Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.77 KB, 10 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu văn học</b>
Quy trình, cách thức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học luôn là mộttrong những vấn đề trọng tâm có tính bản chất của bộ mơn phương phápluận nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp luận nghiên cứu vănhọc nói riêng. Trên thực tế, vấn đề này đã được phân tích, thảo luận trongnhiều cơng trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Về cơ bản,quan điểm của họ đều gặp nhau ở những yếu tố chính quyết định cách thứcxây dựng, triển khai và hoàn thiện một đề tài nghiên cứu khoa học theo trìnhtự sau: 1) Xác định lí do lựa chọn đề tài, nêu rõ mục đích, ý nghĩa của đề tàiđược lựa chọn ; 2) Khoanh vùng đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu;3) Khái quát về lịch sử của vấn đề nghiên cứu; 4) Phân tích, xác địnhphương pháp luận phù hợp hỗ trợ cho việc triển khai đề tài nghiên cứu; 5)Tiến hành xây dựng, phác thảo và xác lập đề cương từ sơ bộ đến chi tiếttheo từng chương mục, đề mục cụ thể; 6) Căn cứ vào đề cương để triển khai,hoàn thành nội dung nghiên cứu; 7) Thống kê, thiết lập danh mục tài liệutham khảo và phụ lục (nếu có); 8) Đọc, rà sốt, chỉnh sửa và hoàn thiện đềtài nghiên cứu. Tuy nhiên, với mỗi lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể, nội dungchi tiết của từng bước trong trình tự trên lại có những địi hỏi, yêu cầu riêngvề cách thức triển khai cũng như phương pháp thực hiện. Trong nghiên cứuvăn học, quy trình này địi hỏi mỗi bước của quy trình nghiên cứu phải gắnbó chặt chẽ với đặc thù của bộ mơn với đối tượng trọng tâm xoay quanh cáctác giả - tác phẩm văn học. Thông qua trường hợp đề tài “Tự truyện củaPhan Việt dưới góc nhìn phê bình văn học nữ quyền”, có thể đi sâu phân tíchvà làm rõ quy trình triển khai một đề tài nghiên cứu văn học như sau:
<b>1. Thứ nhất, ở giai đoạn xác định lí do lựa chọn đề tài, người nghiên cứu</b>
phải tự đặt ra và trả lời được các câu hỏi: Vì sao lại lựa chọn nghiên cứu vấnđề này? Những yếu tố nào đã thúc đẩy người viết quyết định triển khai, phântích, lí giải và chứng minh những quan điểm để bảo vệ cho vấn đề nghiêncứu? Các yếu tố này bao gồm lí do khách quan tác động đến việc lựa chọnđề tài (có thể kể đến các tác động từ bản thân vấn đề nghiên cứu với nềntảng lí luận phong phú, thực tiễn sinh động) và lí do chủ quan (các thơi thúctự thân của tác giả nghiên cứu với những hứng thú tìm hiểu, nhu cầu chiếmlĩnh vấn đề, trách nhiệm đặt ra cho tác giả khi nghiên cứu đề tài đó). Bêncạnh đó, người viết cũng cần triển khai làm rõ thêm mục đích, ý nghĩa củađề tài trên phương diện lí luận và thực tiễn, từ đó chứng minh tầm quantrọng, tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài trong khuôn khổ nghiên cứu cụthể Với đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình văn học nữquyền”, tác giả nghiên cứu trước hết cần tập trung phân tích những nền tảng
