cholesterol huyết ở các bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh nhân rối loạn chuyển hóa
lipid trên các thực nghiệm lâm sàng. Đây cũng là cơ sở đả
m bảo tính pháp lý và tính
khoa học để chế phẩm RUVINTAT được Bộ Y Tế cho phép sản xuất và sử dụng dưới
dạng dược phẩm nhằm phục vụ yêu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân.





16

I. Tổng quan
1. Tổng quan về bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid [2, 5, 6, 15, 16,
17, 20, 26, 27, 29]
Bệnh tim mạch mà điển hình là tăng huyết áp (THA) và xơ vữa động mạch
hiện đang là một trong những căn bệnh hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên thế
giới. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2003, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch
là 32% ở các nước phát triển, trong đó: 50% s
ố người chết ở tuổi lớn hơn 40, 80%
số người chết ở tuổi lớn hơn 65, cho đến năm 2008, tỷ lệ tử vong hàng năm do bệnh
tim mạch trên thế giới là 17,5%. Trong đó, bệnh mạch vành có khoảng 7 triệu
người chết tại các nước đang phát triển. Theo Hội tim mạch học TP.HCM năm
2004, thì ở VN có 14,9% dân số mắc bệnh THA, trong đó ở độ tuổi nhỏ hơn 40 là
3,5-4%, độ tuổi 40 – 60 là 9,1 - 10,2%, độ tuổi 60 – 75 là 5,4 - 19,8%.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có sự liên quan giữa rối loạn chuyển hoá
lipid với tỷ lệ bệnh tim mạch rất chặt chẽ, các nghiên cứu đều thống nhất rối loạn
chuyển hoá lipid là nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như: tăng huyết áp,
nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch…
Phân loại đối với bệnh nhân tăng huyết áp
Phân loại đối với bệnh nhân tăng huyết áp theo JNC VI (Khuyến cáo của Liên
ủy ban Quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp lần
thứ 6-1997 từ 18 tuổi trở lên).
Bảng 1: Phân loại mức HA theo JNC VI
Phân lọai Tâm thu Tâm trương
Tối ưu

Bình thường
Bình thường cao
THA độ 1
THA độ 2
THA độ 3
<120 và
< 130 hoặc
130 – 139 hoặc
140 – 159 hoặc
160 -179 hoặc
≥ 180 hoặc
< 80
< 85
85 - 89
90 – 99
100 -109
≥ 110

17


Phân lọai đối với bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid
Để lựa chọn kế hoạch điều trị thích hợp, ngày nay người ta thường dựa trên báo
cáo lần 3 của chương trình Giáo Dục Quốc Gia về Cholesterol tại Mỹ (NCEP-
National Cholesterol Education Program) và của ủy Ban Điều Trị Tăng Cholesterol
ở người trưởng thành (ATP III- Adult Treatment Panel III).
Bảng 2: Phân loại theo ATP III về LDL-C, Cholesterol TP, HDL-C, TG
Thấp Tối ưuGần tối ưu Giới hạn cao Cao R
ất cao
Cholesterol–TP

(mg/dl)
< 200 200-239 ≥ 240
LDL-C (mg/dl) <100 100-129 130-159 160-189 ≥190
HDL-C (mg/dl) <40 ≥ 60
TG (mg/dl) <150 150-199 200-499 ≥ 500

Những yếu tố nguy cơ làm thay đổi mục tiêu điều trị LDL
Trong quá trình điều trị bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid, có những yếu tố
nguy cơ có thể làm thay đổi mục tiêu điều trị LDL, những yếu tố nguy cơ chính (không
kể LDL-C) có thể liệt kê như:
- Hút thuốc lá
- Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90 mmHg hoặc đang sử dụng thuốc hạ áp)
-
HDL-C thấp (<40 mg/dL hoặc 1,03mmol/L)*
- Tiền sử gia đình có bệnh mạch vành sớm (bệnh mạch vành ở nam trực hệ <55 tuổi
và nữ trực hệ <65 tuổi)
- Tuổi (nam ≥ 45, nữ ≥ 55).
* Đái tháo đường được xem như là một yếu tố nguy cơ tương đương bệnh mạch vành.
HDL- C > 60mg/dL (1,6mmol/L) được kể như là một yếu tố nguy cơ âm tính. Sự
có mặt của nó giúp làm giảm b
ớt một yếu tố nguy cơ trong tổng số.


