Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Công ước của Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và Thư tín dụng dự phòng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.49 KB, 20 trang )

Công ước của Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và Thư tín dụng dự phòng


Liên Hợp quốc năm 1996


Chương I. PHẠM VI ÁP DỤNG

Chương II. GIẢI THÍCH

Chương III. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CAM KẾT

Chương IV. QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ LÝ DO BIỆN HỘ

Chương V. BIỆN PHÁP TẠM THỜI CỦA TOÀ ÁN

Chương VI. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

Chương VII. CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG


Chương I
PHẠM VI ÁP DỤNG

Ðiều 1. Phạm vi áp dụng

(1) Công ước này áp dụng cho môt cam kết quốc tế được nói đến ở Ðiều 2:

(a) Nếu địa điểm kinh doanh của người bảo lãnh/phát hành nơi cam kết được đưa ra năm ở một quốc
gia ký công ước, hoặc


(b) Nếu các quy định của tư pháp quốc tế dẫn đến việc áp dụng luật của một nước ký công ước.
trừ khi cam kết loại trừ việc áp dụng Công ước.

(2) Công ước này cũng áp dụng cho một thư tín dụng thư tín dụng quốc tế không quy định trong
Ðiều 2 nếu thư tín dụng đó quy định rõ ràng rằng nó chịu sự điều chỉnh của Công ước.
(3) Các quy định của Ðiều 21 và Điều 22 áp dụng cho các cam kết quốc tế được nêu trong Ðiều 2
độc lập với khoản (1) của Ðiều này.

Ðiều 2. Cam kết

(1) Theo Công ước này, một cam kết là một trách nhiệm độc lập, theo thông lệ quốc tế gọi là một bảo
lãnh độc lập hoặc là một thư tín dụng dự phòng, của một ngân hàng hay tổ chức hoặc người khác
("người bảo lãnh/phát hành') để thanh toán cho người nhận bảo lãnh/hưởng lợi một số tiền nhất định
hoặc có thể xác định được khi được yêu cầu hoặc yêu cầu có kèm theo chứng từ khác, theo đúng
các điều khoản và các điều kiện về chứng từ của cam kết, cho biết, hoặc từ đó có thể suy đoán, rằng
phải thực hiện thanh toán vì việc không thực hiện một nghĩa vụ, hoặc vì một sự cố khác, hoặc để trả
tiền vay hay được ứng trước, hoặc vì bất kỳ trái vụ nào đến hạn mà người được bảo lãnh/xin mở thư
tín dụng hoặc một người khác có cam kết.

(2) Cam kết có thể được đưa ra :
(a) Theo đề nghị hoặc yêu cầu của khách hàng ("người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng") của
người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng;
(b) Theo yêu cầu của một ngân hàng, tổ chức hay người khác ("bên yêu cầu") hành động theo đề
nghị của khách hàng ("người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng") của bên yêu cầu; hoặc

(c) Thay mặt cho người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng.

(3) Thanh toán có thể được quy định trong cam kết sẽ được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào, bao
gồm:


(a) Thanh toán bằng một đồng tiền hoặc đơn vị tính toán được quy định;

(b) Chấp nhận hối phiếu;

(c) Thanh toán chậm;

(d) Giao vật có giá trị theo quy định.

(4) Cam kết có thể quy định rằng người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng là người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi khi hành động vì lợi ích của một người khác.

Ðiều 3. Tính độc lập của cam kết
Theo Công ước, một cam kết là độc lập khi nghĩa vụ của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng đối
với người nhận bảo lãnh/hưởng lợi không:

(a) Phụ thuộc vào sự tồn tại hay hiệu lực của bất kỳ giao dịch gốc nào, hoặc vào bất kỳ cam kết nào
khác (bao gồm thư tín dụng dự phòng hoặc bảo lãnh độc lập liên quan đến việc xác nhận hoặc bỏ
lãnh đối ứng); hoặc

(b) Tuỳ thuộc vào bất kỳ điều khoản hay điều kiện nào không có trong cam kết, hay bất kỳ hành vi
hoặc sự kiện không chắc chắn trong tương lai, trừ việc xuất trình chứng từ hoặc một hành vi hay sự
kiện khác trong phạm vi hoạt động của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng.

Ðiều 4. Tính quốc tế của cam kết

(1) Một cam kết mang tính quốc tế nếu địa điểm kinh doanh, như quy định trong cam kết, của bất kỳ
ai trong số hai người sau đây nằm ở các quốc gia khác nhau: người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng,
người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng, bên yêu cầu, người xác
nhận.


(2) Theo khoản trên:

(a) Nếu cam kết nói đến nhiều địa điểm kinh doanh của một người, địa điểm được quy định là nơi có
quan hệ chặt chẽ nhất với cam kết;

(b) Nếu cam kết không xác định một địa điểm kinh doanh của một người nhưng lại cho biết nơi cư trú
của người đó, thì nơi cư trú đó sẽ là căn cứ để xác định tính chất quốc tế của cam kết.


Chương II
GIẢI THÍCH

Ðiều 5. Các nguyên tắc giải thích

Trong việc giải thích Công ước này, cần phải chú ý đến tính chất quốc tế và yêu cầu áp dụng thống
nhất, và sự tuân thủ nguyên tắc thực tâm trong thông lệ quốc tế về bảo lãnh độc lập và thư tín dụng
dự phòng.

Ðiều 6. Ðịnh nghĩa

Theo Công ước này và trừ khi có quy định khác trong Công ước này hoặc theo yêu cầu của hoàn
cảnh:
(a) "Cam kết" bao gồm cả "bảo lãnh đối ứng" và "xác nhận cam kết";

(b) "Người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng" bao gồm "người bảo lãnh đối ứng" và "người xác nhận";

(c) "Bảo lãnh đối ứng" là một cam kết đối với người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng của một cam kết
khác bởi bên yêu cầu cam kết và quy định thanh toán khi có yêu cầu hoặc khi yêu cầu có kèm theo
các chứng từ khác, theo đúng các điều khoản và bất kỳ điều kiện nào về chứng từ, cho biết, hoặc từ
đó có thể suy đoán, rằng thanh toán theo cam kết khác đó đã được người phát hành cam kết khác đó

yêu cầu hoặc thực hiện.;

(d) "Người bảo lãnh đối ứng" là người phát hành bảo lãnh đối ứng;

(e) "Xác nhận " một cam kết là một cam kết bổ sung cho cam kết của người bảo lãnh/phát hành thư
tín dụng, và được sự cho phép của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, dành cho người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi quyền yêu cầu người xác nhận thanh toán thay cho người bảo lãnh/phát hành thư tín
dụng, theo một yêu cầu hoặc yêu cầu có kèm theo chứng từ khác, theo đúng các điều khoản và bất
kỳ điều kiện về chứng từ nào của cam kết đã được xác nhận, không làm ảnh hưởng đến quyền của
người nhận bảo lãnh/hưởng lợi được yêu cầu người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng thanh toán;

(f) "Người xác nhận" là người bổ sung thêm một xác nhận vào cam kết;

(g) "Chứng từ " là thông tin liên lạc được ghi lại dưới hình thức cho phép lưu giữ đầy đủ nội dung
thông tin đó.


Chương III
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CAM KẾT

Ðiều 7. Phát hành, hình thức và tính không thể huỷ bỏ của cam kết

(1) Việc phát hành một cam kết xảy ra ở thời điểm và địa điểm mà cam kết không còn nằm trong sự
kiểm soát của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng có liên quan.

(2) Một cam kết có thể được phát hành dưới bất kỳ hình thức nào có thể lưu giữ đầy đủ nội dung của
cam kết và cho phép xác thực về nguồn gốc bằng các biện pháp được chấp nhận chung hoặc bằng
một quy trình mà người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi đã có
thoả thuận.


(3) Kể từ thời điểm phát hành một cam kết, một yêu cầu thanh toán có thể được đưa ra theo đúng
các điều khoản và điều kiện của cam kết, trừ khi cam kết quy định một thời điểm khác.

(4) Một cam kết không thể huỷ bỏ sau khi được phát hành, trừ khi nó có quy định là có thể bị huỷ bỏ.

Ðiều 8. Sửa đổi

(1) Một cam kết không thể bị sửa đổi trừ khi được thực hiện dưới hình thức theo quy định trong cam
kết hoặc, nếu không quy định như vậy, theo hình thức quy định trong khoản (2) của Ðiều 7.

(2) Trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc được người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và
người nhận bảo lãnh/hưởng lợi thoả thuận trong một văn bản khác, một cam kết được sửa đổi sau
khi đưa ra nội dung sửa đổi nếu việc sửa đổi đã được sự cho phép theo người nhận bảo lãnh/hưởng
lợi.

(3) Trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc được người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và
người nhận bảo lãnh/hưởng lợi thoả thuận trong một văn bản khác, nếu sửa đổi mà chưa được
người nhận bảo lãnh/hưởng lợi cho phép, cam kết chỉ được sửa đổi khi người bảo lãnh/phát hành
thư tín dụng nhận được thông báo chấp nhận sửa đổi của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi theo hình
thức quy định trong khoản (2) của Ðiều 7.

(4) Một sự sửa đổi cam kết không có ảnh hưởng đối với các quyền và nghĩa vụ của người được bảo
lãnh/xin mở thư tín dụng (hay bên yêu cầu) hoặc của người xác nhận cam kết trừ khi người đó đồng
ý với việc sửa đổi.

Ðiều 9. Chuyển quyền yêu cầu thanh toán của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi

(1) Quyền yêu cầu thanh toán của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi chỉ có thể được chuyển giao nếu
được cho phép trong cam kết, và chỉ trong phạm vi và theo cách thức theo quy định trong cam kết.


