Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tiểu luận GDTM QT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 45 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ</b>

<b>---o0o--- </b>

<b>TIỂU LUẬN</b>

<b>MÔN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU BISCUIT MEAL GIỮA CÔNG TY X (VIỆT NAM) </b>

<b>VÀ CÔNG TY TƯ NHÂN TNHH QUỐC TẾ THE STRAITS (SINGAPORE) </b>

<b>NHÓM SỐ 05LỚP TMA302(HK1-2324)1.6</b>

<b>NHÓM TRƯỞNGTrần Thị Hoạt21141101260394683826 - ÀNH VIÊNĐào Ngọc Huyền</b>

<b>Đào Ngọc ThanhLê Khánh NgọcHoàng Thu ThảoVũ Thị Thu Trang</b>

<b>Nguyễn Thị Phương Thảo</b>

<b>211111011722147400852114110227211151008022117101002111110256GV HƯỚNG DẪNThS. Trần Bích Ngọc</b>

<b>Hà Nội, tháng 9 năm 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>giá % hồn thành cơng </b>

<b>việc. </b>

<b>Ký xác nhận </b>

<b>Ghi chú </b>

1 2114110126 <sup>Trần Thị </sup>Hoạt

- Tổ chức họp - Làm lời mở đầu, chương 1, kết luận - Chương 4

100%

2 2111110117 <sup>Đào Ngọc </sup>Huyền

- Sưu tầm hợp đồng - Làm phần 3.1

- Chỉnh sửa, bổ sung 2.1 - Format tiểu luận - Kiểm tra, nhận xét final

100%

3 2111510080 <sup>Hoàng Thu </sup>Thảo

- Format tiểu luận

100%

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

bản lược khai hàng hóa

Việt Nam - Indonesia

2 2021 Cashew Kernels Hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan

Finland - Việt Nam

3 2021 Cashew Kernels

Hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hố, giấy chứng nhận hun trùng, tờ

khai hải quan

Belarus - Việt Nam

6 2022 Biscuit Meal Hợp đồng mua bán <sup>Singapore - </sup><sub>Việt Nam </sub>

Module truyền/nhận tín

hiệu quang (khơng có chức

năng thu phát sóng)

Hố đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hố, vận đơn, giấy báo hàng đến, tờ khai hải quan, giấy chứng nhận nguồn gốc, đánh giá tổng quát về các chứng từ liên

quan

Trung Quốc - Việt Nam

9 2023 <sup>Túi nhơm + bình </sup><sub>nhơm có van </sub> Hợp đồng mua bán, hóa đơn, thơng báo nhận hàng, tờ khai hàng

Việt Nam - Trung Quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tờ khai hải quan,

vận đơn, hợp đồng, phụ lục hợp đồng

Hàn Quốc - Việt Nam

Quặng nhơm bơ xít Al2O3>=70%

- Ferro Crom (Cacbon thấp)

FeCr>=60% - Magie dạng thỏi Mg>=99,9% - Silicon Carbide

SiC=97%

Hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng

hóa, tờ khai hải quan, vận đơn

Trung Quốc - Việt Nam

13 2023 <sup>Dầu gốc 150N và </sup><sub>600N </sub>

Hợp đồng mua bán, vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, bảo hiểm hàng hải, giấy chứng nhận chất lượng, tờ khai hải

quan

Hàn Quốc - Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán quốc tế ... 8</b>

<b>1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán quốc tế ... 8</b>

<b>1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán quốc tế ... 9</b>

<b>1.4 Nội dung của hợp đồng mua bán quốc tế ... 9</b>

<b>CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ... 11</b>

<b>2.1.5 Nội dung của hợp đồng ... 14</b>

<b>2.1.6 Điều kiện thương mại ... 14</b>

<b>2.2 Các điều khoản của hợp đồng ... 14</b>

<b>2.2.1 Điều khoản tên hàng - số lượng/khối lượng... 14</b>

<b>2.2.2 Điều khoản chất lượng ... 15</b>

<b>2.2.3 Điều khoản bao bì - ký mã hiệu (kiểu đóng gói) ... 16</b>

<b>2.2.4 Điều khoản giao hàng ... 17</b>

<b>2.2.5 Điều khoản giá ... 21</b>

<b>2.2.6 Điều khoản thanh toán ... 21</b>

<b>2.2.7 Điều khoản khiếu nại ... 24</b>

<b>2.2.8 Điều khoản bảo hành ... 24</b>

<b>2.2.9 Điều khoản trọng tài ... 25</b>

<b>2.2.10 Điều khoản bất khả kháng ... 26</b>

<b>2.2.11 Điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng ... 26</b>

<b>2.2.12 Điều khoản khó khăn trở ngại ... 26</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

