Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ỨNG PHÓ CỦA GIA ĐÌNH VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>ờ Hà</b></i><b> Nội</b>

<b>TrầnQuýLong*</b>

<b>Tóm tắt: </b>Bài viết phântích kết quả nghiên cứu sự thích nghivà ứngphó củagia đình với đại dịch Covid-19. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sátbằng bảng hỏi với 200 gia đình ở khuvực thành thị và nông thôntạithành phố HàNội. Kết quả cho thấy ứng phó của gia đình với dịch Covid-19 dựa trênnguồn lực xã hội hoặc sự lựa chọn họp lý. Gia đình có nguồn lực,điềukiện kinh tế-xã hội cao hơn có khả năng ứng phó tốt hơn với dịch Covid-19 và ngược lại gia đình có nguồn lực thấp hơn, yếu thế thì có sựứngphókém hơn. Bên cạnh đó, việc ứng phó với đại dịch Covid-19 khác nhau giữa cácnhóm gia đình là dựatrênsựlựachọnhọplý của họ nhằm giảm thiểu sựảnhhưởng*1.

<small>* TS., Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.</small>

<small>1 Bài viết là sản phẩm của Đe tài cấp Cơ sở “Thích nghi và ứng phó của gia đình Việt Nam trong đại dịch Covid (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)” do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới chủ ưì thực hiện năm 2022.</small>

<b>Từkhóa: Covid-19;</b>Đại dịch; ứng phó;Nguồn lực xã hội;Gia đình.

<b>Phân loại ngành:</b>Xã hộihọc

<b>Ngày nhận bài:</b> 03/10/2022; ngày chinh sửa: 14/10/2022; ngày duyệt đăng: 25/10/2022.

<b>1.Đặt vấn đề</b>

Ke từngày 23/01 /2020 khi canhiễm virus corona (Covid-19) đầu tiênđượcghi nhậntạiViệt Nam,Chính phủ Việt Nam đã gia tăng cácnồ lực khống chế sự lây lan củavirus cũng nhưđiều trị cho những người nhiễm bệnh. Nhằm ngănchặn dịch bệnh bùng phát, Chính phủ đã đưara các quy định thực hiện chế độcách ly vàgiãn cách xã hội,hạn chế di chuyển, đóng cửa trường học vàtạm dừng cáccơ sở dịch vụkhông thiết yếu.

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 được tuyên bố là Tình trạng y tếcôngcộng khẩn cấp đã gây ra nhữngảnhhưởng không nhỏcho xã hội nóichung

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

vàgia đình nói riêng. Gia đình là đơn vị trong hệ thống xã hội,chịu sựvậnhànhvàbiến đổi chung của xã hội. Khi xã hội chịunhững tác động, ảnh hưởng của các sự kiện xã hội thì kéo theo gia đinh cũng chịu ảnh hưởng. Đã có nhữngnghiên cứu dựa trên dữ liệu thống kê ở cấp độ quốc gia đánh giá mức độ tác động củađại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế-xã hội và gia đình, trên cơ sở đóđưa ra các chính sách ở tầm vĩ mơ để khắc phục các thiệt hại, hậu quảmà đạidịchnày gây ravà đưa ra các phương hướng chung cho quốc gia trong tương lai.Trong khi đó, cịn rất ít nghiên cứu tìm hiểu chiến lược ứng phó của gia đình trong bối cảnh chịu sự tác động và sống chung với đại dịch Covid-19. Do đó, nghiên cứu này tìm hiểu ứng phó với đại dịch Covid-19 của giađình với nội dung đa dạng và cụ thể. Thứ hai, nghiên cứu thựchiện đơn vị phân tích là gia đình nên các biến sốmang đặctrưng gia đình(ví dụ, yếutốhọc vấn củavợchồngđược xây dựng từ hai biến số họcvấncủa vợ và chồng). Thứ ba, các hành vi ứngphó củagia đình được phân tíchkhơng chỉ làmơ tả tần suất mà đượcphân tích theochia tổ các đặc trưng, nhóm gia đình.

