Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

GIỚI THIỆU CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÝ VÀ CÁC TRẮC NGHIỆM ĐO LƯỜNG TÂM LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.44 KB, 12 trang )

GIỚI THIỆU CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÝ
VÀ CÁC TRẮC NGHIỆM ĐO LƯỜNG TÂM LÝ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Hiểu khái niệm về tâm lý trị liệu
2. Hiểu được các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng – chỉ định và chống chỉ định
3. Hiểu các trắc nghiệm đo lường tâm lý – công cụ hỗ trợ cho việc điều trị
4. Định hướng bệnh nhân đến với nhà chuyên môn để điều trị tâm lý hoặc làm trắc
nghiệm trong trường hợp những biện pháp này giúp ích cho việc điều trị.
NỘI DUNG
I – TÂM LÝ TRỊ LIỆU LÀ GÌ?
Khoa học tâm lý trị liệu đã ra đời rất lâu trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam, cách đây
vài thập niên, trị liệu tâm lý đã được một vài nhà tâm lý thực hiện đơn lẻ và rất ít người
biết đến. Mãi đến vài năm trở lại đây, khoa học tâm lý trị liệu mới được biết đến nhiều
qua các kênh thông tin và môn tâm lý trị liệu được đưa vào giáo trình của các trường đại
học như là môn học chính quy cho sinh viên chuyên ngành. Hiện nay, việc thực hiện trị
liệu tâm lý được áp dụng ở một vài bệnh viện lớn như bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ
Chí Minh, Nhi Đồng I, Nhi Đồng II…. và một số trung tâm tâm lý ứng dụng.
Có nhiều định nghĩa về Tâm lý trị liệu:
1. Tâm lý trị liệu (còn gọi là tâm lý liệu pháp) là điều trị các vấn đề tâm lý, cảm xúc bằng
các phương pháp tâm lý. Trong tâm lý liệu pháp, bệnh nhân trò chuyện với nhà trị liệu về
các triệu chứng và các vấn đề mà họ mắc phải và thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và
nhà trị liệu. Mục đích của quá trình này là giúp bệnh nhân tìm hiểu chính họ, tạo nên một
cái nhìn mới về các mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại, thay đổi những hành vi đã
định hình của người bệnh. (Tự Điển Bách Khoa Y Học Anh-Việt – NXB Y Học Tp.HCM
– XB năm 2005)
2. Tâm lý trị liệu là điều trị bằng các phương tiện tâm lý, các vấn đề có tính cảm xúc,
trong đó một người được đào tạo cố tình thiết lập mối quan hệ chuyên nghiệp với các
bệnh nhân với các đối tượng nhằm loại bỏ, sửa đổi hoặc làm chậm các triệu chứng hiện
1
có; mô hình trung gian bị xáo trộn của hành vi; và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
nhân cách tích cực (Wolberg năm 1977)


Tâm lý trị liệu bao gồm một loạt các kỹ thuật để điều trị sức khỏe tâm thần (metal heath),
cảm xúc (emotional) và một số rối loạn tâm thần (psychiatric disorder). Nhằm giúp bệnh
nhân hiểu được điều gì làm họ cảm thấy tích cực hay lo lắng, cũng như chấp nhận các
điểm mạnh và yếu của bản thân. Nếu mọi người có thể xác định cảm xúc và cách suy
nghĩ của mình, điều đó giúp họ trở nên tốt hơn trong việc đối phó với các tình huống khó
khăn trong cuộc sống.
II – CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÝ
1. LIỆU PHÁP PHÂN TÂM (psychoanalytic therapy)
1.1 Liệu pháp phân tâm là gì?
Là liệu pháp nhằm đi tìm vô thức ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của người
bệnh. Liệu pháp phân tâm ra đời bởi Sigmund Freud, sau đó được tiếp nối bởi các
học trò của ông như Carl Jung, Adler
Liệu pháp này lưu ý đến việc xem xét ký ức thời thơ ấu để khám phá những sự
kiện góp phần vào hành động hiện tại như thế nào. Nó chú trọng đến những xung
động và kềm chế, đưa lên ý thức những ký ức hay xung động bị kềm chế nhằm
giúp người bệnh giải quyết các vấn đề ấy trong khung cảnh thực tế. Tức là làm tái
hiện lại tất cả những quá khứ trong vô thức của người bệnh thông qua sự chuyển
di (những cơ chế của người bệnh sẽ được tái hiện lại trong bối cảnh giữa người
bệnh và nhà trị liệu). Qua đó, những xung động sẽ dần dần mất đi.
Sự lành bệnh theo quan điểm Phân tâm là bệnh nhân được giải phóng những xung
đột tâm lý vô thức, có thể nói thành lời những suy tưởng của chính mình.
Liệu pháp này nhấn mạnh việc tìm ra vô thức người bệnh thông qua liên tưởng tư
do và phân tích của nhà phân tâm.
1.2 Các kỹ thuật:
1.2.1 Liên tưởng tự do
Là kỹ thuật giúp người bệnh được tự do liên tưởng và nói lên những ý nghĩ, suy
tưởng, ước vọng, cảm xúc về thể chất và hình ảnh tinh thần của mình dù đau khổ
hay không đau khổ, quan trọng hay không quan trọng.
Qua đó, nhà phân tâm giải thích cho người bệnh ý nghĩa tư tưởng, ước vọng và
thái độ của họ, bộc lộ các xung động bị kềm chế dưới hình thức biểu tượng cải

