Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

xây dựng và điều khiển mô hình robot song song delta phân loại sản phẩm dựa trên xử lý ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 99 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA </b>

TRẦN SĨ LÂM

<b>XÂY DỰNG VÀ ĐIỀU KHIỂN </b>

<b>MƠ HÌNH ROBOT SONG SONG DELTA PHÂN LOẠI SẢN PHẨM DỰA TRÊN XỬ LÝ ẢNH </b>

Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ Mã số: 8520114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG -HCM </b>

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

<b>1. PGS.TS. Võ Tường Quân – Chủ tịch hội đồng 2. TS. Dương Văn Tú – Thư ký </b>

<b>3. PGS.TS. Đỗ Xuân Phú – Ủy viên (phản biện 1) 4. TS. Lê Ngọc Bích – Ủy viên (Phản biện 2) 5. TS. Phùng Thanh Huy – Ủy viên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Qua quá trình học tập tại trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức hay từ quý thầy cô và bạn bè. Thông qua luận văn tốt nghiệp, em xin có lời cảm ơn đến tất cả những người đã quan tâm giúp đỡ em trong những tháng ngày học tại trường.

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Phạm Công Bằng – người đã trực tiếp định hướng, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình làm luận văn. Sự hỗ trợ và những lời nhận xét quý báu của thầy giúp em nhận thấy rõ những sai sót, kiến thức cịn thiếu để hồn thành mục tiêu luận văn.

Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy em trong suốt quá trình vừa qua. Những kiến thức mà quý thầy cô truyền đạt sẽ là một nguồn tư liệu quý báu để em hoàn thành luận văn và cũng là hành trang cho em bước trên con đường sự nghiệp sau này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp, những người đã và đang hết sức động viên, chia sẻ và giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.

Lời cuối, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy cô Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cơ trong Khoa Cơ khí và Bộ mơn Cơ

<i><b>điện tử. </b></i>

<i>Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 </i>

Trần Sĩ Lâm

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

Luận văn này thực hiện tìm hiểu về mơ hình robot delta và ứng dụng xử lý ảnh vào phân loại và sắp xếp sản phẩm. Nội dung luận văn bao gồm phân tích mơ hình robot delta 3 bậc tự do và triển khai hệ thống điều khiển chuyển động cho một mơ hình robot đã có sẵn, sau đó thực hiện đánh giá khả năng hoạt động của mơ hình từ đó đưa ra những nguyên nhân ban đầu dẫn đến sai số trong quá trình hoạt động của mơ hình robot. Tiếp theo, tiến hành tinh chỉnh và cải thiện độ chính xác cho mơ hình, sau đó một lần nữa thực hiện kiểm tra sai số mơ hình sau khi được thực hiện tinh chỉnh. Kết quả của quá trình đánh giá cơ khí là cơ sở để ứng dụng cơng nghệ xử lý hình ảnh vào mơ hình robot để thực hiện quá trình phân loại và sắp xếp sản phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>ABSTRACT </b>

This thesis explores the delta robot model and employs image processing for the categorization and organization of products. The research encompasses aspects like the analysis of a three-degree-of-freedom delta robot, the implementation of a motion control system for an existing robot, performance assessment, and the identification of error causes. Following this, there is a focus on enhancing the model's accuracy through refinement and subsequent verification of the model error post fine-tuning. The mechanical evaluation outcomes establish the basis for applying image processing technology to facilitate the sorting process in the robot model.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu đều trung thực. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

<i>Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 </i>

<b>Học viên </b>

Trần Sĩ Lâm

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.2.1 Tìm hiểu về robot delta ... 3

1.2.2 Ứng dụng của robot delta ... 5

1.2.3 Giới thiệu mơ hình cơ khí robot delta đã chế tạo ... 7

1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi đề tài ... 8

1.3.1 Mục tiêu đề tài ... 8

1.3.2 Nhiệm vụ đề tài ... 8

1.3.3 Phạm vi đề tài ... 9

1.4 Cấu trúc luận văn ... 10

Chương 2. PHÂN TÍCH BÀI TỐN ĐỘNG HỌC ... 11

2.1 Xác định bậc tự do robot ... 11

2.2 Phân tích động học ngược robot ... 12

2.3 Phân tích động học thuận robot ... 18

2.4 Kết luận ... 22

Chương 3. TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ... 23

3.1 Xây dựng hệ thống điều khiển điều khiển chuyển động (Motion control) ... 23

3.1.1 Triển khai hệ thống mạch điện điều khiển ... 23

3.1.2 Giải pháp tích hợp hệ thống điều khiển chuyển động ... 24

3.1.3 Xây dựng giao diện điều khiển (HMI) tích hợp trên phần mềm Mach3 CNC ... 25

3.2 Xây dựng lưu đồ giải thuật ... 26

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

4.1 Phân tích khả năng gây ra sai số của robot ... 32

4.2.5 Kiểm tra khâu di động ... 37

4.3 Kết quả cải tiến ... 38

5.1 Xây dựng giải thuật nhận diện và xác định tọa độ tâm của vật mẫu ... 43

5.1.1 Giới thiệu camera Basler acA3800-14uc ... 43

5.1.2 Giải thuật nhận diện vật mẫu và xác định tọa độ ... 44

6.1 Đánh giá kết quả đạt được... 65

6.2 Một số kiến nghị và hướng phát triển của đề tài ... 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 68

PHỤ LỤC ... 73

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Hình 1.1: Cấu trúc robot nối tiếp “Scara Robot” [1] ... 2

Hình 1.2: Cấu trúc robot song song [2] ... 2

Hình 1.3: Demaurex’s Line-Placer để đóng gói trong cơng nghiệp [35] ... 5

Hình 1.4: ABB Flexible Automation IRB 340 FlexPicker [35] ... 5

Hình 1.5: Robot delta của hãng FANUC Robotics [35] ... 6

Hình 1.6: Robot delta ứng dụng trong y học [2] ... 6

Hình 1.7: Rostock robot delta in 3D [36] ... 7

Hình 1.8: Mơ hình robot delta thực đã chế tạo ... 7

Hình 1.9: Vật mẫu được sử dụng cho phân loại và sắp xếp ... 9

Hình 2.1: Cấu trúc cơ bản của robot delta [37] ... 11

Hình 2.2: Các thơng số động học ngược robot delta [39] ... 13

Hình 2.3: Đường trịn tâm <small>'1</small><i>E</i> bán kính <small>'1 1</small><i>E J</i> [39] ... 13

Hình 2.4: Mặt phẳng tọa độ YZ [39] ... 14

Hình 2.5: Các cấu hình động học ngược của robot ... 16

Hình 2.6: Quỹ đạo đường trịn XY với Z khơng đổi ... 17

Hình 2.7: Sự thay đổi của tọa độ Ox, Oy, Oz theo góc  ... 17

Hình 2.8: Sự thay đổi của góc xoay <i><sub>1i</sub></i> theo góc  ... 18

Hình 2.9: Tính tốn động học thuận robot [39] ... 18

Hình 2.10: Phương trình ba đường trịn cắt nhau tại <i>E</i><small>0</small>

(

<i>x y z</i><small>0</small>, <small>0</small>, <small>0</small>

)

