Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.67 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN </b>

<b>NGUYỄN TUẤN DOANH </b>

<b>CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC </b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC </b>

<i><b>Mã số: 9 34 04 04 </b></i>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC </b>

<i><b>Người hướng dẫn khoa học: </b></i>

<b>TS. Bùi Tơn Hiến </b>

<b>PGS.TS. Hồng Văn Hoan </b>

<b>HÀ NỘI, 2020 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LỜI CAM ĐOAN

<i>Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận án là do tơi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. </i>

<b>Nghiên cứu sinh </b>

<b>Nguyễn Tuấn Doanh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐH Cơng đồn, Khoa sau đại học, Khoa quản trị nhân lực và các thầy, cô giáo đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận án.

Cuối cùng, Tơi xin chân thành cảm ơn các nhà quản lý ở các doanh nghiệp đã dành thời gian trả lời bảng hỏi và phỏng vấn sâu để giúp tác giả có đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho luận án.

<b>Nghiên cứu sinh </b>

<b> Nguyễn Tuấn Doanh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ... 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ... 3

3. Câu hỏi nghiên cứu ... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 4

5. Phương pháp nghiên cứu ... 4

6. Kết cấu của Luận án ... 8

7. Đóng góp mới của Luận án ... 8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP ... 10

1.1. Tài liệu nước ngoài ... 10

1.1.1. Quan điểm về tiền lương ... 10

1.1.2. Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp ... 11

1.2. Tài liệu trong nước ... 18

1.2.1. Quan điểm về tiền lương ... 18

1.2.2. Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp ... 19

1.3. Khoảng trống nghiên cứu ... 24

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP ... 26

2.1. Một số khái niệm cơ bản ... 26

2.1.1. Các khái niệm về tiền lương, thù lao, thu nhập ... 26

2.1.2. Chính sách và chính sách tiền lương trong doanh nghiệp ... 31

2.1.3. Doanh nghiệp có vốn nhà nước và quản lý nhà nước về tiền lương ... 32

2.2. Nội dung chính sách tiền lương trong doanh nghiệp ... 37

2.2.1. Hình thành quỹ tiền lương ... 37

2.2.2. Chính sách trả lương ... 42

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2.3. Yêu cầu của chính sách tiền lương trong doanh nghiệp có vốn nhà

nước ... 54

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương trong doanh nghiệp ... 56

2.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ... 58

2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ... 60

2.4. Tiểu kết chương 2 ... 66

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN NHÀ NƯỚC ... 67

3.1. Q trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ... 67

3.2. Tổng quan chính sách quản lý tiền lương của nhà nước đối với doanh nghiệp ... 72

3.2.1. Chính sách tiền lương tối thiểu ... 72

3.2.2. Chính sách quản lý chi phí tiền lương và trả lương đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước ... 74

3.3. Phân tích thực trạng chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước ... 77

3.3.1. Xác định quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước ... 77

3.3.2. Chính sách trả lương trong doanh nghiệp có vốn nhà nước ... 94

3.4. Phân tích các nhân tố tác động đến chính sách tiền lương trong doanh nghiệp có vốn nhà nước ... 110

3.4.1. Xác định mục tiêu chính sách tiền lương ... 110

3.4.2. Năng suất lao động ... 112

3.4.3. Chính sách quản lý tiền lương của nhà nước ... 114

3.4.4. Sự phát triển thị trường lao động ... 117

3.4.5. Vai trò của cơng đồn trong xây dựng chính sách tiền lương .... 119

3.5. Đánh giá chung về thực trạng chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước ... 120

3.5.1. Những mặt tích cực ... 121

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân: ... 122

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.6. Tiểu kết chương 3 ... 124

CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC 1264.1. Định hướng đổi mới chính sách tiền lương của nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước ... 126

4.1.1. Định hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước ... 126

4.1.2. Mục tiêu cải cách chính sách tiền lương của nhà nước đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước ... 127

4.2. Quan điểm về chính sách tiền lương trong doanh nghiệp có vốn nhà nước ... 128

4.3. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước ... 129

4.3.1. Chính sách trả lương phải theo cách tiếp cận tiền lương là chi phí cần thiết trả cho việc sử dụng dịch vụ lao động và là khoản đầu tư cho nguồn nhân lực. ... 130

4.3.2. Xác định mức lương và quan hệ tiền lương trên cơ sở thị trường ... 131

4.3.3. Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp cần xây dựng theo hướng tiếp cận hệ thống tiền lương 3P. ... 134

