Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Từ các ý kiến, quan điểm của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa bàn tỉnh, anh/chị hãy bình luận về cơ chế xác định trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi thực hi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.85 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>BỘ MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH – HIẾN PHÁP ---0-0--- </b>

<b>HỌ TÊN SINH VIÊN </b>

Nguyễn Phương Thảo – MSV: 20063152 – K65LKDB

<b>Tiểu luận kết thúc học phần Luật Hành chính </b>

<b>Đề 10: </b>

<i>Đề bài: Từ các ý kiến, quan điểm của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về triển khai </i>

các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa bàn tỉnh, anh/chị hãy bình luận về cơ chế xác định trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi thực hiện các hoạt động công vụ.

<b>Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Minh Hà </b>

Hà Nội – 2021

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.1. Khái niệm hoạt động công vụ ... 1

1.2. Khái niệm cán bộ ... 2

1.3. Khái niệm công chức ... 2

1.4. Cơ chế xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong pháp luật Việt Nam ... 3

<b>Chương 2: Cơ sở thực tiễn về cơ chế xác định trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi thực hiện các hoạt động công vụ từ thực tế các biện pháp phòng chống dịch bệnh của tỉnh Bắc Giang .... 6 </b>

2.1. Thực trạng kiểm soát dịch bệnh covid 19 ở tỉnh Bắc Giang ... 6

KẾT LUẬN ... 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 11

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>1 </small>

<b>Mở đầu: Việt Nam đang ở trong làn sóng thứ tư của dịch bệnh Covid-19. Một trong những </b>

địa phương có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất chính là tỉnh Bắc Giang. Trước tình thế đó, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương đã đưa ra quyết định đầy khó khăn nhưng cho tới điểm hiện tại, nó đã cho thấy tính hiệu quả trong cơng tác kiểm sốt dịch bệnh: Tạm phong tỏa 4 khu công nghiệp, giữ chân 67.000 công nhân các nơi ở lại Bắc Giang. Xung quanh cơng tác phịng chống dịch bệnh của tỉnh Bắc Giang, nhiều khía cạnh có thể được bàn đến như việc đánh giá chủ trương, đảm bảo phát triển kinh tế ở khu công nghiệp và chăm lo đời sống cơng nhân… Bên cạnh đó, dưới góc nhìn lý luận – thực tiễn trong hoạt động quản lý hành chính, dựa trên các ý kiến, quan điểm của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa bàn tỉnh, ta thấy được vấn đề về trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi thực hiện các hoạt động công vụ là một vấn đề đáng quan tâm, đóng vai trị quan trọng trong đời sống thực tiễn.

<b>Chương 1 </b>

<b>1. Cơ sở lý luận về cơ chế xác trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan đơn vị khi thực hiện các hoạt động công vụ trong pháp luật Việt Nam </b>

<i>1.1. <b>Khái niệm hoạt động công vụ </b></i>

Trong các văn bản quy phạm pháp luật, chưa có khái niệm chính xác về hoạt động cơng vụ, nhưng trong Luật Cán bộ, cơng chức có đưa ra khái niệm hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ theo quy định của Luật Cán bộ, công

<i>chức. Như vậy, có thế hiểu rằng: “Cơng vụ là hoạt động nhà nước mang tính quyền lực và </i>

<i>pháp lý, được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, công chức hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện những chức năng của nhà nước vì lợi ích xã hội, công dân và nhà nước.”</i><small>1</small>

Một số đặc điểm và tính chất của hoạt động cơng vụ có có thể kể đến là: (1) Mục đích của cơng vụ là phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội; (2) Nội dung hoạt động công vụ bao gồm các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, của Đảng, tổ

<small>1</small><i><small> Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.165 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>2 </small>

chức chính trị - xã hội trong lãnh đạo, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời tổ chức cung ứng và phục vụ nhu cầu chung của xã hội, của nhân dân khơng vì mục đích lợi nhuận; (3) Chủ thể thực thi công vụ là cán bộ, công chức; (4) Hoạt động công vụ không chỉ thuần túy mang tính quyền lực nhà nước mà còn bao gồm cả các hoạt động do cơ quan, tổ chức thành lập (được nhà nước ủy quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân; (5) Hoạt động cơng vụ mang tính thường xun, chun nghiệp.