Mặc dù Covid-19 vần đang tiếp tục ảnh hưởng nhưng điều quan trọng làgia đình cần phải hành động để ứng phóvớiđại dịch Covid-19, ngăn ngừa sự lan rộng của virus, đồng thời làm giảm tácđộngcủa sự bùng phátdịch cũng như hồtrợ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của Nhà nước. Thực trạng việcứng phócủagia đình vớiđại dịch Covid-19 đã diễn ra nhưthế nào và những yếu tố ảnhhưởng đến việc ứngphó của gia đình với đạidịch Covid-19 là những vấn đề cần khảo sát và phân tíchtrên bình diệnsố liệu thốngkê khoa học.

<b>2. Cơ sở lý thuyếtvà số liệu</b>

Lý thuyết nguồn lực xã hội cho rằng khi một nhóm xã hội, cá nhân cónhiều nguồn lựcxã hội như sự đảm bảo vềkinh tế haycó một vị thế nhất định trong xã hội thì nhóm xãhội, cá nhân đó càng có nhiều nguồn lực. Nguồn lựccó thế là hàng hóa, vật chất cũng như biểu tượng, có thể được tiếp cận và sửdụng trong các hànhđộng xã hội. Nói chung, các nguồn lực có giá trị đượcxácđịnh bằngcác chỉ sốvề giai cấp, địa vị và quyền lực trong hầu hết các xãhội (Edgar và Rhonda, 2000). Một nhóm xã hội hoặc cá nhânvới nguồn lựccao hơn thì có khả năng ít bị tác động của những cú sốc, sự kiện xã hội haykhó khăn đột xuất và họ đối mặt hay ứng phó với những cú sốc, những vấnđề khó khăn một cách dễ dàng hơn. Ngược lại, những nhóm xã hội, cá nhâncó nguồn lực xã hội hạn chế như trình độ học vấn thấp, địa vị, uy tín xã hộithấp hoặc khơng có, khả năng tài chính yếukém thì có sự ứng phóvớinhững khó khăn, cú sốc kém hiệu quả hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Lýthuyết lựa chọn hợp lý xuất phát từ quanđiểm lựa chọn hợp lý trongkinh tế học. Các nhà xã hội học đã phát triển lý thuyết lựa chọn hợp lý dựa trên bản sao của các mơ hình kinh tế học vị lợi. Những mơ hình đó dựa trêngiả thuyết rằng các nhân tổ kinh tế là họp lý và luôn cố gắng để có được lợi íchlớn nhất. Theo E. Durkheim, hànhđộngkinh tế hợp lý, trao đổi kinh tế vàcác hợp đồng tự chúng khơng thể hoạt động nếu khơng có các chuẩn mực vàgiá trị xã hội. Khi lựa chọn hành vi này hay hành vi khác con người bị ảnh hưởng bởi khung cảnh văn hóa,xã hội. Tiền đề mặc định cơ bản củalý thuyết này là con người tác động qua lại để tăng tối đa lợi ích hay những điều đượccủabản thânvàgiảm tối thiểu điều mất hoặc cáigiá phải trả (Mai Huy Bích,2003). Lýthuyết lựa chọn hợp lý thực chất là tiếp cận theo hướng hành động xã hội, tương tác xã hội. Vì thế, dựa trên nguyên lý là con người luôn hành động hợp lý, khi con người đứng trước những sự lựa chọn hành động họ sẽlựa chọn hành vi hứahẹncó lợi. Nghiêncứu sự thích nghi và ứng phó vớiđại dịch Covid-19 qua việc áp dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý nhấn mạnh đến việc gia đình lựa chọn hành động, cách thức nhằmgiảmthiểu những tổnthất và phù hợp với thực tế.

Nghiên cứu sử dụng số liệucủaĐề tài cấp Cơ sở “Thích nghivà ứng phó của gia đình Việt Nam trong đại dịch Covid (Nghiên cứu trường họp tại Hà Nội)”. Đe tài thu thập thông tin hồi cố về những trải nghiệm, ứng phócủa gia đình với đại dịch Covid-19 trong khoảng thời gian 2020-2021. Gia đình trongmầu khảo sátđược yêu cầu trả lời về những ứng phó với đại dịch ở thời điểm khó khăn, những ấn tượng, trải nghiệm sâu sắc nhất, và các gia đình thườngđềcập đến những khoảng thờigiangiãncách xãhội. Có 202 đại diện gia đình được khảo sát, trong đó 102 gia đình ở một phường (khu vực thành thị) và 100 gia đình ở mộtxã(khuvực nơng thơn) của thành phố HàNội.

