Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

nghiên cứu tăng cường khả năng hấp phụ h₂s tận dụng nguồn nguyên liệu là chất thải rắn công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 122 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

<b>--- BÙI QUANG HUY </b>

<b>TẬN DỤNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU LÀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP </b>

<b>RESEARCH ON ENHANCING THE ADSORPTION </b>

<b>INDUSTRIAL SOLID WASTE </b>

<b> </b> Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

<i><b>TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2024 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Cơng trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM </b>

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Nhật Huy

Cán bộ phản biện 1: PGS.TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến

Cán bộ phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tấn Phong

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM ngày 27 tháng 01 năm 2024

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. Nguyễn Văn Phước

2. Cán bộ phản biện 1: PGS.TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến 3. Cán bộ phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tấn Phong

4. Ủy viên Hội đồng: TS. Nguyễn Thái Anh 5. Thư ký Hội đồng: TS. Phan Thanh Lâm

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

<b> CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA </b>

<b> MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM </small>

<b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA </small></b>

<b><small>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </small></b>

<b>NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

<b>Họ tên học viên: BÙI QUANG HUY MSHV: 2170761 Ngày, tháng, năm sinh: 30/04/1989 Nơi sinh: Bến Tre Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số: 8520320 </b>

<b>2. Nhiệm vụ đề tài luận văn </b>

- Chế tạo vật liệu hấp phụ/ xúc tác biến tính bằng dung dịch kiềm, muối kim loại và nhiệt có nguồn gốc từ chất thải rắn cơng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý H<small>2</small>S. - Thử nghiệm trên mơ hình các vật liệu xúc tác đã biến tính nhằm tìm ra vật liệu tốt nhất cho các nghiên cứu sâu hơn.

- Phân tích đặc trưng của vật liệu xúc tác bằng SEM, EDX mapping, XRD, FTIR. - Thực hiện các thí nghiệm để khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố như nhiệt độ phản ứng, khối lượng vật liệu xúc tác, lưu lượng dịng khí và nồng độ H<small>2</small>S đầu vào đến hiệu quả quá trình xử lý.

- Sử dụng máy đo BIOGAS 5000 để đo nồng độ đầu vào và đầu ra nhằm xác định nồng độ H<small>2</small>S. Sau đó sử dụng phần mềm excel để tính tốn hiệu suất xử lý.

<b>3. Ngày giao nhiệm vụ (Ghi theo quyết định giao đề tài): 04/09/2023 </b>

<b>4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ (Ghi theo quyết định giao đề tài): 18/12/2023 5. Cán bộ hướng dẫn (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): </b>PGS.TS Nguyễn Nhật Huy

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc sĩ, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của các Thầy, Cô giáo và bạn bè đồng nghiệp cùng với gia đình, tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi có thể hồn thành Luận văn tốt nghiệp.

Em gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Nhật Huy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời cảm ơn Thầy Cô bộ môn Khoa kỹ thuật môi trường trong thời gian giảng dạy đã cung cấp cho em nhiều tài liệu và kiến thức quý giá để em có kiến thức thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn các Anh/ Chị, các bạn trong nhóm nghiên cứu tại phịng thí nghiệm 710H2 đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu khoa học. Cám ơn gia đình đã ở cạnh bên, động viên giúp đỡ những lúc khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi để con có thể hồn thành đề tài này. Cám ơn tất cả những bạn bè trong lớp đã gắn bó cùng nhau học tập và giúp đỡ nhau trong suốt thời gian qua, cũng như trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp này.

Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã tin tưởng và hy vọng vào em, em sẽ nỗ lực hơn nữa để áp dụng những kiến thức mà Thầy Cô đã dạy bảo để phục vụ cho cộng đồng, cho xã hội để khơng phụ lịng kỳ vọng của mọi người dành cho em. Em xin chân thành cảm ơn !

<i>TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024 </i>

<b>Sinh viên thực hiện </b>

Bùi Quang Huy

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>TĨM TẮT </b>

Hiện nay, tình hình ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp từ các nhà máy là vấn đề cấp bách ở Việt Nam nói riêng và ở các quốc gia trên thế giới nói chung. Việc tận dụng chất thải rắn công nghiệp đang là một trong những hướng nghiên cứu nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng và xã hội trong nước và trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá khả năng oxy hóa H<small>2</small>S của các vật liệu chế tạo từ chất thải rắn cơng nghiệp của nhà máy nhằm tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề ô nhiễm chất thải rắn đồng thời tìm được vật liệu xúc tác rẻ tiền có thể xử lý khí thải (H<sub>2</sub>S). Các phương pháp phân tích bao gồm phân tích quang phổ hồng ngoại (FTIR), kính hiển vi điện tử quét (SEM), quang phổ tán xạ năng lượng tia X (EDXS), phân tích nhiễu xạ tia X (XRD) và phân tích phân bố nguyên tố (EDX mapping) được sử dụng để xác định đặc trưng của vật liệu. Đồng thời tiến hành thiết kế mơ hình thí nghiệm ở quy mơ phịng thí nghiệm để đánh giá khả năng oxy hóa H<small>2</small>S của vật liệu thu được. Ngồi ra, các thơng số như nhiệt độ phản ứng, nồng độ và lưu lượng khí H<sub>2</sub>S đầu vào, cũng như lượng khối lượng vật liệu sẽ được khảo sát để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả xử lý khí thải của vật liệu. Kết quả cho thấy, bùn thải từ nhà máy nước nguồn Mỹ Xuân được biến tính với muối kim loại Zn(NO<small>3</small>)<sub>2</sub>.6H<sub>2</sub>O tạo ra vật liệu BVT 400 cho hiệu quả xử lý cao. Khi nhiệt độ phản ứng < 150℃, BVT 400 hầu như đạt trạng thái bão hòa và cho thấy hiệu quả xử lý rất thấp (< 90%). Ngược lại, ở nhiệt độ ≥ 150℃, mẫu BVT 400 đạt hiệu quả xử lý 94.10%, ổn định trong thời gian dài mà không bị mất hoạt tính. Khi tiến hành thí nghiệm trong các điều kiện vận hành tối ưu (nồng độ đầu vào là 2000 ppm, nhiệt độ phản ứng là 150℃, lưu lượng là 0.75 L/phút và khối lượng vật liệu là 1 g), vật liệu BVT 400 thể hiện khả năng hấp phụ và oxy hóa đạt hiệu suất xử lý cao nhất 90.34% ứng với nồng độ đầu ra là 156 ppm trong 16.5 giờ. Sau 33.5 giờ vận hành mơ hình, hiệu suất xử lý khí H<sub>2</sub>S ở mức 89%. Kết quả trên cho thấy tiềm năng của vật liệu ứng dụng vào thực tế là khả thi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>ABSTRACT </b>

Currently, the situation of industrial solid waste pollution from factories is an urgent problem in Vietnam in particular and in countries around the world in general. Utilizing industrial solid waste is one of the research directions that has received a lot of attention from the community and society in the country and around the world, especially in the field of environment. This study will focus on evaluating the H<small>2</small>S oxidation ability of materials made from the factory's industrial solid waste to find a solution to the problem of solid waste pollution and find catalytic materials. Cheap method can treat exhaust gas (H<small>2</small>S). Analytical methods include infrared spectroscopy (FTIR), scanning electron microscopy (SEM), energy dispersive X-ray spectroscopy (EDXS), X-ray diffraction (XRD) analysis, and X-ray diffraction (XRD) analysis. Elemental distribution analysis (EDX mapping) is used to characterize materials. At the same time, design an experimental model on a laboratory scale to evaluate the H<small>2</small>S oxidation ability of the obtained material. In addition, parameters such as reaction temperature, H<small>2</small>S concentration and input gas flow, as well as material mass will be investigated to study their influence on the material's efficiency in treating emissions. . The results show that wastewater sludge from My Xuan source water plant is modified with Zn(NO<small>3</small>)<small>2</small>.6H<small>2</small>O metal salt to create BVT 400 material with high treatment efficiency. When the reaction temperature is < 150℃, BVT 400 almost reaches saturation state and shows very low treatment efficiency (< 90%). On the contrary, at temperatures ≥ 150℃, BVT 400 sample achieved 94.10% treatment efficiency and was stable for a long time without losing activity. When conducting experiments under optimal operating conditions (input concentration of 2000 ppm, reaction temperature of 150℃, flow rate of 0.75 L/min and material mass of 1 g), BVT 400 material shows the highest adsorption and oxidation efficiency of 90.34% with an output concentration of 156 ppm in 16.5 hours. After 33.5 hours of model operation, H<small>2</small>S gas treatment efficiency was at 89%. The above results show that the material's potential for practical application is feasible.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu tăng cường khả năng hấp phụ H<small>2</small>S tận dụng nguồn nguyên liệu là chất thải rắn công nghiệp” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Nhật Huy. Luận văn không sao chép và trùng lặp với bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được tác giả nào công bố trước đây.