<i>1.2. Khái niệm cán bộ </i>

“Cán bộ được hiểu theo ý nghĩa xã hội dùng để chỉ những người có trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước”<small>2</small>. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi bổ sung 2019) chia khái niệm cán bộ ra làm hai đối tượng:

<i>Thứ nhất, đối tượng là cán bộ từ cấp huyện trở lên: phải đáp ứng được đầy đủ các điều </i>

kiện sau đây: (1) Là công dân Việt Nam; (2) Được hình thành từ con đường bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì; (3) Làm việc trong các cơ quan nhà nước, Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; (4) Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

<i>Thứ hai, đối tượng là cán bộ cấp xã (cán bộ xã, phường, thị trấn): phải đáp ứng đủ các </i>

điều kiện sau đây: (1) Là công dân Việt Nam; (2) Được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì; (3) Xác dịnh cụ thể 8 vị trí: i) Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; ii) Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân<small>3</small>; iii) Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân; iv) Chủ tịch mặt trận Tổ quốc Việt Nam; v) Bí thư Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; vi) Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; vii) Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam (áp dụng với cả xã, phường, thị trấn có hoạt động nơng, lâm, ngư, nghiệp, diêm nghiệp và có tổ chức Hội nơng dân Việt Nam); viii) Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam.

<i>1.3. Khái niệm công chức </i>

Khái niệm công chức thường được hiểu theo nghĩa khác nhau giữa các quốc gia có cùng hệ thống chính trị; tổ chức bộ máy nhà nước; sự phát triển kinh tế - xã hội; tính truyền

<small>2</small><i><small> Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 181. </small></i>

<small>3 Khoản 2, Điều 32, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>3 </small>

thống và các yếu tố văn hóa, lịch sử. Song tựu chung lại, các khái niệm này vẫn mang một số điểm chung mang tính đặc thù như: là cơng dân của nước đó; được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển; được bổ nhiệm vào một ngạch, chức danh hoặc gắn với một vị trí việc làm, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo tính chất đó, ở Việt Nam, khái niệm công chức bao gồm hai đối tượng sau:

<i>Thứ nhất, đối tượng là cơng chức nói chung phải đáp ứng những điều kiện cơ bản là: </i>

(1) Là công dân Việt Nam; (2) Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh; (3) Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương cấp huyện, cấp tỉnh; trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam nhưng không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân quốc phịng; trong cơ quan đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, công nhân công an; (4) Tính chất cơng việc thường xuyên, chuyên nghiệp; (5) Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được đảm bảo bởi quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

<i>Thứ hai, công chức cấp xã: (1) Là công dân Việt Nam; (2) Được tuyển dụng giữ một </i>

chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã; (3) Hưởng lương từ ngân sách nhà nước.(4) Công chức cấp xã gồm 7 chức danh cụ thể: i) Trưởng công an, ii) Chỉ huy trưởng Quân sự; iii) Văn phòng – thống kê; iv) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và mơi trường (đối với xã); v) Tài chính – kế tốn; vi) Tư pháp – hộ tịch; vii) Văn hóa – xã hội.

Ngày 25/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, có hiệu lực từ 01/7/2020, quy định một số điểm mới. Khoản 2, Điều 4, khái niệm mới về công chức không tiếp tục quy định đối tượng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là công chức.

<i>1.4. Cơ chế xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong pháp luật Việt Nam </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>4 </small>

Trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu các cơ quan đơn vị được quy định rõ ràng, minh bạch bởi quy chế hành chính của cán bộ công chức, cho đến nay, đã và đang được pháp luật điều chỉnh theo chiều hướng ngày càng toàn diện, thống nhất hơn. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu các cơ quan đơn vị được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật điển hình như: Luật Cán bộ, cơng chức (thông qua ngày 13-11-2008, sửa đổi, bổ sung 2019) với Điều 10 quy định về nghĩa vụ của cán bộ công chức là người đứng đầu; Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27-10-2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ (sau đây gọi là Nghị định 157). Ngoài ra, mỗi dạng trách nhiệm đặc trưng được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.

<i><b>Thứ nhất, trách nhiệm kỉ luật: là hình thức trách nhiệm pháp lý được áp dụng với </b></i>

cán bộ, công chức nhà nước thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tức là có hành vi (hành động hoặc không hành động) vi phạm nghĩa vụ, vi phạm quy định của Luật cán bộ, cơng chức, có tính chất và mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỉ luật sau:

Đối với cán bộ: (1) Khiển trách; (2) Cảnh cáo; (3) Cách chức (chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kì; (4) Bãi nhiệm. “Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực thì đương nhiên thơi giữ chức vụ do phê chuẩn, bầu cử, bổ nhiệm. Trường hợp bị phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thơi việc. Việc áp dụng hình thức kỉ luật, thẩm quyền trình tự, thủ tục xử lý vi phạm kỉ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”<small>4</small>

Đối với công chức: (1) Khiển trách; (2) Cảnh cáo; (3) Hạ bậc lương; (4) Giáng chức (chỉ áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý); (5) Cách chức (chỉ áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý); (6) Buộc thơi việc. “Cơng chức bị Tịa kết án phạt tù mà khơng được hưởng án treo thì đương nhiên buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Cơng chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

