Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.3 KB, 14 trang )

Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu
khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn
kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình


Phạm Thị Quỳnh


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60 34 72
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Huy Tiến
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Khảo sát và đánh giá thực trạng các Đề tài/dự án (ĐT/DA) đã được
nghiên cứu và triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2004-2008. Tìm
hiểu và nhận xét quy trình xét duyệt ĐT/DA Khoa học và công nghệ (KH&CN) tại
Thái Bình. Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới quy trình xét duyệt ĐT/DA
KH&CN theo định hướng nhu cầu.

Keywords. Khoa học công nghệ; Nghiên cứu khoa học; Thái Bình; Khoa học quản


Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, hoạt động NCKH ở các địa phương nói chung và Thái Bình nói riêng, chưa
thực sự phát huy hết hiệu quả của mình.
Có nhiều nguyên nhân của thực trạng nêu ở trên. Tất cả các nguyên nhân trên cho thấy
hiện nay các ĐT/DA KH&CN được đề xuất và được nghiên cứu, tổ chức thực hiện không


theo định hướng nhu cầu Để góp phần khắc phục được những hạn chế nêu trên, cần phải nâng
cao, đổi mới từng khâu trong hoạt động quản lý KH&CN. Quy trình xét duyệt đề tài NCKH
là khâu quan trọng đầu tiên trong hoạt động này, là khâu định hướng nghiên cứu cho các
ĐT/DA. Do vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài
nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại
Thái Bình”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Đã có khá nhiều bài viết tập trung nghiên cứu chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa
học và tính ứng dụng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Gần đây đã có những
nghiên cứu về nguyên nhân các ĐT/DA không được áp dụng hay cũng đã xuất hiện đề tài lập
kế hoạch theo định hướng nhu cầu, như đề tài: “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong việc áp
dụng các kết quả nghiên cứu khoa học”của tác giả Phạm Văn Bình tỉnh Hải Dương hay đề tài
“Nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhu cầu
ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống tỉnh Bắc Giang”của tác giả Nguyễn
Văn Chức tỉnh Bắc Giang.
Các đề tài mới chỉ đề cập khái quát về quy trình xét duyệt đề tài NCKH mà chưa có một
công trình nào tập trung nghiên cứu để đưa ra giải pháp đổi mới quy trình xét duyệt đề tài
nghiên cứu theo định hướng nhu cầu. Vì vậy, đây là một vấn đề mới, cần được quan tâm một
cách đầy đủ và toàn diện để tháo gỡ được vướng mắc cho khâu thương mại hóa kết quả
nghiên cứu của các đề tài.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng các ĐT/DA đã được nghiên cứu và triển khai trên địa
bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2004-2008
- Tìm hiểu và nhận xét quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tại Thái Bình.
- Đề xuất giải pháp đổi mới quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN theo định hướng nhu
cầu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
+ Không gian: tỉnh Thái Bình
+ Thời gian: Giai đoạn 2004-2008
5. Mẫu khảo sát.

Các ĐT/DA sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN của tỉnh giai đoạn 2004-2008
- Địa điểm tiến hành nghiên cứu: Tỉnh Thái Bình
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ 10/2010 đến 9/2011
6. Vấn đề nghiên cứu.
Vì sao phải đổi mới quy trình xét duyệt đề tài NCKH theo định hướng nhu cầu? Và
đổi mới quy trình đó theo định hướng nhu cầu như thế nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu.
Theo quan điểm hệ thống, để gắn kết nghiên cứu với thực tiễn thì ngay từ “đầu vào”-
trong sơ đồ hệ thống cũng phải được tiến hành trên cơ sở nhu cầu xã hội. Do vậy cần phải đổi
mới quy trình xét duyệt đề tài NCKH theo định hướng nhu cầu.
Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài NCKH theo định hướng nhu cầu thể hiện ở cả ba
khâu: khâu đề xuất nhiệm vụ KH&CN; tư vấn lựa chọn danh mục ĐT/DA KH&CN; tuyển
chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì, thực hiện ĐT/DA KH&CN.
8. Các luận cứ chứng minh giả thuyết
+ Luận cứ lý thuyết:
+ Luận cứ thực tiễn:
9. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
 Phương pháp định tính:
- Phỏng vấn sâu:
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp:
- Phương pháp quan sát:
10. Nội dung và cấu trúc của luận văn.
Mở đầu:
Nội dung:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quy trình xét duyệt đề tài NCKH trong hoạt động quản lý
KH&CN
Chương 2. Hiện trạng quy trình xét duyệt đề tài NCKH tại Thái Bình
Chương 3. Giải pháp đổi mới quy trình xét duyệt đề tài NCKH theo định hướng nhu cầu
Kết luận và khuyến nghị