[39]... 19

Hình 2.11: Hệ tọa độ của bệ cố định robot [39] ... 19

Hình 2.12: Các cấu hình động học thuận của robot ... 21

Hình 2.13: Khơng gian làm việc sau khi giới hạn góc quay ... 22

Hình 3.1: Hệ thống điều khiển chuyển động cho robot ... 23

Hình 3.2: Hệ thống điều khiển chuyển động robot delta ... 25

Hình 3.3: Giao diện thiết kế tích hợp trong phần mềm Mach3 ... 26

Hình 3.4: Lưu đồ giải thuật ... 26

Hình 3.5: Quá trình cài home cho robot ... 27

Hình 3.6: Tạo tệp Gcode quỹ đạo đường trịn ... 29

Hình 3.7: Cấu hình cho động cơ bước ... 30

Hình 3.8: Quá trình vẽ của robot ... 30

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Hình 3.9: Kết quả quá trình đánh giá ... 31

Hình 4.1: Trục động cơ truyền động trực tiếp với khâu chủ động ... 32

Hình 4.2: Kết nối ban đầu khâu bị động ... 32

Hình 4.3: Khâu chủ động ... 33

Hình 4.4: Mơ hình tay địn ... 34

Hình 4.5: Kích thước trục trung gian ... 34

Hình 4.6: Kích thước khớp nối ... 34

Hình 4.7: Cấu trúc của một bộ truyền động ... 35

Hình 4.8: Sơ đồ truyền động đai ... 35

Hình 4.16: Cấu hình lại động cơ bước ... 39

Hình 4.17: Đánh giá sai số lặp lại ... 40

Hình 4.18: Kết quả quá trình vẽ nhiều đường trịn khơng đồng tâm... 41

Hình 5.1: Camera Basler acA3800-14uc ... 43

Hình 5.2: Sơ đồ biểu diễn lắp đặt cao độ camera ... 44

Hình 5.3: Lưu đồ xác định tọa độ vật thể ... 45

Hình 5.4: Kết quả nhận dạng vị trí và dán nhãn ... 47

Hình 5.5: Quan hệ tọa độ ảnh với tọa độ camera [32] ... 47

Hình 5.6: Quá trình thực hiện calibration camera ... 49

Hình 5.7: Bàn cờ được sử dụng Calib camera ... 50

Hình 5.8: Xác định tọa độ ơ bàn cờ ... 50

Hình 5.9: Sai số calib camera ... 52

Hình 5.10: Quan hệ tọa độ camera và tọa độ robot ... 53

Hình 5.11: Kiểm tra sai số hệ thống ... 56

Hình 5.12: Quá trình phân loại và sắp xếp vật mẫu tự động ... 57

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Hình 5.14: Giao diện tích hợp điều khiển robot ... 59

Hình 5.15: Hệ thống điện khí nén ... 59

Hình 5.16: Bố trí thực nghiệm phân loại theo màu sắc ... 60

Hình 5.17: Kết quả quá trình nhận diện vật mẫu ... 60

Hình 5.18: Kết quả quá trình phân loại theo màu sắc ... 60

Hình 5.19: Bố trí thực nghiệm phân loại theo kích thước ... 61

Hình 5.20: Kết quả quá trình nhận diện vật mẫu ... 61

Hình 5.21: Kết quả quá trình phân loạt vật mẫu theo kích thước ... 62

Hình 5.22: Bố trí thực nghiệm gắp và sắp xếp vật mẫu ... 62

Hình 5.23: Kết quả quá trình nhận diện vật mẫu ... 63

Hình 5.24: Kết quả quá trình gắp và sắp xếp vật mẫu ... 63

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH SÁCH BẢNG </b>

Bảng 1.1: So sánh robot nối tiếp và robot song song ... 3

Bảng 1.2: Bảng tham số động học robot delta đã chế tạo ... 7

Bảng 1.3: Thông số động cơ NEMA23 - KH56LM2B018 ... 8

Bảng 1.4: Kích thước vật mẫu ... 10

Bảng 4.1: Bảng tham số động học của robot delta được thiết kế lại ... 38

Bảng 4.2: Kết quả đo đạc trên các đường tròn ... 41

Bảng 4.3: Sai số giữa kích thước vẽ mong muốn và kích thước đo được (mm) ... 42

Bảng 5.1: Thơng số Camera Basler acA3800-14uc ... 43

Bảng 5.2: Mức ngưỡng cài đặt ... 46

Bảng 5.3: Kiểm tra sai số calib camera (mm) ... 51

Bảng 5.4: So sánh giá trị tính tốn trên camera với giá trị thực (mm) ... 53

Bảng 5.5: Kiểm tra sai số hệ thống (mm) ... 55

Bảng 5.6: Sai số giữa tọa độ tính tốn và tọa độ di chuyển thực của robot (mm) ... 56

Bảng 5.7: Tốc độ di chuyển cho từng vị trí làm việc robot ... 58

Bảng 5.8: Kết quả thực nghiệm phân loại vật mẫu theo màu sắc ... 61

Bảng 5.9: Kết quả thực nghiệm phân loại theo kích thước ... 62

Bảng 5.10: Kết quả thực nghiệm gắp và sắp xếp vật mẫu ... 63

Bảng 6.1: Thông số hệ thống sau khi thiết kế ... 65

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN </b>

<b>1.1 Tổng quan về robot 1.1.1 Giới thiệu </b>

Ngày nay, với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, con người đã đạt được nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất, y học, công nghệ thông tin, kỹ thuật quân sự, …. Việc ứng dụng tự động hoá, cụ thể là sử dụng robot thay thế con người vào dây chuyền sản xuất kinh doanh là một xu hướng tất yếu nhằm tạo ra năng suất lao động cao. Robot được sinh ra và trở thành một công cụ cực kỳ hiệu quả giúp thay thế con người thực hiện những công việc từ đơn giản đến phức tạp mà vượt xa khả năng của con người. Từ đó, robot giúp nâng cao năng suất dây chuyền, giảm giá thành, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Việt Nam đang là một quốc gia sở hữu một nguồn lao động giá rẻ rất dồi dào. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới đang hướng tới ngành công nghiệp 4.0, sức lao động của con người đang dần được thay thế. Công nghệ robot là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển tương lai. Đặc biệt sau những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 vừa qua, địi hỏi phải có những giải pháp để hạn chế rủi ro của dịch bệnh, nhu cầu sử dụng robot trong sản xuất công nghiệp càng được chú ý nhiều hơn, bởi nó khơng chỉ đảm bảo an tồn cho người lao động, mà cịn có khả năng làm việc với tốc độ rất cao và chính xác trong dây chuyền sản xuất.

<b>1.1.2 So sánh robot nối tiếp và robot song song </b>

Robot cơng nghiệp có thể được phân loại theo các yếu tố như: theo dạng hình học của khơng gian hoạt động, theo thế hệ robot, theo nguồn dẫn động hoặc theo cấu trúc cơ học. Phân loại theo cấu trúc cơ học, robot được chia thành hai loại chính là robot nối tiếp và robot song song.