(2) Nếu một cam kết được coi là có thể chuyển giao mà không quy định cần hay không cần sự đồng ý
của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng hoặc một người khác được phép để thực sự chuyển giao,
người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và bất kỳ ai khác được phép đều không có nghĩa vụ thực hiện
việc chuyển giao ngoại trừ phạm vi và cách thức tiến hành mà họ đã đồng ý.

Ðiều 10. Chuyển nhượng tiền hàng

(1) Trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc được người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và
người nhận bảo lãnh/hưởng lợi thoả thuận trong văn bản khác, người nhận bảo lãnh/hưởng lợi có thể
chuyển nhượng cho bất kỳ ai số tiền hàng mà họ có thể, hoặc có thể trở thành, có quyền theo cam
kết.

(2) Nếu người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng hoặc một người khác có nghĩa vụ thực hiện thanh
toán mà nhận được thông báo của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, theo hình thức quy định trong
khoản (2) của Ðiều 7, về việc chuyển giao không thể huỷ bỏ của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, việc
thanh toán cho người được chuyển nhượng sẽ giải phóng cho thụ trái, trong phạm vi số tiền phải
thanh toán, khỏi nghĩa vụ của họ theo cam kết.

Ðiều 11. Hết quyền yêu cầu thanh toán

(1) Quyền yêu cầu thanh toán của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi theo cam kết chấm dứt khi:

(a) Người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng đã nhận được một thông báo của người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi về việc giải trừ trách nhiệm theo hình thức nêu trong khoản (2) của Ðiều 7;

(b) Người nhận bảo lãnh/hưởng lợi và người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng đã thoả thuận về việc
chấm dứt cam kết theo hình thức quy định trong cam kết hoặc, nếu không có thoả thuận, theo hình
thức nêu trong khoản (2) của Ðiều 7;

(c) Số tiền của cam kết đã được thanh toán, trừ khi cam kết quy định việc số tiền đó lại mặc nhiên

phải được thanh toán hoặc tăng lên hoặc quy định cam kết lại tíêp tục có hiệu lực;

(d) Thời gian hiệu lực của cam kết kết thúc theo các quy định của Ðiều 12.

(2) Cam kết có thể quy định, hoặc người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi có thể thoả thuận trong văn bản khác, rằng việc trả lại chứng từ đi cùng cam kết cho
người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, hoặc một thủ tục có tác dụng tương tự như việc trả lại chứng
từ đó trong trường hợp phát hành cam kết không bằng văn bản, phải được thực hiện khi hết quyền
yêu cầu thanh toán, hoặc tự nó hoặc đồng thời với một trong các sự kiện nêu trong các mục (a) và (b)
của khoản (1) trong Ðiều này. Tuy nhiên, việc người nhận bảo lãnh/hưởng lợi giữ lại các chứng từ đó
sau khi quyền yêu cầu thanh toán chấm dứt theo mục (c) hoặc (d) của khoản (1) trong Ðiều này
không bao giờ bảo lưu bất kỳ quyền nào của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi theo cam kết.

Ðiều 12. Hết thời hiệu

Thời hiệu của cam kết chấm dứt:

(a) Vào ngày hết hạn, có thể được quy định là một ngày theo lịch hoặc ngày cuối cùng của một thời
hạn xác định quy định trong cam kết, với điều kiện là, nếu ngày hết hạn không phải là ngày làm việc ở
địa điểm kinh doanh của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng nơi phát hành cam kết, hoặc của một
người khác hoặc ở một địa điểm khác quy định trong cam kết cho việc đưa ra yêu cầu thanh toán,
thời hiệu chấm dứt vào ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày hết hạn;

(b) Nếu việc chấm dứt thời hiệu phụ thuộc, theo cam kết, vào sự xuất hiện của một hành vi hay sự
kiện không thuộc phạm vi hoạt động của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, khi người bảo
lãnh/phát hành thư tín dụng được thông báo rằng hành vi hay sự kiện đó đã xuất hiện bằng việc xuất
trình chứng từ quy định cho mục đích của cam kết hoặc, nếu không có quy định về chứng từ, bằng
một chứng nhận của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi về việc xuất hiện hành vi hay sự kiện đó;

(c) Nếu cam kết không quy định ngày hết thời hiệu, hoặc nếu hành vi hay sự kiện mà việc chấm dứt

thời hiệu phụ thuộc vào đó chưa được xác lập bằng việc xuất trình chứng từ theo yêu cầu và ngày
hết thời hiệu chưa được quy định thêm, sau sáu năm kể từ ngày phát hành cam kết.


Chương IV
QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ LÝ DO BIỆN HỘ

Ðiều 13. Xác định quyền và nghĩa vụ

(1) Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi
phát sinh từ cam kết được xác định bởi các điều khoản và điều kiện quy định trong cam kết, bao gồm
các quy tắc, điều kiện chung hoặc tập quán được nêu cụ thể trong cam kết, và các quy định của
Công ước này.

(2) Ðể giải thích các điều khoản và điều kiện của cam kết và giải quyết các vấn đề không được đề
cập trong các điều khoản và điều kiện của cam kết hoặc các quy định của Công ước này, cần phải
lưu ý các quy tắc và tập quán quốc tế được chấp nhận chung trong bảo lãnh độc lập hoặc thư tín
dụng dự phòng.

Ðiều 14. Tiêu chuẩn về hành vi và trách nhiệm của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng

(1) Ðể giải trừ trách nhiệm theo cam kết và Công ước này, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng
phải hành động với thực tâm và cẩn thận hợp lý có lưu tâm đến các chuẩn mực được chấp nhận
chung của thông lệ quốc tế về bảo lãnh độc lập hoặc thư tín dụng dự phòng.

(2) Người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng không thể được miễn trách nhiệm do không hành động với
thực tâm hoặc do hành vi cẩu thả.

Ðiều 15. Yêu cầu thanh toán


(1) Bất kỳ yêu cầu thanh toán nào theo cam kết phải được thực hiện theo hình thức nêu trong khoản
(2) của Ðiều 7 và theo đúng các điều khoản và điều kiện của cam kết.

(2) Trừ khi có quy định khác trong cam kết, yêu cầu thanh toán và bất kỳ chứng nhận hay các chứng
từ theo yêu cầu của cam kết phải được xuất trình, trong thời gian mà yêu cầu thanh toán có thể được
đưa ra, cho người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng ở địa điểm nơi phát hành cam kết.

(3) Người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, khi yêu cầu thanh toán, được coi là chứng nhận rằng yêu cầu
thanh toán là thực tâm và không xuất hiện bất kỳ yếu tố nào được nêu trong mục (a), (b) và (c) của
khoản (1) trong Ðiều 19.

Ðiều 16. Kiểm tra yêu cầu thanh toán và chứng từ kèm theo

(1) Người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng phải kiểm tra yêu cầu thanh toán và bất kỳ nào chứng từ
kèm theo theo các tiêu chuẩn hành vi được nêu trong khoản (1) của Ðiều 14. Ðể xác định chứng từ
có theo đúng hình thức được quy định trong các điều khoản và điều kiện của cam kết , và thống nhất
với nhau hay không, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng phải căn cứ vào chẩn mực quốc tế có thể
áp dụng của bảo lãnh độc lập hoặc thư tín dụng dự phòng.

(2) Trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc văn bản khác theo thoả thuận của người bảo
lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, người bảo lãnh/phát hành thư tín
dụng phải có thời gian hợp lý, nhưng không quá bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu
thanh toán và chứng từ kèm theo, để

(a) kiểm tra yêu cầu thanh toán và chứng từ kèm theo;

(b) quyết định có thanh toán hay không;

(c) nếu quyết định thanh toán, gửi thông báo về việc đó cho người nhận bảo lãnh/hưởng lợi.


Thông báo được quy định trong mục (c) ở trên phải, trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc văn
bản khác theo thoả thuận giữa người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng
lợi, được truyền đi hoặc, nếu không thể làm như vậy, các phương tiện nhanh chóng khác và cho biết
lý do quyết định không thanh toán.

Ðiều 17. Thanh toán

(1) Tuỳ thuộc vào Ðiều 19, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng phải thanh toán theo yêu cầu được
thực hiện theo các quy định của Ðiều 15. Sau khi xác định rằng yêu cầu thanh toán theo đúng quy
định, việc thanh toán phải được thực hiện ngay, trừ khi cam kết quy định thanh toán chậm, theo đó
việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm quy định.

(2) Thanh toán cho một yêu cầu mà không theo đúng các quy định của Ðiều 15 không làm ảnh hưởng
đến các quyền của người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng.

Ðiều 18. Bù trừ nghĩa vụ

Trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc văn bản khác theo thoả thuận giữa người bảo lãnh/phát
hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng có thể
giải trừ nghĩa vụ thanh toán theo cam kết bằng cách sử dụng quyền bù trừ nghĩa vụ, ngoại trừ có
khiếu kiện đối với họ từ phía người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng hoặc bên yêu cầu.

Ðiều 19. Ngoại lệ đối với nghĩa vụ thanh toán

(1) Nếu có chứng cứ và rõ ràng rằng:

(a) Có chừng từ giả hoặc đã bị làm giả;

(b) Không phải thanh toán trên cơ sở nêu trong yêu cầu và chứng từ kèm theo; hoặc


(c) Theo loại hình và mục đích cam kết, yêu cầu thanh toán không có cơ sở để chấp nhận, người bảo
lãnh/phát hành thư tín dụng, hành động với thực tâm, có quyền hoãn thanh toán đối với người nhận
bảo lãnh/hưởng lợi.