18

2. Tổng quan về các dược liệu trong chế phẩm RUVINTAT [1, 19, 25, 28, 30]
Hoa hòe
Hoa hòe là hoa chưa nở đã phơi hoặc sấy khô của cây hòe (Sophora japonica -
Lin, họ Đậu - Fabaceace). Hoa hòe với thành phần hóa học chủ yếu là nhóm flavonoid
mà điển hình là rutoside (rutin), bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B,

sophorin C, các nguyên tố: Ca, 0,61%; Mg, 0,2%; P, 0,12%; Cu, 3,97 mg/kg; Mn,
20,87 mg/kg; Fe, 7,65 mg/kg; Zn, 20,87 mg/kg .
Rutin trong hoa hòe có tác dụng tăng sức bền của mao mạch, dùng cho trường
hợp bệnh nhân bị cao huyết áp mà mao quản dễ bị đứt vỡ, điều trị bệnh xơ cứng động
mạch, phòng ngừa tai biến mạ
ch máu não .
Theo YHCT hoa hòe có vị đắng, tính bình, vào kinh can, đại tràng. Có tác dụng
lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết.
Ngưu tất
Dược liệu dùng là rễ đã chế biến và phơi hay sấy khô của cây ngưu tất
(Achyranthes bidentata Blume) thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae).
Với thành phần hóa học rễ ngưu tất chứa saponin triterpen, có phần genin là
acid oleanolic và phần đường kết hợp là: glucose, galactose, rhamnose. Ngoài ra, trong
ngưu tất còn có: các sterol ecdysteron và inokosterol, β - sitosterol, stigmasterol,
polysaccarids và nhiều nguyên tố vi lượng, mà chủ yếu là kalium.
Rễ ngưu tất có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, mứ
c độ hạ huyết áp từ từ, thời gian
tác dụng kéo dài . Tác dụng của rễ ngưu tất trên mèo với liều 1g/kg cân nặng là tương
đương với tác dụng của reserpin với liều 1mg/kg thể trọng . Liều LD
50
của rễ ngưu tất
là 99g/kg. Hiện nay ngưu tất được dùng làm thuốc điều trị bệnh xơ mỡ động mạch phối
hợp bệnh cao huyết áp của người lớn tuổi. Liều dùng 3 - 9 g/ngày thuốc sắc hoặc nấu
cao rễ ngưu tất hoặc phối vị các dược liệu khác .
Theo YHCT, ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, vào 2 kinh can và thận.
Có tác dụng bổ can thận, mạ
nh cân cốt, phá ứ huyết .
Dừa cạn