Phụ lục

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI NCKH TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KH&CN
1.1. Hệ thống khái niệm có liên quan.
1.1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ
Theo Luật Khoa học và công nghệ được ban hành năm 2000, “Hoạt động khoa học và
công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa
học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các
hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.”[19; điều 2]
1.1.2. Nghiên cứu khoa học.
“NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự
nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu
khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng”.[19; tr.17]
1.1.3. Khái niệm đề tài/dự án
Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiên cứu ứng dụng một chủ đề KH&CN
vào sản xuất và đời sống của tỉnh.
Dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh tiến hành các hoạt động ứng dụng KH&CN
vào sản xuất và đời sống, phương pháp, mô hình quản lý KT-XH của tỉnh.
1.1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.
Nhiệm vụ Quản lý KH&CN cấp tỉnh
Ở các tỉnh, nhiệm vụ quản lý KH&CN được giao cho Sở KH&CN tỉnh. Sở KH&CN
tỉnh, là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên
địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN
trên tất cả các lĩnh vực KT-XH; tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ …
1.1.5. Quy trình tuyển chọn, xét chọn ĐT/DA KH&CN cấp tỉnh.
“Tuyển chọn là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh nghiệm tốt nhất
để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo đặt hàng của Tỉnh thông qua việc xem xét, đánh giá

các Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn theo những yêu cầu, tiêu chí mà Tỉnh đề ra. Tuyển
chọn được áp dụng cho nhiệm vụ KH&CN có nhiều tổ chức, cá nhân có khả năng tham gia
thực hiện” [23; điều 2]
“Xét chọn (xét duyệt) là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
theo đặt hàng của Tỉnh thông qua việc xem xét, đánh giá Hồ sơ do tổ chức, cá nhân có năng
lực điều kiện cần thiết được giao trực tiếp chuẩn bị, trên cơ sở những yêu cầu, tiêu chí mà
Tỉnh đưa ra” [23; điều 3]
1.2. Một số mô hình có liên quan.
1.2.1. Mô hình công nghệ đẩy

Sơ đồ 1.4: Mô hình công nghệ đẩy













Độ trễ của áp dụng lớn hay kết quả nghiên cứu khi áp dụng vào thực tiễn có tính rủi ro
cao.
1.2.2. Mô hình thị trường kéo.
Sơ đồ 1.5: Mô hình thị trường kéo











Nghiªn cøu c¬ b¶n
Nghiªn cøu øng dông
TriÓn khai c«ng nghÖ
Sö dông c«ng nghÖ
S¶n phÈm míi, Quy tr×nh míi
Yªu cÇu kinh tÕ – x· hỘI
Yªu cÇu kinh tÕ – x· héi

Sö dông c«ng nghÖ
TriÓn khai c«ng nghÖ
Nghiªn cøu øng dông
Nghiªn cøu c¬ b¶n


Động lực tiến hành cơ bản xuất phát từ yêu cầu KT-XH, do đó mô hình này sẽ khắc
phục được nhược điểm của mô hình công nghệ đẩy. Theo xu thế hiện nay, khi tính thương
mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN được đề cao, chúng ta cần đi theo “mô hình thị trường
kéo”.

CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUY TRÌNH XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC TẠI THÁI BÌNH
2.1. Hiện trạng hoạt động NC-ƢD KH&CN tỉnh Thái Bình.

