Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài thu hoạch môn Nhà nước và pháp luật Hoạt Động xây dựng pháp luật thực tiễn và vấn Đề Đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.96 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>MỤC LỤC </small></b>

<b>PHẦN I. MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>PHẦN II. NỘI DUNG ... 2 </b>

<b>1. Khái niệm xây dựng pháp luật ... 2 </b>

<b>2. Thực tiễn xây dựng pháp luật ở Việt Nam ... 2 </b>

<i><b>2.1. Thành tựu đạt được trên một số mặt ... 3 </b></i>

<i><b>2.2. Nguyên nhân của những thành tựu: ... 6 </b></i>

<b>3. Vấn đề đặt ra trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam ... 6 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 10 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Bài Làm PHẦN I. MỞ ĐẦU </b>

Trong đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, các quan hệ xã hội phát sinh, tồn tại và phát triển rất đa dạng, phong phú. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành các quy phạm pháp luật. Việc ban hành các quy phạm pháp luật không phải có ý tưởng là ban hành ngay, mà phải trải qua nhiều hoạt động, giai đoạn, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, như: lập kế hoạch và thông qua kế hoạch xây dựng pháp luật, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, lấy ý kiến góp ý của nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua, v.v. theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động đó được gọi là hoạt động xây dựng pháp luật. Hoạt động xây dựng pháp luật nhằm thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền thành các quy định pháp luật. Ở Việt Nam, hoạt động này nhằm chuyển hóa ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động thành pháp luật. Ngoài ra, hoạt động xây dựng pháp luật cũng thể hiện ý chí chung của cả xã hội thành các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội và giữ gìn an ninh trật tự xã hội, V.V..

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao.

Xuất phát từ hạn chế trên “hoạt động xây dựng pháp luật; thực tiễn và vấn đề đặt ra” được lựa chọn tìm hiểu, phân tích trong bài thu hoạch mơn Nhà nước và pháp luật Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN II. NỘI DUNG 1. Khái niệm xây dựng pháp luật </b>

Xây dựng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, theo những trình tự, thủ tục luật định nhằm chuyển hóa ý chí của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và ý chí chung của xã hội thành các quy định pháp luật.

<b>2. Thực tiễn xây dựng pháp luật ở Việt Nam </b>

Trong những năm đổi mới vừa qua, các chủ thể có thẩm quyền xây dựng pháp luật đã nỗ lực hết mình xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo ra một hệ thống pháp luật đồng bộ, điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quả các quan hệ xã hội tồn tại, phát sinh và phát triển đa dạng, phong phú trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Có thể nói, những thành quả to lớn về xây dựng pháp luật trong những năm qua rất đáng được ghi nhận. Thành tựu trong hoạt động xây dựng pháp luật trong thời gian vừa qua là tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động xây dựng pháp luật; các chủ thể có thẩm quyền đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quy trình xây dựng pháp luật; số lượng các văn bản pháp luật được ban hành nhiều, chất lượng, hiệu quả các văn bản pháp luật ngày tốt hơn. Chẳng hạn trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương đảng khóa XII tại đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng có nhận định “…Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hồn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động…”<small>(1)</small>

“Hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước cơ bản.

<small> </small>

<small>gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.59-69. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội…”<small>(2) </small>

<i><b>2.1. Thành tựu đạt được trên một số mặt </b></i>

<i>* Về số lượng văn bản được ban hành </i>

Trong 02 thập kỷ đầu thế kỷ 21, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương đã ban hành số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật kịp thời đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

- Đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ HĐTP ngày 28/10/2015 về Quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ; Nghị quyết số 04/2019/NQ HĐTP ngày 18/06/2019 về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ; trên cơ sở đó đã ban hành được 43 án lệ góp phần bổ sung và hồn thiện pháp luật.

Ví dụ trong Báo cáo số 895-BC/BCS của Ban cán sự Đảng Chính phủ ngày 28/10/2015 về tổng kết 10 năm thực hiện NQ 48/2005 của Bộ Chính trị và Báo cáo các kỳ họp thứ 1-8 Quốc hội khóa XIV có thống kê số lượng văn bản luật được ban hành (giai đoạn 1986-2005 đã ban hành 140 văn bản luật và dưới luật; giai đoạn 2005 - 2015 đã ban hành 119 văn bản luật và dưới luật; giai đoạn 2015-2020 đã ban hành 72 văn bản luật và dưới luật).

