Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Viết báo cáo tham luận nội dung: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục pháp luật cho thanh niên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.07 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO THAM LUẬN </b>

<b>NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC LÝTƯỞNG CÁCH MẠNG, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊNI. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HIỆN NAY</b>

<b>1. Trong bối cảnh đất nước ta đang trên đà phát triển, việc chăm lo cho thế hệ trẻ là công việc lâu dài và cấp thiết. </b>

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”... Thực hiện lời dạy của Bác, những năm qua, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã quan tâm, chú trọng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi, tạo môi trường lành mạnh để thế hệ trẻ học tập, rèn luyện, cống hiến, trưởng thành.

Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng do Ðảng lãnh đạo.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lớp lớp thế hệ trẻViệt Nam từ hậu phương đến tiền tuyến đã anh dũng trong sản xuất và chiến đấu,góp phần to lớn, làm nên những chiến thắng vĩ đại của dân tộc, thống nhất nonsông, đưa đất nước ta ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng trên trường quốctế.

Giai đoạn hiện nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước, Ðảng và Nhànước ta tiếp tục chăm lo thế hệ trẻ, nhất là giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng, đạo đứccách mạng, lối sống văn hoá. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Trung ương Ðoàn, tuổitrẻ cả nước đã phát động nhiều phong trào thi đua như: “Thanh niên lập nghiệp”,“Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Ba xung kích làm chủ tậpthể”, “Thanh niên tình nguyện”... tập hợp được đơng đảo lực lượng thanh niên,góp phần xứng đáng vào cơng cuộc đổi mới tồn diện, sự nghiệp cơng nghiệphố, hiện đại hố đất nước.

Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế,

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

như: Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thực sự quantâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sốngvăn hoá cho thế hệ trẻ.

Việc cụ thể hoá các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhànước về giáo dục thế hệ trẻ, nhất là giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lốisống văn hoá trong thế hệ trẻ tại một số tổ chức, đơn vị, địa phương, cán bộlãnh đạo, quản lý các cấp chưa kịp thời, chưa hiệu quả. Công tác vận động, tậphợp, giáo dục, rèn luyện thanh niên chậm được đổi mới, khơng sát với đặc điểmtư tưởng, tâm lý, tình cảm của thanh niên; nội dung giáo dục lý tưởng cáchmạng còn chung chung, trừu tượng, chưa gắn với thực tế cuộc sống nên thiếutính thuyết phục.

Một bộ phận thanh niên cịn mơ hồ, chưa có nhận thức, tình cảm, lý tưởngcách mạng đúng đắn, “anh hùng bàn phím”, “hội chứng đám đơng”; cịn biểu hiệnthờ ơ, vơ cảm trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc; chưa tích cực tham gia cácphong trào thi đua, các cuộc vận động trong thanh niên.

<b>2. Sự cần thiết tăng cường hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho thanhniên trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của Mạng xã hội hiện nay. </b>

Giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật trong trường học có vai trị đặc biệtquan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho các em học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà

trường. Với tầm quan trọng đó, tại mỗi địa phương, việc bám sát đặc điểm, điều kiện từng vùng miền kết hợp đổi mới, nội dung, hình thức tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý của học sinh THPT, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các bạn thanh niên. Ngày

20/11/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1928/QĐ-TTg về Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường”. Ngày 16/11/2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP về hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (GDPL) trong nhà trường nhằm mục đích “Nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác phổ biến, GDPL trong nhà trường, góp phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người học” và nhiều văn bản pháp luật khác khi triển khai Luật PBGDPL năm 2012.

<b>Mạng xã hội đang dần chiếm vị trí quan trọng, tác động (cả mặt tích cực và tiêu cực) khơng nhỏ đến cuộc sống mỗi người, nhất là thanh niên. </b>

Song Mạng xã hội cũng là con dao hai lưỡi, đừng để bị biến thành “nô lệ" của mạng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều các nền tảng Mạng xã hội đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và đời sống sinh hoạt của con người, nhất là học sinh, sinh viên. Bên cạnh nhiều tiện ích, mạng xã hội cũng gây ra khơng ít hệ lụy, bởi sự ảnh hưởng của nó khơng chỉ dừng lại ở cường độ tiếp xúc, mà nguy hiểm hơn là những nội dung thơng tin, hình ảnh khơng lành mạnh đã tác động xấu đến giới trẻ. Việc cấm trẻ dùng Mạng xã hội là điều không thể và cũng không đúng, nhất là khi chúng ta đang sống trong một xã hội số ngày càng phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần lưu ý ở đây chính là mặt trái của nó: mỗi ngày, một người tốn hàng tiếng đồng hồ, thậm chí nhiều hơn cho mạng xã hội, có rất nhiềutrường hợp khá đau lịng và thậm chí có một số trường hợp các em chết gục trên bàn sau khi hàng tuần trời chỉ ăn mì tơm và chơi game online - đây chính là đời sống ảo, nó giúp cho người ta thăng hoa trong thế giới ảo đó nhưng lại hủy hoại về thể chất, tinh thần con người trong đời sống thực. Điều này vơ cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên giữ vai trị vơ cùng quan trọng nhằm tạo ra những công dân tương lai biết sống và làm việc