6

<b>2.2.13 Điều khoản thời điểm hợp đồng có hiệu lực ... 27</b>

<b>CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BỔ SUNG, CHỈNH SỬA NỘI DUNG HỢP ĐỒNG </b>THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ ... 28

<b>3.1 Đánh giá chung ... 28</b>

<b>3.2 Đề xuất bổ sung, chỉnh sửa nội dung hợp đồng ... 28</b>

<b>3.2.1 Điều khoản 1 : Điều khoản tên hàng - số lượng/khối lượng ... 29</b>

<b>3.2.2 Điều khoản 2 : Điều khoản chất lượng ... 29</b>

<b>3.2.3 Điều khoản 3 : Điều khoản bao bì, kẻ ký mã hiệu, đóng gói ... 29</b>

<b>3.2.4 Điều khoản 4: Điều khoản giao hàng ... 29</b>

<b>3.2.5 Điều khoản 5: Điều khoản giá ... 30</b>

<b>3.2.6 Điều khoản 6: Điều khoản thanh toán ... 30</b>

<b>3.2.7 Điều khoản 7: Điều khoản khiếu nại ... 30</b>

Hình 2: Chữ ký, đóng dấu hợp đồng thương mại quốc tế ... 13

Hình 3: Phương thức giao hàng CFR Incoterms 2010 ... 18

Hình 4: Quy trình thanh tốn D/P ... 23

Hình 5: Hợp đồng sưu tầm (trang 1) ... 40

Hình 6: Hợp đồng sưu tầm (trang 2) ... 41

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

7

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Trong những năm gần đây, biểu hiện của tồn cầu hố ngày càng rõ ràng và rộng rãi, điển hình là trong lĩnh vực thương mại. Gần như từ bất kỳ vùng miền nào của Việt Nam cũng bắt gặp ít nhiều sản phẩm, nguyên vật liệu xuất xứ từ nước ngoài được nhập khẩu về. Việt Nam định hướng mở cửa nền kinh tế, gia nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, WTO,… và ký kết nhiều Hiệp định Thương mại với bạn bè quốc tế. Trong các hoạt động kinh tế giữa các nước thì hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trị trọng yếu, khơng chỉ giúp tận dụng, tối ưu hóa thị trường, nguồn lực mà xuất nhập khẩu hàng hóa cịn mở rộng mối liên kết hợp tác lâu dài giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó, sẽ khơng tránh được những rào cản về sự khác biệt văn hố, tập qn, chính trị, xã hội, bất đồng ngôn ngữ, khoảng cách địa lý lớn,… Cả bên mua và bên bán đều cần có những thỏa thuận cụ thể, chi tiết, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, giấy tờ cần thiết để việc mua bán diễn ra sn sẻ với chi phí hạn chế tối đa. Việc học hỏi và nâng cao hiểu biết về các quy định, điều khoản, bộ chứng từ, vận đơn, hợp đồng,... trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để tránh được những tranh chấp không đáng có và đưa ra được những lựa chọn phù hợp nhất.

Qua môn học Giao dịch thương mại quốc tế, chúng em được đến gần hơn với hoạt động giao thương của nước ta với các nước khác. Hơn hết, là những sinh viên của trường kinh tế, chúng em nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu biết về giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt là về hợp đồng xuất nhập khẩu. Chính vì vậy,

<i><b>nhóm 05 chúng em quyết định lựa chọn đề tài "PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU BISCUIT MEAL GIỮA DOANH NGHIỆP X (VIỆT NAM) VÀ CÔNG TY TƯ NHÂN TNHH QUỐC TẾ THE STRAITS (SINGAPORE)" làm đề tài tiểu luận </b></i>

để đi sâu vào nghiên cứu hợp đồng nhập khẩu thực tế, áp dụng những kiến thức đã

<b>học và cũng là cơ hội để nhóm học hỏi cách làm một bản hợp đồng. </b>

Bài tiểu luận của nhóm 05 sẽ có những chỗ chưa hồn thiện cũng như những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của cơ và các bạn để nhóm hồn thiện và học hỏi tiến bộ hơn.

Nhóm sinh viên xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

8

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ </b>

<b>1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán quốc tế </b>

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005 đưa ra khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa: “Mua bán hàng hố là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.”

Theo Điều 1 Công ước Viên 1980 định nghĩa Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là “Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Tại Việt Nam, có thể định nghĩa Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài.

