Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

báo cáo thu hoạch học phần khởi nghiệp lớp học cùng con hạnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.77 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>

<b>Ngành học: K65 Tâm lý học (CLC) </b>

<b>Hà Nội, 8/2021 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i>3.3. Các kênh phân phối và truyền thông</i> ... 8

<i>3.4. Thiết lập và xây dựng quan hệ khách hàng:</i> ... 9

<i>3.5. Nguồn doanh thu:</i> ... 9

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. TÊN DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP: LỚP HỌC “CÙNG CON HẠNH PHÚC” </b>

<i><b>Lớp học “Cùng con hạnh phúc” là một dự án hướng đến sứ mệnh gắn kết </b></i>

mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong các gia đình Việt Nam. Chúng tôi quan niệm rằng, hạnh phúc của những đứa con bắt nguồn từ hạnh phúc của chính các bậc cha mẹ. Tại lớp học “Cùng con hạnh phúc”, chúng tôi mong muốn tạo ra một khơng gian cởi mở, an tồn để các bậc cha mẹ hiểu điều gì giúp cho bản thân mình và con cái có một cuộc sống tinh thần hạnh phúc, đủ đầy thông qua sự kết nối với các chuyên gia Tâm lý ở mỗi khóa học; từ đó hướng đến mục tiêu gắn kết tình u thương giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.

<b>2. TÓM TẮT DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP </b>

<i>2.1. Vấn đề </i>

Ý tưởng của lớp học “Cùng con hạnh phúc” bắt nguồn từ thực tế rằng, hiện nay, khoảng cách về cảm xúc, tình cảm của cha mẹ và con cái trong các gia đình ở Việt Nam ngày càng xa cách, đặc biệt đối với các gia đình có con cái ở lứa tuổi vị thành niên. Cha mẹ rất yêu thương con nhưng chưa thật sự thấu hiểu những cảm nhận về mặt tâm lý, đời sống tinh thần của con. Đồng thời, con cái chưa sẵn sàng mở lòng để trò chuyện, tâm sự cùng cha mẹ khi đối diện với các vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời, cách thể hiện tình yêu thương của cha mẹ đôi khi lại khiến trẻ chịu những tổn thương về mặt tâm lý.

Một trong những yếu tố tác động đến sự gia tăng khoảng cách về tâm lý giữa cha mẹ và con cái xuất phát từ vai trò giáo dục của mỗi gia đình. Giáo dục của gia đình liên quan đến những nguyên tắc trong nhà mà con cái phải tuân thủ, cách ăn mặc, giờ giấc đi chơi, học hành và làm việc nhà (Phan Thị Mai Hương, 2007). Khi trẻ ở tuổi vị thành niên, quan hệ cha, mẹ - con bắt đầu trở nên căng thẳng, thậm chí xung đột (Đặng Bích Thủy, 2013; Lê Minh Nguyệt, 2015). Những bất đồng giữa họ cũng chủ yếu liên quan đến học tập, làm việc nhà và vui chơi ngoài nhà (Nguyễn Phương Thảo, 2013; Phan Thị Mai Hương, 2007). Đôi khi, các em tỏ ra khơng hài lịng về cha mẹ của mình “Ấm ức nhưng khơng làm gì được”, “cãi khơng được lại lên giường ngồi”, “muốn bố mẹ hiểu mình, nhưng bố mẹ không nghe, mình chẳng biết làm thế nào” (Trương Thị Thu Thủy và Trần Thị Thanh Loan, 2012). Trẻ vị thành niên đôi khi phải chịu những “đè nén” nhất định từ cha mẹ mà không thể chống lại (Trương Thị Thu

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Thủy và Trần Thị Minh Loan, 2012; Đinh Hồng Vân, 2015). Tình cảnh này bắt buộc trẻ phải tỏ ra nghe lời đối với người lớn, nhưng chúng cũng có những địi hỏi nhất định đối với cha mẹ. Cha mẹ được các em nhìn nhận như một hình mẫu “cha mẹ lý tưởng”. Vai trò lý tưởng mà đứa trẻ kỳ vọng ở cha mẹ là khả năng đáp ứng những mong đợi

<i>quan hệ gắn kết giữa cha mẹ - con cái và vai trị giáo dục của gia đình, Nguyễn Thị </i>