<i>theo hiến pháp và pháp luật để xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân ở nước ta. Học </i>

sinh, sinh viên là những công dân tương lai cần phải nắm vững pháp luật và thựchiện đúng pháp luật trong mọi hoạt động nhằm giữ vững kỷ cương, trật tự xã hộicủa nhà nước pháp quyền, vì vậy, GDPL cho học sinh, sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ, nội dung giáo dục cần thiết của nhà trường hiện nay.

<b>GDPL cho học sinh, sinh viên, giúp các em có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc chấp hành pháp luật, nhận diện được quy tắc hành vi ứng xử chấp hành pháp luật khi tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>và quan hệ xã hội vào các ứng dụng trên “thế giới ảo”. Có thái độ tích cực </b>

đối với việc học tập, rèn luyện để thực hiện đúng chuẩn mực pháp luật trong họctập, lao động, tham gia mạng xã hội và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày; tích cực tuyên truyền và lôi cuốn người khác cùng tham gia chấp hành pháp luật và đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi vi phạm pháp luật trong thực tế cuộc sống, qua đó tích cực tham gia đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật và trật tự an ninh, an toàn trong xã hội xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Để thực hiện được các mục tiêu trên, giáo dục pháp luật cho học sinh phải trở thành mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục cơ bản trong trường học, đồng thời phải có cơ chế quản lý các hoạt đó một cách hiệu quả.

Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề GDPL cho người dân và học sinh, sinh viên luôn khẳng định coi việc triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền GDPL, huy động lực lượng của các đồn thể chính trị, xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia cuộc vận động thiết lập trật tự,kỷ cương và các hoạt động thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong tồn xã hội. Chính vì vậy, ngày 20/11/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1928/QĐ-

<i>TTg về Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, GDPL trong nhà </i>

<i><b>trường”[1], ngày 16/11/2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tư pháp ban hành </b></i>

Thông tư Liên tịch số: 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP Hướng dẫn việc phối hợp

<i>thực hiện công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường nhằm mục đích “Nâng caochất lượng và hiệu quả cơng tác phổ biến, GDPL trong nhà trường, góp phần </i>

<i><b>nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người học”[2], Quyết định </b></i>

số 288/QĐ-BTP ngày 21 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban

<i>hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010 - 2015” đến năm 2020 (Đề án 2160), Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày </i>

17 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện

<i><b>Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 - 2020);[3];</b></i>

<i>…. Quyết định số 599/QĐ-BGDĐT, ngày 28/02/2023 về Kế hoạch về PBGDPL </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

năm 2023 của ngành Giáo dục. Kế hoạch đặt ra yêu cầu đối với các đơn vị nhà trường, cơ sở giáo dục trong toàn ngành phải bảo đảm công tác PBGDPL được tổ chức triển khai thực chất, bám sát nội dung, yêu cầu đổi mới công tác

PBGDPL trong điều kiện hiện nay, phù hợp với tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục năm 2023, tập trung tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Các hoạt động PBGDPL cần hướng tới mục đích tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường.

Điều này đã được đánh giá trong Hội nghị năm 2022 về Tổng kết đề án

<i>“Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2017-2021 (Đề án 1928). Hội nghị đánh giá chung về kết quả thực </i>

hiện Đề án 1928 cho thấy, đề án đã huy động được sự tham gia, phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể ở các địa phương và sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên. Việc triển khai đề án trong 5 năm qua đã đạt được mục tiêu, nội dung đề ra. Các đơn vị trong ngành Giáo dục đã xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; bám sát yêu cầu triển khai thực hiện đề án gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Điều quan trọng nhất, sau 5 năm thực hiện Đề án 1928, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên đã được nâng lên rõ rệt, số học sinh vi phạm nội quy lớp học giảm xuống, việc chấp hành pháp luật về an tồn giao thơng cũng như an ninh trường học ngày càng nghiêm túc và đi vào nề nếp. 100% thanh thiếu niên trong trường học được phổ biến chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống, công việc học tập phù hợp theo lứa tuổi. Cùng với đó, 100% cán bộ, cơng chức, viên chức người lao động ở các cơ sở giáo dục được trang bị kiến thức pháp luật liên quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Đa số giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân được tham gia các lớp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm trađánh giá và các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật.

