Câu hỏi : phương hướng, quan điểm giải quyết việc làm cho nông dân không di cư ở Việt
Nam giai đoạn tới.
Trả lời:
1. Nguyên nhân
Tình trạng nông dân phải di cư không có gì là mới mẻ ở Việt Nam. Ngay từ những năm trước
năm 1945 người dân trong nước đã có sự di cư đến các vùng khác nhau trong và ngoài nước
do tác động của chiến tranh. Tuy nhiên ngày nay, không phải chịu tác động của chiến tranh
xong tình trạng di dân vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ở nông thôn.Sự di dân của các nông dân lên
thành thị là vấn đề cấp bách đáng được quan tâm hàng đầu.Vậy vì sao lại có sự di dân từ
nông thôn lên thành thị?Theo tìm hiểu có thể thấy một số nguyên nhân sau:
a, Tác động của tự nhiên
Do nước ta là nước nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình đa dạng và phức tạp
nên chịu tác động rất lớn từ thiên nhiên. Đặc biệt là nông nghiệp, điều đó được thể hiện ở các
điểm sau:
Một là,do sự biến đổi khí hậu dẫn tới thời tiết khắc nghiệt.ngày càng có nhiều tác động không
tốt từ thiên nhiên như:lũ lụt, hạn hán, bão, thủy triều xâm nhập…làm ảnh hưởng tới nông
nghiệp. Bão kéo theo lũ lụt làm thủy triều dâng lên tràn vào các diện tích đất canh tác làm
cho đất bị nhiễm mặn khiến cho chất lượng đất giảm, điều đó đồng nghĩa với chất lượng cũng
như năng suất của cây trồng cũng giảm. Và trên thực tế, để trồng được cây như ban đầu thì
cũng phải mất khá nhiều thời gian và công sức mới có thể cải tạo lại đất đã bị nhiễm mặn ,mà
nếu có cải thiện được thì năng suất cây trồng chưa chắc đã đạt được như mong muốn. Bởi lẽ
với cách thức làm thủ công của người nông dân thì khó có thể cải tạo được những vùng đất
này, chính vì vậy nên người ta chấp nhận bỏ lại để đi tìm một công việc mới cũng là điều dễ
hiểu.
Hai là, cũng vì sự tác động của thời tiết, của môi trường như thế mà các dịch bệnh cũng xuất
hiện ngày càng nhiều trên cây trồng cũng như vật nuôi như: cúm H1N1, H5N1 (ở gia cầm);
tai xanh (ở lợn); nở mồn long móng(ở trâu bò) và các loại bệnh lạ ở thủy sản nuôi trồng, cây
trồng… Tất cả đều có ảnh hưởng rất lớn tới người nông dân. Khi mà các dịch bệnh xuất hiện
hầu hết các sản phẩm này đều bị tẩy chay, bị ép giá, thậm chí không được phép bán ra thị
trường.chính điều này khiến nông dân lâm vào cảnh “đã nghèo nay còn nghèo hơn”. Như
những nơi trồng mía hay nuôi cá Tra,cá Pasa trong đến vụ thu hoạch rồi những không có
người mua khiến nông dân vô cùng khốn cùng: tiền đầu tư vào không được thu về mà công
bỏ ra thì cũng mất.vì lý do ấy cũng không ít người bỏ nghề đi tìm công việc khác.
Ba là, do địa hình nước ta bị chia cắt nên sự phân biệt khí hậu giữa các vùng miền là rõ rệt,
dẫn tới các cách thức cũng như nông sản ở các nơi cũng khác nhau theo vùng miền. Đặc biệt
sự khó khăn về cơ sở hạ tầng theo các vùng miền khác nhau như giữa miền núi và đồng
bằng,giữa hai đảo và đất liền. sự đi lại cũng như điều kiện ở đồng bằng hơn miền núi, đất liền
hơn hải đảo nên có sự di dân cũng là điều tất yếu.
b, Tác động của KT-XH
Một là, do người dân nông thôn không muốn làm nông dân, vì họ luôn mang trong mình tâm
lý ra thành thị sẽ có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập sẽ cao hơn để từ đó sẽ có thêm khoản
dư nào đó để trang trải cuộc sống. Theo Báo cáo Phát triển con người 2009 đã ước tính, tổng
số tiền mà người Việt Nam di cư trong nước và quốc tế gửi về trong năm 2007 là 5,5 tỷ USD.
