Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

phân tíchphạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụng của công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cisg lấy 01 án lệ về phạm vi áp dụng của cisg để minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> BỘ TƯ PHÁP</b>

<b> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI </b>

<b> BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ</b>

<b> ĐỀ BÀI : </b>

<b>Phân tích phạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụngcủa Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp</b>

<b>đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). Lấy 01 án lệ vềphạm vi áp dụng của CISG để minh họa.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế: CISG

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>II.Phạm vi áp dụng của CISG...1</b>

<b>III. Phạm vi không áp dụng của CISG...3</b>

<b>IV. Án lệ về phạm vi áp dụng của CISG...4</b>

<b>KẾT LUẬN...5</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc hay cịn gọi là CISG được xemlà cơng ước thành công nhất trong lĩnh vực thương mại quốc tế, điều đó thể hiệnrõ nhất ở số thành viên tham gia công ước này (hiện nay là 94), bao gồm hầu hếtcác nền kinh tế lớn trên thế giới. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên củaCISG từ ngày 01/01/2017. Để hiểu rõ hơn về phạm vi áp dụng và không áp dụngCISG em xin chọn đề: “Phân tích phạm vi áp dụng và phạm vi khơng áp dụngcủa Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế (CISG). Lấy 01 án lệ về phạm vi áp dụng của CISG để minhhọa.” làm bài tập học kỳ của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>II.Phạm vi áp dụng của CISG</b>

Theo quy định tại Điều 1.1 CISG:

“1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bêncó trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nướcthành viên Công ước này.”

Với quy định trên thì phạm vi áp dụng CISG được xác định hai trườnghợp:

Trường hợp thứ nhất là căn cứ vào dấu hiệu trụ sở thương mại của chủ thểcó quan hệ với nước là thành viên của Công ước Viên 1980. Đây là trường hợpphổ biến nhất của CISG, vì Việt Nam và nhiều nước khác đều là thành viên củaCISG nên CISG là luật áp dụng thay cho luật quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tếcó trường hợp chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế có nhiều trụ sở kinhdoanh đặt ở nhiều quốc gia khác nhau hoặc khơng có trụ sở kinh doanh nào. Đểxử lý trường hợp này sẽ áp dụng Điều 10 CISG .<small>1</small>

Trường hợp thứ hai, khi nguyên tắc trong tư pháp quốc tế quy định luậtđược áp dụng là luật của các nước thành viên của Công ước. Đây được gọi làtrường hợp áp dụng “gián tiếp” Công ước và mở rộng đáng kể phạm vi áp dụngcủa Công ước này đối với các hợp đồng ngay cả khi một bên hoặc cả hai bêntrong hợp đồng khơng có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên củaCông ước. Khi áp dụng các quy phạm xung đột trong Tư pháp quốc tế của mộtquốc gia (thơng thường là quốc gia có Tòa án đang giải quyết tranh chấp) dẫnchiếu đến luật của một quốc gia thành viên khác (là thành viên của Cơng ước)thì Cơng ước sẽ được áp dụng. Ngồi ra, khi các bên lựa chọn luật áp dụng cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

hợp đồng là luật của một nước thành viên của Công ước bởi quy tắc các bêntrong hợp đồng được tự do lựa chọn luật áp dụng là nguyên tắc thông dụng, cốtlõi của Tư pháp quốc tế về hợp đồng. Tuy nhiên, khả năng áp dụng CISG vẫnphụ thuộc vào quan điểm của các quốc gia thành viên. Theo Điều 95 CISG:“Mọi quốc gia có thể tuyên bố, khai nộp văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩny hay gia nhập, rằng quốc gia đó sẽ khơng bị ràng buộc bởi các quy định tạiđoạn b khoản 1 Điều thứ nhất của Cơng ước này.” Khi đó, đối với các quốc giabảo lưu Điều 1.1.b CISG thì luật quốc gia sẽ được áp dụng. Việc bảo lưu này làvì các quốc gia đó khơng muốn CISG thay thế luật nội địa của họ trong nhữnghợp đồng có một bên có trụ sở ở quốc gia khơng phải là thành viên CISG.

<b>III.Phạm vi không áp dụng của CISG</b>

Theo Điều 2 CISG quy định các trường hợp không áp dụng CISG như<small>2</small>

Thứ nhất, theo Điều 1.1.b CISG nếu luật được áp dụng là luật của nướcthành viên CISG mà nước này lại bảo lưu theo quy định tại Điều 95 CISG thìtrường hợp này, pháp luật quốc gia sẽ được áp dụng thay vì áp dụng CISG.

Thứ hai, theo Điều 2.a, CISG không áp dụng nếu hàng được mua để phụcvụ mục đích cá nhân hoặc gia đình, nội trợ và bên bán biết được trước hoặc vàothời điểm giao hợp đồng mục đích của việc mua bán này.

Thứ ba, theo Điều 2.b và 2.c CISG thì các giao dịch bán đấu giá và giaodịch mua bán hàng hóa để thi hành luật hoặc các quyết định tư pháp khôngthuộc phạm vi áp dụng của Công ước. Bởi vì các giao dịch này chịu sự điềuchỉnh của các quy định đặc thù theo pháp luật của các quốc gia nơi giao dịchđược thực hiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Thứ tư, theo Điều 2.d; 2.e; 2.f thì CISG khơng áp dụng cho giao dịch muabán cổ phiếu, cổ phần, chứng khốn đầu tư, các chứng từ lưu thơng hoặc tiền tệ;tàu thủy, máy bay và các chạy đệm trên không khí; điện năng. Bởi vì, đây đều làhàng hóa đặc biệt và được điều chỉnh bởi các quy định đặc thù.

