Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Tác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.32 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG </b>

<b>Lê Thị Ngọc Bích </b>

<b>Hà Nội - 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại thương

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Vũ Hoàng Nam

Phản biện 1 :

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại

Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và thư viện Trường Đại học Ngoại thương

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng tồn cầu ln là một trong những ưu tiên của chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều chính sách được đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu trên, nhưng kết quả đạt được trong tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nội địa Việt Nam vẫn chưa được như mong đợi. Doanh nghiệp nội địa Việt Nam vẫn còn yếu kém cả về chất lượng và số lượng đối với cả hai hình thức tham gia trực tiếp thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và hình thức tham gia gián tiếp thơng qua liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp, trong đó có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quyết định của năng suất lao động (NSLĐ). Theo đó, các nghiên cứu thống nhất cho rằng các doanh nghiệp có NSLĐ cao sẽ có xu hướng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nhiều hơn. Kết quả này phần nào giải thích cho những hạn chế về tình hình tham gia chuỗi của doanh nghiệp Việt Nam khi phần lớn các doanh nghiệp nội địa Việt Nam có NSLĐ thấp. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được các nghiên cứu trước đây xem xét một cách đầy đủ, tồn diện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau của doanh nghiệp chưa được so sánh, đánh giá đầy đủ trong các nghiên cứu trước đây. Phần lớn nghiên cứu tập trung đánh giá hình thức tham gia trực tiếp thơng qua hoạt động xuất nhập khẩu mà ít đề cập tới hình thức tham gia gián tiếp thơng qua liên kết với doanh nghiệp FDI. Do đó, nội dung phân tích, so sánh tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau của doanh nghiệp là khoảng trống nghiên cứu quan trọng cần được tập trung làm rõ. Bên cạnh đó, tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam chưa được đánh giá đối với các nhóm doanh nghiệp có sự khác nhau về quy mơ, loại hình sở hữu, trình độ công nghệ hay đặc điểm môi trường kinh doanh nơi doanh nghiệp hoạt động. Xuất phát từ những khoảng trống về mặt lí thuyết và ý nghĩa về mặt thực tiễn, luận án “Tác động của năng suất lao động tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam” hướng tới làm rõ những vấn đề trên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN nội địa Việt Nam, làm rõ tác động này đối với các DN khác nhau về quy mơ, hình thức sở hữu, trình độ cơng nghệ, mơi trường kinh doanh; từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy DN nội địa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mục tiêu của luận án được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ sau:

<i>Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN </i>

và vai trò của NSLĐ đối với tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN.

<i>Thứ hai, phân tích thực trạng NSLĐ và thực trạng tham gia chuỗi cung ứng toàn </i>

cầu của DN nội địa Việt Nam.

<i>Thứ ba, lượng hóa và phân tích tác động của NSLĐ tới tham gia vào chuỗi cung </i>

ứng toàn cầu của DN nội địa Việt Nam.

<i>Thứ tư, làm rõ tác động của NSLĐ tới tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của </i>

các DN khác nhau về quy mơ, loại hình sở hữu, trình độ công nghệ và MTKD.

<i>Thứ năm, đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy sự tham gia vào chuỗi </i>

cung ứng toàn cầu của các DNnội địa Việt Nam.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi cung </b></i>

ứng tồn cầu của doanh nghiệp nội địa Việt Nam.

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu: </b></i>

<i><b>- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp nội địa 100% vốn </b></i>

Việt Nam, thuộc ngành chế biến, chế tạo.

<i>- Về không gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi </i>

lãnh thổ Việt Nam.

<i>- Về thời gian: Luận án nghiên cứu số liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn </i>

2010 - 2020 và các thông tin thu thập được từ phỏng vấn sâu một số doanh nghiệp trong năm 2023.

<b>4. Câu hỏi nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án tập trung làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:

<i>Thứ nhất, NSLĐ tác động như thế nào tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của </i>

doanh nghiệp nội địa Việt Nam?

<i>Thứ hai, tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu có sự khác </i>

biệt như thế nào giữa các nhóm doanh nghiệp nội địa khác nhau về quy mơ, loại hình sở hữu, trình độ cơng nghệ, và chất lượng MTKD nơi doanh nghiệp hoạt động?

<i>Thứ ba, Việt Nam cần có những giải pháp, chính sách gì để thúc đẩy DN nội địa </i>

tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu thơng qua tăng NSLĐ?

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.