<small>4</small><i><small> Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 214 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>Thứ hai, trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức, người đứng đầu các cơ quan </b></i>

đơn vị “là trách nhiệm bồi thường bằng tiền của cán bộ, công chức cho các cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do cán bộ, cơng chức đó làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra. Trách nhiệm của công chức bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi hoàn”<small>5</small>. Về mặt nguyên tắc, cơ chế xử lý trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức phải thỏa mãn đầy đủ những điều kiện sau: (1) Căn cứ vào lỗi, tính chất, hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, bảo đảm khách quan, công bằng, công khai; (2) Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật để xảy ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, ngồi xử lý kỷ luật có trách nhiệm bổi thường thiệt hại; (3) Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền (bồi thường một lần hoặc trừ dần vào lương mỗi tháng 20%); (4) Trường hợp nhiều cán bộ, công chức cùng làm mất mát, hư hỏng hoặc gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì đều phải chịu liên đới trách nhiệm bồi thường; (5) Trường hợp thiệt hại vật chất gây ra là bất khả kháng thì cán bộ, công chức liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Cơ chế xác định trách nhiệm vật chất của cán bộ, cơng chức đã được pháp điển hóa khi Quốc hội ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước ban hành năm 2017 để quy

<small>5</small><i><small> Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 216 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>6 </small>

định rõ hơn trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thực thi cơng vụ được giao. Bên cạnh đó, Nghị định số 188/2006/NĐ – CP ban hành ngày 10/10/2006 đã cụ thể hóa các nguyên tắc về trách nhiệm vật chất của cán bộ công chức, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan thi hành công vụ.

<i><b>Thứ ba, trách nhiệm hình sự, là trách nhiệm pháp lý cao nhất mà cán bộ, công chức </b></i>

hay bất cứ công dân nào phải chịu khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Đối với cơng chức, có hai trường hợp chịu trách nhiệm hình sự xảy ra. Một là, cán bộ, công chức vi phạm pháp Luật Hình sự gắn với hoạt động cơng vụ: Đây là hình thức trách nhiệm hình sự đặc thù của cán bộ công chức so với công dân Việt Nam khi các chủ thể vi phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn, có hành vi vi phạm pháp luật, điển hình như các tội danh được quy định tại Điều 107, 127, 170, 174, 281… trong Bộ luật Hình sự 2015. Hai là, cán bộ, công chức vi phạm pháp luật hình sự khơng liên quan đến hoạt động cơng vụ: Cán bộ, cơng chức phải chịu trách nhiệm hình sự như tất cả các cơng dân khác. Thêm vào đó, nếu có xuất hiện yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sẽ bị xử lý ở khung hình phạt nặng hơn.

<i><b>Thứ tư, trách nhiệm hành chính, cơ sở để xác định trách nhiệm hành chính của cán </b></i>

bộ, công chức trong các hoạt động công vụ là Luật xử lý vi phạm hành chính 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020). Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hành chính, trong một số trường hợp pháp luật quy định, cán bộ, công chức phải chịu thêm trách nhiệm kỉ luật.

<b>Chương 2</b>

<b>2. Cơ sở thực tiễn về cơ chế xác định trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi thực hiện các hoạt động công vụ từ thực tế các biện pháp phòng chống dịch bệnh của tỉnh Bắc Giang </b>

<i>2.1. <b>Thực trạng kiểm soát dịch bệnh covid 19 ở tỉnh Bắc Giang 2.1.1. Thực tế tình hình dịch bệnh ở Bắc Giang từ ngày 8/5 </b></i>

Theo như tờ báo điện tử Nhân Dân điện từ đưa tin ngày 13/5: “Sáng 8-5, tỉnh Bắc Giang ghi nhận một ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 đánh dấu cho đợt bùng phát thứ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>7 </small>

tư của đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.”<small>6</small> Đây là ổ dịch nguy hiểm, kiểm sốt rất khó khăn do xảy ra tại khu cơng nghiệp nơi có mật độ cơng nhân tập trung lớn, di chuyển rộng. Từ ca mắc Covid-19 đầu tiên ngày 8/5, những ngày sau đó, tỉnh Bắc Giang trở thành địa phương có ổ dịch lớn nhất cả nước, tới nay đã ghi nhận hơn 3.000 ca số ca mắc Covid-19 tại Bắc Giang vẫn tăng lên mỗi ngày. UBND tỉnh Bắc Giang tiến hành họp khẩn, đưa ra hàng loạt các biện pháp mạnh mẽ nhằm khống chế ổ dịch.