Trong đó, tính theo tổng lượng tiền gửi về thì Việt Nam đứng thứ 19/182 quốc gia và vùng
lãnh thổ, còn tính lượng tiền gửi về theo đầu người (trung bình là 63 USD/người) thì Việt
Nam đứng thứ 88. Con số này đã chứng tỏ được lợi ích kinh tế của việc di cư mang lại cho
người nông dân
Mặt khác, một bộ phận người nông thôn muốn ra thành thị để tiếp cận với nền văn hóa mới,
hiện đại hơn…Có người không ngần ngại nói rằng: “do lợi nhuận từ làm lúa không đủ để
trang trải cuộc sống. Với người già, nhu cầu thường không cao nên cố co kéo thì cũng tạm
đủ. Nhưng với người trẻ thì khác, họ rất nhạy cảm trước những thiệt thòi do chênh lệch mức
sống giữa nông thôn và thành thị. Đi tìm một cuộc mưu sinh tốt đẹp hơn đó là tâm lý rất đời
thường”.
Hai là,sự phát triển của các khu công nghiệp đã tạo ra không ít khó khăn cho nông dân: khi
KCN được mở rộng tức là đất nông nghiệp đã bị thu hẹp lại, điều đó cũng đồng nghĩa với
việc nông dân mất đất canh tác trong khi các KCN lại thiếu công nhân. Chính vì thế xu
hướng di chuyển tới những nơi có KCN là tất yếu.
Ba là, do những biến động của thị trường trong và ngoài nước không ổn định khiến người
doanh nghiệp cũng như nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong những năm gần
đây, do sự nhập lậu các sản phẩm làm từ nông sản của các doanh nghiệp đã khiến cho giá
nông sản trong nước bị ép xuống rất thấp, thậm chí còn không có người mua, khiến nông dân
gặp nhiều khó khăn, nhiều người đã quyết định bỏ nghề nông để ra thành phố với ý định cơ
may tìm được việc gì đó cứu vãn tình thế.
Bốn là, do các cây trồng hay vật nuôi trong nông nghiệp có sự thay đổi theo mùa hay có tính
mùa vụ và các công nghệ được áp dụng trong nông nghiệp còn thấp, trình độ nông dân cũng
chưa cao dẫn tới khó để tự phát triển một nghề mới có tính chất ổn định trong lúc nông nhàn
như lúa chủ yếu là 2 vụ chính và mỗi vụ kéo dài khoảng 3 tháng, tức là một năm người trồng
lúa chỉ mất 6 tháng cho việc này, 6 tháng còn lại sẽ là thời kỳ nông nhàn. Trong lúc như thế,
không có việc làm nhưng các chi tiêu và mọi chi phí cho sinh hoạt hang ngày vẫn không hề
giảm. những lúc như thế, người dân nông thôn đã chọn cách lên thành phố để tìm một công
việc mới để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.