dạng – cội nguồn của chứng loạn thần kinh.
2
Ví dụ: sợ chết, sợ dơ, sợ bị bệnh là biến dạng của sự sợ hãi chia ly thời thơ ấu.
1.2.2 Diễn giải giấc mơ
Giấc mơ là một hình thức bị che đậy của việc thỏa mãn những ham muốn bị đè
nén. Những ham muốn này không được bản ngã ý thức chấp nhận nên nó được
biểu hiện dưới dạng theo lối ngụy trang hoặc theo lối “chấp nhận được”. Tức là
xung động được chuyển vào trong giấc mơ thông qua những biểu tượng. Ví dụ
mơ thấy rắn (rắn là biểu tượng)
Giấc mơ có hai cấp độ:
- Giấc mơ có nội dung rõ ràng (manifest content) mà khi tỉnh dậy người ta vẫn
nhớ và có thể kể lại những sự kiện diễn ra – đó là phần dễ được ý thức chấp
nhận.
- Giấc mơ có nội dung ẩn (latent content) mà người nằm mơ có thể nhớ một
cách lộn xộn hoặc không nhớ khi tỉnh dậy. Đây chính là phần tiềm ẩn những
ham muốn không được ý thức chấp nhận, nếu diễn tả trực tiếp sẽ gây đau khổ
hoặc lo lắng. Vì thế xung động không được chấp nhận đó được ẩn đi trong
giấc mơ đến độ người đó không nhận định là có. Tuy nhiên ý nghĩa thực sự
của giấc mơ thể hiện ở nội dung ẩn của nó và chỉ được khám phá trong quá
trình giải thích biểu tượng.
1.2.3 Phân tích chuyển di
Trong quá trình trị liệu, người bệnh thường có phản ứng cảm xúc với nhà trị liệu,
đồng hóa nhà trị liệu với người (ví dụ là cha, mẹ, anh, dì, chú…) đã gây ra cho họ
một cuộc xung đột cảm xúc trong quá khứ (yêu, ghét, thù hận…).
Sự chuyển di giúp nhà phân tích hiểu rõ về hoạt động vô thức của người bệnh,
giải thích các cảm xúc chuyển di và nguồn gốc của chúng trong kinh nghiệm và
thái độ thời thơ ấu của người bệnh, giúp họ hiểu thấu hơn những động cơ vô thức
quan trọng liên quan đến hoạt động hiện thực của họ …
1.3 Cơ chế phòng vệ
Cách phản ứng một cách vô thức của một người trước tình huống gây lo âu nhằm

