Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Tài liệu ôn tập lí luận dạy học Tiếng Việt 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.45 KB, 50 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC</b>

Câu 1: Dấu hiệu của một người đọc thành công ở lứa tuổi TH...2

Câu 2: Tiến trình hành động đọc và mơ thức dạy học đọc ở TH...3

2.1. Tiến trình hành động đọc...3

2.2. Mơ thức dạy đọc ở TH...3

Câu 3: Các mức độ của đọc hiểu; Câu hỏi tìm hiểu bài đọc...4

3.1. Các mức độ của đọc hiểu: nhận biết - thông hiểu - vận dụng thấp - vận dụng cao...4

3.2. Câu hỏi tìm hiểu bài:...4

Câu 4: Dự kiến các từ ngữ cần luyện đọc đúng trong bài, đoạn. Phân tích và nêu cách sửa...5

Câu 5: Thực hành dùng kí hiệu phân tích cách đọc trong một đoạn/bài. Thể hiện giọng đọc...6

Câu 6: Các biện pháp luyện đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm...6

6.1. Luyện đọc đúng:...6

6.2. Luyện đọc nhanh...6

6.3. Luyện đọc diễn cảm...6

Câu 7: Các PP, công cụ đánh giá kĩ năng đọc của HSTH...7

Câu 8: Phân tích những khó khăn của HSTH khi tập viết. Nêu biện pháp để rèn kĩ thuật viết cho HSTH...7

8.1. Phân tích các khó khăn...7

8.2. Nêu biện pháp để rèn kĩ thuật viết cho HSTH...8

Câu 9: Các kiểu dạy học chính tả đoạn bài. Cơ sở ngơn ngữ học và những lưu ý khidạy...10

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Câu 10: Xây dựng bài tập dạy học Chính tả theo khu vực...11

Xây dựng bài tập: theo khu vực miền Trung...11

Câu 11: Tìm hiểu những dấu hiệu của người viết thành công ở lứa tuổi tiểu học...11

Câu 12: Nêu ưu/nhược của một cách tiếp cận quá trình dạy học viết văn bản ở TH....12

Câu 13: Kĩ năng cá thể hóa đề bài dạy học viết văn bản theo quan điểm giao tiếp.1213.1. Khái niệm:...12

13.2. HS hình thành kĩ năng cá thể hóa đề bài trong q trình dạy học viết văn bản theo quan điểm giao tiếp...12

Câu 14: Quan sát, vai trò của quan sát trong dạy học viết văn bản...13

Câu 15: Thiết kế sơ đồ tư duy hướng dẫn HS quan sát: Cách thức xây dựng, cách sử dụng...14

Câu 16: Kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý trong dạy học viết văn bản...14

Câu 17: Các cách tiếp cận đối với việc phát triển vốn từ cho HSTH...15

Câu 18: Các loại BT dạy học phát triển vốn từ cho HSTH...16

Câu 20: Phân tích mục tiêu, cơ sở ngơn ngữ học và những lưu ý khi tổ chức hướng dẫn HS thực hiện các BT rèn kĩ năng về từ và câu...17

20.1. Mục tiêu...17

20.2. Cơ sở sở ngôn ngữ:...17

20.3. Lưu ý...18

Câu 21: Kĩ năng thiết kế các bài tập trong DH viết văn bản ở TH...18

Câu 22: Kĩ năng chấm bài viết văn bản ở TH...20

22.1. Thái độ người chấm bài:...20

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

22.2. Phương pháp chấm bài:...20

22.3. Lưu ý:...20

Câu 23: Các PP, công cụ đánh giá kĩ năng viết (kĩ thuật viết/viết văn bản) của HSTH?...20

23.1. PP, công cụ đánh giá kĩ thuật viết:...20

23.2. PP, công cụ đánh giá kĩ thuật viết văn bản:...21

Câu 24: Các PP, KT rèn kĩ năng nói và nghe theo nghi thức lời nói...21

Câu 25: Các PP, KT rèn kĩ năng nói và nghe theo đề tài...22

Câu 26: Phân biệt: chuyện/truyện; đọc truyện/kể chuyện/nói chuyện...24

Câu 27: Các biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện chân thật /diễn cảm...24

Câu 28: Các khó khăn của hsth khi nói và nghe...25

Câu 29: Các phương pháp, cơng cụ đánh giá kỹ năng nói và nghe...26

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Câu 1: Dấu hiệu của một người đọc thành công ở lứa tuổi TH</b>

- Khả năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm.

+ Đọc đúng: tái hiện mặt âm thanh của bài đọc chính xác, khơng có lỗi, đúng chínhâm, đúng các âm vị, đúng ngữ điệu (ngắt, nghỉ).

+ Đọc nhanh: đọc đúng, đọc to, rõ ràng, rành mạch, không ê a, ngắt ngứ. HS đọcnhanh thường phản ứng nhanh, lưu lốt, khi đọc thì các em chú ý; nói nhanh, cósức lan tỏa với người nghe; biểu cảm theo body language.

+ Đọc diễn cảm: bao gồm những dấu hiệu của đọc đúng, thêm ngữ điệu đọc truyềncảm và sự kết hợp giữa ngữ điệu đọc với các yếu tố phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ,điệu bộ,…). Ngữ điệu đọc bao gồm: Tiết tấu của giọng đọc (kĩ thuật ngắt giọng);Nhịp điệu đọc (dồn dập hay chậm rãi); Cường độ đọc (giọng đọc to hay nhỏ, nhấngiọng hay lướt qua); Cao độ (giọng trầm hay bổng, lên cao hay xuống thấp); Sắcthái giọng đọc (vui, buồn, lo lắng, hóm hỉnh, chế giễu, bực bội, trang trọng…). Cósức lan tỏa tới người nghe khi đọc. Ngồi ra, cịn phải đọc tự nhiên, đúng giọng củamình.