Bùi Quang Huy

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>MỤC LỤC </b>

LỜI CẢM ƠN ... I TÓM TẮT ... II ABSTRACT ... III LỜI CAM ĐOAN ... IV DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ... VIII DANH MỤC BẢNG... IX DANH MỤC HÌNH ... X

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ... 1

1.1.Đ<small>ẶT VẤN ĐỀ</small> ... 1

1.2.M<small>ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</small> ... 2

1.3. N<small>ỘI DUNG NGHIÊN CỨU</small> ... 2

1.4.Đ<small>ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU</small> ... 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 3

2.3.T<small>ÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC</small> ... 13

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20

3.1.S<small>Ơ ĐỒ NGHIÊN CỨU</small> ... 20

3.2.H<small>ÓA CHẤT</small>,<small> DỤNG CỤ</small>,<small> THIẾT BỊ</small> ... 21

3.2.1. Hóa chất ... 21

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3.2.2. Dụng cụ và thiết bị ... 21

3.3.M<small>Ơ HÌNH THÍ NGHIỆM VÀ VẬT LIỆU HẤP PHỤ</small>/<small>XÚC TÁC</small> ... 22

3.3.1. Cấu tạo mơ hình thí nghiệm ... 22

3.4.V<small>ẬT LIỆU HẤP PHỤ VÀ QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO VẬT LIỆU HẤP PHỤ</small> ... 25

3.4.1. Vật liệu hấp phụ ... 25

3.4.2. Biến tính vật liệu từ chất thải rắn (vật liệu thô) với các muối kim loại . 27 3.4.3. Biến tính vật liệu từ vật liệu thơ với muối kim loại và nhiệt ... 28

3.4.4. Biến tính vật liệu từ bùn Vũng Tàu với các muối kim loại ... 28

3.4.5. Biến tính vật liệu từ bùn Vũng Tàu với muối kim loại và nhiệt ... 29

3.5.P<small>HƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH</small> ... 30

3.5.1. Phương pháp phân tích H<small>2</small>S và phương pháp phân tích vật liệu ... 30

3.5.2. Xử lý số liệu ... 32

3.6.N<small>ỘI DUNG CÁC BƯỚC THỰC HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM</small> ... 33

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ... 40

4.1.T<small>HỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ XỬ LÝ </small>H<small>2</small>S<small> CỦA NHỮNG VẬT LIỆU KHÁC NHAU</small> ... 40

4.1.1. Vật liệu thô được biến tính với muối kim loại và nhiệt ... 40

4.1.2. Vật liệu bùn Vũng Tàu biến tính ... 42

4.2.P<small>HÂN TÍCH CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA VẬT LIỆU XÚC TÁC</small> ... 45

4.2.1. Kết quả đặc trưng XRD của vật liệu ... 45

4.2.2. Kết quả đặc trưng EDXS của vật liệu ... 46

4.2.3. Kết quả đặc trưng SEM của vật liệu ... 48

4.4.4. Kết quả đặc trưng FTIR của vật liệu ... 49

4.3.K<small>HẢO SÁT HIỆU QUẢ XỬ LÝ </small>H<small>2</small>S<small> CỦA VẬT LIỆU </small>BVT400<small> Ở CÁC ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH KHÁC NHAU</small> ... 50

4.3.1. Nhiệt độ phản ứng khác nhau ... 50

4.3.2. Nồng độ khí H<small>2</small>S đầu vào khác nhau ... 53

4.3.3. Khối lượng vật liệu khác nhau ... 54

4.3.4. Lưu lượng khí H<small>2</small>S đầu vào khác nhau ... 56

4.4.Đ<small>ÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG CỦA VẬT LIỆU XÚC TÁC</small> ... 58

4.5.Đ<small>ÁNH GIÁ ĐỘ BỀN CỦA VẬT LIỆU VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH TỐI ƯU</small> ... 58

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 60

5.1.K<small>ẾT LUẬN</small> ... 60

5.2.K<small>IẾN NGHỊ</small> ... 60

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 61 PHỤ LỤC... 65 PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ... 109

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

EDXS Energy-dispersive X-ray spectroscopy (Phổ tán xạ năng lượng tia X) FTIR Fourier-transform infrared spectroscopy (Phổ hồng ngoại biến đổi

Fourier)

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

SEM Scanning electron microscopy (Kính hiển vi điện tử quét) TCN Tiêu chuẩn ngành

TGA/DTA Thermogravimetric analysis/Differential thermal analysis (Phân tích nhiệt trọng lượng/Phân tích nhiệt vi sai)

XRD Powder X-ray diffraction (Nhiễu xạ tia X) LDH Layered double hydroxide (hydroxit lớp kép)

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 2.1. Ảnh hưởng của H<sub>2</sub>S đối vối con người. ………9

Bảng 2.2. Một số thành phần kim loại có trong chất thải………..16

Bảng 3.1. Hóa chất thực hiện thí nghiệm và phân tích mẫu………..21

Bảng 3.2. Thiết bị thực hiện nghiên cứu và phân tích………21

Bảng 3.3. Dụng cụ thực hiện thí nghiệm………...22

Bảng 3.4. Thơng số thiết kế mơ hình thí nghiệm oxy hóa xúc tác khí H<small>2</small>S………22

Bảng 3.5. Bảng ký hiệu tên vật liệu………29

Bảng 4.1. Thành phần và hàm lượng các nguyên tố của vật liệu nguyên cứu……….46

Bảng 4.2. Kết quả ảnh hưởng của lưu lượng khí H<small>2</small>S đầu vào………..57

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

Hình 2.1. Mơ hình biogas hộ gia đình...6

Hình 2.2. Sự tham gia của hydrogen sulfide trong chu trình lưu huỳnh tồn cầu………..8

Hình 2.3. Sơ đồ cơng nghệ thu giữ/loại bỏ H2S………10

Hình 2.4. Một tế bào điện hóa điển hình………13

Hình 2.5. Hệ thống điện hóa vi sinh khử CO2 và lọc biogas đồng thời...19

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình làm thí nghiệm phương pháp hấp phụ/oxy hóa H2S...20

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống mơ hình thí nghiệm hấp phụ/oxy hóa khí H2S………23

Hình 3.3. Mơ hình thí nghiệm hấp phụ/oxy hóa khí H2S thực tế……….24

Hình 3.4. Quy trình biến tính vật liệu thơ với muối kim loại………..27

Hình 3.5. Quy trình biến tính vật liệu thơ với muối kim loại và nhiệt độ………..28

Hình 3.6. Quy trình biến tính bùn Vũng Tàu với muối kim loại và nhiệt độ………...29

Hình 4.1. Hiệu quả xử lý H2S của các vật liệu biến tính với muối kim loại và nhiệt 400<sup>o</sup>C……….41

Hình 4.2. Bột bùn Vũng Tàu được biến tính với muối kim loại kẽm………..42

Hình 4.3. Biểu diễn cấu trúc LDH……….42

Hình 4.4. Hiệu quả xử lý H2S của vật liệu BTV 400 và TV 400………..43

Hình 4.5. Hiệu quả xử lý H2S của vật liệu BTV ở các nhiệt độ nung khác nhau……….44

Hình 4.6. Kết quả XRD của BVT 400 (a), BVT 400 sau oxy hóa (b), VT 400 sau oxy hóa (c)….45 Hình 4.7. Phổ EDX của BVT 400 <small>(a),</small> BVT 400 sau oxy hóa <small>(b), </small>VT 400 sau oxy hóa <small>(c)……47 </small>

Hình 4.8 Ảnh EDX mapping của vật liệu BVT 400 sau oxy hóa………..48

Hình 4.9. Ảnh SEM của BVT 400 <small>(a),</small> BVT 400 sau oxy hóa <small>(b),</small> VT 400 sau oxy hóa <small>(c)……</small>48

Hình 4.10. Phổ FTIR của BVT 400 (a), BVT 400 sau oxy hóa (b), VT 400 sau oxy hóa (c)….50 Hình 4.11. Hiệu quả xử lý H<small>2S của vật liệu BVT 400 với nhiệt độ vận hành khác nhau……..51 </small>

Hình 4.12. Cơ chế hấp phụ và oxy hóa H2S trên vật liệu xúc tác………..52

Hình 4.13. Hiệu quả xử lý H2S của vật liệu BVT 400 với nồng độ khí đầu vào khác nhau….53 Hình 4.14. Hiệu quả xử lý H2S ứng với các lưu lượng khí đầu vào khác nhau……….55

Hình 4.15. Hiệu quả xử lý H<sub>2</sub>S ứng với các khối lượng vật liệu khác nhau………57

Hình 4.16. Nồng độ khí H2S đầu ra và hiệu quả xử lý của vật liệu BVT 400………59

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề </b>

Hiện nay, do nhu cầu phát triển của xã hội cần nguồn năng lượng đủ lớn để phục vụ cho công nghiệp và cho đời sống ngày càng cao mà các nguồn tài nguyên hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Nên việc nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng hóa thạch là đề tài được quan tâm ở Việt Nam và cả thế giới. Trong đó, nguồn nhiên liệu biogas đang được quan tâm nhiều do nó có ưu điểm là ít gây ơ nhiễm và thân thiện với mơi trường.

