Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

nhu cầu và khả năng đáp ứng khám điều trị bệnh nhi dị tật bẩm sinh tim tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh giai đoạn 2018 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 97 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRỊNH HỮU TÙNG </b>

<b> </b>

<b>NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG </b>

<b>KHÁM, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI DỊ TẬT BẨM SINH TIM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN </b>

<b>HÀ NỘI - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG </b>

<b>TRỊNH HỮU TÙNG – C01954 </b>

<b>NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG </b>

<b>KHÁM, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI DỊ TẬT BẨM SINH TIM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>HÀ NỘI - 2023</b>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Quản lý sau đại học Trường Đại học Thăng Long cùng toàn thể q thầy cơ đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại trường.

Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Trương Việt Dũng và PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng đã dành nhiều công sức, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, các khoa, phòng bệnh viện Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, chia sẻ, ủng hộ tơi trong suốt q trình công tác, học tập, nghiên cứu. Cảm ơn bạn bè và tập thể lớp Cao học Quản Lý bệnh viện khóa 10B, Đại học Thăng long đã ln bên cạnh giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.

<i> Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023 </i>

<b> </b>

<b> Trịnh Hữu Tùng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tên tôi là: Trịnh Hữu Tùng, học viên cao học chuyên ngành Quản lý bệnh viện khóa 10B, Trường Đại học Thăng Long, xin cam đoan:

1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trương Việt Dũng và PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng.

2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào khác đã được công bố.

3. Các số liệu và thông tin trong đề tài là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được bệnh viện Nhi đồng 2 xác nhận.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023 Tác giả luận văn

<b><small>Trịnh Hữu Tùng </small></b>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.1.1. Tổng quan các dị tật bẩm sinh tim ... 3

1.1.2. Các nội dụng liên quan đến khả năng đáp ứng hoạt động khám, điều trị bệnh tại bệnh viện... 8

1.2. Tình hình khám, điều trị bệnh nhi dị tật bẩm sinh tim trên thế giới và tại Việt Nam ... 8

1.2.1. Trên thế giới ... 8

1.2.2. Tại Việt Nam... 11

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng tổ chức hoạt động khám, điều trị tại bệnh viện... 16

1.3.1. Một số yếu tố về hệ thống tổ chức, quản lí, điều hành bệnh viện .. 16

1.3.2. Một số yếu tố về nhân lực và trình độ chun mơn ... 17

1.3.3. Cơ sở vật chất hạ tầng, thuốc và trang thiết bị ... 19

1.3.4. Nhóm yếu tố về nguồn tài chính ... 20

1.4. Khái quát về địa điểm nghiên cứu ... 20

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.4.1. Một số nét khái quát về Bệnh viện Nhi đồng 2 ... 20

1.4.2. Quy trình khám bệnh điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 ... 21 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu……….23

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 24

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 24

2.1.1. Đối tượng, chất liệu nghiên cứu ... 24

2.1.2. Thời gian nghiên cứu ... 24

2.1.3.Địa điểm nghiên cứu ... 25

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 26

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 26

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu ... 26

2.2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu ... 26

2.2.4. Công cụ nghiên cứu ... 30

2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ... 31

2.2.6. Phương pháp thu thập thông tin ... 30

2.3. Lực lượng tham gia nghiên cứu ... 32

2.4. Sai số và biện pháp khống chế sai số ... 32

2.4.1. Sai số ... 32

2.4.2. Biện pháp khắc phục ... 32

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ... 32

2.6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ... 33

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 34

3.1. Nhu cầu khám, điều trị của bệnh nhi dị tật bẩm sinh tim tại bệnh viện Nhi đồng 2, giai đoạn 2018 - 2022 ... 34

3.2. Khả năng đáp ứng về nguồn lực, tổ chức và hoạt động khám, điều trị bệnh nhi dị tật bẩm sinh tim tại bệnh viện Nhi đồng 2 ... 44

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ... 57 4.1. Về nhu cầu khám, điều trị của bệnh nhi dị tật bẩm sinh tim tại bệnh viện

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nhi đồng 2, giai đoạn 2018 - 2022 ... 57

4.2. Về khả năng đáp ứng nguồn lực, tổ chức và hoạt động khám, điều trị bệnh nhi dị tật bẩm sinh tim tại bệnh viện Nhi đồng 2 ... 66

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>

<b>TT Chữ viết tắt Viết đầy đủ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 1.2. Số bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật tại Anh giai đoạn từ 1997-2015 11 Bảng 2.1. Bảng biến số, chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu 26

Bảng 3.1. Tuổi trung bình của bệnh nhi khi được chẩn đoán DTBST 35Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo giới tính 36Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo nhóm tuổi 37Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo tình trạng bệnh 38Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo số ngày nằm điều trị

Bảng 3.10. Phân bố lượt bệnh nhi DTBST theo kết quả điều trị nội trú 41Bảng 3.11. Phân bố bệnh nhi DTBST điều trị ngoại trú theo giới tính 42Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhi DTBST điều trị ngoại trú theo nơi cư trú 42Bảng 3.13. Phân bố bệnh nhi DTBST điều trị ngoại trú theo nhóm tuổi 43Bảng 3.14. Phân bố bệnh nhi DTBST điều trị ngoại trú theo cơ cấu bệnh 43

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bảng 3.15. Cơ cấu cán bộ - NVYT của bệnh viện Nhi đồng 2, năm 2023 44Bảng 3.16. Cơ cấu nhân lực các khoa lâm sàng của bệnh viện Nhi đồng 2 có

Bảng 3.17. Cơ cấu nhân lực các buồng khám DTBST của khoa Khám bệnh

Bảng 3.18. Cơ cấu nhân lực các khoa cận lâm sàng của bệnh viện Nhi đồng 2

Bảng 3.19. Cơ cấu nhân lực một số phòng chức năng của bệnh viện Nhi đồng

Bảng 3.20. Tổng hợp số ekip mổ và các kỹ thuật mổ tim thực hiện được tại

Bảng 3.21. Một số quy trình quản lý người bệnh DTBST tại bệnh viện Nhi

Bảng 3.22. Nội dung chỉ đạo tuyến của bệnh viện Nhi đồng 2 nhằm nâng cao năng lực khám sàng lọc phát hiện DTBST cho tuyến dưới 51Bảng 3.23. Hệ thống máy X quang, máy siêu âm của bệnh viện Nhi đồng 2

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

Hình 1.1. Tỷ lệ các dị tật bẩm sinh tim được chẩn đốn trước sinh tại Bệnh

Hình 1.2. Dữ liệu về DTBST đơn giản tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ năm 2008

Hình 1.3. Số bác sĩ phẫu thuật tim nhi trên một triệu dân đã đăng ký với Cardiothoracic Surgery Network vào tháng 8 năm 2017 18

Hình 1.5. Bản đồ Hành chính Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh 25

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ </b>

Biểu đồ 3.1. Số lượng và tỉ lệ bệnh nhi đến khám 34 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhi DTBST theo phương thức điều trị 35 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo nơi cư trú 36 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhi DTBST điều trị nội trú năm 2022 được bệnh viện tuyến dưới, cơ sở y tế tư nhân chuyển lên có chẩn đốn đúng 37 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức, biên chế của bệnh viện Nhi đồng 2 45