<b>Robot nối tiếp (được minh họa như Hình 1.1) là một hệ thống động học hở, gồm </b>

nhiều khâu được nối với nhau thành một chuỗi bằng các khớp, thường là khớp tịnh tiến hoặc khớp xoay. Robot nối tiếp có một khâu giá được gắn cố định được gọi là đế, đế robot sẽ liên kết với các khâu còn lại và cuối cùng liên kết với khâu công tác để thực hiện các tác vụ khác nhau [1]. Với kết cấu được thiết kế giống như cánh tay người, robot nối tiếp có ưu điểm là khơng gian làm việc lớn hơn so với kích thước của nó, nhờ đó robot nối tiếp được ứng dụng nhiều trong sản xuất ô tô, sắp xếp các pallet, sơn phủ, hàn, cắt vật liệu và nhiều ngành khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hình 1.1: Cấu trúc robot nối tiếp “Scara Robot” [1]

Tuy nhiên, robot nối tiếp cũng có một số nhược điểm: với cấu trúc chuỗi như vậy có xu hướng lớn và đắt tiền do yêu cầu về độ cứng liên kết và truyền tải lực giữa các khâu. Các động cơ và các khâu của các khớp kế tiếp trở thành tải trọng của các khớp trước đó. Như vậy, tỉ lệ tải trọng / khối lượng robot thấp và bị ảnh hưởng bởi quán tính là rất lớn. Kết quả là tốc độ và khả năng tăng tốc của khâu thao tác có thể đạt được là tương đối thấp. Hơn nữa, các sai số về truyền động được tích lũy từng khâu và cộng dồn đến khâu thao tác. Robot dạng nối tiếp sẽ không phù hợp với các cơng việc địi hỏi tải cao hoặc độ chính xác cao [1].

Hình 1.2: Cấu trúc robot song song [2]

<b>Robot song song là robot có cấu trúc động học vịng kín trong đó các khâu được </b>

nối với nhau bằng hai hoặc nhiều chuỗi liên kết kết đặt biệt, mỗi chuỗi liên kết thường được gọi là chân. Mỗi một chân gồm nhiều khâu được nối với nhau bằng các khớp động (khớp cầu, khớp tổng thể (khớp cardan), khớp trụ, khớp xoay hoặc khớp trượt) với nhiệm vụ liên kết bệ cố định với bàn máy di động, trong đó một khớp được dẫn động và các khớp còn lại là khớp bị động [1].

Mặc dù robot song song được biết đến với cấu trúc động học phức tạp, khó thiết kế và điều khiển, giới hạn khơng gian làm việc, ít khéo léo hơn [3]. Tuy nhiên, nó sở hữu

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với robot nối tiếp. Đầu tiên, khả năng thực hiện công việc với tốc độ và chính xác cao nhờ vào việc các cơ cấu truyền động được đặt ở đế cố định làm cho các khâu di động không cần mang theo khối lượng của cơ cấu tác động, vì vậy chúng được thiết kế nhẹ hơn, gây ra ít quán tính. Thứ hai là, với kết cấu như vậy mang lại cho robot độ cứng vững cao, phù hợp cho các ứng dụng địi hỏi độ chính xác, tỷ trọng giữa khối lượng và khả năng chịu tải cao hơn so với robot nối tiếp. Ngoài ra, kết cấu song song giúp robot khơng bị tích lũy sai số như robot nối tiếp do các chuỗi liên kết ràng buộc lẫn nhau [4]. Vì vậy việc nghiên cứu bài tốn động học và điều khiển robot song song để tận dụng những ưu điểm của nó trở thành một vấn đề khoa học và có ý nghĩa thực tế.

Tóm lại, hai loại robot này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy theo mục đích sử dụng mà robot nối tiếp và robot song song được lựa chọn. Bảng 1.1 so sánh các ưu nhược điểm của hai loại robot này.

Bảng 1.1: So sánh robot nối tiếp và robot song song

<b>1.2 Robot delta </b>

<b>1.2.1 Tìm hiểu về robot delta </b>

Trong số các loại robot song song, dạng robot được ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp là robot delta, được nghiên cứu chế tạo lần đầu tiên bởi nhóm nghiên cứu người Thụy Sĩ - Reymond Clavel vào năm 1980 với ý tưởng là dùng các cơ cấu hình bình hành để chế tạo robot song song có 3 bậc tự do chuyển động tịnh tiến và một bậc chuyển động quay [5], [6]. Giống như các robot song song khác, robot delta cũng có cấu trúc vịng kín. Trong đó có ba chuỗi động học độc lập, mỗi chuỗi gồm một đầu gắn với khâu giá cố định, đầu kia gắn với khâu cơng tác thơng qua cơ cấu hình bình hành. Chuyển động của khâu công tác được điều khiển nhờ ba động cơ gắn trên giá cố định [7]. Dựa vào cấu trúc của khâu di động, tùy vào từng yêu cầu gắp đặt mà robot delta có thể có 3 hoặc trên 3 bậc tự do (tối đa 6 bậc tự do). Thực tế, nhu cầu sử dụng tập trung vào các cấu trúc robot

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

delta có số bậc tự do thấp hơn 6 [4].

Robot delta có thiết kế nhẹ và các chuyển động của robot delta hầu như khơng gây ra qn tính, điều này rất có ích trong các cơng đoạn cần tính linh hoạt cao. Sở hữu ưu thế về tốc độ mang lại năng suất làm việc cao, robot delta thu hút được sự quan tâm từ nhiều nghiên cứu [8]. Một số nghiên cứu tập trung vào đánh giá hiệu năng hoạt động của robot delta [9], [10]. Nhiều nghiên cứu tập trung vào việc phân tích quỹ đạo duy chuyển của robot delta nhằm tạo ra việc tối ưu tối đa về thời gian, cũng như phù hợp với các công việc cụ thể cho robot delta [11]–[16]. Trong hoạt động giáo dục, mơ hình robot delta được phát triển phục vụ cho việc tìm hiểu mơ hình toán học robot hoặc cách mà robot hoạt động [17], [18].

Ngoài ra, nhờ vào sự phát triển của khoa học máy tính và các giải thuật xử lý hình ảnh, thị giác máy tính ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau [19]. Hệ thống thị giác máy tính có nhiệm vụ thu thập thơng tin trong thực tế bằng camera và sau đó chuyển đổi về hình ảnh kỹ thuật số để xử lý trích xuất thơng tin cần thu thập [20]. Thị giác máy tính được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống như: các ứng dụng nhận dạng, phân loại, điều khiển, dẫn hướng… Nhiều nghiên cứu đã tích hợp robot delta và hệ thống thị giác cho các hoạt động nghiên cứu cũng như ứng dụng trong thực tế [21]–[27].

Ngồi ra, có nhiều nghiên cứu về robot delta được thực hiện trong nước. Trong nghiên cứu [28] đã nghiên cứu và chế tạo mơ hình cơ khí robot delta, thực hiện tính toán động học để phục vụ việc điều khiển vị trí robot. Các tác giả trong nghiên cứu [29], [30] đã nghiên cứu chế tạo và thực hiện điều khiển mơ hình robot delta, đồng thời kết hợp ứng dụng thị giác máy tính vào để thực hiện nhiệm vụ lắp ráp vật trịn tĩnh. Nhóm nghiên cứu [31] đã mơ tả q trình thiết kế phần cứng cũng như thuật tốn điều khiển kết hợp xử lý hình ảnh cho robot Delta để phân loại sản phẩm theo hình dạng và màu sắc. Tác giả của nghiên cứu [32] đã thực hiện ứng dụng mơ hình robot delta 4 bậc tự do và kết hợp ứng dụng xử lý ảnh vào hệ thống sắp xếp bịch sữa vào thùng.

