Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON 10 ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 113 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM </b>

<b>KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON & NGHỆ THUẬT </b>

------

<b>NGUYỄN THỤY THANH TÂM </b>

<b>BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG </b>

<b> LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON</b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<i><b>Quảng Nam, tháng 6 năm 2020 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM </b>

<b>KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON & NGHỆ THUẬT </b>

------

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<i><b> Tên đề tài: </b></i>

<b>BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG </b>

<b> LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON</b>

Sinh viên thực hiện

<b>NGUYỄN THỤY THANH TÂM </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời đầu tiên cho em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Tiểu học – Mầm non và Nghệ thuật trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện cho em được tham gia làm bài khóa luận, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong q trình học tập tại trường.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cơ giáo Th.S Lê Thị Bích Vân, giảng viên khoa Tiểu học – Mầm non – Nghệ thuật, người đã hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian em tiến hành làm khóa luận và cho đến hơm nay khi khóa luận đã hoàn thành.

Em xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường cùng các cô giáo, các cháu lớp Lớn 1 và Lớn 2 trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam đã tạo những điều kiện thuận lợi để em tiến hành tìm hiểu thực trạng và thực nghiệm tại trường.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, người thân đã động viên, khuyến khích em hồn thành bài khóa luận này.

Vì nghiên cứu trong thời gian khá ngắn và trúng vào đợt thực tập, bên cạnh đó do kinh nghiệm và năng lực của bản thân em cịn khá hạn chế, chính vì vậy bài khóa luận của em cũng không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Vì vậy em kính mong nhận được những lời góp ý chân thành, bổ ích từ phía các thầy cơ để bài khóa luận của em được hồn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Để hoàn thành đề tài khóa luận này, tơi đã dành thời gian tìm tịi, tham khảo luận văn, luận án, cơng trình nghiên cứu cũng như các tài liệu của các tác giả đi trước bàn về một số vấn đề có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm, kế thừa những thành quả nghiên cứu, tôi học hỏi, đúc kết, phát triển tư liệu với mục đích tham khảo phục vụ bài làm đi đúng hướng và khoa học hơn. Những gì tơi tham khảo và học hỏi được, tơi đã trình bày cụ thể ở phần lịch sử nghiên cứu. Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong bài khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa được công bố trong các cơng trình khác. Nếu không đúng như trên, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về đề tài của mình.

<i>Quảng Nam, tháng 6 năm 2020 </i>

<b>Sinh viên thực hiện </b>

<b>Nguyễn Thụy Thanh Tâm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

1 Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động lao động đối với việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi

30 2 Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về vai trị của mình trong

việc tổ chức hoạt động lao động nhằm hình thành KNHT cho trẻ <sup>31 </sup>3 Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về mức độ tổ chức hoạt

độnglao động nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi <sup>32 </sup>4 Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc hình

5 Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động lao

6 Bảng 2.6. Thực trạng nội dung phát triển KNHT cho trẻ 5 – 6

15 Bảng 3.4. Mức độ KNHT của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ </b>

1 <sup>Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ KNHT của trẻ 5 – 6 tuổi ở lớp </sup>

2 <sup>Biểu đồ 3.2. Kết quả so sánh mức độ kỹ năng hợp tác của trẻ 5 </sup>

3 <sup>Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ hình thành KNHT của trẻ 5 – 6 </sup>

4 <sup>Biểu đồ 3.4. Kết quả so sánh mức độ KNHT của trẻ ở nhóm </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU ... 1 </b>

1. Lý do chọn đề tài ... 1

2. Mục đích nghiên cứu ... 2

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ... 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 3

5. Phương pháp nghiên cứu ... 3

<b>PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 8 </b>

<b>Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG ... 8 </b>

1.1. Một số khái niệm liên quan ... 8

1.2. Kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi ... 11

1.2.1. Sự hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi ... 11

1.2.2. Biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động lao động .... 12

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KNHT của trẻ ... 13

1.2.4. Vai trò của kỹ năng hợp tác đối với trẻ 5 – 6 tuôi... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1.3. Hoạt động lao động của trẻ 5 – 6 tuổi ... 17

1.3.1. Mục đích của lao động ... 17

1.3.2. Các đặc điểm hoạt động lao động của trẻ 5 – 6 tuổi ... 18

1.3.3. Các dạng lao động và nội dung lao động của trẻ 5 – 6 tuổi ... 19

1.3.4. Những hình thức tổ chức lao động của trẻ mẫu giáo ... 22

1.3.5. Tầm quan trọng của hoạt động lao động đối với việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 ... 24

1.4. Tiểu kết chương 1 ... 25

<b>Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO HƯỚNG DƯƠNG – NÔNG SƠN – QUẢNG NAM. ... 27 </b>

2.1. Vài nét về trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam. ... 27

2.1.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên ... 27

2.1.2. Tình hình trẻ ... 27

2.1.3. Cơ sở vật chất ... 28

2.2. Cơ sở thực tiễn của việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam. ... 28

2.2.1. Khái quát quá trình điều tra thực trạng ... 28

2.2.2. Phân tích kết quả điều tra thực trạng ... 30

2.2.3. Nguyên nhân thực trạng ... 43

2.3. Tiểu kết chương 2 ... 44

<b>Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO HƯỚNG DƯƠNG NÔNG SƠN – QUẢNG NAM. ... 46 </b>

3.1. Đề xuất một số biện pháp hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động ... 46

3.1.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ... 46

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

3.1.2. Đề xuất một số biện pháp ... 47

3.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ... 61

3.2.1. Mục đích thực nghiệm ... 61

3.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm ... 61

3.2.3. Nội dung thực nghiệm ... 61

3.2.4. Điều kiện tiến hành thực nghiệm ... 62

3.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá ... 62

3.2.7. Tiến hành tổ chức thực nghiệm ... 64

3.3. Kết quả thực nghiệm ... 66

3.3.1. Kết quả khảo sát mức độ kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động ở 2 nhóm ĐC và TN trước TN ... 66

3.3.2. Kết quả khảo sát mức độ KNHT của trẻ ở nhóm ĐC trước và sau TN ... 67

3.3.3. Kết quả khảo sát mức độ kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm TN trước và sau TN ... 68

3.3.4. Kết quả so sánh mức độ KNHT của 2 nhóm ĐC và TN sau TN ... 70

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nấc thang đầu tiên của chặng đường giáo dục nhân cách con người. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Chính vì vậy giáo dục mầm non đóng vai trị hết sức quan trọng, người giáo viên mầm non có vai trị trọng trách vô cùng lớn lao trong việc đào tạo giáo dục những chủ nhân tương lai của đất nước.

Như chúng ta đã biết, một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non chính là dạy cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết. Trong đó, kỹ năng hợp tác có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, mang lại cho trẻ những thành công không nhỏ trong học tập và cuộc sống. Để hoàn thành một việc lớn hay khó khăn trong cuộc sống thì sự hợp tác là điều khơng thể thiếu, bởi có nhiều việc mà một cá nhân không thể nào tự hoặc dễ dàng hoàn thành được. Trẻ biết hợp tác sẽ tạo cho mình được những cơ hội để học hỏi, cũng như được bày tỏ quan điểm và học được cách lắng nghe để đạt được hiệu quả cao nhất trong mọi việc. Bên cạnh đó, việc biết hợp tác với người khác còn giúp trẻ trở thành người giao tiếp tốt, biết tơn trọng người khác và có lịng trắc ẩn. Ở trẻ 5 - 6 tuổi, đây là lứa tuổi sắp bước vào lớp 1 thì nhu cầu hợp tác càng cao, trẻ cần biết quan tâm, chia sẻ thông cảm giúp đỡ bạn bè. Để giúp trẻ có cơ hội gần gũi với bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau đàm phán, thiết lập mối quan hệ bạn bè chân thực rõ nét nhất thì trẻ cần tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau tại trường để nâng cao kỹ năng hợp tác cho bản thân.

Việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ có thể được thực hiện thơng qua nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tham quan, lễ hội và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Trong đó hoạt động lao động là hoạt động có nhiều ưu thế trong việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ. Bởi trong lao động trẻ phải phối hợp với nhau, cùng làm việc và cùng chịu trách nhiệm với cơng việc của mình thì lao động mới đạt hiệu quả. Khi lao động trẻ tích lũy được kinh nghiệm, hiểu được vai trò quan trọng của việc hợp tác, trẻ sẽ dễ dàng thực hiện công việc với sự cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa mình với bạn bè hoặc với mọi người xung quanh. Hoạt động lao động ở trường mầm non chính là những hoạt động thường ngày của xã hội loài người, được đơn giản hóa để trẻ thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ. Nhưng thực tế cho thấy việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ qua hoạt động lao động vẫn còn hạn chế, nhiều trường mầm non chủ yếu tập trung dạy học, mà quên mất trẻ cũng cần phải tham gia nhiều hoạt động khác như hoạt động lao động để hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ. Có thể, hoạt động lao động được tổ chức nhưng chưa thật sự chú tâm, một số trẻ có thể tham gia nhưng đơi khi có những trẻ không tham gia; hoặc việc tổ chức chưa đảm bảo hiệu quả, làm cho việc hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ cịn hạn chế, khơng có sự phân cơng, chia sẻ, dẫn đến cơng việc khơng hồn thành hoặc hồn thành một cách qua loa, khơng đạt được kết quả như mong muốn.

Nhận thấy được tầm quan trọng cũng như nhưng bất cập, khó khăn của việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động lao động. Đồng thời tơi cũng muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giáo dục

<i><b>trẻ, chúng tơi chọn đề tài: “Biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 </b></i>

<i><b>tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu. </b></i>

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Nghiên cứu việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động. Qua đó đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam.

<b>3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>3.2. Khách thể nghiên cứu </b></i>

Quá trình phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam.

<b>4. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

- Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động.

- Khảo sát thực trạng hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam.

- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận </b></i>

- Đọc, dịch tài liệu

- Phân tích, tổng hợp tài liệu

<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b></i>

<i>5.2.1. Phương pháp quan sát </i>

Quan sát và đánh giá cách thức tổ chức hoạt động lao động nhằm hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam.

<i>5.2.2. Phương pháp đàm thoại </i>

Trao đổi trò chuyện với giáo viên mầm non về vấn đề tổ chức hoạt động lao động nhằm hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi.

<i>5.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm </i>

Thực nghiệm các biện pháp nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động ở trường mầm non.

<i>5.2.4. Phương pháp điều tra </i>

Sử dụng phiếu điều tra cho giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu, thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu và đánh giá nhận thức, thái

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

độ, thực trạng việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mầm non.

<i><b>5.3. Phương pháp thống kê tốn học </b></i>

Sử dụng các cơng thức tốn thống kê để tính: Giá trị trung bình, độ lệch

<b>chuẩn, giá trị kiểm định… để sử lý số liệu thu được trong nghiên cứu đề tài. 6. Lịch sử nghiên cứu </b>

Giáo dục kỹ năng hợp tác đã và đang là một xu hướng phát triển mới có nhiều ưu điểm và hiệu quả cao của giáo dục. Nó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, giúp phát triển năng lực giao tiếp và khả năng hợp tác – một trong những phẩm chất cần thiết của con người mới trong giai đoạn hiện nay. Chính vì điều này mà việc hình thành kỹ năng hợp tác của con người được rất nhiều nhà tâm lý – giáo dục trong và ngoài nước quan tâm.

<i><b>6.1. Trên thế giới </b></i>

Dạy học hợp tác được áp dụng ở các nước Phương Tây từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Năm 1789, Linh mục A. Bel và các thầy giáo đã đưa ra hình thức dạy học tương trợ. Với hình thức dạy học này, người học được chia ra thành từng nhóm hoạt động, giáo viên tạo điều kiện cho người học được cùng nhau trò chuyện, đàm thoại, hợp tác chia sẻ, giúp đỡ nhau tìm hiểu, khám phá đối tượng nhận thức nhằm hình thành và phát triển kỹ năng hợp tác cho người học đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học. Tiếp đó, học hợp tác được phát triển mạnh mẽ bởi đại tá Francis Parker trong ba thập niên cuối của thế kỷ XIX, khi ông này giữ chức quản lý hệ thống trường công ở Quycy, bang Masa Chusetts. Thời kỳ đó, với tư tưởng và các thủ tục học hợp tác mà ông khuyến khích sử dụng trong hệ thống các trường đã nhận được nhiều sự ủng hộ và đánh giá rất cao, được ví như “Mặt đất trơ trụi sau mùa đông bắt gặp những cơn mưa mùa xuân và nắng ấm” [50, 2].

Kế tục Parker, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, John Dewey - một nhà giáo dục Mỹ cùng các cộng sự đã đề ra và thực thi tư tưởng dân chủ, đề cao khía cạnh xã hội của việc học và vai trị của nhà giáo dục trong việc giáo dục học sinh một cuộc sống dân chủ. Ông cho rằng: nếu con người muốn học cách để sống, hợp tác họ phải trải nghiệm quá trình sống hợp tác trong nhà trường. Cuộc sống

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

trong lớp học cần thể hiện quá trình dân chủ hóa trong một thế giới vi mô và trung tâm của cuộc sống dân chủ ở đây chính là sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Cuộc sống trong lớp không phải là một bước chuẩn bị cho cuộc sống trong xã hội mà nó chính là bản thân cuộc sống của học sinh, do vậy ngay tại đây, các em cần được dạy và trải nghiệm sự biết cảm thông với người khác, tôn trọng quyền của người khác và biết làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề theo lẽ phải. Xuất phát từ ý tưởng đó ơng đã xây dựng “nhà trường tích cực”, trong đó ơng đã phát triển học hợp tác của học sinh tạo nên một môi trường làm việc chung để học sinh có cơ hội trao đổi kinh nghiệm thực hành, phát triển lý luận và phát triển khả năng trừu tượng hóa [8].

Về vai trị của hoạt động lao động đối với việc hình thành KNHT thì có: những tư tưởng của L.S. Vưgơtxki (1986 – 1934) có ý nghĩa đối với sự phát triển tâm lý học trẻ em Xô Viết. Lý luận về sự phát triển về chức năng tâm lý bậc cao của ơng là một cống hiến quan trọng. Nó được hình thành trong những năm 20 – 30. Vưgôtxki đã nêu lên tư tưởng cho rằng lao động, hoạt động có công cụ biến đổi kiểu hành vi của con người, khiến cho con người khác với động vật. Sự khác biệt này thể hiện ở tính chất gián tiếp trong hoạt động lao động của họ [46].

Trong giáo dục mẫu giáo, N.K. Krupkala nhiều lần nhấn mạnh phải dạy trẻ từ tuổi mẫu giáo những hình thức lao động đơn giản vừa sức trẻ. A.S. Makarenkơ đã nêu vai trị quan trọng của các hình thức lao động đơn giản của trẻ. Ơng nhận thấy rằng, trong lao động sẽ hình thành tính độc lập, tinh thần trách nhiệm, sự tự tổ chức hành vi có mục đích của trẻ. Trẻ biết lao động thì cũng biết giá trị của nỗ lực lao động, biết tôn trọng lao động của người khác, chú ý nhiều hơn với những người cần giúp đỡ. A.S. Makarenkô rất chú trọng lao động tập thể của trẻ trong đó xuất hiện ý thức trách nhiệm chung của thành viên. Ông viết: sự cố gắng lao động chung, công việc trong tập thể, sự giúp đỡ của con người lao động, mối quan hệ phụ thuộc gữa mọi người lao động mới có thể tạo ra thái độ đúng đắn giữa con người với nhau. (Makarenkô A.S. toàn tập, tập III, tr 397). [trích trong giáo dục mầm non, tập 2, tr196,197].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>6.2. Ở Việt Nam </b></i>

Nghiên cứu về kỹ năng hợp tác: tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong quyển “Tâm lý học lứa tuổi mầm non”, “Tâm lý học trẻ em - tập 2”, “Giáo dục trẻ trong nhóm bạn bè”, “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Từ lọt lòng cho đến 6 tuổi)”, NXB Đại học sư phạm, 1997, cũng đã đề cập đến việc hình thành KNHT qua trị chơi đóng vai theo chủ đề. Tác giả nhấn mạnh đối với trị chơi đóng vai, trẻ khơng thể chơi một mình mà phải chơi theo nhóm và có nhiều thành viên trong nhóm chơi với nhóm, tức là chơi với bạn. Chính đặc điểm này thúc đẩy, phát triển sự hợp tác của trẻ [33]. Tác giả Liêm Trinh với quyển sách “Rèn luyện nhân cách cho trẻ” cho rằng: cần rèn luyện tính hợp tác của trẻ qua việc bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ với người khác những gì mình có và tơn trọng ý kiến của người khác, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao [36]. Giáo dục mầm non tập 1 do Đào Thanh Âm chủ biên đã nêu: mỗi đứa trẻ là một cá thể và được lớn lên trong mối quan hệ xã hội. Vì thế quá trình giáo dục trẻ em ở nhà trẻ - mẫu giáo cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và nhóm, giữa giáo dục chung với giáo dục riêng từng trẻ trong nhóm bạn bè [108].