<b>1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán quốc tế </b>

Hợp đồng mua bán quốc tế chính là hợp đồng mang theo cả đặc điểm của hợp đồng mua bán lẫn hợp đồng quốc tế

Hợp đồng mua bán quốc tế mang các đặc điểm của hợp đồng mua bán được thể hiện ở sự chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua; mang tính chất đền bù - tiền bán hàng hóa và giá trị hàng hóa phải tương đương với nhau; mang tính chất song vụ - mỗi bên đều có nghĩa vụ với nhau, cân bằng lợi ích của các bên tham gia hợp đồng

Hợp đồng mua bán quốc tế có các yếu tố quốc tế ở chủ thể của hợp đồng - các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; hàng hoá của trong hợp đồng có sự di chuyển qua biên giới; đồng tiền thanh toán là ngoại tệ và hợp đồng chịu sự điều chỉnh của các luật quốc tế như Công Ước Viên 1980, luật quốc gia của nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

9

người bán, nước người mua, nước thứ ba, các tập quán thương mại quốc tế như Incoterms và thậm chí cả các án lệ.

<b>1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán quốc tế </b>

Hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Một là, hợp đồng mua bán quốc tế phải thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận của các bên

Hai là, hợp đồng mua bán quốc tế cần đáp ứng 4 điều kiện của Luật thương mại 2005 Việt Nam: Chủ thể của hợp đồng phải có đủ tư cách pháp lý: Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân nước ngoài, chủ thể bên Việt Nam là thương nhân Việt Nam, các chủ thể có đăng ký kinh doanh; Nội dung của hợp đồng là hợp pháp, bao gồm các điều khoản chủ yếu do luật quy định ví dụ như điều khoản Tên hàng, Số lượng, Chất lượng, Giá cả, Phương thức thanh toán…; đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu; Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp: Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 hợp đồng mua bán có hiệu lực dưới 3 hình thức lời nói, hành vi, văn bản. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán quốc tế thì có hiệu lực dưới duy nhất 1 hình thức là văn bản.

<b>1.4 Nội dung của hợp đồng mua bán quốc tế </b>

Hợp đồng mua bán quốc tế thường gồm các nội dung sau: - Tên, số hiệu hợp đồng

- Địa điểm, ngày tháng ký hợp đồng - Phần mở đầu

 Lý do, căn cứ ký hợp đồng

 Tên, địa chỉ, điện thoại, điện tín các bên  Tên và chức vụ người đại diện

 Các định nghĩa có liên quan

- Nội dung chi tiết: Một bản hợp đồng thường gồm các điều khoản sau:

 Điều khoản 1: Điều khoản tên hàng (cần ghi rõ tên thơng thường hay tên khoa học vì một số hàng hóa đặc thù sẽ có tên khoa học riêng)

 Điều khoản 2: Điều khoản số lượng/khối lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

10  Điều khoản 3: Điều khoản chất lượng

 Điều khoản 4: Điều khoản bao bì - ký mã hiệu  Điều khoản 5: Điều khoản giao hàng

 Điều khoản 6: Điều khoản giá

 Điều khoản 7: Điều khoản thanh toán  Điều khoản 8: Điều khoản khiếu nại  Điều khoản 9: Điều khoản trọng tài

 Điều khoản 10: Điều khoản bất khả kháng

 Điều khoản 11: Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng  Điều khoản 12: Điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng  Điều khoản 13: Điều khoản khó khăn trở ngại

 Điều khoản 14: Điều khoản thời điểm hợp đồng có hiệu lực - Phần ký kết

 Số bản của hợp đồng  Chữ ký của các bên

 Ghi rõ nơi ký hợp đồng, đại diện cho các bên, họ tên, chức vụ và chữ ký.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Hợp đồng mua bán số hiệu 6800222 được ký kết vào ngày 14/02/2022 của Công </b>

ty Tư nhân TNHH Quốc tế The Straits (Singapore) và công ty X (Việt Nam) là một hợp đồng thương mại quốc tế được lập bằng văn bản thể hiện ý chí tự nguyện của hai bên: bên bán đồng ý bán, bên mua đồng ý mua, khơng có sự cưỡng bức, lừa dối hay nhầm lẫn.

