Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Quy trình đưa một đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.03 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì mở cửa hội nhập cùng nền
kinh tế thế giới địi hỏi chúng ta phải có những đường lối, chính sách đúng
đắn và sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp. Bộ kế hoạch và đầu tư
là cơ quan của chính phủ, thực hiện các chức năng quản lý Nhà Nước về kế
hoạch và đầu tư.
Viện chiến lược phát triển là một trong 6 cơ quan sự nghiệp của Bộ
kế hoạch và đầu tư. Trong quá trình thực tập tại Ban nghiên cứu nghiên cứu
phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội thuộc Viện chiến lược Phát
Triển. tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các
cán bộ trong Viện. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tơi đã tổng hợp được một số
vấn đề về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tình hình hoạt động và
phương hướng hoạt động trong những năm tới của Viện cũng như của Ban
thành một bản báo cáo thực tập tổng hợp.
Bản báo cáo gồm 4 phần:
Phần I : Tổng quan chung về Viện Chiến Lược Phát Triển.
Phần II: Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã
hội.
Phần III: Quy trình đưa một đề tài nghiên cứu khoa học vào thực
tiễn.
Phần IV: Dự kiến 2 đề tài nghiên cứu.
Do trong thời gian thực tập ban đầu nên tôi không tránh khỏi những
sai sót, vì vậy tơi mong được sự giúp đỡ của quý cơ quan cùng thầy Phạm
Văn Vận để tơi có thể hồn thành tốt thực tập và báo cáo chuyên đề thực tập
sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan và thầy giáo Phạm Văn Vận
đã giúp đỡ tơi hồn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này.


PHẦN I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN.


1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Chiến Lược Phát Triển.
Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được hình
thành trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà Nước( nay là
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) là Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn
và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế. Quá trình hình thành và phát tiển của
Viện chiến lược phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Bộ kế
hoạch và đầu tư.
Ngày 08/10/1955 Uỷ ban Kế hoạch quốc gia được thành lập và
có nhiệm vụ từng bước kế hoạch hố, khơi phục, phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước. Trong đó Ủy ban Kế hoạch quốc gia thực hiện việc xây dựng
dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá từ trung ương tới địa phương, tiến
hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhà nước.
Nghị định 158/CP (6/10/1961) Chính Phủ ra quy định về nhiệm vụ
quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Uỷ ban kế hoạch nhà nước. Uỷ ban kế
hoạch nhà nước có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài
hạn về phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách của
Đảng và nhà nước. Đồng thời có trách nhiệm quản lý công tác xây dựng cơ
bản theo đúng đường lối chính sách đó.
Theo quyết định số 47/CP (09/03/1964) Chính Phủ thành lập hai vụ
đó là: Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn có nhiệm vụ xây dựng
kế hoạch dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế có nhiệm vụ phân bố
lực lượng sản xuất.
Ngày 25/3/1974 Hội đồng chính phủ chính thức phê chuẩn điều lệ về cơ
cấu tổ chức và cách thức hoạt động của Uỷ ban kế hoạch nhà nước bằng
nghị định 49/CP. Theo đó Uỷ ban kế hoạch nhà nước có những chức năng:


- Thứ nhất thực hiện kế hoạch hoá nền kinh tế.
- Thứ hai tham mưu cho lãnh đạo Đảng và nhà nước về phát
triển kinh tế có kế hoạch.