Những nghiên cứu về lao động: trong “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng cho đến 6 tuổi” của Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) có nêu rõ: Nếu cơng việc của mỗi đứa trẻ được coi là một bộ phận công việc của cả nhóm và kết quả lao động của những đứa trẻ riêng biệt được đánh giá trên cơ sở kết quả chung của tồn nhóm, chất lượng cơng việc của mỗi đứa trẻ có ý nghĩa quyết định đối với cơng việc của tồn nhóm, thì điều đó sẽ tạo ra ở đứa trẻ một ý thức hợp tác, tinh thần trách nhiệm, tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm với cơng việc chung và đó là những điều cần thiết cho việc hình thành con người lao động kiểu mới sau này. Giáo dục học mầm non – tập 2, của tác giả Đào Thanh Âm (chủ biên) đã chỉ rõ: Lao động có vai trị rất lớn trong việc hình thành các phẩm chất đạo đức cho trẻ như lịng u lao động, sẵn sàng lao động khơng những cho mình mà cịn vì lợi ích chung của tập thể, cho xã hội từ đó hình thành thái độ lao động cộng sản chủ nghĩa. Giúp trẻ nắm được một số kỹ năng lao động đơn giản. Hình thành các quan hệ tập thể trong lao động, tinh thần tương trợ và niềm vui cho kết quả

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

chung của tập thể. Lao động còn hình thành ở trẻ tính mục đích, tính độc lập, tính kiên trì, vượt khó… [tr196, tr197].

<b>7. Đóng góp đề tài </b>

Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mầm non.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động.

<b>8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu </b>

Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi tập trung nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động trong các hoạt động và sinh hoạt của trẻ tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU </b>

<b>Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG </b>

<b>1.1. Một số khái niệm liên quan </b>

<i><b>1.1.1. Biện pháp </b></i>

Biện pháp là cách thức, là con đường để tác động đến đối tượng. Trong giáo dục người ta thường quan niệm biện pháp là yếu tố hợp thành của phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp. Trong tình huống sư phạm cụ thể, phương pháp và biện pháp giáo dục có thể chuyển hố lẫn nhau.

Biện pháp chính là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản lý. Vì đối tượng quản lý phức tạp đòi hỏi những biện pháp quản lý rất đa dạng và linh hoạt. Các biện pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các biện pháp, các biện pháp này sẽ giúp cho các nhà quản lý thực hiện tốt hơn các phương pháp quản lý của mình mang lại hiệu quả tối ưu của bộ máy.

<i><b>1.1.2. Kỹ năng </b></i>

Theo tác giả Đặng Thành Hưng: “Kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học – tâm lí khác của cá nhân (tức chủ thể của kỹ năng đó), như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn mực hay quy định”. [11/25].

Nhà tâm lý học người Liên Xô L.D. Leviton cho rằng “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức và quy tắc nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ơng cũng cho rằng con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà còn phải vận dụng vào thực tế. [13/45].

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chun mơn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng ln có chủ

<i>đích và định hướng rõ ràng. Vậy, Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể </i>

<i>thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. </i>

<i><b>1.1.3. Hợp tác </b></i>

Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hồng Phê chủ biên có ghi: “Hợp tác - cùng nhau chung sức giúp đỡ nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung”. [13/450].

Theo Nguyễn Hữu Châu: “Hợp tác nghĩa là cùng chung sức để đạt được mục tiêu chung”. Có nghĩa: hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để trẻ chơi, hoặc học cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả chơi của bản thân cũng như của các bạn cùng chơi chung nhóm.

Theo từ điển Tâm lý học định nghĩa: “Hợp tác là hai hoặc nhiều hơn hai bộ phận trong một nhóm làm việc cùng nhau theo một cách thức sao cho cùng nhau tạo ra một kết quả chung”. [13/356].

<i>Như vậy có thể hiểu rằng: Hợp tác là cùng nhau chung sức giúp đỡ lẫn </i>

<i>nhau trong một công việc, trong một nhiệm vụ, một lĩnh vực nào đó để nhằm đạt được mục đích hay lợi ích chung của hai hay nhiều cá nhân nào đó. </i>

<i><b>1.1.5. Hoạt động </b></i>

Theo tâm lý học mácxit, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình con

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội. Đó là q trình chuyển hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể.

<i>Chúng ta có thể hiểu: hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con </i>

<i>người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người. </i>

<i><b>1.1.6. Hoạt động lao động </b></i>

Lao động trước hết là một hoạt động diễn ra giữa con người với thế giới tự nhiên, trong lao động con người đã vận dụng trí lực và thể lực cùng với công cụ tác động vào giới tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đời sống con người. Lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là hoạt động rất cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Con người khơng thể sống khi khơng có lao động. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.

Đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động lao động là quá trình trẻ sử dụng những năng lượng thần kinh và cơ bắp để thực hiện các hành động lao động giản đơn để thỏa mãn các nhu cầu sống và phát triển của mình (gọi là lao động tự phục vụ). Bên cạnh đó, trẻ mẫu giáo còn tham gia các dạng hoạt động lao động khác với tính chất là trải nghiệm để nhận thức về thế giới và rèn luyện các kỹ năng vận động, các phẩm chất đơn giản theo yêu cầu độ tuổi (lao động trong thiên nhiên, lao động thủ công, lao động tập thể)

<i><b>1.1.7. Biện pháp hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ thông qua hoạt động lao động </b></i>

KNHT của trẻ được hình thành qua nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động vui chơi, ngoài trời, tham quan lễ hội… Trong hoạt động lao động, KNHT của trẻ được hình thành qua việc trải nghiệm các hình thức lao động khác nhau. Đây là một hình thức vơ cùng phong phú, tạo được sự tham gia của tất cả các trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

giúp đỡ lẫn nhau, từ đó hình thành thói quen hành vi biết hợp tác chia sẻ cùng bạn trong các hoạt động.

Giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác chia sẻ ở mọi lúc mọi nơi: ngay trong giờ đón trẻ và trả trẻ dạy trẻ biết hợp tác chia sẻ cùng nhau để cất đồ dùng cá nhân vào tủ, sau đó giúp cơ giáo xếp ghế, cất ghế gọn gàng. Giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan... nhắc nhở trẻ ln có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng bạn, biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Giờ ăn giờ ngủ, giáo dục trẻ hợp tác chia sẻ cùng nhau kê bàn, kê phản, dọn bàn ăn, quét lớp....

Từ các khái niệm trên tôi rút ra khái niệm biện pháp hình thành KNHT cho trẻ thơng qua hoạt động lao động chính là cách thức cụ thể mà giáo viên nghiên cứu, sử dụng để hình thành năng lực phối hợp hoạt động có hiệu quả của trẻ dựa trên sự tác động tích cực qua lại nhằm đạt được mục đích của nhóm và mỗi trẻ trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện nhất định (chính là KNHT) cho trẻ, thơng qua q trình trẻ sử dụng những năng lượng thần kinh và cơ bắp để thực hiện các hành động lao động giản đơn để thỏa mãn các nhu cầu sống và phát triển của mình (gọi là lao động tự phục vụ). Bên cạnh đó, trẻ cịn tham gia các dạng hoạt động lao động khác với tính chất là trải nghiệm để nhận thức về thế giới và rèn luyện các kỹ năng vận động, các phẩm chất đơn giản theo yêu cầu độ tuổi (lao động trong thiên nhiên, lao động thủ cơng, lao động tập thể) (chính là hoạt động lao động).