<i>Minh Phương) </i>

Bên cạnh đó, sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với con cái cũng làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con, làm gia tăng mức độ lo âu, trầm cảm đối với con cái. Sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ là cách thức xã hội hóa mà trong đó cha mẹ tỏ ra yêu thương và chấp nhận con cái khi chúng tuân theo những kì vọng của cha mẹ; và rút lại những thái độ đó khi con cái không đáp ứng (Assor và cộng sự, 2004). Sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể thúc đẩy con cái thực hiện những hành vi được kì vọng, nhưng đồng thời cũng gây ra những hệ quả tiêu cực như con cái cái cảm thấy bị ép buộc thay vì được tự chủ đối với hành vi của mình, cảm thấy tiêu cực về bản thân, khó cảm thấy hài lịng dù thành cơng, và trở nên hổ thẹn mỗi khi thất bại (Assor và cộng sự, 2004). Trong báo cáo “Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với mức độ lo âu và trầm cảm của con cái” (Nguyễn Ngọc Quang), các kết quả cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của sự quan tâm có điều kiện đối với sức khoẻ tinh thần của con cái. Cụ thể, trong khi sự quan tâm tiêu cực có điều kiện của mẹ có khả năng dẫn tới các triệu chứng lo âu và trầm cảm ở con cái thì sự quan tâm tích cực có điều kiện của mẹ lại đặt con cái vào tình trạng thường xuyên lo âu và dễ tổn thương tâm lý. Các kết quả này kêu gọi sự thay đổi nhận thức của cha mẹ trong việc sử dụng sự quan tâm hay tình yêu thương của mình như là một cách thức để thúc đẩy con cái thực hiện những hành vi được kỳ vọng.

Ngồi ra, đơi khi những xung đột xảy ra giữa cha mẹ và con cái xuất phát từ những tổn thương tâm lý chưa được chữa lành trong quá khứ của cha mẹ. Tất cả những quan sát thực tế và kết quả nghiên cứu trên đây đều chỉ ra, sự hạnh phúc trong đời sống tâm lý của con cái chịu tác động rất lớn trong cách ni dạy, cách thể hiện tình u thương của cha mẹ. Nhưng thực tế, phần lớn cha mẹ Việt Nam lại chưa ý thức rõ và chưa có nhiều kiến thức liên quan đến những vấn đề trên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>2.2. Ý tưởng </i>

Đi từ nguyên nhân sự gia tăng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái; sự quan tâm của cha mẹ đôi khi gây ra những tổn thương tâm lý cho con bắt nguồn từ việc chưa ý thức được những ảnh hưởng trong cách nuôi dạy con của mình, ảnh hưởng từ những tổn thương trong quá khứ và chưa có nhiều kiến thức liên quan đến tâm lý của

<b>con cái, chúng tôi đề xuất ý tưởng thành lập dự án Lớp học “Cùng con hạnh phúc”. </b>

Đây là nơi cha mẹ sẽ được học thêm để nâng cao hiểu biết về những yếu tố giúp con hạnh phúc trong quá trình trưởng thành, cách nuôi dạy để gia tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và con, đồng thời được lắng nghe, chia sẻ và kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý học.

Dự án Lớp học “Cùng con hạnh phúc” sẽ được xây dựng tại một địa điểm cố

<i><b>định tại Hà Nội, bao gồm 3 hoạt động chính: lớp học kiến thức tâm lý về tâm lý của </b></i>

<i>con cái và kỹ năng trong việc tương tác, gắn kết với con; tham vấn và trị liệu tâm lý </i>

dành cho các cặp cha mẹ - con có những xung đột, bất đồng hoặc tổn thương tâm lý;

<i>các workshop kết nối các cha mẹ cùng chuyên gia Tâm lý, lan tỏa kiến thức để cùng </i>

con hạnh phúc.

<i>2.3. Mẫu thử </i>

Mỗi cha mẹ đến với lớp học “Cùng con hạnh phúc” của chúng tôi tùy theo nhu cầu sẽ được đăng ký các khóa học kiến thức và kỹ năng khác nhau. Chúng tơi sẽ cung cấp các khóa học và workshop thường niên, trên cả hai phương thức online và offline. Khóa học online sẽ diễn ra vào các buổi tối trong thời gian 2 tiếng; các khóa học offline sẽ được tổ chức vào 1-2 buổi cuối tuần. Giảng viên đứng lớp của chúng tôi là các giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý, đặc biệt là Tâm lý học phát triển, Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học học đường. Học viên vừa được học kiến thức và kỹ năng từ các chuyên gia, vừa thoải mái gửi những thắc mắc, băn khoăn, trăn trở của mình trực tiếp tại lớp học. Quy mô mỗi lớp học tầm 20 học viên.