(2) Theo mục (c) của khoản (1) trong Ðiều này, trong các tình huống sau đây một yêu cầu thanh toán
được coi là không có cơ sở để được thanh toán

(a) Nguy cơ hay rủi ro mà vì điều đó cam kết được tạo ra để bảo đảm cho người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi rõ ràng đã không có thật;

(b) Nghĩa vụ gốc của người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng đã được tuyên bố là không có giá trị
hiệu lực bởi toà án hoặc trọng tài, trừ khi theo cam kết cho biết nguy cơ đó nằm trong rủi ro được
cam kết bảo đảm;

(c) Nghĩa vụ gốc rõ ràng đã không được hoàn thành với sự thoả mãn của người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi;

(d) Việc hoàn thành nghĩa vụ gốc rõ ràng đã bị cản trở bởi hành vi sai trái có chủ ý của người nhận
bảo lãnh/hưởng lợi;

(e) Trong trường hợp yêu cầu thanh toán theo một bảo lãnh đối ứng, người nhận bảo lãnh đối ứng đã
thực hiện thanh toán không thực tâm như người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng của cam kết liên
quan đến bảo lãnh đối ứng.

(3) Trong các tình huống quy định trong mục (a), (b) và (c) của khoản (1) trong Ðiều này, người được
bảo lãnh/xin mở thư tín dụng có quyền sử dụng các biện pháp tạm thời của toà án theo quy định của
Ðiều 20.


Chương V

CÁC BIỆN PHÁP TẠM THỜI CỦA TOÀ ÁN

Ðiều 20. Các biện pháp tạm thời của toà án

(1) Khi, theo thỉnh cầu của người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng hoặc bên yêu cầu, có nhiều khả
năng là, liên quan đến yêu cầu thanh toán đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện bởi người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi, một trong các tình huống nêu trong mục (a), (b) và (c) của khoản (1) trong Ðiều 19 đã
xuất hiện, trên cơ sở chứng cứ sẵn có, toà án có thể :

(a) Ban một lệnh tạm thời không cho phép người nhận bảo lãnh/hưởng lợi được nhận thanh toán,
bao gồm cả lệnh cho phép người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng giữ số tiền của cam kết, hoặc

(b) Ban một lệnh tạm thời phong toả số tiền của cam kết đã được thanh toán cho người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi, có xét đến khả năng nếu không có lệnh đó người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng
có thể bị thiệt hại nghiêm trọng.

(2) Khi ban ra lệnh tạm thời nêu trong khoản (1) của Ðiều này, toà án có thể yêu cầu người thỉnh cầu
lệnh đó cho biết hình thức bảo đảm mà toà án cho là thích hợp.

(3) Toà án có thể không ban một lệnh tạm thời theo nội dung quy định trong khoản (1) của Ðiều này
dựa trên bất kỳ sự từ chối thanh toán nào khác với các quy định trong mục (a), (b) và (c) của khoản
(1) trong Ðiều 19, hoặc sử dụng cam kết cho mục đích phạm tội.


Chương VI
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

Ðiều 21. Chọn luật áp dụng

Cam kết được điều chỉnh bởi luật được chọn :


(a) theo quy định trong cam kết hoặc được thể hiện bởi các điều khoản và điều kiện của cam
kết; hoặc

(b) được thoả thuận bằng văn bản khác giữa người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận
bảo lãnh/hưởng lợi.
Ðiều 22. Quyết định luật áp dụng

Khi không chọn được luật theo Ðiều 21, cam kết được điều chỉnh bởi luật của quốc gia nơi người bảo
lãnh/phát hành thư tín dụng có địa điểm kinh doanh tại đó cam kết được phát hành.


Chương VII
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Ðiều 23. Người giữ Công ước

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc là người giữ bản Công ước này

Ðiều 24. Chữ ký, phê chuẩn,chấp thuận, thông qua, tán thành

(1) Công ước này có thời hiệu ký kết dành cho tất cả các quóc gia ở Trụ sở của Liên Hợp quốc, New
York, cho đến ngày 11 tháng 12 năm 1997.
(2) Công ước này phụ thuộc vào sự phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua của các quốc gia ký kết
Công ước.

(3) Công ước này có thể được sự tán thành của tất cả các quốc gia không ký kết Công ước kể từ
ngày bắt đầu thời hiệu cho việc ký kết.

(4) Các văn kiện phê chuẩn,chấp thuận, thông qua và tán thành được Tổng Thư ký Liên Hợp quốc

giữ.

Điều 25. Áp dụng cho các đơn vị lãnh thổ

(1) Nếu một quốc gia có hai hay nhiều đơn vị lãnh thổ có các hệ thống luật pháp khác nhau liên quan
đến các vấn đề được giải quyết trong Công ước này, quốc gia đó có thể, tại thời điểm ký kết, phê
chuẩn,chấp thuận, thông qua hoặc tán thành, tuyên bố rằng Công ước này được áp dụng cho tất cả
các đơn vị lãnh thổ hoặc chỉ trong một hoặc một số đơn vị lãnh thổ, và có thể vào bất kỳ thời điểm
nào đưa ra một tuyên bố khác thay thế cho tuyên bố trước đó.

(2) Các tuyên bố này nhằm mục đích quy định rõ ràng những đơn vị lãnh thổ sẽ được Công ước này
áp dụng.

(3) Nếu, bằng tuyên bố theo quy định của Ðiều này, Công ước không áp dụng chung cho tất cả các
đơn vị lãnh thổ của một quốc gia và địa điểm kinh doanh của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng
hoặc của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi nằm trong đơn vị lãnh thổ không được Công ước này áp
dụng, địa điểm kinh doanh này không được coi là nằm trong quốc gia ký kết Công ước này.

(4) Nếu một quốc gia không ra tuyên bố theo khoản (1) của Ðiều này, Công ước sẽ được áp dụng
cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của quốc gia đó.

Ðiều 26. Hiệu lực của tuyên bố

(1) Tuyên bố đưa ra theo Ðiều 25 tại thời điểm ký kết sẽ phụ thuộc vào việc khẳng định khi phê
chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua.

(2) Tuyên bố và khẳng định tuyên bố phải được thực hiện bằng văn bản và thông báo chính thức cho
người giữ Công ước.

(3) Một tuyên bố sẽ có hiệu lực ngay lập tức đồng thời với việc Công ước này có hiệu lực ở quốc gia

liên quan. Tuy nhiên, nếu người giữ Công ước nhận được thông báo chính thức về một tuyên bố sau
khi Công ước có hiệu lực, tuyên bố đó sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp sau thời hạn
sáu tháng sau ngày nhận được tuyên bố.

(4) Bất kỳ quốc gia nào ra tuyên bố theo Ðiều 25 đều có thể rút lại tuyên bố đó vào bất kỳ thời điểm
nào bằng một văn bản thông báo chính thức gửi cho người giữ Công ước. Việc rút lại tuyên bố có
hiệu lực ngay vào ngày đầu tiên của tháng tiếp sau thời hạn sáu tháng sau ngày nhận được thông
báo của người giữ Công ước.

Ðiều 27. Bảo lưu

Không có bảo lưu nào được phép thực hiện đối với Công ước này.

Ðiều 28. Bắt đầu hiệu lực

(1) Công ước này bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp sau thời hạn một năm kể từ
ngày nhận được bản văn kiện thứ năm phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành.

(2) Với mỗi quốc gia trở thành một quốc gia ký kết Công ước này, sau ngày nhận được văn kiện thứ
năm phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc tán thành, Công ước này có hiệu lực vào ngày đầu tiên
của tháng tiếp sau thời hạn một năm kể từ ngày nhận được văn kiện phù hợp thay mặt cho quốc gia
đó.

(3) Công ước này chỉ áp dụng cho các cam kết phát hành vào ngày hoặc sau ngày Công ước này có
hiệu lực ở quốc gia ký kết theo quy định của mục (a) hoặc ở quốc gia ký kết theo quy định của mục
(b) của khoản (1) trong Ðiều1.

Ðiều 29. Bãi ước

(1) Một quốc gia ký kết có thể từ bỏ Công ước này vào bất kỳ kúc nào bằng văn bản thông báo gửi

cho người giữ Công nước.

(2) Việc bãi ước có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp sau thời hạn một năm sau khi người giữ
Công ước nhận được thông báo. Khi có quy định một thời hạn dài hơn trong thông báo, việc bãi ước
có hiệu lực sau khi hết thời hạn đó tính từ ngày người giữ Công ước nhận được thông báo

Ðược làm tại New York, ngày 11 tháng 12 năm 1995, thành một bản gốc duy nhất, bằng các thứ tiếng
Ả rập, Trung quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban nha có giá trị như nhau.

Các đại diện toàn quyền có tên dưới đây, được sự uỷ quyền của Chính phủ, đã ký bản Công ước
này.


CHÚ GIẢI CỦA BAN THƯ KÝ UNCITRAL VỀ CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ
BẢO LÃNH ĐỘC LẬP VÀ THƯ TÍN DỤNG DỰ PHÒNG

GIỚI THIỆU

1. Công ước của Liên Hợp quốc về Bảo lãnh độc lập và Thư tín dụng dự phòng được thông qua và
để mở cho ký kết bởi nghị quyết số 50/48 của Ðại Hội đồng vào ngày 11 tháng 12 năm 1995.
[1]
Công
ước này được soạn thảo bởi Uỷ ban của Liên Hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL).
[2]

* Giải thích này được ban thư ký của UNCITRAL soạn thảo nhằm mục đích cung cấp thông tin
tham khảo, không phải là bình luận chính thức về Công ước.