2.1.1. Những thành tựu đã đạt được theo lĩnh vực.
 Trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp: đã tập trung đầu tư vào nghiên cứu khảo
nghiệm, lọc dòng hàng ngàn giống cây trồng các loại

Trong sản xuất công nghiệp và dịch: Các công nghệ có độ phức tạp cao như công
nghệ hàn tự động hồ quang chìm, hàn bán tự động TIG;

Khoa học xã hội và nhân văn: Công tác nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết thực
tiễn đã góp phần tích cực vào việc đề ra các chủ chương, các giải pháp của Tỉnh uỷ, HĐND,
và UBND tỉnh

Chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ môi trường
- Trong lĩnh vực y tế: Đã tập trung nghiên cứu giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của
tỉnh về phòng trừ dịch bệnh,…
- Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Tỉnh đã tiếp thu, ứng dụng thành công công nghệ
vật liệu mới,…
2.1.2. Kết quả thực hiện đề tài NC-WD giai đoạn 2004-2008.
Số lượng các đề tài ứng dụng KHCN trong sản xuất trọng điểm cấp tỉnh đã được ứng
dụng tương đối lớn, đều trên 50%. Đề tài nghiên NC-ƯD KH&CN cấp ngành cũng có kết
qủa tương tự như vậy.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, % số ĐT/DA chưa được ứng dụng cũng không
phải là nhỏ. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do ý tưởng
đề xuất nhiệm vụ (ĐT/DA) không xuất phát từ đời sống thực tiễn nên không có khả năng áp
dụng
2.2. Quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tỉnh Thái Bình.
2.2.1. Quy trình xét duyệt ĐT/DA của Bắc Giang và Hải Dương.
+ Quy trình xét duyệt ĐT/ DA KHCN tỉnh Bắc Giang
Sơ đồ 2.3: Quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tỉnh Bắc Giang





















+ Quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tỉnh Hải Dƣơng
Sơ đồ 2.4: Quy trình đề xuất nhiệm vụ và tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN tỉnh Hải Dương





















2.2.2. Quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tỉnh Thái Bình
Quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN của tỉnh Thái Bình được thực hiện qua hai bước
sau:
Cá nhân, đơn vị đề xuất nhiệm vụ KH&CN

HĐ xác định nhiệm vụ KH&CN

Chủ tịch HĐKH&CN tỉnh phê duyệt danh
mục các nhiệm vụ KH&CN

HĐKH xét duyệt thuyết minh ĐT/ DA

Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thực hiện
ĐT/DA

UBND tỉnh
Phê duyệt
Sở KH&CN
Các sở, ngành, tổ chức
KH&CN và đào tạo

Các tổ chức KH&CN, đào tạo
và cá nhân
HD. Tuyển
chọn
HĐ KHCN
tỉnh


Loại
bỏ
 Bước 1: Tuyển chọn đề xuất nhiệm vụ KH&CN (ra đề bài).
 Bước 2: Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài dưới 2 hình thức tuyển
chọn (đấu thầu) hay xét chọn.
Hai bước của quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN có thể được thể hiện ở ba giai
đoạn sau
+ Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm:.
Số lượng các ĐT/DA được đề xuất từ các Sở, ban, ngành luôn chiếm tỷ lệ cao giai
đoạn 2004-2008 (chiếm 45,3% tổng số ĐT/DA trọng điểm cấp tỉnh, và 57,33% tổng số
ĐT/DA cấp ngành).
Tuy nhiên, số lượng các ĐT/DA do doanh nghiệp tham gia còn khiêm tốn, đối với các
ĐT/DA do doanh nghiệp thực hiện chiếm 23,5% trong tổng số ĐT/DA cấp tỉnh và 8,67%
trong tổng số ĐT/DA cấp ngành.
Trong những năm qua, UBND tỉnh chưa có đề xuất, định hướng cụ thể nào về lĩnh vực
KH&CN mà cũng giống như Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, của HĐND đặt ra nhiệm vụ về
chính trị, KT-XH của tỉnh. UBND tỉnh chưa có sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các sở ngành
phối hợp với sở KH&CN đề xuất nhiệm vụ KH&CN.
+ Tư vấn lựa chọn ĐT/DA KH&CN
- Thành phần của HĐ KH&CN tỉnh: có 15 thành viên gồm các lãnh đạo của các Sở,
ban, ngành
- Phương thức hoạt động của HĐ KH&CN tỉnh: HĐ họp định kỳ 6 tháng 1 lần. Các