giảm thiểu căng thẳng nội tâm. Những căng thẳng này có thể có trong thực tại
hoặc do người đó “bóp méo” sự thật.
Ví dụ, đứa trẻ lo sợ bị trừng phạt khi phạm lỗi sẽ có khuynh hướng nói dối, nói
dối sẽ giúp đứa trẻ thoát được nỗi lo lắng bị phạt.
Có nhiều cơ chế phòng vệ được sử dụng. Các cơ chế này đem lại cho con người
thuận lợi khi vượt qua căng thẳng nhưng đồng thời cũng gây trở ngại cho sự phát
triển tâm lý khi cái tôi “bóp méo” sự thật, không nhìn vào thực tại, không tìm
cách giải quyết vấn đề phù hợp với thực tế.
Các cơ chế phòng vệ:
- Cơ chế dồn nén (repression): là sự dùng tâm trí đưa xung năng gây lo âu
vào tầng vô thức và từ chối chấp nhận sự hiện diện của nó. Ví dụ: người
3
sinh viên có thể quên sách vở môn học mình để ở đâu khi môn học đó quá
khó.
- Cơ chế hài hước (humor): tập trung vào những khía cạnh hài hước của vấn
đề để giảm thiểu lo âu, căng thẳng. Hài hước giúp bộc lộ những cảm xúc
bị dồn nén. Những chủ đề hài hước chủ yếu là chủ đề về “tình dục, đánh
nhau, cái chết”.
- Cơ chế hợp lý hóa (Rationalization): tìm lý do biện minh, bào chữa cho
hành vi hoặc quyết định của mình. Cơ chế này có thể xảy ra ở tầng ý thức
(bào chữa việc làm sai trái), cũng có thể xảy ra ở tầng tiền ý thức khi tìm
lý do chống lại cảm giác tội lỗi bên trong. Ví dụ: học sinh làm bài thi
không được, đỗ lỗi tại đề khó, thầy gác thi khó, tiếng động làm chi phối sự
tập trung…
- Cơ chế lý tưởng hóa (indealization): tôn cao quá mức những điều mình
đang ao ước, đương sự gán cho người/vật những phẩm chất tốt một cách
hoàn toàn và vô điều kiện. Ví dụ: một người muốn mua một chiếc xe máy,
người đó chỉ nhìn thấy những ưu điểm của chiếc xe như mẫu mã đẹp, máy
mạnh… mà không chú ý đến điểm yếu của chiếc xe là hao xăng.
- Cơ chế phóng chiếu (projection): là tiến trình chủ thể gán cho đối tượng

khác những ý nghĩ, xúc cảm mà chủ thể không thích hoặc không muốn.
Cách khác, chủ thể quy kết nỗi lo âu của mình là do bên ngoài gây ra. Ví
dụ: thay vì nói “tôi ghét em tôi” thì người đó nói “em tôi ghét tôi”
- Cơ chế thoái lùi (regression): chủ thể quay về giai đoạn phát triển trước
đó, thay vì ở giai đoạn phát triển tiếp theo khi gặp tình huống gây lo âu.
Trẻ nhỏ có thể thoái lùi về thời kỳ nhủ nhi để được chăm sóc, ẵm bồng.
Người lớn tránh né quan hệ tình dục vì cảm thấy chưa trưởng thành về tâm
lý. Hiện tượng này chỉ xảy ra tạm thời vì khi hết lo âu, chủ thể trở về vị trí
đúng của mình.
- Cơ chế thăng hoa (sublimation): chủ thể chuyển những xung năng không
được xã hội chấp nhận, sang những xung năng được xã hội chấp nhận và
đề cao. Ví dụ, một người không hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân,
xung năng tình dục được chuyển thành xung năng muốn cống hiến cho xã
hội, cộng đồng bằng sự lao động, sáng tạo.
- Cơ chế tránh né (Avoidance): chủ thể tránh né những tình huống, chủ đề
gây cho mình căng thẳng, lo âu. Ví dụ: một người sợ cái chết, tránh không
nhắc tới hoặc không muốn nghe những nội dung, từ ngữ liên quan đến cái
chết.
- Cơ chế phủ nhận (denial): là người đó khăng khăng không chấp nhận sự
thật dù sự thật đó có bằng chứng xác thực. Phủ nhận, có thể phủ nhận thực
tế mà mình không hài lòng, hoặc thừa nhận thực tế nhưng phủ nhận tính
nghiêm trọng của nó, hoặc thừa nhận thực tế và tính nghiêm trọng nhưng
phủ nhận trách nhiệm…
4
1.4 Chỉ định và chống chỉ định:
- Chỉ định: những bệnh nhân bị loạn thần kinh hystery, loạn thần kinh ám ảnh,
những người rối loạn nhân cách borderline (như những người nghiện ma túy, mới
sinh con, rối loạn tính ái kỷ)
- Chống chỉ định: những bệnh nhân bị rối loạn tâm thể hoặc nhân cách rối loạn tâm
thể và tất cả những bệnh nhân loạn thần, đặc biệt là tâm thần phân liệt. Vì đối với