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Bệnh tim bẩm sinh (TBS) hay dị tật bẩm sinh tim (tiếng Anh là Congenital Heart Disease - CHD) là những dị tật của cơ tim, van tim, buồng tim xảy ra ngay từ lúc còn trong bào thai và tồn tại sau sinh. Lúc này, một vài cấu trúc tim sẽ bị khiếm khuyết dẫn đến các hoạt động và chức năng của tim bị ảnh hưởng [31], [32], [37], [48]. Bệnh lý tim mạch bẩm sinh là dị tật phổ biến nhất, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số những trường hợp dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Hiện nay tỷ lệ bệnh tim bẩm sinh trên toàn thế giới là 9 trên 1000 trẻ sinh sống và có sự thay đổi đáng kể theo vùng địa lý. Trong khi tỷ lệ dị tật bẩm sinh tim nặng đang giảm ở nhiều nước phát triển do sự tiến bộ của chiến lược sàng lọc thai kỳ, nhất là với các thai nhi nguy cơ cao. Thêm vào đó, sự cải thiện của điều trị nội khoa, phẫu thuật và thông tim can thiệp trong những thập kỷ qua đã giúp cho trên 90% cá thể mắc tim bẩm sinh được sinh ra có thể sống tới tuổi trưởng thành. Bên cạnh những bệnh nhi đã được theo dõi và điều trị, những bệnh nhi chưa được điều trị thực sự chủ yếu bao gồm các dị tật bẩm sinh mức độ nhẹ như: bệnh van động mạch chủ (ĐMC), van hai lá, các lỗ thông nhỏ hoặc mức độ trung bình như: thơng liên nhĩ, thơng liên thất, hẹp eo động mạch chủ, hẹp van động mạch chủ... Tuy nhiên cũng có những dị tật ở mức độ nặng như tứ chứng Fallot, chuyển vị đại động mạch...[48].

Trẻ em mắc dị tật bẩm sinh tim rất cần được phát hiện sớm và điều trị. Sau khi chẩn đoán xác định loại dị tật bẩm sinh tim, trẻ được chăm sóc theo dõi sức khỏe định kỳ và điều trị nội khoa (nâng đỡ thể lực, điều trị các biến chứng như nhiễm trùng phổi, suy tim, cơn tím … nếu có) trước và sau khi phẫu thuật sửa chữa các các dị tật về tim mạch. Việc quản lý điều trị tốt đối với các dị tật bẩm sinh tim đem lại hiệu quả rất lớn cho bệnh nhi cũng như gia đình họ, bởi vì nếu được quản lý điều trị tốt, trẻ mắc dị tật bẩm sinh tim vẫn được đi học và có thể tham gia những hoạt động thể dục như những trẻ bình thường ở trường.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Bên cạnh những hiệu quả đối với người bệnh và cộng đồng, việc quản lý điều trị các dị tật bẩm sinh tim cũng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động của cơ sở y tế. Để đạt được các mục tiêu y tế, cần đánh giá đầy đủ thực trạng cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý điều trị các dị tật bẩm sinh tim cho trẻ em là rất cần thiết. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề quản lý điều trị các dị tật bẩm sinh tim chưa được quan tâm nhiều, hầu như khơng có nghiên cứu hay báo cáo nào đánh giá về thực trạng hoạt động khám và điều trị bệnh các dị tật bẩm sinh tim. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị mới đối với dị tật bẩm sinh tim.

Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện chuyên khoa Nhi - hạng 1, trực thuộc Sở Y tế TP.HCM. Đồng thời, cũng là một trong 4 bệnh viện Nhi hàng đầu tại Việt Nam phụ trách công tác khám, chữa bệnh cho các bé từ 0 đến dưới 16 tuổi, Bệnh viện có quy mơ 1.400 giường bệnh. Bệnh viện là sự lựa chọn hàng đầu trong điều trị các dị tật bẩm sinh tim tại khu vực phía Nam, thống kê báo cáo năm 2021 cho thấy bệnh viện tiếp nhận điều trị hơn 4.000 trường hợp dị tật bẩm sinh tim. Câu hỏi đặt ra là thực trạng và hoạt động khám, điều trị các dị tật bẩm sinh tim hiện nay tại bệnh viện Nhi Đồng 2 như thế nào? Khả năng đáp ứng về nguồn lực tổ chức khám và điều trị dị tật bẩm sinh tim cho trẻ em đạt được đến đâu? Nhằm trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu:

<i><b>1. Mơ tả tình hình khám, điều trị bệnh nhi dị tật bẩm sinh tim tại bệnh viện Nhi đồng 2, giai đoạn 2018 - 2022. </b></i>

<i><b>2. Phân tích khả năng đáp ứng về nguồn lực, tổ chức hoạt động khám, điều trị dị tật bẩm sinh tim tại bệnh viện Nhi đồng 2, năm 2022. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN </b>

<b>1.1. Một số nội dung liên quan đến dị tật bẩm sinh tim và khả năng đáp ứng hoạt động khám, điều trị </b>

<i><b>1.1.1. Tổng quan các dị tật bẩm sinh tim </b></i>

<i>1.1.1.1. Định nghĩa, phân loại các dị tật bẩm sinh tim </i>

Dị tật bẩm sinh tim là các dị tật của tim và/hoặc mạch máu lớn xảy ra trong 2 tháng đầu của thai kỳ, vào lúc hình thành các buồng tim, van tim, các nút thần kinh tự động tạo nhịp tim, hệ thần kinh dẫn truyền của tim và các mạch máu lớn. Trong số các dị tật bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ [31], [32].

Về phân loại dị tật bẩm sinh có nhiều các phân loại dưới đây là cách phân loại dựa trên sinh lí bệnh và lâm sàng chia thành 3 loại [31], [32]:

<b>Bảng 1.1. Phân loại các dị tật bẩm sinh tim </b>

Tim bẩm sinh có luồng máu thơng từ phải sang trái (Tim bẩm sinh tím) Nhóm Shunt phải-trái ít

máu lên phổi

Tam chứng Fallot; Tứ chứng Fallot; Teo van ba lá; Teo van ĐM phổi…

Nhóm Shunt phải-trái nhiều máu lên phổi

Chuyển gốc động mạch; Thân chung động mạch; Bệnh một tâm thất...

Tim bẩm sinh có luồng máu thơng từ trái sang phải (tim bẩm sinh khơng tím) - Thông liên thất; Thông liên nhĩ; Còn ống động mạch; Dị động mạch...

Loại khơng có luồng máu thơng

Tăng áp động mạch phổi nguyên phát; Hẹp động mạch phổi; Hẹp động mạch chủ

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>1.1.1.2. Tình hình mắc dị tật bẩm sinh tim </i>

Cho đến nay, tỷ lệ mắc DTBST trên toàn thế giới là 9 trên 1000 trẻ sơ sinh, với sự khác biệt đáng kể về mặt địa lý. Trong khi tỷ lệ hiện mắc khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng đang giảm ở nhiều nước các nước phát triển do sàng lọc thai nhi và chấm dứt thai kỳ. Tỷ lệ lưu hành chung trên quy mô toàn cầu đang gia tăng. Do sự phát triển về y tế, phẫu thuật và công nghệ trong những thập kỷ qua >90% những người mắc DTBST được sinh ra, hiện sống sót đến tuổi trưởng thành [59]. Theo một nghiên cứu, từ năm 1998 đến 2005 có 398. 140 ca sinh, trong đó có 3.240 trẻ sơ sinh mắc, với tỷ lệ chung là 81,4/10.000 ca sinh. DTBST phổ biến nhất là thông liên thất cơ, thông liên thất quanh màng và thông liên nhĩ thứ phát, với tỷ lệ hiện mắc lần lượt là 27,5, 10,6 và 10,3/10.000 ca sinh. Nhiều CHD thường gặp có liên quan đến tuổi của người mẹ nhất là các bà mẹ đã lớn tuổi và mang thai nhiều lần. Các dị tật bẩm sinh nặng và thường đi kèm gặp gồm hội chứng Down, dị tật bẩm sinh tim, dị tật ống thần kinh, với hơn 50% các dị tật bẩm sinh chưa rõ nguyên nhân [56].