- Thứ ba nghiên cứu dự đoán kinh tế.
- Thứ tư là tổng hợp cân đối và xây dựng dự án dài hạn 5 năm,
nghiên cứu hướng dẫn về phương pháp chế độ kế hoạch hoá.
Nghị định số 49/CP (25/3/1974) của Hội đồng Chính Phủ thành lập
Viện phân vùng và quy hoạch. Quyết định số 269/CP (30/9/1977) của Hội
đồng Chính phủ thành lập Ủy ban phân vùng kinh tế Trung ương do Phó
Thủ tướng Lê Thanh Nghị làm chủ nhiệm Uỷ ban. Quyết định số 236/TTG
(25/4/1978) của Thủ tướng Chính Phủ, Viện phân vùng và quy hoạch thuộc
Uỷ ban kế hoạch Nhà Nước được đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp
của thường trực Uỷ Ban phân vùng kinh tế Trung ương trong một số thời
gian cần thiết.
Quyết định số 69/HĐBT (09/07/1983) của Hội đồng Bộ trưởng về việc
sửa đổi, bổ sung bộ máy tổ chức trực thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
quyết định giải thể Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn để thành
lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Theo văn bản số 2982/V15
(12/06/1985) của Hội đồng Bộ trưởng quy định vị trí, chức năng, Bộ lãnh
đạo Viện tương đương cấp cục, và cán bộ lãnh đạo các Ban, Văn phòng trực
thuộc Viện tương đương cấp Vụ.
Nghị Định số 151/HĐBT (27/11/1986) của Hội đồng Bộ trưởng về việc
sửa đổi tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ phân vùng kinh tế quyết định giải thể
Uỷ Ban phân vùng kế hoạch Nhà Nước và thành lập Viện phân bố lực
lượng sản xuất.
Thực hiện Quyết định số 66/HĐBT (18/4/1988) của Hội đồng Bộ
Trưởng về việc sắp xếp lại bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ


nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã có quyết định số 198/UB/TCCB
(19/8/1988) giải thể hai Viện đó là: Viện nghiên cứu Kế hoạch dài hạn và
Viện phân bố lực lượng sản xuất để thành lập Viện kế hoạch dài hạn và phân
bổ lực lượng sản xuất.

Ngày 05/10/1990 Chỉ thị của Hội đồng bộ trưởng đã khẳng định vị trí
của cơ quan Ủy ban kế hoạch nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi của nền
kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Ngày 27/10/1992 Chính phủ quyết định đưa Viện quản lý kinh tế
trung ương về Uỷ ban kế hoạch nhà nước quản lý
Thực hiện Nghị Định số 86/CP (12/8/1994) của Chính Phủ về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động của Uỷ
ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã có quyết
định số 116 UB/TCCB (01/10/1994) đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và phân
bố lực lượng sản xuất thành Viện Chiến lược phát triển, vị trí tương đương
tổng cục loại 1.
Ngày 21/10/1995 thực hiện nghị quyết kỳ họp thứ VIII của
Quốc hội khoá IX sát nhập Uỷ ban Kế hoạch nhà nước với Uỷ ban nhà nước
về hợp tác và đầu tư thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.1. Chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về
kế hoạch và đầu tư: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước, về cơ chế quản lý chính
sách kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước cũng như
ngồi nước, các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, về quản lý các nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức ( ODA ), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh


trong cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của chính phủ quy
định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan
ngang bộ.
2.2. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm.
* Một Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
* Các thứ trưởng
* 20 tổ chức giúp tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
1. Vụ tổng hợp Kinh tế Quốc dân
2. Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ
3. Vụ tài chính tiền tệ
4. Vụ kinh tế cơng nghiệp
5.Vụ kinh tế nông nghiệp
6. Vụ thương mại và dịch vụ
7. Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị
8. Vụ quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất
9. Vụ thẩm định và giám sát đầu tư
10. Vụ quản lý đấu thầu
11. Vụ kinh tế đối ngoại
12. Vụ quốc phòng an ninh
13. Vụ pháp chế
14. Vụ tổ chức cán bộ
15. Vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường
16. Vụ lao động, văn hoá, xã hội


17. Cục đầu tư nước ngoài
18. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
19. Thanh tra
20. Văn phòng
* 6 tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
1. Viện Chiến lược phát triển
2. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
3. Trung tâm thông tin kinh tế-xã hội Quốc gia

4. Trung tâm tin học
5. Báo đầu tư
6. Tạp chí kinh tế và dự báo
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Chiến lược phát triển.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển Viện chiến lược phát triển đã đóng
góp một phần khơng nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. Nhiệm vụ
bao trùm xun suốt q trình phát triển đó là nghiên cứu chiến lược và quy
hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các ngành, vùng lãnh thổ cũng như của
đất nước.
3.1. Vị trí và chức năng của Viện chiến lược phát triển.
Viên chiến lược phát triển là Viện cấp Quốc gia trực thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tư. Viện Chiến lược phát triển có chức năng nghiên cứu và đề
xuất về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các
vùng lãnh thổ; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch
theo quy định của pháp luật. Viện Chiến lược phát triển là một đơn vị sự
nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt
động tự chủ theo quy định của pháp luật.