<b>1.2. Kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi </b>

<i><b>1.2.1. Sự hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi </b></i>

<i>Giai đoạn thứ nhất: Phát triển các mối tương quan </i>

Ở đầu lứa tuổi này, trẻ năng động hơn và kiên trì hơn so với các lứa tuổi trước, chúng thể hiện khả năng giao tiếp tích cực và đa dạng với các bạn bè cùng lứa. Điều này tạo nên điều kiện tiên quyết tự nhiên cho sự hình thành các mối tương quan và phát triển KNHT ở trẻ. Trẻ có nhu cầu giao tiếp mạnh mẽ với các bạn cùng chơi trong các hoạt động chung có hứng thú tích cực với các bạn, có thiên hướng mở rộng phạm vi giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi, tính tích cực trong giao tiếp và tần số giao tiếp tăng lên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Trẻ quan tâm nhiều hơn đến các cơ sở của việc giao tiếp và điều chỉnh các mối tương quan. Những khái niệm về chuẩn mực đạo đức được hình thành, trẻ phân biệt rõ ràng hơn những hành vi tốt xấu; chúng có khái niệm về cái ác, cái thiện và có thể ứng xử nhờ vào kinh nghiệm cá nhân.

Trong quá trình hoạt động chung, trẻ độ tuổi này thường tích cực hướng tới các điều lệ. Chính điều này giúp trẻ duy trì mối tương quan ổn định với bạn bè, hướng tới quyền bình đẳng và sự cơng bằng.

<i>Giai đoạn thứ 2: Hình thành, phát triển kĩ năng hợp tác </i>

Ngồi nhu cầu giao tiếp tích cực, từ giữa đến cuối tuổi mẫu giáo lớn xuất hiện thiên hướng phối hợp hoạt động đa dạng với các bạn cùng lứa tuổi. Trẻ tích cực hướng sự chú ý của người khác tới mình, mong muốn chia sẻ với bạn bè kiến thức, ý tưởng, cảm nhận, ý kiến… của mình.

Trẻ so sánh bản thân với các bạn, bắt đầu đánh giá bản thân trên quan điểm, uy tín của bản thân trước các bạn, mong muốn được công nhận, khen ngợi những ưu điểm của mình. Trẻ quan tâm hơn tới bạn cùng chơi, cùng nhóm, hướng tới nhận thức những cảm nhận, trạng thái, hành động, ý định của các bạn, có mong muốn đánh giá những hành vi, hành động, trạng thái của các bạn trên cơ sở lĩnh hội những khái niệm đạo đức.

Nói chung, lứa tuổi mẫu giáo là thời kì trẻ có khả năng tìm kiếm các mối tương quan với bạn bè trong từng nhóm để từ đó thiết lập quan hệ hợp tác. Trong khi phối hợp với các bạn cùng chơi trong nhóm trẻ có những biểu hiện về KNHT một cách ngẫu nhiên và tự nhiên nhất. Bầu không khí chung của các hoạt động ở lứa tuổi mẫu giáo chứa đựng các nhân tố của KNHT.

<i><b>1.2.2. Biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động lao động </b></i>

<i>- Trẻ biết lắng nghe </i>

Khi tham gia hoạt động chung, trẻ biết lắng nghe lời cơ giáo giải thích, hướng dẫn, biết lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm để tránh những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng ý kiến. Khi lắng nghe, trẻ xác định được những những điểm giống và khác, những điểm trẻ đồng ý và không tán thành với các bạn trong q trình tham gia hoạt động; và từ đó trẻ có nhu cầu chia sẻ những suy nghĩ riêng của mình với các thành viên trong nhóm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>- Trẻ biết thảo luận </i>

Trong khi tham gia hoạt động, trẻ thảo luận bàn bạc với các bạn để cùng thống nhất mục đích, hay nói cách khác là hiểu được mục đích chung của hoạt động.

<i>Thảo luận còn để thống nhất nội dung và kế hoạch thực hiện các công việc chung. - Trẻ biết phân công công việc hợp lý </i>

Khi tham gia hoạt động, trẻ biết phân công công việc hợp lý cho từng thành viên. Mỗi nhóm trẻ ln ln có sự đa dạng về kỹ năng và nhân cách giữa các thành viên. Khi tham gia các hoạt động cùng nhau, trẻ biết tự đánh giá khả năng riêng của bản thân cũng như sở thích, nguyện vọng và khả năng của các bạn trong nhóm, từ đó đưa ra những ý kiến phù hợp nhất với việc phân công các phần việc vụ thể cho từng bạn.

<i>- Trẻ biết chia sẻ </i>

Trẻ biết phối hợp, giúp đỡ và cùng với các bạn trong nhóm giải quyết những xung đột. Khi là một thành viên trong nhóm, trẻ biết chấp nhận sự phân cơng và thực hiện tốt phần việc được giao, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong nhóm. Sự phối hợp này không chỉ dừng lại ở việc thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung mà còn bao gồm có sự quan sát, đánh giá hoạt động của các bạn và giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, hoặc nhờ bạn hỗ trợ nếu cần, …

<i>- Trẻ biết giải quyết xung đột </i>

Trẻ biết kiềm chế, chấp hành những quy định chung, biết giải quyết mâu thuẫn một cách hịa bình, trên cơ sở tơn trọng và nhường nhịn lẫn nhau.

<i><b>1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KNHT của trẻ </b></i>

<i>1.2.3.1. Sự trưởng thành của bản thân trẻ </i>

Sự lớn lên và phát triển của trẻ là một quá trình diễn ra liên tục theo một trình tự và quy luật định sẵn. Trẻ càng lớn thì mơi trường hoạt động của trẻ càng được mở rộng, trẻ không chỉ tiếp xúc với những người thân trong gia đình mà cịn được tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhau, có nhiều cơ hội để tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là được chơi, hoạt động với bạn. Trong quá

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

trình tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhau thì vốn kinh nghiệm của trẻ cũng được tăng lên, đồng thời trẻ cũng trở nên mạnh dạn, tự tin hơn.

Các nhà tâm lý học cho rằng, sự tự ý thức về bản thân đóng vai trị điều chỉnh là điều kiện quan trọng trong hành vi của con người. Nó quyết định đến thái độ của cá nhân đối với bản thân và những người xung quanh. Khi trẻ biết tự ý thức về bản thân thì trẻ khơng chỉ có khả năng tự đánh giá bản thân mà còn biết đánh giá người khác để nhận thức được cái đúng cái sai, cái hay cái dở. Từ đó, trẻ biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những quy tắc và yêu cầu chung. Như vậy, trẻ càng nhiều cơ hội được trải nghiệm xã hội thì càng có nhiều khả năng hợp tác.

<i>1.2.3.2. Hứng thú đối với công việc chung </i>

Hứng thú với công việc chung có ảnh hưởng rất lớn đến sự hợp tác của trẻ, bởi khi có hứng thú thì trẻ sẽ hợp tác với nhau dễ dàng hơn. Hứng thú với cơng việc chung càng cao thì trẻ càng hợp tác với nhau. Trong hoạt động chung, nếu thiếu hứng thú thì mối quan hệ hợp tác của trẻ sẽ lỏng lẻo, khơng bền vững và việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn.

Hứng thú với công việc chung làm biến đổi một cách đáng kể mối quan hệ giữa các trẻ với nhau, trẻ trở nên thân thiện, dễ đồng cảm và dễ chia sẻ với nhau hơn. Đồng thời, hứng thú sẽ làm giảm sự căng thẳng, mệt nhọc và nó mở con đường dẫn tới sự hợp tác, nó giúp cho trẻ tham gia vào hoạt động hợp tác một cách thoải mái, say mê và hiệu quả hơn. Thậm chí, hứng thú với cơng việc chung có thể làm thay đổi cả kết quả hoạt động của trẻ.

Để duy trì, điều khiển được hứng thú với công việc chung, giáo viên cần xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp, phương tiện dạy học phù hợp cho từng hoạt động.

<i>1.2.3.3. Môi trường giáo dục </i>

Môi trường giáo dục là những điều kiện cần thiết như: nhà giáo dục, gia đình, cơ sở vật chất,… để tác động đến trẻ nhằm đạt được mục đích giáo dục. Mơi trường giáo dục có vai trị hết sức quan trọng đối với q trình hình thành và phát triển tồn diện nhân cách cho trẻ nói chung và kỹ năng hợp tác cho trẻ nói riêng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Sự hợp tác xuất phát từ gia đình trong đó bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Trẻ nhỏ học cách hợp tác qua việc quan sát người lớn xung quanh chúng như cho trẻ thấy sự hợp tác bằng cách làm mẫu. Do vậy, người lớn cần tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ noi gương.