19


Tên khoa học là Catharanthus roseus (L.) G. Don, thuộc họ Trúc đào
(Apocynaceae). Dừa cạn còn có tên khác: bông dừa; hoa hải đằng; trường xuân hoa.
Thành phần chủ yếu là các alcaloid, rất phức tạp, hiện đã phát hiện được hơn 90
chất khác nhau . Các alcaloid chính là: vinblastin (VBL) tức vincaleucoblastin (trong
lá) vincristin tức leurocristin (VCR) (trong lá, rễ), tetrahydroalstonin, vindolin (trong
lá), vindolinin (trong lá), catharanthin (trong lá, rễ), ajmalicin (trong rễ), serpentin
(trong rễ), reserpin (trong rễ)
Dừa cạn Việt Nam có tỷ lệ alcaloid toàn phần là 0,7 - 1,2%, rễ chứa 0,7- 2,4%,
thân 0,46%, và lá 0,37- 1,15%.
Rễ dừa cạn có vị hơi đắng, vị
mát, có tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc,
hạ huyết áp, an thần nhẹ. Trong dân gian thường dùng chữa huyết áp cao, sốt rét kiết lỵ
(cấp và mãn tính), thông tiểu, chữa đi tiểu ra máu đỏ. Ngoài vinblastin và vincristin là
2 chất có tác dụng chữa ung thư, ajmalicin có tác dụng điều trị các tai biến mạch máu
não, rối loạn tâm thần - cư xử do chứng suy não ở người già . Rễ dừa cạn được dùng để
điều trị b
ệnh cao huyết áp, sốt rét, kiết lỵ, thông tiểu . Ngày dùng 8 -12 gram dạng
thuốc sắc .
Câu đằng
Tên khoa học là Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack., thuộc họ Cà phê
(Rubiaceae), trong thành phần hoá học có 2 chất alcaloid: rhynchophylin và
isorhynchophylin
Liều nhỏ rhynchophylin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, làm dãn vi
huyết quản, làm cho huyết áp giảm xuống. Hiện nay câu đằng được dùng làm thuốc
trấn kinh và trị bệnh cao huyết áp với liều dùng 6 - 15g/ngày dưới dạng thuốc sắc.
Theo YHCT, câu đằng có vị ngọt, tính hàn, vào kinh can và tâm bào. Có tác
dụng thanh nhiệt, bình can, chấn kinh.
Mã đề
Tên khoa học Plantago major L. , thuộc họ Mã đề ( Plantaginaceae)

Toàn cây chứa một glucozit gọi là aucubin. Trong lá có chất nhầy, chất đắng,
caroten, vitamin C, vitamin K, acid citric. Trong hạt có chất nhầy, acid plantenolic,

20

adenin và cholin . Cho uống aucubin chiết từ chất nhầy không thấy có triệu chứng độc,
tác dụng lợi tiểu, chữa ho, ngoài ra aucubin có khả năng bảo vệ gan chống viên gan
trong mô hình gây viên gan bằng CCl
4
.
Trên lâm sàng, mã đề còn dùng chữa bệnh cao huyết áp, làm thuốc thông tiểu
liều 6 - 12g dạng thuốc sắc. Vào năm 1990, từ dịch chiết nước toàn cây mã đề, các nhà
khoa học đã trích ly được 6 phenylethanoid glycosides, plantainoside từ A - F với tác
dụng chống viêm, lợi tiểu và khả năng chống oxy hóa mạnh.
Theo YHCT, mã đề có vị ngọt, tính hàn, vào kinh can, thận và tiểu trường. Có
tác dụng lợi tiểu, thanh phế, can, phong nhiệt, trừ đàm, chỉ tả.
Muồng trâu
Tên khoa học - Cassia alata L., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Trong lá, quả và rễ
muồng trâu đều có chứa các dẫn chất anthraquinon, có hàm lượng 0,15-0,2% ở lá, 1,5-
2% ở quả. Trong lá có chrysophanol, aloe emodin, rheine emodin, có flavonoid là
kaempferol. Ngoài ra còn có một steroid là sitosterol trong rễ cây.
Theo YHCT, muồng trâu có vị đắng, tính mát. Có tác dụng nhuận tràng, giải
nhiệt, sát trùng, lợi tiểu, và thường dùng chữa táo bón, phù thủng với liều dùng 4-8g.
Vông nem
Tên khoa học là Erythrina variegata L., thuộc họ Đậu – Fabaceae.
Thân và lá vông nem chứa alcaloid erythrin, trong hạt có alcaloid erysotrine và
erysodine, hypaphorin là chất có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần,
gây ngũ, hạ nhiệt, hạ huyết áp .
Theo YHCT, vông nem có vị hơi đắng, tính bình. Tác dụng thanh nhiệt, an thần,
lợi tiểu, thường được dùng chữa tim hồi hộp, ngày dùng 4-6g dạng thuốc sắc.

Râu ngô (vòi nhuỵ) và hạt - Stylum et Semen Zeae của cây Ngô Zea mays L.,
thuộc họ Lúa - Poaceae.
Trong râu ngô có các chất sitosterol, stigmasterol, tinh dầu vitamin C, K , tỷ lệ
muối kali cao: 20g râu ngô phơi khô chứa 0,028g canxi và 0,532g kali. Râu ngô có tác
dụng lợi tiểu trong các bệnh về tim, thận.