Chúng tôi cũng tổ chức các workshop thường niên 2 lần/ tháng. Trong các buổi workshop này, các cha mẹ sẽ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm ni dạy và tương tác với con, có sự điều phối của chuyên gia Tâm lý. Các workshop này cũng tổ chức theo chủ đề của từng tháng.

Hoạt động cuối cùng của dự án là tham vấn và trị liệu tâm lý. Chúng tôi mời các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực tham vấn, trị liệu tâm lý trình độ từ Thạc sỹ trở

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

lên với ít nhất 1 năm kinh nghiệm (2 năm kinh nghiệm đối với cử nhân Tâm lý học). Liệu pháp chúng tôi sử dụng tập trung vào trị liệu hệ thống gia đình, trị liệu tập trung vào cảm xúc... và một số liệu pháp khác bổ trợ trong quá trình tham vấn và trị liệu. Các cặp cha mẹ - con cái đến với chúng tôi trước hết được lắng nghe những khó khăn, nỗi niềm của họ; đồng thời nhà trị liệu giúp họ hóa giải những xung đột và tổn thương tâm lý bằng cách liệu pháp đã được chứng minh hiệu quả. Việc truyền đạt cảm xúc, nhu cầu, tình cảm của mình với đối phương có sự dẫn dắt, giúp đỡ của nhà trị liệu giúp cho cặp cha mẹ - con cái mở lòng, thấu hiểu và gắn kết nhau hơn.

<i>Về địa điểm, chúng tôi đặt văn phịng đầu tiên tại quận Hồn Kiếm. Đây là </i>

khu vực tập trung đông dân, trung tâm của thành phố Hà Nội. Cũng là nơi giao nhau giữa hệ thống trường học, trường quốc tế lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

<i>2.4. Đội ngũ: </i>

- 01 quản lí, điều phối kinh doanh.

- 01 quản lí, điều phối truyền thơng, đối ngoại. - 01 quản lí, điều phối nhân sự, tài chính.

- Đội ngũ cố vấn, chun gia tâm lý có chun mơn và kỹ năng tham vấn/ trị liệu (2 chuyên gia cố định tại văn phòng)

<b>3. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG BẢN KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP </b>

<i>3.1. Phân khúc khách hàng: </i>

- Phân khúc khách hàng chính của chúng tơi là các cha mẹ có mong muốn nuôi dạy con đúng đắn, lành mạnh, có mong muốn thấu hiểu tâm lí của con và gắn kết cùng con. - Dựa trên phân khúc khách hàng chính, chúng tơi tập trung vào hai đối tượng khách hàng tiềm năng như sau:

<i>+ Cha mẹ (có con trong độ tuổi <16) có trình độ tri thức, hiểu biết và có mục </i>

<i>tiêu xây dựng sức khỏe tinh thần lành mạnh. </i>

+ Các cặp cha mẹ - con cái mong muốn được trợ giúp để hóa giải những căng thẳng, xung đột.

+ Cha mẹ có những tổn thương về mặt tâm lý thời thơ ấu cần được chữa lành để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con cái, gia đình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>3.2. Mục tiêu giá trị </i>

<b>Giá trị chính mà Lớp học “Cùng con hạnh phúc” mang đến chính là sự cung </b>

<b>cấp kiến thức và kỹ năng mang tính cộng đồng cho các bậc cha mẹ có mong muốn </b>

hiểu thêm về tâm lý của con trẻ, mong muốn gắn kết cùng con về mặt cảm xúc, trở thành điểm tựa tinh thần cho con cái trong cuộc sống.

Chúng tôi hướng đến xây dựng những mục tiêu giá trị ngắn hạn và mục tiêu giá trị dài hạn như sau:

<b>Mục tiêu giá trị ngắn hạn: Chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ bao gồm: </b>

<b>(1) Các khóa học kiến thức và kỹ năng cho cha mẹ trong việc hiểu con và xây </b>

dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt với con cái. Kích thước của một khóa học giới hạn từ 15-20 học viên để đảm bảo chất lượng. Chúng tôi cung cấp các khóa học thường niên về các chủ đề sau:

<i>Về kiến thức: </i>

- Mối quan hệ giữa người chăm sóc và con trẻ trong hành trình phát triển tâm

<b>lý của con qua thuyết gắn bó. </b>

- Tổn thương thời thơ ấu của cha mẹ ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cái và sự cảm nhận hạnh phúc của con.