- Khả năng đọc thầm, đọc lướt, đọc quét.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

+ Đọc thầm: đọc không thành tiếng, không mấp máy môi, tốc độ đọc nhanh 80 tiếng/phút)

+ Đọc lướt, đọc quét: tốc độ đọc nhanh, tìm nhanh được những từ khóa, dữ kiệncần tìm trong bài, nắm được ý chính của bài.

- Khả năng thơng hiểu văn bản: đọc hiểu chính là đọc nắm bắt thơng tin, kết quảcủa đọc hiểu văn bản là người đọc lĩnh hội được thông tin hiểu nghĩa của từ cụm,câu đoạn bài tức là tồn bộ những gì đã đọc thơng qua giao tiếp.

- Khả năng vận dụng kết quả đọc: trả lời được các câu hỏi trong nội dung bài họccủa giáo viên. Thông qua kết quả học tập của học sinh.

<b>Câu 2: Tiến trình hành động đọc và mơ thức dạy học đọc ở TH. </b>

- Dạy giải mã chữ- lời (đọc thành tiếng)

+ Phân tách tiếng thành âmđánh vần); xem xét, nhận diện các âm, vần tạo thànhtiếng( đánh vần- đọc trơn)

+ Nhận diện sự tương hợp giữa thanh- chữ viết

 Một âm ghi cho nhiều chữ( ví dụ: âm “chờ” : gồm chữ c và h; âm “ngờ” gồmchữ n g và h hay n và g)

 Một âm ghi một chữ( ví dụ: âm “bờ”: ghi chữ b; hoặc âm “cờ” ghi thành mộtchữ c)

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

+ Có thể thấy rằng bên cạnh việc cung cấp cho HS hiểu biết về hệ thống âm và chữcái tv, trong việc học vần TV còn cần thiết phải hướng dẫn HS nắm cấu tạo âm tiếtcủa các từ, nhằm giúp HS có ý thức ngữ âm và có hiểu biết về sự tương hợp giữâm và chữ, giữa tiếng và từ.

- Dạy giải mã lời- ý nghĩa ( đọc hiểu)

+ Trẻ nhận ra sự tồn tại của từ ngữ trong bản chữ viết và trong chuỗi lời nói, hiểurằng biểu tượng chữ viết được mã hóa thành lời nói

+ Có 4 mức độ để đánh giá mức độ đọc hiểu gồm:

 Đọc hiển ngơn: nhìn vào bài đọc, hiểu và có thể trả lời câu hỏi được liền,mức độ này yêu cầu HS kĩ năng định vị những chi tiết trong bài đọc, nêu ramột số sự kiện hay chi tiết trong văn bản theo trật tự thời gian hoặc khơnggian mà chúng xảy ra. Nó giúp HS lĩnh hội tóm tắt những chi tiết chủ chốtcủa vb

 Đọc giải thích: chỉ khả năng thấu hiểu những điều không được nêu trực tiếpmà được ngụ ý, là nghĩa hàm ngôn của văn bản, phát triển một số thao tácsuy nghĩ cao cấp như suy luận, phán đoán, đánh giá, giải quyết vấn đề

 Đọc phê phán: là hành động phán đoán ra giá trị, ý nghĩa của tài liệu đọc,nhận ra kết luận tư tưởng của tác giả. Kinh nghiệm đóng vai trị quan trọngtrong việc giúp trẻ có khả năng thực hiện hoạt động này. Nó có vai trị quantrọng nhất liên quan đến việc chuẩn bị cho hs có thể đảm nhận các vai trịkhác nhau trong cuộc sống.

 Đọc sáng tạo: có ý nghĩa là khả năng liên hệ bản thân với những điều đọcđược rồi sử dụng nó để mở rộng hiểu biết và phát triển những nhận thức mới

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Câu 3: Các mức độ của đọc hiểu; Câu hỏi tìm hiểu bài đọc. </b>

<i><b>3.1. Các mức độ của đọc hiểu: nhận biết - thông hiểu - vận dụng thấp - vận dụngcao.</b></i>

+ Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để lĩnh hội tri thức và bồi dưỡng tâmhồn.

+ Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữviết, sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe, vàdùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc.

+ Hiểu là trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?, tức là pháthiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩacủa mối quan hệ đó. Hiểu cịn là sự bao qt được nội dung và có thể vận dụng vàođời sống.

+ Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, kháiquát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.+ Các cấp độ đọc hiểu:

 Đọc tái hiện Đọc giải thích Đọc sáng tạo Đọc đánh giá Đọc nghiên cứu

 Đọc suy ngẫm và liên tưởng

<i><b>3.2. Câu hỏi tìm hiểu bài:</b></i>

+ Câu hỏi là phương tiện khơng thể thiếu trong q trình dạy học nói chung, dạyhọc môn Tiếng việt và phân môn Tập đọc nói riêng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

+Việc xây dựng các câu hỏi tìm hiểu bài trong phân mơn tập đọc nhằm mục đíchgiúp cho học sinh tìm hiểu bài kỹ hơn, hiểu nội dung tác phẩm một cách sâu sắchơn.