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">khác quan thúc đẩy việc triển khai nghiên cứu, bao gồm: Tầm ảnh hưởng,vai trò của tác giả Phan Việt đối với tồn bộ nền văn học Việt Nam đươngđại nói chung và bộ phận các tác giả nữ nói riêng; sự hình thành, nở rộ và ýnghĩa cấp thiết của nghiên cứu phê bình văn học nữ quyền tại Việt Namtrong thời điểm hiện tại; vị trí, tầm quan trọng của thể loại tự truyện trongtồn bộ q trình phát triển của văn xi Việt Nam hiện đại... Phân tích lí dochủ quan, tác giả nghiên cứu cần làm rõ ý nghĩa cũng như những tác độngmạnh mẽ của phê bình nữ quyền luận đối với bản thân mình; đồng thời bàytỏ sự ngưỡng mộ, hứng thú và niềm yêu thích dành cho các sáng tác của nhàvăn Phan Việt, đặc biệt là các tác phẩm tự truyện; từ đó cho thấy sự cầnthiết, những thôi thúc quyết định việc thực hiện, giải quyết các vấn đề đượcđặt ra trong đề tài. Về mục đích, ý nghĩa của đề tài trên phương diện lý luận,người viết cần phân tích, khái qt được đề tài sẽ góp phần mở rộng lí thuyếtphê bình nữ quyền luận ở những khía cạnh nào, đem đến những phát hiệnnào trong việc khám phá lợi thế của thể loại tự truyện đối với việc triển khaicác chủ đề nữ quyền, tính mới của đề tài khi lựa chọn đối tượng nghiêncứu... Không những thế, người viết cũng cần mở rộng, làm sáng tỏ nghiêncứu có ảnh hưởng như thế nào tới việc xây dựng, xác lập và phát triển cácdiễn ngôn nữ quyền tại Việt Nam, do đó việc thực hiện đề tài khơng chỉcung cấp, phát hiện và lí giải một khía cạnh mới đối với nghiên cứu vănchương mà còn mở rộng phạm vi lan tỏa tới các phương diện thực tiễn củaxã hội học, mang đến những góc nhìn có tính định hướng tích cực đối vớicác vấn đề về giới.
<b>2. Sau khi đã nêu rõ lí do lựa chọn đề tài và mục đích, ý nghĩa của việc</b>
thực hiện đề tài; người viết cần xác định, khoanh vùng đối tượng nghiên cứucụ thể và giới hạn phạm vi nghiên cứu. Đây là giai đoạn mà người viết cầnđặt ra và trả lời các câu hỏi: Đề tài nghiên cứu về cái gì? Phạm vi, giới hạncủa đề tài nằm ở đâu? Những đối tượng, hiện tượng nào thuộc phạm vi đó?Xác định câu trả lời cho những câu hỏi này cũng chính là mà q trình tácgiả nghiên cứu định hình những khía cạnh chính yếu, cụ thể cấu thành nênđề tài. Bởi vậy, đây được xem như một trong những bước quan trọng, khôngthể thiếu và cần phải làm rõ trước khi tiến hành các bước tiếp theo của quytrình nghiên cứu. Theo đó, với đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới gócnhìn phê bình văn học nữ quyền”, ngườiviết trước hết cần xác định đốitượng nghiên cứu cụ thể hiển thị ngay trong tên đề tài, đó chính là các sángtác văn xi tự sự, thuộc thể loại tự truyện của nhà văn Phan Việt. Tuynhiên, trên thực tế, nhà văn Phan Việt có rất nhiều tác phẩm tự tuyện. Do đó,người nghiên cứu một lân nữa cần giới hạn và chỉ rõ những tác phẩm nào sẽđược sử dụng như đối tượng nghiên cứu của đề tài. Ở đây, người viết có thểlựa chọn bộ tự truyện “Bất hạnh là một tài sản” (bao gồm các ba tác phẩm
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">“Một mình ở châu Âu”, “Xuyên Mỹ” và “Về nhà”) làm đối tượng nghiêncứu cho đề tài này. Việc phân tích rõ đối tượng nghiên cứu chắc chắn sẽ hỗtrợ người viết nhận thức rõ ràng, đồng thời sử dụng hiệu quả các lí thuyết tựsự học về phương thức trần thuật, cái “tôi” tự truyện gắn liền với phong cáchtác giả,... để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Trên thực tế, trong bộ ba tácphẩm tự truyện nói trên có rất nhiều vấn đề có thể xem xét, khai thác phântích, do đó người viết cần phải tiếp tục xác định rõ ràng hơn về đối tượngnghiên cứu. Nói cách khác, đây