[1]

Bản thảo Công ước được Nhóm làm việc về Thông lệ Hợp đồng quốc tế soạn thảo tại các
phiên họp từ 13 đến 23. (Ðể xem báo cáo về các phiên họp này, xin tham khảo các số sau đây của
ấn bản UNCITRAL Yearbook: Yearbook, Volume XXI: 1990 (United Nations publication, Sales No.
E.91.V.6), document A/CN.9/330; Yearbook, Volume XXII: 1991 (United Nations publication, Sales
No. E.93.V.2), documents A/CN.9/342 and A/CN.9/345; Yearbook, Volume XXIII: 1992 (United
Nations publication, Sales No. E.94.V.7), documents A/CN.9/358 and A/CN.9/361; Yearbook, Volume
XXIV: 1993 (United Nations publication, Sales No. E.94.V.16), document A/CN.9/374 and Corr.1;
Yearbook, Volume XXV: 1994(United Nations publication, Sales No. E.95.V.20), documents
A/CN.9/388 and A/CN.9/391; and "Yearbook, volume XXVI: 1995" (sẽ được phát hành sau đó như là
ấn phẩm thương mại của Liên Hợp quốc), documents A/CN.9/405 and A/CN.9/408.) Các trao đổi của
UNCITRAL về bản thảo Công ước được ghi lại trong báo cáo về công việc của phiên họp 28 (1995)
(Official Records of the General Assembly, Fiftieth Session, Supplement No. 17 (A/50/17), paras. 11-
201), phụ lục I trong đó có bản thảo Công ước như được Uỷ ban trình lên Ðại Hội đồng. (United
Nations publication, Sales No. E.91.V.6), document A/CN.9/330; , (United Nations publication, Sales
No. E.93.V.2), documents A/CN.9/342 and A/CN.9/345; (United Nations publication, Sales No.
E.94.V.7), documents A/CN.9/358 and A/CN.9/361; (United Nations publication, Sales No. E.94.V.16),
document A/CN.9/374 and Corr.1; (United Nations publication, Sales No. E.95.V.20), documents
A/CN.9/388 and A/CN.9/391; and "Yearbook, volume XXVI: 1995" (sẽ được phát hành sau đó như là
ấn phẩm thương mại của Liên Hợp quốc), documents A/CN.9/405 and A/CN.9/408.) Các trao đổi của
UNCITRAL về bản thảo Công ước được ghi lại trong báo cáo về công việc của phiên họp 28 (1995)
( (A/50/17), paras. 11-201), phụ lục I trong đó có bản thảo Công ước như được Uỷ ban trình lên Ðại
Hội đồng.


[2]
UNCITRAL là một cơ quan Liên chính phủ của Ðại Hội đồng có nhiệm vụ soạn thảo các văn
kiện Luật thương mại quốc tế nhằm hỗ trợ cộng đồng quốc tế trong việc hiện đại hoá và thống nhất
các luật điều chỉnh thương mại quốc tế. Các văn kiện pháp lý khác do UNCITRAL soạn thảo bao
gồm: Công ước của LHQ về Hợp đồng mua bán quốc tế (Official Records of the United Nations
Conference on Contracts for the International Sale of Goods, Vienna, 10 March-11 April 1980 (United

Nations publication, Sales No. E.82.V.5), part I); Công ước về thời hạn trong mua bán hàng hoá quốc
tế 1974 (New York) (Official Records of the United Nations Conference on Prescription (Limitation) in
the International Sale of Goods, New York, 20 May-14 June 1974 (United Nations publication, Sales
No. E.74.V.8), part I); Công ước LHQ về vận tải hàng hoá bằng đường biển, 1978 (Hamburg) (Official
Records of the United Nations Conference on the Carriage of Goods by Sea, Hamburg, 6-31 March
1978 (United Nations publication, Sales No. E.80.VIII.1), document A/CONF.89/13, annex I); Công
ước LHQ về trách nhiệm của người điều hành cảng ga vận tải trong thương mại quốc tế
(A/CONF.152/13, annex); Quy tắc trọng tài của UNCITRAL (Official Records of the General
Assembly, Thirty-first Session, Supplement No. 17 (A/31/17), para. 57); Giải thích của UNCITRAL về
tiến hành thủ tục trọng tài ("Yearbook, volume XXVIII: 1996" (sẽ được phát hành như một ấn phẩm
thương mại của LHQ), document A/CN.9/423); Quy tắc hoà giải của UNCITRAL (Official Records of
the General Assembly, Thirty-fifth Session, Supplement No. 17(A/35/17), para. 106); Luật mẫu về
Trọng tài thương mại quốc tế (1985) (Official Records of the General Assembly, Fortieth Session,
Supplement No. 17 (A/40/17, annex I); Công ước LHQ về Hối phiếu và Kỳ phiếu quốc tế (General
Assembly resolution 43/165, annex, of 9 December 1988); Luật mẫu về chuyển tiền quốc tế (1992)
(Official Records of the General Assembly, Forty-seventh Session, Supplement No. 17(A/47/17);
annex I); Luật mẫu của UNCITRAL về Mua sắm hàng hoá, Xây dựng và Dịch vụ (1994) (Official
Records of the General Assembly, Forty-ninth Session, Supplement No. 17 and corrigendum (A/49/17
and Corr.1), annex I); và Luật mẫu của UNCITRAL về Thương mại điện tử (Official Records of the
General Assembly, Fifty-first Session, Supplement No. 17 (A/51/17), annex I). (United Nations
publication, Sales No. E.82.V.5), part I); Công ước về thời hạn trong mua bán hàng hoá quốc tế 1974
(New York) ( (United Nations publication, Sales No. E.74.V.8), part I); Công ước LHQ về vận tải hàng
hoá bằng đường biển, 1978 (Hamburg) ( (United Nations publication, Sales No. E.80.VIII.1),
document A/CONF.89/13, annex I); Công ước LHQ về trách nhiệm của người điều hành cảng ga vận
tải trong thương mại quốc tế (A/CONF.152/13, annex); Quy tắc trọng tài của UNCITRAL ( (A/31/17),
para. 57); Giải thích của UNCITRAL về tiến hành thủ tục trọng tài ("Yearbook, volume XXVIII: 1996"
(sẽ được phát hành như một ấn phẩm thương mại của LHQ), document A/CN.9/423); Quy tắc hoà
giải của UNCITRAL ((A/35/17), para. 106); Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế (1985)
( (A/40/17, annex I); Công ước LHQ về Hối phiếu và Kỳ phiếu quốc tế (General Assembly resolution
43/165, annex, of 9 December 1988); Luật mẫu về chuyển tiền quốc tế (1992) ((A/47/17); annex I);

Luật mẫu của UNCITRAL về Mua sắm hàng hoá, Xây dựng và Dịch vụ (1994) ( and corrigendum
(A/49/17 and Corr.1), annex I); và Luật mẫu của UNCITRAL về Thương mại điện tử ( (A/51/17),
annex I).

2. Công ước được soạn thảo đặc biệt nhằm hỗ trợ việc sử dụng bảo lãnh độc lập and thư tín dụng dự
phòng khi chỉ có một trong hai công cụ này được sử dụng theo tập quán. Công ước cũng khẳng định
sự ghi nhận các nguyên tắc và đặc điểm chung cơ bản của bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự
phòng. Ðể nhấn mạnh phạm vi áp dụng chung cho cả hai giao dịch bảo lãnh độc lập và thư tín dụng
dự phòng và để khắc phục sự không thống nhất về thuật ngữ, Công ước sử dụng thuật ngữ dung hoà
"cam kết" để nói đến cả hai loại công cụ trên.

3. Các cam kết độc lập được Công ước điều chỉnh là những công cụ cơ bản của thương mại quốc tế.
Chúng được sử dụng trong nhiều tình huống đa dạng. Ví dụ, chúng được sử dụng để bảo đảm việc
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bao gồm các nghĩa vụ xây dựng, cung ứng và thanh toán thương mại;
để bảo đảm việc thanh toán lại một khoản tiền ứng trước trong trường hợp phải thanh toán lại; để bảo
đảm nghĩa vụ của người thắng thầu trong một hợp đồng mua sắm; để đảm bảo việc hoàn trả tiền
thanh toán theo một cam kết khác; để hỗ trợ việc phát hành các thư tín dụng thương mại và hợp
đồng bảo hiểm; và để nâng cao uy tín của người vay là cơ quan nhà nước hay tổ chức tư nhân. Tuy
nhiên, sự quen thuộc với các công cụ mà Công ước điều chỉnh không có tính chất phổ biến; luôn
thiếu các quy định mang tính lập pháp để điều chỉnh chúng, các thông lệ về hai loại công cụ trên có
nhiều khía cạnh khác nhau, và vấn đề quan trọng đặt ra cho người sử dụng, hành nghề và Toà án
trong công việc hàng ngày về các công cụ này vượt quá quyền hạn của các bên để có thể giải quyết
trong khuôn khổ hợp đồng.