- Số hiệu hợp đồng: 6800222

- Ngày ký kết hợp đồng: 14/02/2022 - Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh

- Phương thức vận tải: Mua bán hàng hóa quốc tế bằng đường biển

- Hình thức hợp đồng hợp pháp: Hợp đồng mua bán được soạn thảo bằng văn bản rõ ràng theo đúng pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

12

<b>2.1.2 Chủ thể của hợp đồng </b>

<b>Bên mua: </b>

Tên công ty Công ty X

Địa chỉ Tỉnh Hà Nam, Việt Nam

SĐT: 65 6535 3594 Fax: + 65 6226 2566

Website: xét: </b></i>

<i>Về ưu điểm, nhìn chung, hợp đồng đã thỏa mãn được các điều kiện sau đây: </i>

Một là, theo Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân Việt Nam và Điều 16 Luật Thương Mại 2005 quy định về thương nhân nước ngoài hợp pháp thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa, và Nghị định 12/2006/NĐ-CP về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lý và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Hai là, các bên đảm bảo yêu cầu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các trụ sở chính của hai bên được đặt tại hai nước khác nhau. Văn phòng của người bán đặt tại Singapore, trụ sở chính của người mua đặt tại Việt Nam.

<i>Về nhược điểm, hợp đồng vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế sau đây: </i>

Một là, bên chủ thể (cụ thể là bên bán) chưa có đầy đủ thông tin liên lạc (số điện thoại, email, số fax) điều này có thể gây khó khăn cho bên mua khi cần trao đổi cụ thể hoặc liên hệ trực tiếp thông qua thông tin ghi trên hợp đồng.

Hai là, hợp đồng hiển thị các thông tin cơ bản về chủ thể như tên công ty, địa chỉ. Bên bán đã có khá đầy đủ thơng tin (tên, địa chỉ, số điện thoại, fax và website). Về bên mua, do một số lý do bảo mật nên nhóm đã khơng cụ thể thơng tin về tên, địa chỉ của bên mua, nhưng bên mua chưa có đầy đủ thông tin liên lạc (Sđt, fax, email,..),

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

13

điều này có thể gây khó khăn cho bên bán khi cần trao đổi, đàm phán thương lượng cụ thể hoặc liên hệ với bên mua thông qua thông tin trên hợp đồng.

<b>2.1.3 Đối tượng của hợp đồng </b>

Đối tượng trong hợp đồng là bột bánh quy - nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm (đây là các phụ phẩm của quá trình chế biến, sản xuất bánh được tận dụng để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi do chứa nhiều chất dinh dưỡng và protein), cung cấp hàm lượng lớn năng lượng dễ tiêu hóa cho động vật và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thành sản phẩm, cải thiện hương vị thức ăn để kích thích sự thèm ăn.

- Xuất xứ: Malaysia - Chỉ tiêu chất lượng

 Hàm lượng protein (≥ 7%)  Độ ẩm (≤ 13%)

 Chất béo (≥ 14%)  Tro thực phẩm (≤ 5%)  Chất xơ (≤6%)

 Salmonella: ND

<i><b>Nhận xét: Căn cứ Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hàng hóa trên thuộc danh mục </b></i>

hàng hóa nhập khẩu có điều kiện với hình thức quản lý là hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép. Như vậy, đối tượng mua bán của hợp đồng là hợp pháp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

14

bên bán có chữ ký tay và dấu photo. Hợp đồng khơng đính kèm phụ lục sản phẩm, có dấu giáp lai đỏ của bên mua ở cả hai trang hợp đồng. Hợp đồng không đề cập đến số bản của hợp đồng.

<i><b>Nhận xét: Hợp đồng được trình bày tương đối đầy đủ nội dung, phù hợp bằng </b></i>

cả tiếng Anh. Tuy nhiên các mục chưa được chia rõ ràng khi các điều khoản sau thanh toán gồm điều khoản khiếu nại, bảo hành, trọng tài, bất khả kháng, điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng và các điều khoản khác thì đều được để trong mục các điều khoản khác: điều này có thể gây khó khăn cho bên mua trong việc đọc, kiểm tra hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh sau này. Bên cạnh đó, việc khơng đề cập số bản của hợp đồng khiến cho hình thức của hợp đồng khơng đầy đủ, trọn vẹn.

<b>2.1.5 Nội dung của hợp đồng </b>

Hợp đồng bao gồm các điều khoản chính sau đây:

<small>- </small>Điều khoản tên hàng - số lượng/khối lượng

<small>- </small>Điều khoản chất lượng

<small>- </small>Điều khoản bao bì - kẻ ký mã hiệu

<small>- </small>Điều khoản giao hàng

<small>- </small>Điều khoản giá cả

<small>- </small>Điều khoản thanh toán

<small>- </small>Điều khoản khác: bao gồm điều khoản khiếu nại, bảo hành, trọng tài, bất khả kháng và luật áp dụng cho hợp đồng

<b>2.1.6 Điều kiện thương mại: </b>

Hợp đồng được quy định theo điều kiện CFR Incoterms 2010.