4.4. Kiến nghị đối với nhà nước ... 140

4.4.1. Bãi bỏ thủ tục phê duyệt kế hoạch lao động để làm cơ sở xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch ... 140

4.4.2. Đổi mới quản lý quỹ lương thơng qua mức lương bình qn gắn với NSLĐ và lợi nhuận ... 141

4.4.3. Xây dựng và áp dụng các chỉ tiêu tính năng suất lao động theo cách tiếp cận tạo ra giá trị gia tăng nhằm phản ánh tổng quát hiệu quả lao động ... 143

4.4.4. Mở rộng thêm các chỉ tiêu đo lường hiệu suất lợi nhuận bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận để làm cơ sở quản lý chi phí tiền lương ... 144

KẾT LUẬN ... 145

CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ... 147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 148PHỤ LỤC

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

<b>Viết tắt Viết đầy đủ </b>

BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế

ILO Tổ chức lao động Thế giới

LĐTBXH Lao động – Thương binh và Xã hội

NSDLĐ Người sử dụng lao động NSLĐ Năng suất lao động

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Các cầu phần tiền lương, thù lao, thu nhập ... 30

Bảng 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương trong DN ... 56

Sơ đồ 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương trong DN ... 57

Bảng 3.1. Số lượng DN đang hoạt động có kết quả SXKD ... 68

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động và tốc độ phát triển lao động phân theo loại hình DN ... 69

Bảng 3.3: Lao động và nguồn vốn bình quân DN phân theo loại hình DN ... 70

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động SXKD khu vực DN giai đoạn 2017 ... 71

2011-Bảng 3.5: Các mức lương tối thiểu giai đoạn 2011-2020 ... 73

Bảng 3.6. Mức độ quan trọng của người tham gia phê duyệt kế hoạch lao động 79 Bảng 3.7: Hệ số điều chỉnh mức lương bình quân theo NSLĐ và lợi nhuận ... 82

Bảng 3.8: Tỉ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc... 86

Bảng 3.9. Tỉ lệ các DN lựa chọn chỉ tiêu tính NSLĐ ... 88

Bảng 3.10. Tỉ lệ DN áp dụng các kết cấu tiền lương chi trả hàng tháng cho người lao động ... 95

Bảng 3.11. Thu nhập bình quân/lao động phân theo loại hình DN ... 97

Bảng 3.12. Tỉ lệ DN đánh giá tương quan mức lương bình quân so với thị trường và đối thủ cạnh tranh ... 98

Bảng 3.13. Tỉ lệ các DN lựa chọn yếu tố xây dựng thang, bảng lương cơ bản phân theo mức độ quan trọng ... 100

Bảng 3.14. Tỉ lệ các DN lựa chọn yếu tố xây dựng thang, bảng lương biến đổi phân theo mức độ quan trọng ... 100

Bảng 3.15. Bội số tiền lương trong các hệ thống tiền lương phân theo loại hình DN ... 103

Bảng 3.16: Tốc độ tăng NSLĐ và thu nhập bình quân lao động giai đoạn 2015 và giai đoạn 2016-2017 ... 114

2011-Bảng 3.17: Sự tham gia của cơng đồn trong xây dựng chính sách tiền lương của DN ... 120

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu </b>

Tiền lương là một chi phí đầu vào của DN nhưng khác với các đầu vào khác, được kết chuyển vào giá trị của sản phẩm/dịch vụ thì tiền lương lại có tác động quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của DN trong dài hạn. Đối với NLĐ, tiền lương là nguồn thu nhập và là nguồn sống chính của NLĐ, tiền lương hàm chứa cả vấn đề kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó q trình sử dụng lao động khơng phải là hoạt động thuê mướn đơn thuần mà quan hệ lao động phát sinh giữa NSDLĐ và NLĐ phản ánh nhiều tác động về mặt xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển DN.

Nghiên cứu CSTL trong DN bao gồm các khía cạnh như chi phí tiền lương; chính sách trả lương ln có tác động hai chiều đến DN (chi phí, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh) và NLĐ với vai trò là người cung ứng dịch vụ lao động mà biểu hiện về tính hiệu quả của dịch vụ này là NSLĐ.

Về CSTL trong DN, được hiểu là tập hợp các quyết định của DN, có liên quan đến nhau trong phương diện tiền lương nhằm đạt được các mục tiêu như: Chi phí có hiệu quả; thu hút, giữ chân, động viên NLĐ; đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua tăng NSLĐ. Năng suất lao động, chất lượng công việc của NLĐ chịu sự chi phối rất lớn bởi CSTL trong DN mà đối với NLĐ thì đó là mức lương và chính sách trả lương. Theo sách trắng DN Việt Nam năm 2019 [4] thì thu nhập bình quân của NLĐ từ 2011 đến 2017 khu vực DNNN cao hơn các khu vực khác nhưng nhiều ý kiến cho rằng CSTL ở những DN này chưa tạo được động lực làm việc.