3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
Viện Chiến lược phát triển có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến
lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ
theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Triển khai thực
hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến lược, quy
hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định
của pháp luật. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến
lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án quy hoạch phát triển
ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý
theo phân công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa
học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy
hoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội.
- Giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược,
quy hoạch; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức
năng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển của mình phù hợp
với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đã
được phê duyệt; theo dõi, thu thập thơng tin, tổng hợp tình hình thực hiện
chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và
vùng lãnh thổ.


- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực chiến lược, quy
hoạch theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp
đồng của Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy định
của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy
hoạch; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại
học theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
giao.
3.3. Cơ cấu tổ bộ máy máy của Viện Chiến lược phát triển .
Cơ cấu của Viện Chiến lược phát triển được thể hiện qua sơ đồ sau:



Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển

Viện trưởng

Văn

Các phó Viện trưởng

Hội đồng khoa học

Các Ban nghiên cứu

Các trung tâm

phịng
Viện

Ban

Ban

Ban

Ban

Ban

nghiên

nghiên


nghiên

nghiên

Ban

Trung

tâm

Ban

dự

cứu và

cứu và

cứu phát

cứu phát

nghiên

tâm

thơng

Tổng


báo

phát triển

phát triển

triển các

triển các

cứu

nghiên

tin tư

vùng

NNLvà

ngành

ngành

phát

cứu kinh

liệu đào


lãnh thổ

các vấn

sản xuất

dịch vụ

triển hạ

tế miền

tạo và

tầng

Nam

tư ván

Hợp

đề XH

Trung

phát
triển


3.3.1. Lãnh đạo Viện.
Lãnh đạo Viện chiến lược: Viện Trưởng và các phó Viện trưởng.
Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do Thủ Tướng Chính Phủ bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về toàn bộ hoạt


động của Viện Chiến lược phát triển. Hiện nay, TS. Ngơ Dỗn Vịnh đang
đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển.
Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện
Chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về cương lĩnh
công tác được phân công. Hiện nay, Viện Chiến lược phát triển có các Phó
Viện trưởng là: TS. Lê Anh Sơn, TS. Nguyễn Bá Ân, TS. Hoàng Ngọc
Phong.
3.3.2. Hội Đồng khoa học.
Giúp Viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học của Viện, đánh
giá các kết quả nghiên cứu khoa học và dự án đã thực hiện.
3.3.3. Các phòng ban.
3.3.3.1. Ban tổng hợp.
a. Chức năng, nhiệm vụ.
- Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu được, từ đó xây dựng
các báo cáo về chiến lược, quy hoạch-phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Nghiên cứu báo cáo kinh tế vĩ mô.
- Tham mưu về các vấn đề chung liên quan đến quản lý Nhà nước
hàng năm.
- Phối hợp cùng các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư để
xây dựng các kế hoạch về công tác quy hoạch, đầu mối tổng hợp.
- Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận, phương pháp phát triển tổng
hợp chiến lược, quy hoạch.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
b. Cơ cấu tổ chức.


♦ Lãnh đạo ban:1 Trưởng ban, 2 Phó Trưởng ban.
♦ Nhóm nghiên cứu và tổng hợp chiến lược và quy hoạch.
♦ Nhóm nghiên cứu dự báo kinh tế vĩ mơ và xây dựng ngân hàng dữ
liệu cho toàn Viện.
3.3.3.2. Ban dự báo.
a. Chức năng, nhiệm vụ.
- Phân tích, tổng hợp, dự báo về các biến động kinh tế, công nghệ,
môi trường, liên kết quốc tế với Thế Giới làm cơ sở cho công tác nghiên cứu
chiến lược, quy hoạch.
- Phân tích tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội trong
nước phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch. Dự báo các khả năng phát
triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam từ làm
cơ sở hoạch định chiến lược, quy hoạch phù hợp phát huy được lợi thế, khắc
phục được những hạn chế của nước ta.
- Tham gia nghiên cứu xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về các
vấn đề có liên quan nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp
dự báo.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
b. Cơ cấu tổ chức.
♦ Lãnh đạo Ban.Trưởng ban, Phó trưởng ban.
♦ Nhóm phân tích tổng hợp, dự báo về quốc tế, kinh tế, khoa học
công nghệ, môi trường của thế giới phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy
hoạch.
♦ Nhóm phân tích tổng hợp và dự báo các biến động trong nước
phục vụ nghiên cứu chiến lược quy hoạch.