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của nhiều tác giả tỉ lệ mắc DTBST từ 2% trong tổng số trẻ mới sinh (dao động từ 0,5-6%). Bệnh thường gặp là: thông liên thất, thơng liên nhĩ, cịn ống động mạch, tứ chứng Fallot...[31], [32].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

mạc, tăng áp động mạch phổi, huyết áp cao và tim không thể hoạt động bơm đủ máu có thể gây ra suy tim

<i>1.1.1.4. Chẩn đoán các dị tật bẩm sinh tim </i>

Để chẩn đốn có thể tiến hành các xét nghiệm sau đây [61]:

<i><b>* Siêu âm tim thai nhi: </b></i>

Siêu âm thời kỳ bào thai được thực hiện để xem hình ảnh của tim thai nhi và phát hiện khuyết tật tim trước khi sinh, từ đó tạo điều kiện cho một kế hoạch điều trị tốt hơn.

<i><b>* Siêu âm tim: siêu âm Doppler phát hiện hình ảnh của khuyết tật tim. </b></i>

Siêu âm tim cũng cho phép quan sát nhịp tim của trẻ và xác định bất thường trong cơ tim và van.

<i><b>* Đo oxy độ bão hòa oxy: </b></i>

Xét nghiệm này đo lượng oxy trong máu. Một cảm biến được đặt ở cuối ngón tay để ghi lại số lượng của oxy trong máu. Oxy trong máu thấp chỉ ra rằng đứa trẻ có vấn đề về tim.

<i><b>* Chụp MRI, CT tim: các xét nghiệm này được tiến hành khi cần thiết. * Thông tim: </b></i>

Trong xét nghiệm này, một ống mềm mỏng (ống thông) được đưa vào một mạch máu ở bẹn và dẫn về tim. Thơng tim đơi khi là cần thiết bởi vì nó cung cấp một cái nhìn chi tiết về các khuyết tật tim hơn là siêu âm tim.

<i>1.1.1.5. Điều trị các dị tật bẩm sinh tim ở trẻ em </i>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Phần lớn trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh nhẹ mà trên lâm sàng khơng có các triệu chứng sẽ khơng cần điều trị ngay cả khi trẻ đến tuổi đi học. Đối với những trẻ này chỉ cần theo dõi định kỳ hàng năm bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi là đủ [33].

<i><b>* Điều trị nội khoa bệnh tim bẩm sinh: </b></i>

Điều trị nội khoa bệnh tim bẩm sinh chủ yếu là điều trị và dự phòng các biến chứng do bệnh tim bẩm sinh gây ra. Điều trị nội khoa tuy không chữa lành bệnh tim bẩm sinh, nhưng sẽ cải thiện chất lượng sống của trẻ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho bước tiếp theo là chỉ định thông tim can thiệp hoặc phẫu thuật triệt để chữa khỏi bệnh [33], [61]:

- Điều trị suy tim.

- Điều trị tăng áp lực động mạch phổi. - Điều trị rối loạn nhịp.

- Điều trị kịp cơn tím thiếu oxy cấp. - Dự phòng thuyên tắc mạch não.

- Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

<i><b>* Điều trị bằng thông tim can thiệp: </b></i>

Nhiều tiến bộ trong điều trị các bệnh tim mạch trong những năm gần đây đã làm thay đổi hẳn quan điểm và tiên lượng trong điều trị bệnh tim mạch. Những thông tim can thiệp thường được sử dụng như [33], [61]:

- Xé vách liên nhĩ (Thủ thuật Rashkind) Thủ thuật này chỉ thực hiện có hiệu quả ở trẻ sơ sinh với mục đích làm cải thiện độ bão hịa oxy ở trong máu động mạch (đảo gốc động mạch đơn thuần) hoặc làm cân bằng áp lực 2 nhĩ (teo van 3 lá hoặc teo van 2 lá).

- Nong van tim bị hẹp: Chỉ định trong hẹp van động mạch phổi, hẹp van động mạch chủ bằng cách sử dụng bóng nong bơm căng tại lỗ van bị hẹp để làm giãn van lẫn vòng van. Kết quả thường rất tốt với hẹp van động mạch phổi, đối với động mạch chủ có thể thất bại do gây hở chủ nặng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Nong mạch máu bị hẹp: Chỉ định trong hẹp nhánh động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ. Để tránh tái hẹp sau nong người ta thường kết hợp đặt giá đỡ kim loại (stent).

- Đóng thơng liên nhĩ, thơng liên thất, còn ống động mạch bằng dụng cụ Amplatzer (dù) hoặc Coil qua đường ống thông.

<i><b>* Điều trị ngoại khoa bệnh tim bẩm sinh: </b></i>

- Phẫu thuật tim kín (phẫu thuật khơng sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể) [33], [61]. Có 2 loại phẫu thuật tạm thời để sửa chữa về mặt huyết động đó là:

+ Phẫu thuật cầu nối chủ-phổi + Thắt vòng động mạch phổi

- Phẫu thuật tim hở (phẫu thuật có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể) [61]. + Đối với tim bẩm sinh khơng tím có luồng thơng trái-phải

+ Đối với tim bẩm sinh có tím

- Phẫu thuât Mustard hoặc Senning [61].

<i><b>1.1.2. Các nội dung liên quan đến khả năng đáp ứng hoạt động khám, điều trị bệnh tại bệnh viện </b></i>

<i>1.1.2.1. Khả năng đáp ứng </i>

Khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe là tổng hợp các điều kiện, nguồn lực sẵn có của các cơ sở y tế tạo nên các dịch vụ y tế nhằm thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các cơ sở y tế bao gồm các yếu tố [9]:

- Nhân lực y tế (cán bộ y tế, nhân viên y tế) về cả số lượng và chất lượng. - Các điều kiện đảm bảo dịch vụ y tế (cơ sở vật chất, hạ tầng…).

- Trang thiết bị y tế (thuốc, hóa chất, dụng cụ…).

- Ngân sách y tế (bao gồm ngân sách của nhà nước, địa phương và nguồn ngân sách xã hội hóa…).

- Cơ chế, chính sách.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Trong định hướng chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Nhà nước ta xác định ngành Y tế cần phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, điều trị [9]: "Ứng dụng các kỹ thuật thích hợp có thể phổ cập ở các tuyến tỉnh, huyện, xã để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tăng cường chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng và tại gia đình", "Đổi mới cơng tác y tế để đáp ứng tốt CSSK nhân dân", "Cung ứng thuốc thiết yếu cho đối tượng chính sách, người nghèo".

<i>1.1.2.2. Khái niệm về khám chữa bệnh </i>

Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp được công nhận [25].

Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh [25].

Điều trị (tiếng Anh: Therapy, Treatment) là cố gắng khắc phục một vấn đề sức khỏe, thường là sau khi chẩn đoán. Trong lĩnh vực y tế, nó thường đồng nghĩa với liệu pháp hay chữa bệnh [21].

Tổ chức là làm những gì cần thiết để tiến hành một hành động nào đó nhằm có hiệu quả tốt nhất [21]. Các hoạt động ở đây chính là hoạt động khám bệnh, điều trị và bệnh nhi.

<b>1.2. Tình hình khám, điều trị bệnh nhi dị tật bẩm sinh tim trên thế giới và tại Việt Nam </b>

<i><b>1.2.1. Trên thế giới </b></i>

Trong khi ở các nước phát triển, chẩn đoán trước sinh hiện đang được sử dụng để phát hiện DTBST, thì ở các nước đang phát triển, chỉ một số ít trẻ mắc DTBST được phát hiện, sàng lọc trước sinh và rất ít trẻ được điều trị bằng phẫu thuật. Vì vậy, việc quản lý bệnh tim bẩm sinh ở các vùng đang phát triển khác nhau ở nhiều khía cạnh đáng kể và thách thức [47], [49].

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Một yếu tố góp phần chính là bệnh tim bẩm sinh thường khơng được các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển coi là ưu tiên phân bổ nguồn lực. Nhiều quốc gia như vậy và cả các cơ quan tài trợ quốc tế đã phải lo lắng về việc thiếu các chính sách kiểm sốt và điều trị CHD [46], [54].