4. Bằng việc xây dựng một bộ quy tắc thống nhất cho hai loại công cụ được điều chỉnh, Công ước
còn đảm bảo mức độ chắc chắn cao hơn về pháp lý trong việc sử dụng hàng ngày các công cụ này
trong các giao dịch thương mại, cũng như cấp tín dụng cho tổ chức nhà nước. Ngoài ra, bằng việc
đưa ra một khuôn khổ pháp lý duy nhất cho cả bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng, Công ước
sẽ hỗ trợ việc phát hành cả hai loại công cụ có sự kết hợp với nhau, ví dụ, việc phát hành thư tín
dụng dự phòng để hỗ trợ việc phát hành một bảo lãnh, hoặc trong trường hợp ngược lại. Công ước

sẽ hỗ trợ thêm cho việc "hội hoá" các tổ chức cho vay, bằng cách cho phép họ kết hợp cả hai loại
công cụ này một cách dễ dàng hơn. Người cho vay tham gia vào một hội có thể phân chia rủi ro cho
nhau, giúp mở rộng số dư tín dụng cho vay.

5. Công ước hỗ trợ về mặt pháp lý cho quyền tự chủ của các bên được áp dụng các quy tắc được
thoả thuận về thông lệ thương mại như Tập quán và thông lệ thống nhất về tín dụng chứng từ, được
Phòng TM quốc tế soạn thảo, hoặc các quy tắc khác có thể phát triển để giải quyết một cách cụ thể
thư tín dụng dự phòng, và Các quy tắc thống nhất về Bảo lãnh yêu cầu thanh toán (URDG, cũng do
ICC soạn thảo). Ngoài việc cần phải thống nhất về cơ bản với các giải pháp của quy tắc của thông lệ,
Công ước sẽ bổ sung cho hoạt động của họ bằng cách xử lý các vấn đề vượt quá phạm vi điều chỉnh
của các quy tắc đó. Nó làm như vậy với việc xem xét cụ thể vấn đề yêu cầu thanh toán có gian lận
hoặc lạm dụng và các biện pháp giải quyết pháp lý trong các tình huống đó. Ngoài ra, việc sử dụng
trong Công ước các thuật ngữ cụ thể về bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng, bao gồm các quy
tắc của thông lệ có trong đó, giúp cho Công ước thống nhất về các quy tắc của thông lệ như UCP hay
URDG.

6. Cần lưu ý rằng, nếu nói một cách chặt chẽ, một bảo lãnh độc lập hoặc thư tín dụng dự phòng là
một cam kết đối với người nhận bảo lãnh/hưởng lợi. Theo đó, Công ước tập trung vào mối quan hệ
giữa người bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh độc lập) hoặc người phát hành (trong trường hợp
thư tín dụng dự phòng) (sau đây gọi là "người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng") và người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi. Mối quan hệ giữa người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và khách hàng (người được
bảo lãnh, trong trường hợp bảo lãnh độc lập, hoặc người xin mở thư tín dụng trong trường hợp thư
tín dụng dự phòng, sau đây được gọi là "người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng") nói chung nằm
ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước. Tình hình cũng tương tự đối với mối quan hệ giữa người
bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và bên yêu cầu( bên yêu cầu, ví dụ, là một ngân hàng, đề nghị, thay
mặt cho khách hàng, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng phát hành một bảo lãnh độc lập).

7. Dưới đây là tóm tắt các đặc điểm và quy định chủ yếu của Công ước.

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

A. Loại công cụ thanh toán được điều chỉnh
B. Ðiều chỉnh bảo lãnh đối ứng và xác nhận thư tín dụng
C. Các công cụ thanh toán nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước
D. Ðịnh nghĩa về "tính độc lập"
E. Ðặc điểm "chứng từ" của cam kết được điều chỉnh
F. Ðịnh nghĩa về tính quốc tế
G. Liên kết các yếu tố cho việc áp dụng Công ước
II. GIẢI THÍCH

III. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CAM KẾT
A. Phát hành
B. Sửa đổi
C. Chuyển nhượng và chuyển giao
D. Hết quyền yêu cầu thanh toán
E. Hết thời hiệu
IV. QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ CĂN CỨ BIỆN HỘ
A. Xác định quyền và nghĩa vụ
V. YÊU CẦU THANH TOÁN
A. Yêu cầu thanh toán của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi
B. Kiểm tra yêu cầu và thanh toán
C. Gian đối hoặc lạm dụng trong yêu cầu thanh toán
D. Các biện pháp tạm thời của toà án
VI. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

VII. CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

CÁC QUỐC GIA THAM GIA KÝ KẾT

Có thể xin thêm thông tin theo địa chỉ:
UNCITRAL Secretariat

Vienna International Centre
P.O. Box 500
A-1400 Vienna
Austria
Telephone: (43-1) 26060-4060 or 4061
Telefax: (43-1) 26060-5813
E-mail:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

A. LOẠI CÔNG CỤ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH

8. Phạm vi áp dụng của Công ước chỉ giới hạn trong các công cụ được hiểu theo thông lệ là bảo lãnh
độc lập (được gọi là, ví dụ, các bảo lãnh "yêu cầu thanh toán", "yêu cầu thanh toán đầu tiên", "yêu
cầu thanh toán đơn giản" hay "ngân hàng") hoặc thư tín dụng dự phòng (Ðiều 2(1)). Các công cụ này
có thể được điều chỉnh trong phạm vi áp dụng của Công ước vì chúng có chung một lĩnh vực sử
dụng khá rộng. Cả hai loại công cụ, được thanh toán khi xuất trình các chứng từ theo yêu cầu, được
sử dụng để bảo đảm tránh các rủi ro có thể xảy ra (ví dụ, vi phạm hợp đồng). Có thể thấy rằng một
cách sử dụng khác nữa của thư tín dụng dự phòng là như một công cụ để thực hiện thanh toán các
khoản nợ đến hạn (thư tín dụng dự phòng "tài chính" hay "trả trực tiếp").

9. Trong các cam kết được Công ước điều chỉnh, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng hứa sẽ
thanh toán cho người nhận bảo lãnh/hưởng lợi khi nhận được yêu cầu thanh toán. Yêu cầu thanh
toán có thể, tuỳ theo điều khoản và điều kiện của cam kết, hoặc là một yêu cầu "đơn giản" hoặc là
một yêu cầu có kèm theo các chứng từ theo yêu cầu của bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng.
Nghĩa vụ thanh toán của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng bắt đầu bằng việc xuất trình yêu cầu
thanh toán theo hình thức, và với các chứng từ kèm theo, như yêu cầu trong bảo lãnh độc lập hoặc
thư tín dụng dự phòng. Người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng không buộc phải tìm hiểu giao dịch
gốc, mà chỉ xác định liệu yêu cầu thanh toán có chứng từ về mặt hình thức có tuân theo đúng các
điều khoản của bảo lãnh hay thư tín dụng dự phòng hay không. Vì đặc điểm này, các công cụ được

Công ước điều chỉnh đều được gọi chung là "độc lập" và "có chứng từ".

10. Trên cơ sở thông lệ , nhiều loại tình huống có thể đưa ra cam kết được xem xét, bao gồm cả theo
đề nghị của khách hàng ("người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng"), theo yêu cầu của một pháp
nhân hay cá nhân khác ("bên yêu cầu") hành động theo đề nghị của khách hàng của bên đề nghị,
hoặc thay mặt cho người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng (Ðiều 2(2)).

11. Các bên được hoàn toàn tự do loại trừ hoàn toàn phạm vi điều chỉnh của Công ước (Ðiều 1), với
kết quả là sẽ áp dụng một luật khác. Vì Công ước có tính chất bổ sung hơn là bắt buộc, nếu nó được
áp dụng thì có thể loại trừ hay thay đổi nhiều quy tắc của Công ước trong bất kỳ trường hợp nào.

B. ÐIỀU CHỈNH BẢO LÃNH ĐỐI ỨNG VÀ XÁC NHẬN THƯ TÍN DỤNG

12. Công ước được xây dựng nhằm đưa thêm vào "bảo lãnh đối ứng". Một bảo lãnh đối ứng được
định nghĩa trong Công ước (Ðiều 6(c)) với cùng các thuật ngữ căn bản như khái niệm cơ bản của
"cam kết", nghĩa là, như một cam kết đối với người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng của một cam kết
khác bởi bên yêu cầu họ và quy định thanh toán khi nhận được yêu cầu đơn giản hoặc có kèm chứng
từ, theo đúng các điều khoản và điều kiện về chứng từ của cam kết (bảo lãnh đối ứng).

13. Khác với cách hiểu chung về bảo lãnh đối ứng là "cam kết", Công ước quy định cụ thể về bảo
lãnh đối ứng trong trường hợp yêu cầu thanh toán là gian lận hoặc lạm dụng; trong tình huống đó,
bảo lãnh đối ứng có thể đặt ra vấn đề khác với những vấn đề của các cam kết khác được Công ước
điều chỉnh (xem đoạn 48 dưới đây).

14. Công ước cũng đưa vào phạm vi điều chỉnh vấn đề xác nhận cam kết, nghĩa là một cam kết được
bổ sung vào cam kết của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng hoặc được sự cho phép của họ. Xác
nhận cho phép người nhận bảo lãnh/hưởng lợi có sự lựa chọn yêu cầu thanh toán từ người xác nhận
thay cho yêu cầu thanh toán từ người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng. Bằng yêu cầu có sự cho phép
của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, Công ước không công nhận việc xác nhận là xác nhận
"trong im lặng", nghĩa là xác nhận được bổ sung mà không có sự đồng ý của người bảo lãnh/phát

hành thư tín dụng.