♦ Nhóm dự báo khả năng hội nhập quốc tế và xây dựng hệ thống
thongo tin quốc tế.
3.3.3.3. Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất.
a. Chức năng, nhiêm vụ.
Ban có nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát
triển công nghiệp, nông nghiệp cùng các ngành công nghiệp chế biến trên
phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. Tham gia nghiên cứu xây dựng và
triển khai thực hiện dự án cụ thể hoá chiến lược, quy hoạch phát triển công,
nông lâm ngư nghiệp cùng các ngành dịch vụ khác.
b. Cơ cấu tổ chức.
♦ Lãnh đạo ban: Trưởng ban và các phó trưởng ban.
♦ Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch công nghiệp.
♦ Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch xây dựng.
♦ Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch nơng, lâm nghiệp.
♦ Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch thủy sản và kinh tế
biển.
3.3.3.4. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ.
a. Chức năng, nhiệm vụ.
- Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến
lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của cả nước và trên các vùng
lãnh thổ. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch các ngành dịch vụ và xây
dựng các kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm các ngành dịch vụ.
- Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp xây dựng
chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ. Làm đầu mối tổng


hợp, tham mưu các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước đối với công tác
quy hoạch các ngành dịch vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

b. Cơ cấu tổ chức.
♦ Lãnh đạo Ban: Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
♦ Nhóm nghiên cứu các dịch vụ kinh tế.
♦ Nhóm nghiên cứu các dịch vụ xã hội.
♦ Nhóm nghiên cứu các dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ.
3.3.3.5. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của ban sẽ được trình bày chi tiết ở
phần IV của bản báo cáo.
3.3.3.6. Ban nghiên cứu và phát triển vùng.
a. Chức năng, nhiệm vụ.
Ban nghiên cứu và phát triển hạ tầng có các chức năng và nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu được và từ đó xây
dựng các đề án chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch sử dụng đất các vùng lãnh thổ. Đầu mối xây dựng kế hoạch 5,
hàng năm về phát triển vùng lãnh thổ, tỉnh và đầu mối tổng hợp, tham mưu
các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch vùng
lãnh thổ, tỉnh.
- Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời nghiên cứu lý luận,
phương pháp luận, phương pháp về quy hoạch vùng lãnh thổ.


- Xây dựng hệ thống các bản đồ quy hoạch phục vụ công tác lập quy
hoạch đồng thời thực hiện nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
b. Cơ cấu tổ chức.
♦ Lãnh đạo ban: gồm 1 trưởng ban và 3 phó trưởng ban.
♦ Nhóm nghiên cứu các vùng kinh tế - xã hội
♦ Nhóm nghiên cứu các vùng kinh tế trọng điểm, các tam giác phát
triển và các hành lang kinh tế.

♦ Nhóm nghiên cứu các vùng khó khăn.
♦ Nhóm nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch.
3.3.3.7. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.
a. Chức năng và nhiệm vụ.
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng có chức năng, nhiệm vụ:
- Nghiên cứu và tổng hợp các kết quả nghiên cứu được từ đó xây
dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng
lãnh thổ. Tham gia nghiên cứu kế hoạch 5 năm, hàng năm. Nghiên cứu xây
dựng chiến lược quy hoạch hạ tầng và bảo vệ môi trường. Và thực hiện các
nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
- Làm đầu mối tham mưu các vấn đề quản lý Nhà nước liên quan đến
lĩnh vực hạ tầng. Tham gia thẩm định quy hoạch các ngành có liên quan.
b. Cơ cấu tổ chức.
♦ Lãnh đạo ban gồm một trưởng ban và hai phó trưởng ban.
♦ Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng kinh tế.
♦ Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng xã hội và các cơ chế chính
sách cho phát triển hạ tầng.
♦ Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường.