những bệnh nhân không muốn tư duy về tình trạng của mình mà chuyển nó lên
thành bệnh cơ thể thì ta sẽ sử dụng phương pháp trị liệu khác.
1.4 Những mặt hạn chế
- Do mục tiêu hướng tới việc thay đổi cấu trúc nhân cách người bệnh, nên việc
điều trị thường kéo dài và tốn nhiều chi phí.
- Phương pháp đòi hỏi bệnh nhân có trí tuệ trên mức trung bình và không có rối
loạn tâm thể.
2 LIỆU PHÁP THÂN CHỦ TRỌNG TÂM (client-centered psychotherapy)
2.1 Liệu pháp thân chủ trọng tâm là gì?
- Là liệu pháp tâm lý dựa trên quan điểm lý thuyết về bản chất con người và các
tương tác xã hội được phát triển bởi Calr Rogers vào hai thập niên 1940 và 1950
(Bordley; 1988)
- Mục đích của nhà trị liệu chủ yếu là người đồng hành cùng với thân chủ trên con
đường tự khám phá bản thân. Bằng cách là người đồng hành, nhiệt tình, thấu cảm
và chân thành, nhà trị liệu sẽ mang đến một bầu khí có tính thúc đẩy niềm tin của
thân chủ vào bản thân để có thể hướng đến sự tăng trưởng.
- Thân chủ, với cái tôi bị kiềm hãm, họ không cảm thấy bản thân hoàn hảo. Do đó
khi bản thân chưa hoàn hảo, họ cảm thấy đau khổ. Bằng thái độ tôn trọng, lắng
nghe không phê phán của nhà trị liệu, người bệnh có thể nói ra những vấn đề của
họ, bộc lộ những phản ứng của họ trong tình huống gây cho họ đau khổ. Chỉ khi
người bệnh nói ra được những đau khổ của họ, họ sẽ nhận ra mối liên hệ giữa cảm
xúc, hành vi và thái độ của mình. Mà kết quả của quá trình điều trị là “sự tăng tiến”.
Khi đó, người bệnh, bằng ý chí thể hiện sự trưởng thành hơn về sự thích ứng cảm
xúc.
Ví dụ: bệnh nhân trầm cảm sau sinh, rối loạn lo âu
2.2 Kỹ thuật:
- Thiết lập một mối quan hệ tốt giữa nhà trị liệu và bệnh nhân
- Lắng nghe và thấu cảm những gì bệnh nhân nói, lắng nghe cảm xúc của người
bệnh với thái độ không phê phán và tôn trọng bệnh nhân.
5