Do đó, một số đặc điểm trong khám, điều trị và quản lí CHD ở các vùng đang phát triển bao gồm:

<i><b>* Chẩn đoán muộn: </b></i>

Theo một nghiên cứu, trên 534 bệnh nhi với độ tuổi trung bình khi được chẩn đốn là 4 tuổi và chỉ có 52,8% bệnh nhi được chẩn đoán dưới hai tuổi [49]. Độ tuổi để chẩn đoán CHD ở các nước đang phát triển thường được chẩn đốn muộn có thể dao động từ ngày đầu tiên của cuộc đời đến gần 80 tuổi [49], [57], [63]. Một số lý do của việc chẩn đoán muộn là:

+ Đi khám muộn: Do trình độ dân trí thấp cùng với việc thiếu nhận thức về các vấn đề sức khỏe nói chung, đặc biệt là về CHD.

+ Sự thiếu hiểu biết về CHD ngay cả trong nhân viên y tế: dẫn đến thường xuyên không chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai với điều trị sai và/hoặc tư vấn không phù hợp [54]. CHD thường bị cho là hiếm gặp hoặc rất khó xảy ra ở trẻ em, do đó chỉ số nghi ngờ của nhân viên y tế là rất thấp.

+ Chi phí khám chữa bệnh cao: với việc khơng có bảo hiểm y tế ở nhiều quốc gia, chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp và gián tiếp cho cả chi phí khám bệnh viện định kỳ (vận chuyển, thuốc men và mất giờ làm việc) và nhập viện nhiều lần thường dẫn đến chi phí điều trị cao cho các gia đình [46].

<i><b>* Tỷ lệ biến chứng cao: </b></i>

Do hậu quả của việc chẩn đốn muộn và khơng được điều trị cùng với tỷ lệ nhiễm trùng và thiếu hụt dinh dưỡng cao ở nhiều quốc gia đang phát triển, làm cho bệnh nhi mắc CHD thường nhiều biến chứng [49].

<i><b>* Thiếu hụt các nguồn lực: bao gồm tài chính, nhân sự, chun mơn, </b></i>

thiết bị và vật tư tiêu hao [52], [62].

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i><b>* Tử vong trước phẫu thuật hoặc tử vong sớm: Điều này làm nảy sinh </b></i>

thêm những vấn đề xã hội, ngoài gánh nặng thêm cho các tổ chức/gia đình, điều này cịn tạo ra các vấn đề tâm lý - xã hội trước mắt và sau này cho cha mẹ và gia đình của trẻ bị ảnh hưởng [49].

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy chẩn đoán CHD trước sinh làm cải thiện tỉ lệ tử vong và biến chứng của CHD [39], [40], [58]. Khám trước sinh, trong đó siêu âm tim thai trong chẩn đoán BTBS là biện pháp quan trọng góp phần tầm sốt toàn diện cho trẻ, điều này giúp cho việc chẩn đoán và điều trị sau sinh tốt hơn, qua đó làm giảm được bệnh tật, tử vong cũng như chi phí điều trị.

<b>Hình 1.1. Tỷ lệ các dị tật bẩm sinh tim được chẩn đoán trước sinh tại Bệnh viện nhi đồng Anh [13] </b>

Một nghiên cứu của Aleksander Kempny và cộng sự (2017) [44] trên các bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh tại Anh giai đoạn 1997-2015, có tổng 57.293 ca tiến hành phẫu thuật. Nhóm từ 0-4 tuổi là nhóm được phẫu thuật nhiều nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

với 23.935 ca chiếm tỉ lệ 41,8%.

<b>Bảng 1.2. Số bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật tại Anh giai đoạn từ 1997-2015 [44] </b>

<b>Tuổi phẫu thuật </b>

<b>Tỷ lệ (%) </b>

<i><b>1.2.2. Tại Việt Nam </b></i>

<i>1.2.2.1. Tổ chức hệ thống khám bệnh, điều trị bệnh nhi </i>

Đối với cơ sở y tế công lập, khoa nhi thường nằm trong bệnh viện đa khoa huyện (hoặc trung tâm y tế huyện) trở lên. Khoa nhi thuộc các bệnh viện tuyến huyện chỉ khám, chữa bệnh đối với các bệnh lí thơng thường. Đối với tuyến tỉnh, đa số khoa nhi có thể nằm trong bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viên sản - nhi tỉnh thực hiện được một số kỹ thuật chuyên sâu. Tuyến Trung ương, 19 trung tâm chăm sóc tim cho trẻ em đã được thành lập trong cả nước, nhưng chỉ có năm bệnh viện có cơ sở phẫu thuật tim cho trẻ sơ sinh, đặc biệt đối với các CHD phức tạp. Có thể kể đến như: Viện Nhi Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện Trung ương Huế (Huế), Bệnh viện Nhi đồng 1 (Thành phố Hồ Chí

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Minh), Bệnh viện Nhi đồng 2 (Thành phố Hồ Chí Minh) và Viện Tim (Thành phố Hồ Chí Minh) [53].

<i>1.2.2.2. Cơ chế khám chữa bệnh </i>

Theo niên giám thống kê y tế 83,5% dân số tham gia bảo hiểm y tế riêng trẻ em dưới 6 tuổi đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hưởng 100% khi khám chữa bệnh đúng tuyến. Đây là một trong những nét đặc trưng của hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. Nhờ chính sách này, theo đó hầu hết các ca phẫu thuật tim và can thiệp bằng ống thơng đều miễn phí tại các bệnh viện công lập [7], [53]. Tuy nhiên theo một nghiên cứu, thì số lượng bác sĩ nhi có chuyên khoa sâu về tim mạch thì chiếm số lượng rất ít, chỉ có tại các trung tâm lớn.

Do đó, những bệnh lí tim bẩm sinh nói riêng thường được khám bệnh, điều trị tại các bệnh viện nhi tuyến trung ương. Mặc dù khơng có dữ liệu chính xác từ tất cả các trung tâm này, nhưng trung bình có khoảng 5.000 bệnh nhi được phẫu thuật mỗi năm và số trường hợp được thực hiện ước tính cịn nhiều hơn nữa. Hầu hết tất cả các trung tâm được liệt kê ở trên có sự phát triển tốt trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trong đó đi đầu là các bệnh viện phía nam [53].

<i>1.2.2.3. Quy trình khám bệnh, điều trị và quản lí bệnh nhi nhi mắc dị tật bẩm sinh tim. </i>

Quy trình khám bệnh, điều trị bệnh nhi và bệnh nhi mắc dị tật bẩm sinh tim nói riêng dựa trên quy trình của Bộ Y tế Việt Nam:

<i><b>* Quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh của bệnh viện [4]: </b></i>

- Bước 1: Tiếp đón người bệnh.

- Bước 2: Khám lâm sàng và chẩn đoán

+ Khám lâm sàng, chẩn đoán và chỉ định điều trị

+ Khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán và chỉ định điều trị .

+ Khám lâm sàng, thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đốn bệnh và chỉ định điều trị .

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

+ Khám lâm sàng, thực hiện kỹ thuật thăm dị chức năng, chẩn đốn bệnh và chỉ định điều trị .

+ Các trường hợp thực hiện khám lâm sàng và có chỉ định làm 1, 2 hoặc 3 kỹ thuật cận lâm sàng phối hợp (xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, thăm dị chức năng), thực hiện kỹ thuật hoặc chuyển khám chuyên khoa.

- Bước 3: Thanh tốn viện phí . - Bước 4: Phát và lĩnh thuốc.

Trên cơ sở các bước như trên các bệnh viện sẽ chi tiết, cụ thể hóa hơn từng nội dung phù hợp với điều kiện thực tế.