chính là cơng đoạn mà người viết phải giớihạn phạm vi nghiên cứu thuộc khía cạnh, phương diện, lĩnh vực cụ thểnào.Với đề tài này, dễ nhận thấy, giới hạn nghiên cứu nằm ở “góc nhìn phêbình văn học nữ quyền”. Xác định được phạm vi như vậy đồng nghĩa vớiviệc cả người viết và người đọc đều có thể định hình rõ các phân tích, quansát, lập luận, chứng minh trong nghiên cứu đều được soi chiếu qua lăng kínhnữ quyền luận, bao gồm quan niệm về giới, lối viết nữ, phong cách tác giảnữ... Cụ thể, người viết sẽ làm sáng tỏ các vấn đề then chốt trong nội dungtác phẩm, những tìm tịi, phát hiện của tác giả Phan Việt trong việc bày tỏquan điểm về giới, phá vỡ các định kiến giới cũng như thể hiện nữ tính, cátính của bản thân thơng qua nghệ thuật trần thuật đặc trưng của thể loại tựtruyện. Đây là những yếu tố cốt lõi có tính định hướng cho tồn bộ đề tài,địi hỏi người viết phải xác định một cách cụ thể, rõ ràng trước khi tiến hànhcác khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu.
<b>3. Xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả đề tài tiếp tục</b>
công đoạn thống kê, chọn lọc, phân tích và khái quát về lịch sử của vấn đềcần nghiên cứu. Giai đoạn này giúp người viết có được cái nhìn tổng quanhơn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được giới hạn, dễ dàng quan sátvấn đề trong nhiều chiều kích thời gian (từ đồng đại tới lịch đại) và khônggian (từ trong nước tới nước ngồi), trên mọi cấp độ vi mơ - vĩ mơ một cáchđa dạng, phong phú; từ đó thấu triệt được nhiệm vụ của đề tài, bản chất củavấn đề cùng những khả năng kế thừa, phát triển các thành tựu nghiên cứu đitrước để thu lại những kết quả tiến bộ, khả quan hơn. Với nghiên cứu vănchương, người viết cần có sự phân chia lịch sử vấn đề theo khn khổ cáccơng trình quốc tế và nghiên cứu trong nước, theo trật tự thời gian tuyến tính(từ lâu đời nhất đến mới nhất, cập nhật nhất); đồng thời phân loại các cơngtrình này theo phạm vi đề tài, đối tượng nghiên cứu nghiên cứu sao cho tịnhtiến tới gần nhất với phạm vi, đối tượng của đề tài mà mình đang thực hiện.Cụ thể, với đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình văn họcnữ quyền”, người viết có thể phân chia các cơng trình nghiên cứu thuộc lịchsử vấn đề theo các cấp độ tiệm cận đề tài gốc như sau: 1) Nghiên cứu vềsáng tác văn xuôi tự sự của tác giả nữ dưới góc độ phê bình nữ quyền; 2)Nghiên cứu về sáng tác tự truyện của tác giả nữ dưới góc độ phê bình nữ
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">quyền; 3) Nghiên cứu về tác phẩm của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình nữquyền... Có thể tham khảo ví dụ minh họa sau đây để thấy rõ hơn cách trìnhbày lịch sử vấn đề cho đề tài này :
* Nghiên cứu về sáng tác văn xuôi tự sự của tác giả nữ dưới góc độ phêbình nữ quyền:
- Quốc tế:
<i>+ Tiểu luận A feminist perspective of Virginia Woolf's selected novels“Mrs Dalloway” and “To the Lighthouse” (tạm dịch: Tiểu thuyết chọn lọccủa Virginia Woolf “Bà Dalloway” và “Tới ngọn hải đăng” dưới góc nhìnphê bình nữ quyền), Isam M Shihada, khoa ngôn ngữ Anh, Al Aqsa</i>
University, Palestine, 07/01/2005. Nghiên cứu đi sâu thảo luận về vấn đề mởrộng định nghĩa căn tính nữ trong hai tiểu thuyết làm nên tên tuổi nữ văn sĩVirgina Woolf dưới ánh sáng của phê bình nữ quyền luận.