<i><b>Nghiên cứu định lượng </b></i>

<i>Mơ hình hồi quy Probit ngẫu nhiên động với biến công cụ (IV): NCS sử dụng mơ </i>

hình hồi quy Probit ngẫu nhiên động (Dynamic Random-Effect Probit Model) để đánh giá tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi của doanh nghiệp (Roberts và Tybout, 1997; Bernard và Jensen, 2004; Monreal và cộng sự, 2012). Ngoài ra, để giải quyết vấn đề nội sinh gây ra bởi mối quan hệ hai chiều giữa các biến số (biến phụ thuộc và biến độc lập), luận án sử dụng biến công cụ cho NSLĐ trong mơ hình hồi quy (Fisman và Svensson, 2007; Đỗ và Vũ, 2021; Vũ và cộng sự, 2023).

<i><b>Nghiên cứu định tính </b></i>

<i>Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong quá </i>

trình tổng hợp và phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN. Trên cơ sở đó, NCS tìm ra khoảng trống nghiên cứu và xây dựng khung phân tích của luận án.

<i>Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng thông qua các sơ </i>

đồ, biểu đồ nhằm làm rõ thực trạng NSLĐ, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN.

<i>Phương pháp nghiên cứu tình huống và phỏng vấn sâu: NCS tiến hành phỏng </i>

vấn sâu một số DN điển hình trong ngành chế biến, chế tạo. Kết quả phỏng vấn sâu được sử dụng để khẳng định kết quả phân tích định lượng. Ngoài ra, phỏng vấn sâu cũng cung

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

cấp những thông tin thực tế trong hoạt động của DN, giúp so sánh, giải thích và bổ sung cho phương pháp định lượng

<b>6. Đóng góp mới của luận án </b>

Kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp mới ở các khía cạnh cụ thể như sau:

<i>Thứ nhất, luận án đã tổng hợp và làm rõ vấn đề lý thuyết về tham gia chuỗi cung </i>

ứng toàn cầu của doanh nghiệp. Nếu như các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu của doanh nghiệp thơng qua hình thức xuất nhập khẩu, luận án đã bổ sung và phân tích cả hình thức tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu gián tiếp

<i>thơng qua liên kết với các doanh nghiệp FDI. </i>

<i>Thứ hai, các kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm bằng chứng khẳng </i>

định các lý luận về tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau của doanh nghiệp nội địa Việt Nam. luận án cũng phân tích và làm rõ tác động của NSLĐ tới từng hình thức tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu khác nhau, bao gồm hình thức tham gia trực tiếp và gián tiếp, hình thức tham gia liên kết ngược và liên kết xuôi. Tác động của NSLĐ được chỉ ra là có sự khác biệt đối với từng hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau.

<i>Thứ ba, về mặt phương pháp, luận án đã giải quyết được vấn đề nội sinh gây ra </i>

bởi mối quan hệ hai chiều giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình đánh giá tác động của NSLĐ tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp.

<i>Thứ tư, luận án xem xét tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi </i>

cung ứng tồn cầu của doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau, bổ sung và làm rõ

<i>những vấn đề còn tồn tại trong lý thuyết này. Thứ nhất, tác động của NSLĐ được xem </i>

xét, so sánh giữa những doanh nghiệp có quy mơ khác nhau, giữa doanh nghiệp có quy

<i>mô vừa và nhỏ và doanh nghiệp quy mô lớn. Thứ hai, tác động của NSLĐ tới tham gia </i>

chuỗi cung ứng tồn cầu được so sánh giữa nhóm doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, chỉ ra những khác biệt trong xu hướng tác động giữa hai nhóm doanh nghiệp.

<i>Thứ ba, tác động của NSLĐ cịn được xem xét, so sánh giữa các doanh nghiệp thuộc </i>

nhóm ngành khác nhau về trình độ cơng nghệ, cụ thể là giữa nhóm ngành cơng nghệ

<i>cao, cơng nghệ trung bình và cơng nghệ thấp. Thứ tư, tác động của NSLĐ tới các hình </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp được chứng minh là chịu ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh (MTKD) nơi doanh nghiệp hoạt động.

<i>Thứ năm, thơng qua phân tích định lượng, luận án đã chỉ rõ tác động của NSLĐ </i>

tới các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nội địa trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam trong thời gian qua. Đây là ngành giữ vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của các ngành công nghiệp của Việt Nam. Kết quả phân tích góp phần lí giải cho thực trạng tham gia còn nhiều hạn chế vào chuỗi cung ứng tồn cầu của doanh nghiệp nội địa trong ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng gợi ý các giải pháp và chính sách phù hợp để tăng cường sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nội địa trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam trong thời gian tới.