<i><b>* Quy trình tiếp nhận và quản lí bệnh nhi điều trị nội trú tại bệnh viện: </b></i>

Trên cơ sở của Luật Khám chữa bệnh, Luật BHYT các bệnh viện đưa nội quy và quy chế thực hiện bao hàm những bước cơ bản như sau [25], [26]:

- Bước 1: Tiếp đón người bệnh, tạo bệnh án nội trú (cấp số vào viện), cấp giường cho bệnh nhi.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hương và Vũ Minh Phúc (2010), Khảo sát 517 trẻ sơ sinh bị TBS tại khoa Sơ Sinh bệnh viện Nhi Đồng I từ 01-

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

01-2009 đến 31-08-2009, kết quả như sau: tỉ lệ TBS trong tổng số trẻ sơ sinh nhập khoa là 11,2%, trong đó 83,4% là tim bẩm sinh khơng tím. Tỉ lệ nam:nữ là 1,68:1, phần lớn đến từ các tỉnh (75,7%), thời điểm phát hiện bệnh thường gặp từ 0-6 ngày tuổi. Tuổi cha, mẹ tập trung chủ yếu từ 19-35 tuổi 91,6%. 59,6% bà mẹ mắc bệnh trong lúc mang thai và 59,9% bà mẹ dùng thuốc trong thai kỳ, trong đó 29,8% là Acetaminophen và Decolgen (8,3%); 2,32% cha và 1,54% mẹ có bằng chứng tiếp xúc hóa chất thường xuyên. Các dị tật bẩm sinh ngoài tim kèm theo thường gặp: 20,1% dị tật bẩm sinh hệ tiêu hóa, 12,96% đa dị tật, 6,96% hội chứng Down. Các bệnh lý kèm theo BST hay gặp là: nhiễm trùng huyết (46,22%), viêm phổi (42,36%), vàng da (23,79%), bệnh màng trong (14,31%). Tật TBS chủ yếu là thông liên nhĩ, cịn ống động mạch (nhóm TBS khơng tím) và chuyển vị đại động mạch, hẹp động mạch phổi, thất phải 2 đường ra (nhóm TBS tím). Tỉ lệ tử vong trong lơ nghiên cứu là 12,4%, trong đó nhóm TBS tím có tỉ lệ tử vong (57,8%) cao hơn hẳn nhóm TBS khơng tím (42,2%) [15].

Theo một nghiên cứu của Trương Bích Thủy và cộng sự năm 2014 tại Bệnh viện Khoa nhi Bệnh viện đa khoa Kiên Giang cho thấy, từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 10 năm 2011, có 543 trẻ em mắc bệnh CHD từ 1 tháng tuổi đến 15 tuổi. Tỷ lệ nam: nữ là 1,04:1. 60% trong số đó dưới 36 tháng; 17,3% trường hợp có kèm theo ít nhất một dị tật khác. Trong đó, 8,1% trường hợp mắc hội chứng Down. Hầu hết (87,7%) trường hợp có mẹ trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Tỷ lệ ho kéo dài và thở khò khè là 55%. Tỷ lệ viêm phổi là 54,5%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là tiếng tim bất thường (87%). CHD khơng tím chiếm 82,5%. Trong đó 74% trường hợp là có shunt từ trái sang phải. Tỷ lệ thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch và tứ chứng Fallot lần lượt là 39,6%, 13,6%, 13,4% và 9,9%. [30].

Một nghiên cứu khác của Vũ Minh Phúc và cộng sự (2015), tại khoa Tim mạch của BV Nhi đồng 1, có 90 bệnh nhi có bất thường tĩnh mạch phổi về

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

tim được phẫu thuật từ năm 2009 đến năm 2013 với tuổi trung bình là 5,5 tháng (0–35 tháng), là độ tuổi muộn hơn nhiều (tính đến thời điểm bệnh có liên quan) khi so sánh với dữ liệu từ các trang web khác [43] trong đó tuổi trung bình là 1,7 tháng [53]. TBS được phân loại tùy thuộc vào độ phức tạp của nó như [53]:

<b>Hình 1.2. Dữ liệu về DTBST đơn giản tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ năm 2008 đến năm 2013 [53] </b>

Theo nghiên cứu của Lê Ngọc Xuân và Nguyễn Thị Bích Liên năm 2019 tại Bệnh viện Nhi Trung ương về mơ hình bệnh tật của bệnh nhi, trên 398.148 bệnh nhi dưới 18 tuổi được đưa vào nghiên cứu với 82,4% là trẻ từ 1 tháng – dưới 5 tuổi (p < 0,01); trẻ trai (64,1%) nhiều hơn trẻ gái (p < 0,05). Gần một nửa (48,7%) bệnh nhi đến từ Hà Nội. 19,8% bệnh nhi vào viện cấp cứu. Thời gian nằm viện trung bình là 7,69 ngày, cao nhất ở trẻ tuổi sơ sinh (9,86 ngày) và thấp nhất ở trẻ 1 - < 5 tuổi (6,44 Ngày) (p>0,05). Tỷ lệ tử vong và nặng xin về chiếm 2,08%, trong đó dị tật bẩm sinh (15,38%) đứng thứ 2 về khả năng tử vong [20].

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng tổ chức hoạt động khám, điều trị tại bệnh viện </b>

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng tổ chức hoạt động khám trên cơ sở điều kiện hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh trong Luật khám chữa bệnh có thể phân thành nhóm yếu tố như sau [27]:

- Nhóm yếu tố về hệ thống tổ chức, quản lí, điều hành của bệnh viên. - Nhân lực và trình độ chuyên mơn của bệnh viện.

- Nhóm yếu tố thuộc về cở sở vật chất, thuốc và trang thiết bị. - Nhóm yếu tố về nguồn tài chính.

<i><b>1.3.1. Một số yếu tố về hệ thống tổ chức, quản lí, điều hành bệnh viện </b></i>

Bệnh viện là cấu phần quan trọng của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế hay bệnh viện là một thành tố trong hệ thống y tế Việt Nam. Mỗi bệnh viện sẽ có hệ thống tổ chức, quản lí, điều hành riêng mang tính đặc thù của đơn vị mình nhưng ln chịu của hệ thống y tế, chịu sự quản lí, điều hành, điều chỉnh từ hệ thống chính sách và pháp luật [27].

Trong 83 tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của bệnh viện nói chung và chất lượng khám, điều trị nói riêng thì có rất nhiều tiêu chí liên quan đến hệ thống tổ chức, quản lí, điều hành [6]. Các nội dung liên quan của nhóm yếu tố này tác động đến khả năng đáp ứng hoạt động khám chữa bệnh: Cơ cấu tổ chức bệnh viện; hệ thống văn bản quy định chức năng nhiệm vụ của phòng ban, cơ quan chức năng; các quy định về chế độ bệnh viện, chế độ chun mơn, quy trình khám chữa bệnh, hướng dẫn điều trị…

Hiện nay, khám chữa bệnh thực hiện theo quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, các bệnh nhi nhi khoa theo mức độ bệnh sẽ được khám bệnh và điều trị theo trình tự từng tuyến từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh và đến tuyến trung ương (theo nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu). Sau khi bệnh nhi được chẩn đoán xác định là CHD, các lần thăm khám tiếp theo được thực hiện theo trình tự từng bước, bệnh nhi được chuyển từ bệnh viện huyện đến bệnh viện tỉnh và

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

sau đó đến bệnh viện tuyến trung ương [5], [26]. Bệnh nhi nhi sẽ được chuyển đến một trong năm trung tâm chuyên khoa được liệt kê ở trên để điều trị. Đây là một số ít trẻ em may mắn được hưởng lợi từ việc phát hiện CHD kịp thời, nhưng vẫn có thể có nhiều trẻ khác tử vong do CHD không được phát hiện [53]. Theo nghiên cứu Võ Phương Khanh và cộng sự (2008), bệnh nhi đến khám tại BV Nhi Đồng 2 mỗi năm tăng khoảng 15%. Trong thời gian ba năm từ 2005 đến 2007, bệnh ngoại trú và bệnh nội trú vẫn tiếp tục tăng lên. Với bệnh ngoại trú, mỗi năm tăng khoảng 15%. Bệnh nội trú mỗi năm tăng khoảng gần 10% [16]. Đồng thời, các tác giả cũng đề cập đến một số hạn chế liên quan đến cơ chế hoạt động BHYT.

