Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Anh/chị hãy phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội): Bộ môn Luật hành c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.62 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1

<b> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT </b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN </b>

<b>Anh/chị hãy phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quảnlý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội).</b>

<b>Họ tên sinh viên: Nguyễn Đức Trung Lớp: K65B </b>

<b> Mã sinh viên: 20061305 </b>

<b> Bộ mơn: LUẬT HÀNH CHÍNH </b>

<b> Giảng viên bộ môn: TS. Nguyễn Thị Minh Hà Hà Nội-2021 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2

<b> </b>

Mục lục

<b>MỞ ĐẦU ... 3 </b>

<b>A. Lý do chọn đề tài ... 3 </b>

<b>B. Mục tiêu nghiên cứu ... 3 </b>

<b>C. Phương pháp nghiên cứu ... 4 </b>

<b>NỘI DUNG ... 4 </b>

<b>1. Khái niệm. ... 4 </b>

<b>a) Nền kinh tế số. ... 4 </b>

<b>b) Thương mại điện tử. ... 5 </b>

<b>2. Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số ở Việt Nam ... 6 </b>

<b>a) Ba trụ cột chính. ... 6 </b>

<b>b) Hành động của Chính phủ Việt Nam. ... 7 </b>

<b>3. Những thuận lợi cho phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam. ... 8 </b>

<b>4. Những khó khăn, thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số. ... 9 </b>

<b>5. Nguyên nhân ... 11 </b>

<b>6. Giải pháp cơ bản quản lý nhà nước về phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay. ... 12 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 15 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Để làm rõ hơn về vấn đề này, tôi đã chọn đề

<b>tài:“Hãy phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội).” nhằm tìm hiểu, định </b>

hướng mục tiêu phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam.

<b>B. Mục tiêu nghiên cứu. </b>

<b>1. Khái niệm. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>NỘI DUNG </b>

<b>1. Khái niệm. a) Nền kinh tế số. </b>

Kinh tế số là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử được thực hiện qua Internet. Nền kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

5

hóa, giao thơng vận tải, logistic, tài chính ngân

<b>hàng,…) mà công nghệ số được áp dụng. </b>

Xét về bản chất, đó là các mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số. Những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống như các trang thương mại điện tử hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển,… cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng. Ngồi ra, ở quy mơ lớn hơn, nền kinh tế số đã góp phần quan trọng vào việc hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào

<b>chuỗi cơng nghệ tồn cầu. </b>

Nhờ nền kinh tế số mang lại lợi nhuận cao, các ngành công nghiệp đã thay đổi mô hình kinh doanh mang tính cách mạng, từ thương mại điện tử sang quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram), giải trí (Netflix, Youtube) và giao thông vận tải (Uber, Grab) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shoppe)... hoàn toàn khác biệt so với truyền thống như các hãng truyền thơng tồn cầu nhưng khơng sở hữu quyền tác giả của một tin tức nào, hãng taxi tồn cầu nhưng khơng sở hữu chiếc xe nào,... đã và đang góp phần định hình nên một kỷ nguyên kinh tế mới, thời đại của kinh tế số”. Bởi trong bối cảnh của cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 trên tồn cầu thì đó chính là những đóng góp của kinh tế số hóa đối với các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia vào chuỗi cơng nghệ tồn cầu.

<b>b) Thương mại điện tử. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

6

Thương mại điện tử bao gồm việc mua và bán các sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên nhiều công nghệ khác nhau như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, xử lý giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống thu thập dữ liệu tự động.

<b>2. Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay. </b>

<b>a) Ba trụ cột chính. </b>

<b>Trụ cột thứ nhất là cơ sở hạ tầng và dịch vụ số bao </b>

gồm hạ tầng cứng và mạng lưới viễn thông làm nền tảng để tạo ra hạ tầng mềm là dịch vụ số giúp tối ưu

<b>hóa các hoạt động của nền kinh tế. </b>

<b>Trụ cột thứ hai là tài nguyên kỹ thuật số bao gồm </b>

một hệ sinh thái dữ liệu và tri thức mở, hữu ích cho việc dự đoán và ra quyết định kịp thời với hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay các cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp, tài chính, dân số, quản lý đất đai... vẫn chưa được hoàn thiện. Dữ liệu các dịch vụ công trực tuyến chưa được liên thông ở các sở, ngành, địa phương nên chưa phát huy được tính thống nhất và trao đổi thơng tin, vì vậy người dân khi làm dịch vụ cơng thường phải cung cấp thông tin cho mỗi dịch vụ rất nhiều lần.

<b>Trụ cột thứ ba là chính sách chuyển đổi số, bao </b>

gồm các dịch vụ, chính sách chuyển đổi Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, đào tạo nguồn nhân lực kỹ

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

7

thuật số chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh kỹ thuật số, bảo mật thông tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ.