+ Những câu hỏi trong sách giáo khoa phân môn tập đọc đã được xây dựng theomột hệ thống từ chi tiết đến toàn diện. Nghĩa là các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đếnkhó, tìm hiểu từ những chi tiết có trong đoạn của tác phẩm đến những câu hỏi baohàm ý nghĩa của cả bài.

+ Trong đó dạy đọc hiểu là hình thức giúp cho học sinh tìm hiểu các câu hỏi trongSGK để hiểu và cảm thụ giá trị nghệ thuật của bài học. Cũng có thể khẳng địnhrằng đọc hiểu văn bản trong tập đọc là bước khó nhất trong dạy – học tập đọc.Chính vì vậy giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt trước khi lên lớp như:nghiên cứu kỹ câu hỏi, các phương án trả lời của học sinh, đối tượng học sinh chotừng câu hỏi,…

+ Mỗi câu hỏi trong bài tập đọc mang một mục đích khác nhau. Có câu hỏi yêu cầuhọc sinh liệt kê các sự kiện chính có trong tác phẩm để tìm hiểu nội dung, có câuhỏi giúp cho học sinh hiểu và cảm thụ ý nghĩa của bài tập đọc. Có câu hỏi giải thíchcho học sinh những hiện tượng, giá trị đạo đức để học sinh học tập,… chính vì vậykhi dạy phần đọc hiểu văn bản trong tập đọc, dựa trên những câu hỏi có sẵn trongSGK, giáo viên có thể lựa chọn và xây dựng thêm một số câu hỏi phụ phù hợp vớitầm nhận thức của học sinh để tiến hành hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài.Giáo viên phải nắm chắc được nội dung, ý nghĩa giáo dục của bài học, những đặctrưng phản ánh nghệ thuật để giúp học sinh tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, hướngdẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được những giá trị củachúng trong việc biểu đạt nội dung.

- Ví dụ: bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa (tuần 1, trang 10, SGK tiếng Việt lớp5) được xây dựng với 4 câu hỏi tìm hiểu bài trong đó:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

+ Về câu hỏi liệt kê có 1 câu: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉmàu vàng đó?

+ Về câu hỏi phát hiện có 1 câu: hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và chobiết từ đó gợi cho em cảm giác gì?

+ Về câu hỏi giải thích có 1 câu: Những chi tiết nào về thời tiết và con người đãlàm cho bức tranh thêm đẹp và sinh động?

+ Về câu hỏi suy luận có 1 câu: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quêhương.

<b>Câu 4: Dự kiến các từ ngữ cần luyện đọc đúng trong bài, đoạn. Phân tích và nêu cách sửa.</b>

<b>Cách đọcsai</b>

<b>Cách đọcđúng</b>

<b>Cách sửa</b>

<b>Bài tập đọc “Người tìm đường lên các vì sao” (SGK Tiếng Việt 4 trang 126)</b>

ki xki

Xi-ơn-cốp-Tên tiếng nước ngồi cần chú ý có bao nhiêu bộphận, với mỗi bộ phận cần viết hoa chữ cái đầuvà giữa các tiếng có dấu gạch nối. “Xki” phảiphát âm /s/ trước khi phát âm /ki/.

ngã gảy chân ngã gãy chân Thanh điệu ngã/hỏi: Đây là lỗi phát âm sai dovùng miền, thường gặp ở những HS miền Nam vàmiền Trung. Trong quá trình dạy học GV nên choHS rèn luyện đọc nhiều những từ mang hai thanhnày. Khi đọc các từ có thanh ngã HS chú ý giọngkhi phát âm thanh ngã cao hơn khi phát âm thanhhỏi.

<b>Các ví dụ khác</b>

gủi go rủi ro Phân biệt âm đầu r/g: Khi phát âm âm /r/, HS chú

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

ý lưỡi cong và hơi rung.

lon lớt non nớt Phân biệt âm đầu l/n: Đây là lỗi sai thường gặp ởhọc sinh miền Bắc. Khi phát âm âm /l/, HS chú ýđể lưỡi chạm vào chân răng hàm trên. Khi nóilưỡi cong và bật mạnh. Khi phát âm âm /n/, lưỡicũng chạm vào chân răng hàm trên, nhưng khinói lưỡi thẳng cứng và bật nhẹ.

<i>Giải thích chi tiết: /n/ là phụ âm tắc, vang, đầulưỡi răng: Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở mặtsau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơiđi ra từ phổi qua khoang miệng, sau bật ra, lưỡithẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm: Nờ/l/ là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi quặt: Trướckhi phát âm, đầu lưỡi ở vị trí lợi hàm trên làmđiểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi quakhoang miệng, thoát ra hai bên cạnh của lưỡi,đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đixuống, tạo thành âm: Lờ</i>

<i>Ngồi ra cịn một số trường hợp sai cách phátâm ở các văn bản khác như n/ng (ăn cơm/ ăngcơm), r/d (ríu rít/díu dít), …</i>

<b>Câu 5: Thực hành dùng kí hiệu phân tích cách đọc trong một đoạn/bài. Thể hiện giọng đọc. </b>

- Các kí hiệu: // ngắt câu, ngắt đoạn; / ngắt ngữ đoạn; x nhấn mạnh; à nhanh, ßchậm; ↑ lên cao giọng; ↓ hạ thấp giọng.

- Ví dụ: Ngày hơm qua đâu rồi?