Trong vòng gần hai tháng, tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát. “Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang cho biết dự kiến từ ngày 10/7, tình hình dịch COVID-19 được kiểm sốt hồn tồn, Bắc Ninh, Bắc Giang quay lại trạng thái “bình thường mới” đến cấp quy mơ xã, phường.” Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp tuyến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với lãnh đạo hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang về công tác phòng, chống dịch và phục hồi sản xuất trên địa bàn diễn ra chiều tối 30/6.

<i>2.1.2. Quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang trong công tác phòng chống dịch </i>

bệnh Covid 19

Tỉnh Bắc Giang kiểm sốt dịch bệnh nhanh chóng nhờ có quyết định kịp thời, hợp lý của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ông Lê Ánh Dương. Ngày 18/5, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 518/QĐ-UBND thực hiện cách ly xã hội 03 (ba) huyện: Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam bắt đầu từ 00 giờ 00 phút ngày 19/5/2021, theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thơng báo mới.Quyết định gồm 3 Điều chỉ đạo cụ thể các đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức người đứng đầu các cơ quan đơn vị quyết liệt phịng chống dịch bệnh. Chiều muộn ngày 17/5, ơng kí quyết định tạm dừng hoạt động 4 khu cơng nghiệp: Vân Trung, Quang Châu, Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng.

Lệnh phong tỏa đồng nghĩa với việc giữ lại tồn bộ 67.000 cơng nhân các tỉnh, thành phố ở lại Bắc Giang, chấp nhận áp lực rất lớn lên tồn hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh. Sau quyết định, tỉnh nhanh chóng giải quyết 2 vấn đề. Thứ nhất, bằng mọi giải pháp

<small>6</small><i><small> Đặng Giang (2021, ngày 13 tháng 05), Nỗ lực dập dịch trong khu công nghiệp ở Bắc Giang, Báo Nhân dân điện tử, Ngày </small></i>

<small>truy cập: 4/5/2021. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>8 </small>

phải giúp công nhân yên tâm ở lại trong các khu vực bị phong toả. Thứ hai, chăm lo an sinh, đảm bảo đủ nhất nhu yếu phẩm cho công nhân trong giai đoạn bị phong tỏa. Những ngày sau đó tỉnh dồn tồn lực để giải quyết những vấn đề hậu phong tỏa, thành lập ngay bộ phận chuyên trách hỗ trợ công nhân, tháo gỡ mọi vướng mắc. Đồng thời báo cáo với Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam để có chính sách hỗ trợ ban đầu. Bước tiến mới trong cơng tác phịng, chống dịch là chuyển trạng thái từ giai đoạn chạy theo đến tấn công dịch trên mọi mặt trận. Đến nay dịch bệnh cơ bản được đẩy lùi và khống chế ở 10/10 huyện, thành phố tính đến thời điểm ngày 30/06/2021.

<i>2.2. Đánh giá cơ chế xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong công tác chống dịch từ các biện pháp phòng dịch ở Bắc Giang </i>

Hiện nay, hoạt động công vụ đang được ưu tiên, chú trọng nhất đối với tất cả các cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chính là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an ninh quốc gia, phục hồi kinh tế, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng qua việc tập trung cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid-19. Trong cơng tác phịng chống dịch bệnh, trách nhiệm của cán bộ, cơng chức được đặt ra và đóng vai trị rất quan trọng để các hoạt động kiểm sốt dịch bệnh phục vụ lợi ích của quốc gia, cộng đồng diễn ra hiệu quả. Từ thực tế tình hình kiểm sốt dịch bệnh ở Bắc Giang, ta có thể thấy được cơ chế xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu các cơ quan đơn vị biểu hiện và hoạt động ra sao trong thực tế.

Trước tiên, trong Quyết định mà chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đặt bút kí và ban hành ngày 18/5, ta thấy được trách nhiệm của cán bộ, công chức người đứng đầu các cơ quan đơn vị được chỉ rõ. Tại khoản 5 Điều 1 quyết định 518/QĐ – UBND tỉnh Bắc Giang

<i>quy định: “Chủ tịch UBND các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam chịu trách nhiệm </i>

<i>trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện cách ly xã hội tại địa bàn quản lý theo quy định.” Có thể hiểu rằng, bên cạnh nghĩa vụ phải thi hành Quyết định được nêu ở </i>

khoản 4 Điều 1: “Giao cho Công an tỉnh phối hợp với UBND các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam chỉ đạo lập các chốt kiểm soát kể từ trước 00 giờ 00 phút ngày 19/5/2021; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khu vực, địa bàn phong tỏa; tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường kiểm soát ở cổng các.”; Điều 3: “Thủ trưởng

</div>

×