- Tái tạo lại những gì người bệnh nhân nói, là một cách đáp ứng. Qua đó nhà trị liệu
thể hiện sự cố gắng của mình trong việc hiểu những gì thân chủ đang trải nghiệm
và đang cố nói đến.
2.3 Chỉ định và chống chỉ định:
- Chỉ định: trầm cảm, lo âu, rối loạn nhân cách, những bệnh nhân rối loạn tâm thần.
- Chống chỉ định ban đầu với những bệnh nhân đang lo âu cực độ, trầm cảm lâu
ngày hoặc bị một sang chấn.
3 LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI (Cognitive Behavior Therapy)
3.1 Liệu pháp nhận thức – hành vi là gì?
Liệu pháp nhận thức – hành vi là phương pháp điều trị tâm lý giúp bệnh nhân hiểu
được những suy nghĩ và cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi, ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống và các mối quan hệ.
Liệu pháp nhận thức – hành vi nói chung là ngắn hạn và tập trung vào việc giúp
bệnh nhân đối phó với một vấn đề rất cụ thể. Trong quá trình điều trị, mục tiêu
nhằm xác định và thay đổi mô hình tư tưởng sai lệch có ảnh hưởng tiêu cực đến
hành vi, bởi vì “suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta đóng một vai trò cơ bản trong
hành vi của chúng ta”.
Ví dụ: một người dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về tai nạn xe cộ, kẹt xe, ùn tắt
giao thông, không khí ô nhiễm (nhận thức), người này lo lắng (cảm xúc), sẽ né
tránh ra đường (hành vi).
Mục tiêu của liệu pháp này nhằm hướng dẫn cho các bệnh nhân trong khi họ
không thể kiểm soát mọi khía cạnh của thế giới xung quanh họ, họ có thể kiểm
soát suy nghĩ của họ, giải thích như thế nào, và đối phó với những tình huống
trong môi trường của họ, nói cách khác là làm thay đổi niềm tin sai lệch để có
hành vi thích ứng.
Ví dụ: người đó suy nghĩ việc ùn tắc giao thông hay không khí ô nhiễm là điều
hiển nhiên, nhiều người vẫn đi ra đường (nhận thức). Người đó cảm thấy đỡ sợ
hơn (cảm xúc), ra đường với khẩu trang hoặc đi sớm hơn để tránh kẹt xe (hành
vi).
3.2 Các kỹ thuật:

- Khám phá những ý nghĩa liên quan đến lời nói của bệnh nhân.
6
- Phân định lại trách nhiệm. Bệnh nhân thường có khuynh hướng cho rằng trách nhiệm
hoàn toàn thuộc về họ trong hầu hết các trường hợp, nhà trị liệu cần giúp họ phân
định lại trách nhiệm với những người có liên quan.
- Giúp thân chủ thách thức các suy nghĩ sai lệch bằng bảng ghi chép các suy nghĩ sai
lệch. Tái định dạng lại các suy nghĩ sai lệch này.
- Xem xét các giải pháp và phương pháp thay thế. Ví dụ, bệnh nhân nói chỉ có cái chết
mới thoát được tình trạng bi thảm. Nhà trị liệu giúp bệnh nhân tìm một giải pháp khác
không phải chết mà vẫn thoát ra được tình trạng bi thảm đó.
-
- Bài tập về nhà.
- Liệu pháp nhận thức hành vi thường được sử dụng bởi các bác sĩ tâm thần vì thời gian
điều trị ngắn, hiệu quả nhanh, giúp bệnh nhân vượt qua một loạt các hành vi thích nghi
không tốt.
3.3 Chỉ định:
- Chỉ định: những bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ám ảnh sợ,
stress sau sang chấn, rối loạn tình dục (loạn dâm), rối loạn nhân cách phi xã hội,
trầm cảm, nghiện và lo lắng.
4 LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH
4.1 Liệu pháp gia đình là gì?
Là liệu pháp hướng vào các rối loạn mối quan hệ trong gia đình, tập trung vào việc cải
thiện giao tiếp trong gia đình, giúp mọi người trong gia đình học cách lắng nghe nhau.
Khi triệu chứng xuất hiện ở một thành viên trong gia đình, thành viên đó được gọi là
“bệnh nhân chỉ định”, nó không chỉ nói lên vấn đề của bệnh nhân đó mà là của cả hệ
thống. Vì vậy, liệu pháp gia đình có vai trò xác định mô hình gia đình có ảnh hưởng đến
rối loạn hành vi hoặc bệnh tâm thần, giúp các thành viên trong gia đình phá vỡ những
thói quen / mô hình gây nên rối loạn hành vi hoặc bệnh tâm thần.
Nói cách khác, đây là phương pháp trị liệu nhằm tiếp cận, khảo sát, chẩn đoán và trị liệu
các bệnh lý của gia đình, tái cấu trúc tổ chức gia đình và khơi nguồn cho các cơ chế vận