Với vai trò là chủ sở hữu, nhà nước thực hiện quản lý tiền lương đối với các DNNN thông qua hệ thống CSTL vĩ mô và điều này đã tạo sự khác biệt về CSTL trong DNNN với DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Ở mỗi thể chế chính trị, mơ hình phát triển kinh tế các quốc gia khác nhau cũng tạo nên sự khác biệt giữa

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

các quốc gia về CSTL vĩ mô của nhà nước đối với DNNN trên cơ sở mục tiêu quản lý nhà nước về tiền lương đối với các DN này. Sự khác biệt về chính sách quản lý tiền lương vĩ mô ở mỗi quốc gia đã dẫn đến các CSTL trong DNNN cũng có những khác biệt.

Nhiều nghiên cứu về CSTL trong DNNN đã chỉ ra rằng so với các DN tư nhân thì CSTL trong các DNNN thường có những hạn chế nhất định trong việc tạo động lực làm việc, nâng cao NSLĐ. Trong nhiều trường hợp CSTL trong DNNN không những không tạo được động lực làm việc mà còn tạo ra những mâu thuẫn nội bộ, triệt tiêu động lực làm việc, sức sáng tạo của NLĐ. Một số ví dụ điển hình cho những CSTL trong DNNN khơng hiệu quả như: bình quân chủ nghĩa; bằng cấp cao, lương cao; thâm niên càng cao, lương càng cao; hay như chính sách trả lương trên cơ sở phân phối quỹ lương được phép chi trả, ăn đong hàng năm mà không có định hướng dài hạn, phát triển nghề nghiệp và năng lực của NLĐ. Trong nền kinh tế thị trường, CSTL của DN là một công cụ quản lý nhân lực hiệu quả, vừa đảm bảo sự hài hòa trong quan hệ lao động, quan hệ nội bộ giữa những người hưởng lương, tạo sự cố gắng trong công việc, vừa phải tạo lập nguồn nhân lực tốt phục vụ cho nhu cầu phát triển của DN. Về các khía cạnh này thì CSTL trong DNNN vẫn cịn hạn chế so với các DN tư nhân.

Cùng với quá trình đổi mới DNNN ở nước ta, nhà nước đã thực hiện nhiều cải cách về quản lý tiền lương đối với các DNNN, DN có vốn nhà nước chi phối và từng bước trao quyền chủ động cho DN trong trả lương. Nếu như trước đây CSTL trong DNNN chủ yếu là sự cụ thể hóa các quy định cứng của nhà nước (tạo nguồn và trả lương) thì hiện nay các DN đã chủ động trong việc xây dựng CSTL của mình, từng bước sử dụng CSTL là cơng cụ quản lý hiệu quả về nguồn nhân lực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều DNNN, DN có vốn nhà nước chi phối áp dụng các CSTL mà tiền lương chưa thực sự là động lực nâng cao NSLĐ như: trả lương theo bằng cấp, thâm niên, bình qn và cịn nặng về chính sách phân phối chi phí tiền lương, chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Một số mục tiêu cơ bản của CSTL trong DN như đối xử công bằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

(theo công việc); nâng cao năng suất và sự hài lòng của khách hàng; nâng cao thành tích cá nhân, tập thể;… vẫn chưa được quan tâm đầy đủ trong quá trình xây dựng và thực hiện CSTL. Một số phương pháp, cách thức trả lương mà các DNNNN đang áp dụng khá phổ biến như trả lương theo 3P, trả lương theo giá trị công việc, trả lương theo cấu trúc thị trường,… cịn ít DNNN quan tâm, áp dụng.

Trong bối cảnh nhà nước tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới DNNN mà đổi mới CSTL vĩ mô đối với các DN này nhằm tạo cơ sở cho các DN đổi mới CSTL là nội dung quan trọng trong đổi mới công tác quản trị DN. Để CSTL trong các DN có vốn nhà nước trở thành công cụ quản trị hiệu quả, phù hợp với q trình đổi mới DNNN thì cần có nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn làm rõ các hạn chế, nguyên nhân, tồn tại, tìm ra những định hướng và giải pháp giúp DN và nhà nước có các CSTL phù hợp là hết sức cần thiết. Với những lý do trên đây mà

<i>đề tài “chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước” có ý nghĩa </i>

cả về lý luận, thực tiễn và cần thiết trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam.