Việc xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn liền với vai trò của người đứng đầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, bảo đảm thực thi hiệu quả. Do vậy, Việt Nam thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo; các thành viên Ủy ban là các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các Bộ liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời có sự tham gia của đại diện khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy hiệu quả hợp tác công-tư trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

<b>b) Hành động của Chính phủ Việt Nam. </b>

Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, coi đó là động lực góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới và tạo cơ hội đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế với tầm nhìn: “Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trên mọi lĩnh vực nhưng có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, ưu tiên các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp và dân sinh như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp...”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

8

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương đã có những bước tiến và đạt được những kết quả quan trọng làm cơ sở cho sự phát triển của Chính phủ điện tử, nhất là trong phòng, chống đại dịch Covid-19 hiện nay.

<b>3. Những thuận lợi cho phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam. </b>

Việt Nam có dân số trẻ, am hiểu công nghệ và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng về số người dùng Internet, điện thoại thông minh, và mạng

<b>xã hội hàng đầu. </b>

Mặt khác, ngành viễn thông công nghệ thông tin đã tạo ra cơ sở hạ tầng viễn thông. Mạng 3G, 4G phủ 95% cả nước, 5G sẽ sớm được triển khai, đây là một nền tảng quan trọng của nền kinh tế số ở Việt Nam.

Gần đây sự xuất hiện của dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm và quan tâm tới giao dịch trực tuyến. Các hình thức của kinh tế số ở Việt Nam đã phát triển đa dạng và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn. Xu hướng số hóa, chuyển đổi và ứng dụng công nghệ số trong nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại đến vận tải, ngân hàng, y tế, giáo dục, du lịch, giải trí, quảng cáo và các hình thức ứng dụng trực tuyến... Trong đó thương mại điện tử phát triển nhanh chóng về quy mơ lẫn hình thức. Các hình thức chợ trực tuyến, mua sắm, kinh doanh, giải trí, cùng với đó là các dịch vụ giao nhận, các giải pháp thanh toán trực tuyến, thanh toán bằng thẻ và máy thanh toán đang bùng nổ mạnh mẽ, hiện diện ở khắp mọi nơi. Trong khi các thương hiệu thương mại điện tử

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Nhưng bên cạnh khía cạnh tích cực này, ở cấp độ quốc gia, những vấn đề kinh tế - xã hội lớn của cuộc sống số hóa ngày càng trở nên rõ ràng hơn, vượt quá khả năng giải quyết của khu vực tư và họ cần sự chung tay của nhà nước. Thật vậy, những vấn đề này không chỉ nảy sinh ở Việt Nam mà còn ở các nước khác và đã trở thành một vấn đề chính trị chung trên tồn thế giới.

Để khơng bỏ lỡ cơ hội này, trước hết Chính phủ phải đổi mới và chuyển mình để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0 có thể kiểm soát được sự phát triển quốc gia trong thời đại kỹ thuật số. Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có sự chuyển biến từ nhận thức sang hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế số.

<b>4. Những khó khăn, thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

10

<b>Thứ nhất, vấn nạn tin giả, thông tin khơng chính </b>

xác và những phát ngơn q khích trên mạng xã hội, đang là vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay. Ở Việt Nam, không chỉ Đảng, Nhà nước, giới lãnh đạo bị tấn công bởi tin giả, thông tin được gọi là “xấu, độc” mà mỗi người dân, cộng đồng cũng đang hứng chịu các vấn đề tương tự.

<b>Thứ hai, hệ thống giải quyết tranh chấp đối với hoạt </b>

động kinh doanh, thương mại điện tử và pháp luật dân sự trên môi trường số. Hệ thống tư pháp vốn dĩ là một điểm yếu thường trực của Việt Nam và càng là vấn đề khi bước vào kỷ nguyên số. Bởi tốc độ và mức độ ảnh hưởng của tranh chấp nếu trong đời thực là một thì trên mơi trường số sẽ lũy thừa lên n lần.

<b>Thứ ba, việc triển khai các kỹ thuật trao đổi dữ liệu </b>

cơ bản còn chậm, cụ thể là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang bị đình trệ; các dịch vụ công trực tuyến thiết kế rời rạc, chưa lấy người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm, dẫn đến số lượng đăng ký trực tuyến rất thấp, thậm chí một số dịch vụ không phát sinh hồ sơ.

<b>Thứ tư, nguồn nhân lực về công nghệ thông tin </b>

đang khan hiếm và có xu hướng chuyển sang khu vực kinh tế tư nhân. Tính bảo mật thấp, không sẵn sàng chia sẻ, liên thơng dữ liệu. Chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các cơ quan ban, ngành, địa phương về những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số.