- Tình u thương có điều kiện và vơ điều kiện.

- Tâm lý học học đường và các vấn đề thường gặp trong sự phát triển tâm lý

<i>của con: với cha mẹ có con chưa vị thành niên và có con vị thành niên. </i>

<i>Về kỹ năng: </i>

- Giao tiếp thấu cảm trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

- Kỹ năng nhận thức và tự chữa lành những tổn thương thời thơ ấu của cha mẹ.

<i>* Tần suất của các khóa học (theo 1 quý – 3 tháng) được mô phỏng theo bảng sau: </i>

điều kiện Tâm lý trẻ chưa

thành niên

Tổn thương thời thơ ấu của cha mẹ

<b>Kỹ năng </b> Nhận thức, tự chữa lành

Giao tiếp thấu cảm

Giao tiếp thấu cảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>* Thời khóa biểu các khóa học (mơ phỏng theo 1 tháng) được mô phỏng </b></i>

theo bảng sau:

<b>Phương thức </b>

<b>Khóa học Thời khóa biểu Thời lượng </b>

<b>Số lượng học viên </b>

<b>Học phí </b>

<b>Offline </b>

hằng tuần (8h-11h)

<b>VND/Khóa </b>

hằng tuần (2h – 5h)

<b>VND/Khóa </b>

hằng tuần (8h – 11h)

<b>(2) Dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý dựa trên nền tảng trị liệu tập trung vào </b>

cảm xúc và trị liệu hệ thống gia đình. Đối tượng chính của chúng tơi là các cặp cha mẹ - con cái có những xung đột, căng thẳng cần được hóa giải. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng sẵn sàng trị liệu cá nhân cho các cha mẹ có những tổn thương tâm lý thời thơ ấu cần sự trợ giúp của chuyên gia. Thân chủ sẽ được cung cấp một môi trường an toàn, thấu cảm để chia sẻ và chữa lành những khó khăn, vấn đề mình gặp phải.

Tần suất và tiến trình của các phiên tham vấn – trị liệu không cố định, phụ

<b>thuộc vào từng vấn đề của thân chủ. Mỗi phiên tham vấn – trị liệu sẽ kéo dài 90 </b>

<b>phút. </b>

<b>(3) Workshop chia sẻ, kết nối, giao lưu giữa các phụ huynh trong hành trình cùng </b>

con hạnh phúc với các chủ đề liên quan đến giáo dục con cái, tâm lý trẻ em với tần suất 2 lần/ tháng (offline). Số lượng người tham gia workshop giới hạn từ 20-40 người.

<b>Mục tiêu giá trị dài hạn: Chúng tôi hướng đến việc xây dựng một cộng đồng những </b>

gia đình hạnh phúc, truyền cảm hứng đến các gia đình khác ở Việt Nam. Chúng tôi cũng mong muốn phát triển xa hơn trong việc hợp tác với các trường học và tổ chức

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

các hoạt động nhằm gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái, để cha mẹ luôn là người đồng hành đáng tin cậy đối với con.

<i>3.3. Các kênh phân phối và truyền thông </i>

<b>a. Kênh phân phối: </b>

<b>Dịch vụ của Lớp học “Cùng con hạnh phúc” sẽ được tiếp cận trực tiếp đến </b>

khách hàng là học viên và thân chủ thơng qua văn phịng làm việc của dự án tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Bên cạnh đó, đối với các khóa học online, khách hàng sẽ được tiếp cận và bắt đầu các khóa học thơng qua nền tảng ZOOM (pro).