<i>+ Luận văn thạc sĩ Women disunited: Margaret Atwood's “TheHandmaid' s tale” as a critique of feminism (tạm dịch: Phụ nữ chia rẽ:“Chuyện người tùy nữ” của Margaret Atwood dưới góc nhìn phê bình nữquyền), Alanna A. Callaway, San Jose State University, Hoa Kỳ, 2008. Luận</i>
văn sử dụng lí thuyết nữ quyền luận để triển khai phân tích, làm sáng tỏ cáckhía cạnh nội dung chủ đạo được phản ánh trong tiểu thuyết “Chuyện ngườitùy nữ” của nữ tác giả Margaret Atwood.
<i>+ Luận án tiến sĩ Phê bình nữ quyền và văn xuôi nữ giới Việt Nam, TrungQuốc đương đại (Nghiên cứu trường hợp Dạ Ngân và Thiết Ngưng), Hồ</i>
Khánh Vân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốcgia TP.HCM, 2020. Thông qua trường hợp hai tác giả Dạ Ngân và ThiếtNgưng, nghiên cứu tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu các vấn đề củavăn xuôi nữ giới tại Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn phê bình nữquyền.
* Nghiên cứu về tác phẩm tự truyện của tác giả nữ dưới góc nhìn phê bìnhnữ quyền:
- Quốc tế:
<i>+ Cơng trình nghiên cứu Feminism & Autobiography: Texts, Theories,Methods (tạm dịch: Phê bình nữ quyền và tự truyện: Văn bản, lý thuyết,</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><i>phương pháp), Tess Coslett, Celia Lury, Penny Summerfield, RoutledgePublisher, Anh, 2000. Cơng trình phân tích, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa</i>
thi pháp thể loại tự truyện và các chủ đề nữ quyền thông qua những văn bảntác phẩm cụ thể của nhiều tác giả nữ trên thế giới.
<i>+ Bài báo học thuật Feminist autobiography as a means of empoweringwomen: A case study of Sylvia Plath's “The Bell Jar” and Janet Frame's“Faces in the Water” (tạm dịch: Tự truyện nữ quyền luận như một phươngthức trao quyền cho phụ nữ: Trường hợp “Quả chuông ác mộng” củaSylvia Plath và “Những gương mặt trong nước” của Janet Frame), Tomasz</i>
Fisiak, University of Lodz, Ba Lan, 2011. Dưới góc nhìn nữ quyền luận, bàibáo phân tích những ưu thế của thể loại tự truyện trong việc trao quyền phátngôn cho chủ thể tác giả nữ thông qua hai tác phẩm tự truyện nổi tiếng củaSylvia Plath và Janet Frame.
- Việt Nam: Tính đến thời điểm hiện tại, theo khảo sát của chúng tôi, ởnước ta vẫn chưa có một nghiên cứu tồn diện nào về tác phẩm tự truyện củatác giả nữ dưới góc nhìn phê bình nữ quyền, mà vấn đề này hầu hết mới chỉđược nhắc tới như một khía cạnh cơ bản của tự sự học nữ quyền luận nóichung hay được quan sát, phân tích qua lăng kính thể tài tương đương đểlàm sáng tỏ một vài nội dung cụ thể liên quan tới nữ giới. Có thể điểm quamột số bài báo nghiên cứu và tiểu luận cơ bản đề cập tới tự truyện nữ quyền
<i>như sau: Dẫn nhập về tự sự học nữ quyền luận (Qua những thực hành củaSusan E. Lanser), tác giả Trần Ngọc Hiếu; Hình ảnh người phụ nữ trongvăn du ký nửa đầu thế kỉ XX và hiện đại hóa văn học, tác giả Nguyễn Thị</i>
Thúy Hằng...