Khí thải hydrogen sulfide (H<sub>2</sub>S) là một loại khí độc, khơng màu, có mùi hôi (đặc trưng giống mùi trứng thối), nặng hơn so với khơng khí, nó có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo [1]. Hydrogen sulfide ăn mòn hầu hết các thiết bị (đường ống, máy nén, bình chứa khí đốt, động cơ, v.v.) và gây ngộ độc mạnh đối với pin nhiên liệu và chất xúc tác trong bộ chuyển hóa [3]. Hơn nữa, H<small>2</small>S trong q trình đốt cháy dẫn đến phát thải sulfur dioxide, sẽ tác động có hại đến môi trường. Do những vấn đề tiềm ẩn nêu trên mà việc loại bỏ sự hiện diện của khí H<small>2</small>S ra khỏi biogas là điều rất cần thiết trong quá trình nâng cấp loại nhiên liệu này cho những ứng dụng trong tương lai [2].

Khí biogas sinh ra do sự phân hủy các chất hữu cơ lên men trong điều kiện yếm khí. Các thành phần chủ yếu của khí biogas là CH<small>4</small> (40–75%) và CO<small>2</small> (15–60%) với một lượng nhỏ hydro (H<small>2</small>), nitơ (N<small>2</small>), hydro sulfua (H<small>2</small>S), oxy (O<small>2</small>), nước (H<small>2</small>O) và hydrocarbon bão hòa như là ethane và propane [4]. Mặc dù H<small>2</small>S chiếm một lượng nhỏ, nhưng H<small>2</small>S lại làm cho khí biogas có mùi rất khó chịu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến động vật sống dưới nước và trên cạn [1]. Ngoài ra H<small>2</small>S còn gây ăn mòn động cơ đốt trong, đường ống dẫn khí đốt, v.v. [2].

Vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng, biogas cần được loại bỏ các thành phần tạp chất và một trong số đó là H<small>2</small>S. Yêu cầu này cần được đáp ứng ở cả quy mơ hộ gia đình lẫn quy mơ cơng nghiệp khi cơng nghệ biogas đóng vai trị khơng thể thay thế tại các trang trại nhỏ lẻ và là một công nghệ trọng điểm thường xuyên được áp dụng với chất thải dễ phân hủy sinh học. Điều này đặt ra thách thức cho việc thiết kế xây dựng một hệ thống xử lý yêu cầu đơn giản, dễ lắp đặt và giá thành rẻ để có thể phổ biến trên diện rộng, đặc biệt là các khu vực nơng thơn. Ngồi ra, ứng dụng cơng nghệ này cần hoạt động ổn định,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

cho hiệu quả cao và có thể nhân rộng ở quy mơ công nghiệp. Công nghệ hấp phụ với chất hấp phụ từ chất thải rắn cơng nghiệp có thể đáp ứng được những yêu cầu này. Cụ thể: - Hấp phụ là một công nghệ truyền thống, thiết bị đơn giản, khơng u cầu cao trình

độ người vận hành, dễ sử dụng, dễ thay thế, phù hợp với các vùng nông thôn; - Khả năng hấp phụ H<small>2</small>S nói riêng hay lọc biogas nói chung của các chất thải có độ

xốp cao, chứa thành phần kim loại hoặc khoáng kim loại đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, có thể được tăng cường nhờ các phương pháp biến tính vật liệu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của chất hấp phụ;

- Lượng có sẵn nhiều đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nguyên liệu sản xuất đại trà; - Việc tận dụng chất thải làm vật liệu hấp phụ sẽ giảm được chi phí sản xuất từ đó

giảm giá thành vật liệu.

<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Đề tài hướng đến mục tiêu tăng cường khả năng hấp phụ H<small>2</small>S trong biogas của các vật liệu hấp phụ có nguồn gốc từ chất thải cơng nghiệp và xây dựng mơ hình hệ thống đơn giản dễ vận hành trong việc tăng cường khả năng xử lý khí H<small>2</small>S nhằm tạo ra nhiên liệu biogas sạch, an tồn, thân thiện với mơi trường, song song với việc thu hồi được một lượng lưu huỳnh nguyên tố nhất định.

<b>1.3. Nội dung nghiên cứu </b>

Nghiên cứu bao gồm những nội dung sau:

- Nội dung 1: Chế tạo vật liệu hấp phụ biến tính bằng dung dịch kiềm, muối kim loại và nhiệt

- Nội dung 2: Khảo sát khả năng ứng dụng vật liệu xúc tác từ chất thải công nghiệp trong xử lý H<small>2</small>S.

- Nội dung 3: Phân tích đặc trưng vật liệu

- Nội dung 4: Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố như nhiệt độ phản ứng, khối lượng vật liệu xúc tác, lưu lượng dịng khí và nồng độ H<small>2</small>S đầu vào đến hiệu quả quá trình xử lý.

- Nội dung 5: Đánh giá khả năng oxy hóa H<small>2</small>S

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Các đối tượng của nghiên cứu bao gồm: - Khí hydrogen sulfide (H<small>2</small>S).

- Vật liệu hấp phụ: Bùn nước cấp, bùn đỏ, bùn nước thải, xỉ thép và tro bay. - Thiết bị: Hệ thống thiết bị kết hợp hấp phụ và oxy hóa được thiết kế và lắp đặt

tại phịng thí nghiệm tại Trường Đại học Bách Khoa cơ sở Dĩ An, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

<b>1.4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

Phạm vi nghiên cứu được thực hiện ở quy mơ phịng thí nghiệm. Địa điểm tiến hành nghiên cứu tại phịng thí nghiệm tại Trường Đại học Bách Khoa cơ sở Dĩ An, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

<b>1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.5.1. Ý nghĩa khoa học </b>

Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng về khả năng xử lý khí H<small>2</small>S của vật liệu xúc tác có nguồn gốc từ chất thải rắn cơng nghiệp. Nghiên cứu cũng hướng đến việc tìm ra các điều kiện vận hành tối ưu như nhiệt độ phản ứng, nồng độ đầu vào, khối lượng vật liệu, lưu lượng đầu vào và cũng hướng đến việc tìm ra quy trình biến tính vật liệu phù hợp như nhiệt độ nung và tỷ lệ tẩm muối kim loại phù hợp với vật liệu xúc tác trên nền chất thải rắn cơng nghiệp có sẵn tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng so sánh hoạt tính hấp phụ/oxy hóa khí H<small>2</small>S của một dãy các vật liệu khác nhau làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

<b>1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn </b>

Biogas là nguồn nhiên liệu có thể sử dụng làm nhiên liệu đốt ở các hộ gia đình, nhiên liệu cho máy phát điện, thay thế cho các nhiên liệu trong các động cơ với việc loại bỏ H<small>2</small>S khỏi biogas giúp sử dụng hiệu quả, an toàn nguồn năng lượng tái tạo và tiết kiệm nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt.

Kết quả nghiên cứu đề tài mang lại một số ý nghĩa thực tiễn như sau:

− Chế tạo ra một loại vật liệu xúc tác mới, rẻ tiền, hiệu quả xử lý cao với quy trình chế tạo đơn giản và dễ thực hiện. Đồng thời gián tiếp giải quyết một

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

lượng lớn chất thải rắn công nghiệp chưa qua xử lý, góp phần giảm phát thải ra môi trường và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có là chất thải rắn công nghiệp tại các nhà máy ở Việt Nam.

− Là tiền đề qua đó vạch ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho các nghiên cứu tiếp theo, ứng dụng thực tế xử lý khí H<small>2</small>S trong biogas giảm ơ nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng môi trường sống. Từ đó gia tăng giá trị năng lượng của biogas, góp phần vơ cùng quan trọng vào việc cải thiện chất lượng khơng khí và nâng cao sức khỏe con người.

− Ý nghĩa về kinh tế: Tăng cường sử dụng biogas, tiết kiệm chi phí năng lượng; tiết kiệm chi phí đầu tư xử lý biogas nhờ việc giảm chi phí sản xuất chất hấp phụ; tận dụng chất thải cơng nghiệp, phát triển vật liệu có giá trị kinh tế, giảm chi phí xử lý chất thải; thu hồi lưu huỳnh – nguyên tố quan trọng trong ngành cơng nghiệp hóa chất.

<b>1.6. Tính mới của đề tài </b>

Tìm ra vật liệu xúc tác mới rẻ tiền, dễ tìm là các chất thải rắn cơng nghiệp, với việc tận dụng chất thải chưa qua xử lý làm vật liệu xúc tác giúp giảm ô nhiễm môi trường; thu hồi lưu huỳnh mang lại giá trị kinh tế.

Tìm ra quy trình tổng hợp, chế tạo và biến tính vật liệu phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý H<small>2</small>S.

Xây dựng và vận hành được mơ hình pilot để đưa ra các thông số thiết kế phù hợp với thực tiễn.