21

Theo YHCT râu ngô có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, bình
can, lợi mật.
Bảng 3: Tóm tắt các vị thuốc theo YHCT
Dược liệu Tính vị quy kinh Công dụng
Hoa hòe Đắng nhạt, tính bình, vào
kinh can, đại tràng
Có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ
huyết.
Ngưu tất Chua, đắng, bình, vào kinh
can thận
Phá huyết hành ứ, bổ can thận, mạnh gân
cốt
Dừa cạn Hơi đắng, vị mát Hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc, an thần .
Câu đằng Ngọt, tính hàn, vào kinh can
và tâm bào.
Thanh nhiệt, bình can, chấn kinh
Mã đề Ngọt, tính hàn, vào kinh
can, thận và tiểu trường.
Lợi tiểu, thanh phế, can, phong nhiệt, trừ
đàm, chỉ tả
Muồng trâu Đắng, tính mát. Nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu


Vông nem Hơi đắng, tính bình. Thanh nhiệt, an thần, lợi tiểu
Râu ngô Ngọt, tính bình.

Lợi tiểu, tiêu thũng, bình can, lợi mật.

Theo lý thuyết , tổng hợp tính chất dược lý YHCT của từng vị thuốc trong 8 vị,
chúng ta có nhận định về cơ chế tác động của viên nang như sau:
- 4 vị có tính bình : Hoa hòe, Ngưu tất, Vông nem, Râu ngô.
- 2 vị có tính mát : Dừa cạn, Muồng trâu.
- 2 vị có tính hàn : Câu đằng, Mã đề.
Như vậy chế phẩm có tính hàn lương, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, an thần,
hoạt huyết, khử ứ, thông kinh, bổ can thận, lợi niệu, tr
ừ đàm. Có chỉ định trong các
trường hợp: Can hỏa vượng, can thận âm hư, khí trệ huyết ứ, đàm thấp.

22

Theo lý luận của YHCT thì không sử dụng thuốc hàn cho bệnh hàn. Vậy không
nên sử dụng bài thuốc này cho bệnh nhân ở thể hàn, như Tỳ dương hư, Thận dương
hư, Tỳ thận dương hư…
3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài [22]
Vào năm 1997, Trung Tâm Sâm và Dược Liệu TP. HCM đã đăng ký đề tài cấp Bộ
“Nghiên cứu chế phẩm RUVINTAT có tác dụng điều trị bệnh tim mạch từ hỗn
hợp các dược liệu” với mã số KHYD – 0226R. Đây là giai đoạn nghiên cứu định
hướng về thành phần công thức, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng và giai đoạn
thử nghiệm tiền lâm sàng và cho một số kết quả chính như sau:
Về mặt tiêu chuẩn hóa nguyên liệu
- Đã áp dụng các phương pháp đánh giá chất lượng nguyên liệu để đưa vào nghiên
cứu, cụ thể như phương pháp kiểm nghiệm bằng nhận xét cảm quan, xác định độ
ẩm, độ tro, tạp chất, định tính các hợp chất hóa học bằng phản ứng hóa học, bằng

sắc ký lớp mỏng, định lượng hàm lượng hoạt chất bằng phươ
ng pháp quang phổ tử
ngoại khả kiến (đối với flavonoid toàn phần và saponin toàn phần trong nguyên
liệu) và bằng phương pháp cân (đối với hàm lượng alcaloid toàn phần trong nguyên
liệu).
- Đã tiêu chuẩn hóa các dược liệu nghiên cứu dựa vào các phương pháp đánh giá chất
lượng đã nêu trên, và đã xác định được nguyên liệu đạt theo các tiêu chuẩn Dược
Điển Việt Nam để có thể nghiên cứu.
Tóm lại, các nguyên liệu nghiên cứu đều đạt tiêu chuẩ
n về độ tinh khiết, định
tính, định lượng. Do đó nguồn nguyên liệu đã được chứng minh là đảm bảo chất
lượng để làm thuốc.
Về mặt điều chế, tiêu chuẩn hóa và thử tác dụng dược lý cao toàn phần
- Đã áp dụng được các qui trình chiết xuất những hợp chất thiên nhiên từ các dược
liệu thành một sản phẩm được gọi tên là “Cao toàn phần” với một tỷ lệ thích hợp là
vừa có tính an toàn lại vừa có hiệu lực, với trang thiết bị đơn giản, dung môi, hóa
chất dễ tìm, rẻ tiền, phù hợp v
ới quy mô nghiên cứu cũng như triển khai sản xuất,