<i>Thứ sáu, luận án chỉ ra sự khác biệt trong tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi </i>

cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nội địa trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam thuộc các nhóm khác nhau về quy mơ, loại hình sở hữu, trình độ cơng nghệ và chất lượng MTKD nơi doanh nghiệp hoạt động. Đây là những khía cạnh có ý nghĩa thực tiễn đối với nền kinh tế đang chuyển đổi của Việt Nam. Những phân tích này là căn cứ khoa học quan trọng giúp đưa ra những giải pháp và chính sách phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp nội địa trong nền kinh tế.

<b>7. Cấu trúc luận án </b>

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục cơng trình cơng trình đã cơng bố, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm có 06 chương :

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của năng suất lao động tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng năng suất lao động và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam

Chương 5: Phân tích tác động của năng suất lao động tới tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam

Chương 6 : Các giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp </b>

<i><b>Về tiêu chí xác định sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp </b></i>

Phần lớn các nghiên cứu trước đây xác định sự tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu của doanh nghiệp bằng hình thức tham gia trực tiếp qua hoạt động xuất nhập khẩu. Ngồi ra, tiêu chí xuất nhập khẩu cịn được sử dụng kết hợp với các tiêu chí khác như tiêu chí có chứng chỉ chất lượng quốc tế (WTO, 2014; Reddy và cộng sự, 2020) hay tiêu chí vốn chủ sở hữu nước ngoài (Dovis và Zaki, 2020).

<i><b>Về phương pháp đánh giá sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp </b></i>

Sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp được đánh giá phổ biến thơng qua hai hình thức: đánh giá mức độ tham gia và đánh giá tình trạng có hay khơng tham gia vào chuỗi. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây mới chỉ đánh giá sự tham gia chuỗi của doanh nghiệp dưới hình thức tham gia trực tiếp hay thơng qua hoạt động xuất nhập khẩu, mà ít đề cập tới hình thức tham gia gián tiếp thơng qua liên kết với doanh nghiệp FDI.

<b>1.2. Các nhân tố tác động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp </b>

Sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp được xác định là chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm ngành và các yếu tố thuộc mơi trường kinh doanh bên ngồi.

Các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng tới sự tham gia vào chuỗi của doanh nghiệp bao gồm: năng suất lao động, quy mơ, loại hình sở hữu, trình độ cơng nghệ, tuổi doanh nghiệp, trang bị vốn/lao động, vị trí trong khu cơng nghiệp.

Yếu tố đặc điểm ngành có ảnh hưởng tới tham gia chuỗi của doanh nghiệp là mức độ tập trung của ngành.

Các yếu tố mơi trường kinh doanh bên ngồi bao gồm: thủ tục hành chính, an ninh, mơi trường, mức độ thực thi hợp đồng.

<b>1.3. Tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>Về đo lường năng suất lao động </b></i>

NSLĐ của doanh nghiệp chủ yếu được đo lường bằng tổng giá trị đầu ra trên lượng lao động đầu vào. Trong đó tổng giá trị đầu ra có thể được đo lường bằng tổng giá trị gia tăng (Love và Mansury, 2009; Rasiah và cộng sự, 2010; Monreal và cộng sự (2012) hoặc bằng tổng doanh thu thuần (Harvie và cộng sự, 2012; Arudchelvan và Wignaraja, 2015; Nguyễn và cộng sự, 2019; Urata và Baek, 2020; Reddy và cộng sự, 2021). Lượng lao động đầu ra có thể được đo lường bằng tổng số giờ lao động hoặc tổng số lao động.

<i><b>Về kết quả đánh giá tác động của năng suất lao động tới sự tham gia chuỗi cưng ứng toàn cầu của doanh nghiệp </b></i>

Phần lớn các nghiên cứu định lượng đã đưa ra bằng chứng về tác động tích cực của NSLĐ tới sự tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu của doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp có NSLĐ cao hơn có xu hướng tham gia chuỗi nhiều hơn các doanh nghiệp có NSLĐ thấp (Harvie và cộng sự, 2010); Rasiah và cộng sự, 2010; Urata và Baek, 2020; Reddy và cộng sự, 2021).

<i><b>Về mơ hình nghiên cứu </b></i>

Khi đánh giá tác động của NSLĐ tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp, vấn đề nội sinh cần được xử lý để tránh những sai lệch trong kết quả ước lượng. Vấn đề này có thể được xử lý bằng việc sử dụng biến trễ, sử dụng giá trị trung bình theo thời gian của các biến giải thích hoặc sử dụng biến công cụ cho biến NSLĐ (Monreal và cộng sự, 2012; Dollar và cộng sự, 2018).