Tất cả những hành động của cơ giáo, các bạn đều có tác động rất lớn đến sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ nói chung và q trình hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ nói riêng. Vì vậy, để thúc đẩy hợp tác với nhau, cô giáo cần làm mẫu hợp tác cho trẻ học theo và tạo cho trẻ cảm giác an toàn, ấm áp, được tôn trọng và đối xử công bằng như đang ở gia đình mình. Đồng thời cho phép trẻ cùng bạn giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình và phải tơn trọng ý kiến của trẻ, dù đó là ý kiến chưa đúng.

Khơng gian lớp học cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hợp tác của trẻ. Vì vậy, giáo viên cần tạo ra một khơng gian thống mát, đẹp và an toàn, nơi hoạt động của trẻ cần có độ tách biệt tương đối để trẻ có thể hoạt động tập trung mà không bị phân tán sự chú ý, suy nghĩ bởi các nhóm khác.

Như vậy, mơi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đên sự hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ nhỏ.

<i>1.2.3.4. Quy mơ nhóm </i>

Trẻ chỉ hợp tác khi được hoạt động trong nhóm và quy mơ nhóm có ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng hợp tác của trẻ. Quy mơ nhóm đã tạo cho trẻ các tuyến quan hệ giao tiếp và cơng việc giữa các cá nhân. Quy mơ nhóm cũng tạo ra môi trường và tình huống xã hội hóa trong học tập. Đồng thời, quy mơ nhóm đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy trẻ hợp tác trong các mối quan hệ giữa các trẻ như: thi đua, cạnh tranh, chia sẻ, đồn kết, đấu tranh, phê bình và tự phê bình, đánh giá và tự đánh giá.

Theo Trần Lan Hương cho rằng, hoạt động hợp tác là những hành động cần ít nhất một người bạn. Nếu nhóm q nhỏ thì trẻ sẽ có được ít cơ hội trao đổi ý kiến và tham khảo ý kiến của nhiều người. Nếu quy mơ nhóm q lớn sẽ làm cho các mối quan hệ trở nên phức tạp và lộn xộn, trẻ gặp nhiều khó khăn khi thảo luận, đàm phán, phân công nhiệm vụ và thống nhất trong công việc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Theo nghiên cứu của Đặng Thành Hưng, sự hợp tác của trẻ có hiệu quả nhất khi trẻ được hoạt động trong nhóm nhỏ từ 3 – 6 trẻ.

<i>1.2.3.5. Yếu tố thi đua </i>

Việc hình thành KNHT cho trẻ chỉ mang lại hiệu quả khi trẻ được khuyến khích cũng như trao đổi, đàm phán, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm để cùng bạn trải nghiệm và khám phá môi trường xung quanh.

Trong hoạt động khám phá mơi trường xung quanh, trẻ có thể thi đua để làm ra những sản phẩm khác nhau hoặc các sản phẩm thay thế phù hợp bằng nhiều cách khác nhau mà khơng có sự thất vọng, chán nản vì những tình huống xảy ra cho phép nhiều sản phẩm ở mức độ khác nhau. Giáo viên có thể cung cấp cho trẻ cơ hội để trẻ có thể tạo ra sản phẩm như hướng dẫn của cô giáo vừa làm theo sáng tạo riêng của mình. Trong lớp học, khi trẻ được kích thích tự đánh giá về thành quả của mình đã đạt được, chúng sẽ phát triển được cảm giác thi đua lành mạnh với chính thành quả của mình. Nếu giáo viên biết tổ chức cho trẻ thi đua lành mạnh, công bằng, dân chủ với các bạn trong nhóm/ lớp thì sẽ kích thích ở trẻ hứng thú học tập và giúp trẻ hợp tác với nhau chặt chẽ và bền vững hơn.

<i><b>1.2.4. Vai trò của kỹ năng hợp tác đối với trẻ 5 – 6 ti </b></i>

<i>KNHT thúc đẩy q trình nhận thức và phát triển tư duy cho trẻ. Hợp tác </i>

giúp trẻ lĩnh hội cũng như chia sẻ các kinh nghiệm nhận thức của mỗi thành viên tham gia cùng nhau. Nhận thức riêng của mỗi cá nhân được phát triển hoàn thiện và mở rộng hơn nhờ hợp tác, nhu cầu khám phá, tìm hiểu những thách thức trong nhiệm vụ mới được thúc đẩy. Quá trình đánh giá bản thân và các bạn cùng tuổi diễn ra một cách tự nhiên nhất và điều này giúp cho nhận thức của trẻ thêm sâu sắc về nhiều khía cạnh. Những quan hệ liên nhân cách sẽ giúp trẻ nhìn nhận cái Tơi trong mối quan hệ với mọi người. Quá trình tham gia, trao đổi và cùng nhau tuân thủ các nguyên tắc khi thực hiện nhiệm vụ sẽ làm vốn biểu tượng của trẻ giàu lên nhanh chóng và tư duy trực quan hành động phát triển.

<i>KNHT giúp hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Các mối quan hệ </i>

xã hội mà trẻ tham gia càng phong phú đa dạng, càng góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách của trẻ. Sự kết hợp và phối hợp các hoạt động giữa các trẻ trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nhóm chơi đã tạo ra những mối quan hệ xã hội hết sức độc đáo và điển hình. Vì vậy, khi tham gia vào các hoạt động chung, bằng hoạt động giao tiếp của mình, trẻ đã tích cực chiếm lĩnh các mối quan hệ xã hội. Về thực chất, đây là nền tảng của quá trình phát triển nhân cách.

<i>Giáo dục KNHT giúp trẻ bước vào cuộc sống xã hội. Thông qua hoạt động </i>

với các bạn trong nhóm, trẻ tự tìm kiếm sự hồn thiện của những quan hệ giữa con người với con người. Vì vậy cũng khơng nên cho rằng chơi theo nhóm chỉ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức hay một tiêu chuẩn ứng xử nào đó, mà còn là cơ sở ban đầu để trẻ xây dựng cách ứng xử của mình để bước vào thế giới mai sau. Vì vậy, có thể nói, giáo dục KNHT cho trẻ là tạo ra cho trẻ các kinh nghiệm về quan hệ đạo đức, quan hệ trách nhiệm và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung, làm nảy sinh rung cảm về nhau, gây ảnh hưởng tới việc hình thành động cơ chung của tập thể. Hoạt động nhóm dạy trẻ những bài học có giá trị và hình thành ở trẻ những kĩ năng xã hội.

<b>1.3. Hoạt động lao động của trẻ 5 – 6 tuổi </b>

<i><b>1.3.1. Mục đích của lao động </b></i>

Lao động là một hình thức tổ chức giáo dục quan trọng cho trẻ ở trường mầm non. Đây là một hoạt động được trẻ nhỏ ưa thích. Ngay từ nhỏ, trẻ em đã sớm quan tâm đến lao động của người lớn nhằm thỏa mãn mong muốn được tìm hiểu, khám phá và được trải nghiệm xúc cảm, tình cảm, hiểu biết của mình qua các loại hình lao động phù hợp với lứa tuổi.

Đồng thời, lao động giúp cho q trình giáo dục nhân cách phát triển tồn diện và diễn ra thuận lợi:

- Đối với giáo dục thể chất: trong khi lao động, tất cả các q trình hơ hấp, tuần hồn, trao đổi chất, được tăng cường. Vd: thông qua hoạt động lao động nhổ cỏ quanh lớp học thì địi hỏi trẻ phải hoạt động bằng tay, di chuyển bằng chân, như vậy các quá trình trong cơ thể phải hoạt động theo sự lao động của trẻ.

- Đối với giáo dục đạo đức : góp phần hình thành những phẫm chất đạo đức như : lòng yêu lao động, quý trọng người lao động ... từ đó hình thành ở trẻ tính mục đích , tình kiên trì, tính độc lập ... giúp trẻ nẳm được một số kỹ năng lao

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

vệ sinh lớp học trẻ biết tự phân cơng cho mình một cơng việc cụ thể và cố gắng hồn thành nó, trong một số cơng việc thì địi hỏi quan hệ tập thể ở các trẻ như cùng nhau trồng cây xanh thì có trẻ thì trồng cây, một trẻ khác tưới nước, trẻ khác lại chăm sóc, bắt sâu cho cây...