hậu quả của việc di dân: Qua thực trạng trên, vậy chúng ta có thể đánh giá được gì về
tình trạng di dân tự do. Di dân có mặt tác động tích cực của nó, nhưng mặt khác nó cũng đặt
ra những vấn đề khó khăn và phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Những tác động tích cực của nó, chúng ta có thể thấy: ở mức độ nhất định, di dân từ nơi này
tớ nơi khác góp phần thúc đẩy sự phát trỉên đa dạng của các lĩnh vực và các ngành nghề, dịch
vụ và có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng kinh tế của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Chính những người di cư tới nơi để tìm kiếm việc làm đã góp phần bổ sung nguồn lực lao
động cho thành phố, đặc biệt là thúc đẩy phát triển ngành kinh tế dịch vụ, ngoài ra họ tham
gia vào phát triển khu vực phi kết cấu góp phần thỏa mãn nhu cầu về các ngành nghề như:
mộc, nề, rèn, …Cung cấp các mặt hàng lương thực và thực phẩm…Hơn nữa, họ cũng tham
gia vào lĩnh vực hoạt động lao động phổ thông mà nhà nước chưa bao quát được trong quá
trình đô thị hóa như: xích lô, vận chuyển hàng hóa, chuyên chở hành khách và nhiều hình
thức hoạt động lao động khác. Nhìn chung, tác động tích cực của di dân tới quá trình phát
triển kinh tế - xã hội tuy không đo đếm được chính xác, nhưng rõ ràng vai trò của nó là
không thể phủ nhận. Người dân di cư tới thành phố với mục đích tìm kiếm việc làm, tăng thu
nhập. Do vậy tính năng động trong việc tìm kiếm việc làm của họ rất cao, tùy thuộc vào trình
độ chuyên môn, sức khỏe, khả năng của mỗi người mà họ sẫn sàng tham gia vào các lĩnh vực
khác nhau. Do đó, những người lao động này đã bù đắp cho nguồn lực lao động ở thành phố
khi tham gia vào những công việc mang tính chất lao động giản đơn, hoặc lao động nặng
nhọc nhưng rất cần thiết cho đời sống kinh tế xã hội. Một số lượng lớn lao động nông thôn
làm việc có tính chất thời vụ vào thành phố tìm việc, họ có thể làm bất cứ công việc gì mà lao
động ở thành phố không muốn làm, những công việc nặng nhọc phải dùng sức cơ bắp mặc dù
thu nhập của họ không cao lắm song vẫn hơn hẳn mức thu nhập ở nông thôn.
Bên cạnh những mặt tích cực, di dân còn để lại những vấn đề tiêu cực, tình trạng di dân tự do
tới thành phố tìm việc làm cũng đang đặt ra những vấn đề cấp bách trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội ở thành phố. Có thể đưa ra những vấn đề cấp bách nổi bật sau:
thứ nhất, là vấn để gia tăng sức ép về việc làm cho thành phố. Tình trạng thiếu việc làm, thất
nghiệp ở thành phố thực tế đã tồn tại nay lại được bổ sung thêm do tình trạng di dân ngoại
thành vào thành phố, điều đó làm cho số người có nhu cầu giải quyết việc làm mỗi năm tăng
nhanh, gây nên sức ép về việc làm tại thành phố ngày càng tăng. Đồng thời đây cũng là
nguyên nhân dẫn tới những mặt tiêu cực khác phát sinh, tạo ra gánh nặng về mặt kinh tế xã
hội cho thành phố.
Thứ hai, là gây quá tải về sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở: Những năm trở lại đây, ở
các thành phố tuy đã được Nhà nước chú ý đầu tư về cơ sở hạ tầng, về điều kiện nhà ở nhưng
vẫn thiếu và không đồng bộ. Thực tế quỹ nhà ở, công trình công cộng mới xây dựng mặc dù
tăng nhanh nhưng không đáp ứng được nhu cầu đô thị hóa (trường học, chăm sóc sức khỏe,
cấp thoát nước, điện sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị). Các vấn đề này càng trở nên
trầm trọng hơn khi thêm vào đó khối lượng lớn người di cư ngoại tỉnh tới thành phố.
Về nhà ở, trong những năm gần đây, tại các thành phố đã xây dựng mới hàng triệu m
2
nhà để
phục vụ nhu cầu của nhân dân. Song dân số đô thị tăng nhanh đã làm giảm diện tích bình
quân nhà ở. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều khu nhà hư hỏng và xuống cấp, không an toàn hoặc
đã hết hạn sử dụng. Người di dân tự do vào thành phố thì vấn đề nhà ở là vấn đề lo ngại nhất,
một số người di dân mùa vụ do mục đích của họ là kiếm việc lúc nông nhàn, cùng với trình
độ chuyên môn tay nghề thấp, họ không đủ tiền thuê nhà. Họ thường tập trung ở các vỉa hè
hoặc ở các khu nhà trọ rẻ tiền, điều kiện ăn ở rất khó khăn. Trong khi đó ở nông thôn tình
trạng có nhà nhưng không có nguời ở cũng khá phổ biến.