phiên họp thường kỳ của HĐ, yêu cầu phải có 2/3 tổng số thành viên tham dự trở lên.
- Chức năng tư vấn lựa chọn của HĐ KH&CN tỉnh: Trên cơ sở các văn bản định
hướng trên, kết hợp với bản tổng hợp danh mục các ĐT/DA KH&CN do Sở KH&CN thực
hiện, các thành viên của HĐ tiến hành đánh giá từng ĐT/DA.
+ Hoạt động xét duyệt đề cương ĐT/ DA KH&CN
- Về chức năng tư vấn của HĐ KH&CN chuyên ngành:
Căn cứ vào bản thuyết minh ĐT/DA KH&CN, các thành viên HĐ KH&CN chuyên
ngành tư vấn về: tên ĐT/DA; kết cấu; nội dung; phương pháp nghiên cứu; tiến độ thực hiện,
khả năng ứng dụng của sản phẩm,…
- Về thành phần HĐ KH&CN chuyên ngành:
HĐ KH&CN chuyên ngành có 07 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch hội đồng, 02 ủy
viên phản biện và các ủy viên. Bốn ủy viên còn lại, trong đó có 01 ủy viên thuộc phòng quản
lý KH&CN kiêm thư ký, 01 ủy viên thuộc Sở Tài chính.
-Về phương thức hoạt động của HĐ KH&CN chuyên ngành:
HĐ có nhiệm vụ xem xét, đánh giá tất cả các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, xét chọn đối
với nhiệm vụ KH&CN theo các tiêu chí tại các biểu mẫu quy định. Phiên họp của HĐ phải có
mặt ít nhất 2/3 số thành viên của HĐ trong đó có Chủ tịch và phải có mặt đủ các chuyên gia
phản biện.
Các thành viên của HĐ chấm điểm độc lập theo các nhóm chỉ tiêu đánh giá và thang
điểm quy định. Trước khi chấm điểm, HĐ thảo luận chung để thống nhất quan điểm, phương
thức cho điểm đối với từng tiêu chí. HĐ chấm theo thang điểm 100. Trọng số của tất cả các
thành viên trong HĐ là như nhau (H=1). HĐ giải tán sau khi tuyển chọn, xét chọn được tổ
chức, cá nhân chủ trì thực hiện chương trình, ĐT/DA KH&CN.
 Xét duyệt tài chính cho các ĐT/DA:
Trong 5 năm từ 2004 đến 2008, Ngân sách Nhà nước đầu tư cho các ĐT/DA trọng
điểm cấp Tỉnh là 26.330 triệu đồng, đầu tư cho các ĐT/DA cấp ngành là 5.350 triệu đồng. Từ
năm 2005 đến năm 2008, ngân sách Nhà nước dành cho các ĐT/DA KH&CN trọng điểm cấp
Tỉnh đều phải thu hồi một phần kinh phí và tổng số kinh phí thu hồi là 1.350 triệu đồng, trong
khi đó không có một ĐT/DA cấp ngành nào phải giao nộp kinh phí.
Qua khảo sát từ năm 2005 đến 2008, số lượng các ĐT/DA của doanh nghiệp bị thu