<b>2.2 Các điều khoản của hợp đồng </b>

<b>2.2.1 Điều khoản tên hàng - số lượng/khối lượng </b>

<i>2.2.1.1 Điều khoản tên hàng </i>

<i><b>Theo hợp đồng: Trong hợp đồng mà nhóm nghiên cứu phân tích, hàng hóa </b></i>

thương mại được xác định là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, cụ thể là bột bánh quy, được diễn đạt với tên hàng là “Biscuit Meal”

<i>“COMMODITY: BISCUIT MEAL” </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

15

<i><b>Nhận xét: Cách ghi tên này mới chỉ là tên thương mại thông thường, không </b></i>

kèm tên địa phương sản xuất, quy cách chính, cơng dụng,… Như vậy, nếu chỉ ghi như thế này có thể gây nhầm lẫn giữa các loại Biscuit Meal khác nhau và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh chấp

<i>2.2.1.2 Điều khoản số lượng </i>

<i><b>Theo hợp đồng: Trong hợp đồng mà nhóm nghiên cứu phân tích, sản phẩm </b></i>

“Biscuit Meal" có khối lượng hàng là 80.000 MT (dung sai +/- 10% do người bán quyết định). Phương pháp quy định số lượng là phương pháp quy định phỏng chừng.

<i>“QUANTITY: 80.000 MT (+/- 10% at seller’s option)” </i>

<i><b>Nhận xét: </b></i>

Một là, đơn vị tính khối lượng của hợp đồng: dùng ‘MT’ (Metric ton) là đơn vị tính dựa trên hệ mét. Quy đổi: 1 MT = 1000 Kg. ‘MT’ là đơn vị cũng giống như Tấn của Việt Nam, đây là đơn vị quốc tế đa số phải dùng khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hai là, điều khoản này đã sử dụng hợp lý đơn vị tính khối lượng và phương pháp quy định số lượng giúp thuận tiện cho việc thu gom hàng, tạo thuận lợi cho việc thuê tàu, tránh được hao hụt trong quá trình vận chuyển và sai số trong cân đo hàng hóa. Bởi hàng hóa ‘Biscuit meal’ có dạng bột, khối lượng nhập khẩu rất lớn và có tỷ lệ hao hụt tự nhiên.

Ba là, phương pháp xác định trọng lượng không được đề cập trong hợp đồng. Điều này có thể dẫn đến tranh chấp về khối lượng cũng như tổng giá của đơn hàng.

Bốn là, quy định về người được quyền lựa chọn dung sai: do người bán quyết định. Ngoài ra, tại mục điều khoản bổ sung, số lượng hàng hoá được chấp thuận là có thể thay đổi trong phạm vi 60-100 MTS. Điều này giúp việc giao nhận hàng hóa dễ dàng và thuận lợi hơn cho người bán.

Năm là, quy định giá hàng của khoản dung sai: trong hợp đồng không quy định giá dung sai rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn, mâu thuẫn khi thanh toán.

<b>2.2.2 Điều khoản chất lượng </b>

<i><b>Theo hợp đồng: Theo Hợp đồng thương mại quốc tế nhóm nghiên cứu đưa ra, </b></i>

phẩm chất, chất lượng của hàng hoá được xác định bắt buộc đáp ứng các chỉ số sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

16

<i>“Specification: Protein :7% min Moisture :13% max Fat :14% min Ash :5.5% max Fiber :6.0% max Salmonella :ND </i>

<i><b>Nhận xét: Điều khoản chất lượng trong hợp đồng được quy định theo phương </b></i>

pháp dựa vào hàm lượng chất chủ yếu. Hàng hố khơng thuộc đối tượng cấm nhập khẩu nên đối tượng của hợp đồng là hợp pháp. Để đạt được chất lượng như bên mua yêu cầu, hợp đồng khẳng định các chỉ số đặt ra là các tiêu chuẩn để so sánh hàng hoá được giao tới với mong muốn của phía người mua. Bên cạnh đó, theo mục 2 trong các điều khoản khác, trọng lượng, chất lượng và tình trạng cuối cùng dựa vào tiêu chuẩn và phẩm cấp là ở cảng bốc hàng theo giấy chứng nhận của phịng thí nghiệm độc lập hạng nhất. Hợp đồng khơng đề cập gì thêm về cách kiểm định chất lượng qua kiểm tra hàng trước hay yêu cầu nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của hàng hoá. Như vậy, điều khoản chất lượng đã đầy đủ và khơng cần bổ sung gì thêm.