Về môi trường, quá trình đô thị hóa diến ra nhanh và điều đó cũng tất yếu dẫn tới mâu thuẫn
giữa môi trường và sự gia tăng dân số. Những mâu thuẫn đó đã tác động không tốt tới đời
sống của người dân thành phố, ví dụ như:
- Chất thải sinh hoạt, mức gia tăng dân số quá nhanh hiện nay luôn gắn với việc ô nhiễm môi
trường và gây bất lợi cho hệ sinh thái. Hà Nội mỗi ngày có khoảng gần 2.000 m
3
rác thải,
trong khi chỉ giải quyết được khoảng 50% số rác đó. Như vậy, dân số đông với tốc độ tăng
quá nhanh, trong khi khả năng xử lý rác thải chưa đáp ứng được đang đặt ra một vấn đề lớn
về tình trạng ô nhiễm vệ sinh môi trường của thành phố.
- Nước sinh hoạt, mặc dù có những cải thiện về hệ thống cấp nước, nhưng lượng nước sạch
bình quân đầu người của thành phố vẫn không tăng vì dân số tăng nhanh. Hiện nay, một số
mạch nước ngầm của thành phố cũng bị ô nhiễm do khai thác quá tải và không tuân thủ quy
trình công nghệ khai thác.
- Không khí và tiếng ồn, cùng với quá trình đô thị hóa, với sự phát triển của công nghiệp và
giao thông vận tải đã làm tăng các loại khí gây độc hại trong thành phố. Sự ô nhiễm trong các
khu vực gần nhà máy và các trục giao thông chính vượt quá giới hạn cho phép, bụi vượt quá
tiêu chuẩn từ 4-10 lần, khí CO
2
, NO
2
từ 2-4 lần, khí SO
2
vượt từ 3-5 lần. Sự phát triển của
dân số và các phương tiện giao thông vân tải kéo theo sự gia tăng tiếng ồn. Các khu công
nghiệp và khu dân cư đông đúc bị chịu tiếng ồn đã vượt quá mức độ cho phép.
2.Phương hướng, quan điểm giải quyết viêc làm cho nông dân trong giai đoạn tới
Trước tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn trong khi các doanh nghiệp luôn thiếu lao
động, nhiều ban ngành đã đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ nghịch lý này. Vấn đề là, để đạt
được hiệu quả, rất cần sự liên kết, phối hợp giữa các ngành liên quan, giữa thành thị và nông
thôn giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp dưới sự quản lý,hỗ trợ và tác động của Nhà
nuớc để góp phần hỗ trợ nông dân.
TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp,
nông thôn cho rằng, để giải quyết tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn, thiếu lao động ở
các khu công nghiệp - khu chế xuất, chúng ta cần phải có những giải pháp dài hạn. Theo đó,
có 3 mảng quan trọng mà đúng ra chúng ta phải làm từ lâu, bây giờ càng cần phải làm tốt
hơn.
Thứ nhất, phát triển nông nghiệp bền vững và mạnh mẽ, tức là sản xuất nông nghiệp phải
có khả năng cạnh tranh cao trong bất kỳ tình huống nào. Thời gian qua, chúng ta cạnh tranh
bằng giá rẻ, sản phẩm thô với khối lượng nhiều. Tuy nông sản xuất khẩu nhiều nhưng so với
công sức bỏ ra thì không tương xứng. Nếu nền nông nghiệp tăng trưởng theo chiều sâu, sản
phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khối lượng ổn định thì ngay trong
những thời điểm khó khăn nhất vẫn có thể bán được hàng. Nông nghiệp phải chuyển sang
nông nghiệp hiện đại, khuyến khích tích tụ ruộng đất thành trang trại, gia trại để sản xuất lớn.
Giờ đây, làm nông nghiệp không còn là mồ hôi và đất mà là vấn đề của khoa học công nghệ.