<b>b. Kênh truyền thông: Chúng tơi sẽ xây dựng các kênh truyền thơng chính như sau: </b>

<i>(1) Các mạng xã hội: Facebook, Instagram (fanpage của dự án); các đội </i>

nhóm, group của cha mẹ quan tâm đến nuôi dạy con cái: đây là nền tảng cung cấp các nội dung kiến thức về tâm lý trẻ em và bài học kết nối với con trẻ, truyền tải thông điệp về những điều đứa trẻ cần để trở nên hạnh phúc; quảng bá các dịch cụ cho dự án (khóa học, tham vấn, workshop)

<i>(2) Website của dự án: nơi cung cấp các dịch vụ (khóa học, tham vấn, </i>

workshop) một cách chi tiết (giá cả, chuyên gia, giảng viên...), có hệ thống tư vấn và chăm sóc khách hàng.

<i>(3) Hệ thống trường học công & tư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chúng tôi </i>

liên kết với các trường học để kết nối với nhiều bậc phụ huynh có nhu cầu, đồng thời, trường học giúp chúng tơi lan tỏa thông điệp “cùng con hạnh phúc” đến với các bậc làm cha, mẹ.

<i>(4) Các KOLs có sự quan tâm đến sức khỏe tinh thần, có con cái và lan tỏa </i>

thông điệp “cùng con hạnh phúc”

<b>Chiến lược truyền thông của chúng tôi sẽ đi từ tiếp cận nhóm đối tượng </b>

phụ huynh đang có con học tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội (họ sẽ có nhu cầu quan tâm nhiều hơn về sức khỏe tinh thần khi điều kiện vật chất ổn định

<i>và đủ đầy hơn). Đối tượng truyền thông trong các chiến dịch quảng cáo, marketing cũng sẽ là các bậc cha mẹ có trình độ tri thức, học vấn, chun mơn cao; có quan tâm </i>

<i>đến sức khỏe tinh thần và tạo mối quan hệ tích cực, lành mạnh với con cái. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>3.4. Thiết lập và xây dựng quan hệ khách hàng: </i>

Mong muốn của chúng tôi là thiết lập mối quan hệ bền vững giữa đội ngũ chuyên gia Tâm lý (giảng viên, nhà trị liệu) và các khách hàng của mình và thiết lập mối quan hệ giữa các học viên với nhau. Với mục tiêu, học tập, chia sẻ để thay đối, chúng tôi hướng đến kết quả của những chuyển biến tích cực sau khi khách hàng (học viên, thân chủ) trải nghiệm dịch vụ của Lớp học “Cùng con hạnh phúc”. Để đạt được

<b>những chuyển biến tích cực đó, chuyên gia (giảng viên, nhà trị liệu) phải luôn tạo </b>

<b>cho khách hàng cảm giác được lắng nghe, sẻ chia, thấu cảm để từ đó xây dựng lịng tin ở khách hàng đối với dịch vụ của chúng tôi. Sau khi nhận thấy được những </b>

kết quả tích cực trong đời sống tinh thần của cha mẹ và con cái, chúng tôi hy vọng chính khách hàng sẽ lan tỏa sứ mệnh của chúng tôi đối với các đối tượng khác trong xã hội.

Bên cạnh đó, chúng tơi muốn xây dựng một cộng đồng cha mẹ hạnh phúc thông qua các buổi workshop. Sự kết nối của các khách hàng cũng sẽ tạo bầu khơng khí tích cực, giúp khách hàng tin tưởng và truyền thông giá trị của chúng tôi đến với các bậc cha mẹ khác.

<i>3.5. Nguồn doanh thu: </i>

<b>* Doanh thu của dự án Lớp học “Cùng con hạnh phúc” sẽ đến từ 3 hoạt động sau </b>

(trong 1 tháng):

<b>(1) Khóa học kiến thức và kỹ năng: 6 khóa (cả online và offline) </b>

<b>(2) Dịch vụ tham vấn và trị liệu: 500,000 VND/ giờ </b>

<b>(3) Workshop: 100,000 VND/ người/ buổi (đối với khách hàng mới) </b>

<b>50,000 VND/ người/ buổi (đối với học viên, thân chủ cũ) * Ước tính doanh thu hàng tháng: </b>

<b>STT Nguồn Đơn vị Giá tiền/ đơn vị Thành tiền </b>

thức offline

15 học viên/ khóa (2 khóa/ tháng)

thức online

8 học viên/ khóa (2 khóa / tháng)

năng offline

20 học viên/ khóa (1 khóa/ tháng)

năng online

15 học viên/ khóa (1 khóa/ tháng)

liệu

4 phiên/ thân chủ (10 thân chủ/ tháng)

750,000 VND/ phiên

30,000,000 VND

</div>

×