<b>Thứ năm, kết quả thực hiện nhiều nhiệm vụ của </b>

Chính phủ điện tử cịn rất chậm và nhiều nơi thực hiện mang tính hình thức. Việc xây dựng và cung cấp các cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

11

sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng cho sự phát triển Chính phủ điện tử cịn rất chậm so với tiến độ yêu cầu; hệ thống thơng tin dữ liệu cịn cục bộ, khơng có kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; chất lượng dữ liệu và thông tin chưa được cập nhật kịp thời, chính xác; nhiều hệ thống thơng tin đã triển khai chưa bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, mức độ tin cậy của quốc gia đối với các giao dịch điện tử còn thấp.

<b>Cuối cùng, việc cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến </b>

vẫn cịn chạy theo số lượng trong khi tỷ lệ hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến còn rất thấp; việc xử lý các thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ cơng việc cịn mang nặng tính thủ cơng, giấy tờ. Cơ chế đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vẫn cịn những rào cản gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong triển khai các dự án. Do đó dẫn đến tình trạng nhiều lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cịn chưa có đầy đủ thơng tin về dữ liệu số của các đối tượng mà họ xử lý.

<b>5. Nguyên nhân </b>

Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do nhiều cấp, nhiều ngành chưa xác định rõ lộ trình và các nhiệm vụ cụ thể để triển khai, còn khoảng cách giữa ứng dụng công nghệ thơng tin với cải cách thủ tục hành chính và đổi mới phương pháp làm việc, đặc biệt là trong quan hệ với mọi người và doanh nghiệp; vai trò của người đứng đầu trong điều hành thực hiện chưa được phát huy, thiếu nền tảng trao đổi tích hợp dữ liệu giữa các

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

12

cơ quan hành chính nhà nước; việc đảm bảo an tồn, an ninh cho các hệ thống thơng tin của Chính phủ chưa được quan tâm đầy đủ.

Đặc biệt, chúng ta còn thiếu khung pháp lý đồng bộ để thiết lập quản trị Chính phủ điện tử,chưa có quy định cụ thể cho việc xác thực cá nhân, tổ chức trong các giao dịch điện tử cũng như các quy định pháp lý về văn thư, giá trị pháp lý của văn bản điện tử trong giao dịch hành chính và thanh tốn. Cơ chế bảo đảm thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử chưa đủ mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến việc triển khai cịn thiếu hiệu quả và mang nặng tính hình thức. Chúng ta cũng chưa tận dụng hết sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc xây dựng Chính phủ điện tử và sự thiếu hụt về tài chính và cơ chế đầu tư phù hợp với đặc thù của các dự án công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong môi trường kinh doanh của thế giới hiện nay.

<b>6. Giải pháp cơ bản quản lý nhà nước về phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay. </b>

<b>Thứ nhất, kỹ thuật số là xu thế phát triển tất yếu </b>

trong thời đại ngày nay, vì vậy, cần phải xây dựng và ban hành các khuôn khổ pháp lý cụ thể, chặt chẽ nhằm kiểm soát hiệu quả các hoạt động kinh tế diễn ra trên khơng gian mạng. Hồn thiện pháp luật về thương mại điện tử, xây dựng hệ sinh thái cho thương mại điện tử, có chính sách bảo vệ người tiêu dùng, tránh những biểu hiện tiêu cực như gian lận thương mại trong kinh doanh trực tuyến, đem lại niềm tin cho người tiêu dùng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

13

<b>Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện thể chế nhằm tạo </b>

cơ sở pháp lý cơ bản và toàn diện cho sự ra đời và phát triển của Chính phủ điện tử. Cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Chính phủ điện tử và các văn bản liên quan. Đảm bảo hành lang pháp lý cho sự phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới hướng tới nền kinh tế số và xã hội số.

<b>Thứ ba, để thiết lập các hệ thống ứng dụng phục vụ </b>

người dân, doanh nghiệp, văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tích cực chủ động xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia và thiết lập hệ thống thông tin một cửa điện tử kết nối Cổng dịch vụ công bộ, ngành, địa phương; kết nối giữa Chính phủ với người dân và doanh nghiệp, thể hiện tinh thần phục vụ, kiến tạo của Chính phủ.

<b>Thứ tư, hồn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia có </b>

tính chất nền tảng. Song song với việc xây dựng các thể chế, cần tập trung hoàn thiện việc xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng quốc gia, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai... Và cần phải xây dựng một nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương để đảm bảo dữ liệu, thông tin được thông suốt giữa các cấp Chính phủ.

<b>Thứ năm, rà soát, sắp xếp lại và huy động mọi </b>

nguồn lực cả về con người và tài chính. Đồng thời, cần chú trọng vào việc tổ chức giáo dục và đào tạo, sử dụng hệ thống thông tin, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến cho các cá nhân, doanh nghiệp và nghiên cứu,

</div>

×