- Đối với giáo dục trí tuệ: trong q trình lao động, trẻ trực tiếp sử dụng các công cụ lao động, thực hành lao động, qua đó trẻ nắm được tính chất của các vật liệu và những tri thức về đối tượng lao động. Vd: qua việc chăm sóc cây trẻ nắm được đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng, trẻ biết sử dụng các dụng cụ lao động để chăm sóc cậy trồng.

- Đối với giáo dục thẩm mĩ: trong lao động trẻ thường hướng vào việc tạo ra những sản phẫm đẹp. Đồng thời khi tham gia lao động nhờ sự hướng dẫn của người lớn, trẻ phân biệt được sản phẫm đẹp với sản phẫm xấu; biết yêu quý, giữ gìn cái đẹp, muốn sống theo cái đẹp.

Như vậy, mục đích của lao động đối với trẻ là hình thành ở trẻ những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động tương lai, những kỹ năng lao động sơ đẳng, nắm được tri thức về lao động và biết yêu quý những sản phẩm lao động, hướng về cái đẹp trong lao động.

<i><b>1.3.2. Các đặc điểm hoạt động lao động của trẻ 5 – 6 tuổi </b></i>

Hoạt động lao động là một loại hoạt động nhằm tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội, những giá trị vật chất và tinh thần cần thiết cho loài người. Đó chính là hình thức hoạt động cơ bản của người lớn, nó địi hỏi những điều kiện thể lực và tâm lý cao.

Những phẩm chất tâm lý của người lao động chưa thể có được ở tuổi mẫu giáo nhưng những tiền đề của chúng đang được hình thành ở lứa tuổi này nhất là trẻ 5 – 6 tuổi. Việc hình thành những tiền đề cần thiết cho hoạt động lao động ở lứa tuổi mẫu giáo lại được diễn ra theo con đường đặc biệt, chủ yếu ở bên ngoài việc thực hiện nhiệm vụ lao động.

Trẻ em làm quen bước đầu với hoạt động khi chúng quan sát người lớn làm việc hay thông qua kể chuyện, tranh vẽ... Trong những cuộc chơi, trẻ tái tạo lại những hành động lao động và những mối quan hệ giữa những người lớn với nhau, qua đó mà thu nhận những biểu tượng cần thiết về lao động., về ý nghĩa xã

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

hội và tính chất tập thể của nó. Thơng qua trị chơi, ở trẻ cũng được hình thành những hình thức đầu tiên của sự phân công hợp tác của những người lao động.

Trong những hình thức hoạt động có sản phẩm, trẻ mẫu giáo đã biết thực hiện những hành động nhằm tạo ra một kết quả nhất định.. Trong hoạt động đó ở trẻ hình thành nên những kỹ năng cần thiết. Việc thực hiện những nhiệm vụ học tập đơn giản cũng góp phần hình thành ở trẻ sự tự kiểm tra, tự đánh giá cơng việc của mình. Tất cả những điều đó là tiền đề cần thiết để hình thành nên hoạt động lao động. Tuy nhiên những tiền đề đó cịn bị tản mạn trong nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Để thống nhất lại, cần phải hình thành ở trẻ em những hình thức sơ đẳng của lao động, trước hết là hướng dẫn trẻ thực hiện những nhiệm vụ lao động đơn giản nhằm đạt được một kết quả cụ thể.

Hướng dẫn trẻ em hợp tác với nhau trong nhiệm vụ lao động chung có một ý nghĩa quan trọng vì nó tạo ra ở đứa trẻ một ý thức hợp tác, tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm đến cơng việc chung, và đó là những điều kiện cần thiết cho việc hình thành con người lao động kiểu mới sau này.

Tuy nhiên, do đặc điểm phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ mẫu giáo mà thường những nhiệm vụ lao động được tổ chức gắn liền với trò chơi. Hơn nữa, điều quan trọng không phải là làm sao cho những hành động lao động cho trẻ mẫu giáo thực sự mang lại kết quả cao, mà điều chủ yếu là làm sao để trẻ hiểu được thế nào là lao động. Cần tổ chức cho trẻ tham gia những hình thức lao động đơn giản, nhằm tạo cho sự xuất hiện những tiền đề của hoạt động lao động.

<i><b>1.3.3. Các dạng lao động và nội dung lao động của trẻ 5 – 6 tuổi </b></i>

Lao động của trẻ ở trường mẫu giáo rất đa dạng. Điều này cho phép duy trì hứng thú hoạt động của trẻ, thực hiện giáo dục tồn diện. Có bốn hình thức lao động cơ bản: lao động tự phục vụ, lao động sinh hoạt, lao động trong thiên nhiên và lao động thủ công.

– Lao động tự phục vụ

Lao động tự phục vụ là hình thức lao động nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày, nhằm chăm sóc cho bản thân mình (tắm rửa, cởi quần áo, thu dọn giường ngủ, chuẩn bị chỗ làm việc, đi giày dép v.v…).

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Ý nghĩa của lao động tự phục vụ trước hết là ở sự cần thiết của nó, khuynh hướng thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày của trẻ. Do hành động được lặp đi lặp lại hằng ngày, các kĩ xảo tự phục vụ được trẻ lĩnh hội vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ nắm kinh nghiệm thực tế và độc lập hành động. Đồng thời, trẻ ý thức được mọi người đều có trách nhiệm lao động liên quan đến những nhu cầu sống hằng ngày của mình. Lao động tự phục vụ bắt đầu được nhận thức như một trách nhiệm, như là sự bắt buộc.

Ở trẻ 5 – 6 tuổi, nội dung phong phú hơn so với lứa tuổi trước, mang tính chất thường xuyên và chuyển dần thành nhiệm vụ trực nhật. Các kĩ năng, kĩ xảo mới đưa thêm vào như thu dọn giường nằm, sửa chữa đồ chơi, chải tóc, lau giày, giữ vệ sinh trong phịng và ngồi sân. Đặc điểm của lao động của trẻ lớn là biết tự tổ chức công việc và giúp đỡ các em nhỏ hơn, biết tự kiểm tra và có ý thức giữ gìn đồ vật.

– Lao động trong sinh hoạt

Lao động sinh hoạt là hình thức lao động đi vào tồn bộ cuộc sống hằng ngày của trường mẫu giáo. Hình thức lao động này nhằm giữ gìn sự sạch sẽ và ngăn nắp trong lớp và ngoài sân trường, giúp đỡ người lớn tổ chức quá trình sinh hoạt hằng ngày. Lao động sinh hoạt nhằm phục vụ chung cho tập thể, vì vậy có khả năng to lớn để giáo dục thái độ quan tâm đến tập thể, đến các bạn.

Ở nhóm trẻ lớn, nội dung lao động phong phú hơn, mang tính chất thường xuyên và phần lớn chuyển thành nhiệm vụ của các em trực nhật. Trẻ giữ gìn sạch sẽ lớp học, ngồi sân chơi, sửa chữa đồ chơi, dán lại sách vở, giúp đỡ các em nhỏ. Trẻ nhóm lớn phải biết tự tổ chức các công việc – trẻ luôn tỏ ra cố gắng, muốn có kết quả tốt và quan hệ tốt với bạn bè để được đánh giá cao.

- Lao động trong thiên nhiên

Lao động trong thiên nhiên là hình thức lao động cho trẻ tham gia chăm sóc cây cối và súc vật, trồng cây ở góc thiên nhiên ngồi vườn, trong vườn hoa.

Lao động của trẻ trong thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt để phát triển trí tuệ, phát triển óc quan sát, giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. Lao động trong thiên nhiên tạo điều kiện tất yếu để phát triển thể lực nâng cao sức chịu đựng của cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thể. Lao động trong thiên nhiên thường xuyên giáo dục lòng yêu lao động và mang lại niềm vui cho trẻ trong lao động. Trẻ có được những kĩ xảo thực hành đơn giản, sử dụng các dụng cụ lao động, biết chăm sóc cây trồng, vật ni, hiểu biết nhiều về sự sinh trưởng và phát triển của cây, tập tính của các động vật.