Qua những tìm hiểu trên, đề tài nhận thấy được những ưu thế nổi bật hơn so với robot dạng truyền thống, robot delta thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Ngoài ra, ứng dụng xử lý ảnh và thị giác máy tính gần đây được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ máy tính và các giải thuật xử lý ảnh. Từ đó, việc tích hợp robot delta và hệ thống thị giác máy tính trở thành vấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

đề mang tính khoa học và ứng dụng cao.

<b>1.2.2 Ứng dụng của robot delta </b>

Nhờ vào những ưu thế về tốc độ, robot delta được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với nhiệm vụ chính là gắp thả sản phẩm, đóng gói, sắp xếp [26], [33], [34]. Trong lĩnh vực công nghiệp, sau khi mua giấy phép từ robot delta năm 1987, cơng ty Demaurex với mục đích để phát triển thành sản phẩm thương mại. Sau vài năm, họ đã đưa sản phẩm robot delta họ ứng dụng trong ngành cơng nghiệp đóng gói trên khắp thế giới (Hình 1.3) [35].

Hình 1.3: Demaurex’s Line-Placer để đóng gói trong cơng nghiệp [35]

Hãng ABB Flexible Automation đã trình làng robot Delta IRB 340 FlexPicker (Hình 1.4) vào năm 1999. FlexPicker được trang bị với một hệ thống chân khơng có khả năng lấy và thả nhanh các vật nặng tới 1 kg. Robot được dẫn với một hệ thống thị giác máy tính bởi Cognex và một bộ điều khiển ABB S4C. Sau mười năm nghiên cứu, thế hệ thứ hai này hiệu quả hơn với tốc độ cao hơn và khả năng mang các vật nặng với thiết kế chân nhỏ hơn dùng trong trong lĩnh vực cơng nghệ đóng gói từ FlexPicker IBR 360 [35].

Hình 1.4: ABB Flexible Automation IRB 340 FlexPicker [35]

Hãng FANUC Robotics đã thực hiện lắp đặt tại hơn 200 000 robot trên tồn thế giới và là cơng ty dẫn đầu thế giới trong ngành công nghiệp robot. Những robot này là

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

lý tưởng để thực hiện các nhiệm chuyển động phức tạp vượt xa khả năng con người, tốc độ nhanh và độ chính xác cao (Hình 1.5).

Hình 1.5: Robot delta của hãng FANUC Robotics [35]

Hiện nay, có một số loại robot delta đã được ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất, phân loại sản phẩm như: Paloma D2 – BOSCH, Robot Hiwin 4 Trục Dòng Delta RD-403, Adept Quattro s650H, ....

Trong lĩnh vực y tế, Công ty Elekta (Thụy Điển), một công ty chuyên về các trang thiết bị y tế đã dùng robot Delta để làm thiết bị nâng giữ kính hiển vi có khối lượng 20kg dùng trong việc giải phẫu (Hình 1.6).

Hình 1.6: Robot delta ứng dụng trong y học [2]

Các ứng dụng khác bao gồm các hoạt động lắp ráp độ chính xác cao trong một phịng sạch, chun cho linh kiện điện tử. Gần đây, các biến thể của robot delta còn được ứng dụng vào cơng nghệ in 3D (Hình 1.7).

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Hình 1.7: Rostock robot delta in 3D [36]

<b>1.2.3 Giới thiệu mơ hình cơ khí robot delta đã chế tạo </b>

Đối tượng nghiên cứu để thực hiện điều khiển và đánh giá của đề tài này là robot delta ba bậc tự do. Lấy ý tưởng từ mơ hình robot đã được chế tạo và phục vụ nghiên cứu tại Khoa kỹ thuật cơ khí của Trường Đại học Kỹ thuật - Cơng nghệ Cần Thơ (Hình 1.8) với các tham số động học như trong bảng Bảng 1.2.

Hình 1.8: Mơ hình robot delta thực đã chế tạo Bảng 1.2: Bảng tham số động học robot delta đã chế tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Mô hình sử dụng 3 động cơ bước NEMA23 - KH56LM2B018 với các thơng số được trình bày trong Bảng 1.3.

Bảng 1.3: Thông số động cơ NEMA23 - KH56LM2B018

<b>1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi đề tài 1.3.1 Mục tiêu đề tài </b>

Từ những tìm hiều sơ bộ trên, nhận thấy rõ tầm quan trọng của robot delta cũng như ứng dụng của xử lý ảnh trong thực tế là rất lớn. Với thực trạng ứng dụng mô hình robot delta trong dạy học ở cơ quan đang công tác chưa chưa hoàn chỉnh, với mong muốn xây dựng hoàn thiện một mơ hình robot phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu về robot delta. Từ đó, hình thành ý tưởng xây dựng mơ hình thí nghiệm có giá thành rẻ ứng dụng được trong học tập và nghiên cứu. Cụ thể, bằng cách thực hiện phân tích, điều khiển, cải thiện độ chính xác cho mơ hình robot sẵn có, tích hợp ứng dụng thị giác máy tính vào phân loại và sắp xếp sản phẩm, cụ thể là thực hiện gắp các vật hình trịn đặt vào các lỗ tương ứng khác nhau về kích thước và màu sắc. Đề tài đặt ra mục tiêu gắp và sắp xếp vật mẫu như sau:

➢ Vùng không gian làm việc: rộng 270mm và cao 130mm. ➢ Tải trọng tối đa cho phép: 0,5kg.

➢ Sai số xác định tâm vật: ± 0,5mm. ➢ Vận tốc tối đa khâu di động: 300mm/s.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

➢ Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý và phân tích bậc tự do của robot.

➢ Phân tích bài tốn động học thuận, tiến hành mơ phỏng và xác định không gian làm việc của robot.

➢ Phân tích bài tốn động học nghịch, xác định góc quay của khớp chủ động, ứng dụng điều khiển vị trí cho robot.

❖ Khảo sát, đánh giá trên mơ hình thực tế:

➢ Từ mơ hình thực tế, xác định các thông số của robot để đưa vào điều khiển. ➢ Triển khai hệ thống điều khiển chuyển động cho mơ hình robot.

➢ Lập trình và thiết kế giao diện điều khiển cho robot. ➢ Đánh giá khả năng hoạt động thực tế.

❖ Tiến hành phân tích và cải thiện độ chính xác cho mơ hình: ➢ Phân tích ngun nhân dẫn đến sai số cho mơ hình. ➢ Thực hiện thiết kế, tinh chỉnh kết cấu cơ khí mơ hình.

➢ Tiến hành thực nghiệm và đánh giá lại kết quả hoạt động mơ hình. ❖ Nghiên cứu xây dựng giải thuật xử lý hình ảnh:

➢ Xây dựng giải thuật xác định tọa độ vật mẫu. ➢ Lập trình giải thuật phân loại và sắp xếp vật mẫu.