C. CÔNG CỤ NẰM NGOÀI PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA CÔNG ƯỚC

15. Công ước không áp dụng cho các bảo lãnh "phụ" hay "có điều kiện" , tức là bảo lãnh mà theo đó
nghĩa vụ thanh toán của người bảo lãnh yêu cầu không chỉ có việc kiểm tra yêu cầu thanh toán có
chứng từ. Do đó, Công ước không làm vô hiệu hay ảnh hưởng đến các công cụ khác theo bất kỳ
cách nào, cũng không điều chỉnh hay hạn chế việc sử dụng chúng. Việc có nên sử dụng, trong bất kỳ
trường hợp nào, một cam kết độc lập bằng loại công cụ được Công ước điều chỉnh, hay một loại
công cụ khác, thường phụ thuộc vào môi trường thương mại khi sử dụng và các lợi ích cụ thể của
các bên liên quan.

16. Thư tín dụng không phải là thư tín dụng dự phòng không được Công ước điều chỉnh. Tuy nhiên,
Công ước công nhận quyền của các bên trong một thư tín dụng quốc tế không phải là thư tín dụng
dự phòng sử dụng Công ước (Ðiều 1(2)). Quy định đó đã được đưa vào vì Công ước quy định một
bộ quy tắc mà các bên trong một thư tín dụng thương mại muốn tự sử dụng, có xét đến cơ sở chung
giữa thư tín dụng thương mại và thư tín dụng dự phòng, và các khó khăn đôi khi xảy ra trong việc xác
định liệu thư tín dụng đó là dự phòng hay thương mại.

D. ÐỊNH NGHĨA VỀ "TÍNH ĐỘC LẬP"

17. Mặc dù có sự công nhận rộng rãi rằng các cam kết bằng loại công cụ được Công ước điều chỉnh
là "độc lập", vẫn có sự thiếu thống nhất trên phạm vi quốc tế trong cách hiểu và công nhận đặc điểm
căn bản đó. Công ước sẽ đẩy nhanh sự thống nhất đó bằng cách đưa ra một định nghĩa về "tính độc
lập" (Ðiều 3). Ðịnh nghĩa đó được ghi nhận trong các điều khoản của cam kết không phụ thuộc vào
sự tồn tại hay hiệu lực của giao dịch gốc, hoặc bất kỳ cam kết nào khác. Việc dẫn chiếu đến các cam
kết khác làm rõ bản chất độc lập của bảo lãnh đối ứng từ bảo lãnh mà nó liên quan, và tính độc lập
của một xác nhận từ thư tín dụng dự phòng hoặc bảo lãnh độc lập mà nó xác nhận.

18. Ngoài ra, để nằm trong phạm vi áp dụng của Công ước, một cam kết không được phép phụ thuộc

vào bất kỳ điều khoản hay điều kiện nào không có trong cam kết. Quy định cụ thể là, để nằm trong
phạm vi điều chỉnh của Công ước, cam kết không được tuỳ thuộc vào các hành vi hay sự kiện không
chắc chắn trong tương lai, với ngoại lệ về trường hợp người nhận bảo lãnh/hưởng lợi xuất trình yêu
cầu thanh toán và các chứng từ khác hoặc khi các hành vi hay sự kiện khác đó nằm trong "phạm vi
hoạt động" của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng. Ðiều này phù hợp với khái niệm rằng vai trò
của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng trong trường hợp cam kết độc lập là một người thanh toán
chứ không phải là người điều tra.

E. ÐẶC ĐIỂM "CÓ CHỨNG TỪ " CỦA CAM KẾT ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH

19. Ngoài tính chất "độc lập" với giao dịch gốc, cam kết được Công ước điều chỉnh còn có tính chất
"chứng từ". Ðiều này có nghĩa là trách nhiệm của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng khi nhận
được yêu cầu thanh toán được giới hạn trong việc kiểm tra yêu cầu đó và bất kỳ chứng từ nào kèm
theo để khẳng định yêu cầu thanh toán và các chứng từ khác có theo đúng " về mặt hình thức" các
yêu cầu của bảo lãnh độc lập hoặc thư tín dụng dự phòng. Hiệu quả của quy tắc này là các cam kết
có "điều kiện phi chứng từ" nằm ngoài phạm điều chỉnh của Công ước. Các điều kiện về bản chất
không đòi hỏi chứng từ thường liên quan đến các hành vi hay sự kiện nằm trong phạm vi hoạt động
của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng. Một ví dụ đơn giản về trường hợp này là việc người bảo
lãnh/phát hành thư tín dụng xác định liệu một khoản tiền đặt cọc theo yêu cầu có được thực hiện trên
một tài khoản đươc chỉ định của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng.

F. ÐỊNH NGHĨA VỀ TÍNH CHẤT QUỐC TẾ

20. Công ước chỉ áp dụng đối với các cam kết có tính chất quốc tế. Tính quốc tế được xác định trên
cơ sở các địa điểm kinh doanh như được quy định trong cam kết, của một trong hai người sau đây ở
các quốc gia khác nhau: người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, người nhận bảo lãnh/hưởng lợi,
người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng, bên yêu cầu, người xác nhận (Ðiều 4(1)). Với trường hợp
cam kết liệt kê nhiều địa điểm kinh doanh của một bên cũng như trong trường hợp một bên không có
"địa điểm kinh doanh" như vậy mà chỉ có địa chỉ cư trú thì Công ước có các quy tắc đặc biệt để xác
định tính quốc tế (Ðiều 4(2)).


G. LIÊN KẾT CÁC YẾU TỐ CHO VIỆC ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC

21. Công ước áp dụng cho các cam kết quốc tế theo một trong hai cách sau đây. Cách thứ nhất liên
quan đến vi trí của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng ở nước tham gia Công ước ("Nước ký
kết") (Ðiều 1(1)(a)). Cách thứ hai theo đó Công ước sẽ áp dụng là khi các quy định của tư pháp quốc
tế dẫn đến việc áp dụng luật của một quốc gia ký Công ước (Ðiều 1(1)(b)).

22. Công ước quy định thêm một mức thống nhất về luật trong lĩnh vực này, theo đó Chương VI
(Xung đột pháp luật, Ðiều 21 và Điều 22) đưa ra các quy tắc mà toà án ở nước tham gia ký kết sẽ sử
dụng trong việc xác định luật áp dụng cho một bảo lãnh độc lập hoặc thư tín dụng dự phòng. Các quy
tắc đó sẽ áp dụng cho dù trong một trường hợp cụ thể nào đó Công ước có thể là hoặc không phải là
luật nội dung sẽ áp dụng cho giao dịch bảo lãnh độc lập hoặc thư tín dụng dự phòng được nói đến
(xem các đoạn 52 và 53,dưới đây).


II. GIẢI THÍCH

23. Công ước có một quy tắc chung là việc giải thích Công ước là nhằm xem xét tính chất quốc tế và
như cầu thúc đẩy sự thống nhất áp dụng Công ước (Ðiều 5). Ngoài ra, việc giải thích là để xem xét
việc tuân thủ nguyên tắc thực tâm trong thực tiễn quốc tế. Các bản tóm tắt quyết định toà án hoặc
trọng tài áp dụng và giải thích các quy định của Công ước sẽ được đưa vào hệ thống lưu giữ hồ sơ
các vụ án gọi là luật tiền lệ của UNCITRAL (CLOUT).


III. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CAM KẾT

24. Công ước quy định các quy tắc cho một số khía cạnh về hình thức và nội dung của cam kết, như
được tóm tắt dưới đây.


A. PHÁT HÀNH

25. Về vấn đề thời điểm và địa điểm phát hành (tức là khi nào và ở đâu thì nghĩa vụ người bảo
lãnh/phát hành thư tín dụng đối với người nhận bảo lãnh/hưởng lợi sẽ có hiệu lực thực hiện), Công
ước tăng cường tính chắc chắn trong một lĩnh vực có truyền thống không chắc chắn do sự tồn tại của
các định nghĩa khái niệm khác nhau. Công ước quy định là việc phát hành xảy ra vào thời điểm và tại
địa điểm mà cam kết không còn nằm trong khả năng kiểm soát của người bảo lãnh/phát hành thư tín
dụng (ví dụ, khi được gửi cho người nhận bảo lãnh/hưởng lợi) (Ðiều 7(1)). Ngoài ra, Công ước định
nghĩa việc phát hành xét trên hiệu lực thực tế của nó. Một khi đã được phát hành, việc cam kết là
nhằm thanh toán theo đúng các điều khoản và không bị huỷ ngang.

26. Theo thông lệ trong văn bản pháp lý của UNCITRAL, Công ước đặt ra một yêu cầu có tính linh
động và định hướng về hình thức phát hành cam kết. Bằng việc yêu cầu về hình thức phải giữ được
đầy đủ thông tin của cam kết, chứ không chỉ nói đến một hình thức "bằng văn bản", Công ước cho
phép phát hành cam kết theo hình thức không bằng văn bản (ví dụ, bằng thông điệp trao đổi thông tin
điện tử). Ðiều này có thể vì áp dụng quy tắc việc phát hành có thể bất kỳ hình thức nào lưu giữ được
toàn văn cam kết và quy định một biện pháp xác thực được chấp nhận chung hoặc được thoả thuận
cụ thể (Ðiều 7(2)).
27. Công ước không đề cập đến vấn đề năng lực phát hành cam kết (tức là ai được phép làm người
bảo lãnh/phát hành thư tín dụng). Vấn đề đó thường có những ý nghĩa về mặt quản lý hoặc pháp lý
khác nhau ở các nước khác nhau và do vậy được luật quốc gia điều chỉnh.

B. SỬA ĐỔI

28. Công ước ghi nhận về mặt pháp lý một thông lệ là việc sửa đổi một cam kết đòi hỏi phải có sự
chấp nhận của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi để có hiệu lực, trừ khi được quy định khác (Ðiều 8(3)).
Công ước công nhận khả năng là việc sửa đổi có thể được người nhận bảo lãnh/hưởng lợi cho phép
trước và trong trường hợp đó, việc sửa đổi có hiệu lực từ thời điểm phát hành cam kết (Ðiều 8(2)).