*Nghiên cứu về tác phẩm của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình nữquyền: Theo khảo sát của chúng tôi, ở trong và ngồi nước hiện chưa có mộtnghiên cứu tồn diện nào về tác phẩm của Phan Việt nói chung và tác phẩmtự truyện nói riêng dưới góc nhìn phê bình nữ quyền. Một số nghiên cứu về
<i>tác giả Phan Việt chủ yếu xoay quanh các nội dung như: Tìm hiểu về nhàvăn Phan Việt và tiểu thuyết ‘Tiếng người” (khóa luận tốt nghiệp, NguyễnThị Liên, khoa Ngữ văn - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2010), Nỗi côđơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm“Tiếng người” và “Một mình ở châu Âu” (luận văn thạc sĩ, Nguyễn Thị</i>
Hồng Vân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia HàNội, 2014)...
Như vậy, dễ nhận thấy, việc thống kê, khảo sát, chọn lọc và xây dựng lịchsử vấn đề đã đem đến một hình dung tồn diện, sâu sắc hơn về tất cả cácthành tựu nghiên cứu đã có và những “khoảng trống” cịn bỏ ngỏ cho sựkhám phá, tìm tịi và đào sâu phân tích của tác giả đề tài. Cụ thể, nó cho thấytính mới của đề tài, sự cập nhật kịp thời, nhạy bén của tác giả khi lựa chọn
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">vấn đề và đối tượng chưa được nhiều người khai thác nghiên cứu. Việc trìnhbày lịch sử vấn đề sao cho logic, rõ ràng cũng giúp người viết có thể sử dụngvà hệ thống hóa danh mục tài liệu tham khảo trong suốt q trình hồn thiệnnội dung đề tài một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.
<b>4. Bước tiếp theo của quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu văn học chính</b>
là phân tích, tìm và xác định được các phương pháp nghiên cứu phù hợp hỗtrợ cho việc triển khai, xử lý các vấn đề liên quan tới nội dung đề tài. Nhữngphương pháp này bao gồm một số phương pháp nghiên cứu khoa học nóichung (phương pháp quan sát; phương pháp khảo sát, phân loại, thống kê;phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu...) và hệ thống phương pháp nghiên
<i>cứu văn học gắn với đặc thù của bộ mơn. Trong cơng trình Phương phápluận nghiên cứu văn học, tác giả Nguyễn Văn Dân đã liệt kê và phân tích hệ</i>
thống các phương pháp chủ đạo được sử dụng trong nghiên cứu văn học nhưsau: phương pháp thực chứng (lịch sử - ngữ nghĩa); phương pháp hình thức;phương pháp hiện tượng học; phương pháp ký hiệu học; phương pháp cấutrúc (cổ điển - giải cấu trúc); phương pháp trực giác; phương pháp tâm lýhọc (sáng tác ,tiếp nhận); phương pháp giải thích học; phương pháp xã hộihọc (sáng tác, tiếp nhận); phương pháp tiểu sử; phương pháp so sánh;phương pháp mỹ học; phương pháp lọai hình; phương pháp hệ thống; liênvăn bản. Theo đó, tùy thuộc vào từng đề tài cụ thể mà vai trò của mỗiphương pháp nghiên cứu cũng như tầm quan trọng của nó đối với đề tài làkhơng giống nhau. Nói cách khác, khi thực hiện một đề tài nghiên cứu vănhọc, không nhất thiết phải sử dụng tất cả các phương pháp trên. Có nhữngphương pháp sẽ giữ vị trí chủ đạo trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh và giảiquyết vấn đề nghiên cứu, ngược lại, những phương pháp khác chỉ đóng vaitrị hỗ trợ, bổ sung. Với đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phêbình văn học nữ quyền”, người viết có thể vận dụng các phương phápnghiên cứu chính bao gồm: phương pháp ký hiệu học, giải thích học nhằmphân tích các tầng nghĩa, quan niệm về giới và sự giải phóng cái “tơi” nữtính – cá tính được tác giả gửi gắm đằng sau ngôn ngữ và giọng điệu trầnthuật của tác phẩm tự truyện. Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp hìnhthức, mỹ học và đặc biệt là phương pháp loại hình cũng đóng vai trị quantrọng trong q trình phân tích các ảnh hưởng, ưu thế của yếu tố hình thức,thể loại đối với việc thể hiện các chủ đề nữ quyền trong tác phẩm. Đồngthời, các phương pháp thống kê, phân tích số liệu cũng có thể trở nên cầnthiết nếu người viết muốn đi sâu làm rõ tần suất xuất hiện, mức độ tác độngcủa các yếu tố này tới nội dung biểu đạt. Bên cạnh đó, phương pháp thựcchứng, xã hội học kết hợp với phương pháp giải cấu trúc, phương pháp hệthống, so sánh và liên văn bản giúp người viết dễ dàng quan sát, mở rộngnghiên cứu bộ ba tác phẩm như một mạch diễn ngôn xuyên suốt về nữ quyền
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">có tính xã hội học. Ngồi ra, các phương pháp tiểu sử, tâm lý học cũng gópphần hỗ trợ lý giải những vấn đề liên quan tới phong cách nữ tác giả khiphân tích tác phẩm dưới góc nhìn nữ quyền.
5. Sau khi đã xác định được các phương pháp nghiên cứu có thể ứng dụngđể giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra, người viết cần tiến hành triển khai,xây dựng đề cương, hoàn thiện dàn ý, phân chia rõ ràng các phần chính củađề tài theo từng chương mục, tiểu mục cụ thể. Đây được xem như một trongnhững khâu trọng tâm góp phần quyết định thành cơng của đề tài, là “xươngsống” của tồn bộ nội dung nghiên cứu. Thơng thường, căn cứ vào tính chất,phạm vi đề tài tương ứng với từng bộ môn, lĩnh vực mà số chương, mục củađề cương có thể khơng giống nhau. Tuy nhiên, thường gặp nhau ở nhữngđiểm sau: Chương đầu tiên thường giới thuyết, khái quát những nền tàng, cơsở lí luận quan trọng mà người viết sẽ dựa vào đó để soi chiếu và làm sángtỏ các vấn đề nghiên cứu. Trong trường hợp các đề tài mà cơ sở lí thuyếtkhơng chiếm dung lượng lớn và đóng một vai trị trực tiếp đối với nội dungđề tài, người viết cũng có thể kết hợp trình bày với mục phương pháp nghiêncứu trước đó. Các chương tiếp theo đi sâu phân tích những khía cạnh chínhcấu thành đề tài. Mỗi chương phân chia thành các mục góp phần giải quyếtvấn đề được đặt ra trong chương; mỗi mục này lại phân chia thành các tiểumục ở cấp độ nhỏ hơn để làm sáng tỏ những nội dung của mục. Căn cứ vàođó có thể xây dựng đề cương chi tiết cho đề tài “Tự truyện của Phan Việtdưới góc nhìn phê bình văn học nữ quyền” như sau:
<b>Chương 1: Cơ sở lí luận </b>
<b>1.1. Phê bình văn học nữ quyền </b>
1.1.1. Khái niệm phê bình văn học nữ quyền 1.1.2. Đặc trưng của phê bình văn học nữ quyền
<b>1.2. Thể loại tự truyện </b>
1.2.1. Khái niệm thể loại tự truyện 1.2.2. Đặc trưng của thể loại tự truyện
<b>1.3. Tác giả Phan Việt và bộ tự truyện "Bất hạnh là một tài sản" </b>
1.3.1. Tác giả Phan Việt
1.3.2. Bộ tự truyện "Bất hạnh là một tài sản"
<b>Chương 2: Ý thức nữ quyền trong tự truyện của Phan Việt 2.1. Ý thức về bất bình đẳng giới </b>