Ví dụ: Trích báo cáo cơng tác tư pháp năm 2020, nhiệm kỳ 2016 - 2020, định hướng nhiệm kỳ 2021 - 2026 và nhiệm vụ giải pháp chủ yếu công tác năm 2021 cụ thể qua biểu thống kê sau:

<small> </small>

<small>gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.71-72. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng 2016-

2020

Tổng 2011- 2015

Tăng/giảm nhiệm kỳ

Bộ ngành

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

<i>* Về kết quả một số lĩnh vực cơ bản </i>

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với các quy định khá toàn diện, đầy đủ và từng bước hoàn thiện.

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của cơng dân được thể chế hố khá đầy đủ bởi các quy định mới của Hiến pháp 2013.

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã không ngừng được bổ sung về số lượng, nâng cao chất lượng.

Ví dụ: Luật doanh nghiệp năm 2020; Luật đầu tư năm 2005, năm 2020; Luật ngân sách nhà nước năm 2015.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Pháp luật về giáo dục, đào tạo và khoa học, cơng nghệ đã được hình thành tương đối hồn thiện.

Ví dụ: Luật Giáo dục năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật khoa học và công nghệ năm 2013.

<i>- Trong lĩnh vực dân tộc và tôn giáo, pháp luật đảm bảo và phát huy </i>

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện cho các tổ chức tơn giáo phát triển.

Ví dụ: Luật tín ngưỡng tơn giáo năm 2016.

- Xây dựng và hồn thiện pháp luật nhằm bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội.

Ví dụ: Luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013; Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015; Luật dân quân tự vệ năm 2019; Luật an ninh mạng năm 2018; Luật lực lượng dự bị động viên 2019;…

- Khung pháp lý về hội nhập quốc tế khá đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế cũng cơ chế đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Ví dụ: Luật an ninh quốc gia Việt Nam năm 2004; Luật quốc phòng năm 2018.

<i>* Về chất lượng văn bản quy phạm pháp luật </i>

- Chất lượng văn bản ngày càng được cơ quan soạn thảo cơ quan ban hành quan tâm và trên thực tế ngày càng được nâng cao.

- Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật cơ bản bảo đảm hợp hiến, bảo đảm tính hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; đa phần văn bản bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có nhiều đổi mới, tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

chuyển biến tích cực cả về chất lượng văn bản và kỹ thuật lập pháp.

<i><b>2.2. Nguyên nhân của những thành tựu: </b></i>

<i>- Đã hoàn thiện cơ sở pháp lý: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp </i>

luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996, 2008; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

- Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã tích cực, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình trong xây dựng pháp luật.

- Vai trò của các Đại biểu Quốc hội trong xây dựng pháp luật được phát huy, qua các nhiệm kỳ trình độ, năng lực và bản lĩnh của đại biểu quốc hội không ngừng được nâng cao.

- Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ có vai trị quan trọng trong xây dựng pháp luật; Chính phủ tham gia cùng với Quốc hội để xây dựng chương trình xây dựng pháp luật; soạn thảo, cho ý kiến đối với các dự án luật.

- Chủ tịch nước có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc ký lệnh công bố các Bộ luật, Luật sau khi được Quốc hội thông qua.

<b>3. Vấn đề đặt ra trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam </b>

- Hệ thống pháp luật chưa thật sự hoàn chỉnh, đồng bộ; hiệu lực và tính khả thi chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Pháp luật trên một số lĩnh vực cịn thiếu ổn định, tính dự báo chưa cao, chất lượng chưa bảo đảm; việc sửa đổi, bổ sung cịn nhiều.

- Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành còn khá phổ biến; cơng tác rà sốt, hệ thống hóa và pháp điển hóa chưa được triển khai

trong hoạt động xây dựng pháp luật; thời gian còn một số văn bản quy phạm pháp luật chậm được xây dựng, ban hành.

Ví dụ: Luật về hội đã được đề cập xây dựng từ rất lâu nhưng đến nay Quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hội vẫn chưa thông qua và ban hành được đạo luật này.