Trongmẫu khảo sát, có 29,7% cặpvợchồng có học vấndưới trung họcphổ thơng (THPT), 29,2% có học vấn trung học phổ thơng và41,1% có họcvấn cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH). về nghề nghiệp, 14,9% cặp vợ chồng làcán bộviên chức; 27,9% làcôngnhân, làm thuê; 35,8% làm nghề bn bán,dịch vụ; và 21,4% là hưu trí. Có 25,7% gia đình có mức sống dưới trungbình, 23,8% cómức sống trungbình, và 50,5% có mứcsống khá giả. Nghiên cứu sử dụng các biến số độc lập mang đặc trưng gia đình để phân tích, tuy nhiên2 biến số là số thành viên gia đình và số thế hệ khơng có mối quan hệ có ý nghĩathống kê với tất cả các biến phụthuộc nên chỉ có 4 biến độc lập được phân tích bao gồm: học vấn, nghề nghiệp của vợ chồng,mức sống, và nơi cư trú.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>3.Đặc điểmvà các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với dịch Covid-19củagia đình</b>

<i><b>3.1. ứng phó của gia đình trong việc duy trì thu nhập, việc làm</b></i>

<i>3.1.1.Chuyển việc làmkhác</i>

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đã dẫn đến tình trạng mất việc làm trêndiện rộng, đặc biệt là đối với những việc làm khơng chính thức tạiViệt Nam. Nhiều người dân từ “có việclàm”thành tạm thờibị cho nghỉ việc,thiếu việc làm hoặc thậm chí trở thành thất nghiệp trong đợt bùng phát của đại dịch. Để đối phó với tình trạng suy giảm/mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, 50,5%gia đình trongmầu khảo sát ở HàNội đã có sự ứngphóbằng cách các thành viên gia đình chuyền việclàm, làm việc khác sovới cơng việc của họ trước đại dịch. Nhiều người đã cố gắng tìm việc làm tạmthời hoặc bán thời gian để bù đắp khoản thu nhập bị cắt giảm.Điều này chothấy các gia đìnhđược khảo sát có mức độ thích ứng kinh tế cao trong việc tham gia lực lượnglao động. Chuyển sang làm các cơng việc khác trong mùa dịch có thể thường đi kèm với việc người dân chấp nhận mức thunhập thấphơn so vớicơng việc đã làm và có thể rủi rosứckhỏe cao hơn. Phân tíchtheocácđặc trưng của gia đình, biểu đồ 1 cho thấyhọc vấn của vợ chồng có mốiquan hệ với tỷ lệ chuyểnlàm việc khác của gia đìnhđểứngphó với tình trạnggiảm giờ làm, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Học vấn của vợchồng caohơn thì gia đình có tỷ lệ làm việc khác thấp hơn. Neu như tỷ lệchuyển làm việc khác trong gia đình vợ chồngcó học vấn ở mức cơbản(dướitrung học phổ thơng) là 68,3% thì tỷ lệ này giảm xuống và ở mức 54,2% và34,9%trong gia đình vợ chồng có học vấn trung học phổ thông và caođẳng, đại họctrở lên.

