Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.47 KB, 3 trang )

Thông thường, trong quan hệ nghĩa vụ, người có quyền trực tiếp nhận
nghĩa vụ từ người có nghĩa vụ hoặc người có nghĩa vụ trực tiếp thực hiện
nghĩa vụ trước người có quyền. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan và chủ
quan khác nhau mà người có quyền hoặc người có nghĩa vụ có thể thực hiện
nghĩa vụ của mình thông qua người thứ ba.
Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba là sự thỏa thuận giữa người
có quyền với người có nghĩa vụ, theo đó người có nghĩa vụ ủy quyền cho
người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Sau đây là 1 tình huống thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thông qua
người thứ ba:
Ngày 10/5/2005, A và B làm hợp đồng vay tiền. Theo đó, A vay của B
10.000.000
đ
, hai bên thỏa thuận mức lãi suất là 1.2%, thời hạn trả là ngày
10/5/2006. A dự định sau khi vay tiền sẽ đầu tư mua hai con bê con chăm
sóc, rồi đến hạn thì bán đi để trả nợ, kiếm chút tiền dư. Nhưng ít ngày sau,
được tin con trai ở miền Nam bị bệnh, A lên đường vào Nam. Biết khó trả nợ
được đúng hạn vì không thực hiện được dự định, nên sau khi hỏi ý kiến của B
và được B đồng ý, A đã làm hợp đồng ủy quyền với C – là cháu ruột của A
và cũng là người quen biết với B. Theo đó, hai bên thỏa thuận, C sẽ trả cả gốc
lẫn lãi số tiền nợ khi đến hạn giúp A; sau thời hạn hai năm A sẽ trở về và
thanh toán hoàn lại số tiền mà C thay A trả cho B, đồng thời sẽ thanh toán cả
khoản tiền thù lao cho C ghi trong hợp đồng ủy quyền; A và C cũng thỏa
thuận biện pháp xử lý khi nếu một bên vi phạm hợp đồng.
Đến hạn thanh toán khoản nợ ghi trong hợp đồng (tức đến ngày
10/5/2006), B mang giấy tờ đến đòi nợ; sau 1 năm, tổng cả gốc lẫn lãi là
10.120.000
đ
. Nhưng do không đủ tiền nên C chỉ trả được 5.000.000
đ
. B gọi


điện yêu cầu A trả nốt số tiền còn thiếu. Nhưng A một mực khẳng định mình
1
không còn liên quan gì trong việc trả nợ với B, muốn đòi thì B phải đòi C còn
A kiên quyết không trả. B đã kiện lên Tòa án nhân dân huyện X.
Qua tình huống trên, chúng ta thấy được mối quan hệ nghĩa vụ của các
chủ thể như sau:
Trước hết, tình huống trên về bản chất như là một trường hợp thỏa
thuận tay ba. Trong đó, sự thỏa thuận giữa A (người có nghĩa vụ trả nợ cho
B) với C (là người thứ ba – người được A ủy quyền trả khoản nợ) được thực
hiện thông qua một hợp đồng ủy quyền, do đó quyền và nghĩa vụ của C trong
trường hợp này phải được xác định theo nội dung của một hợp đồng ủy
quyền mà không phải là theo nội dung của hợp đồng vay tiền. Vì hợp đồng
vay tiền là hợp đồng được thiết lập và chứa các thỏa thuận trong đó giữa A
và B, nên về thực chất nó sẽ không làm thay đổi về chủ thể thực hiện nghĩa
vụ trả nợ đó chính là A. C chỉ là người thực hiện việc trả nợ thay A theo hợp
đồng ủy quyền mà không phải là người thế nghĩa vụ cho A.
Tại Điều 293 – BLDS 2005: “Khi được bên có quyền đồng ý, bên có
nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân
sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, theo qui
định của pháp luật nếu C thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận
trong hợp đồng ủy quyền giữa A và C thì A vẫn phải chịu trách nhiệm trước
B về việc thực hiện thanh toán khoản nợ (cả gốc lẫn lãi) khi đến hạn như đã
ghi trong hợp đồng vay tiền giữa A và B. Vì vậy, trong trường hợp này,
đương nhiên là A vẫn phải có trách nhiệm trả hết khoản tiền nợ cho B.
Còn về phần quan hệ quyền và nghĩa vụ xác lập theo hợp đồng ủy
quyền giữa A và C, trong trường hợp này C đã vi phạm nghĩa vụ đã thỏa
thuận trong hợp đồng nên C sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự trước A (chịu
trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền). Tất nhiên, trong quá
trình thực hiện hợp đồng ủy quyền, cả A và C còn phải tuân thủ các qui định

của pháp luật về nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền.
2
Một mối quan hệ pháp lí tồn tại nữa đó là quan hệ giữa C với B – là
mối quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. C với tư
cách thay mặt A thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho B, nên C cũng có nghĩa vụ
nhất định với B. Chẳng hạn: theo qui định tại khoản 2 Điều 584 thì bên được
ủy quyền: “Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời
hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền. Nghĩa là
trong trường hợp này, C có nghĩa vụ báo cho B thời hạn, phạm vi ủy quyền –
hai nội dung có trong hợp đồng ủy quyền giữa A và C.
Mặt khác, giả sử rằng, trong tình huống trên, nếu C lại thực hiện nghĩa
vụ một cách đầy đủ theo như hợp đồng ủy quyền giữa C và A; nghĩa là đến
hạn (ngày 10/5/2006) C thanh toán hết cả gốc lẫn lãi là 10.120.000
đ
cho B thì
quan hệ nghĩa vụ trả nợ đương nhiên chấm dứt, nhưng sự chấm dứt này
không phải là sự chấm dứt quan hệ nghĩa vụ trả nợ giữa C và B, mà là sự
đương nhiên chấm dứt quan hệ nghĩa vụ trả nợ giữa A và B. Vì chủ thể của
thực hiện nghĩa vụ trả nợ là A không thay đổi, chỉ thay đổi phương thức thực
hiện nghĩa vụ trả nợ là thông qua người thứ ba là C bằng một hợp đồng ủy
quyền. Và đương nhiên, nếu sau khi C thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp
đồng ủy quyền với A thì lại tiếp tục giải quyết các quan hệ phát sinh về
quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng ủy quyền giữa A và C.
Như vậy, trong tình huống trên, nhìn bề ngoài thì tưởng như C là người
có quan hệ nghĩa vụ trả nợ với B theo hợp đồng vay tiền, vì về mặt thực tế C
là người trực tiếp giao trả tiền cho B, và C cũng bị ràng buộc về việc thực
hiên nghĩa vụ theo hợp đồng ủy quyền, giao số tiền 10.120.000
đ
cho B thay
A. Tuy nhiên, về mặt pháp lí thì C đang thực hiện hợp đồng ủy quyền với A,

và thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay A phải thực hiện, hay nói đúng hơn là chỉ
được thực hiện theo đúng phạm vi được ủy quyền. Còn người phải chịu trách
nhiệm hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trước B không ai khác ngoài A – người ký
vào hợp đồng vay tiền với B.
3

×