- So sánh hiệu quả xử lý H<small>2</small>S của một dãy các vật liệu hấp phụ có nguồn gốc từ chất thải rắn cơng nghiệp đã qua biến tính với cùng muối kim loại và nhiệt độ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan về khí biogas </b>

Biogas là một trong những nguồn năng lượng sinh học, thân thiện với môi trường, được sử dụng làm khí đốt trong cơng nghiệp và sinh hoạt. Nhiệt lượng sinh ra khi đốt 1 m<small>3</small> khí biogas thơ khoảng 21,5 MJ, thấp hơn 1,67 lần nhiệt lượng của 1 m<small>3</small> khí CH<small>4</small>tinh khiết [4]. Điều này là bởi vì ngồi thành phần chính là CH<small>4</small>, khí biogas thơ cịn chứa các khí khác như CO<small>2</small>, hơi nước, N<small>2</small>, H<small>2</small>, O<small>2</small>, H<small>2</small>S, NH<small>3</small>, v.v.

Trong đó, H<small>2</small>S có khả năng ăn mịn đường ống, thiết bị, làm giảm tuổi thọ của thiết bị và công trình. Nhiều báo cáo cho thấy, nồng độ H<small>2</small>S trong biogas tùy thuộc vào nhiều yếu tố (công nghệ ủ, nguyên liệu ủ, công suất hầm ủ,…), dao động trong khoảng 0–10.000 ppm [5], 0–5.000 ppm [4], hay 100–1.000 ppm [6]. Hơn nữa, H<small>2</small>S cịn là một khí độc với sức khỏe con người, với khoảng nồng độ như vừa nêu trên, H<small>2</small>S trong biogas hồn tồn có thể gây kích ứng hơ hấp, tổn thương mắt và thậm chí là tử vong cho người tiếp xúc [7].

Vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng, khí biogas cần được loại bỏ các tạp chất mà đặc biệt là H<small>2</small>S để duy trì nhiệt trị cao cũng như giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có nhiều phương pháp xử lý H<small>2</small>S trong khơng khí, tuy nhiên để ứng dụng trong việc lọc H<small>2</small>S ra khỏi biogas thì hấp phụ là phương pháp vượt trội và phù hợp nhất. Với khả năng chọn lọc đối tượng ô nhiễm giữ lại trên bề mặt vật liệu bằng việc lựa chọn vật liệu hấp phụ phù hợp, phương pháp hấp phụ có thể loại bỏ gần như hồn tồn sự hiện diện của H<small>2</small>S mà không làm ảnh hưởng đến thành phần CH<small>4</small> trong biogas.

Sự đa dạng về loại chất hấp phụ cũng là một ưu thế không nhỏ về kinh tế khi nhu cầu lọc khí biogas là hiện hữu ở quy mơ hộ gia đình và quy mô công nghiệp. Thật vậy, với đặc điểm là một nước nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế Việt Nam đặc biệt là ở nông thôn. Chất thải từ hoạt động nông nghiệp đa phần dễ phân hủy sinh học, thường được xử lý bằng cách ủ kỵ khí, điển hình như phân từ trang trại chăn ni heo, bị, gà, dê…, vỏ tôm hay chất thải của các hoạt động ni trồng thủy sản. Phân compost sau q trình ủ có thể tận dụng bón cho cây trồng, khí biogas sinh ra cung cấp chất đốt cho hoạt động đun nấu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Mơ hình truyền thống này xuất hiện rộng rãi ở nhiều tỉnh thành Việt Nam và được

<i>minh họa trong Hình 2.1. Riêng với quy mơ cơng nghiệp, khí biogas thường được dùng </i>

cho mục đích chạy máy phát điện. Tùy theo yêu cầu nhà máy mà hàm lượng H<small>2</small>S cho phép trong biogas có mức tương ứng và mức thường thấy là < 200 ppm, cũng có một số nhà máy khuyến khích < 5 ppm.

<i><b>Hình 2.1. Mơ hình biogas hộ gia đình </b></i>

<b>2.2. Tổng quan về khí hydrogen sulfide (H<small>2</small>S) 2.2.1. Nguồn gốc </b>

H<small>2</small>S có thể được tạo ra một cách tự nhiên trong môi trường thông qua quá trình phân hủy sulfate kỵ khí bởi vi khuẩn, do con người tạo ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và do sự phân hủy protein chứa lưu huỳnh ở động vật có vú. Nồng độ H<small>2</small>S trong khơng khí thường nằm trong khoảng từ 0,11 ppb đến 0,33 ppb, nồng độ ở khu vực đơ thị có thể cao tới 1 ppb. Nếu sống gần các nguồn phát thải H<small>2</small>S thì nồng độ càng cao và có thể vượt quá 90 ppb. Trong môi trường tự nhiên, H<small>2</small>S thường được tạo ra bởi vi khuẩn khử sulfate thơng qua q trình phân hủy kỵ khí của chất hữu cơ. Các nguồn sinh ra khí H<small>2</small>S bao gồm những nơi xảy ra sự phân hủy chất hữu cơ cùng với tình trạng thiếu oxy

<b>Trang trại </b>

<b>Chất thải Hố thu </b>

<b>gom Hầm </b>

<b>biogas </b>

<b>Khí biogas </b>

<b>Đun, nấu </b>

<b>Phân compost Cây trồng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

như đầm lầy, mỏ hydrocarbon, núi lửa, lỗ thông hơi dưới đáy biển, suối lưu huỳnh và các vùng nước tù đọng. H<small>2</small>S cũng có thể có trong nước giếng. Lượng phát thải H<small>2</small>S hàng năm từ tất cả các nguồn trên đất liền và lượng phát thải từ đại dương tương đương lần lượt là 53–100 triệu tấn và 27–150 triệu tấn lưu huỳnh [8]. H<small>2</small>S được tạo ra từ các hoạt động của con người như trong ngành công nghiệp, là sản phẩm của các q trình ơ nhiễm thứ cấp như: Hoạt động của nhà máy nhiệt điện đốt than; các ngành cơng nghiệp hóa chất; q trình sản xuất bột giấy và giấy; quá trình sản xuất lọc dầu; q trình chơn lấp xử lý rác thải; cơ sở ni dưỡng động vật.

<b>2.2.2. Tính chất </b>

<i><b>- Tính chất vật lý: Hydrogen sulfide còn được gọi là axit hydrosulfuric, có mùi trứng </b></i>

thối đặc trưng. Nó nặng hơn khơng khí với trọng lượng riêng là 1,19 ở 15°C và khối lượng mol là 34,08 g/mol. Đặc điểm nguy hiểm của H<small>2</small>S có tính ăn mịn, dễ nổ (khoảng 4,3–45% thể tích trong khơng khí) và dễ cháy (nhiệt độ bốc cháy 260°C) [8].

<i><b>- Tính chất hóa học: Nếu được giải phóng dưới dạng khí, hydrogen sulfide tồn tại </b></i>

trong khí quyển khoảng một ngày vào mùa hè và 42 ngày vào mùa đông, được chuyển đổi thành sulfur dioxide và axit sulfuric thể hiện trong phản ứng được xúc tác bởi gốc

+ Với sự có mặt của các ion kim loại, hydrogen sulfide có xu hướng phản ứng và tạo thành sulfur kim loại – muối của hydrogen sulfide. Phản ứng này là cơ sở cho phép thử

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

giấy axetate chì(II) được sử dụng để phát hiện H2S, với giấy ẩm chuyển sang màu đen do tạo thành kết tủa PbS:

Pb(CH<small>3</small>CO<small>2</small>)<small>2</small> (rắn) + H<small>2</small>S (khí) → PbS (rắn) + 2CH<small>3</small>CO<small>2</small>H (khí)

+ H<small>2</small>S tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuric (yếu hơn axit carbonic). Nếu được sục khí đủ, H2S có thể bị oxy hóa, tạo thành lưu huỳnh ngun tố và nước.

<i>Các q trình hóa học được biểu diễn ở Hình 2.2 có thể được coi là một dạng đơn </i>

giản hóa của chu trình lưu huỳnh tồn cầu.

<i><b>Hình 2.2. Sự tham gia của hydrogen sulfide trong chu trình lưu huỳnh tồn cầu [8] </b></i>

<b>2.2.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người </b>

Nồng độ H<small>2</small>S ảnh hưởng sức khỏe con người đã được chứng minh, đặc biệt là khi tiếp xúc ở mức độ trên 1 ppm trong khơng khí. Nhiều quan điểm đồng thuận là đường hô hấp và hệ thần kinh đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với H<small>2</small>S. Các triệu chứng chung biểu hiện khi tiếp xúc với nồng độ khí H<small>2</small><i>S khác nhau được tóm tắt trong Bảng 2.1. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><b>Bảng 2.1. Ảnh hưởng của H<sub>2</sub>S đối với con người [8] </b></i>

<b>2–5 ppm </b> Tiếp xúc kéo dài có thể gây buồn nơn, chảy nước mắt, nhức đầu hoặc mất ngủ. Các vấn đề về đường thở (co thắt phế quản) ở một số bệnh nhân hen suyễn.

<b>20 ppm </b> Có thể mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, khó chịu, trí nhớ kém, chóng mặt.

<b>50–100 ppm </b> Viêm kết mạc nhẹ và kích ứng đường hô hấp.