3.3.3.8. Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam.
Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên
cứu về sự phát triển kinh tế của các vùng, lãnh thổ trong Miền Nam. Trung
tâm này được hình thành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư dưới sự đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển và Vụ
trưởng Vụ tổ chức cán bộ.
3.3.3.9. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển.
Nhiệm vụ của trung tâm là đào tạo, tư vấn về các lĩnh vực chiến lược,
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật. Tổ chức
bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các cán bộ

của ngành, các địa phương. Trung tâm này được hình thành theo quyết định
của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dưới sự đề nghị của Viện trưởng Viện
Chiến lược phát triển và Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ.
3.3.3.10. Văn phòng Viện.
a. Chức năng nhiệm vụ.
Văn phòng Viện có chức năng, nhiệm vụ: tổng hợp, xây dựng, theo
dõi và đơn đốc việc thực hiện chương trình kế hoạch công tác và quản lý
khoa học của Viện, lập báo cáo với cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị của Viện. Thực hiện cơng tác hành chính, quản trị, thư viện – tư
liệu, lưu trữ, lễ tân. Quản lý cơ sở vật chất cảu Viện. Là đầu mối tổ chức
thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Viện. Thực hiện công
tác tổ chức và nhân sự cho Viện và các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
b. Cơ cấu tổ chức.
♦ Lãnh đạo văn phịng gồm một chánh văn phịng và hai phó chánh
văn phòng.
♦ Phòng kế hoạch tổng hợp.


♦ Phịng hành chính.
♦ Phịng quản trị và quản lý xe.
♦ Phịng tài vụ.
3.4. Tổng kết cơng tác năm 2008 và phương hướng công tác năm 2009
của Viện Chiến Lược Phát Triển.
3.4.1 Tổng kết công tác năm 2008.
Năm 2008 là năm Viện Chiến Lược Phát Triển tập trung nhiều thời
gian, lực lượng cho chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
thời kỳ 2011 – 2020 và triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội các vùng, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020. Viện
Chiến Lược Phát Triển đã thu được nhiều thành tựu và rút ra được một số
bài học quan trọng để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm 2009.

a. Về nghiên cứu chiến lược.
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011- 2020),
dự kiến phân công trong Tiểu ban Chiến lược để phục vụ cuộc họp Tiểu ban
tháng 4/2008.
- Hoàn thành Đề cương định hướng nghiên cứu Chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội 10 năm (2011- 2020) và Báo cáo về kinh tế - xã hội 5 năm
(2011- 2015) phục vụ các phiên họp thảo luận của Tổ biên tập, Thường trực
tổ biên tập.
- Hồn thành tờ trình Tiểu ban Chiến lược về Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội thời kỳ 2011- 2020 và báo cáo kinh tế xã hội 5 năm 2011- 2015
phục vụ phiên họp toàn thể Tiểu ban Chiến lược vào tháng 11/2008.
- Hoàn thành dự thảo tờ trình Bộ chính trị về phương hướng chỉ đạo
Chiến lược và dự thảo Đề cương khái quát báo cáo Chiến lược 2011- 2020
để gửi xin ý kiến các thành viên Tiểu ban Chiến lược.


Tổ chức một số hội thảo phục vụ nghiên cứu xây dựng Chiến lược:
♦ Hội thảo về kinh tế nhà nước trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam đến năm 2020.
♦ Hội thảo về Độc lập tự chủ trong chiến lược phát triển đất nước đến
2020
♦ Hội thảo về tầm nhìn, các lựa chọn, ý tưởng chính sách mang tính đột
phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020.
♦ Hội thảo bàn về Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020.
♦ Hội thảo về biến đổi khí hậu và phát triển con người ở Việt Nam.
Hình thành các văn bản báo cáo của Tổ biên tập để trình Tiểu ban và Bộ
chính trị.
- Thực hiện các Quyết định 134- QĐ/TW, 148- QĐ/TW, Viện Chiến
lược phát triển đã chuẩn bị, trình đã được Bộ trưởng, Tổ trưởng Tổ
biên tập Chiến lược ban hành quyết định thành lập Văn phịng Hành

chính giúp việc Tổ Biên tập và Quy chế hoạt động của Văn phòng.
-

Đã chuẩn bị và phối hợp với văn phịng Chính phủ và Văn phịng
Trung ương trình Ban Chấp hành Trung ương, ban Bí thư đề án thành
lập Tiểu ban Chiến lựơc và tổ biên tập chiến lược.

Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược theo
phân công, Viện Chiến lược phát triển đã chủ động tổ chức nghiên cứu một
số chuyên đề theo chức năng của các đởn vị, phục vụ tốt cho việc nghiên
cứu xây dựng Chiến lược 2011- 2020.
- Chiến lược phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng.
- Chiến lược bảo vệ môi trường.
- Chiến lược biển.


- Chiến lược giải quyết các mối quan hệ phát triển lực lượng sản xuất,
cơ cấu kinh tế và quan hệ sản xuất.
Và hoàn thành một số nhiệm vụ khác liên quan đến chiến lược.
b. Về công tác quy hoạch.
- Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại công văn số
950/TTg – ĐP ngày 17/7/2007 và quyết đinh của Bộ trưởng năm 2008. Báo
cáo quy hoạch phát triển ba vùng kinh tế trọng điểm đã có và xây dựng quy
hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.
- Viện Chiến lược phát triển đang khẩn trương phối hợp với các địa
phương và các bộ, ngành, cơ quan liên quan để xây dựng Quy hoạch phát
triển hệ thống sân golf trên cả nước đến năm 2020.
- Hồn thành đề án rà sốt, điều chỉnh quy hoạch hệ thống khu công
nghiệp quốc gia đến năm 2020

- Hoàn thành các đề án: Quy hoạch phát triển cac khu kinh tế cửa khẩu
của Việt Nam đến năm 202, quy hoạch vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc
Bộ, quy hoạch các khu kinh tế ven biển đến năm 2020.
- Phối hợp với phía Campuchia và Lào triên khai đề án rà soát, điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu tam giác phát triển
Campuchia- Lào - Việt Nam đến năm 2020.
- Năm 2008 , Viện chiến lược phát triển được giao đầu mối kiểm tra
công tác quy hoạch của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Điện Biên. Cả hai cuộc
kiểm tra đã được tiến hành và hoàn thành. Kết quả kiểm tra đã được báo cáo
Bộ trưởng và Bộ trưởng đã có kết luận kiểm tra gửi hai thành phố và các cơ
quan liên quan.
- Chủ trì xây dựng và phối hợp với Văn phịng Chính phủ và các cơ quan
trình Chính phủ ban hành Nghị đinh số 04/2008/NĐ- CP (11/01/2008) về


sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ- CP về lập, thẩm định và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Chủ trì xây dựng để Bộ trưởng ban hành Thông tư số 03/2008/TTBKH ngày 01/7/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2008/NĐ-CP.
c. Về công tác nghiên cứu khoa học.
* Đề tài cấp nhà nước:
Ban Chủ nhiệm các Chương trình - Bộ Khoa học và Công nghệ chọn
giao triển khai nghiên cứu đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu trọng điểm
cấp nhà nước, Viện Chiến lược đang triển khai nghiên cứu theo tiến độ
(2008 – 2009) đối với các đề tài:
- Đề tài “ Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm
2030”.
- Đề tài “ Nguồn lực và động lực để phát triển nhanh và bền vững nền
kinh tế Việt Nam ở giai đoạn 2011- 2020”.
* Đề tài cấp Bộ.
- Hoàn thành việc nghiệm thu 11 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

năm 2007, hoàn thành cơ bản nghiên cứu 10 đề tài khoa học cấp Bộ năm
2008 và đăng ký thực hiện 9 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009.
* Xuất bản sách.
- Hoàn thành biên tập và xuất bản cuốn sách “Tuyển tập những cơng
trình nghiên cứu phát triển”.
- Hồn thành và biên soạn cuốn sách “Thu hút đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam – thành tựu 20 năm và chặng đường mới”.
- Phối hợp với các địa phương biên tập xong cuốn sách “Tiềm năng và
triển vọng phát triển các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” của
Việt Nam đến năm 2020. Đã gửi nhà xuất bản để ấn hành.