hồi một phần kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các ĐT/DA luôn chiếm tỉ lệ lớn.
Tiếp theo là các trung tâm; đến Sở, ban, ngành và ít nhất là tổ chức KH&CN ngoài tỉnh.
Khoản kinh phí thu lại hầu hết rơi vào các ĐT/DA thuộc 2 khối: doanh nghiệp và các trung
tâm, trong đó khối doanh nghiệp chiếm phần lớn.
2.3. Một số nhận xét về quy trình xét duyệt đề tài NCKH.
2.3.1. Về đề xuất nhiệm vụ.
Phương thức xây dựng kế khoạch KH&CN nêu trên có một số nhược điểm sau:
- Thiếu những ĐT/DA liên ngành, nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội
mang tính chiến lược.
- Việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN bị động, phụ thuộc nhiều vào việc đề xuất nhiệm vụ
KH&CN của các ngành, các cấp, các đơn vị.
- Thiếu những nhiệm vụ KH&CN dài hạn nhằm giải quyết những vấn đề KT-XH
mang tính chiến lược.
- Đề xuất nhiệm vụ chủ yếu là những vấn đề mang tính nghiệp vụ của ngành, đơn vị,
hoặc những vấn đề hẹp, không thể đem áp dụng ở nơi khác được.
+ Về thành phần tham gia xây dựng, đề xuất nhiệm vụ KH&CN:
Các nhiệm vụ KH&CN do các doanh nghiệp tham gia đề xuất và thực hiện vẫn còn ít,
chỉ chiếm 23,5% tổng số ĐT/DA trọng điểm cấp Tỉnh và 8,67% tổng số ĐT/DA cấp ngành.
2.3.2. Về tư vấn lựa chọn ĐT/DA KH&CN.
Thành phần tham gia HĐ KH&CN tỉnh đa phần là lãnh đạo các Sở, số lượng thành
viên HĐ là cán bộ chuyên môn còn ít. Khi tìm hiểu và nghiên cứu danh mục các ĐT/DA
KH&CN tỉnh năm 2008 cho thấy:
+ Tên nhiệm vụ thể hiện được tư tưởng khoa học, rõ ràng, phân biệt được chương
trình, đề tài nghiên cứu hay là một dự án.
+ Về mục tiêu: Một số đề tài xác định mục tiêu nghiên cứu đúng, rất tốt theo tên
nhiệm vụ được đưa ra. Bên cạnh đó, còn không ít đề tài đã nhầm lẫn giữa “mục tiêu” và “mục
đích”.
+ Về nội dung: Có không ít đề tài chỉ có tên đề tài, mà không hề đưa ra nội dung
nghiên cứu là gì? + Về sản phẩm: trong phiếu đề xuất nhiệm vụ KH&CN, không yêu cầu
phải trình bày sản phẩm là gì? Do vậy, HĐ đánh giá nghiệm thu gặp không ít khó khăn vì

không có tiêu chí nào được đặt ra từ trước cho sản phẩm cần được hoàn thành.
2.3.3. Về hoạt động xét duyệt đề cương.
- Phương thức hoạt động của HĐ KH&CN chuyên ngành được trình bày ở trên cho
biết: HĐ giải tán sau khi hoạt động xét duyệt đề cương chi tiết hoàn thành. Thêm vào đó,
chưa có quy định cụ thể yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải sửa đổi, bổ sung theo tư vấn của
HĐ. HĐ xét duyệt và HĐ nghiệm thu không phải là một nên rất khó kiểm tra, giám sát và
đánh giá đúng kết quả thực hiện ĐT/DA.
 Cần có một cơ chế giám sát việc thực hiện các đề tài, dự án và nên chọn ai là người
đứng ra giám sát cho phù hợp nhất?
- Thành phần tham gia HĐ không hề có đại diện cho đơn vị sẽ áp dụng kết quả nghiên
cứu. Do đó, cần bổ sung thành phần tham gia HĐ cho phù hợp để những ĐT/ DA sau khi
được nghiệm thu có thể nhanh chóng, dễ dàng được áp dụng vào thực tiễn.
- Về tiêu chí đánh giá theo thuyết minh chương trình, ĐT/DA: Trong mục “III. Cách
tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng” được tính điểm tối đa là 15. Cách tính
điểm này chưa phù hợp với các ĐT/DA KH&CN ở địa phương.
- Về xét duyệt tài chính: Hội đồng KH&CN chuyên ngành không có chức năng xét
duyệt tài chính.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI NCKH
THEO ĐỊNH HƢỚNG NHU CẦU
3.1. Cơ sở cho việc xác định giải pháp.
Đối với hoạt động nghiên cứu - ứng dụng KH&CN ở các địa phương, cần phải dựa
trên những điều kiện thực tế, sự phát triển KT-XH từng giai đoạn. Trong công tác quản lý cần
phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN phục vụ
phát triển KT-XH của địa phương. Để làm được điều này, ngay từ khâu đầu tiên- xét duyệt
ĐT/DA khoa học, cần phải theo định hướng nhu cầu.
Xuất phát từ quan điểm đó, trong nghiên cứu này tác giả đề xuất một số giải pháp cụ
thể trong khâu xác định nhiệm vụ nghiên cứu và xét duyệt các tổ chức, cá nhân chủ trì thực
hiện các ĐT/DA KH&CN tỉnh Thái Bình.
3.2. Một số giải pháp.