<b>2.2.3 Điều khoản bao bì - ký mã hiệu (kiểu đóng gói) </b>

<i><b>Theo hợp đồng: Trong Hợp đồng được sử dụng của mặt hàng thức ăn gia cầm </b></i>

“Biscuit meal”, bao bì hàng hố được quy định phải đóng gói bằng bao bì bằng nhựa PP có sức chịu được 50kg mỗi túi. Hàng hoá cần được đóng gói và gửi đi trong container 20 feet. Điều khoản này được soạn dựa trên phương pháp quy định chất lượng bao bì cụ thể, thơng số, kích cỡ và loại bao bì được nhắc đến rõ ràng trong quy định của hợp đồng.

<i>“PACKING: In 50 kgs PP bags in 20’ container” </i>

Trong điều khoản trích dẫn của hợp đồng, người mua yêu cầu người bán đóng gói sản phẩm bằng túi PP sức chứa 50kg, vận chuyển bằng container loại 20 feet, ngồi ra khơng đề cập gì khác về cách kẻ ký mã hiệu.

<i><b>Nhận xét: </b></i>

Một là, túi PP là sản phẩm sản xuất từ hạt Polypropylene, nó là loại bao bì phổ biến để đựng sản phẩm từ 5kg – 50kg và là giải pháp bao bì tốt nhất để chứa đựng

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

17

các sản phẩm dạng bột mịn, các sản phẩm cần chống ẩm, chống thấm. Loại túi này thường được ứng dụng để đóng gói các mặt hàng như thực phẩm, đồ điện tử, thiết bị y tế và các sản phẩm nông nghiệp. Do cấu tạo từ các hạt nhựa, nó có thể trì hỗn sự bay hơi và mất nước của sản phẩm được chứa đựng bên trong túi nên có thể giữ độ tươi và hương vị của thực phẩm đóng gói. Đặc điểm của mặt hàng “Biscuit Meal” là dạng bột mịn, cần chống ẩm, chống thấm, cần giữ hương vị của bột cho nên việc đóng gói bằng bao bì PP là phù hợp.

Hai là, theo thiết kế kỹ thuật của container thì container khơ thường 20 feet có trọng lượng hàng tối đa cả vỏ là 30,480 tấn. Tuy nhiên đó chỉ là thơng số kỹ thuật. để đảm bảo an toàn trong khi vận chuyển các hãng vận tải quy định trọng lượng hàng tối đa được xếp vào trong container chỉ khoảng 25-27 tấn. Các hãng tàu hiện nay chấp nhận container 20 feet chở trọng lượng hàng tối đa 25 tấn. Loại này thường được sử dụng đế đóng những hàng hố khơ, có tính chất nặng, yêu cầu ít về mặt thể tích. Ví dụ như gạo, bột, thép, xi măng…Sản phẩm “Biscuit Meal” là mặt hàng dạng bột mịn cần được bảo quản tốt để không bị ẩm, mốc được vận chuyển qua đường tàu và có khối lượng hàng hóa rất lớn. Việc yêu cầu sử dụng container 20 feet để đóng gói là phù hợp.

<b>2.2.4 Điều khoản giao hàng </b>

<i><b>Theo hợp đồng: </b></i>

Hợp đồng áp dụng điều khoản giao nhận CFR, với điểm đến cuối cùng là cảng Hải Phòng

<i>2.2.4.1 Thời gian giao hàng </i>

Thời gian giao hàng được ấn định là từ 1-31 tháng 03 năm 2022.

<i>Final destination : HAIPHONG, VIET NAM CY/CY Incoterms : CFR </i>

<i>Shipment period : mar 01-31, 2022 (ex any malaysia port) Transhipment : allowed </i>

<i>Partial shipment :allowed </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

18

Tại hợp đồng này, thời gian giao hàng khơng được ấn định ngày cụ thể mà chỉ nói là từ ngày 1 đến 31 trong tháng 3 năm 2022. Việc khơng có thời hạn rõ ràng này xảy ra khi hai bên chưa xác định được chính xác ngày giao hàng khi tiến hành ký kết hợp đồng. Hai bên sẽ liên lạc lại với nhau và ấn định thời hạn giao hàng thông qua

<b>kênh giao dịch trực tuyến như email, fax. </b>

<i>2.2.4.2 Phương thức giao hàng </i>

Hai bên công ty thống nhất sử dụng phương thức giao hàng là đường biển. Điều này cũng phù hợp với điều kiện CFR mà hai bên đã thống nhất trong hợp đồng mua bán.