hành hiệu quả trong đời sống gia đình, chứ không đơn thuần chỉ giải quyết "cá nhân có
vấn đề". Một khi cấu trúc gia đình trở nên lành mạnh, cơ chế vận hành đời sống gia đình
trở nên hiệu quả, thì triệu chứng hoặc vấn đề ở một cá nhân sẽ không còn điều kiện để
tồn tại nữa.
7
Ví dụ: đứa trẻ 10 tuổi đái dầm khi mẹ sinh em bé (đái dầm: triệu chứng, đứa trẻ: bệnh
nhân chỉ định). Đứa trẻ chưa được chuẩn bị tâm lý khi có em, lo âu bị bỏ rơi nên có hiện
tượng tâm lý thoái lùi để thu hút sự chú ý của ba mẹ. Trị liệu hệ thống giúp các thành
viên được lắng nghe và hiểu nhau để có hành vi ứng xử phù hợp.
Các tác giả của liệu pháp này là Watzlawick, Selvin Palazzoli, Murray Bowell…
4.2 Các kỹ thuật:
- Nghịch lý
- phân vai – đảo vai
- chiếc ghế trống
- Công cụ: cây phả hệ, phép ẩn dụ, phép nhiệm màu, thang đánh giá, cây đũa thần…
4.3 Chỉ định:
- Chỉ định:
+ những xung đột thuộc về vấn đề giao tiếp trong gia đình
+ Những bệnh lý liên quan đến sự gắn bó giữa cha mẹ - con cái (ví dụ chứng chán ăn tâm
thần)
+ Những rối loạn hành vi trong và ngoài gia đình
+ Những trị liệu cá nhân thất bại
+ Khi có một bệnh lý mà bệnh lý đó đóng vai trò vận hành trong gia đình (ví dụ tâm thần
phân liệt)
III – GIỚI THIỆU CÁC TRẮC NGHIỆM (TEST) ĐO LƯỜNG TÂM LÝ
1. Trắc nghiệm tâm lý là gì?
- Định nghĩa:
Là một hệ thống biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định về nội dung
và cách làm, nhằm đánh giá ứng xử và kết quả hoạt động của một người hay một nhóm
người, cung cấp một chỉ báo về tâm lý (trí lực, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách…)

trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được tiêu chuẩn hóa hoặc với một hệ thống
phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội. (BS. Nguyễn Khắc
Viện).
- Vai trò:
Kết quả trắc nghiệm tâm lý không dùng để chẩn đoán.
Kết quả trắc nghiệm tâm lý được sử dụng như công cụ hỗ trợ cho việc chẩn đoán.
Lưu ý: các trắc nghiệm chỉ phản ánh nhất thời chân dung bệnh lý của người bệnh ngay
tại thời điểm trắc nghiệm, chứ không phản ánh sự tiến triển tâm lý sau này.
- Các tiêu chuẩn của trắc nghiệm:
• Tính khách quan: kết quả trắc nghiệm của người bệnh không đổi cho dù được thực
hiện với bất kỳ trắc nghiệm viên nào.
• Tính giá trị: trắc nghiệm đo lường được điều cần đo, cần lượng giá
8
• Độ tin cậy: cùng một đối tượng phải có kết quả giống nhau ở hai thời điểm khác
nhau với cùng một trắc nghiệm.
• Tính quy chuẩn: trắc nghiệm được thực hiện, tính điểm, kết luận theo quy định –
được xây dựng căn cứ vào nhóm chuẩn, nhóm đại diện cho cộng đồng.
2. Giới thiệu các trắc nghiệm:
2.1 Trắc nghiệm về nhận thức:
- Là các trắc nghiệm thường dùng cho trẻ em và trẻ vị thành niên, tuy nhiên cũng
dùng cho người lớn (ví dụ xem khả năng nhận thức có bị hủy hoại hoặc tổn thương
không)
- Mục đích:
• Đo mức độ trí tuệ và tầm soát những rối loạn về trí tuệ
• Xác định xem có tổn thương một số chức năng trí tuệ hoặc nhận thức cụ thể (ví
dụ: khả năng chú ý, tập trung, trí nhớ, tình trạng dễ mệt mỏi…)
- Giới thiệu một vài trắc nghiệm trí tuệ:
WISC (Weshler Intelligence Scale for Children)
- Tác giả: David Wechsler
- Mục tiêu: là test đánh giá trí tuệ trẻ em từ 6 – 15 tuổi 11 tháng 30 ngày.