<b>Sự tác động mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0), đã đặt ra những vấn đề mới về chấp hành pháp luật và GDPL cho học sinh, sinh viên đặc biệt là vấn đề an ninh mạng và vấn đề sử dụng công nghệ số. Vấn đề về tham gia mạng xã hội của học sinh,</b>

sinh viên hiện nay, công tác GDPL cho học sinh, sinh viên đang đứng trước nhiều thách thức mới. Bên cạnh những mặt tích cực do cách mạng cơng nghiệp đem lại, mặt trái của nó là tình trạng suy thối đạo đức, vi phạm kỷ luật học đường, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, người vi phạm trẻ hoá. Ngày 30/3/2018, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký ban hành Quyết định số 1235/QĐ-BGDĐT

<i>về phê duyệt Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020”. Theo đó, đề án đã đề ra mục tiêu </i>

chung đến năm 2020 là: nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và năng lực hành động của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên trong cơng tác phịng ngừa tội phạm và phịng chống vi phạm pháp luật. Phòng ngừa hiệu quả, làm giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện. Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2012, thời gian qua công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên đã được các nhà trường quan tâm, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả giáo dục chưa đạt được mục tiêu mong muốn, một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do một phần công tác quản lý chưa thực sự được coi trọng.

<b>Pháp luật về công tác GDPL cho học sinh, sinh viên là một biện pháp tác động quan trọng, minh bạch, hiệu lực hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của người trẻ trong xã hội ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Luật PBGDPL năm 2012 có một chương riêng về </b>

công tác PBGDPL trong nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo có vai trị hết sức

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của người trẻ trong xã hội ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cùng với sự tiến bộ của xã hội, Internet nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng ngày càng phát triển, đây là xu thế tất yếu khách quan. Để giúp cho thanh niên tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội một cách lành mạnh, tích cực, hữu ích thì điều quan trọngtrước hết là các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vịphải làm tốt công tác giáo dục, hướng dẫn cho họ hiểu rõ về các trang mạng xã hội, thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt, học tập, công tác chuyên môn.

<b>II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP</b>

- Mục tiêu: Nâng cao ý thức về lý tưởng cách mạng và pháp luật cho thanh niên,giúp họ trở thành cơng dân có ý thức, trách nhiệm và biết tuân thủ pháp luật.- Phương pháp: Kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục như thông tin truyền thông, tổ chức hội thảo, tập huấn, thi đua, vận động thanh niên tham gia các hoạt động xã hội.

<b>III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN</b>

<b>1. Ðể công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hố, lịng u nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, các cấp, các ngành, địa phương cần tập trung vào những giải pháp sau:</b>

<b>Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp và</b>

toàn xã hội về tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược lâu dài của việc giáo dục lýtưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hố, lịng u nước, tự hào dân tộc đốivới thế hệ trẻ.

<b>Hai là, đổi mới nội dung, hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ</b>

trẻ theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của tuổi trẻ thông qua việctrang bị những tri thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối đổi mới của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệTổ quốc; làm cho thế hệ trẻ nhận thức đúng đắn tính cách mạng, khoa học và nhânvăn của lý tưởng cách mạng của Ðảng, của dân tộc và cũng là lý tưởng của thanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

niên; nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ với tư cách là rườngcột, là chủ nhân tương lai của đất nước.

<b>Ba là, thường xuyên quan tâm đến lợi ích của thế hệ trẻ, tổ chức cho thế</b>

hệ trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào thi đua yêu nước, chươngtrình hành động cách mạng; tạo mọi điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển toàn diệnvề mọi mặt của sự phát triển của thời đại.

<b>Bốn là, xây dựng Ðoàn vững mạnh, thật sự là đội dự bị tin cậy của Ðảng,</b>

“trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên”, là lực lượng nịng cốt chính trịtrong phong trào thanh niên, tổ chức thanh niên Việt Nam; nâng cao hiệu quảhoạt động giáo dục của tổ chức Ðoàn, Hội hiện nay.

<b>Năm là, xây dựng mơi trường gia đình, nhà trường và xã hội tốt đẹp, lành</b>

mạnh, góp phần tích cực vào quá trình giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng,đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ; nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần chothế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Những giải pháp nêu trên cần được triển khai đồng bộ, thường xuyên, chặtchẽ, trong đó chú trọng đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyềncác cấp; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, các ngànhtrong triển khai thực hiện./.