3.2.1. Đổi mới cơ chế đề xuất và xét duyệt các ĐT/DA KH&CN theo hình thức chủ
động.
Cần thay đổi cơ chế đề xuất và tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN hàng năm theo nguyên
tắc “đặt hàng từ
trên xuống” tức là “đề bài” được đặt ra trước, sau đó lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện
ĐT/DA.
+ Bước 1: Tuyển chọn đề xuất nhiệm vụ KH&CN.
+ Bước 2: Tuyển chọn tổ chức. cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA KH&CN.
Quy trình này được thể hiện theo mô hình ở sơ đồ 3.1 dưới đây.
Sơ đồ 3.1: Quy trình đề xuất và lựa chọn nhiệm vụ KH&CN; tổ chức, cá nhân chủ trì
thực hiện đề tài









































3.2.2. Cần có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đề xuất nhiệm vụ
KH&CN nhiều hơn nữa.
Tỉnh cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đề xuất nhiệm vụ
KH&CN. các chính sách khuyến khích phải tập trung vào việc tăng cường năng lực công
nghệ cho các doanh nghiệp.
UBND tỉnh
(Định hướng, phê duyệt)
Sở KH&CN phối
hợp với các Sở,

ngành
(đề xuất nhiệm vụ)
Các tổ chức,
cá nhân
(đề xuất
nhiệm vụ)
Sở KH&CN
(tham mưu, tổng hợp, tổ chức HĐ
tuyển chọn
HĐ KHCN
tỉnh
Loại
bỏ
Chưa phê
duyệt
Trình
phê
duyệt
TC,

nhân
chủ trì
ĐT,
DA
Trình
phê
duyệt
danh
mục
Đã

phê
duyệt
Sở KH&CN
(Tuyển chọn tổ chức, cá nhân
chủ trì ĐT/DA)

Giao trực
tiếp
Tuyển chọn
Thông báo
công khai, rộng
rãi
Tổ chức, cá nhân
(XD thuyết minh)
HĐ xét
duyệt
Loại bỏ
Không đạt
Tổ chức, cá
nhân
(tham gia)
HĐ tuyển
chọn
Loại bỏ
Không đạt
Các Viện, TC
chuyên ngành TW
(đề xuất nhiệm vụ)
Từng bước chuyển cơ chế đầu tư trực tiếp cho các ĐT/DA KH&CN do Tỉnh đặt ra rồi
sau đó tìm cách ứng dụng vào sản xuất, đời sống sang đầu tư thông qua Quỹ phát triển