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Em cầm/tờ lịch cũ://x</b>

<b>Ngày hôm qua/đâu rồi?// ↑</b>

<b>Ra ngoài sân/hỏi bố// x </b>

<b>Xoa đầu em,/bố cười.//</b>

<b>Đợi đến ngày/toả hương.// x ↑</b>

<b>Câu 6: Các biện pháp luyện đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm.</b>

<i><b>6.1. Luyện đọc đúng: </b></i>

- Chia nhỏ văn bản thành các đoạn đọc; tổ chức cho HS đọc nối tiếp theo vịng.- GV phải dự tính được các lỗi mà HS mình có thể mắc phải và rèn cho các em đọcthật đúng, chuẩn.

- Rèn đọc đúng các từ chứa tiếng khó

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- GV đọc mẫu phải phát âm chuẩn. GV nên chốt lại cách đọc và đọc mẫu đúngngắt, nghỉ.

- Cho HS luyện đọc các đơn vị từ nhỏ đến lớn: rèn đọc đồng thanh đúng từ, câu,rèn đọc cá nhân đoạn văn, cả bài.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài nhằm trao đổi kĩ năng đọc - hiểu, góp phần nâng caonăng lực cảm thụ văn học và là tiền đề, cơ sở để đọc diễn cảm.

<b>Câu 7: Các PP, công cụ đánh giá kĩ năng đọc của HSTH.</b>

- Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng

+ PP quan sát: GV có thể dễ dàng quan sát, đánh giá về học sinh đã thực sự hồnthành kĩ năng đọc chính xác hay chưa và biết những ưu, khuyết điểm để phát huy,khắc phục.

 Đánh giá qua sản phẩm: phiếu quan sát, sổ ghi chép, ...

 Đánh giá bằng phiếu quan sát theo 4 tiêu chí: m lượng, chính xác, ngắt nghỉhơi , tốc độ

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

 HS có thể đánh giá bài đọc thành tiếng của bạn, GV có thể hỏi:

<i> Em có nghe rõ bạn đọc khơng? (chỉ báo về âm lượng)</i>

<i> Em thấy bạn đọc chưa đúng những từ nào? (chỉ báo về đọc đúng)</i>

<i> Bạn đã ngắt hơi ở câu dài chúng ta vừa luyện đọc chưa? (chỉ báo về đọctrơn)</i>

<i> Bạn đọc vừa hay chậm? (chỉ báo về tốc độ)</i>

- Đánh giá kĩ năng đọc hiểu:

+ PP vấn đáp: giúp giáo viên xác định kịp thời hiện trạng và mức độ kĩ năng đọchiểu của học sinh ngay trên lớp.

+ PP kiểm tra viết: đánh giá qua câu hỏi, bài tập (trắc nghiệm,hạn chế câu hỏi tựluận)

 Ví dụ: Trắc nghiệm đọc hiểu nhiều lựa chọn

<i>Qua bài Cánh diều tuổi thơ của Tạ Duy Anh, các câu mở bài và kết bài, tác giảmuốn nói lên điều gì?</i>

<i>A. Là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ</i>

<i>B. Khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơC. Đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ</i>

<b>Câu 8: Phân tích những khó khăn của HSTH khi tập viết. Nêu biện pháp để rèn kĩ thuật viết cho HSTH.</b>

<i><b>8.1. Phân tích các khó khăn</b></i>

Những năm đầu của bậc tiểu học đặc biệt quan trọng đối với việc giảng dạy viếtchữ. Trong đó, đặc điểm tâm, sinh lí của HS là một trong những khó khăn trongq trình tập viết của học sinh. Học viết là quá trình rèn luyện một kĩ năng mới cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

HS nên khi bắt đầu sẽ rất khó. Hoạt động này bị chi phối nhiều bởi các bộ phận củacơ thể như đôi tay, đôi mắt, các yếu tố tinh thần.

- Đôi tay là nơi điều khiển trực tiếp tới việc tập viết nên cần tập viết.+ Học sinh chưa biết cách cầm bút đúng và cầm búng bằng 3 ngón.

+ Có một số các em thuận tay trái khi viết, học viết chữ cho người thuận tay tráikhó hơn cho người học tay phải vì thói quen viết/ đọc từ trái qua phải của văn hóachúng ta.

+ Học sinh nhỏ chưa biết cách biết rê bút và lia bút.

+ Do đặc điểm cơ bắp của lứa tuổi, các em thường cảm thấy nản vì thiếu sự phốihợp của các thao tác dẫn đến cầm bút xiên vẹo.

+ Học sinh chưa xác định được điểm đặt bút và dừng bút.

- Đôi mắt có nhiệm vụ thu hình ảnh chữ viết để tái hiện lại trên mặt giấy, mặt bảng.Khi tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn, HS có thể tiếp thu được tồn bộ nhưngdo đặc điểm của đơi tay và do tâm lí nên HS chưa tái hiện lại đầy đủ.

+ Học sinh thường viết cho nhanh vì tay chúng mỏi mà quên đi chuyện giữ khoảngcách tới vở viết và thường ngồi khơng đúng tư thế, việc đó rất có hại cho mắt củacác em.

+ Chữ thay đổi về kích thước tạo ra rất nhiều cỡ chữ khiến học sinh rất khó nhớ,nên các em thường hay viết sai độ cao của các chữ: b, l, k, g, y.

+ Học sinh chưa viết đúng khoảng cách giữa các con chữ với nhau.