Thứ năm, theo Điều 3.1 CISG các hợp đồng mua bán hàng hóa được chếtạo hoặc sản xuất mà người mua cung cấp phần lớn nguyên liệu cần thiết choviệc chế tạo hoặc sản xuất hàng hóa cũng khơng thuộc phạm vi của CISG. TheoĐiều 3.2 CISG trong một hợp đồng mua bán hàng hóa, ngồi các nghĩa vụ cơbản như giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hóa và chuyển giao quyềnsở hữu thì người bán có thể sẽ phải cung ứng lao động hoặc các dịch vụ khác.Nếu phần nghĩa vụ liên quan đến cung ứng lao động hoặc dịch vụ khác chiếmtrên 50% giá trị tổng thể nghĩa vụ của người bán thì hợp đồng trên không thuộcphạm vi điều chỉnh của CISG.<small>3</small>

Thứ sáu, Điều 4 CISG chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán vàcác quyền, nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừtrường hợp có quy định khác được nêu trong CISG, CISG sẽ khơng liên quantới: tính hiệu lực của hợp đồng; bất cứ điều khoản nào của hợp đồng; bất kỳ tậpquán nào và hậu quả mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đãbán. Điều 5 CISG quy định: CISG khơng áp dụng có trách nhiệm của người bántrong trường hợp hàng của người bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết mộtngười nào đó.

Thứ bảy, theo Điều 6 CISG: “Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Côngước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điềukhoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.” Do đó,nếu như các bên có thỏa thuận cụ thể về việc loại trừ áp dụng CISG thì trườnghợp này CISG sẽ khơng được áp dụng.

<small>3 Mỹ Linh, Bình luận về các trường hợp không áp dụng Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>IV.Án lệ về phạm vi áp dụng của CISG</b>

Án lệ minh hoạ về phạm vi áp dụng của CISG là: giải quyết tranh chấpgiữa một người bán ở Áo và một người mua ở Ba Lan, tại Tịa ánSchiedsgerichtder Bưrse für Landwirtschaftliche Produkte – Wien, Số: S2/97 ngày 10/12/1997.Một người bán ở Áo và một người mua ở Ba Lan đã ký kết một hợp đồngmua bán lúa mạch. Các hợp đồng phải tuân theo luật pháp Áo. Theo quy địnhcủa hợp đồng, một giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa đã được cấp bởi mộtviện chun mơn của Áo. Người bán đã giao hai đợt lúa mạch vào tháng Giêngvà tháng Hai. Người mua từ chối giao hàng thêm với cáo buộc rằng hàng hóakhơng phù hợp với hợp đồng và dựa vào chuyên môn của một viện chuyên môncủa Ba Lan. Sau khi ấn định thêm một thời gian để thực hiện mà khơng có kếtquả, người bán tuyên bố hủy hợp đồng và nộp đơn tố tụng trọng tài yêu cầu bồithường thiệt hại và tiền lãi. Đến lượt người mua lại yêu cầu bồi thường thiệt hại.Tòa án Trọng tài cho rằng CISG được áp dụng vì các bên có địa điểmkinh doanh tại hai quốc gia ký kết khác nhau tại thời điểm ký kết hợp đồng (Áovà Ba Lan). Hơn nữa, các bên đã thỏa thuận chọn luật pháp của Áo, nhưng vìCISG đã có hiệu lực ở Áo tại thời điểm hợp đồng được ký kết nên bằng việc ápdụng Điều 1.1.b Tòa trọng tài quyết định CISG là luật điều chỉnh hợp đồng vàgiải quyết tranh chấp.

Như vậy, từ án lệ trên có thể thấy Tịa trọng tài đã trích dẫn căn cứ tạiĐiều 1.1.b để khẳng định CISG là luật điều chỉnh hợp đồng và giải quyết tranhchấp, ở đây người mua và người bán đã thỏa thuận luật áp dụng là luật Áo, màÁo đã là thành viên của CISG và không bảo lưu theo Điều 95 CISG nên trườnghợp này sẽ thuộc phạm vi áp dụng của CISG.

<b>KẾT LUẬN</b>

Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu án lệ trên chúng ta có thể hiểu rõ hơn vềphạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụng của CISG. Cần hiểu rằng, CISG áp

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

dụng khơng có nghĩa là luật quốc gia khơng có vai trị gì nữa. Trật tự công cộngvẫn phải được tuân thủ và luật quốc gia vẫn điều chỉnh những vấn đề mà CISGkhông chạm tới. Luật quốc gia vẫn kết hợp điều chỉnh hợp đồng với CISG, cũngnhư Incoterms và PICC.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

1. Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG).

2. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2019

3. ThS. Nguyễn Thị Hồng Trinh, “Phạm vi áp dụng của Công ước CISG chohợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, 2018

4. Mỹ Linh, Bình luận về các trường hợp khơng áp dụng Cơng ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), 2021, (Truy cập: 16h20 ngày

5. Nơng Quốc Bình, Phạm vi áp dụng và không áp dụng của Công ước Viên1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Luật học số 10/2011

6. Nguyễn Thị Hồng Trinh, Bùi Thị Quỳnh Trang, Phân tích phạm vi áp dụng Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử7. TS. Nguyễn Thị Hồng Trinh, Phạm vi áp dụng của Công ước CISG cho

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHỤ LỤC</b>

Phụ lục 1:

“Ðiều 10: Nhằm phục vụ Cơng ước này:

a. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng vàđối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng.

b. Nếu một bên khơng có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.”

Phụ lục 2:“Ðiều 2:

Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:

a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.

b. Bán đấu giá.

c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.

d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khốn đầu tư, các chứng từ lưu thơng hoặc tiềntệ.

e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm khơng khí.f. Ðiện năng.”

</div>

×