23

thu được hiệu suất chiết mong muốn và đạt được hiệu quả kinh tế đáng kể.
- Đã xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng của cao toàn phần về các
mặt cảm quan, định tính, định lượng.
- Đã thử tác dụng dược lý của cao toàn phần và thu được một số kết quả là:
- Cao toàn phần không thể hiện độc tính đường uống ở liều 15g/ kg th
ể trọng;
- Với liều 62,4mg/ kg thể trọng cao toàn phần có tác dụng hạ huyết áp, hạ
cholesterol trên các mô hình thử nghiệm dược lý.
Về mặt điều chế, tiêu chuẩn hóa và thử tác dụng dược lý chế phẩm

- Đã nghiên cứu bào chế được dạng chế phẩm viên bao đường .
- Đã xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm chế phẩm RUVINTAT Dược Điển
Việt Nam và đã đánh giá chất lượng chế phẩm về mặt định tính và định lượng các
hợp chất flavonoid, saponin triterpen và alkaloid theo “Quy chế đánh giá tính an
toàn và hi
ệu lực thuốc cổ truyền”.
- Đã xác định hàm lượng rutin và acid oleanolic trong chế phẩm bằng phương pháp
sắc ký chế hóa kết hợp với định lượng quang phổ tử ngoại, phương pháp này đã
nâng cao độ nhạy khi phát hiện hàm lượng nhỏ rutin và acid oleanolic trong chế
phẩm.
- Đã khảo sát tính ổn định của chế phẩm trong điều kiện tự nhiên với thời gian 12
tháng, kết quả là chế
phẩm vẫn đảm bảo chất lượng sau thời gian theo dõi.
Chế phẩm đã được thử tác dụng dược lý theo “Quy chế đánh giá tính an toàn và
hiệu lực thuốc cổ truyền” theo quyết định 371/BYT-QĐ (12/03/1996) và thu được
một số kết quả bước đầu như sau:
Về độc tính cấp diễn đường uống
Chế phẩm không xác định được liều LD
50
, liều chế phẩm tối đa có thể bơm
được theo đường uống cho súc vật là 10g/kg thể trọng đã không thấy tử vong,
chứng tỏ chế phẩm không có độc tính cấp diễn đường uống.
Về độc tính bán trường diễn

24

Chế phẩm “RUVINTAT” sử dụng dài ngày với liều 0,6g/kg súc vật thử nghiệm
(tương đương với 20 lần liều sử dụng trên người) không ảnh hưởng đến các chỉ
số sinh học, huyết học, cũng như không ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào gan và
thận của chuột thử nghiệm. Như vậy, chế phẩm không thể hiện độc tính bán