- Yếu tố tinh thần đóng một vai trị quan trọng trong q trình học viết của HS. Cácem bị ảnh hưởng tốc độ và tính cách trong quá trình tập viết.

+ Đối với các bạn nam, thường các em sẽ năng động nên khi viết chữ thường sẽ bịxiên vẹo và chưa đúng con chữ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>8.2. Nêu biện pháp để rèn kĩ thuật viết cho HSTH.</b></i>

+ Chuẩn bị thật kĩ cho việc dạy học Tiếng Việt+ Chuẩn bị cơ sở vật chất

 Những điều kiện vật chất như: ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế HS,bảng viết của HS, phấn, khăn lau, bút viết, vở tập viết...

 Chuẩn bị các đồ dùng trực quan như mẫu chữ trong khung chữ, bộ chữ rờiviết thường và viết hoa, các hộp quay ghép chữ, phiếu bài tập tập viết...

+ Nắm các kĩ thuật của hoạt động viết

 Tư thế ngồi viết: Một tư thế ngồi đúng chuẩn không chỉ giúp điều chỉnh vềvóc dáng, hình thành thói quen tập trung hơn mà cịn là một yếu tố quantrọng khơng thể thiếu trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh. Và đúng lànhư vậy, một tư thế ngồi thật thoải mái, không gị bó, hai tay đặt đúng điểmtựa quy định sẽ giúp ta điều khiển được cây bút theo sự chỉ huy của não. Mặt khác, bàn ghế cũng phải vừa tầm với học sinh vì ngồi quá cao thì đầu

phải cúi gằm xuống hay ngồi quá thấp thì đầu phải nhìn lên, điều này hồntồn khơng tốt. Tuyệt đối khơng quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Nói chung, mộttư thế ngồi đúng cách nhất khi tập viết được mô tả như sau:

 Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi,mắt cách vở từ 25 – 30cm, khơng được nhìn q gần vở vì thiếu ánhsáng sẽ rất dễ dẫn đến cận thị .

 Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở,giữ vở không bị xê dịch khi viết.

 Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải cóthể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái một cách dễ dàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

+ Cách cầm bút: Để viết được nét chữ đẹp thì cách cầm bút chuẩn xác cũng là điềuhết sức quan trọng. Bởi lẽ, đối với những tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đếnmột số tật sau này rất khó chữa chẳng hạn như: căng cứng, mỏi cơ gân bàn tay, viếtnhanh mỏi tay, ra nhiều mồ hôi tay, không thể viết lâu được. Vậy phải cầm bút nhưthế nào mới là đúng cách? Đó chính là:

 Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái thì giữ bên trái thân bút, cịn đầu

ngón giữa tựa vào bên phải thân bút.

 Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển.

 Ngoài ra cũng cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay trong qtrình viết.

 Tiếp theo, giáo viên có thể tiến hành dạy cho học sinh các thao tác viết chữtừ đơn giản cho đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách liabút cùng cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách,vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ơ li để từ đó hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh.

+ Cách đặt vở: Để vở ngay ngắn trước mặt (nếu viết chữ đứng); hoặc hơi nghiêng(150 so với mặt bàn) nếu viết chữ nghiêng. Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở,bé cần xê dịch vở sang bên trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhồi người về bênphải để viết tiếp. Khơng gị lưng, ngoẹo cổ… khi viết.

+ Chuẩn bị KHBD: Nắm vững các kiến thức về dòng kẻ trên vở tập viết, trên vở ôli, tọa độ viết chữ, các kĩ thuật viết chữ như kĩ thuật lia bút, kĩ thuật rê bút, kĩ thuậtviết liền nét.

 Dòng kẻ ngang: quy định độ cao của chữ cái. Độ cao của chữ được tính bằngmột đơn vị chữ, hay còn gọi là thân chữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

 Tọa độ viết chữ gồm 3 cỡ: Chữ cỡ lớn (to) cao 4 ô li.

 Chữ cỡ nhỏ: những con chữ cỡ nhỏ bằng một đơn vị thì viết 2 ô li, nhữngcon chữ cao 2 đơn vị thì viết 4 ô li (bằng 1 ô tập).

 Chữ cỡ nhỏ: chữ nhỏ bằng 1 đơn vị thì viết 1 ô li, những con chữ cao 2đơn vị thì viết 2 ô li (d, đ, p, q), những con chữ cao 2 đơn vị rưỡi thì viết2 ơ li rưỡi (l, k, g, h, b, y), riêng chữ t cao một đơn vị rưỡi. Chữ hoa thìviết với kích cỡ số ô li gấp đôi.

+ Các kĩ thuật viết chữ như kĩ thuật lia bút, kĩ thuật rê bút, kĩ thuật viết liền nét.+ Các nét cơ bản: nét thẳng, nét khuyết, nét cong, nét móc, nét thắt (nét vòng).- Luyện theo mẫu: giúp HS tri giác biểu tượng chữ viết từ mẫu chữ. Việc tri giáccủa HS bằng nhiều giác quan. Muốn sử dụng tốt phương pháp này, chúng ta cần cómẫu chữ đúng, đẹp. GV cần biết tác dụng của từng loại mẫu chữ nhằm giúp HSquan sát tốt.

- Giao tiếp: sử dụng trong giai đoạn đầu của giờ học. GV dùng hệ thống câu hỏi đểgiúp các em nhận biết độ cao, nét chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút... Phương phápnày giúp HS nhận biết biểu tượng chữ viết một cách có ý thức.