<i><b>1.3.2. Một số yếu tố về nhân lực và trình độ chuyên môn </b></i>

Theo nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng 2, nhờ vào việc tăng cường chất lượng khám bệnh tại Khoa Khám Bệnh, tỷ lệ nhập viện ngày càng giảm, trong năm 2007 tỷ lệ nhập viện là 6,5% [16]. Cũng theo nghiên cứu của tác giả trên số lượng tử vong và bệnh nặng xin về mỗi năm khoảng 250 trường hợp, số trường hợp là nam giới chiếm từ 55,9%-62,1%,

Theo nghiên cứu này mơ hình bệnh tử vong tại BV Nhi Đồng 2 tốt hơn mơ hình tử vong tại các nước đang phát triển (Bệnh chu sinh; Bệnh nhiễm khuẩn; Bệnh hơ hấp) do có nhiều nổ lực để nâng cao trình độ chun mơn nên số lượng tử vong giảm, cịn lại hai nhóm bệnh tử vong cịn cao là bệnh bẩm sinh và bệnh chu sinh là các bệnh địi hỏi chun mơn cao hơn nữa [16]. Cho thấy tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực. Và đặc biệt là đối với bệnh nhi mắc DTBST thì càng thấy rõ ảnh hưởng của nhân viên y tế có trình độ chun mơn cao.

Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, việc khám chữa bệnh và quản lí điều trị bệnh nhi DTBST tại bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn do một phần thiếu nhân lực y tế nhất là các bác sĩ có trình độ chun mơn sâu: Thiếu nguồn nhân lực như: y tá (ICU tim mạch, hoặc khoa tim mạch); kỹ thuật viên; bác sĩ

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

gây mê tim; chuyên gia hình ảnh tim; bác sĩ tim mạch nhi (BV có khoảng 50 người) và bác sĩ phẫu thuật tim nhi (khoảng 20 người và ở một số trung tâm bác sĩ phẫu thuật CHD ở người lớn) [53]. Những thách thức cụ thể trong quản lý điều trị CHD là chẩn đoán muộn, cơ sở hạ tầng, nhân sự không đầy đủ và nguồn cung cấp thuốc không đầy đủ. Trong 5 năm gần đây, tình hình đã được cải thiện rất nhiều [53].

Một nghiên cứu của Dominique Vervoort và cộng sự cho thấy sự khác biệt bác sĩ phẫu thuật tim mạch giữa các quốc gia: 1,64 (0-181,82) bác sĩ phẫu thuật tim người lớn và 0,52 (0-25,97) bác sĩ phẫu thuật tim trẻ em trên một triệu dân trên toàn cầu. Sự chênh lệch lớn tồn tại giữa khu vực, dao động từ 0,12 bác sĩ phẫu thuật tim người lớn và 0,08 bác sĩ phẫu thuật tim trẻ em trên một triệu dân (châu Phi cận Sahara) đến 11,12 bác sĩ phẫu thuật tim người lớn và 2,08 bác sĩ phẫu thuật tim nhi (Bắc Mỹ) [60].

<b>Hình 1.3. Số bác sĩ phẫu thuật tim nhi trên một triệu dân đã đăng ký với Cardiothoracic Surgery Network vào tháng 8 năm 2017 </b>

Nguồn *: Cardiothoracic Surgery Network [60]

Thành lập các trung tâm điều trị: Đây là lựa chọn thách thức nhất vì cần phải đầu tư rất lớn - về công nghệ, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là đào tạo nhân sự (bác sĩ tim mạch, bác sĩ phẫu thuật, nhân viên chăm sóc đặc biệt và các chuyên gia tim mạch khác). Một số quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

lập các trung tâm phẫu thuật tim lớn cho quốc gia hoặc khu vực của họ nhằm cố gắng tập trung hiệu quả các nguồn lực hiếm có sẵn. Các trung tâm này cung cấp hỗ trợ lâm sàng, giáo dục, nghiên cứu và hành chính cho các trung tâm tim mạch địa phương trong khu vực [49], [52], [60], [62].

<i><b>1.3.3. Cơ sở vật chất hạ tầng, thuốc và trang thiết bị </b></i>

Theo nghiên cứu trên, việc quản lý điều trị DTBST tại bệnh viện Nhi đồng 1 gặp nhiều khó khăn như [53]:

- Trang thiết bị cịn thiếu thốn, khơng đủ xe cứu thương để chuyển bệnh nhi, 2 bệnh viện có ECMO, 4 bệnh viện có Nitric Oxide; các bệnh viện thiếu máy siêu âm, máy thở, máy theo dõi, máy bơm truyền tĩnh mạch, giường chuyên dụng ở hồi sức sơ sinh và thuốc để giữ ống động mạch như PGE1.

- Dụng cụ chuyên dụng cho Can thiệp chuyên biệt cho DTBST rất ít sẵn có như: Cắt lỗ thơng liên nhĩ bằng bong bóng (BAS) và đặt stent cịn ống động mạch (PDA) (có ở 4 bệnh viện), phẫu thuật tim khẩn cấp cho trẻ sơ sinh (ở 5 bệnh viện), phẫu thuật tim cho trẻ CHD tím tái phức tạp (ở 5 bệnh viện), quy trình Norwood cho HLHS (chỉ ở một bệnh viện duy nhất). Cơ sở vật chất đầy đủ để theo dõi BN TBS sau phẫu thuật khơng có ở nhiều bệnh viện [53].

Các bệnh nhi được can thiệp phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 với kinh phí bao gồm từ bảo hiểm y tế và sự hỗ trợ của các mạnh thường quân; trong đó, trẻ dưới 6 tuổi được hỗ trợ 100% các trang thiết bị và thuốc men trong danh mục BHYT, trẻ trên 6 tuổi được hỗ trợ 80% các trang thiết bị và thuốc men trong danh mục BHYT [2].

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, chịu trách nhiệm cho 17,5 triệu ca tử vong mỗi năm (trong đó có bệnh tim bẩm sinh), trong đó 80% xảy ra ở nước có thu nhập thấp và trung bình. Khoảng 75% dân số thế giới không được tiếp cận với máy trợ tim phẫu thuật khi cần thiết vì thiếu cơ sở hạ tầng, nhân lực và bảo hiểm tài chính [60].

<i><b>1.3.4. Nhóm yếu tố về nguồn tài chính </b></i>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Theo một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, Trong số 108 cơ sở chăm sóc cấp tính của Bang New York có dữ liệu, có mối quan hệ rõ ràng giữa hiệu quả tài chính của bệnh viện và điểm hiệu suất/chất lượng/an toàn của bệnh viện (hệ số tương quan chuẩn hóa 0,34, p<0,001). Có sự liên quan giữa tài chính với việc tái nhập viện sau 30 ngày với bệnh suy tim sung huyết, tái nhập viện sau 30 ngày đối với bệnh viêm phổi và giảm tỷ lệ tử vong trong 30 ngày đối với nhồi máu cơ tim cấp tính.

<b>1.4. Khái quát về địa điểm nghiên cứu </b>

<i><b>1.4.1. Một số nét khái quát về Bệnh viện Nhi đồng 2 </b></i>

Bệnh viện Nhi đồng 2 là một bệnh viện chuyên khoa Nhi hạng I trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, là 1 trong 4 bệnh viện nhi chất lượng hàng đầu Việt Nam, là địa chỉ khám chữa bệnh cho trẻ em tin cậy tại khu vực phía Nam [1].