Điều khoản giao hàng đã quy định về điều kiện giao hàng là CFR theo Incoterms 2010. CFR (Cost and Freight) - Tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán giao hàng lên tàu do chính người bán book tàu và sắp xếp sao cho hàng yên vị trên tàu tại cảng giao hàng chỉ định thuộc nước người bán. Người bán chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng được đặt trên tàu. Người bán chịu toàn bộ chi phí từ lúc hàng xuất kho cho tới khi hàng được chuyển tới cảng của người mua (Hải Phòng, Việt Nam). Những chi phí bao gồm trucking, đóng thuế xuất khẩu (nếu có), thơng quan hàng xuất, chịu chi phí bốc hàng lên tàu. Tuy nhiên, người mua phải chịu rủi ro và chi phí liên quan sau khi hàng hóa đã rời cảng xuất phát. Theo điều kiện CFR, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lơ hàng. Nhưng để phịng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng. CFR là một điều khoản thương mại phổ biến với các sản phẩm nơng nghiệp, hóa chất, nhưng để đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán thì địi hỏi sự quan tâm và đảm bảo rõ ràng về các điều kiện, chi phí và quyền lợi của các bên và vấn đề bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng.

<i><small>Hình 4: Phương thức giao hàng CFR Incoterms 2010 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Cảng dỡ hàng/ Cảng đến: Cảng Hải Phịng, Việt Nam

<i>2.2.4.4 Thơng báo giao hàng </i>

Hợp đồng đã quy định về việc gửi thông báo yêu cầu gia hạn khi xảy ra các trường hợp rủi ro mà không áp dụng hình phạt Gafta: muộn nhất là vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày cuối cùng của thời hạn ước định giao hàng ban đầu, tức là ngày 01/04/2022.

<i>2.2.4.5 Các quy định khác trong điều khoản giao hàng </i>

Cho phép giao hàng từng phần (Partial shipment allowed). Giao hàng từng phần tức là chia nhỏ lô hàng để giao trong nhiều lần.

Cho phép chuyển tải (Transhipment allowed).

Thời gian miễn phí sử dụng (free time) con-te-nơ: ít nhất 14 ngày bao gồm cả thời gian miễn phí tại điểm đến của con tàu chỉ định. Nếu chủ hàng sử dụng trong số ngày này thì khơng bị phạt cịn sử dụng q số ngày này, sẽ bắt đầu bị tính phí phạt.

Tại mục 4 trong phần các điều khoản khác quy định người mua cần chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và phải cung cấp bằng chứng cho người bán trước khi bắt đầu xếp hàng rằng họ có đủ bảo hiểm. Nếu người mua từ chối hoặc khơng cung cấp bằng chứng thì người bán có quyền nhưng khơng bắt buộc mua bảo hiểm theo các điều khoản tương tự với chi phí do người mua chịu hoặc người bán có tồn quyền trì hỗn hoặc giữ lơ hàng. Bất kỳ chi phí nào phát sinh sẽ do người mua chịu.

Mục 10 trong phần các điều khoản khác quy định rủi ro tổn thất sẽ được chuyển cho người mua khi giao hàng tại điểm dỡ hàng cuối cùng. Điều này phù hợp với điều kiện CFR.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

20

Ngồi ra, trong hợp đồng có quy định người mua chịu mọi rủi ro và trách nhiệm pháp lý đối với kết quả thu được khi sử dụng hàng hóa được đề cập trong hợp đồng này, dù được sử dụng đơn lẻ hay kết hợp với các sản phẩm khác. Trong mọi trường hợp, Người bán sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại do hậu quả nào.

<i><b>Nhận xét: </b></i>

Một là, hợp đồng dẫn chiếu đến điều kiện CFR giúp xác định rõ các trách nhiệm của cả người bán và người mua trong quá trình giao hàng và chuyển phát. Tuy nhiên cần bổ sung rõ ràng phiên bản Incoterms năm cụ thể mà hợp đồng đang tham chiếu (VD: Incoterms 2020) để đảm bảo rõ ràng và tránh hiểu lầm trong việc thực hiện hợp đồng.

Hai là, về cơ bản hợp đồng đã đề cập đến các thông tin quan trọng và cần thiết liên quan đến vấn đề giao nhận hàng hoá bao gồm: thời gian giao hàng, cách thức giao hàng, địa điểm giao nhận hàng hoá và các chỉ thị giao hàng.

Ba là, hợp đồng chưa quy định cụ thể, rõ ràng cảng bốc hàng. Điều này thuận lợi cho người bán vì người bán có thể tự do lựa chọn điểm gửi hàng thuận lợi nhất cho mình nhưng bất lợi cho người mua vì rủi ro được chuyển giao khi hàng được giao lên tàu hồn tất.