<b>Biểu đồ 1.Tỷ lệ gia đình chuyển việc làmtheo đặc trưng của vợ chồng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Nghề nghiệp của vợ chồng cũng có mối quan hệ với tỷ lệ làm việc kháccủagia đình. Tỷ lệ làm việc khác cao nhất ở gia đình vợ chồng đều làm th, cơng nhânvà làmnghề buônbán, dịchvụ(BB, DV), 67,9% và 61,1% (Biểu đồ1). Điều này cho thấy Covid-19 đã gây thách thức không nhỏ đối với nhữngngười làm việc trong khu vựckinh tế phi chính thức, vì thế họ có tỷ lệ chuyển việc làmkhác cao hơn. Giađình vợ chồnglàm viên chức cótỷ lệlàm việc kháclà 30%, trong khi đó gia đình vợ chồng nghỉ hưu có tỷ lệ làm việc khác thấp nhất, 23,3%. Điều này có thể là do những người đã nghỉhưu cũng đã ở nhómngười cao tuổi hoặc họ có nguồn thu nhập từ nghỉ hưu nên gia đình có tỷ lệchuyển sang làm việc khácthấp hơn. Qua đó cho thấy những giađình vợ chồng có học vấn cao hơn và làm cơng ăn lương cho nhà nước thì có nguồn lực caohơn,và làm cho nhà nước thì việc làm và thu nhập được đảm bảo duy trì hơn nên khơng có nhu cầulàm thêm khác. Những gia đình này cũng có khả năngđầutư cho các thành viên khác đểcó việc làm ổn định vàthu nhậptốt hơn nên cótỷlệ làm việc khác thấp hơn so với nhữnggia đìnhkhác.

Mức sống có mối liênhệ với tỷ lệ làm việc khác củagia đình. Những giađình với mức sống khágiả có tỷ lệ làm việc khác thấp hơn so với gia đình có mức sống nghèo và trung bình, 42,2% so với 55,8% và 62,5%. Gia đình ở khuvực thành thị có tỷ lệ làm việc khác thấp hơn gia đình ở khu vực nông thôn,42,2% so với59,0%. Ở khuvực nông thôn được khảo sát là làng làm nghề mộc mỹ nghệ, đa sốngười dân làm thợ nên khi khơng bánđược hàng hóathì họ có xuhướng chuyển sang làm việc khác như làm cơngnhân, làm thuê cho các chủxưởnglớn hơn, hoặc làm những côngviệc ở khu vực phi chính thức. Tỷ lệ làm việc khác ở khuvực nông thôn cao hơn khu vực thành thịthể hiện sựkhác biệt trong hoạt động kinh tế giữa hai nhóm giađình. Thơng tin định tính được thuthậpcho thấy, một số người dân ở khu vực nông thôn đã phải chuyển vị thếviệc làm từ chủsangthợ đểcóviệc làm vàthu nhập cho gia đìnhtrongđiều kiện dịchbệnh ảnh hưởng.

<i>3.1.2.Dùng tiền tiết kiệm và vaymượn</i>

Thu nhập bị sụt giảm hoặc mất hoàn toàn đã tác động rất lớn đến khả năng duy trì cuộc sốngcủa các gia đình được khảo sát trong đại dịch Covid-

19. Để ứng phó, cácgia đình đã cố gắng tìm cáchxoaysởbằngcách sử dụng tiền tiết kiệm (67,8%), vay tiền từ người thân hoặc bạn bè (15,8%). Có thế thấy, sử dụng tiết kiệm có thể giúp các gia đình phần nào trong việc duy trìmức tiêu dùng như trước đại dịch. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, cuộc sống gia đình thay đổi một cách nhanh chóng khơng hề được báo trước thì với những giađình có nguồn tài chính dự trữ nhờvào sự nồ lực và ý thức tiết

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

kiệm “tích cốcphịngcơ”, dùcuộc sống bị ảnh hưởng đôi chút, song vẫn bảođảm sựổn định bền vững. Kếtquả khảo sát của đềtài còncho thấy chỉ cómộtphần nhỏ các hộ gia đình phải bán tài sản có giá trị nhằm ứng phó với việc suy giảm thu nhập của gia đình do đại dịch. Lý do có thê là nhiêu gia đìnhchưa cầnphải sử dụng đến biện pháp bán tài sản của họ. Thông tin định tínhthu thập cho thấycó gia đìnhphải bántài sản, cụ thể là vàngchỉ đê có chi phísinh hoạt trong đại dịch.