➢ Xây dựng giao diện tích hợp thị giác máy tính và điều khiển robot. ➢ Tiến hành thí nghiệm và đánh giá lại kết quả hoạt động mơ hình.

Hình 1.9: Vật mẫu được sử dụng cho phân loại và sắp xếp

Vật mẫu (Hình 1.9) được chuẩn bị bằng những vật thể có hình vng được cắt

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

lazer lỗ trịn giữa tâm với kích thước thực tế đo được như Bảng 1.4: Bảng 1.4: Kích thước vật mẫu

<b>Kích thước hình vng </b>

<b>Đường kính vịng trịn D </b>

<b>(mm) </b>

<b>Độ hở (mm) Cạnh L </b>

<b>(mm) </b>

<b>Đường kính lỗ d </b>

<b>1.4 Cấu trúc luận văn </b>

Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, cấu trúc luận văn dự kiến gồm có 6 chương với nội dung như sau:

<b>Chương 2: Tiến hành phân tích động học và khảo sát vùng làm việc, thực hiện </b>

mô phỏng.

<b>Chương 3: Phân tích mơ hình cơ khí, triển khai hệ thống điều khiển chuyển động. </b>

Tiến hành thực nghiệm.

<b>Chương 4: Phân tích nguyên nhân sai số, thực hiện thay đổi thiết kế cơ khí. Tiến </b>

hành thực nghiệm đánh giá giá lại độ chính xác của robot.

<b>Chương 5: Xây dựng giải thuật xác định tọa độ và phân loại sản phẩm mẫu. Tiến </b>

hành thực nghiệm và phân tích kết quả.

<b>Chương 6: Kết luận và hướng phát triển.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BÀI TỐN ĐỘNG HỌC </b>

Chương 2 sẽ thực hiện phân tích động học của robot delta. Những thơng số tìm được từ việc phân tích động học sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa thơng số đầu vào là góc quay động cơ và đầu ra là vị trí điểm cơng tác, tìm ra vùng khơng gian làm việc của robot. Tồn bộ những tìm hiểu trên sẽ được dùng để xây dựng hệ thống về sau.

<b>2.1 Xác định bậc tự do robot </b>

Mục đích nhằm xác định bậc tự do cơ cấu, từ đó giúp xác định được quy luật chuyển động của robot, số quy luật chuyển động cần biết trước của robot phải bằng số bậc tự do của cơ cấu.

Hình 2.1: Cấu trúc cơ bản của robot delta [37]

Robot delta bao gồm nhiều chuỗi động vịng kín với một nhóm các trục và cơ cấu tác động cuối mắc song song với nhau. Robot delta là một robot bao gồm ba cánh tay được nối với các khớp quay ở bệ cố định. Đặc điểm thiết kế chính của robot là sử dụng các khâu hình bình hành để giúp duy trì sự định hướng và cân bằng của khâu đầu cuối. Cấu trúc cơ bản của robot delta được trình bày ở Hình 2.1, thành phần bao gồm:

• Khâu đế (Base plate): đế cố định được gá lên khung của robot, có nhiệm vụ định vị vị trí và hướng của động cơ truyền động.

• Khâu chủ động (Upper arm): được gắn với động cơ dẫn động đặt trên khâu đế, có nhiệm vụ nhận lực dẫn động từ động cơ và truyền cho khâu bị động thông qua khớp xoay (khớp loại 5) với 1 bậc tự do.

• Khâu bị động (Forearm): kết nối khâu chủ động và khâu công tác bằng cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

cấu hình bình hành. Cơ cấu hình bình hành gồm có hai thanh dẫn có cùng kích thước chiều dài, có nhiệm vụ nhận lực dẫn động từ khâu chủ động và truyền cho khâu công tác thông qua 4 khớp cầu (khớp loại 3) với 3 bậc tự do. Tuy nhiên, các thanh dẫn này khơng được khóa cứng mà có thể xoay quanh trục của chính nó tạo thành một bậc tự do, bậc tự do này không ảnh hưởng đến quá trình cơ cấu làm việc nên được xem là bậc tự do thừa. Do đó mỗi khâu bị động bị thừa 2 bậc tự do, ứng với mỗi thanh trong cơ cấu hình bình hành.

• Khâu công tác (Travelling arm): kết nối ba khâu bị động với nhau, có nhiệm vụ mang theo đầu công tác để thực hiện các tác vụ cho robot. Từ việc phân tích trên, robot delta có tổng cộng 10 khâu chuyển động, 3 khớp loại 5, 12 khớp loại 3 và 6 bậc tự do thừa.

Với kết cấu không gian như vậy, số bậc tự do của robot có cơ cấu dạng song song được xác định theo công thức sau [38]:

<b>2.2 Phân tích động học ngược robot </b>

Bài tốn động học ngược của robot delta là cần xác định giá trị của ba góc   <small>1,2,3</small>

khi đã biết được tọa độ tâm <i>E</i><small>0</small>

(

<i>x y z</i><small>0</small>, <small>0</small>, <small>0</small>

)

của bệ di động. Đặt các ký hiệu cho thông số

<i>động học của robot gồm có: f chiều dài cạnh khâu đế cố định, e chiều dài cạnh khâu di </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>động, r<small>f</small> chiều dài khâu hình chủ động, r<small>e</small></i> chiều dài khâu bị động. Đặt hệ tọa độ <i>O</i>

(

0, 0, 0

)

là tâm của bệ cố định. Hệ tọa độ của robot được đặt theo Hình 2.2, khi đó tọa độ <i><small>z</small></i><sub>0</sub> đặt tại tâm của bệ di động sẽ ln ln âm vì vậy vùng hoạt động của robot ln quay xuống dưới.

Hình 2.2: Các thơng số động học ngược robot delta [39]

Do đặc tính thiết kế của robot nên có một khâu cánh tay trung gian chỉ có thể xoay trong mặt phẳng YZ tạo thành một đường trịn như Hình 2.3 với tâm tại khớp F<small>1</small>

và bán kính <i>F J</i><sub>1 1</sub>=<i>r<sub>f</sub></i>.

Hình 2.3: Đường trịn tâm <small>'1</small>

<i>E</i> bán kính <small>'1 1</small>

<i>E J</i> [39]

Mặt khác khâu hình bình hành <i><small>E J</small></i><sub>1 1</sub><i> có thể xoay tự do tại khớp E<small>1</small></i> tạo thành hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>cầu có tâm E<small>1</small> và bán kính bằng chiều dài khâu bị động <small>E J</small></i><sub>1 1</sub><small>=</small><i><small>r</small><sub>e</sub></i> như trong Hình 2.3. Khi đó mặt phẳng giao của hình cầu này với mặt phẳng YZ là một đường trịn có tâm tại <small>'</small>

<i>E là hình chiếu của E<small>1</small></i> lên mặt phẳng YZ. Ngoài ra, hai đường trịn tâm <small>'</small>

<i>E</i> bán kính <small>'1 1</small>

<i>E J</i> và đường tròn tâm <i><small>F</small></i><sub>1</sub> bán kính r<small>f</small><i> cắt nhau tại một điểm như Hình 2.4, điểm đó cũng chính là điểm J<small>1</small></i>, khi đó có thể

<i>tính được tọa độ của điểm J<small>1</small></i> và từ đó cũng sẽ tính được góc <sub>1</sub> cần tìm.