- Phối hợp với Pháp trong diễn đàn Việt- Pháp biên soạn cuốn sách
Kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Hiện nay đã biên soạn xong và đang làm các thủ tục để xuất bản.
d. Cơng tác văn phịng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế
trọng điểm.
Văn phòng ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng
điểm đã thực hiện tốt việc chuẩn bị nội dung phục vụ giao ban toàn Ban Chỉ
đạo và tổ chức hội nghị giao ban các vùng Bắc Bộ, miền Trung và phía
Nam. Phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức một số hội nghị chuyên đề về
đào tạo lao động cho các khu cơng nghiệp phía Nam, xác định địa điểm các
khu sinh dưỡng cơng nghiệp ở phía Bắc và phía Nam; Hội nghị về xây dựng
hệ thơng thơng tin vùng, dạy nghề và xử lý ô nhiễm môi trường.
e. Công tác đào tạo tiến sĩ và nghiệp vụ cho cán bộ.
+ Đối với việc tuyển mới, năm 2008 Viện Chiến lược phát triển đã
tuyển sinh đào tạo tiến sỹ khoa 5. Kết quả đã tuyển được 5 NCS chuyên
ngành kinh tế phát triển va Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định cơng
nhận.
Đến nay tổng số NCS cả khoá 5 là 23 người.

+ Năm 2008, Viện Chiến lược phát triển đã tổ chức 3 lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ về quy hoạch về chiến lược cho cán bộ các sở Kế hoạch và Đầu tư
các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các lớp học đã được các địa phương đánh
giá cao, học viện tham dự lớp học đã đạt kết quả tốt.
f. Về công tác hợp tác quốc tế.
- Phối hợp với Ngân hàng thế giới: Tổ chức lớp học về đánh giá môi
trường Chiến lược; tổ chức về hội thảo tham vấn về nâng cao sự kết hợp
đồng bộ giữa quy hoạch vùng với quy hoạch tỉnh cho cán bộ làm công tác
quy hoạch trên phạm vi cả nước.


- Phối hợp với trường Đại học các khoa học trái đất của Hà Lan tổ chức
lớp học về nâng cao năng lực sử dụng hệ thống thông tin địa lý phục vụ quy
hoạch.
- Phối hợp với Vịên Cạnh tranh châu Á của Singapore nghiên cứu nâng
cao giá trị quốc gia đối với một số sản phẩm của Việt Nam.
- Phối hợp với phía Pháp tổ chức khóa họp lần thứ 7 của Diễn đàn Việt –
Pháp về kinh tế, tài chính tại Đà Nẵng; tổ chức cuộc họp Đồng chủ tịch diễn
đàn để chuẩn bị cho khoá họp lần thứ 8.
- Phối hợp với Viện phát triển Hàn Quốc hình thành dự án chia sẻ tri thức
của Hàn Quốc cho Việt Nam.
- Đầu mối triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ xây dựng Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 – 2020 do UNDP tài trợ.
- Tổ chức và trao đổi nghiệp vụ về cơng tác quy hoạch với các đồn cán
bộ của Lào.
g. Về công tác xây dựng Viện.
Tổ chức bộ máy của Viện nhìn chung làm việc trơi chảy. Thực hiện việc
xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới theo Nghị định
116/2008/NĐ- CP, Viện đã tiến hành kiểm điểm, đánh giá các hoạt động
trong các năm qua và hoàn thành đề án về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu

tổ chức của Viện trong tình hình mới và đã trình Bộ trưởng vào tháng
11/2008.
Thực hiện việc phân cấp của Bộ về một số công tác quản lý cán bộ, viên
chức (từ 07/2007), Viện đã hình thành một bộ phận chuyên trách về công
tác nhân sự. Sau một năm triển khai, đoàn kiểm tra của Bộ đã kiểm tra tình
hình thực hiện và có đánh giá về kết quả việc thực hiện công tác này của
Viện là tốt.
3.5. Phương hướng hoạt động trong trong thời gian tới.


3.5.1. Phương hướng tổng quát.
Đổi mới tư duy, nhận thức, quan niệm, nội dung, cách thức nghiên cứu
đôi với chiến lược và quy hoạch cũng như cải tiến cách thức điều hành, đổi
mới phong cách làm việc để nâng cao chất lượng các sản phẩm. Kết hợp
chặtc chẽ giữa nghiên cứu khoa học với thực hiện nhiệm vụ trên giao; giữa
xây dựng Viện với thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trong đó, đặc biệt coi
trọng đào tạo tại chỗ và mở rộng hợp tác với các đơn vị ngoài Viện.
Kiện toàn bộ máy cuả Viện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo
Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường năng lực cán bộ
đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng cường lực
lượng nòng cốt nghiên cứu chiến lược, quy hoạch và hợp tác quốc tế. Viện
tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức đặc biệt
là cán bộ, viên chức trẻ các nghiệp vụ mang tính đặc thù của Viện để đảm
bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.5.2. Nhiệm vụ trọng tâm.