<i>3.1.3. Tìm kiếmsựgiúp đỡ</i>

Một trongnhững hành vi ứng phóvới dịch Covid-19 của gia đình trongviệc duy trì thu nhập, việc làm là tìm kiếm sự giúp đỡ, trợ giúpcủa người thân,bạn bè. Mạng lưới xã hội gắn bó này được thể hiện rõnéttrong hoạt động duytrì thunhập, việc làm. Trong hồn cảnh gặp phải cú sốc hay biếncốxã hội,điềunày càng trở nên cần thiết. Trợ giúp xã hội được biểu hiện thơng qua các hình thức khác nhau,đặcbiệt là hỗ trợ,giới thiệu, kết nối tạo cơhộicó được việc làmlà rất quan trọngvới các gia đình. Trong đó, những người có khả năng hồ trợthường là những người vẫn có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên, đặcbiệt là các chủ xưởng, hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

Theo kết quả phân tích sốliệu khảo sát, 72,3% gia đình đã thựchiệnhành vi tìmkiếm sự giúp đỡ củangười thân, bạn bè trong việc duy trì thu nhập, việc làm. Học vấn của vợ chồng có mối quanhệchặt chẽ vànghịchbiến với việc gia đình tìmkiếm giúp đỡ từngười thân, bạn bè trong vấn đề duytrìthu nhập,việc làm. Neu nhưgia đình cóvợ chồng với họcvấndướitrung học phổ thơng có tỷlệ tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè lên đến 91,7% thì tỷ lệ này giảm xuống và ở mức 83,1% ở nhóm vợ chồng có học vấn trung học phổ thơng, vàcịn 50,6%ở nhóm vợ chồng cóhọc vấn cao đẳng, đạihọc.

Nghề nghiệp của vợ chồng có mối quan hệ với việc giađình tìm kiếm sự giúp đỡ của ngườithân, bạn bè trong vấnđề duytrì thu nhập, việc làmtrongđại dịchCovid-19. Gia đình vợchồng làm nghềviên chức có tỷ lệ tim kiếmsự giúpđỡ thấp nhất (23,3%), tỷ lệ này cao nhất ở nhóm gia đình vợ chồng làm thuê(87,5%), chênh lệch giữa hai nhóm lên đến 64,2 điểm phần trăm. Điều này chothấy, sựhồtrợ của người thân, bạn bè là một kênh hồ trợ quan trọng đối với các gia đình trongvấn đề duy trì thu nhập, việc làm, đặc biệt đối với những hộ chỉ làm thuêvà tuổi cao.

Mức sốngcao hơnthì gia đìnhcó hành vitìm kiếmgiúp đờ từngười thân, bạn bè trong vấn đề duytrì thunhập, việc làmthấp hơn trong đại dịch Covid-19.Theo đó, có đến 88,5% gia đình ở mức sống dưới trung bìnhtìm kiếm sự giúpđỡ, tỷ lệ này giảm xuống cịn ở mức 72,9% ở nhóm gia đình có mức sống trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

bình và tiếp tục giảm xuống mức 63,7% ởnhóm gia đình khá giả. Kết quả nàygợiý rằng, những gia đình có điềukiệnkinh tế khá giảhơn thì có việc làm, thunhập ổn định hơn và mức sống chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch. Đối với những gia đình khó khăn, khơng có tích lũy hoặc chi tiêu hoàn toàn phụ thuộcvào thunhậphàng ngày thì giai đoạn vừaqualà khoảngthời giankhó khănnhất.Qua đó chothấy, những giađình có nguồn lực thấp hơn khơng thể đảm bảo thunhập và việclàm trong việc chống chọi với những cú sốc do đại dịch Covid-19 đem lạinên họ phải tìm kiếm sự giúp đỡ nhiều hơn.

Gia đình ởthành thị thực hiệnhành vi tìm kiếm giúp đỡtrongvấn đề duytrì thu nhập,việc làm từ người thân, bạn bè thấp hơn gia đìnhở nông thôn, 65,7% so với 79%. Điều này cho thấy những gia đình ở khu vực thành thị có thể hoạtđộng kinh tế, thamgialaođộng ở khuvực kinh tế chính thức nhiều hơnnêncó sự ổn định hơn vềviệc làm, thu nhập, điều kiệnsống, vìthế có tỷ lệ tìmkiếm sựgiúp đỡ của người thân,bạn bèđể duy trì thu nhập, việc làm thấp hơn.