2.1.1. Ý thức về thực trạng bất bình đẳng giới 2.1.2. Ý thức chống bất bình đẳng giới
<b>2.2. Ý thức về quyền cơ bản của phụ nữ </b>
2.1.1. Ý thức về quyền tự quyết 2.1.2. Ý thức về tự do ngôn luận
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>2.3. Ý thức về nữ tính và cá tính </b>
2.3.1. Ý thức về nữ tính 2.3.2. Ý thức về cá tính
<b>Chương 3: Nghệ thuật thể hiện ý thức nữ quyền trong tự truyện củaPhan Việt </b>
<b>3.1. Kết cấu cốt truyện</b>
3.1.1. Kết cấu tuyến tính 3.1.2. Kết cấu phi tuyến tính
3.3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật
Ở đây, đề cương nghiên cứu có bố cục ba chương. Chương 1 tập trunggiới thuyết và khái qt hóa những lí thuyết nền tảng làm kim chỉ nam choviệc giải quyết các vấn đề nghiên cứu, bao gồm lí thuyết về phê bình vănhọc nữ quyền, lí thuyết tự sự học về thể loại tự truyện và một số thông tintiểu sử của tác giả Phan Việt, tác phẩm “Bất hạnh là một tài sản”. Xoayquanh hai nội dung lí thuyết này có rất nhiều các quan điểm khác nhau vềkhái niệm và đặc trưng của chúng, do đó người viết cần tổng hợp, phân tíchvà đưa ra quan điểm, cách hiểu cụ thể của mình để tạo sự nhất quán, đồng bộtrong việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu ở những chương sau. Trongchương tiếp theo, người viết tiến hành triển khai làm sáng tỏ các khía cạnhnội dung chính của tác phẩm dưới góc nhìn phê bình nữ quyền. Nói cáchkhác, chương này tập trung chỉ ra và phân tích những phương diện khácnhau của ý thức nữ quyền được thể hiện trong tác phẩm, bao gồm: ý thức vềthực trạng bất bình đẳng giới xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, tiếng nói chốngbất bình đẳng giới, phản đối các định kiến, quan điểm lạc hậu, sai lầm vẫnthường áp đặt lên phụ nữ từ góc độ một người nữ xuyên suốt hành trình từchâu Âu tới Mỹ và trở về Việt Nam của chính tác giả Phan Việt. Khôngnhững thế, ý thức nữ quyền còn thể hiện ở việc tác giả tự nhận thức vàtruyền đi những thông điệp nhận thức sâu sắc về các quyền lợi cơ bản củaphụ nữ, bắt nguồn từ chính những trải nghiệm của bản thân. Đó là quyền tựquyết các vấn đề cá nhân như quyết định một mình “xê dịch” tới nhiều vùnglãnh thổ khác nhau, quyết định lựa chọn ly hơn thay vì tiếp tục một cuộc hônnhân không hạnh phúc, quyền được tiếp cận tri thức và trở thành một nữ tríthức quyết đốn, độc lập về tài chính, tự mình làm chủ cuộc sống và đặc biệtlà quyền được cất tiếng nói, được phát ngơn cho mình và cho “giới” củamình. Bên cạnh đó, dưới góc nhìn nữ quyền, ý thức về nữ tính và cá tính của
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">tác giả Phan Việt cũng được thể hiện rất rõ xuyên suốt các tác phẩm tựtruyện. Những gì thuộc về thiên tính nữ như bản năng làm mẹ, sự quan tâm,săn sóc và những quan sát tinh tế tới những điều nhỏ nhặt của cuộc sốngcùng lòng vị tha, bao dung, tâm hồn bay bổng, mơ mộng...khơng nhữngkhơng loại trừ mà cịn song hành với những nét cá tính mạnh mẽ, ngang tàngvà đầy bản lĩnh của cái “tôi” nữ quyền Phan Việt. Chương 3 tập trung phântích, làm sáng tỏ những đặc trưng ưu thế của thế loại tự truyện đối với việcchuyển tải và biểu đạt các chủ đề nữ quyền trong tác phẩm. Cụ thể, thôngqua kết cấu cốt truyện tuyến tính (những