Thứ hai, phát triển công nghiệp gắn với nông nghiệp. Chiến lược phát triển công nghiệp
thời gian qua luôn thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao, nên chủ yếu cạnh tranh bằng lao
động giá rẻ. Lao động Việt Nam ở khâu cuối cùng của lực lượng lao động thấp, vì thế khi khó
khăn, cần cắt giảm lao động, người ta sẵn sàng cắt giảm lực lượng này như trong ngành dệt
may, da giày, xây dựng,
Thứ ba, kinh tế nông thôn vẫn phát triển rất èo uột. Giữa nông thôn và thành thị không
có sự kết nối tốt. Chẳng hạn, toàn bộ khối làng nghề, vùng nguyên liệu với đô thị hầu như
không có sự liên hệ nào trong sản xuất. Nhà máy cần được đưa về nông thôn, hiện 70% nhà
máy lớn, khu công nghiệp bám vào đô thị. Điều này không những gây áp lực cho khu vực đô
thị trong việc phải tiếp nhận lượng dân di cư lớn mà còn kéo theo nhiều hệ lụy xã hội, khó có
thể đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân.
Tất cả những việc này cần có sự chung tay góp sức phần lớn là của Đảng và Nhà nước. Trong
Hội nghị Trung ương VII (6/2008) Đảng đã nghiên cứu và cho thấy các mặt tồn tại ở nông
thôn từ đó dưa ra các biện pháp như sau:
- Phải có sự dịch chuyển lao động. Sự dịch chuyển này bằng hai cách. Một là đưa lao động ra
khỏi khu vực nông thôn về các khu công nghiệp, đưa đi xuất khẩu lao động, đưa về thành
phố. Hai là đưa công nghiệp, dịch vụ về nông thôn, phát triển làng nghề Mặc dù đây là vấn
đề rất lớn để giảm thiểu sự bất bình đẳng hiện nay, nhưng Việt Nam chưa quan tâm nhiều tới
vấn đề này, trong khi đây là xu thế tất yếu.
- Tăng đầu tư của Nhà nước về nông thôn. Hiện nay, đầu tư của Nhà nước về nông thôn còn
hạn chế (chiếm 14% tổng đầu tư) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này
không đáng kể (3% tổng đầu tư FDI cả nước). Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần đẩy
mạnh đầu tư cho khoa học công nghệ (hiện chiếm 0,13% GDP nông nghiệp, trong khi các
nước tương tự là 4%). Tất nhiên, vấn đề này cũng không dễ dàng bởi nông dân rất khó tiếp
cận và làm chủ KHCN.
- Thiết lập hệ thống khuyến nông tốt. Có thể thuê khuyến nông tư nhân làm mà không cần
phải dựa hoàn toàn vào Nhà nước. Ngoài ra, phải có các cơ chế tài chính phù hợp thu hút các
tổ chức quốc tế, phi chính phủ làm việc này và tăng cường các mô hình giáo dục, đào tạo ở
địa phương để người dân có thể tiếp cận được". Song song đó là đầu tư cho các dịch vụ công
khác và đẩy mạnh cải cách thể chế.
- Nhà nước cần đầu tư đào tạo nghề cho nông dân để đối phó với sự dịch chuyển trong nông
nghiệp.
- Tận dụng nhiều hơn những ưu đãi cho nông nghiệp. Khi gia nhập WTO, phải xóa bỏ chính
sách trợ giá, nhưng phải tận dụng được ưu đãi mà WTO cho phép (khoảng 10% GDP của
nông nghiệp) như thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, cải tạo đất đai, nghiên cứu áp dụng khoa học -
công nghệ vào nông nghiệp.
- Có chính sách hỗ trợ cho an ninh lương thực. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho lĩnh
vực này. Muốn đảm bảo an ninh lương thực, duy trì diện tích và sản lượng lúa ở đồng bằng
Sông Cửu Long thì phải có chính sách để bảo đảm thu nhập cho người dân và cho phát triển
vùng này. Hiện nay, những tỉnh có tỉ trọng nông nghiệp cao trong GDP là những tỉnh nghèo,
kém phát triển. Nên xem vấn đề an ninh lương thực dưới góc độ cung cấp dịch vụ cơ bản.