Hình 2.4: Mặt phẳng tọa độ YZ [39] Trong đó:

- Tọa độ tâm của bệ di động: <i>E</i><small>0</small>

(

<i>x y z</i><small>0</small>, <small>0</small>, <small>0</small>

)

- Chiều dài đoạn <i><small>E E</small></i><sub>0</sub> <sub>1</sub>: <small>E E01tan 30</small>

( )

- Tọa độ điểm E<small>1</small>: <sub>1</sub> <sub>0</sub>, <sub>0</sub> , <sub>0</sub>2 3

EE =<i>x</i>  <small>'2'222</small>

<i><small>E J</small></i> <small>=</small> <i><small>E J</small></i> <small>−</small><i><small>E E</small></i> <small>=</small> <i><small>r</small></i> <small>−</small><i><small>x</small></i>

- Tọa độ điểm <i><small>F</small></i><sub>1</sub>: <sub>1</sub> <small>0,, 02 3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Đặt :

<small>2 32 3</small>

<small> = −</small>

Sau khi có được góc 𝜃<sub>2</sub>, bằng cách xoay tương tự hệ trục tọa độ quanh trục Z một

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

góc 120<sup>o</sup> cùng chiều kim đồng hồ. Khi đó, tọa độ tâm mới của bệ di động là <small>''</small>

(

<small>''''''</small>

)

<small>00</small>, <small>0</small>, <small>0</small> .

Kiểm tra kết quả bài toán động học ngược: dựa vào kết quả của bài tốn động học đã được phân tích ở trên, các cấu hình nghiệm ở bài tốn ngược tương ứng với tọa độ điểm cơng tác được kiểm tra kích thước cụ thể các khâu được chọn như sau:

<i>r<small>f</small> = 130m</i>𝑚<i>; r<small>e</small> = 300</i>𝑚𝑚<i>; f = 263,397</i>𝑚𝑚<i>; e = 53,694</i>𝑚𝑚

Kiểm tra kết quả tính tốn trên bằng thơng số đầu vào là điểm cơng tác O có tọa độ

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

(

0, 0, 350 .−

)

Kết quả góc quay động cơ theo các tổ hợp

(

   trong đó <i><sub>i</sub></i><small>1</small>, <i><sub>i</sub></i><small>2</small>, <i><sub>i</sub></i><small>3</small>

)

<i><sub>1i</sub></i> có giá trị

<small>154, 65</small> (+). Theo kết quả tính tốn như trên, bằng cách tổ hợp các giá trị ‘+’ và ‘-’ thu được 8 bộ giá trị của   <sub>1</sub><small>,</small> <sub>2</sub><small>,</small> <sub>3</sub> thỏa mãn điểm công tác <i>O x y z</i>

(

, ,

)

, Hình 2.5 biểu diễn 8 cấu hình tương ứng với 8 tổ hợp. Như vậy, bài tốn động học ngược tìm được 8 cấu hình tương ứng với 8 tổ hợp giá trị góc quay của các động cơ.

Tuy nhiên trong thực tế chỉ có một bộ giá trị duy nhất với

()

<small>01</small>, <small>2</small>, <small>3</small> 90 ,

tổ hợp [(-)(-)(-)] là được sử dụng do giới hạn về kết cấu cơ khí của robot.

Thực hiện mơ phỏng bằng phần mềm Matlab, vẽ quỹ đạo khâu di động di chuyển đường tròn trên mặt phẳng XY tâm

0; 0; 380 ,−

<i> bán kính 70mm, hình dạng robot tại vị </i>

trí cuối của quỹ đạo được thể hiện ở các hình: Hình 2.6 và Hình 2.7 Hình 2.8. Trong đó, vị trí tọa độ điểm P có thể biểu diễn theo bán kính r và góc  (Hình 2.7):

cos ; sin ; 350

Hình 2.6: Quỹ đạo đường trịn XY với Z khơng đổi

Hình 2.7: Sự thay đổi của tọa độ Ox, Oy, Oz theo góc 

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Hình 2.8: Sự thay đổi của góc xoay <i><sub>1i</sub></i> theo góc 

<b>2.3 Phân tích động học thuận robot </b>

Tiến hành phân tích động học của robot dựa vào quan hệ hình học của robot [39]. Xây dựng bài tốn động học thuận của robot delta với mục đích xác định tọa độ tâm của bệ di động <i><small>x y z</small></i><small>, ,</small> khi đã biết được các góc xoay   <sub>1</sub><small>,</small> <sub>2</sub><small>,</small> <sub>3</sub> của khâu dẫn động được truyền động bởi động cơ đã được cố định trên khâu đế. Ở đây, tọa độ tâm của bệ di động được xét là điểm <i>E</i><small>0</small>

(

<i>x y z</i><small>0</small>, <small>0</small>, <small>0</small>

)

được trình bày khái quát theo Hình 2.9.

Hình 2.9: Tính tốn động học thuận robot [39]

Việc đầu tiên, cần xác định tọa độ các khớp <i><small>J J J</small></i><sub>1</sub><small>,</small> <sub>2</sub><small>,</small> <sub>3</sub> ở Hình 2.9 bằng cách nội suy từ tọa độ góc O đến các khớp <i><small>F F F</small></i><sub>1</sub><small>,</small> <sub>2</sub><small>,</small> <sub>3</sub> và dựa vào các góc   <sub>1</sub><small>,</small> <sub>2</sub><small>,</small> <sub>3</sub> đã biết.

Tiếp theo, khâu dẫn động có tâm quay quanh các khớp <i><small>F F F</small></i><sub>1</sub><small>,</small> <sub>2</sub><small>,</small> <sub>3</sub> tạo thành đường trịn bán kính <i><small>J F J F J F</small></i><sub>1 1</sub><small>,</small> <sub>2</sub> <sub>2</sub><small>,</small> <sub>3</sub> <sub>3</sub>. Đồng thời, các khâu hình bình hành <i><small>J E J E J E</small></i><sub>1</sub> <sub>1</sub><small>,</small> <sub>2</sub> <sub>2</sub><small>,</small> <sub>3</sub> <sub>3</sub> có thể xoay quanh tâm <i><small>J J J</small></i><sub>1</sub><small>,</small> <sub>2</sub><small>,</small> <sub>3</sub> tạo thành ba hình cầu có bán kính bằng độ dài khâu hình bình

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

hành <i><small>r</small><sub>e</sub></i> như Hình 2.10. Cuối cùng, tịnh tiến các vector khâu hình bình hành

<i><small>J E J E J E</small></i> như trong Hình 2.10 lần lượt theo vector <i><small>E E E E E E</small></i><sub>1</sub> <sub>0</sub><small>,</small> <sub>2</sub> <sub>0</sub><small>,</small> <sub>3</sub> <sub>0</sub>. Khi đó ba hình

<i>cầu cắt nhau tại điểm E<small>0</small></i>, để tìm tọa độ x<small>0</small>, y<small>0</small>, z<small>0,</small> thực hiện giải ba phương trình đường trịn tâm <small>'''</small>

Hình 2.10: Phương trình ba đường tròn cắt nhau tại <i>E</i><small>0</small>

(

<i>x y z</i><small>0</small>, <small>0</small>, <small>0</small>

)

[39]

Hình 2.11: Hệ tọa độ của bệ cố định robot [39]

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Dựa vào phân tích hình học khơng gian robot theo sơ đồ Hình 2.11, tiến hành tính tốn tọa độ tại các khớp <small>'''</small>

 + + − − − = − − −

+ + − − − = − − −

 + + − − − = − − −

(2.2) (2.3) (2.4)

 + + − − − =

 + + − − − =

(2.5) = (2.2) - (2.3) (2.6) = (2.2) - (2.4) (2.7) = (2.3) - (2.4) Từ (2.5) - (2.6) đặt:

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

()() ()()

12

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

khi chuyển động, giới hạn góc quay của động cơ được thu lại trong khoảng <small>00</small>0 , 90

 .