<b>100 ppm </b>

Ho, cay mắt, mất khứu giác sau 2–15 phút. Khó thở, đau mắt và buồn ngủ sau 15–30 phút, sau đó là ngứa cổ họng sau 1 giờ.

<b>200–300 ppm </b> Viêm kết mạc rõ rệt và kích ứng đường hơ hấp sau 1 giờ tiếp xúc.

<b>700–900 ppm </b> Xuyên qua màng túi phổi, xâm nhập vào mạch máu và gây tử vong.

<b>2.2.4. Các phương pháp xử lý </b>

Có nhiều phương pháp lọc khí biogas đã được biết đến, như có thể thấy trong

<i>Hình 2.3, trong đó phương pháp hấp phụ đặc biệt chiếm ưu thế bởi hiệu quả xử lý cao </i>

(có thể lên đến 100%), đơn giản, dễ dàng lắp đặt và sửa chữa. Bằng việc lựa chọn vật liệu hấp phụ phù hợp, thành phần không mong muốn trong biogas sẽ được giữ lại một cách có chọn lọc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><b>Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ thu giữ/loại bỏ H<small>2</small>S [9] </b></i>

<b>Phương pháp sinh học </b>

Phương pháp sinh học là sử dụng các vi sinh vật trong môi trường để phân hủy các chất ô nhiễm (hợp chất lưu huỳnh như H<small>2</small>S) thành chất ít ơ nhiễm hoặc các chất đơn. Những vi khuẩn này có thể sử dụng lưu huỳnh làm chất cho điện tử và được phân loại thành hai nhóm: photoautotrophs và chemolithotrophs. Các phản ứng oxy hóa lưu huỳnh sau đây là phổ biến cho cả hai nhóm:

Sinh vật quang tự dưỡng hấp thụ photon để lấy năng lượng duy trì sự trao đổi chất và tăng trưởng của tế bào. CO<small>2</small> đóng vai trị là chất nhận điện tử cuối cùng và nguồn carbon cho phản ứng quang hợp, trong khi H<small>2</small>S đóng vai trị là chất cho điện tử, sau đó chuyển đổi thành lưu huỳnh và có thể tiếp tục bị oxy hóa thành sulfate [9].

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b>Phương pháp hấp thụ </b></i>

Loại bỏ khí bằng cách hấp thụ cho vào dung môi lỏng là kỹ thuật quan trọng được áp dụng để tinh chế khí nhiên liệu. Dựa trên mức độ tương tác giữa dung môi và H<small>2</small>S, cơ chế hấp thụ có thể được phân loại theo cơ chế hóa học hoặc vật lý. Mặc dù sự hấp thụ hóa học được đặc trưng bởi sự tương tác mạnh, nhưng nó bị giới hạn bởi cân bằng hóa học. Mặt khác, sự hấp thụ vật lý hầu như không có giới hạn về độ hịa tan. Sự hấp thụ hóa học thường được quan sát ở áp suất thấp trong khi sự hấp thụ vật lý được quan sát ở áp suất cao. Do đó, dung mơi dùng cho hấp thụ vật lý được ưu tiên hơn hấp thụ hóa học ở áp suất riêng phần hoặc nồng độ H<small>2</small><b>S cao trong khí nạp (ví dụ: làm sạch khí </b>

<i><b>tổng hợp) [9]. </b></i>

<b>Phương pháp hấp phụ </b>

Hấp phụ (adsorption) là q trình lơi cuốn một hay nhiều cấu tử (chất bị hấp phụ – adsorbate) từ pha khí hay lỏng bởi chất rắn (chất hấp phụ – adsorbent). Hấp phụ dựa trên độ rỗng của chất rắn với bề mặt tiếp xúc lớn. Trong xử lý khí thải, hấp phụ là quá trình tiếp xúc giữa một bên là pha khí với một bên là pha rắn. Các chất khí có khuynh hướng bị hấp dẫn bởi pha rắn. Quá trình hấp phụ diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào bản chất của pha khí tác dụng lên bề mặt chất rắn. Giống như hấp thụ, hấp phụ cũng được chia làm 2 loại là hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. Hấp phụ vật lý là q q trình hấp phụ khơng kèm theo phản ứng hóa học, các cấu tử liên kết với nhau nhờ các lực vật lý như lực hút Van Der Waals hoặc tĩnh điện. Quá trình này xảy ra ở nhiệt độ thấp, tương tự như quá trình ngưng tụ. Hấp phụ vật lý đóng vai trị quan trọng trong xử lý khí thải và xử lý nước thải bậc cao. Phân tử bị hấp phụ sẽ khuếch tán từ pha khí (hoặc pha lỏng) đến bề mặt chất hấp phụ, tại đây chúng bị giữ lại bằng lực hút Van Der Waals hoặc tĩnh điện. Hấp phụ vật lý có thể giữ lại nhiều hơn một chất ơ nhiễm, trong q trình hấp phụ nhiệt được giải phóng tương đương nhiệt ngưng tụ. Ở trạng thái bão hòa, chất bị hấp phụ sẽ bao phủ toàn bộ bề mặt chất rắn, lúc này khối lượng riêng chất bị hấp phụ gần bằng với khối lượng riêng chính nó ở trạng thái lỏng. Khi áp suất của hệ hấp phụ tiến đến áp suất bão hòa sẽ xảy ra hiện tượng ngưng tụ mao quản. Khí và hơi bắt đầu ngưng tụ trong lỗ xốp của chất hấp phụ. Lực hấp phụ làm giảm áp suất hơi trong mao dẫn nên hơi có thể ngưng tụ ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ngưng tụ của nó. Trong khi đó, hấp phụ hóa học là q trình hấp phụ kèm theo liên kết hóa học như liên kết cộng hóa trị hoặc liên kết ion giữ chất được hấp phụ và chất hấp phụ. Đây thường là q trình khơng thuận nghịch, diễn ra nhanh và khó giải hấp cho chất rắn. Hấp phụ hóa học có

<i><b>tầm quan trọng đặc biệt trong các phản ứng xúc tác [9]. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>Phương pháp điện hóa </b>

Trong một tế bào điện hóa, một loạt các phản ứng oxy hóa và khử diễn ra do dòng điện được tạo ra bởi các nguồn năng lượng bên ngoài.

Một tế bào điện hóa bao gồm các phần tử sau: i) hai điện cực, cực dương và cực âm, nơi diễn ra các phản ứng oxy hóa và khử; ii) một hoặc một số chất điện phân là vật liệu dẫn điện hỗ trợ các ion ít dẫn hoặc khơng dẫn điện, do đó làm tăng độ dẫn điện trong tế bào (IEM); iii) một hoặc một số thiết bị phân tách, thường là màng trao đổi ion, có thể cho phép chuyển ion một cách chọn lọc giữa hai mặt của tế bào.

Cực dương là điện cực tích điện dương (cho phép xảy ra các phản ứng oxy hóa) và cực âm được tích điện âm (cho phép xảy ra các phản ứng khử). IEM chuyển các ion tích điện dương hoặc âm một cách có chọn lọc.

Trong các q trình điện hóa, sự dịch chuyển electron từ chất này sang chất khác được thực hiện trên một quãng đường dài. Điều này được giải thích là do có dịng điện đi qua, đó là một dịng các electron được cung cấp năng lượng và di chuyển dọc theo cùng một đường dẫn. Do đó, trong q trình điện hóa khơng gian của các chất phản ứng (chất khử và chất oxy hóa) cần phải phân tách để giữ cho dòng electron dịch chuyển từ chất khử sang chất oxy hóa. Khi tiếp xúc trực tiếp giữa các chất phản ứng nên được thay thế bằng hai tấm kim loại được nối với nhau bằng một dây dẫn kim loại. Để đảm bảo dòng điện liên tục đi qua khơng gian phản ứng, các hạt mang điện có độ dẫn ion cao phải có mặt hoặc được thường xuyên thêm vào dung dịch phản ứng. Do đó, một hệ thống điện hóa là hệ thống mà bên trong nó xảy ra q trình điện hóa [9].