<b>1.4. Khoảng trống nghiên cứu </b>

Sau khi đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, NCS nhận thấy một số khoảng trống nghiên cứu chưa được xem xét như sau:

<i>Thứ nhất, các nghiên cứu chưa phân tích, so sánh tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia khác nhau vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp. Các </i>

nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá sự tham gia chuỗi của doanh nghiệp thơng qua hình thức trực tiếp bằng hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, ít đề cập tới hình thức tham gia khác của doanh nghiệp vào chuỗi, đặc biệt là hình thức tham gia gián tiếp thơng qua liên kết với doanh nghiệp FDI.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Thứ hai, những hiểu biết về tác động của NSLĐ tới sự tham gia vào chuỗi cung </i>

ứng toàn cầu đối với các nhóm doanh nghiệp khác nhau về quy mơ, loại hình sở hữu, nhóm ngành, và địa phương hoạt động với chất lượng MTKD khác nhau còn rất hạn

<i>chế. Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ đánh giá tác động của NSLĐ tới sự tham gia chuỗi </i>

của tất cả các doanh nghiệp nói chung, với giả định tác động này là giống nhau cho mọi nhóm doanh nghiệp. Trong khi đó, đối với nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, các doanh nghiệp với những đặc điểm khác nhau về quy mô, loại hình sở hữu, nhóm ngành và mơi trường hoạt động có sự khác biệt lớn trong tiếp cận nguồn lực, năng lực sản xuất cũng như mức độ nhạy cảm với các chính sách bên ngồi.

<i>Thứ ba, vấn đề nội sinh trong mơ hình nghiên cứu tác động của NSLĐ tới sự </i>

tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp mới chỉ được giải quyết trong một số ít các nghiên cứu trên thế giới và chưa được đề cập trong các nghiên cứu về doanh nghiệp Việt Nam.

<i>Thứ tư, phần lớn các nghiên cứu về tác động của NSLĐ tới sự tham gia vào chuỗi </i>

cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp đánh giá mối quan hệ này một cách độc lập trong mơ hình mà chưa xem xét tới ảnh hưởng của các yếu tố khác.

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TỚI THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA </b>

<b>DOANH NGHIỆP 2.1. Cơ sở lý luận về năng suất lao động </b>

<i><b>2.1.1. Khái niệm năng suất lao động </b></i>

<i><b>2.1.2. Vai trò của năng suất lao động đối với doanh nghiệp 2.1.3. Đo lường năng suất lao động của doanh nghiệp </b></i>

<b>2.2. Cơ sở lý luận về tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp </b>

<i><b>2.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng toàn cầu </b></i>

<i>Chuỗi cung ứng toàn cầu được hiểu là “việc tổ chức các hoạt động xuyên biên giới cần thiết để sản xuất hàng hóa, dịch vụ và mang tới tay người tiêu dùng, từ nguyên </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>liệu đầu vào qua nhiều giai đoạn phát triển, sản xuất và phân phối sản phẩm” (Tổ chức </i>

Lao động Quốc tế, 2016). Dưới góc độ doanh nghiệp, chuỗi cung ứng toàn cầu phản ảnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp, giữa doanh nghiệp với các khách hàng vượt ra phạm vi lãnh thổ một quốc gia.

<i><b>2.2.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu </b></i>

<i><b>2.2.3. Vai trò của tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu đối với doanh nghiệp 2.2.4. Các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp </b></i>

<i>Thứ nhất, xét về đối tượng khách hàng, nhà cung cấp, hình thức tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu của doanh nghiệp có thể phân loại thành: tham gia thông qua thương mại quốc tế và thông qua liên kết với doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp tham gia vào </i>

chuỗi qua thương mại quốc tế khi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu trực tiếp. Doanh nghiệp tham gia thông qua liên kết với doanh nghiệp FDI bằng hoặt động mua/bán với các doanh nghiệp FDI.

<i>Thứ hai, căn cứ vào vai trò đối với đối tác trong chuỗi cung ứng tồn cầu, doanh nghiệp có thể tham gia chuỗi bằng hai hình thức: Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với liên kết xuôi chiều (forward participation) và liên kết ngược chiều (backward participation) (Ganne và Lundquist, 2019). Doanh nghiệp được coi là tham gia chuỗi </i>

liên kết xi chiều nếu doanh nghiệp đóng vai trò là nhà cung cấp trong chuỗi. Doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết ngược chiều nếu doanh nghiệp đóng vai trị là bên mua ngun vật liệu đầu vào từ các đối tác trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

<b>2.3. Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp </b>

NSLĐ và tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu của doanh nghiệp có mối quan hệ hai chiều.