KH&CN của tỉnh để đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu đổi mới công
nghệ . Khuyến khích các doanh nghiệp lập các Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.
3.2.3. Trao cho HĐ KH&CN chuyên ngành chức năng giám sát việc thực hiện các ĐT/DA
KH&CN.
+ Về nội dung giám sát: HĐ KH&CN chuyên ngành giám sát về nội dung khoa học
và báo cáo lên cơ quan chủ quản và làm cơ sở giúp cho HĐ đánh giá, nghiệm thu ĐT/DA đạt
hiệu quả.
+ Kinh phí thực hiện giám sát: Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động cho các thành
viên giám sát bao gồm khoản lương trả cho các thành phần giám sát và khoản kinh phí phục
vụ cho công tác giám sát. Nguồn kinh phí này được trích ra từ ngân sách nhà nước.
+ Thành phần tham gia giám sát: trong thành phần tham gia giám sát có thể là một số
ủy viên HĐ, không nhất thiết là tất cả các ủy viên của HĐ, nhưng cần có ủy viên phản biện
và chủ tịch HĐ tham gia. Cơ quan tổ chức giám sát phải là Sở KH&CN nơi quản lý ĐT/DA
KH&CN.
3.2.4. Cải thiện chất lượng HĐ lựa chọn nhiệm vụ KH&CN.
- Các thành viên HĐ phải đúng, đủ thành phần và có trình độ chuyên môn phù hợp
với nhiệm vụ nghiên cứu được đánh giá.
Những nhiệm vụ KH&CN mà các chuyên gia của địa phương yếu và thiếu thì mời các
chuyên gia của tỉnh ngoài hoặc ở trung ương tham gia. Nên bỏ thành viên HĐ đại diện cho
Sở tài chính và thay vào đó là đại diện cho đơn vị sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu.
- Các thành viên HĐ cần có sự hiểu biết về phương pháp luận NCKH
3.2.5. Thay đổi các tiêu chí xét duyệt ĐT/DA KH&CN theo định hướng nhu cầu.
Từ khung chấm điểm ở trên, tác giả đã thay đổi mức điểm tối đa cho hai mục III và V như
sau: giảm mức điểm tối đa của mục III xuống còn 10 điểm và tăng mức điểm tối đa cho mục
V lên là 20 điểm.
 Khả năng về thị trường của sản phẩm, công nghệ tạo ra là 9 điểm
 Tính hợp lý và khả thi cảu phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu và các
địa chỉ dự kiến áp dụng là 6 điểm
 Tác động và lợi ích dự kiến của kết quả nghiên cứu là 5 điểm


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Các ĐT/DA KH&CN cấp địa phương đều là các đề tài nghiên cứu-ứng dụng, thể hiện
vai trò của KH&CN địa phương phải gắn với sản xuất, phục vụ sản xuất phát triển. Do vậy,
các đề tài nghiên cứu cần đề cao tính “định hướng nhu cầu”.
Khả năng ứng dụng của các kết quả NCKH phụ thuộc nhiều vào định hướng cho các
đề tài (tức là ra đề bài). Muốn có đề bài tốt thì cần phải có một quy trình xét duyệt ĐT/DA
KH&CN tốt bao gồm từ khâu đề xuất nhiệm; tư vấn lựa chọn ĐT/DA; tư vấn lựa chọn tổ
chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài.
Cần trao cho HĐ tư vấn chức năng giám sát, để HĐ vừa thực hiện chức năng tư vấn
vừa tham gia giám sát.
Sở KH&CN phải là cơ quan tổ chức giám sát việc thực hiện các ĐT/DA KH&CN
Cần có định hướng, đặt hàng của Nhà nước
Ủy ban nhân dân tỉnh cần có chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp tham gia
đề xuất nhiệm vụ KH&CN hàng năm.
Cơ quan quản lý KH&CN cần nâng cao chất lượng của cổng giao dịch điện tử cả về
nội dung lẫn hình thức nhằm hỗ trợ cho việc xác lập nhu cầu công nghệ, tạo điều kiện cho
công tác đề xuất nhiệm vụ bám sát với yêu cầu của xã hội hơn.