<b>2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>2.1. Mục tiêu nghiên cứu: </b></i>

Luận án làm rõ thực trạng CSTL trong các DN có vốn nhà nước, phát hiện những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả CSTL trong các DN có vốn nhà nước.

<i><b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: </b></i>

Với mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý thuyết về CSTL trong DN có vốn nhà nước. - Phân tích CSTL đang áp dụng trong các DN có vốn nhà nước.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và thực hiện CSTL trong các DN có vốn nhà nước.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp về CSTL trong DN có vốn nhà nước nhằm giúp cho các DN này có thể xây dựng và thực thi CSTL là một công cụ quản lý hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Kiến nghị chính sách quản lý nhà nước về tiền lương đối với DN có vốn nhà nước.

<b>3. Câu hỏi nghiên cứu </b>

Để đạt được mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:

(i) Nội dung, yêu cầu của CSTL trong DN có vốn nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng?

(ii) Thực tiễn thực hiện CSTL trong các DN có vốn nhà nước ở Việt Nam? (iii) Những nhân tố ảnh hưởng và tác động của các nhân tố này đến việc xây

dựng và thực hiện CSTL trong các DN có vốn nhà nước?

(iv) Nhà nước và DN có vốn nhà nước cần làm gì để nâng cao hiệu quả CSTL?

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i>• Đối tượng nghiên cứu: là CSTL trong các DN có vốn nhà nước. • Phạm vi nghiên cứu: </i>

o Về loại hình DN: Các DN mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có cổ phần/vốn góp của nhà nước từ trên 50% (vốn góp nhà nước chi phối).

o Về khơng gian: do giới hạn về thời gian và kinh phí, luận án tập trung nghiên cứu các DN có trụ sở chính tại các tỉnh Miền Bắc.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Phương pháp thu thập số liệu: </b></i>

Để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng trên cơ sở các nguồn dữ liệu khác nhau. Cụ thể:

<i><b>Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận án đã chọn lọc nguồn dữ liệu thứ cấp từ các </b></i>

giáo trình, sách chun khảo, các cơng trình nghiên cứu chuyên ngành trong và

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

ngồi nước được cơng bố trên các tạp chí khoa học; các số liệu thống kê được tổng hợp từ các công bố của Tổng cục thống kê, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước.

<i><b>Nguồn dữ liệu sơ cấp: </b></i>

Luận án thực hiện điều tra xã hội học với hai hình thức:

<i>• Phỏng vấn sâu: </i>

Phỏng vấn sâu được thực hiện với 15 DN thuộc phạm vi nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo cơng ty (Giám đốc/phó giám đốc) hoặc lãnh đạo phòng nhân sự hoặc người phụ trách nhân sự trong DN. Nội dung phỏng vấn sâu được thực hiện theo mẫu phỏng vấn sâu tại phụ lục 2. Thời gian thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019. Danh sách DN thực hiện phỏng vấn sâu tại phụ lục 3.

<i>• Khảo sát bằng bảng hỏi: </i>

Luận án tiến hành khảo sát các DN thuộc phạm vi nghiên cứu bằng bảng hỏi tại phụ lục 1. Đối tượng trả lời bảng hỏi là trưởng, phó phịng nhân sự/tổ chức nhân sự hoặc người phụ trách nhân sự, tiền lương. Quá trình thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi:

- Thiết kế bảng hỏi: Phiếu khảo sát được thiết kế trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, được lấy ý kiến chuyên gia và ý kiến của một số DN nhằm đảm bảo phiếu khảo sát thu thập đúng, đầy đủ thông tin theo thực tiễn của DN, tránh các thuật ngữ hay từ ngữ được hiểu không thống nhất.

- Lựa chọn mẫu khảo sát:

Luận án lựa chọn các DN theo 2 loại hình DN là công ty TNHH MTV do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và Cơng ty CP/vốn góp nhà nước chiếm trên 50%. Theo Bộ KHĐT [4] thì tổng số DNNN năm 2017 là 2486 DN, trong đó DN 100% vốn nhà nước là 1204 DN, chiếm 48,4%, còn lại là DN có cổ phần/vốn góp nhà nước trên 50% chiếm 51,6%. Do vậy, trong danh sách các DN lựa chọn để gửi bảng hỏi phỏng vấn cũng lựa chọn tỉ lệ DN giữa hai loại hình này tương tự như tỉ lệ của tổng thể.

</div>

×