*** Từ các phuơng huớng trên , dưới góc độ là những nhà quản lý , chúng tôi đưa ra
những mô hình nhằm giải quyết việc làm cho nông dân trong giai đoạn tới như sau:
Mô hình cho nông dân chuyển đổi nghề tại địa phương:
_xây dựng các khu công ghiệp tại địa phương sẽ là hướng giải quyết chính, lâu dài cho vấn
đề di dân tại nông thôn hiện nay. Khi KCN xuất hiện sẽ đồng thời tạo việc làm cho nông dân
Đa dạng hóa các loại
hình sản xuất ở địa
phương
Đa dạng hóa các loại
hình sản xuất ở địa
phương
mục đích
mục đích
chuyển dịch cơ cấu
ở địa phương
địa phương không
mất đi nguồn lực
tạo thu nhập và việc
làm ổn định
Hướng giải
quyết
Hướng giải
quyết
Xây dựng
khu công
nghiệp
Chính
sách
Nhân
công
đầu vào
sản xuất
Nông
dân
Nông
sản
phẩm
Đào tạo
hướng nghiệp
thị
trường
Phát triển các loại hình
văn hóa-du lịch và dịch
vụ
Du lịch giải trí
tại nông thôn
Tham quan các di
*ch lịch sử, thắng
cảnh
Khôi phục các làng
nghề truyền thống
truyền
nghề
Khoa học
kĩ thuật
muốn chuyển đổi nghề, lại vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm nông sản của nông dân. Điều đó sẽ
giữ chân nông dân ở lại nông thôn, tạo nguồn lực cho địa phương phát triển và ngăn chặn các
mặt tiêu cực của vấn đề di dân. Nhưng nếu muốn thu hút nhà đầu tư thì chính quyền địa
phương phải có những chính sách thu hút thích hợp, mở các lớp đào tạo nghề, hướng nghiệp
cho nông dân phù hợp với mục đích sản xuất của KCN
_phát triển các loại hình văn hóa du lịch và dịch vụ: có thể tổ chức các loại hình du lịch giải
trí tại nông thôn như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đã làm. Mô hình này vừa
giúp người nông dân kiếm thêm thu nhập (cho thuê phòng ở, bán sản phẩm nông sản cho du
khách) lại vừa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của cộng đồng (du khách muốn tìm hiểu các
hoạt động nông nghiệp hay muốn tìm 1 không gian để nghĩ dưỡng…). Địa phương cũng có
thể đẩy mạnh việc tu sửa, khám phá và quảng bá các địa danh lịch sử hay thắng cảnh nổi
tiếng của địa phương để từ đó thu hút khách du lịch, nông dân kiếm được lợi nhuận từ việc
cung cấp dịch vụ cho du khách
_khôi phục các làng nghề truyền thống: hiện nay nghề truyền thống tại các địa phương chủ
yếu được truyền dạy bằng hình thức cha truyền con nối, người đi trước dạy cho người sau
nên đội ngũ lao động làng nghề chưa đồng đều về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu
hàng hóa xuất khẩu. Vì vậy đia phương phải tập trung những nghệ nhân làng nghề, mở lớp
dạy, đưa nghề truyền thống trở thành nghề chính của nông dân, giúp họ thoát ly hẳn khỏi
nông nghiệp và tự đảm bảo kinh tế khi tham gia làng nghề, cần phải thực hiện các hoạt động
cụ thể như kêu gọi sự tham gia của người dân cũng như các tổ chức kinh tế xã hội nhằm thúc
đẩy quá trình phát triển của các làng nghề; mở các khóa đào tạo về kỹ năng, các hội thảo chia
sẻ, tiếp thu kinh nghiệm; thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả các dự ứng dụng:
chọn lựa lĩnh vực phù hợp để ứng dụng; chuyển giao KHCN cho người dân; tăng cường công
tác kiểm tra, bảo vệ môi trường; khuyến khích các làng nghề, cơ sở sản xuất xây dựng hệ
thống xử lý nước thải… trước khi thải ra môi trường; quy hoạch các khu, cụm làng nghề; đưa
các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư… Đồng thời việc phát triển làng nghề có
thể phát triển thêm loại hình du lịch làng nghề như: làng dệt lụa Vạn Phúc, làng tranh Đông
Hồ,…Ngoài ra địa phương cũng cần phải chú trọng đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo nông dân