Hình 2.13: Khơng gian làm việc sau khi giới hạn góc quay

Kiểm tra lại bằng phần mềm Matlab, vùng khơng gian làm việc bao được hình

<i>trụ trịn có kích thước thước (đường kính * chiều cao) = 300mm*150mm (Hình 2.13). </i>

<b>2.4 Kết luận </b>

Như vậy, chương 2 đã hồn thành việc phân tích robot delta bao gồm:

− Phân tích được mơ hình động học, xác định được khả năng di chuyển của robot delta.

− Phân tích bài tốn động học thuận, xác định vùng khơng gian làm việc bao

<i>phủ hình trụ trịn có kích thước (đường kính * chiều cao) = 300mm*150mm. </i>

− Phân tích động học nghịch, xác định được bộ nghiệm phù hợp trong điều khiển robot delta thực tế. Thực hiện mô phỏng thông qua phần mềm Matlab và kết quả được sử dụng để xây dựng hệ thống điều khiển trong chương 3.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN </b>

Nội dung chương 3 sẽ đi vào tiến hành tích hợp hệ thống điều khiển chuyển động (Motion control) cho mơ hình cơ khí robot delta đã được thiết kế sẵn, thành phần chính hệ thống điều khiển bao gồm: mạch điều khiển chuyển động và giao diện điều khiển. Sau khi lựa chọn các thiết bị, sơ đồ mạch điện được thiết lập làm cơ sở cho việc xây dựng giải thuật điều khiển, giao diện điều khiển và tiến hành triển khai thực nghiệm. Việc đánh giá khả năng hoạt động của mơ hình bằng phương pháp vẽ quỹ đạo.

<b>3.1 Xây dựng hệ thống điều khiển điều khiển chuyển động (Motion control) 3.1.1 Triển khai hệ thống mạch điện điều khiển </b>

Mục tiêu thiết kế bộ điều khiển hoạt động ổn định, đạt được yêu cầu đặt ra ở đề mục tiêu đã đặt ra ở chương 1, có giá thành rẻ, dễ dàng kết nối và phù hợp với các ứng dụng trong học tập và nghiên cứu. Để đạt được mục đích trên, đề tài xây dựng sơ đồ hệ thống điện điều khiển được thể hiện ở Hình 3.1.

<small>STEPPERMOTOR 1</small>

<small>STEPPERMOTOR 2</small>

<small>B+A-A+</small>

M

<small>B-STEPPERMOTOR 3</small>

Hình 3.1: Hệ thống điều khiển chuyển động cho robot

Vì robot delta được triển khai trong đề tài được dẫn động bằng 3 khớp xoay với 3 động cơ bước sẽ đảm nhận vai trò này, đi kèm với động cơ bước là các driver công suất để điều khiển động cơ. Động cơ bước không thể tự nhận biết vị trí hiện tại do khơng có encoder hay các bộ phận hồi tiếp vị trí nên robot cần 3 cảm biến home để nhận biết vị trí home cho từng khâu chủ động của robot. Các thành phần trong hệ thống giao tiếp

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

với nhau thông qua bộ điều khiển trung tâm. Bộ điều khiển trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu điều khiển từ máy tính và cấp xung điều khiển một cách đồng bộ cho tất cả các driver điều khiển hệ thống, từ đó giúp kiểm sốt quỹ đạo di chuyển cho khâu di động của robot.

• Các thiết bị trong hệ thống điều khiển bao gồm (Phụ lục II): − Mạch điều khiển chuyển động: Mach3 USB.

− Driver điều khiển: TB6600.

− Cảm biến home: Cơng tắc hành trình dạng địn bẩy.

• Kết nối máy tính với mạch điều khiển Mach3 CNC bằng giao tiếp thông qua cổng USB.

• Ngồi ra, có các nút nhấn cơ cho hệ thống điều khiển.

<b>3.1.2 Giải pháp tích hợp hệ thống điều khiển chuyển động </b>

Điều khiển chuyển động (Motion control) bắt nguồn từ việc điều khiển các động cơ servo, kết hợp với sự phát triển của máy tính điều khiển, kỹ thuật robot và tự động hóa trong các nhà máy [40], [41]. Một hệ thống điều khiển chuyển động đóng vai trị như một cầu nối các khâu chuyển động của robot lại với nhau để hồn thành quỹ đạo dự kiến và các thơng số đã cho robot như: vị trí, vận tốc, gia tốc, kiểm sốt đa trục, …. Cơng nghệ điều khiển chuyển động được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp bao gồm: đóng gói, lắp ráp, cơng nghệ in, sản xuất linh kiện điện tử. Cấu tạo của một hệ thống điều khiển chuyển động gồm các thành phần như: giao diện người dùng (HMI), mạch điều khiển chuyển động, driver điều khiển chuyển động, cơ cấu tác động, cấu trúc cơ khí, bộ phản hồi [42].

Từ những ưu điểm trên, đề tài thực hiện tích hợp hệ thống điều khiển chuyển động cho mơ hình robot delta. Như đã phân tích ở Chương 2, robot delta có cấu hình đặc biệt, sở hữu 3 chuỗi động học được bố trí lệch nhau một góc <small>0</small>

<small>120</small> và liên kết thành chuỗi động học kín. Với cấu hình mặc định, việc sử dụng mạch Mach3 USB kết hợp với phần mềm Mach3 CNC để điều khiển cho robot delta RUS (Revolute-Universal-Spherical) là không thể [43]. Vì vậy, để điều khiển vị trí cho robot, đề tài đưa ra giải pháp là sử dụng tính năng cho phép tùy chỉnh mở rộng của Mach3 CNC để cấu hình phù hợp với việc điều khiển robot delta.

Phần mềm Mach3 CNC (Phụ lục I) được cài đặt trên máy tính để giao tiếp với mạch Mach3 USB. Ưu điểm mạch Mach3 USB là có thể điều khiển đồng bộ chuyển động

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

của các động cơ dẫn động, kết hợp phần mềm Mach3 CNC hỗ trợ ngôn ngữ G-code và cung cấp khả năng thực thi các tệp macro (đoạn mã bằng ngôn ngữ Visual Basic (VB)), cho phép tùy chỉnh để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại hoặc thực hiện các chức năng đặc biệt [44].