29. Ở một trong số ít các quy định của Công ước trực tiếp điều chỉnh mối quan hệ giữa người được

bảo lãnh/xin mở thư tín dụng và người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, một quy định rõ ràng là việc
sửa đổi không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng,
hoặc đến vấn đề trên của bên yêu cầu hoặc người xác nhận, trừ khi người đó đồng ý với việc sửa đổi
(Ðiều 8(4)).

C. CHUYỂN NHƯỢNG VÀ CHUYỂN GIAO

30. Công ước phản ánh sự khác biệt về thực tiễn giữa, một mặt, việc chuyển nhượng quyền yêu cầu
thanh toán của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi ban đầu cho một người khác và, mặt khác, việc
chuyển giao số tiền của cam kết, nếu việc thanh toán được thực hiện. Trong trường hợp chuyển giao
tiền cam kết, quyền yêu cầu thanh toán vẫn là của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi đầu tiên, người
được chuyển giao chỉ được giao quyền nhận số tiền thanh toán nếu việc thanh toán được tiến hành.

31. Về chuyển nhượng, Công ước tán thành yêu cầu kép, quy định trong UCP, rằng tự cam kết phải
cho biết là nó có thể chuyển nhượng được, và ngoài ra, bất kỳ sự chuyển nhượng thực tế nào cũng
phải được sự đồng ý của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng (Ðiều 9). Lý do là sự thay đổi trong
con người sẽ xuất trình yêu cầu thanh toán và các chứng từ kèm theo có thể làm tăng rủi ro của
người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng (ví dụ, nếu người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng cảm thấy
rằng người sẽ được chuyển nhượng có ít khả năng tin tưởng hoặc quen thuộc hơn người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi ban đầu). Vì lý do đó, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng được có cơ hội để đồng
ý với bất kỳ giao dịch chuyển nhượng nào.

32. Về chuyển giao tiền cam kết, người nhận bảo lãnh/hưởng lợi của cam kết có thể, trừ khi có quy
định khác trong cam kết hoặc đã thoả thuận lúc khác, chuyển giao tiền cam kết (Ðiều 10(1)). Nếu
người nhận bảo lãnh/hưởng lợi chuyển giao tiền cam kết và nếu người bảo lãnh/phát hành thư tín
dụng hoặc một người khác có nghĩa vụ thanh toán đã nhận được thông báo từ người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi, việc thanh toán cho người được chuyển giao tiền sẽ giải trừ nghĩa vụ cho thụ trái,
trong phạm vi số tiền thanh toán, theo cam kết (Ðiều 10(2)).

D. HẾT QUYỀN YÊU CẦU THANH TOÁN


33.Công ước công nhận hiệu lực pháp lý của khái niệm hết quyền yêu cầu thanh toán được chấp
nhận rộng rãi trong thực tiễn, mặc dù chưa được hoàn toàn ghi nhận trong luật quốc gia hoặc tiền lệ
xét xử. Theo Công ước (Ðiều11), các sự kiện làm phát sinh việc chấm dứt quyền yêu cầu thanh toán
bao gồm: tuyên bố của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi giải phóng trách nhiệm của người bảo
lãnh/phát hành thư tín dụng; chấm dứt cam kết theo thoả thuận của người bảo lãnh/phát hành thư tín
dụng; thanh toán đầy đủ số tiền cam kết , trừ khi cam kết quy định nghĩa vụ thanh toán mặc nhiên tiếp
tục hoặc tăng lên; hết thời hạn hiệu lực của cam kết. Bằng việc khẳng định rằng việc xuất trình yêu
cầu thanh toán phải xảy ra trước khi hết thời hạn của cam kết, Công ước sẽ giúp khắc phục được sự
bất trắc còn tồn tại đối với vấn đề này.

34. Trong một vài trường hợp, vẫn có sự không chắc chắn về vấn đề hiệu lực của việc giữ lại công cụ
thanh toán tạo thành cam kết đối với sự chấm dứt hẳn quyền yêu cầu thanh toán. Công ước, cùng
với các thông lệ phổ biến nhất, quy định rằng việc giữ lại một công cụ thanh toán không bao giờ có
thể kéo dài quyền yêu cầu thanh toán nếu số tiền đã được thanh toán hoăc nếu cam kết đã hết hiệu
lực (Ðiều 11(2)). Khác với hai tình huống trên, các bên vẫn được tự do quy định một yêu cầu trả lại
cam kết nhằm chấm dứt quyền yêu cầu thanh toán.

E. HẾT THỜI HIỆU

35.Công ước quy định (Ðiều 12) rằng thời hiệu của một cam kết chấm dứt theo một trong các cách
sau đây: vào ngày hết thời hiệu, có thể là một ngày cố định hoặc là ngày cuối cùng của thời hạn cố
định nêu trong cam kết; nếu việc chấm dứt thời hiệu gắn với việc xuất hiện một hành vi hay sự kiện,
khi xuất trình chứng từ theo yêu cầu của cam kết cho biết sự xuất hiện hành vi hay sự kiện đó; hoặc,
nếu không yêu cầu chứng từ, bằng việc người nhận bảo lãnh/hưởng lợi xuất trình chứng nhận về
việc đó; hoặc sau 6 năm tính từ ngày phát hành, nếu không có quy định ngày hết thời hiệu hoặc nếu
có quy định nhưng hành vi hay sự kiện đó không xảy ra.


IV. QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ CĂN CỨ BIỆN HỘ


A. XÁC ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

36. Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi
được xác định bởi các điều khoản và điều kiện của cam kết (Ðiều 13(1)). Công ước có dẫn chiếu rõ
ràng đến các quy tắc của thông lệ, các điều kiện chung hoặc tập quán (ví dụ, UCP, URDG) mà cam
kết theo thoả thuận phải chịu sự điều chỉnh của chúng. Ðiều này phù hợp với mục đích chính của
Công ước, là hỗ trợ về pháp lý cho quyền của các bên được đưa vào cam kết các quy tắc, điều kiện
hoặc tập quán đó. Cách tiếp cận đó đảm bảo rằng Công ước sẽ tiếp tục là một văn kiện sống, nhạy
cảm với các phát triển mới trong thực tiễn, bao gồm các sửa đổi trong tương lai đối với các quy tắc về
thông lệ như UCP and URDG và sự phát triển của các quy tắc quốc tế về thông lệ.

37. Mối liên kết linh hoạt của Công ước với yêu cầu và các tập quán và thông lệ thương mại đang
phát triển cũng được nêu trong Công ước. Ví dụ, để giải thích các điều khoản và điều kiện của một
cam kết và giải quyết các vấn đề không được Công ước điều chỉnh, cần phải chú ý đến các quy tắc
quốc tế được chấp nhận chung và các tập quán về bảo lãnh độc lập hoặc thư tín dụng dự phòng
(Ðiều 13(2)).

38. Tương tự, tiêu chuẩn hành vi của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, dựa trên nguyên tắc
thực tâm và với sự cẩn thận hợp lý, phải được định nghĩa bằng cách dẫn chiếu tới các tiêu chuẩn
được chấp nhận chung về thông lệ quốc tế trong bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng (Ðiều
14(1)). Trong khi Công ước để mở khả năng quy định một chuẩn mực hơi thấp hơn tiêu chuẩn chung
về sự cẩn thận, nó ngăn cấm rõ ràng việc miễn trừ trách nhiệm cho người bảo lãnh do thiếu thực tâm
hoặc cẩu thả.


V. YÊU CẦU THANH TOÁN

A. YÊU CẦU THANH TOÁN CỦA NGƯỜI NHẬN BẢO LÃNH/ HƯỞNG LỢI


39. Về người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, quy trình yêu cầu thanh toán và nhận thanh toán đòi hỏi phải
có hành vi xuất trình một yêu cầu thanh toán và các chứng từ bắt buộc theo đúng các điều khoản của
cam kết. Về đặc điểm chứng từ của yêu cầu thanh toán, các yêu cầu về hình thức theo Công ước áp
dụng cho cam kết (xem đoạn 27ở trên) sẽ áp dụng cho yêu cầu thanh toán (Ðiều 15(1)). Ðịa điểm
xuất trình là tại quầy giao dịch của của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng nơi phát hành cam kết
trừ khi có quy định một địa điểm hay một người khác để tiến hành thanh toán (Ðiều 15(2)).

40. Ngoài ra, Công ước quy định (Ðiều 15(3)) rằng bằng việc đưa ra yêu cầu thanh toán người nhận
bảo lãnh/hưởng lợi ngầm xác nhận rằng yêu cầu thanh toán được thực hiện không trái với nguyên
tắc thực tâm và không có lý do gì để biện minh cho việc không thực hiện thanh toán, theo các quy
định của Công ước về yêu cầu thanh toán gian lận hoặc lạm dụng (xem đoạn 47 và 48 dưới đây).

B. KIỂM TRA YÊU CẦU THANH TOÁN VÀ THANH TOÁN

41. Trách nhiệm của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng là phải kiểm tra yêu cầu thanh toán và
các chứng từ kèm theo để xác định xem về mặt hình thức chúng có tuân thủ đúng các điều khoản và
điều kiện của cam kết và thống nhất với nhau (Ðiều 16(1)). Việc xác định đó cần phải tính đến các
tiêu chuẩn về thông lệ quốc tế có thể áp dụng, một sự đảm bảo rằng Công ước có xét đến các phát
triển về thông lệ liên quan đến khái niệm tuân thủ về hình thức.