References
1. Ban Khoa giáo trung ương (1996), Những nhân tố mới về hoạt động khoa học và công
nghệ, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
2. Phạm Văn Bình (2007), Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong việc áp dụng các kết quả
nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương), luận văn thạc sỹ khoa
học
3. Bộ Chính trị khóa VIII (2001), Chỉ thị số 63/CT-TW về đẩy mạnh nghiên cứu ứng
dụng KH&CN phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
4. Bộ KHCN&MT (2001), Quy định tạm thời về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ
trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005
5. Bộ Khoa học và công nghệ (2005), về việc sửa đổi, bổ sung các Điều 6, Điều 7, Điều

9, Điều 11 và Điều 13 của Quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì
thực hiện đề tài khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước,
ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-BKHCN
6. Bộ Khoa học và công nghệ (2003), Quyết định số 16/2003/QĐ-BKHCN về việc ban
hành Quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa
học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước
7. Bộ Khoa học và công nghệ (2006), Công văn số 3185/BKHCN-KHTC về việc hướng
dẫn tổ chức xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp thực hiện trong kế
hoạch năm 2008
8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2001-2005
9. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Quyết định số 06/2006/QĐ-BKHCN ngày
26/01/2006 về Quy định về phương thức làm việc của HĐ khoa học và công nghệ tư
vấn tuyển chọn, xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công
nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước
10. Bộ Khoa học và công nghệ (2006), Quyết định số 24/2006/QĐ-BKHCN về việc xác
định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ
trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010
11. Bộ Khoa học và công nghệ (2007), Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN về việc quy
định xét chọn, tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp Nhà nước
12. Bộ Tài chính và Bộ KHCN&MT (2000), Thông tư liên tịch số 2341/2000/TTLT/BTC-
BKHCNMT về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/1999/NĐ-CP của Chính
phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
vào hoạt động khoa học và công nghệ.
13. Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư liên tịch số
44/2007/TTLT-BTC-BKHCN về việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự
toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách
Nhà nước
14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định số
119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh

nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ
15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số
81/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Khoa học và công
nghệ
16. Nguyễn Văn Chức (2008), Nhận diện mối quan hệ giữa quá trình xác định nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học với nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời
sống tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sỹ khoa học
17. Phan Xuân Dũng và Hồ Thị Mỹ Duệ (2006), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội
18. Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội
19. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội
20. Đặng Hữu (1989), Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế xã hội, NXB Sự
thật, Hà Nội
21. Quản lý Nhà nước về Khoa học, Công nghệ và Môi trường- NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội, 2000.
22. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật số 21/2000/QH10
về Khoa học và công nghệ.
23. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thái Bình (2007), QT01-KH Quy trình xác định danh
mục chương trình, đề tài, dự án KHCN trọng điểm cấp tỉnh
24. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thái Bình (2008), Quy định tuyển chọn xét chọn tổ
chức, cá nhân chủ trì thực hiện chương trình, đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp
tỉnh
25. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thái Bình (2008), Báo cáo số 354/BC-KHCN về tình
hình thực hiện kế hoạch KHCN năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch
KH&CN năm 2008
26. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình, Danh mục các đề tài/dự án KH&CN tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2001-2009

27. Đặng Duy Thịnh (1998), Chuyên đề chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, Hà
Nội
28. Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2006), Khoa học và công nghệ
thế giới những năm đầu thế kỷ XXI
29. UBND tỉnh Thái Bình (2006), Quyết định số 52/2006/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều trong quy định ban hành kèm theo của Quyết định số 26/2006/QĐ-
UBND của UBND tỉnh Thái Bình
30. UBND tỉnh Thái Bình (2006), Quyết định số 26/2006/QĐ-UBND về việc ban hành
quy định về quản lý các chương trình, đề tài, dự án Khoa học và Công nghệ của tỉnh
Thái Bình
31. UBND tỉnh Thái Bình (2007), Quy trình QT01-KH xác định danh mục chương trình,
đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh
32. UBND tỉnh Thái Bình (2007), Quyết định số 2220/QĐ-UBND về việc ban hành quy
chế tổ chức và hoạt động của HĐ Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình
33. UBND tỉnh Thái bình (2008), Quyết định số 2878/QĐ-UBND về việc kiện toàn HĐ
Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình
34. UBND tỉnh Thái Bình (2009), Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh
Thái Bình đến năm 2020
35. UBND tỉnh Thái Bình (2009), Quyết định số 1084/QĐ-UB về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình.




×