có thể sống được với nghề. Một số làng nghề tiêu biểu như: gốm Bát tràng (Hà Nội), chiếu
Nga Sơn (Thanh Hóa)…
Mô hình cho nông dân không di cư:
_chăn nuôi: các sở ban ngành địa phương đẩy mạnh công tác nghiên cứu, lựa chọn con giống
phù hợp với địa phương để đạt lợi ích kinh tế cao, đồng thời hướng dẫn chăn nuôi, cử các
đoàn bác sĩ thú y về địa phương tiêm phòng cho gia súc, đền bù thiệt hại cho nông dân khi
xảy ra dịch bệnh lớn, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm…Chăn nuôi giúp bà con có thêm thu nhập,
đồng thời tận dụng các sản phẩm nông sản thừa của việc sản xuất nông nghiệp
_trồng xen canh: người nông dân 1 năm chỉ 2 vụ lúa với tổng thời gian là 6 tháng. Trong thời
gian 6 tháng còn lại nông dân có thể tận dụng đất bỏ không để trồng xen canh các cây công
nghiệp ngắn ngày như: lạc, khoai, sắn…vừa thêm thu nhập lại không để đất nhàn rỗi
tạo thu nhập nông nghiệp
bằng hoặc lớn hơn thu
nhập do chuyển đổi nghề
mục đích
mục đích
tạo thu nhập nông nghiệp
bằng hoặc lớn hơn thu
nhập do chuyển đổi nghề
tạo động lực cho việc
phát triển nguồn lực
KT-XH địa phương
giảm thời gian
nông nhàn
Nâng cao năng suất
lao động
Hướng giải
quyết
Hướng giải
quyết
Chăn nuôi nhằm
tận dụng các sản
phẩm nông sản
thừa
trồng xen canh cây
ngắn ngày với lúa
Áp dụng khoa học kĩ
thuật nhằm tăng vụ,
cải thiện giống lúa
_áp dụng thành quả khoa học: các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp cần được đẩy
mạnh áp dụng vào nông nghiệp như sử dụng các máy móc trong việc thu hoạch, gieo trồng,
dùng các giống lúa mới nhằm tăng năng suất chất lượng rút ngắn thời gian gieo trồng, tiến tới
sản xuất 3 vụ trong năm
Mô hình cho nông dân không di cư muốn thực hiện được phải có sự kết hợp đồng bộ của nhà
nước, doanh nghiệp, người nông dân để hạn chế các khó khăn khi nông dân tiếp tục sản xuất
nông nghiệp. Trong đó nhà nước sẽ đóng vai trò chỉ đạo, điều phối các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp và người nông dân. Doanh nghiệp sẽ có vai trò là
nơi tiêu thụ sản phẩm nông sản, đảm bảo đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Người nông dân là
chủ thể của quá trình sản xuất.
Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp giống, phân bón… cùng với các kĩ sư nông nghiệp
cho bà con nông dân, đảm bảo về giá và sản lượng thu mua nông sản. Người nông dân cam
kết thực hiện theo các khâu của quy trình sản xuất lúa do bên doanh nghiệp đề ra. Còn nhà
nước đóng vai trò tìm tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và người nông dân, tạo sự phát triển
của mối liên kết này theo một phương thức sản xuất, kinh doanh mới. Nếu đảm bảo thực hiện
được mô hình này tại các vùng đồng bằng thì theo ước tính người nông dân sẽ thu lãi được từ
38-40 triệu đồng/ha (vụ đông xuân) và 21 đến 22 triệu đồng/ha (vụ hè thu). Mô hình này đã
được thí điểm thành công tại An Giang trong mô hình “cánh đồng mẫu lớn” và tại 1 số tỉnh
thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hướng phát triển giúp người nông dân làm chủ hạt
lúa của mình, đồng thời giúp người nông dân bám đất bám ruộng
Với các mô hình như thế này thì tất cả mọi người dân nông đều có cơ hội tiếp cận như nhau
về mặt tri thức ,kiến thức về các ngành nghề,có cơ hội tìm được viêc làm như nhau. Ngoài ra
còn tạo cơ hôi cho các doanh nghiệp tìm ra được nguồn nhân lực cho mình. Nạn thất nghiệp
cũng từng bước được đẩy lùi,các vấn đề an sinh xã hội cũng ổn định…tất cả hướng tới chủ
chương dân giàu nước mạnh và một nước công nghiệp mới trong tương lai gần.
Nhà
nước
Doanh
nghiệp
Nông dân