- Phân tích ngơn ngữ: dùng để phân tích hình dáng chữ viết.

- Luyện tập: luyện trên bảng lớp, luyện trên bảng con, luyện trong vở tập viết,luyện trong vở ô li, luyện trong các môn học khác. Mỗi một hình thức luyện tậpđều có những tác dụng riêng, những nhiệm vụ cụ thể.

- Luyện viết trên không: Đây được xem là bước giúp học sinh rèn luyện đôi taycũng như rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh không bị ngỡ ngàng khi viết.Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

kỹ năng viết các nét sao cho thật đều đặn. Bước này có thể lặp lại từ 2 cho đến 3lần.

- Luyện viết trên bảng con, bảng lớp:

- Giáo viên cho một số em luyện viết trên bảng lớp, còn cả lớp thì viết bảng conchữ cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên cũng có thể chọn cho họcsinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.

- Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát lại chữmẫu. Ngồi ra, giáo viên có thể gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình vàcủa bạn, biết tự chữa lại những chỗ đã viết sai.

- Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viếtcủa học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh, vì như thế học sinh sẽ rấtkhó nhận ra chỗ sai của mình để chữa lại cho đúng.

- Luyện viết bài vào vở:

+ Giáo viên cần đặt ra yêu cầu học sinh viết phải chữ gì? Từ gì? Câu gì? Cỡ chữnhư thế nào? Viết mấy dòng?

+ Trước khi cho học sinh viết bài, giáo viên cũng nên hướng dẫn lại tư thế ngồiviết, cách cầm bút sao cho đúng. Đồng thời, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặtbút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ,khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ.

+ Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên tiến hành theo dõi, uốn nắn chomột số em có chữ viết cịn xấu. Mặt khác, giáo viên cũng có thể cầm tay hướng dẫncho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên để các em quen dần.

<b>Câu 9: Các kiểu dạy học chính tả đoạn bài. Cơ sở ngôn ngữ học và những lưu ý khi dạy. </b>

- Các kiểu dạy học chính tả đoạn bài:

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

+ Nhớ - viết+ Nghe - viết

+ Tập chép (nhìn-viết) - Cơ sở ngơn ngữ học:

+ Tập chép: HS chép lại tất cả các từ, câu hay đoạn trong sách giáo khoa. Học sinhdựa vào văn bản mẫu và chép lại đúng hình thức của văn bản, đồng thời chuyển từchữ viết in sang chữ viết thường. Kiểu dạy chính tả đoạn bài giúp HS nhớ các mặtchữ của các từ, câu, đoạn. Qua việc lặp đi lặp lại các hình thức của HS đi vào tiềmthức của các em.

+ Nghe - viết: Đây là kiểu bài thể hiện đặc trưng riêng của phân mơn Chính tả.Hình thức chính tả nghe đọc thể hiện rõ nhất đặc trưng của chính tả tiếng Việt: làchính tả ngữ âm giữa âm và chữ (đọc và viết). Có mối quan hệ mật thiết đọc thếnào - viết thế ấy. Dạng bài chính tả nghe - viết yêu cầu HS nghe từng từ, cụm từ,câu do GV đọc và viết lại một cách chính xác, đúng chính tả những điều nghe đượctheo đúng tốc độ quy định. Muốn viết các bài chính tả nghe và viết HS phải cónăng lực chuyển ngơn ngữ viết phải nhớ mặt chữ và các quy tắc chính tả tiếng Việt.Bên cạnh đó vì chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa muốn viết đúng chính tảHS cũng phải hiểu nội dung của tiếng từ hay câu của bài viết.

+Nhớ - viết: Đây là dạng bài yêu cầu tái hiện hình thức chữ viết, viết lại văn bảnmà các em đã học thuộc. Kiểu bài này nhằm kiểm tra năng lực ghi nhớ của học sinhvà được thực hiện ở giai đoạn mà các em đã quen và nhớ hình thức chữ viết củaTiếng Việt.

- Những lưu ý khi dạy:

+ Chú ý chính tả theo vùng miền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

+ Giúp học sinh xây dựng các qui tắc chính tả, các “mẹo” chính tả, giúp học sinhghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống.

+ Xây dựng nhiều bài tập luyện từ và câu để học sinh có thể nắm vững những quytắc chính tả, từ đó viết đúng trong bài.

+ Tùy thuộc vào sức học, lực học của từng lớp để có những bài tập phù hợp bổ trợcho phân mơn chính tả.

+ Trong phân môn Tập đọc, trước khi cho học sinh tham gia những hoạt động đọchay, diễn cảm giáo viên cần chắc chắn các em đã đọc đúng, đọc hiểu toàn bài. Kếthợp vừa đọc vừa giải thích từ ngữ khó để các em nhớ lâu, nhớ rõ hơn.

+ ….

<b>Câu 10: Xây dựng bài tập dạy học Chính tả theo khu vực.</b>

<i><b>Xây dựng bài tập: theo khu vực miền Trung</b></i>

- Lỗi chính tả hay gặp phải:

+ Thanh điệu: ngã/nặng (từ ngữ → từ ngự, những → nhựng,...); ngã/hỏi; sắc/ngang  BT1: (Bài tập chính tả cho lớp 3 trở lên) Viết lại đoạn văn sau và đặt vào vào

các dấu hỏi/ngã phù hợp ở các từ in đậm:

Thình lình, chng đồng hồ go mười hai tiếng, báo hiệu nưa đêm. Bốp! một tiếngđộng vang lên. Một chiếc hộp bật mơ ra, lò xo bung lên, hiện ra một chú quy đennhỏ xíu.