Ở trẻ 5 – 6 tuổi, các nhiệm vụ có tính chất thường xuyên và phức tạp hơn. Trẻ tưới bằng bình tưới, xới đất, bón thúc cho cây, cho cá ăn, cuốc đất ngoài vườn rau, vườn hoa, tham gia thu hoạch. Giáo viên dạy trẻ quan sát sự sinh trưởng của cây, phân biệt các loại cây, hạt. Trong lao động ở góc thiên nhiên, những khái niệm của trẻ về đời sống động vật và thực vật mở rộng hơn, trẻ hiểu mối liên hệ giữa các hiện tượng trong thiên nhiên; độc lập, ý thức trách nhiệm trong lao động được nâng cao.

– Lao động thủ công

Lao động thủ cơng là hình thức cho trẻ làm các đồ vật bằng các vật liệu khác nhau như bìa cát tơng, giấy, gỗ, các vật liệu tự nhiên (các hạt, củ, quả, vỏ cây, v.v…), phế liệu (các mụn giẻ, ống chỉ, hộp, ống bơ v.v…) hình thức này phần lớn tiến hành ở các nhóm trẻ lớn. Trẻ có thể làm đồ chơi, hay các đồ chơi dùng cho trị chơi như: con thuyền, cái nhà, xe ơm, bàn ghế, động vật v.v…

Hình thức lao động này tạo điều kiện để giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Trẻ bắt đầu bước vào thế giới kỹ thuật đầy hấp dẫn, điều đó có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển sau này của trẻ.

Lao động thủ công phát triển năng lực thiết kế, các kĩ xảo thực hành, hứng thú lao động, những khuynh hướng có ích, tìm hiểu các kĩ thuật đơn giản.

Trẻ tiếp thu những khái niệm bước đầu về tính chất các vật liệu: vật liệu có thể biến đổi làm ra nhiều đồ vật, như biến đổi phải sử dụng một số dụng cụ, cách gắn liền các bộ phận (bằng hồ, đinh, bằng lắp ghép, xếp, gấp v.v…). Ví dụ: gỗ có thể bào, cưa, cắt, khoan, đóng đinh, gắn. Khi sử dụng gỗ có thể dùng cưa, dao, búa, kìm, giấy ráp v.v… trẻ biết được tính chất phong phú của các vật liệu tự nhiên.

Trong lao động thủ cơng, có thể giáo dục trẻ nhiều phẩm chất như tính kiên trì, cẩn thận, tính mục đích và ý thức vượt khó để đạt mục đích, đồng thời,

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

giáo dục cho trẻ óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng sáng tạo. Cần dạy cho trẻ các kĩ năng, kĩ xảo để trẻ có khả năng thực hiện ý định của mình. Có như vậy, mới hình thành cho trẻ hứng thú và sự say mê trong lao động sáng tạo.

<i><b>1.3.4. Những hình thức tổ chức lao động của trẻ mẫu giáo </b></i>

- Giao nhiệm vụ

Nhiệm vụ lao động là công việc cụ thể mà trẻ được giao và phải hồn thành một mình hoặc cùng với các bạn. Giao nhiệm vụ là yêu cầu trẻ phải hoàn thành một cơng việc nào đó liên quan đến lao động tự phục vụ hay lao động vì tập thể.

Giao nhiệm vụ là hình thức tổ chức lao động đơn giản nhất cho trẻ mẫu giáo. Hình thức này rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo bé, vì trẻ chưa thể lao động theo ý muốn và giáo viên dùng các nhiệm vụ đơn giản để dần dần giúp trẻ trở thành người có ích cho tập thể và cho các bạn.

Việc thực hiện các nhiệm vụ góp phần hình thành ở trẻ tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao và hình thành ở trẻ hứng thú lao động. Trẻ phải tập trung ý chí, thể hiện sự cố gắng để kết thúc công việc và báo cáo với giáo viên về việc hoàn thành nhiệm vụ. Các nhiệm vụ có nội dung phù hợp với các hình thức lao động có trong chương trình (ở góc thiên nhiên, vườn rau, v.v…).

Ở trẻ 5 – 6 tuổi, các nhiệm vụ cá nhân được đặt ra trong các hình thức lao động mà trẻ chưa có kĩ năng hoặc phải học kĩ năng mới. Đó là hình thức tập thể, theo nhóm (5 – 6 em) buộc trẻ phải có sự tổ chức, phân công với nhau (cùng nhau thu dọn giá đồ chơi, dán hộp cho các trẻ chơi trò chơi học tập, các công việc ở vườn trường v.v…). Điều đó góp phần hình thành ý thức tập thể, biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để hồn thành cơng việc. Giáo viên cần giúp đỡ khi trẻ chưa có những kĩ năng tổ chức lao động tập thể.

- Trực nhật

Trực nhật là hình thức lao động địi hỏi trẻ hoàn thành các nhiệm vụ nhằm phục vụ tập thể. Đây là hình thức phức tạp hơn so với nhiệm vụ. Nó địi hỏi trẻ phải độc lập hơn – trẻ lần lượt tham gia các hình thức trực nhật được phân cơng trong mỗi ngày. Điều đó đảm bảo cho trẻ tham gia lao động thường xuyên. Chế

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

độ trực nhật có ý nghĩa giáo dục to lớn, nó đặt trẻ vào trong điều kiện bắt buộc phải hoàn thành các công việc cần thiết cho tập thể. Điều đó giúp trẻ nâng cao tinh thần trách nhiệm trước tập thể và trẻ hiểu được công việc của mình là cần thiết cho mọi người.

Ở nhóm lớn có chế độ trực nhật trong góc thiên nhiên. Hằng ngày, các em trực nhật thay đổi cho nhau, sao cho mỗi em đều được tham gia tất cả các hình thức trực nhật. Khi chọn nhóm trực nhật cần chú ý đến quan hệ bạn bè giữa các em, thoả mãn nguyện vọng làm việc cùng nhau. Cần dạy trẻ biết phối hợp hành động với nhau, biết thoả thuận, phân công công việc cho nhau, các biện pháp sử dụng hợp lí thời gian và sức lực.

Trong việc tổ chức hoạt động lao động phải đặc biệt chú ý giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, hình thành ở trẻ những hành vi đạo đức như giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng lao động của bạn…

– Tổ chức lao động tập thể

Ở nhóm trẻ lớn có nhiều khả năng để tổ chức lao động tập thể cho trẻ. Các công việc lao động tập thể có thể tiến hành như quét dọn phòng học, sân chơi, trồng rau, trồng hoa, thu hoạch rau quả, trang trí lớp học, hội trường v.v…

Giáo viên cần chú ý đến việc giải thích ý nghĩa công việc, hướng dẫn, phân cơng việc giữa các nhóm (đảm bảo sự cơng bằng).

Trong hình thức lao động này, giáo viên đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa các trẻ, giúp đỡ trẻ hình thành kĩ năng lao động có tổ chức và tinh thần giúp đỡ lẫn nhau.

Có các hình thức lao động chung và lao động phối hợp. Lao động chung là tất cả các em cùng nhau làm việc, mỗi nhóm làm một việc để hoàn thành một nhiệm vụ chung. Lao động phối hợp mang tính chất phức tạp hơn, có sự kế tiếp nhau theo nhiều giai đoạn của cùng một công việc. Trẻ tham gia không cùng một lúc vào quá trình hoạt động, song vẫn tạo ra khả năng tập hợp trẻ trong công việc chung phức tạp hơn. Hình thức này tạo ra khả năng hình thành mối quan hệ tập thể rộng hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Việc tổ chức cho trẻ lao động dưới bất cứ hình thức nào cũng tiến hành theo một trình tự nhất định, bao gồm các bước sau:

+ Xác định rõ mục đích lao động cho trẻ. Mục đích lao động được thể hiện bằng các nhiệm vụ lao động cụ thể mà trẻ cần thực hiện

+ Chuẩn bị cho quá trình lao động: các đối tượng, các dụng cụ lao động, địa điểm, trang phục của trẻ phù hợp với công việc lao động và thời tiết.

+ Cần nêu rõ nhiệm vụ lao động cho trẻ.