<b>2. Gợi mở một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của Mạng xã hội. </b>

<i><b>Thứ nhất, đúc kết và nhân rộng các mơ hình GDPL thu hút sự quan tâm, </b></i>

<i>hưởng ứng của đối tượng được GDPL, thích ứng được phong cách trẻ của học sinh, sinh viên. Cơ sở giáo dục phối hợp gia đình và xã hội một cách chủ động, khơng có tâm lý chờ hướng dẫn của cấp trên mà chưa chủ động, linh hoạt trongxây dựng các mơ hình, phương pháp, cách làm phù hợp với điều kiện thực tế.</i>

Thực hiện chỉ đạo điểm, nhân rộng các mơ hình GDPL có hiệu quả cho học sinh, sinh viên như: một số mơ hình GDPL đã phát huy được hiệu quả tại các địaphương, nhà trường như mơ hình “Cổng trường học an tồn giao thơng”, mơ hình “Tuần sinh hoạt cơng dân học sinh, sinh viên”, mơ hình “Ngày pháp luật”,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

“Tiết pháp luật” định kỳ hàng tháng hoặc hàng tuần, mơ hình các Câu lạc bộ PBGDPL dành cho học sinh theo từng cấp học, mơ hình “Nhóm Zalo tun truyền pháp luật”… Các mơ hình đều có ý nghĩa giáo dục tích cực, bồi dưỡng ý thức tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật, xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật; phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội…[6]

<i><b>Thứ hai, bám sát, triển khai đồng bộ, thống nhất, tổng thể với các Kế </b></i>

<i>hoạch công tác PBGDPL xác định rõ nội dung hoạt động, tiến độ thực hiện, đảm bảo yêu cầu, chất lượng, không trùng lắp; phân công cụ thể trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; bảo đảm khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả. Tổ chức GDPL, phản ánh thực tiễn</i>

thi hành pháp luật, kết quả, mơ hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên bằng nhiều hình thức phù hợp, có hiệu quả, gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, địa phương tránh hình thức.

<i><b>Thứ ba, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp cần chỉ </b></i>

<i>đạo các Bộ, ngành, địa phương hữu quan, ví dụ, Bộ Tư pháp cần phối hợp Bộ </i>

Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo TW và các ngành hữu quan, nghiên cứu, hoàn thiện và đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hồn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên gắn với phổ biến, giáo dục pháp luậtcho thanh, thiếu niên ngay trong q trình xây dựng, hồn thiện chính sách, pháp luật.

<i><b>Thứ tư, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết và đề ra những giải pháp đột phá </b></i>

<i>nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng GDPL, tiếp cận pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; cán bộ quản lý, theo dõi công tác GDPL;</i>

cán bộ Đoàn, Hội, Đội; cán bộ quản lý nhà nước về thanh niên.

<i>Thứ năm, huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác GDPL cho học sinh,sinh viên; đề cao trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, việc nâng cao sự hiểu biết chính sách, pháp luật của các </i>

bậc cha mẹ, thầy cô giáo giáo, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị cần phải có sự hiểu biết cơ bản về các trang Mạng xã hội, biết cách sử dụng các trang Mạng xã

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

hội với những tiện ích của Mạng xã hội cho cơng việc, cho giải trí lành mạnh, không nên phê phán bừa bãi hay chỉ lên án những tiêu cực của các trang mạng xã hội mà cấm đoán giới trẻ.

<b>IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC</b>

Nhờ sự nỗ lực khơng ngừng của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể và các đơn vị trực thuộc, công tác tuyên truyền, giáo dục đã đạt được kết quảtích cực. Thanh niên ngày càng nhận thức được vai trị của mình trong xã hội, tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng và tuân thủ pháp luật.

Với việc thực hiện tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ của tổ chức Đoàn các cấp trong tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc trong lực lượng ĐVTN. Qua đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với cộng đồng, xã hội, đóng góp sức trẻ xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Xác định cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ trọng tâm, các cấp bộ đoàn trong toàn tỉnh đã tập trung tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Đoàn, nhất là Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácgiáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn2015 - 2030”; triển khai học tập 6 bài lý luận chính trị cho đồn viên thanh niên.Đồng thời, các cấp bộ Đoàn thường xuyên tổ chức các cuộc thi viết tìm hiểu về lịch sử; phối hợp với Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu TNXP các cấp triển khai chương trình giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; duy trì hoạt động câu lạc bộ “Tuyên truyền các ca khúc cách mạng” của đoàn viên, thanh niên; tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”... Qua đó, tác động tích cực đến nhận thức và hành động của thanh niên, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổquốc.

</div>

×