“A! Tên lính chì! Mi để mắt mui đâu mà khơng né ta ra hư?” Tên quy hách dịchhoi.

(Chú lính chì dũng cảm - H.C. Andersen)

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Đám Mây trơ nên nặng triu bơi vô vàn nhưng hạt nước nho li ti bám vào. Nhằmhướng thượng nguồn, Đám Mây cong bạn đi tới. Khi đa trông ro cánh rừng đạingàn, Đám Mây khe lắc cánh:

- Chúng mình chia tay ơ đây nhé.Bạn hay về thăm và xin lôi mẹ Suối Nguồn. Trênđời này, khơng có gì sánh nơi với lịng mẹ đâu bạn ạ!

(Trích “Suối nguồn và dịng sơng” - Nguyễn Minh Ngọc)

 BT2: (BT lớp 3 trở lên) Chọn cách viết đúng của từ trong ngoặc đơn để điềnvào chỗ trống:

a. Vào... (nhứng/những/nhựng) ngày... (lệ/lể/lễ) Tết nhân dân ta thườngtổ chức nhiều trò chơi dân gian.

b. Trong Hội thi, chúng em được gặp...(gỡ/gở/gợ), giao lưu với học sinh cáctrường kết... (nghía/nghịa/nghĩa)

c. Mỗi năm đến mùa mưa, vùng này thường có ……….. (lủ/lũ)

d. Cả đội quyết tâm san phẳng những chỗ lồi ……….(lỏm/ lõm) trên sân bóng.e. Sạch ………..(sẹ/sẽ) là mẹ sức …………(khõe/ khỏe).

<b>Câu 11: Tìm hiểu những dấu hiệu của người viết thành công ở lứa tuổi tiểu học</b>

- Nghe, viết đúng chính tả dần có ý thức rèn kỹ năng viết đúng chính tả trong mọitình huống.

- Xác định được chủ đề bài viết, hướng viết, tìm ý và lập được dàn ý trước khi viếtmột văn bản.

- Có kĩ năng dùng từ câu từ, viết đúng ngữ pháp, dấu câu, câu văn gọn gàng diễncảm và có ý nghĩa.

- Có kĩ năng viết câu, viết đoạn và hoàn thiện được 1 bài viết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Có các kỹ năng tạo lập văn bản dựa vào các gợi ý để viết được bài văn theo đúngyêu cầu.

- Thể hiện được cảm xúc, tâm tư, tình cảm, thơng điệp, hướng dẫn,… của mìnhtrong các bài viết.

- Trình bày được các ý một cách mạch lạc, dễ hiểu nhất nhằm đạt được mục đíchcủa bản thân.

- Tạo lập được các văn bản qua nghe, quan sát các sự vật, hiện tượng và trình bàyvăn bản đó theo thứ tự nhất định.

<b>Câu 12: Nêu ưu/nhược của một cách tiếp cận quá trình dạy học viết văn bản ở TH.</b>

- Cách tiếp cận dạy viết theo hướng tự do – khơng kiểm sốt

+ Khái niệm: Cách tiếp cận theo hướng tự do chủ trương giao cho học sinh một đềtài quen thuộc, được học sinh quan tâm và học sinh sẽ tự xoay sở để viết về chủ đềđó.

+ Ưu điểm: Tăng sự sáng tạo của học sinh. Tạo cho học sinh cảm giác không sợviết nữa. Viết nhiều sẽ giúp học sinh viết lưu loát hơn.

+ Nhược điểm: Vì khơng được kiểm sốt nên sẽ xảy ra tình trạng học sinh sẽ viếttheo bản năng. Do đó trong giai đoạn đầu, các bài viết của học sinh sẽ cần sựhướng dẫn và chỉnh sửa từ GV rất nhiều.

<b>Câu 13: Kĩ năng cá thể hóa đề bài dạy học viết văn bản theo quan điểm giao tiếp.</b>

<i><b>13.1. Khái niệm:</b></i>

- Dạy học viết theo quan điểm giao tiếp: Tiếp cận giao tiếp trong dạy học là quátrình người dạy sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền đạtnhững tri thức, kinh nghiệm và quan điểm của bản thân vào những hoàn cảnh khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

nhau trong quá trình giao tiếp, nhằm giúp cho người học lĩnh hội được những sảnphẩm đó trong quá trình giao tiếp với người dạy.

- Vậy tiếp cận giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt là dựa vào ngôn ngữ để cung cấpnhững kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng mẹ đẻ để phát triển kỹ năng giao tiếpcho học sinh, trang bị cho các em một công cụ thiết yếu để học tốt các mơn họckhác.

<i><b>13.2. HS hình thành kĩ năng cá thể hóa đề bài trong q trình dạy học viết văn bản theo quan điểm giao tiếp.</b></i>

- Để hình thành Kĩ năng cá thể hóa đề bài dạy học viết văn bản theo quan điểm giaotiếp cho HS, GV cần xây dựng đề bài phù hợp với các yêu cầu sau:

+ Xây dựng đề bài phù hợp với lứa tuổi của HS, những điều mà học sinh quan tâm,những sự vật, sự việc gần gũi để khơi gợi sự hứng thú viết văn của HS.