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i><b>Hình 2.4. Một tế bào điện hóa điển hình [9] </b></i>

<b>2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước </b>

Chất thải rắn mà đặc biệt là chất thải rắn công nghiệp đã và đang là vấn đề môi trường được nhiều người quan tâm. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Trong đó, chất thải rắn thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại. Và chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Dưới góc độ mơi trường, chất thải rắn hiện tại được xem là nguồn tài nguyên, cần được tận dụng triệt để, để vừa không ảnh hưởng đến môi trường, vừa mang đến giá trị kinh tế. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, nhiều loại chất thải rắn có khả năng ứng dụng làm vật liệu hấp phụ trong đó có hấp phụ H<small>2</small>S, có thể kể đến như các loại bùn nước cấp, bùn đỏ, bùn nước thải, xỉ thép và tro bay

<i>Bùn nước cấp là bùn thải từ quá trình xử lý nước tại các nhà máy nước cấp, tính </i>

chất bùn nước cấp phụ thuộc vào nguồn nước đầu vào và công nghệ áp dụng. Với các nhà máy sử dụng nguồn nước ngầm, bùn thải chủ yếu phát sinh từ q trình làm thống hoặc kết tủa, thành phần chính thường là cặn sắt, mangan hoặc vơi đóng cặn. Còn với

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nguồn nước mặt, vì thành phần ơ nhiễm đa dạng nên bùn cũng có tính chất phức tạp hơn. Tuy nhiên, bùn thải vẫn phát sinh chủ yếu ở quá trình xử lý hóa học hóa lý. Theo một báo cáo của Lâm Minh Triết và cộng sự năm 2013 [10], về “Nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý, tận dụng bùn thải và nước tách bùn thừ các nhà máy nước cấp của TP. HCM” cho thấy, bùn thải từ các nhà máy nước cấp có thể tận dụng làm nguyên liệu sản xuất gạch, chậu gốm, chén hứng mũ cao su bằng cách phối trộn với đất sét. Ngoài ra, kết quả kiểm tra thành phần bùn nước cấp ở Tp. HCM cho thấy hàm lượng kim loại nặng nhỏ, thấp hơn nhiều lần so với QCVN 07:2009/BTNMT (Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại) và QCVN 03:2008/BTNMT (Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất) nên hồn tồn có thể ứng dụng để san nền, hồn thổ hoặc chơn lấp tại các bãi chôn lấp chất thải rắn của thành phố hoặc tại các nơi khai thác đá. Cũng theo báo cáo này, mỗi ngày nhà máy nước mặt Tân Hiệp thải ra khoảng 332,2 - 392,2 tấn bùn, nhà máy nước ngầm Tân Phú là 85,26 - 111,6 tấn bùn và thải lượng ở các ngày xả bể lắng thường cao hơn ngày bình thường. Do đó, dù khơng chứa nhiều thành phần nguy hại vượt ngưỡng nhưng với một thải lượng lớn thải ra môi trường mỗi ngày, bùn nước cấp gây tác động không nhỏ đến môi trường, cần được quan tâm xử lý.

<i>Ngoài bùn nước cấp, bùn nước thải hiện nay cũng là một trong những vấn đề đau </i>

đầu tại các nhà máy sản xuất. Tùy vào ngành nghề hoặc công nghệ xử lý mà bùn nước thải được chia thành các loại khác nhau. Hiện nay, bùn nước thải thường được tách nước tại chỗ và chuyển giao trực tiếp cho đơn vị có chức năng xử lý. Các cơng nghệ có thể áp dụng để xử lý bùn thải nói chung có thể kể đến như: tái chế và thu hồi, hoàn nguyên, xử lý hóa lý, ổn định và hóa rắn, đốt và chơn lấp. Trong đó, các biện pháp tái chế và thu hồi được xem như ưu tiên hàng đầu nhằm tránh lãng phí nguồn tài nguyên bùn thải. Hầu hết các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải hiện nay đều phát sinh bùn thải, so với bùn nước cấp, ảnh hưởng và tác động của bùn nước thải đến môi trường là lớn hơn gấp nhiều lần. Đó là chưa kể đến bùn thải một số ngành cơng nghiệp cịn được xếp vào danh mục chất thải nguy hại, đặc biệt nguy hiểm với mơi trường. Vì vậy, việc xử lý bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải là cần thiết cho môi trường. Điều này u cầu một khoảng chi phí lớn đơi khi vượt quá tầm kiểm soát của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sinh ra nhiều bất cập trong việc quản lý và bảo vệ môi trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>Bùn đỏ là chất thải rắn chủ yếu của q trình khai thác quặng Bauxite trong sản </i>

xuất nhơm. Q trình Bayer chuyển hóa quặng Bauxite trong dung dịch NaOH cô đặc ở nhiệt độ từ 150 đến 230 °C. Khi đó, nhơm phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành aluminat natri hòa tan để lại bùn đỏ. Bùn đỏ có tính ăn mịn cao (pH 10 - 13) do sự có mặt NaOH và Na<small>2</small>CO<small>3</small> và thành phần phức tạp mà chủ yếu là các oxit kim loại. Vì vậy, đây là vấn đề ơ nhiễm chính tại các khu vực khai thác Bauxite. Tại Việt Nam, các dự án khai thác quặng Bauxite ln được quan tâm vì tiềm năng phát triển kinh tế lớn trong khi nguy cơ về môi trường cũng không hề nhỏ. Nhiều nghiên cứu gần đây cho dấu hiệu khả quan về việc tận dụng bùn đỏ làm vật liệu xử lý nước thải, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng hay sơn chống gỉ. Tuy nhiên việc đưa vào ứng dụng thực tế cần thời gian hồn thiện thơng qua các nghiên cứu triển khai.

<i>Xỉ thép là chất thải rắn từ quá trình sản xuất thép, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 15% khối </i>

lượng sản phẩm. Hiện nay trên cả nước có hơn 30 nhà máy luyện thép đang hoạt động và nhiều nhà máy khác đang trong giai đoạn xây dựng hoặc lập dự án. Sản lượng thép ở Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 15 - 18 triệu tấn năm 2020 và 19 - 22 triệu tấn/năm thép thành phẩm vào năm 2025 [11]. Như vậy, ước tính khối lượng xỉ thép thải ra hằng năm là rất lớn, khoảng 1 – 1,5 triệu tấn/năm. Tại Nhật Bản hay Trung Quốc và nhiều nước phát triển trên thế giới, xỉ thép phần lớn không được xem là chất thải nguy hại, đồng thời ban hành quy định bắt buộc tái chế, tái sử dụng xỉ thép. Một trong những cách phổ biến để tận dụng lại nguồn tài nguyên này là dung làm cốt liệu san lấp nền hoặc cốt liệu cho bê tông nhựa đường [12]. Cốt liệu xỉ thép làm san lấp nền giúp cải thiện cơ tính và tính bền nhờ phản ứng kết dính khi gặp nước, bùn. Tuy nhiên nhìn chung trong đa số các trường hợp ứng dụng thực tế hiện nay đều khơng tận dụng hết các tính chất của xỉ từ quan điểm của công nghệ vật liệu. Hơn 90% lượng xỉ vẫn đang đổ đống trong bãi thải và lưu trữ tại chỗ trong các nhà máy hay chơn lấp sâu.

<i>Tro bay là bụi mịn có trong khí thải q trình đốt cháy nhiên liệu, thường xuất hiện </i>

ở các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, phát thải ra mơi trường từ ống khói của nhà máy. Tro bay thường mịn hơn xi măng, bao gồm các hạt có kích thước từ 10 - 100 m. Độ mịn là một trong những đặc tính quan trọng của tro bay, giúp duy trì độ linh động và đặc tính pozzolan có thể ứng dụng làm vật liệu xây dựng. Nếu phát thải ra môi trường,

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

tro bay có thể làm gia tăng hàm lượng bụi mịn trong khơng khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Theo tổng quan của Ahmad và các cộng sự [13], thành phần kim loại và hàm lượng kim loại trong chất thải ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ H<small>2</small>S của nó. Trong đó, Fe được xem là kim loại thường gặp trong những chất hấp phụ có hiệu quả cao. Việc bổ sung thêm Fe vào vật liệu hấp phụ giúp cải thiện hiệu quả lọc H<small>2</small>S của vật liệu đã được chứng minh, tuy nhiên vai trị hay cơ chế q trình vẫn chưa được làm rõ. Fe<small>2+</small> có thể phản ứng trực tiếp với H<small>2</small>S sinh ra FeS (màu đen) hoặc có thể đóng vai trị là xúc tác để oxy hóa S<sup>2-</sup> thành S<sup>0 </sup>[13]. Thơng thường, chất thải giàu kim loại được sấy khơ, sau đó biến tính nhiệt bằng các q trình như cacbon hóa, nhiệt phân trước khi sử dụng. Q trình biến tính nhiệt giúp kim loại chuyển thành oxit kim loại, hợp chất có ái lực hấp phụ với H<small>2</small>S lớn hơn, làm tăng hiệu quả quá trình xử lý [13]. Nhìn chung, thành phần của bùn nước cấp, bùn nước thải, bùn đỏ, xỉ thép hay tro bay đều chứa một lượng đáng kể các kim loại hoặc hợp chất kim loại. Đặc điểm này cho phép chúng có khả năng xử lý H<small>2</small>S tốt hơn. Một số thành phần kim loại có trong bùn nước cấp, bùn nước thải, bùn đỏ, xỉ thép và tro

<i>bay được thể hiện trong Bảng 2.2. </i>

<i><b>Bảng 2.2. Một số thành phần kim loại có trong chất thải </b></i>

<b>Chất thải </b>

<b>Thành phần kim loại, hợp chất kim loại (ngoài Silic) </b>

<b>Nguồn gốc Tài liệu tham khảo </b>

Bùn nước cấp

Fe, Mn, Pb, Ni, Cr, Al, Cu Tp. HCM, Việt Nam [10]

Cd, Cr, Cu, Hg, Ni, Zn, Pb Albacete, Murcia và Alicante, Tây Ban Nha

[15]