- Mô tả: bao gồm 12 tiểu test chia thành 2 nhóm: nhóm trí tuệ phần lời nói
và nhóm trí tuệ phần thao tác (có sự tham gia của khả năng tri giác – vận
động)
WAIS (Wechsler Adult Intelligence Scale)
Tương tự như test Wisc, Wais là trắc nghiệm sử dụng cho người lớn từ 16 –
74 tuổi
RAVEN (Raven’s Standard Progressive Matrices)
- Tác giả: Jonh Raven
- Mục tiêu: đánh giá khả năng quan sát và tư duy
- Mô tả: gồm 2 loại có màu và không màu: Bài tập có màu dành cho trẻ em
hoặc những người thiểu năng trí tuệ với 36 bài tập. Bài tập không màu
dành cho người lớn với 60 bài từ dễ đến khó. Đây là loại trắc nghiệm phi
ngôn ngữ nên có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.
2.2 Trắc nghiệm về nhân cách:
- Dùng để đánh giá những nét tính cách và các mặt tình cảm của đương sự
RORSCHACH
- Tác giả: Hermann Rorschach – bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý Thụy Sĩ
- Mục tiêu: Từ ý nghĩa của những vết mực, phóng chiếu với nhân cách
người bệnh
- Mô tả: là trắc nghiệm dùng những vết mực, tưởng tượng ý nghĩa của nó.
9
TAT (Thematic Apperception Test)
- Tác giả: HerryA. Muray và Christiana D. Morgan (Đại học Havard, 1930)
- Mục tiêu: khám phá những động lực cơ bản của nhân cách, đánh giá rối
loạn nhân cách
- Mô tả: gồm một loạt các hình ảnh những cảnh tương đối mơ hồ, người làm
trắc nghiệm được xem một loạt các hình ảnh đó và kể lại một câu chuyện
theo trí tưởng tượng của đối tượng, liên quan đến những gì đã xảy ra, đang
xảy ra và sẽ xảy ra.
Qua câu chuyện kể, nhà tâm lý có thể đánh giá được nhu cầu, thái độ,

phản ứng của người làm trắc nghiệm.
Ví dụ:

Nhìn vào bức tranh này, dựa vào trí tưởng tượng, bạn hãy kể một câu
chuyện đầy đủ về các hình ảnh bạn nhìn thấy ở trên, những gì đã, đang và
sẽ xảy ra. Hãy cố gắng miêu tả nhu cầu, động cơ, cảm xúc, suy nghĩ của
người trong ảnh.Hãy cho biết điều gì dẫn đến cảnh trong hình và kết thúc
như thế nào?
10
MMPI (Minnesota Multiphasic Personality Inventory)
- Tác giả: Starice Hatraway (psychologist), Charnley Mckinley
(psychiatrist)
- Mục tiêu: đánh giá nhân cách bệnh
- Mô tả: gồm 550 phiếu câu hỏi có nội dung điều tra cho 26 lĩnh vực thần
kinh, tâm thần khác nhau trên một người. Ví dụ: sức khỏe, triệu chứng
thần kinh chung, hệ tim mạch, hệ hô hấp, hành vi tôn giáo, hành vi tình
dục, quan hệ gia đình, ám ảnh sợ, hoang tưởng, ảo giác được chia thành
9 thang đánh giá nhân cách bệnh: Loạn thần kinh nghi bệnh, Loạn thần
trầm cảm, Loạn thần kinh Hystery, Loạn tâm thần thiên lệch xã hội – xu
hướng phạm pháp, Thang về giới tính, Rối loạn tâm thần Paranoia, Suy
nhược thần kinh ám ảnh sợ, Tâm thần phân liệt, Trạng thái hưng cảm nhẹ.
Và 4 thang hiệu lực.
Qua phân tích 550 phiếu đã được bệnh nhân đọc và phân theo quan điểm:
“Đúng”, “Sai” hoặc “Không biết”, ta có thể đánh giá được những suy
nghĩ, cảm xúc, động cơ, hành vi của người bệnh.
- Trắc nghiệm này thường được dùng nhiều trong lĩnh vực tâm thần, chẩn
đoán tâm lý, nghiên cứu.
IV – CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Thế nào là trị liệu tâm lý?
2. Các liệu pháp tâm lý nào thường được sử dụng?

3. Kể tên các test Nhân cách?
4. Kể tên các test trí tuệ?
11
12

×