Bốn là, hợp đồng khơng quy định về đặc điểm của con tàu do người bán thuê. Điều này bất lợi với người mua vì có thể để tiết kiệm chi phí, người bán thuê con tàu già, tàu không phù hợp trong khi rủi ro do người mua chịu.

Năm là, hợp đồng quy định cho phép chuyển tải và giao hàng từng phần. Chuyển tải khơng được người mua ưa thích bằng giao hàng thẳng vì trong thực tế, mỗi một lần chuyển tải sẽ gây nhiều hư hỏng và mất mát cho hàng hóa. Tuy nhiên, đôi khi người mua vẫn phải chấp nhận cho phép chuyển tải khi khơng có chuyến tàu, chuyến bay… trực tiếp từ nơi đi đến nơi đến. Với lơ hàng này, khối lượng hàng hóa rất lớn nên việc cho phép chuyển tải và giao hàng từng phần là rất phù hợp và cần thiết với bên xuất khẩu.

Sáu là, quy định mua bảo hiểm ở mục 4 trong phần các điều khoản khác mâu thuẫn với điều kiện CFR trong Incoterms 2010. Điều này gây bất lợi cho người mua vì phải thêm nghĩa vụ bắt buộc trong khi theo Incoterm 2010 điều kiện CFR người

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>2.2.5 Điều khoản giá </b>

<i><b>Theo hợp đồng: Hợp đồng nhóm nghiên cứu đưa ra đã áp dụng đơn vị tính giá </b></i>

là đồng tiền nước thứ 3 (USD) và quy định giá cố định và cụ thể

<i>“UNIT PRICE: USD 328 per MT” </i>

<i><b>Nhận xét: </b></i>

Một là, điều khoản dùng đơn vị tính giá là đồng USD là hợp lý bởi USD là một loại tiền toàn cầu, được chấp nhận cho hầu hết giao dịch quốc tế (chiếm hơn 64% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương), có sức mua cao và là đồng tiền mạnh.

Hai là, phương pháp quy định giá cố định phù hợp với hàng hóa Biscuit meal vì giá cả của mặt hàng này ít biến động.

Ba là, điều khoản đã xác định rõ về chi phí nào chưa bao gồm trong giá. Tuy nhiên, hợp đồng chưa có đủ tổng giá bằng số và chữ. Điều này có thể gây ra tranh chấp về tổng giá khi hai bên không thống nhất với nhau.

Bốn là, điều khoản giá chưa dẫn chiếu Incoterms cụ thể và có thể dẫn đến việc các bên có những cách hiểu không thống nhất về điều kiện thương mại được đề cập, dẫn đến những tranh chấp không đáng có xảy ra. Các bản INCOTERMS ra đời sau khơng có giá trị phủ nhận INCOTERMS ra đời trước đó. Do đó, khi áp dụng INCOTERMS trong hợp đồng, các bên phải lưu ý quy định rõ phiên bản INCOTERMS mà các bên áp dụng để tránh nhầm lẫn trong việc xác định quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng.

<b>2.2.6 Điều khoản thanh toán </b>

<i><b>Theo hợp đồng: </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

22

Đồng tiền thanh toán là đồng tiền trùng với đồng tiền tính giá hàng hố, ở đây chưa ghi rõ đồng tiền thanh toán mà chỉ ghi đồng tiền tính giá là đồng USD. Điều này có thể dẫn đến rủi ro về thanh tốn tiền.

Về thời hạn thanh toán:

- Đặt cọc: 20% giá trị hợp đồng, chậm nhất là 21/02/2022.

- Thanh toán trả ngay: thanh toán 100% giá trị hóa đơn trong vịng 3 ngày làm việc kể từ ngày chứng từ đến.

- Vi phạm: lãi suất 1.5%/tháng đối với thanh toán trễ.

Về phương thức thanh toán: D/P (Documents against Payment - Trả tiền khi giao chứng từ).

D/P là hình thức thanh tốn nhờ thu kèm chứng từ trả ngay trong hợp đồng thương mại, trong đó người bán giao hàng và giao toàn bộ chứng từ gửi hàng cùng hối phiếu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng của người mua. Ngân hàng khống chế bộ chứng từ và hối phiếu đi kèm là hối phiếu trả ngay và chỉ giao cho người mua nếu người mua thanh toán tiền hàng. Phương thức thanh toán D/P là phương thức được sử dụng trong rất nhiều giao dịch thương mại quốc tế bởi nó đã loại bỏ được rủi ro là người mua nhận hàng và không chịu trả tiền.

<i>3. Buyers bank to be first class international bank and acceptable by the seller </i>

<i>4. Interests of 1.5% per month to apply for late payment” </i>

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×