Bùn nước thải

Cd, Cr, Cu, Hg, Ni, Pb, Zn Batna, An-giê-ri [16] Fe, Ca, Al, Na, Mg, K, Zn, Cu Girona, Tây Ban

Nha

[17]

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>Chất thải </b>

<b>Thành phần kim loại, hợp chất kim loại (ngoài Silic) </b>

<b>Nguồn gốc Tài liệu tham khảo </b>

Bùn đỏ Fe<small>2</small>O<small>3</small>, Al<small>2</small>O<small>3</small>, TiO<small>2</small>, Na<small>2</small>O, CaO Lâm Đồng, Việt Nam

[19]

CaO, Al<small>2</small>O<small>3</small>, Fe<small>2</small>O<small>3</small> Fergoug Dam, giê-ri

An-[21]

Xỉ thép CaO, Al<small>2</small>O<small>3</small>, Fe<small>2</small>O<small>3</small>, MgO, K<small>2</small>O, Na<small>2</small>O, TiO<small>2</small>, MnO

FeO, CaO, Fe<small>2</small>O<small>3</small>, Al<small>2</small>O<small>3</small>, MgO Slovenia [23]

Tro bay Al<small>2</small>O<small>3</small>, CaO, Fe<small>2</small>O<small>3</small>, K<small>2</small>O, MgO Indonesia [25]

Ngoài loại chất hấp phụ, các điều kiện môi trường và điều kiện đầu vào là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hấp phụ H<small>2</small>S, thể hiện thông qua dung lượng hấp phụ có thể từ vài mgH<small>2</small>S/g đến vài trăm mgH<small>2</small>S/g. Với nồng độ H<small>2</small>S khoảng 200 ppm và tỷ lệ CH<small>4</small>:CO<small>2</small> khoảng 1,5 trong dịng khí đầu vào, kết quả nghiên cứu của Zhu và cộng sự [27] cho thấy tro hoạt hóa và biochar từ gỗ cho dung lượng hấp phụ H<small>2</small>S lần lượt là 3,22 mg/g và 2,20 mg/g. Tro bay trong nghiên cứu của Wu và cộng sự [26] có hiệu quả hấp phụ H<small>2</small>S đạt 10,40 mg/g. Trong khi đó, vật liệu hấp phụ từ bùn nước cấp được biến tính NaOH 2,5 M trong một nghiên cứu ở Thái Lan cho dung lượng hấp phụ H<small>2</small>S là 87,93 mg/g [14]. Ở một nghiên cứu khác, vật liệu hấp phụ có nguồn gốc từ bùn thải sau khi được khí hóa ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, 1 g vật liệu có thể hấp phụ được 131 mgH<small>2</small>S [17]. Đi sâu vào tính chất chất hấp phụ, kết quả các nghiên cứu cho thấy các vật liệu hấp phụ giàu kim loại thường có khả năng xử lý H<small>2</small>S vượt trội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Trong nghiên cứu của Ros và cộng sự [17], việc biến tính nhiệt (khí hóa) ở nhiệt độ 700°C giúp bùn thải có dung lượng hấp phụ tăng từ 18 mg/g lên 62 mg/g với dịng khí thử nghiệm chứa 1% (thể tích) H<small>2</small>S ở độ ẩm 40%.

Nhiều nghiên cứu trong nước cũng được tiến hành nhằm tổng hợp vật liệu hấp phụ H<small>2</small>S có hiệu quả cao. Trong một nghiên cứu điển hình về phát triển vật liệu hấp phụ nền sắt lọc biogas cho các trạm phát điện nhỏ ở Việt Nam năm 2018, vật liệu FeOOH cho hiệu quả lọc H<small>2</small>S có thể lên đến 180 mgH<small>2</small>S/gFeOOH với nồng độ đầu ra duy trì thấp hơn 5 ppm đảm bảo không làm hư hỏng máy phát điện [28]. Công trình thực tế đã được lắp đặt ở trang trại nuôi heo thuộc quận Thanh Oai, Hà Nội từ nguồn tài trợ đến từ Hàn Quốc. Khả năng hấp phụ H<small>2</small>S của than hoạt tính, than hoạt tính tẩm Na<small>2</small>CO<small>3</small> và NaOH cũng được nghiên cứu, kết quả cho thấy việc biến tính với dung dịch kiềm giúp cải thiện đáng kể hiệu quả xử lý của than hoạt tính thương mại [29]. Một số vật liệu lọc H<small>2</small>S có thành phần oxit sắt đã được thương mại hóa ở thị trường Việt Nam, tuy nhiên giá thành khá cao dao động từ 90.000 đ/kg đến 400.000 đ/kg, khó tiếp cận với người sử dụng, đặc biệt là các hộ gia đình chăn ni nhỏ lẻ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy khả năng tận dụng bùn đỏ (bùn thải từ q trình sản xuất nhơm) và bùn đỏ biến tính làm vật liệu hấp phụ [30, 31]. Nghiên cứu về khả năng tận dụng các chất thải khác trong lọc biogas còn nhiều hạn chế ở điều kiện Việt Nam trong khi khối lượng các chất thải thải ra môi trường hằng ngày là không hề nhỏ.

Lưu huỳnh là một trong bốn nguyên tố cơ bản của ngành cơng nghiệp hóa chất, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, việc oxy hóa H<small>2</small>S thành S hay việc thu hồi lưu huỳnh từ khí biogas cũng là một hướng nghiên cứu tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường với quan điểm chất thải cũng là nguồn tài nguyên. Một hệ thống điện hóa vi sinh khử CO<small>2</small> và lọc khí sinh học đã được phát triển trong nghiên cứu của Fu và cộng sự [32] như

<i>sơ đồ Hình 2.5. Hệ thống bao gồm một catot sinh học chứa methanogen để khử CO</i><small>2</small> và anot Fe<small>2+</small> để oxy hóa H<small>2</small>S. Tốc độ sản sinh CH<small>4</small> trong buồng catot đạt 20,6 ± 1,0 μmol/h với hàm lượng lên đến 98,3%. Trong buồng anot, H<small>2</small>S được loại bỏ hoàn toàn và chuyển đổi thành nguyên tố S. Hệ thống hoạt động ổn định với ưu điểm vừa khử được CO<small>2</small> vừa oxy hóa được H<small>2</small>S có trong khí sinh học. Tuy nhiên hiệu quả q trình phụ thuộc vào hoạt động của vi sinh, đơn giản trong thiết kế nhưng khá phức tạp để vận hành đạt hiệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

quả cao. Việc phát triển một vật liệu có khả năng oxy hóa H<small>2</small>S có thể giúp thiết bị xử lý đơn giản về cấu tạo và vận hành hơn các phương pháp khác. Tổng quan về q trình lọc khí biogas của Abatzoglou và cộng sự [33] đề cập đến khả năng oxy hóa của các vật liệu xúc tác có thể được tăng cường thơng qua việc biến tính (ngâm tẩm kim loại, biến tính axit, bazo) hoặc điều chỉnh nhiệt độ q trình.

<i><b>Hình 2.5. Hệ thống điện hóa vi sinh khử CO<small>2</small> và lọc biogas đồng thời </b></i>

Bước đầu tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, vật liệu hay chất thải rắn giàu kim loại đặc biệt là Fe có khả năng lọc H<small>2</small>S trong biogas đạt hiệu quả cao, có thể ứng dụng làm vật liệu hấp phụ. Hiệu quả lọc có thể được cải thiện bằng cách biến tính nhiệt, biến tính với dung dịch kiềm, dung dịch axit hoặc bổ sung thêm thành phần các kim loại khác. Các chất hấp phụ trên thị trường Việt Nam phần nào đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nhưng giá thành lại khá cao do quá trình chế tạo, tổng hợp phức tạp, tiêu tốn nhiều chi phí. Lưu huỳnh có thể được tạo thành sau quá trình hấp phụ H<small>2</small>S, mở ra khả năng thu hồi từ q trình hồn ngun vật liệu hấp phụ. Tuy nhiên cơ chế thực hiện vẫn còn bỏ ngỏ, cần đào sâu nghiên cứu thêm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Phân tích vật liệu đựa trên các phương pháp: SEM, EDX mapping, XRD, FTIR.Khảo sát ảnh hưởng của

các điều kiện vận hành: nhiệt độ, nồng độ đầu vào, lưu lượng hỗn hợp khí, khối lượng vật liệu xúc tác.

Đánh giá hiệu suất xử lý H<small>2</small>S

<b>CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Sơ đồ nghiên cứu </b>

Các nội dung trong nghiên cứu được thể hiện trong sơ đồ Hình 3.1.

muối kim loại Zn(NO<small>3</small>)<small>2</small>.6H<small>2</small>O

Thử nghiệm trên mơ hình để oxy hóa H2S

Nhiệt độ nung vật liệu biến tính: 200℃, 300℃,

400℃, 500℃, 600℃, 700℃, 800℃

Vật liệu oxy hóa hiệu quả nhất

Điều kiện vận hành tốt nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>3.2. Hóa chất, dụng cụ, thiết bị 3.2.1. Hóa chất </b>

Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm hóa chất lấy mẫu và phân tích được liệt kê trong Bảng 3.1.