Hệ thống điều khiển chuyển động được xây dựng như Hình 3.2. Bằng phương pháp lập trình các tệp macro (Phụ lục IV), phương trình động học ngược của robot sẽ được đưa vào để thực hiện chuyển đổi động học của robot delta, lúc này tính năng điều khiển chuyển động của Mach3 USB cho phép điều khiển đồng bộ nhiều trục được tích hợp vào hệ thống để thực hiện quá trình điều khiển các khớp xoay của robot song song song delta. Việc thực hiện này giúp cho hệ thống điều khiển được xây dựng sẽ tận dụng được ưu thế nổi bậc của mạch Mach3 USB, từ đó giúp hỗ trợ cho việc điều khiển robot delta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá cũng như ứng dụng vào thực tế. Các công việc được thực hiện để tích hợp hệ thống điều khiển chuyển động bao gồm:

➢ Xây dựng hệ thống mạch điện.

➢ Lập trình xây dựng giao diện người dùng.

➢ Lập trình điều khiển hệ thống điều khiển chuyển động sử dụng mạch Mach3 USB.

<small>Vị trí mong muốnX,Y,Z</small>

<small>Chuyển đổi động học </small>

Hình 3.2: Hệ thống điều khiển chuyển động robot delta

<b>3.1.3 Xây dựng giao diện điều khiển (HMI) tích hợp trên phần mềm Mach3 CNC </b>

Giao diện điều khiển (HMI) là một phần trong hệ thống điều khiển chuyển động. Giao diện được thiết kế với mục đích để thực hiện các q trình điều khiển như cài home, di chuyển đến các vị trí mong muốn, tạo quỹ đạo di chuyển, tạo các file dạy cho robot (Teaching file). Ngoài ra, giao diện cho phép việc thay đổi các thông số cài đặt cho robot được thực hiện một cách trực tiếp trên giao diện. Sau khi thiết đặt, phân bố các đối tượng lên giao diện, giao diện hoàn chỉnh để điều khiển robot được trình bày trong Hình 3.3.

Đề tài sử dụng công cụ Machscreen V1.73 để tạo ra một giao diện riêng bao gồm

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

các nút nhấn, text box, label, … để phù hợp với mục đích điều khiển quỹ đạo cho robot delta. Mỗi nút nhấn tương ứng với một đoạn mã thực hiện các chức năng tự động hóa khác nhau cho robot. Bảng A phụ lục I thể hiện từng chức năng cụ thể của các đối tượng được sử dụng để điều khiển robot delta.

Hình 3.3: Giao diện thiết kế tích hợp trong phần mềm Mach3

<b>3.2 Xây dựng lưu đồ giải thuật </b>

Để có thể thực hiện điều khiển và đánh giá được khả năng hoạt động của robot, cần thiết lập trình tự thực hiện phù hợp với kết cấu cơ khí và bộ điều khiển. Do đó, chương trình điều khiển dựa vào lưu đồ giải thuật như Hình 3.4.

<small>Bắt đầu chương trình</small>

<small>Kết thúc</small>

<small>Khởi động chương trình, kết nối mạch điều khiển</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Bắt đầu chương trình bằng việc kết nối máy tính với mạch điều khiển Mach3 USB và cấp nguồn cho driver điều khiển động cơ. Sau đó, thực hiện quá trình cài home để xác định được vị trí ban đầu cho robot. Tiếp theo, một tệp quỹ đạo được tạo ra dưới dạng text

<i>file .txt, trong đó là một chu trình gồm các lệnh Gcode di chuyển đến từng điểm riêng biệt, </i>

tệp được load tự động lên giao diện Mach3 và sẵn sàng thực hiện chu trình. Cuối cùng là thực hiện chạy chu trình và kết thúc quá trình vẽ quỹ đạo.

<b>a) Chu trình cài home </b>

Sau khi kết nối chương trình với mạch điều khiển Mach3 USB và cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống, thực hiện q trình cài home cho mơ hình robot.

Khâu i quay

Chạm cơng tắc

<small>hành trình i</small>

Dừng động cơ iĐến vị trí cài home

i = 0

i = 3?i = i + 1

Hình 3.5: Quá trình cài home cho robot

Cụ thể, quá trình cài home được thực hiện bằng cách cho robot di chuyển đến vị trí cài home. Ở vị trí này, các khâu chủ động đều cách cơng tắc hành trình một góc khơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

 = = = và kết thúc quá trình cài home cho robot.

<b>b) Chu trình tạo tệp quỹ đạo đường trịn </b>

Bằng cách lập trình file dưới dạng macro bằng ngơn ngữ VB, quy trình vẽ quỹ đạo hình trịn dưới dạng G-code được tạo một cách tự động và được tải vào chương trình chạy của Mach3 CNC để thực hiện quá trình vẽ quỹ đạo. Các thơng số về kích thước của robot sẽ được thay đổi trực tiếp trên giao diện điều khiển, tiếp đến thông số về tọa độ tâm đường

<i>tròn sẽ được lấy từ vùng dữ liệu Position Reference, bán kính đường trịn được lấy từ vùng Radial trên giao diện điều khiển. </i>

Lưu đồ quá trình tạo tệp Gcode tự động và load vào phần mềm Mach3 của robot được thể hiện ở Hình 3.6. Quá trình tạo quỹ đạo được thực hiện như sau: khi có được tọa độ tâm và bán kính quỹ đạo trịn, quỹ đạo đường tròn mong muốn sẽ được rời rạc thành

<i>n điểm có tọa độ là <small>x y z</small><sub>n</sub></i><small>,</small> <i><sub>n</sub></i><small>,</small> <i><sub>n</sub></i> với lần lượt <i><small>n =</small></i><small>1, 2, ... 359, 360</small>; từng tọa độ điểm này lần lượt sẽ được đưa vào phương trình động học ngược để tính tốn thành góc quay   <small>1</small><i><sub>n</sub></i><small>,2</small><i><sub>n</sub></i><small>,3</small><i><sub>n</sub></i>

cho các động cơ dẫn động. Các góc quay lần lượt sẽ được lưu vào tệp dưới dạng Gcode theo lệnh <i><small>G</small></i><small>01</small><i><small>X Y</small></i>  <sub>1</sub> <sub>2</sub><i><small>Z</small></i> <sub>3</sub>. Sau khi giá trị tất cả tọa độ điểm quỹ đạo đã được tạo xong, lệnh <i><small>G</small></i><small>01</small><i><small>X</small></i><small>40 40 4</small><i><small>YZ</small></i> <small>0</small> được thêm vào để robot thực hiện việc nhấc bút, lúc này cả ba khâu

chủ động của động cơ đang ở góc <small>0</small>

<small>40 .</small><i> Cuối cùng thêm lệnh M30 để kết thúc quá trình vẽ của robot. Tệp Gcode được tạo tự động sẽ lưu thành file “Circle.txt”, tệp này sẽ được </i>

load trực tiếp vào giao diện chương trình, quá trình điều khiển thao tác được thực hiện

<i>nhờ vào các phím chức năng ở vùng Control Mach3 trên giao diện điều khiển chính. </i>

Các file lập trình macro cho quá trình vẽ quỹ đạo được trình bày trong phần phụ lục III và phụ lục IV.

</div>

×