42. Trong một quy định rõ ràng phụ thuộc vào sự thay đổi của của các điều khoản của cam kết, người
bảo lãnh/phát hành thư tín dụng được có một "khoảng thời gian hợp lý", đến bảy ngày để xác định và
quyết định thanh toán (Ðiều 16(2)). Do đó, khoảng thời gian hợp lý trên có thể dưới bảy ngày nhưng
không bao giờ quá bảy ngày, trừ khi quy định một thời hạn khác. Ðiều này cũng tính đến việc là thời
gian cần thiết để kiểm tra yêu cầu thanh toán phụ thuộc vào nội dung của từng giao dịch (ví dụ, số
tiền và độ phức tạp của chứng từ phải kiểm tra).

43. Nếu quyết định không thanh toán, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng phải thông báo ngay lập
tức cho người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, cho biết căn cứ của quyết định đó (Ðiều 16(2)). Nếu xác định
thấy yêu cầu thanh toán tuân thủ đúng các điều khoản của cam kết, phải thanh toán ngay , hoặc vào

thời điểm sau đó theo quy định trong cam kết.

44. Công ước công nhận rằng người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng có thể, trừ khi cam kết quy định
khác, giải trừ nghĩa vụ thanh toán bằng việc thực hiện quyền bù trừ nghĩa vụ theo quy định chung của
luật áp dụng (Ðiều 18). Tuy nhiên, Công ước không công nhận quyền bù trừ nghĩa vụ đó liên quan
đến khiếu kiện của người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng hoặc bên yêu cầu vì điều đó có khả
năng sẽ làm sai mục đích của cam kết.

C. CAM KẾT GIAN LẬN HOẶC LẠM DỤNG

45. Mục đích chủ yếu của Công ước là xây dựng một sự nhất trí cao hơn trên phạm vi quốc tế theo
cách thức mà người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và toà án sẽ giải quyết các vụ kiện về gian lận
hay lợi dụng trong yêu cầu thanh toán theo các bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng. Ðây là
một lĩnh vực đặc biệt rắc rối và khó thực hiện trong thực tiễn vì các khiếu kiện về gian lận thường có
xu hướng phát sinh trên cơ sở tranh chấp về việc thực hiện một nghĩa vụ hợp đồng gốc. Khó khăn đó
và hệ quả bất trắc sau đó đã trở nên phức tạp hơn vì sự khác nhau về khái niệm và cách thức xử lý
các khiếu kiện đó của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và toà án nhằm sử dụng các biện pháp
tạm thời để ngăn chặn việc thanh toán.

46. Công ước giúp giải quyết tốt hơn vấn đề bằng cách đưa ra một định nghĩa chung được quốc tế
chấp nhận về các tình huống trong đó cho phép có ngoại lệ đối với một nghĩa vụ thanh toán cho một
yêu cầu tuân thủ đúng về hình thức (Ðiều 19(1)). Khái niệm có đưa vào các khuôn mẫu thực tế được
điều chỉnh bởi các hệ thống pháp lý khác nhau bằng các khái niệm như "gian lận" hay "lạm quyền".
Khái niệm còn dẫn chiếu đến các tình huống trong đó rõ ràng là các chứng từ giả hoặc bị làm giả, hay
không phải thanh toán trên cơ sở quy định trong yêu cầu hoặc yêu cầu thanh toán không có cơ sở để
chấp nhận.

47. Ðể chính xác hơn, Công ước đưa ra các ví dụ minh hoạ cho các trường hợp trong đó yêu cầu
thanh toán được coi là không có cơ sở để chấp nhận (Ðiều 19(2); ví dụ, các nghĩa vụ gốc rõ ràng đã
được hoàn thành với sự thoả mãn của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi; việc hoàn thành nghĩa vụ gốc

rõ ràng đã bị ngăn cản bởi hành vi sai trái có chủ ý của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi; trong trường
hợp yêu cầu thanh toán theo một bảo lãnh đối ứng, người nhận bảo lãnh/hưởng lợi của bảo lãnh đối
ứng đã thanh toán trái với nguyên tắc thực tâm với tư cách là người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng
của cam kết liên quan đến bảo lãnh đối ứng).

48. Công ước, bằng việc trao cho nhưng không bắt buộc người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng phải
có trách nhiệm từ chối thanh toán cho người nhận bảo lãnh/hưởng lợi khi phát hiện thấy có gian lận
hoặc lạm dụng (Ðiều19(1)), tạo ra một sự cân bằng giữa các quyền lợi và quan tâm khác nhau trong
giao dịch. Bằng việc cho phép người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng tuỳ ý hành động với thực tâm,
Công ước nhạy cảm với sự quan tâm của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng đối với vấn đề đảm
bảo khả năng tin cậy về thương mại của các cam kết độc lập với các giao dịch gốc.

49. Ðồng thời, Công ước khẳng định rằng người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng, trong tình huống
nói trên, có quyền áp dụng các biện pháp tạm thời của toà án để ngăn chặn việc thanh toán (Ðiều
19(3)). Việc này công nhận rằng toà án có một vai trò phù hợp, và đó không phải là vai trò của người
bảo lãnh/phát hành, trong việc tìm hiểu thực tế vụ việc của giao dịch gốc. Ngoài ra, Công ước không
làm vô hiệu các quyền mà người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng có thể có theo các quan hệ hợp
đồng với người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng nhằm tránh phải thực hiện việc hoàn trả tiền thanh
toán trái với các điều khoản của hợp đồng.

D. CÁC BIỆN PHÁP TẠM THỜI

50. Khác với việc trao cho người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng hoặc bên yêu cầu quyền áp
dụng các biện pháp tạm thời của toà án để ngăn chặn việc thanh toán hoặc phong toả số tiền cam kết
trong các tình huống nói trên, Công ước xây dựng một tiêu chuẩn về bằng chứng phải có để có được
quyền sử dụng các biện pháp đó (Ðiều 20(1)). Tiêu chuẩn đó liên quan đến việc ban lệnh sử dụng
biện pháp tạm thời trên cơ sở có ngay bằng chứng vững chắc về khả năng có gian lận hoặc lạm
dụng. Vấn đề liệu người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng có khả năng bị thiệt hại nghiêm trọng nếu
không có biện pháp tạm thời và khả năng toà án yêu cầu đưa ra đảm bảo tránh thiệt hại đó cũng
được đề cập đến.


51. Mặc dù cho phép sử dụng các biện pháp tạm thời của toà án trong các trường hợp có liên quan,
Công ước giảm thiểu hoá việc sử dụng các thủ tục tố tụng để can thiệp vào các cam kết bằng cách
hạn chế quyền áp dụng các biện pháp tạm thời của toà án trong các tình huống trên, với một tình
huống bổ sung. Các lệnh tạm thời của toà nhằm ngăn chặn việc thanh toán hoặc phong toả số tiền
cam kết cũng được phép sử dụng trong trường hợp sử dụng cam kết vì mục đích phạm tội (Ðiều
20(3)).


VI. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

52. Như đã nói ở trên (đoạn 22), Công ước có đưa ra các quy tắc về xung đột pháp luật trong
Chương VI, sẽ được toà án của các quốc gia ký kết sử dụng nhằm xác định luật áp dụng cho các
cam kết quốc tế như định nghĩa trong Ðiều 2, kể cả trong trường hợp chính Công ước là luật áp
dụng. Các quy tắc về xung đột pháp luật công nhận một sự lựa chọn luật được quy định trong cam
kết hoặc được thể hiện bằng các điều khoản hoặc điều kiện của cam kết, hoặc được thoả thuận bằng
cách khác giữa người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi (Ðiều 21).

53. Nếu không lựa chọn luật theo quy định trên, Công ước quy định việc áp dụng luật ở quốc gia mà
người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng có địa điểm kinh doanh là nơi phát hành cam kết (Ðiều 22).


VII. CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

54. Các điều khoản cuối cùng (Ðiều 23- Điều 29) bao hàm các quy định thông thường liên quan đến
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc với tư cách là người giữ Công ước và quy định rằng Công ước tuỳ thuộc
vào sự phê chuẩn, chấp nhận hoặc chấp thuận của các quốc gia đã ký Công ước vào ngày
11/12/1997, và để mở cho sự tán thành của tất cả các quốc gia không tham gia ký kết, và các bản
công ước bằng các thứ tiếng Ả rập, Trung quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban nha có giá trị ngang
nhau.


55. Về tính chất bổ sung nói chung của Công ước, cũng như quyền của các bên khi không muốn sử
dụng Công ước, không cho phép có bất kỳ sự bảo lưu nào. Công ước có hiệu lực sau một năm kể từ
ngày nhận được văn kiện thứ năm phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn thuận hoặc tán thành.

CÁC QUỐC GIA THAM GIA KÝ KẾT
CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ BẢO LÃNH ĐỘC LẬP VÀ THƯ TÍN DỤNG DỰ PHÒNG
(New york, 1995)

Quốc gia Ký kết Phê chuẩn, tham gia
(a)
Ngày có hiệu lực thi
hành
Belarus 3/12/1996
Ecuador 18/6/1997 a 1/1/2000
El Salvador 5/9/1997 31/7/1998 1/1/2000
Cô-oét 28/10/1998 a 1/1/2000
Panama 9/7/1997 21/5/1998 1/1/2000
Tunisia 8/12/1998 a 1/1/2000
Hợp Quốc chủng Hoa Kỳ 11/12/1997

Ký kết: 4 quốc gia ; Phê chuẩn và tham gia : 5 quốc gia


×