<i><b>Bảng 3.1. Hóa chất thực hiện thu và phân tích mẫu </b></i>

<b>STT Tên Cơng thức Độ tinh khiết Quốc gia </b>

1 <sup>Zinc Nitrate </sup>Hexahydrate

<i><b>Bảng 3.2. Thiết bị thực hiện nghiên cứu và phân tích </b></i>

<b>STT Tên thiết bị Model hãng Xuất xứ Số lượng </b>

<b>5 </b> Rây theo kích cỡ hạt 0,355 mm - Trung Quốc 1

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>6 </b> Ống thủy tinh chữ U Ф 10mm, dày 1mm 1

Mơ hình cấu tạo như sơ đồ Hình 3.2 với các thơng số thiết kế trong Bảng 3.4

<i><b>Bảng 3.4. Thơng số thiết kế mơ hình thí nghiệm oxy hóa xúc tác khí H<small>2</small>S </b></i>

<b>5 </b> Lưu lượng dịng khí H<small>2</small>S Nml/phút 1,45 – 3,28

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>6 </b> Cột phản ứng Ống thủy tinh chữ U 1

<i><b>Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống mơ hình thí nghiệm hấp phụ/oxy hóa khí H<small>2</small>S </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i><b>Hình 3.3. Mơ hình thí nghiệm hấp phụ/oxy hóa khí H<small>2</small>S thực tế </b></i>

Hệ thống thí nghiệm oxy hóa bao gồm các cụm thiết bị chính sau:

− Hệ thống phản ứng: Ống thủy tinh chữ U với đường kính ngồi là 10 mm, dày 1 mm chứa vật liệu hấp phụ. Vật liệu hấp phụ (cỡ hạt 0,355 – 0,5mm) tạo thành lớp vật liệu đặt bên trong ống thủy tinh và được lớp vật liệu đỡ làm bằng lớp bông thủy tinh chịu nhiệt độ cao giữ lại, cuối ống thủy tinh cũng có lớp vật liệu đỡ bằng bông thủy tinh nhằm thu giữ lưu huỳnh.

− Hệ thống cấp khí: Bình khí H<small>2</small>S (99%) và hai máy bơm thổi khơng khí sạch (làm việc xen kẽ) để pha trộn tạo ra dịng hỗn hợp khí có nồng độ mong muốn.

− Thiết bị gia nhiệt: Máy khuấy từ gia nhiệt có đặt cốc dầu gia nhiệt để đặt ống phản ứng vào nhằm gia nhiệt cho phản ứng, có thể điều chỉnh nhiệt độ từ 0℃ đến 150℃ tùy theo nhiệt độ cần thiết tại các nội dung thí nghiệm.

− Thiết bị phân tích: Máy đo khí BIOGAS 5000 (Geotech, UK xác định nồng độ H<small>2</small>S được pha lỗng với khơng khí đến nồng độ mong muốn ( nồng độ H<small>2</small>S đầu vào ) và sau khi qua hệ thống phản ứng ( nồng độ H<small>2</small>S đầu ra ).

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Sau đó, khí từ bình khí H<small>2</small>S (2) qua van điều áp của bình khí đi vào Flowmeter (3) và pha trộn với khơng khí sạch được cung cấp từ bơm khí sạch (1) đi vào Flowmeter (4), sau cho tổng lưu lượng dịng khí vào giữ ổn định đạt lưu lượng mong muốn. Khí H<small>2</small>S sau khi được pha lỗng bằng khơng khí sạch để đạt nồng độ mong muốn trước khi dẫn dịng hỗn hợp khí vào hệ thống phản ứng.

Sau khi đạt đến nồng độ H<small>2</small>S yêu cầu và ổn định được gia nhiệt đến nhiệt độ mong muốn, dòng tổng được dẫn vào thiết bị phản ứng. Dịng khí hỗn hợp đi qua cột phản ứng (5) sẽ được hấp phụ vào vật liệu xúc tác và xảy ra phản ứng oxy hóa tạo ra các sản phẩm cuối cùng là lưu huỳnh (S) và hơi nước, ... Sau đó, dịng khí ra khỏi cột tiếp tục chảy qua van khóa để lấy một phần khí tiến hành thu mẫu phân tích để xác định nồng độ khí H<small>2</small>S bằng máy BIOGAS 5000 (7). Phần khí cịn lại sẽ tiếp tục đưa ra ngồi mơi trường.

<b>3.4. Vật liệu hấp phụ và quá trình chế tạo vật liệu hấp phụ 3.4.1. Vật liệu hấp phụ </b>

Nguyên liệu chất thải rắn chế tạo vật liệu hấp phụ được thu gom trực tiếp từ các công ty và nhà máy:

- Bùn nước cấp được thu gom từ: nhà máy nước Thủ Đức, nhà máy nước BOO Thủ Đức, nhà máy nước Tân Hiệp và nhà máy nước Tân Phú (TP.HCM), nhà máy nước nguồn Mỹ Xuân.

- Bùn đỏ được thu gom từ nhà máy bauxite Tân Rai, Tân Cơ (Lâm Đồng).

- Bùn nước thải (dệt nhuộm, xi mạ, giấy, bùn Fenton) được thu gom từ các khu xử lý nước thải trên địa bàn TP.HCM và các khu vực lân cận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

- Xỉ thép được lấy từ Công Ty TNHH Vật Liệu Xanh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và Công ty cổ phần Thép Đà Nẵng.

- Tro bay được thu gom từ các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam.

<i>Đường kính lỗ xốp (mm) của vật liệu hấp phụ được cung cấp bởi nhà suất hoặc xác </i>

định bằng thực nghiệm. Đường kính lỗ xốp phải đảm bảo phù hợp với đường kính cấu tử cần hấp phụ, đồng thời phải xem xét đến khối lượng riêng (g/cm<small>3</small>) của chất hấp phụ hay nói cách khác là quan tâm đến thể tích rỗng của vật liệu (cm<small>3</small>/g) khi chọn vật liệu hấp phụ. Với một hình dạng nhất định, khối lượng riêng càng nhỏ chứng tỏ thể tích rỗng của vật liệu càng lớn, thể hiện ưu điểm về cấu trúc xốp của vật liệu hấp phụ. Ngoài ra cần quan tâm đến hình dạng của vật liệu, ưu tiên những dạng khó vỡ giảm thiểu ảnh hưởng đến hệ thống lỗ xốp bởi va đập trong vận hành và vận chuyển như hình cầu và hình hạt.

<i>Diện tích bề mặt riêng (m</i><small>2</small>/g) càng lớn thì càng có lợi cho q trình hấp phụ. Thơng số cuối cùng cần chú ý khi lựa chọn vật liệu hấp phụ là nhiệt độ hoạt động giới hạn của chúng. Do quá trình hấp phụ làm mất năng lượng của cấu tử bị hấp phụ, lượng năng lượng này chủ yếu chuyển hóa thành nhiệt năng nên hấp phụ là một quá trình tỏa nhiệt lớn và bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhiệt. Có thể nói rằng mọi chất rắn đều có khả năng hấp phụ và đều có thể ứng dụng làm vật liệu hấp phụ. Tuy nhiên hiệu quả hấp phụ của chúng phụ thuộc vào đặc tính vật lý và hóa học, cũng như đối tượng ơ nhiễm cần được xử lý và các điều kiện môi trường khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Vật liệu thô

Sấy 105℃ trong 24 giờ

Đập nhỏ và rây kích thước 0,355 – 0,5 mm

10g vật liệu + 0,05 mol Zn(NO<sub>3</sub>)<small>2</small>.6H<sub>2</sub>O trong 200ml

nước

Dùng dung dịch NH<sub>4</sub>OH 25% chỉnh pH = 10 trong

300ml nước cất

Khuấy trên máy khuấy từ 1 giờ

Siêu âm trong 1 giờ

Rửa lọc với nước cất 1 lần

Sấy 105℃ trong 12 giờ

Vật liệu thơ được biến tính với muối kim loại

<b>3.4.2. Biến tính vật liệu từ chất thải rắn (vật liệu thô) với các muối kim loại </b>

<i><b>Hình 3.4. Quy trình biến tính vật liệu thơ với muối kim loại </b></i>

Q trình biến tính vật liệu xúc tác từ vật liệu thô với các muối kim loại được thực hiện như sau: vật liệu thô sau khi được lấy từ nhà máy đã được làm khơ sơ bộ. Sau đó, vật liệu thơ được chia thành các mẫu nhỏ và sấy ở 105⁰C trong 24 giờ để thu được mẫu vật liệu thô khô hồn tồn. Các mẫu vật liệu thơ tiếp tục được đập nhỏ và rây kỹ với kích thước 0,355÷0,5 mm. Lấy 10 gram mẫu sau rây trộn chung với các muối kim loại theo tỷ lệ trên sơ đồ. Đồng thời dùng dung dịch NH<small>4</small>OH 25% chỉnh pH = 10 trong 300

</div>

×