<i><b>2.3.1. Tác động của năng suất lao động tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp </b></i>

Tác động của NSLĐ tới các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp được đề cập trong các lý thuyết thương mại quốc tế (Meliz, 2003; Bernard và cộng sự, 2007) và các lý thuyết về mạng lưới kinh doanh chiến lược (Markusen và cộng sự, 1996; Chen và Chen, 1998). Các lý thuyết đều cho rằng NSLĐ là một yếu tố

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

có tác động tích cực tới khả năng tham gia các hình thức chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau của doanh nghiệp.

<i><b>2.3.2. Tác động của tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu tới năng suất lao động của doanh nghiệp </b></i>

Ở chiều ngược lại, sự tham gia của doanh nghiệp vào các hình thức khác nhau của chuỗi cũng có tác động tới NSLĐ của doanh nghiệp. Tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu cũng có tác động tích cực tới NSLĐ của doanh nghiệp (Grossman và Helpman, 1991; Clerides và cộng sự, 1998; Criscuolo và Timmis, 2017; Javorcik, 2004).

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu </b>

<i><b>3.1.1. Khung phân tích </b></i>

Trên cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp, luận án tập trung đánh giá tác động của NSLĐ tới tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, phân biệt giữa hình thức tham gia thơng qua thương mại quốc tế và hình thức tham gia qua liên kết với doanh nghiệp FDI, giữa hình thức tham gia liên kết ngược và hình thức tham gia liên kết xi. Tác động của NSLĐ của khả năng tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn

<i>cầu trong Mối quan hệ 1 trong khung nghiên cứu. Mối quan hệ này được đánh giá với </i>

cả 4 hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp, bao gồm: hình thức tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu thông qua thương mại quốc tế, thông qua liên kết với doanh nghiệp FDI, thông qua chuỗi liên kết xuôi chiều, và thông qua chuỗi liên kết ngược chiều.

Bên cạnh đó, để làm rõ những khoảng trống nghiên cứu quan trọng trong tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của NSLĐ tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp, luận án bổ sung thêm các khía cạnh có ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này. Cụ thể, yếu tố quy mơ doanh nghiệp, loại hình sở hữu, trình độ cơng nghệ của các nhóm ngành và MTKD nơi doanh nghiệp hoạt động được nhận định là không chỉ có ảnh hưởng một cách độc lập tới tham gia chuỗi của doanh nghiệp mà cịn có ảnh hưởng tới tham gia chuỗi của doanh nghiệp có NSLĐ khác nhau (Mối quan hệ 2, 3, 4, 5).

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Hình 3.1. Khung phân tích tác động của NSLĐ tới sự tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu của doanh nghiệp </b>

<i>Chú thích: biểu thị tác động trực tiếp, tác động chính biểu thị tác động tương tác </i>

<i>(Nguồn: NCS xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu) </i>

<i><b>3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu </b></i>

<i><b>Giả thuyết H1: Năng suất lao động có tác động tích cực tới tham gia vào chuỗi </b></i>

<i>cung ứng tồn cầu của doanh nghiệp nội địa Việt Nam. </i>

<i><b>Giả thuyết H2.1: Tác động của năng suất lao động tới hình thức tham gia chuỗi </b></i>

<i>cung ứng tồn cầu qua thương mại quốc tế nhỏ hơn so với hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu qua liên kết với doanh nghiệp FDI. </i>

<i><b>Giả thuyết H2.2: Tác động của năng suất lao động tới hình thức tham gia chuỗi </b></i>

<i>cung ứng toàn cầu qua thương mại quốc tế nhỏ hơn so với hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu qua liên kết với doanh nghiệp FDI. </i>

<i><b>Giả thuyết H3: Tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng </b></i>

<i>toàn cầu của doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ là nhỏ hơn so với doanh nghiệp quy mô lớn. </i>

<i><b>Giả thuyết H4: Tác động của năng suất lao động tới tham gia chuỗi cung ứng </b></i>

<i>toàn cầu của doanh nghiệp tư nhân nhỏ hơn so với doanh nghiệp nhà nước. </i>

<small>Trình độ công nghệ Môi trường kinh doanh địa phương </small>

<b>(1) </b>

<b><small>(2)) </small></b>

<b><small>(3)) </small></b>

<b><small>(4)) </small></b>

<b><small>(5)) </small></b>

</div>

×