+ Hướng dẫn trẻ cách thức lao động. Giáo viên chỉ dẫn trẻ cách thức lao động một cách ngắn gọn, rõ ràng, kết hợp trình bày trực quan bằng các hành động hoặc thao tác cụ thể giúp trẻ nắm bắt biện pháp làm việc.

+ Điều khiển trẻ trong quá trình lao động: cần bao quát mọi trẻ, khuyến khích mọi trẻ tham gia vào lao động một cách tự giác, tích cực và đảm bảo an toàn cho trẻ.

+ Khi kết thúc lao động, cần đánh giá cơng việc để động viên trẻ kịp thời, khuyến khích trẻ tích cực tìm kiếm, phát hiện mới trong q trình lao động và tổ chức cho trẻ thu dọn sau lao động và làm vệ sinh cá nhân.

<i><b>1.3.5. Tầm quan trọng của hoạt động lao động đối với việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 </b></i>

Hoạt động lao động là một trong những hoạt động có ưu thế trong việc hình thành KNHT cho trẻ mẫu giáo. Qua lao động, trẻ bắt đầu tích lũy những tri thức, kinh nghiệm của xã hội loài người, trẻ học cách chia sẻ, hợp tác cùng nhau. Có thể nói lao động là phương tiện ưu việt trong quá trình thành người của trẻ mẫu giáo. Những công việc đơn giản trẻ có thế tự làm được, nhưng có những việc khó hơn thì địi hỏi trẻ phải hợp tác cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, trong lao động sẽ hình thành tính độc lập, tinh thần trách nhiệm, sự tự tổ chức hành vi có mục đích của trẻ. Trẻ biết lao động thì cũng biết giá trị của nổ lực lao động, biết tôn trọng lao động của người khác, chú ý nhiều hơn với những người cần giúp đỡ. Như vậy lao động sẽ góp phần kết nối trẻ lại với nhau, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, hình thành cho trẻ KNHT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Nhu cầu hợp tác của trẻ mẫu giáo với mọi người xung quanh phát triển rất mạnh mẽ, ở lứa tuổi này trẻ phải biết hợp tác làm việc và chơi với nhau, trẻ cần phải sống hịa thuận, thơng cảm và giúp đỡ những trẻ khác trong nhóm. Chính nhờ sự hợp tác của trẻ thông qua các hoạt động ở trường mầm non, mà đặc biệt là thông qua hoạt động lao động, đã giúp trẻ có cơ hội được gần gũi bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau thỏa thuận, đàm phán, thiết lập mối quan hệ với bạn cùng chơi, cùng làm việc một cách chân thực và rõ nét nhất. Bên cạnh đó, giáo dục lao động góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức như lòng yêu lao động, quý trọng người lao động, sẵn sàng lao động khơng những cho mình, cho người thân mà cịn vì lợi ích chung của tập thể, cho xã hội và từ đó hình thành ở trẻ tính mục đích, tính kiên trì, tính độc lập, tinh thần vượt khó khăn và óc sáng tạo; giúp trẻ nắm được một số kĩ năng lao động đơn giản; hiểu rõ vai trị lao động trong đời sống; hình thành các quan hệ tập thể trong lao động, tinh thần tương trợ và niềm vui cho kết quả chung của tập thể.

Như vậy có thể khẳng định rằng: hoạt động lao động có vai trị quan trọng trong việc hình thành kĩ năng hợp tác cho con người và phải bắt đầu giáo dục ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đây chính là thời điểm giáo dục thuận lợi và có hiệu quả.

<b>1.4. Tiểu kết chương 1 </b>

Qua chương này, tôi đã làm rõ được các khái niệm những vấn đề liên quan đến việc hình thành KNHT, các đặc điểm KNHT của trẻ 5 – 6 tuổi, vai trò của kỹ năng hợp tác đối với trẻ 5 – 6 tuổi. Đồng thời làm rõ một số vấn đề chung về hoạt động lao động của trẻ 5 – 6 tuổi như: hình thức lao động, mục đích lao động, các đặc điểm hoạt động lao động của trẻ, cách tổ chức lao động. Và một vấn đề khơng thể thiếu đó là tầm quan trọng của hoạt động lao động đối với việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Từ những lí luận trên tơi nhận thấy rằng: việc hình thành KNHT ngay từ lứa tuổi MN nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng là rất cần thiết. Việc phát triển KNHT cho trẻ giữ một vai trị rất quan trọng trong việc phát triển tồn diện nhân cách cho trẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Việc phát triển KNHT thông qua hoạt động lao động phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức các hoạt động lao động một cách linh hoạt và có kế hoạch.

Trên đây là cơ sở của việc tìm hiểu thực trạng hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam và là cơ sở để đề xuất các biện pháp của việc trạng hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TẠI </b>

<b>TRƯỜNG MẪU GIÁO HƯỚNG DƯƠNG – NÔNG SƠN – QUẢNG NAM. 2.1. Vài nét về trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam. </b>

<i><b>2.1.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên </b></i>

Trường Mẫu giáo Hướng Dương – Nơng Sơn – Quảng Nam là trường có bề dày thành tích trong nhiều năm. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi của xã. Trường có 10 lớp học, đều tổ chức dạy 2 buổi/ngày và tổ chức bán trú.

Tồn trường có 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên bao gồm các trình độ sau:

<b> Trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên </b>

<b>Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp </b>

<i><b>2.1.2. Tình hình trẻ </b></i>

Về phía trẻ, đa số các cháu có thói quen nề nếp và hứng thú trong hoạt động hằng ngày ở trường. Hiện nay trường có 10 lớp mẫu giáo, trong đó có 5 lớp mẫu giáo nhỡ và 5 lớp mẫu giáo lớn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Tổng số phòng: 10 phòng học, 02 phịng hành chính quản lý, 01 phịng bếp, 01 phịng y tế và cơng trình vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo nhu cầu cho trẻ và cán bộ, giáo viên. Mỗi phòng học đều có máy tính, tivi, máy quạt, đồ dùng dạy học, đồ chơi, sạp ngủ, bàn ghế, …

Sân trường rộng rãi, thống mát có nhiều cây xanh bóng mát, vườn hoa, vườn rau, nhiều đồ chơi cho trẻ và có hệ thống tường rào cổng ngõ cẩn thận.

<b>2.2. Cơ sở thực tiễn của việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam. </b>

<i><b>2.2.1. Khái qt q trình điều tra thực trạng </b></i>

<i>2.2.1.1. Mục đích điều tra </i>

Quá trình điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động lao động nhằm hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên. Từ đó, đưa ra các biện pháp tốt nhất nhằm phát triển KNHT cho trẻ.

<i>2.2.1.2. Địa bàn và khách thể điều tra </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Khảo sát 30 trẻ thuộc lớp Lớn 1 và lớp Lớn 2 trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam.

<i>2.2.1.3. Nội dung điều tra </i>

- Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam

- Thực trạng quá trình phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam.

- Thực trạng mức độ kỹ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam.

<i>2.2.1.4. Phương pháp điều tra thực trạng - Phương pháp đàm thoại </i>

Trao đổi với giáo viên về một số vấn đề liên quan đến việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm nắm được thực trạng của giáo viên về việc sử dụng các biện pháp phát triển KNHT thông qua hoạt động lao động.

<i>- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi </i>

Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động; xác định thực trạng; mục tiêu; nội dung và phương thức hình thành KNHT cho trẻ thông qua hoạt động lao động.

<i>- Phương pháp thống kê toán học </i>

Dùng để xử lý số liệu điều tra

<i>2.2.1.5. Thời gian điều tra </i>

Tháng 12 năm 2019

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i><b>2.2.2. Phân tích kết quả điều tra thực trạng </b></i>

<i>2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động lao động tại trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam </i>

Chúng tôi tiến hành điều tra 10 giáo viên đã từng dạy trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mẫu giáo Hướng Dương – Nông Sơn – Quảng Nam bằng phiếu hỏi, sau một thời gian chúng tôi đã tổng hợp được những ý kiến sau:

<i>* Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động lao động đối với việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi </i>

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi với nội dung: Hoạt động lao động có tầm quan trọng như thế nào đối với việc hình thành KNHT cho trẻ 5 – 6 tuổi? và chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.1

<i><b>Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động lao động đối với việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 – 6 tuổi </b></i>

</div>

×