Hiện tại, bệnh viện Nhi đồng 2 được giao chỉ tiêu 1.400 giường bệnh (số gường thực tế là gần 2.000 giường). Cơ cấu tổ chức của bệnh viện gồm Ban giám đốc có 4 thành viên (Giám đốc phụ trách chung, 3 Phó Giám đốc: 1 phụ trách khối Ngoại khoa, 1 phụ trách khối Nội khoa và 1 phụ trách công tác Tổ chức cán bộ, hành chính quản trị); 10 phịng chức năng bao gồm: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch tổng hợp, Quản lý chất lượng, Điều dưỡng, Tài chính kế toán, Chỉ đạo tuyến, Vật tư trang thiết bị y tế, Hành chính quản trị, Cơng nghệ thơng tin, và Công tác xã hội; 38 khoa bao gồm 30 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng và hỗ trợ. Bệnh viện được trang bị cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ nhân viên y tế có chun mơn cao và giàu kinh nghiệm, y đức. Ngày 4/10/1998, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thực hiện thành cơng phẫu thuật tách dính ca song sinh dính nhau Việt - Đức, là ca phẫu thuật lịch sử của ngành y tế Việt nam, gây tiếng vang trên thế giới, được ghi vào sách kỷ lục Guinness thế giới vào năm 2001, và đến nay đã thực hiện phẫu thuật tách dính thành cơng 5 cặp ca song sinh dính nhau. Từ năm 2004, bệnh viện triển khai thực hiện phẫu thuật

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

ghép thận và ghép gan, tính đến nay bệnh viện đã tiến hành ghép gần 30 ca ghép gan và ghép thận; đồng thời triển khai thực hiện ghép tế bào gốc cho 6 bệnh nhân ung thư u nguyên bào gan từ năm 2020. Từ năm 2010, bệnh viện triển khai phẫu thuật tim hở và thông tim can thiệp cho trẻ em. Đến nay, bệnh viện Nhi đồng 2 là nơi duy nhất của phía Nam thực hiện phẫu thuật chấn thương sọ não và bệnh lý ngoại thần kinh cho bệnh nhi như u não, phẫu thuật động kinh kháng trị. Trung bình hằng năm bệnh viện tiếp nhận khám, chữa bệnh cho trên 1,5 triệu lượt bệnh nhi, trong đó có trên 7.500 lượt bệnh nhi DTBST, mỗi năm phẫu thuật cho hàng chục nghìn bệnh nhi trong đó có trên 250 bệnh nhi DTBST. Trong năm 2011, bệnh viện Nhi đồng 2 được Bộ Y tế công nhận là cơ sở đào tạo về Nhi khoa của Bộ và cấp mã số đào tạo. Hàng năm áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật y học của Thế giới vào trong chẩn đốn, điều trị và có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp thành phố và cấp cơ sở; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước, đăng nhiều bài báo trên các tạp chí y khoa trong nước và Quốc tế. Ngoài ra, Bệnh viện Nhi đồng 2 cịn được Bộ Y tế phân cơng thực hiện công tác chỉ đạo tuyến cho các tỉnh/thành khu vực Đông Nam bộ, các Tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên (từ Đà nẵng trở vào).

<i><b>1.4.2. Quy trình khám bệnh điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 </b></i>

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình quản lý điều trị các dị tật bẩm sinh tim. Dựa trên các văn bản hướng dẫn chun mơn và quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 cùng các Bệnh viện chuyên khoa Nhi trên cả nước, chúng tơi tổng hợp quy trình chung đối với khám bệnh, điều trị và quản lý điều trị các dị tật bẩm sinh tim như sau [27], [32]:

- Khám và chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh:

Bệnh nhi đến khám bệnh tại khoa Khám bệnh của Bệnh viện Nhi Đồng 2 theo Quy trình của Khoa khám bệnh, bao gồm: đăng ký tại khu nhận bệnh, sau đó bệnh nhi đăng ký khám Tim mạch hoặc tại phòng khám Chất lượng cao,

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

khám chuyên khoa Tim mạch.

Tại Phòng khám Tim mạch: Bệnh nhi được khám và chỉ định các xét nghiệm theo nhóm bệnh.

Nếu phát hiện bệnh nhi có vấn đề Tim mạch bệnh nhi sẽ được tư vấn, hướng dẫn theo Quy trình quản lý bệnh nhi phẫu thuật tim hở; các vấn đề tim mạch khác sẽ được tư vấn, theo dõi và điều trị tại phòng khám.

- Điều trị và theo dõi điều trị các dị tật bẩm sinh tim:

Bệnh nhi tim bẩm sinh được chia thành 2 nhóm: cần can thiệp và chưa cần can thiệp. Đối với nhóm bệnh cần can thiệp sẽ được chia thành 2 nhóm là can thiệp bằng thơng tim hay phẫu thuật tim.

Tất cả các bệnh nhi phát hiện bệnh tim bẩm sinh sẽ được quản lý theo Quy trình quản lý bệnh nhi phẫu thuật tim hở

Sau khi phát hiện bệnh tim bẩm sinh tại phòng khám, bệnh nhi được làm hồ sơ hội chẩn nội khoa (hội chẩn bác sĩ Trưởng khoa): nếu có chỉ định phẫu thuật sẽ được hội chẩn với phẫu thuật viên; nếu chưa có chỉ định phẫu thuật, sẽ tiếp tục theo dõi và tái khám định kỳ.

Nhóm bệnh nhi có chỉ định phẫu thuật và bệnh phức tạp sẽ được hội chẩn liên viện với Viện Tim (hàng tuần vào sáng thứ 3) và ekip tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 2 (phẫu thuật viên, hồi sức, gây mê, nội tim mạch).

Nhóm bệnh nhi có chỉ định phẫu thuật và bệnh đơn giản sẽ được hội chẩn ekip tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 2 để xếp lịch phẫu thuật.

- Phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh:

Tất cả các bệnh nhi tim bẩm sinh (bao gồm có chỉ định phẫu thuật hay chưa có chỉ định phẫu thuật) đều được theo dõi, điều trị theo Phác đồ của Bệnh viện, cũng như theo Hướng dẫn điều trị thế giới.

Phẫu thuật viên Bệnh viện được đào tạo từ Viện tim TPHCM, Ireland và Pháp. Phương pháp phẫu thuật được truyền thụ từ các bác sĩ có kinh nghiệm của các đơn vị hỗ trợ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu </b>

<b>Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu</b>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>CHƯƠNG 2 </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu </b>

<i><b>2.1.1. Đối tượng, chất liệu nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: </b></i>

- Bệnh nhi mắc DTBST đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM từ ngày 01/01/2018 - 31/12/2022, được thống kê trong các báo cáo thống kê hằng năm của bệnh viện, bao gồm:

+ Bệnh nhi điều trị nội trú tại các khoa thuộc bệnh viện + Bệnh nhi được kê đơn điều trị ngoại trú.

- Nguồn nhân lực, trang thiết bị y tế của bệnh viện Nhi đồng 2 được thống kê vào thời điểm 31/12/2022.

<i><b>* Chất liệu nghiên cứu: </b></i>

- Các văn bản, quy định, quy trình, kế hoạch…liên quan đến hoạt động khám, điều trị cho bệnh nhi DTBST tại bệnh viện Nhi đồng 2.

- Các báo cáo thống kê về công tác thu dung điều trị của bệnh viện Nhi đồng 2, từ năm 2018 - 2022.

- Các báo cáo thống kê về nhân lực y tế, trang thiết bị y tế của bệnh viện Nhi đồng 2 vào thời điểm 31/12/2022.

Là các báo cáo thống kê, phần mền hồ sơ bệnh án chính thức hằng năm của Bệnh viện Nhi đồng 2.

<i><b>2.1.2. Thời gian nghiên cứu </b></i>

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2022 đến tháng 11/2023.