-

Về nghiên cứu Chiến lược:


Tiếp tục giúp Tiểu ban Chiến lược và Tổ Biên tập Chiến lược tổ chức
triển khai nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011- 2015.

- Chủ động nghiên cứu theo chức năng phục vụ nghiên cứu Chiến lược.
-

Tiếp tục triển khai nghiên cứu đề án chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2045.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ đầu mối Dự án Hỗ trợ kỹ thuật của UNDP
về hỗ trợ nghiên cứu chiến lược.
• Về cơng tác quy hoạch:
- Tiếp tục triển khai các đề án quy hoạch đang thực hiện chuyển tiếp:
+ Quy hoạch phát triển kinh tế đảo thời kỳ 2020.


+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng: Trung
du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ và Duyên hải
miền trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long đến
năm 2020.
+ Quy hoạch phát triển sân golf trên phạm vi cả nước đến năm 2020.
- Triển khai các đề án mới:
+ Quy hoạch phát triển hành lang Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh Mộc Bài.
+ Nghiên cứu nền kinh tế Viềt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.
+ Hợp tác phát triển khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng.


Tiếp tục triển khai theo đúng tiến độ hai đề tài cấp Nhà nước và
các đề tài nghiên cứu khoa học.


• Tiếp tục phát huy kết quả hợp tác quốc tế đã đạt được trong
năm 2008 để thực hiện tốt hơn trong năm 2009. Củng cố và tổ
chức bộ máy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Viện theo
quyết định mới.


Tiếp tục đào tạo tiến sỹ, phối hợp với các địa phương tổ chức
các lớp bồi dưỡng kiến thức quy hoạch.



Thực hiện tốt cơng tác Văn phịng Ban Chỉ đạo điều phối phát
triển các vùng kinh tế trọng điểm, triển khai công tác quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ khác mà Bộ
và cấp trên giao.

PHẦN II. BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI.
1. Chức năng, nhiệm vụ.


- Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến
lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội
trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ.
- Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu để xây dựng các giải
pháp đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn
nhân lực và các vấn đề xã hội.
- Tham gia các nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch 5 năm, hàng năm
về các vấn đề có liên quan.
- Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề lien quan về quản lý Nhà

nước đối với công tác quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và
các vấn đề xã hội.
- Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
2. Cơ cấu tổ chức.
♦ Lãnh đạo ban
- Trưởng ban: lãnh đạo tồn bộ cơng việc của Ban, trực tiếp chỉ đạo và
nghiên cứu tổng hợp các vấn đề phát triển nguồn nhân lực.
- Phó trưởng ban: Phụ trách nhóm và trực tiếp xử lý tổng hợp về phát
triển con người, nịi giống.
- Phó trưởng ban: Phụ trách nhóm và trực tiếp xử lý tổng hợp các vấn
đề xã hội.
♦ Nhóm nghiên cứu chiến lược phát triển con người và nòi giống.
- Nghiên cứu phương hướng phát triển phát triển và những giải pháp
nâng cao chất lượng nòi giống của con người Việt Nam.


- Nghiên cứu phương hướng phát triển dân số và chất lượng dân số
của cả nước và vùng lãnh thổ.
♦ Nhóm nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực.
- Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của cả nước.
- Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của các vùng lãnh thổ và
phương hướng điều chỉnh giữa các vùng.
♦ Nhóm nghiên cứu các vấn đề xã hội cơ bản của chiến lược và quy
hoạch.
- Nghiên cứu chiến lược và xây dựng cộng đồng.
- Nghiên cứu chiến lược phát triển dân tộc và tôn giáo.
- Nghiên cứu cơ cấu và các giai tầng xã hội. Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu

đều phải bao trùm phạm vi cả nước, cụ thể hoá trên từng vùng, kinh nghiệm
quốc tế và so sánh Việt Nam với các nước
4. Nhân sự của ban.
Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội gồm
có 10 thành viên trong đó :
- 2 người là Tiến sĩ.
- 2 người là Thạc sĩ.
- 6 người là cử nhân ( các nghiên cứu viên ).
Các thành viên trong ban được phân chia ra thành các nhóm nghiên
cứu khác nhau:
-

Nhóm nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực (3 người).


×