trường diễn.
Về tác dụng hạ cholesterol
- Ở súc vật thực nghiệm bị tăng cholesterol do dùng chế độ ăn hàng ngày nhiều
cholesterol, tác dụng hạ dần cholesterol sau 7 ngày dùng thuốc với liều 0,3
g/kg thể trọng và ở giai đoạn điều trị 21 ngày, liều 0,3 g/kg vẫn giảm lượng
cholesterol so với chứng. Kết quả này thể hiện tác dụng điều trị của chế phẩm
trong cơ địa bị
tăng cholesterol. Ngoài ra, chế phẩm còn có tác dụng dự phòng
và duy trì lượng cholesterol bình thường trong cơ thể do yếu tố nội sinh gây
tăng.
- Cùng với mô hình gây tăng cholesterol, hàm lượng triglycerid ở các lô thử
nghiệm cũng tăng so với lô chứng, nhưng chế phẩm không ảnh hưởng đến kết
quả điều trị của nó ở những giai đoạn thử nghiệm.
Tác dụng hạ huyết áp
Chế phẩm có tác dụng làm hạ huyết áp (27 - 30%) ở liều 0,3 g/kg thể trọng sau
10 phút dùng thuốc và duy trì trong thời gian theo dõi (4 giờ), tương đương với
liều 0,2mg/ kg thể trọng của biệt dược nifehexal.
Về tác dụng trên hệ thần kinh trung ương
Chế phẩm có tác động kéo dài thời gian ngủ của natri barbital ở liều 0,3g/kg
thể trọng và đã thể hiện tác dụng an thần của chế phẩm.
Về tác dụng lợi tiểu
Chế phẩm RUVINTAT sử dụng ở liều 0,1 g/ kg thể trọng chuột thử nghiệm có
tác dụng làm tăng lượng nước tiểu lên 59% so với lô chứng. Tác dụng này là
tương đương với lô đối chứng dùng Furosemid liều 16mg/ kg thể trọng. Điều
này chứng tỏ chế phẩm có tác dụng lợi tiểu ở liều 0,1g/ kg thể trọng.
Những nghiên cứu về ch
ế phẩm RUVINTAT (đề tài cấp bộ, mã số

25


KHYD-0226R) năm 1997 - 2001 đã được đánh giá và nghiệm thu vào năm
2001 tại Hội Đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ được thành lập theo
Quyết đònh số: 2251/QĐ-BYT ngày 13 tháng 6 năm 2001 của Bộ Trưởng bộ
Y Tế. Hội đồng đã đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài đạt loại: khá, và
đề nghò được Bộ cho tiếp tục nghiên cứu tiếp về lâm sàng thuốc
RUVINTAT.
4. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài
Trong lĩnh vực điều trị, nhóm thuốc tim mạch chiếm tỷ trọng lớn nhất và
là 22% tổng số thuốc mới của 40 cơng ty hàng đầu thế giới từ năm 1970 cho đến
nay. Tuy nhiên, giá thành của dược phẩm tây y vẫn còn cao và đặc biệt là
thường gây các phả
n ứng phụ. Vì vậy, xu hướng chung trên thế giới hiện đang
trở dùng nguồn dược liệu trong thiên nhiên làm thuốc phòng và chữa bệnh. Số
liệu thống kê cho thấy thị trường thế giới về thuốc từ thảo mộc đạt 20 tỷ USD
vào năm 2003 tăng gần 10% so với năm 2000.
Tại Việt Nam hầu hết các dược phẩm tây y điều trị bệnh tim mạch đều
phả
i nhập ngoại, do đó việc nghiên cứu thuốc có nguồn gốc dược liệu trong
nước có ý nghĩa rất to lớn. Đây cũng là một định hướng phát triển cơ bản của
ngành Y-Dược Việt Nam theo chủ trương của Nhà nước ta. Hiện nay, nhu cầu
sử dụng dược liệu ở Nước ta là hơn 50.000 tấn trong một năm, trong đó thuốc y
học cổ truyền chiếm 27%. Từ năm 1990, Trung Tâm Sâm và Dược Liệu TP.
HCM đã tiến hành nghiên cứu phát triển một số chế phẩm có nguồn gốc dược
liệu để điều trị các bệnh tim mạch mà điển hình là tăng huyết áp và rối loạn
chuyển hóa lipid, trong đó có chế phẩm RUVINTAT.
Các kết quả nghiên cứu dược lý đã chứng minh chế phẩm RUVINTAT
có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định cholesterol huyết, và lợi tiểu
ở các mơ
hình thử nghiệm trên súc vật. Đây là một ưu điểm nổi bật của chế phẩm vì thể
hiện các tác dụng ổn định huyết áp, ổn định cholesterol huyết và lợi tiểu cùng

một viên thuốc, rất thuận lợi khi sử dụng.

×