- Tháng 12/2022 - 01/2023: Xây dựng đề cương, bộ công cụ nghiên cứu - Tháng 3 - 8/2023: thu thập, xử lý phân tích số liệu, viết luận văn - Tháng 9 - 11/2023: thông qua cán bộ hướng dẫn, bảo vệ luận văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><b>2.1.3. Địa điểm nghiên cứu </b></i>

Bệnh viện Nhi đồng 2 tọa lạc tại địa chỉ 14 đường Lý Tự Trọng, phường Bến nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

<b>Hình 2.1. Bản đồ Hành chính Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh </b>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>2.2.1. Thiết kế nghiên cứu </b></i>

Thiết kế nghiên cứu của đề tài là: Mô tả hồi cứu

<i><b>2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu </b></i>

- Toàn bộ bệnh nhi mắc DTBST đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 2, từ 01/01/2018 - 31/12/2022. Được ghi nhận trong các báo cáo thống kê về công tác thu dung điều trị của bệnh viện Nhi đồng 2, từ năm 2018 - 2022.

- Toàn bộ nguồn nhân lực, trang thiết bị y tế của bệnh viện Nhi đồng 2 được thống kê vào thời điểm 31/12/2022. Được ghi nhận trong các báo cáo thống kê năm 2022 của bệnh viện.

<i><b>2.2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu </b></i>

<b>Bảng 2.1. Bảng biến số, chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu </b>

<i><b>* Nhu cầu khám và điều trị của bệnh nhi DTBST: </b></i>

Bệnh nhi DTBST

Số lượng, tỷ lệ bệnh nhi DTBST so với tổng số KCB

SL bệnh nhi DTBST/Tổng số KCB

Phương thức điều trị

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST theo phương thức điều trị

SL bệnh nhi DTBST ĐT nội trú (ngoại trú)/Tổng số bệnh nhi DTBST

Tuổi khi được chẩn đốn DTBST

Tuổi trung bình của bệnh nhi khi được chẩn đoán DTBST

TS tuổi (năm) của bệnh nhi DTBST/TS bệnh nhi DTBST Điều trị nội

trú theo giới tính

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo giới tính

SL bệnh nhi DTBST nam (nữ) ĐT nội trú/TS bệnh nhi DTBST ĐT nội trú

Điều trị nội trú theo nơi cư

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo nơi cư trú

SL bệnh nhi DTBST cư trú tại TP.HCM (tình thành khác) ĐT

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

trú nội trú/TS bệnh nhi DTBST ĐT nội trú

NB chuyến đến có chẩn đốn đúng

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST được BV tuyến dưới chuyển lên có chẩn đoán đúng.

SL bệnh nhi DTBST chuyển đến từ BV tuyến dưới có chẩn đốn đúng/TS bệnh nhi DTBST do BV tuyến dưới chuyển đến

Điều trị nội trú theo nhóm tuổi

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo nhóm tuổi

SL bệnh nhi DTBST điều trị nội trú từng nhóm tuổi/TS bệnh nhi ĐT nội trú

Điều trị nội trú theo tình trạng bệnh

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo tình trạng bệnh

SL bệnh nhi DTBST ĐT nội trú cấp cứu (thông thường)/TS bệnh nhi DTBST ĐT nội trú Điều trị nội

trú theo số ngày nằm ĐT

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo số ngày nằm điều trị trung bình

SL bệnh nhi DTBST ĐT nội trú từng nhóm ngày nằm điều trị/TS bệnh nhi DTBST ĐT nội trú

Ngày điều trị trung bình

Ngày điều trị TB của bệnh nhi DTBST đối với 1 lượt ĐT nội trú

TS ngày ĐT của bệnh nhi DTBST/TS lượt ĐT nội trú của bệnh nhi DTBST.

Lượt điều trị nội trú theo cơ cấu bệnh

Tỷ lệ lượt bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo cơ cấu bệnh

SL bệnh nhi DTBST từng nhóm bệnh/TS lượt bệnh nhi DTBST ĐT nội trú.

Lượt điều trị nội trú theo ICD-10

Tỷ lệ lượt bệnh nhi DTBST điều trị nội trú theo ICD-10

SL lượt bệnh nhi DTBST ĐT nội trú theo từng nhóm bệnh ICD-10/TS lượt bệnh nhi DTBST ĐT nội trú.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Người bệnh được mổ

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST được mổ hằng năm so với số đăng ký mổ.

SL bệnh nhi DTBST được mổ hằng năm/TS bệnh nhi DTBST đăng ký mổ trong năm

Kết quả điều trị nội trú

Tỷ lệ lượt bệnh nhi DTBST theo kết quả điều trị nội trú

SL lượt bệnh nhi DTBST theo từng nhóm kết quả ĐT nội trú/TS lượt bệnh nhi DTBST ĐT nội trú.

NB điều trị ngoại trú theo giới tính

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST điều trị ngoại trú theo giới tính

SL bệnh nhi DTBST điều trị ngoại trú nam (nữ)/TS bệnh nhi DTBST ĐT ngoại trú. NB điều trị

ngoại trú theo nơi cư trú

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST điều trị ngoại trú theo nơi cư trú

SL bệnh nhi DTBST điều trị ngoại trú cư trú tại TP.HCM (tỉnh thành khác)/TS bệnh nhi DTBST ĐT ngoại trú.

NB điều trị ngoại trú theo nhóm tuổi

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST điều trị ngoại trú theo nhóm tuổi

SL bệnh nhi DTBST ĐT ngoại trú từng nhóm tuổi/TS bệnh nhi DTBST ĐT ngoại trú. NB điều trị

ngoại trú theo cơ cấu bệnh

Tỷ lệ bệnh nhi DTBST điều trị ngoại trú theo cơ cấu bệnh

SL bệnh nhi DTBST ĐT ngoại trú theo từng nhóm bệnh/TS bệnh nhi DTBST ĐT ngoại trú.

<i><b>* Khả năng đáp ứng về nguồn lực, tổ chức và hoạt động khám, điều trị: </b></i>

NVYT theo, chức danh, trình độ CM

Tỷ lệ NVYT theo từng nhóm chức danh và theo trình độ chun mơn

SL NVYT theo từng nhóm chức danh (nhóm trình độ CM)/TS NVYT của BV (NVYT của nhóm chức danh), các nhóm chức danh chun mơn gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

- Bác sỹ

- Điều dưỡng viên - Kỹ thuật viên - Dược sỹ

- Thành phần chuyên môn khác.

Số lượng BS, ĐDV

Tỷ số BS/ĐDV của bệnh viện SL BS của bệnh viện/ĐDV của bệnh viện

Số lượng BS, ĐDV, KTV

Tỷ số BS/ĐDV+KTV của bệnh viện

SL BS của bệnh viện/ ĐDV+ KTV của bệnh viện

Số lượng BS, ĐDV các khoa LS

Tỷ số BS/ĐDV của các khoa lâm sàng có tham gia KCB cho bệnh nhi DTBST

SL BS của từng khoa/ĐDV của từng khoa

Số lượng BS, ĐDV của các buồng khám

Tỷ số BS/ĐDV của các buồng khám DTBST thuốc khoa Khám bệnh

SL BS của từng buồng khám/ĐDV của từng buồng khám

Số lượng BS,

khoa CLS

Tỷ số BS/ĐDV của các khoa cận lâm sàng có tham gia KCB cho bệnh nhi DTBST

SL BS của từng khoa/ĐDV của từng khoa

NVYT của các phòng chức năng

SL NVYT một số phòng chức năng có liên quan đến KCB cho bệnh nhi DTBST

SL NVYT theo từng chức danh chuyên môn

Trang thiết bị y tế

SL, chất lượng TTBYT của bệnh viện phục vụ KCB

SL, chất lượng TTBYT theo từng nhóm chức năng, gồm: - Hệ thống máy X quang, máy siêu âm

- Hệ thống máy xét nghiệm

Thư viện ĐH Thăng Long

</div>

×