<i><b>3.2. Úng phó trong hoạt động to chức cuộc song</b></i>

<i>3.2.1. Sắp xếpcuộc sống</i>

Sắp xếp lại cuộc sống là các hoạtđộng nhằm tổ chức sống có hiệu quả, thích nghi với điều kiện hoàn cảnh nhằm thỏa mãn các nhu cầucủa các thànhviên gia đình, sắpxếp lại cuộc sống gia đình là cần thiết bởi đâylàkỳnăng giúp cho các thành viên trong gia đình xây dựngthói quen làmviệc khoa học, có kế hoạch cũng như sử dụng được các nguồn lực cần thiết cho mọi hoạt động củamình. Việctổ chức đời sống gia đình tốt sẽ giúp gắn kết các thành viên trong giađình, củng cố mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. Đồng thời giúp các thànhviên, đặcbiệt là những người trưởng thành trong gia đình nắm được tìnhtrạng các nguồn lực về tài chính, khả năng của mồi người, thờigian của gia đình để có thể phân bổ, sử dụng hợp lý. Cùng với sự pháttriểncủa gia đình, của cácthànhviên mà có thêm nhiều hoạt động cần bố trí, sắp xếp cũng như những lựa chọn phải đưa ra.

Cuộc khảo sát đã thu thập thông tin về mức độ của hành vi sắp xếp cuộc sống của gia đình trong thời gian dịch bệnhCovid-19 với thang đoLikert 4 mức độ và tương đương với số điểm: 1)Rấtkhông thường xuyên; 2) Không thườngxuyên; 3) Thường xuyên; 4) Rất thường xuyên. Kết quảphân tích số liệu chothấy, với điểm trungbình (ĐTB) chung là 2,61 và độ lệch chuẩn (ĐLC) 0,655 thể hiện các gia đình có mức độthường xuyên thực hiện hành vi sắpxếp cuộc sống trong đạidịch.

Học vấn của vợ chồng có ảnhhưởng đến hoạtđộng sắpxếp cuộcsống củagia đình trongđạidịch Covid-19 theo hình thức nghịch biến. Theo đó, những gia

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

đình có vợ chồng với học vấndưới trung học phổ thơng có số điểm trung bình sắp xếp cuộc sống caonhất (2,80). Ngược lại, điểm trung bình giảm dần ở hai nhóm vợ chồng có học vấn trung học phổ thơng và cao đẳng, đại học (khoảng 2,53). Nghề nghiệp của vợchồng khơng cóảnh hưởng đến mức độ sắpxếp cuộcsống củagia đình. Mứcsống có ảnh hưởng đếnhànhvi sắp xếp cuộc sống trongdịchbệnhcủa giađình. Nếu như gia đinh có mức sống dưới trung bình vàtrungbình cóđiểm sốtrung bìnhvề mức độ sắp xếp cuộc sống là 2,71 và 2,77 thì điểm số trung bình củagia đình có mức sống khá giảlà 2,49. Xét theo khu vực, gia đình thành thị có điểm số trung bình về mức độ sắp xếp cuộc sống thấp hơn sovới gia đình nơng thơn (2,51 so với 2,72).

3.2.2. <i>Cắt giảm chi tiêu</i>

Đe tổ chức cuộc sống gia đình phù họp với tình hình dịch bệnh trong tình trạng phải thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, giá cả tăng trong khi thunhập bị sútgiảm, một trong những hành động ứng phó củagia đình trong mẫukhảo sátlà cắtgiảm chi tiêu. Ket quảphân tích số liệu khảo sát cho thấy chỉcó gần 6% gia đình khơng cắt giảm chi tiêu, gần 64% gia đình cắt giảm một ít và cóđến 30,2% giađìnhcắt giảm chi tiêu từmột nửa trở lên.

Nghề nghiệp của vợchồng có ảnh hưởngđến việccắt giảmchi tiêu tronggia đình nhằm đối phóvớidịchCovid-19. Những gia đình mà vợ chồng đã nghỉhưu có tỷ lệ khơng cắtgiảm cao nhất(11,6%), tiếp theo là những gia đình vợchồng làm viên chức(6,7%) và thấp nhất ở nhữnggia đình vợchồng làmnghềbn bán, dịch vụ. Ngược lại, mức độ cắt giảmchi tiêu từ một nửatrở lêncao nhất ở nhóm vợ chồng cùng làm thuê (46,4%), tiếp theo là ở những cặp vợchồng làm nghề buôn bán, kinh doanh (36,1%) và thấp nhất ở nhóm hưu trí(4,7%). Ket quả này cho thấy, những gia đình mà vợ chồngcó lương hưu hoặc lươngtừ khu vực nhà nước thì được đảm bảo duy trì thu nhập nên việc cắtgiảm chi tiêuở mức độ từ một nửa trở lênthấp hơn so vớinhững gia đình vợchồnglàm th hoặc bn bán, kinh doanh, là những ngành nghề chịu sự tác động của đại dịch Covid-19 trực tiếp hơn.