+ GV nên đưa ra các câu hỏi gợi ý để tạo điều kiện cho HS suy nghĩ, đưa cảm xúccủa mình vào bài và biến thành lối diễn đạt của riêng mình.

+ Giúp HS xác định được đề bài hướng về ai, cái gì, sự việc gì hay kể lại một câuchuyện cho ai đó,... Việc này sẽ giúp HS dùng được các đại từ nhân xưng, hay cácngôi kể sao cho phù hợp với bài viết. Truyền tải được câu chuyện mà mình muốnkể vào trong bài viết, đó là câu chuyện riêng, trải nghiệm riêng của mỗi trẻ. Vì thếsự cá thể hóa trong bài viết sẽ được thể hiện rõ.

+ Bài viết của HS cần đi đúng hướng, ngôn từ chuẩn mực nhưng không kém phầntrong sáng, vui tươi của các em. Việc sử dụng đúng từ ngữ là việc vô cùng quantrọng vì chúng góp phần vào việc hình thành lối diễn đạt trong bài viết. Mỗi HS cóvốn từ khác nhau nên bài viết của mỗi học sinh sẽ mang tính cá thể.

- Để hình thành kĩ năng cá thể hóa đề bài HS cần:

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

+ Xác định hướng đi của đề bài thông qua các câu hỏi như: Kể/tả cho ai?; kể/tả cáigì, điều gì?; kể tả trong hoàn cảnh nào?; kể tả để làm gì?...

+ Thơng qua các câu hỏi HS xác định đề bài của mình, sau đó tạo một đề bài choriêng mình có liên quan, phù hợp với đề bài GV đưa ra.

+ Sau khi xác định đề bài cá thể của mình, HS sẽ tiếp tục xây dựng dàn ý để tạo rabài viết mang lối diễn đạt riêng biệt của trẻ.

Cá thể hóa đề bài giúp cho học sinh tích cực, chủ động trong việc lựa chọn đốitượng, các nội dung miêu tả; rèn luyện cho các em các năng lực: quan sát, lựa chọnvà sắp xếp ngơn ngữ để tạo thành đề bài cho riêng mình.

- Cá thể hóa đề bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi sau để cáthể hóa đề bài: Kể/tả cho ai? Kể/tả cái gì, điều gì? Kể/tả trong hồn cảnh nào?Kể/tả để làm gì?

+ Ví dụ 1 với đề bài: hãy tả vật nuôi trong nhà (TV 4 tập 2 trang 149)-> Chưa cụthể. HS cần biến đổi đề tài trên thành đề bài của riêng mình. Có em sẽ nêu đề bài“Nhà em có con mèo bắt chuột rất giỏi. Hãy tả con mèo đó để giới thiệu với cácbạn của em”. Có em sẽ nêu “Mẹ mới mua một con cún rất đẹp. Em hãy tả con cúnấy để khoe với ông bà”. (Tả cho ông bà. Tả về con cún. Tả trong hoàn cảnh mẹ mớimua cún về em rất vui. Tả để khoe chú cún với ơng bà).

+ Ví dụ 2: Từ đề bài “tả một ca sĩ đang biểu diễn”, từng học sinh phải nhớ lại xemmình đã từng xem ai biểu diễn (ở trường học, ở nhà hoặc trên ti vi…) để nêu đíchdanh ca sĩ sẽ tả (Ví dụ: Em tả nghệ sĩ Quang Thọ biểu diễn bài Trường Sơn Đơng,Trường Sơn Tây)

- Tạo cho các em có thói quen nói hoặc viết bằng một câu văn ngắn về đối tượng sẽmiêu tả (kỉ niệm nào, đối tượng nào định tả...)

+ Đối với những đề bài quá khó với học sinh giáo viên có thể cho học sinh thay đổiđối tượng miêu tả cho phù hợp với các em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

+ Ví dụ với đề bài “tả một ca sĩ đang biểu diễn” nếu học sinh chưa bao giờ xemmột ca sĩ đang biểu diễn có thể thay đổi nội dung đề bài thành “Em hãy tả một bạnđang biểu diễn (hát hoặc múa) trong một buổi lễ ở trường em (hay ở thơn, xóm)em”.

+ Từ đề bài này học sinh phải cá thể hóa đối tượng miêu tả (tả bạn nào, biểu diễn ởđâu).

<b>Câu 14: Quan sát, vai trò của quan sát trong dạy học viết văn bản.</b>

- Đối với GV:

+ GV quan sát HS trong quá trình viết văn bản để xem HS đã nắm được cấu trúcvăn bản hay chưa; biết lựa chọn, đối tượng, sự vật, sự việc được nói đến hay chưa,HS đã biết sắp xếp, sử dụng từ ngữ phù hợp chưa để từ đó có những biện pháp, thủpháp giúp HS rèn kỹ năng quan sát trong học viết văn bản.

+ Nhờ có quan sát mà GV nắm được tình hình của mỗi HS hay mỗi lớp để cónhững bài tập cũng như phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng.

+ GV quan sát HS trong q trình dạy viết văn bản có thể kịp thời chỉnh những lỗisai chính tả HS thường mắc, nhận thấy những khó khăn của HS khi tạo lập văn bản.+ GV thấy được thái độ của HS khi viết văn bản: hứng thú hay chán nản, từ đó cóphương pháp hỗ trợ kịp thời.

+ Kết quả quan sát quyết định hiệu quả của sản phẩm ngôn ngữ.

</div>

×