- Cơ chế huy động trí tuệ của Nhân dân, xã hội vào công tác xây dựng pháp luật chưa hồn thiện nên q trình xin ý kiến của Nhân dân đối với các dự thảo luật thường rất ngắn; việc tiếp thu, giải trình các ý kiến chưa được công khai, do đó chưa thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.

- Hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu khách quan; một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống; dẫn đến có một số luật vừa ban hành đã phải sửa đổi. Ví dụ: Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

- Trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa được đào tạo bài bản. Một số đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp có trình độ, năng lực còn hạn chế, kiêm nhiệm nên chưa đầu tư thích đáng về trí tuệ, trí lực,thời gian cho hoạt động xây dựng pháp luật.

- Chưa có chế tài xử lý đối với những trường hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chậm tiến độ; văn bản ban hành gây thiệt hại cho xã hội.

<b>* Giải pháp trong thời gian tới </b>

- Chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở rà sốt việc thể chế hóa các quy định của Hiến pháp và các đạo lực có liên quan, từ đó tìm ra những bất cập, mâu thuẫn trong các quy định pháp luật để đảm bảo hệ thống pháp luật có tính tồn diện, dễ tiếp cận, cơng bằng, bình đẳng và khả thi.

- Tiếp tục nâng cao trình độ và năng lực làm luật của Quốc hội. Tăng hợp lý tỉ lệ đại biểu chuyên trách, có trình độ, hiểu biết về pháp luật; xác lập cơ chế bảo đảm thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội; phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong việc chuẩn bị, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn cách thức thảo luận, thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

qua luật, pháp lệnh. Tăng cường hoạt động giải thích luật, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Chú trọng xây dựng các chiến lược, kế hoạch chương trình xây dựng pháp luật; trong từng thời kỳ, Nhà nước phải có kế hoạch xây dựng pháp luật, bao gồm: kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và phải quyết liệt thực hiện các kế hoạch xây dựng pháp luật. Đặc biệt, Quốc hội phải tiếp tục xây dựng chương trình xây dựng pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa chương trình xây dựng pháp luật với chương trình phát triển kinh tế, xã hội. Chính phủ, các bộ ngành phải phối hợp chặt chẽ với Quốc hội để thực hiện các chương trình xây dựng pháp luật.

- Tiếp tục tăng cường công tác lập pháp của Quốc hội, công tác thẩm định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong hoạt động xây dựng pháp luật. Phải phát huy và nâng cao trình độ năng lực của đại biểu Quốc hội trong xây dựng pháp luật, phải thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa và pháp luật cho các đại biểu Quốc hội để các đại biểu thực hiện vai trò, chức năng làm luật của minh trong hoạt động xây dựng pháp luật; tiếp tục kiện toàn bộ máy của Quốc hội và phát huy bản lĩnh của các đại biểu Quốc hội để nâng cao hiệu quả lập pháp của Quốc hội. Đối với ủy ban Thường vụ Quốc hội, phải phát huy hơn nữa nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và các nghị quyết.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật. Có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật. Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Nâng cao trình độ năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

chức làm công tác soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Nếu các văn bản dự thảo có chất lượng và mang tính khoa học cao, sẽ góp phần rất lớn cho sự thành cơng của cơng tác xây dựng pháp luật. Vì vậy, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để khơng ngừng nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Phải có chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức này để họ yên tâm và dốc hết tâm huyết của mình vào việc soạn thảo các “dự thảo” văn bản quy phạm pháp luật.

- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước phù hợp thực tiễn phát triển đất nước; mở rộng dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước; tăng cường sự gắn kết giữa giám sát của Quốc hội với kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; bảo đảm quyền giám sát của nhân dân.

- Hiện đại hóa thiết bị, điều kiện làm việc phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng và thực thi pháp luật; áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình xây dựng văn bản và lấy ý kiến của đại biểu quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân để có ý kiến rộng rãi vào các dự thảo luật. Tăng cường áp dụng cơng nghệ thơng tin vào việc rà sốt, hệ thống hóa, pháp điển văn bản pháp luật.

- Thường xuyên đổi mới các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để Nhân dân nâng cao nhận thức và hiệu quả trong xây dựng và thực thi pháp luật trong thực tiễn.

</div>

×