Việc cắt giảm chi tiêu trong đại dịch Covid-19 phụ thuộc vào mức sống của gia đình. Có 10,8% gia đình ởmức sống khá giàu khơng cắt giảm chitiêu, trongkhitỷlệ này ở hainhóm trung bình và nghèo là 2,1% và 0%. Tỷ lệgia đìnhcắtgiảm chi tiêu từ một nửa trở lên giảm dần theo mức sống. Cụ thể, có 46,2% gia đình ở nhómmức sống nghèo đã cắt giảm chi tiêu một nửatrở lên, tỷ lệ nàyở nhómtrung bình là 31,2% và ờ nhóm khágiả là 21,6%. Việc gia đình sởhữu nhiều nguồn lực, điều kiện kinh tế-xã hội hơn tạođiều kiện cho gia đình chốngchịu với cú sốccủa đại dịch Covid-19 vàcắt giảm chitiêu ít hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Giađình ởkhu vực thành thị có tỷ lệ khơng cắt giảmchi tiêu cao hem gia đình ở khu vực nơng thơn, 9,8%sovới2%. Tỷ lệ gia đình cắtgiảm chi tiêu một ít tương đương nhau ở hai địabàn khảo sát nhưng tỷ lệ cắt giảm chi tiêu từmột nửa trở lêncủagia đình ở khu vực thành thị thấp hơngia đình ở khu vực nơngthơn, 26,5%so với34,0%. Ket quả nàycho thấy gia đìnhở khu vực thành thị có nguồn lực cao hơn nên việc cắtgiảm chi tiêu vớimức độ một nửa trở lên thấp hơnso vớigia đìnhở khu vực nơngthơn.

<i>3.2.3. Thực hiện các hoạt độnguthích</i>

Bên cạnh việc ln duy trì một cơthể khỏe mạnh để chống lại dịch bệnh,một tinh thần khỏe mạnh cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Thực hiệncác hoạt động u thích và thư giãn là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần. Khi lo lắng hoặc căng thẳng, con người có thểthiền, nhắm mắt lạivà hítthởsâu. Bên cạnh đó, tập trung vào những hoạt động tích cực, thường xun thưgiãn bằng cách làmviệc mình u thích như: tập yoga, xem phim, nghe nhạc, trồngcây, nấu ăn, chăm sóc cây,vật ni... sẽ giúpgia đình vàcác thành viêndễ dàng vượt qua khó khăn củađại dịch.

Theo kết quả phân tích số liệu khảo sát, điểm số trung bình mức độ thựchiệncác hoạt độnguthích trongthời gian dịch bệnh củagia đình được khảosát là 2,25 (thang đo 1 đến 4 từ rất không thường xuyên đến rất thường xuyên)và nhưvậy ởmức độ “khơng thường xun”.

Học vấnvợchồng caohơn thì mức độ thực hiện các hoạt động u thích của gia đình cóđiểmsốtrung bình cao hơn. Neu nhưđiểmsố trung bình mức độthực hiện các hoạt động u thíchcủa gia đìnhở nhóm vợ chồng cóhọc vấn dưới trunghọcphổthơng là 2,02 thì con sốnày ởgia đình vợ chồng cóhọc vấn trunghọc phổ thơng là 2,20 và ở gia đình vợ chồng có học vấncao đẳng, đại học là 2,45. Nghề nghiệp vợ chồng khơng có mối liên hệ với điểm số trung bình mức độthực hiệncác hoạt động u thích cùa giađình trong đại dịch.