trải nghiệm có thật của tác giả vềcơ bản được kể theo một trình tự thời gian tương đối liền mạch) cùng sự sắpxếp, đan xen, kết hợp các yếu tố phi tuyến tính (hồi ức đột hiện, “truyệntrong truyện”,...) một mặt làm tăng tính chân thực của câu chuyện được kể,mặt khác cũng giúp cho các ẩn dụ nữ quyền cùng tâm trạng người nữ đượckhắc họa một cách sống động hơn. Bên cạnh đó, thể loại tự truyện với ngôikể thứ nhất cùng ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật mang đậm cá tính nữ củatác giả đã thể hiện chân xác một “tiếng nói nữ” đích thực thay vì “mượngiọng” qua phát ngơn của tác giả nam như nhiều hiện tượng thường gặptrong văn học. Ngoài ra, hệ thống nhân vật phong phú, sinh động bao gồmngười thân, bạn bè hay những người mà tác giả gặp trên hành trình của mìnhvới các phát ngôn đại diện và bảo vệ nữ quyền lẫn các phát ngôn phản biện,hành động chống đối nữ quyền...đã tạo ra những tranh luận, phân tích, thứcgọi những suy ngẫm sâu sắc về giới và sự cấp thiết của việc giải phóng phụnữ khỏi những định kiến giới trong xã hội đương đại. Đây chính là ‘xươngsống” của tồn bộ đề tài, bởi vậy người viết phải tập trung đầu tư để thiết lậpđược một đề cương chặt chẽ, minh định được mọi vấn đề mà nghiên cứu đặtra.
<b>6. Ở các khâu còn lại, người viết dựa vào đề cương đã tạo lập, tiến hành</b>
triển khai viết, làm rõ từng chương, mục, tiểu mục. Khi viết, tác giả nghiêncứu cần chú ý bảo lưu tính khách quan trong giọng điệu, thận trọng khi sửdụng ngôn từ, thuật ngữ; đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn các phương phápnghiên cứu để phân tích, lí giải, lập luận sao cho chặt chẽ, thuyết phục. Bêncạnh đó, người viết cũng cần xác định, đánh dấu, cụ thể hóa những trích dẫn,hình ảnh... (nếu có) để thuận tiện cho việc lập danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục của nghiên cứu; đồng thời tuân thủ chặt chẽ các quy cách, hình thứctrình bày phù hợp với tính chất, nội dung đề tài. Khi tạo danh mục tài liệu
<i>tham khảo, người viết “chỉ nên giới hạn ở những tài liệu nào có liên quantrực tiếp đến đề tài của cơng trình, chứ khơng bao gồm cả những tài liệu cótính chất là kiến thức cơ sở của nhà nghiên cứu”, đảm bảo cung cấp đầy đủ</i>
theo thứ tự: Tên tài liệu – Tên tác giả - Tên đơn vị phát hành – năm phát
<i>hành (Ví dụ: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i>mạng tháng Tám, Trần Văn Giàu. NXB Chính trị Quốc gia, 1993). Tài liệu</i>
nào công bố trước sắp xếp lên trước và tương tự theo thời gian tuyến tínhcho đến tài liệu phát hành gần nhất. Cuối cùng, người viết tiến hành đọc, ràsốt, chỉnh sửa lại các lỗi chính tả, diễn đạt...và hoàn thiện đề tài nghiên cứu.Trên đây là toàn bộ quy trình thực hiện một đề tài nghiên cứu văn học, vớitrường hợp cụ thể là đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phê bìnhvăn học nữ quyền”. Trong quá trình nghiên cứu, người viết cần đảm bảothực hiện đầy đủ, tuân thủ đúng thứ tự các bước đã được nêu rõ trong quytrình, đồng thời không ngừng trau dồi, tự bồi dưỡng các kĩ năng nghiên cứu,kiến thức chuyên ngành một cách thường xuyên, đồng bộ để có được nhữngsản phẩm hồn chỉnh, chặt chẽ và thu được những kết quả khả quan nhất.
</div>