Mức sống caohơn thì điểm sốtrungbình mức độthực hiện các hoạt động uthích của gia đình cao hơn và mối quanhệ này rất có ý nghĩa thống kê. Theođó, điểm số trung bình mức độ thực hiện các hoạt độngu thích củagia đìnhcó mức sống dướitrung bình là 1,9 nhưngở gia đìnhcó mức sốngtrung bìnhlà 2,02và ở gia đình có mức sống khá giảlà 2,53. Như vậy, nguồnlực và điều kiệnkinh tế-xã hội cao hơn cho phép gia đình có khả năng thực hiện các hoạt độngyêu thíchvớimức độthường xuyênhơn trong đại dịch.

Nơi cư trú có ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt độnguthích của gia đìnhtrong đại dịch. Nếu như điểmsố trungbình mức độ thực hiện các hoạtđộng yêu thích của gia đình ở khu vực thànhthị là 2,48 thì con số nàycủa gia

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đình ở khu vực nơng thơn là 2,01. Kết quảnàylà có thể là do không gian sống ở khu vực thành thị chật hẹp hơn nên gia đình có xu hướng tìm đến các hoạt độngu thích để “giết thời gian” nhiều hơnnhư mộtmột phụnữ ở khu vực thành thịđãcung cấp thơng tin trongcuộcphỏngvấn sâu.

<i><b>3.3. ứng phó trong hoạt động chăm sóc sức khỏe</b></i>

<i>3.3.1.Tiêm vắc-xin phịng bệnh</i>

Đại dịch Covid-19 khơng chỉ tàn phánềnkinh tế của quốc giamàcòn gâynguy hại lớn đếntính mạng, sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Một trongnhững hậu quả tác động của đại dịch Covid-19 là gâytổn thương lớn vềsức khỏecho con ngườikhông chỉ trong mà còn cả sau đại dịch. Điều nàyđặt ra vấn đề cấp thiết trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 của gia đình ở hoạt động chăm sóc sức khỏe cho các thành viên bằng hình thứctiêm phòng vắc xin. Ket quả khảo sátcủa đề tài cho thấy tỷ lệtiêm vắcxinphòng chốngCovid-19 từ 3 mũi trở lên của gia đình có tỷ lệ rất cao ở vợ và chồng, con 18 tuổitrở lên vàngười cao tuổi 60 tuổi trở lên, lần lượt là 94,9%, 97%, 89,1%và 81,9%. Vì tỷ lệtiêmphịng vắc xin củacác thành viên gia đình cao nên khơng có mối quan hệvớicác đặc trưngcủa cá nhân và gia đình.

<i>3.3.2.Thay đổi cáchthứcchămsóc sứckhỏe</i>

Trước thựctrạng ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong cộng đồng, việcứngphó bằng cách thay đổi cách thức chăm sócsứckhỏe cho các thànhviên của gia đình đãđượcthực hiện. Việc thay đổi cách thức chăm sócsức khỏe có thể giúpngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, giúp người dân dễ dàng tiếp cậnvớicác ybác sĩhơn, ngay cả khi khu vực đó đang thực hiện giãn cách xã hội. Theo kết quả phân tíchsố liệu, 43,3% gia đìnhtrong mẫukhảo sát đã có hành động thayđổi cách thức chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnhtrong đại dịch. Những hành động nàycóthể là khámchữa bệnh bằng điệnthoại, qua cácứngdụng,mờinhân viên y tếđến nhà.

Học vấn của vợ chồng có mối quan hệ đồng biếnvới việc thay đổi cách thức chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh chothànhviên của giađìnhtrong đạidịch Covid-19. Theo đó, 25,4% giađình ởnhómvợchồngcó học vấn dưới trunghọc phơthơng đã có sựthay đơi trong chăm sóc sức khỏe, khám chữabệnh, tỷ lệ nàytăng lên và đạt khoảng 51% ở nhóm vợ chồng có học vấn trung học phổthông và cao đẳng, đại học trở lên. Nghề nghiệp vợ chồng khơng có mối quan hệ với việc thay đổi cách thức chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho thànhviên của gia đình trongđại dịchCovid-19.

Mức sống có mối quan hệ với hành động thay đổi cách thức chăm sóc sức khỏe, khám chừa bệnh trong đại dịch Covid-19 của gia đình theo hình

</div>

×