Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

tiểu luận kết thúc học phần kinh tế vi mô đề tài cung cầu của smartphone ở việt nam năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>HỌC VIỆN CÁN BỘ T THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA ĐẠI CƯƠNG</b>

<b>TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ</b>

<i><b>ĐỀ TÀI:CUNG CẦU CỦA SMARTPHONE Ở VIỆT NAM NĂM 2020</b></i>

<b> Họ và tên SV: Mai Quang Phúc MSSV: 202032810</b>

<b> Lớp: K5-B Luật Buổi học: Sáng thứ hai </b>

TP. HCM, tháng 4/2021

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>Chương 1. MỞ ĐẦU...2</b>

<b>1.1 Lý do chọn đề tài...2</b>

<b>1.2 Giới hạn nội dung không gian và thời gian đề tài:...2</b>

<b>1.3 Những cơ sở lý thuyết của đề tài...2</b>

<i><b>1.3.1 Cầu hàng hóa...2</b></i>

<i><b> Khái niệm Quy luật cầu1.3.2 Cung hàng hóa... 3</b></i>

<i><b> Khái Niệm Quy luật cung1.3.3 Cân bằng thị trường... 3</b></i>

<i><b> Vượt cầu Vượt cung Trạng thái cân bằng trên thị trường Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường</b></i><b>Chương 2. NỘI DUNG CHÍNH...8</b>

<b>2.1 Tổng quan về thị trường smartphone từ đầu năm 2020 đến nay...8</b>

<b>2.2 Cung thị trường smartphone ở VN năm 2020 có xu hướng gia tăng...12</b>

<b>2.3 Cầu thị trường smartphone ở VN năm 2020 có xu hướng gia tăng...13</b>

<b>2.4 Bài học kinh nghiệm khi cung và cầu tăng...14</b>

<b>Chương 3. KẾT LUẬN...15</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...16</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Chương 1. MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1 Lý do lựa chọn đề tài:</b>

Smartphone hiện nay là sản phẩm quan trọng đối với cuộc sống con người. Nó giúp con người thuận tiện truy cập internet, tối ưu hóa cơng việc, làm chủ thời gian, tối ưu hóa việc kết nối mà khơng giới hạn khoảng cách, giải trí mọi lúc mọi nơi,.. Đây cũng là sản phẩm khá quen thuộc và gần gũi với mọi người thế nên em chọn đề tài: “Cung cầu của smartphone ở Việt Nam. Qua những kiến thức tìm hiểu thì chúng ta có thể hiểu sâu hơn về cung cầu, quy mô giá cả,... của smartphone tại Việt Nam, từ đó có kiến thức giúp em hiểu và biết cách vận dụng vào công việc nghiên cứu kinh tế sau này.

<b>1.2 Giới hạn nội dung, thời gian và không gian vấn đề nghiên cứu:</b>

+Phân tích thị trường smartphone Việt Nam: Cung- cầu, quy mô giá cả +Những nhân tố ảnh hưởng đến giá smartphone: cung- cầu, tình hình kinh tế,xã hội,...

+Dự báo xu hướng, diễn biến của giá smartphone trong thời gian tới +Phạm vi nghiên cứu: thị trường smartphone Việt Nam từ năm 2020 và dự báo xu hướng 2 năm tiếp theo

<b>1.3 Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:</b>

<i><b>1.3.1 Cầu hàng hóa (Demad-D)</b></i>

<b> Khái niệm:</b>

<i><b>Cầu hàng hà là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng mua</b></i> và <i><b>sẵn sàng mua </b></i>ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhấtđịnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Lượng cầu ( ): Là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua

<i><b>sẵn sàng mua có khả năng mua </b></i>và ở mức giá đã cho trong một thời gian nhấtđịnh.

<i><b> Quy luật cầu:</b></i>

Lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ có mối liên hệ nghịch chiều với giá cả(P).Nếu giá hàng hóa giảm, các yếu tố khác khơng đổi, thì người tiêu dùng sẽmua hàng nhiều hơn, và ngược lại.

<i><b> 1.3.2 Cung hàng hóa (Supply-S) Khái niệm</b></i>

<i><b>Cung hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng bán</b></i> và <i><b>sẵn sàng bán </b></i>ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

<i><b>Lượng cung ( ): là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bánsẵn sàng bán và có khả năng bán </b></i>ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.

<i><b> Quy luật cung</b></i>

Cung hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá cả. Nếu giá tăng và các yếu tố khác không đổi, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn và ngược lại.

<i><b> 1.3.3 Cân bằng thị trường</b></i>

Trước khi tìm hiểu về sự cân bằng của thị trường chúng ta lướt qua hai khái niệm về vượt cung và vượt cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cầu vượt lượng cung, giá có khuynhhướng tăng lên.Khi giá trong thị trường tăng, lượng cầu giảm và lượng cungtăng cho đến khi lượng cung bằng lượng cầu, thị trường đạt trạng thái cânbằng.

Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cung vượt lượng cầu, giá có khuynhhướng giảm xuống.Khi giá giảm lượng cung chắc chắn sẽ giảm, lượng cầuchắn chắn sẽ tăng lên cho đến khi lượng cung bằng với lượng cầu, thị trườngđạt trạng thái cân bằng.

<i><b>Trạng thái cân bằng trên thị trường</b></i>

Mức giá của thị trường trong trạng thái cân bằng ta gọi là giá cân bằng.Giá cân bằng là mức giá mà tại đó số lượng sản phẩm mà người mua muốnmua đúng bằng lượng

sản phẩm mà người bán muốn bán. ( )

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Lượng hàng hóa được mua bán trong thị trường cân bằng ta gọi là lượng cân bằng. Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó giá sản phẩm mà người mua muốn

mua bằng với giá sản phẩm mà người bán muốn bán. ( )

<i><b> Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường</b></i>

Cung và cầu quyết định số lượng hàng hóa và giá cả cân bằng thị trường.Vì vậy khi cung, cầu thay đổi thì giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trườngthay đổi. Ta có 3 trường hợp:

Trường hợp 1: Cung không đổi, cầu thay đổi.Cầu tăng (cung không đổi):

Khi cầu của một mặt hàng tăng lên, cung không đổi, đường cầu dịchchuyển sang phải, đường cung không đổi. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cânbằng mới mà tại đó giá cân bằng mới sẽ cao hơn mức giá cân bằng cũ vàlượng cân bằng mới sẽ lớn hơn cân bằng cũ.

Điều này cho thấy khi cầu của một mặt hàng tăng lên, cung mặt hàng đókhơng đổi thì cả giá lượng mua bán trên thị trường sẽ tăng lên.

Cầu giảm (cung không đổi):

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Khi cầu của một mặt hàng giảm xuống, cung không đổi, đường cầu dịchchuyển sang trái, đường cung đứng yên. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cânbằng mới mà tại đó mức giá cân bằng mới sẽ thấp hơn mức giá cân bằng cũ vàlượng cân bằng mới sẽ thấp hơn lượng cân bằng cũ.

Điều này cho ta thấy khi cầu của một mặt hàng giảm xuống, cung mặthàng đó khơng đổi thì cả giá lượng mua bán trên thị trường sẽ giảm xuống.

Trường hợp 2: Cầu không đổi, cung thay đổi.Cung tăng (cầu không đổi) :

Khi cung của một mặt hàng tăng lên, cầu không đổi, đường cung dịchchuyển sang phải, đường cầu không đổi. Thị trường cân bằng tại điểm cânbằng mới mà tại đó giá cân bằng mới sẽ thấp hơn giá cân bằng cũ và lượngcân bằng mới sẽ lớn hơn lượng cân bằng cũ.

Điều này cho ta thấy khi cung của một mặt hàng tăng lên, cầu mặt hàngđó khơng đổi thì giá cả trên thị trường sẽ giảm xuống.

Cung giảm (cầu không đổi):

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Khi cung của một mặt hàng giảm, cầu mặt hàng đó khơng đổi, đườngcung dịch chuyển sang trái, đường cầu đứng yên. Thị trường sẽ cân bằng tạiđiểm cân bằng mới mà tại đó giá cân bằng sẽ cao hơn mức giá cân bằng cũ, vàlượng cân bằng mới sẽ thấp hơn lượng cân bằng cũ.

Điều này cho thấy khi cung của một mặt hàng giảm, cầu mặt hàng đókhơng đổi, thì giá cả trên thị trường sẽ tăng lên

Trường hợp 3: Cung và cầu đều tăng.Cung tăng lớn hơn cầu tăng :

Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung tăng lớnhơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ giảm.

Cung tăng nhỏ hơn cầu tăng:

Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung tăng nhỏ hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ tăng.

Cung tăng bằng cầu tăng:

Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên và tăng lên với mộtlượng như nhau thì giá và lượng trên thị trường sẽ cân bằng tại một mức mớilớn hơn giá và lượng cân bằng ban đầu.

Ngược lại với trường hợp cung và cầu đều giảm.

<i><b>Ngoài ra để thuận tiện cho việc nghiên cứu em có tham khảo các tài liệu thống kê trên các trang mạng chính thống </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Chương 2. NỘI DUNG CHÍNH</b>

<b>2.1 Tổng quan về thị trường smartphone từ đầu năm 2020 đến nay:</b>

Năm 2020 là một năm đầy biến động của thị trường smartphone Việt Nam. Khủng hoảng của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức mua của người dùng và tác động đáng kể đến thị trường nước ta.

Theo số liệu thị trường của GfK công bố tháng 11/2020, trong top 5 thương hiệusmartphone chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Việt Nam thì Samsung chiếm31%, Oppo 18,6%, Vsmart chiếm 15,2%, Vivo 9,6% và Realme chiếm 7,2%.Thế nhưng, dù đứng ở vị trí số 1 và 2, tuy nhiên hai thương hiệu là Samsung và Oppo lại chứng kiến sự sụt giảm khá mạnh, lần lượt giảm 7,4% và 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

<small>Thị phần smart phone năm 2020 tại Việt Nam</small>

Mặc dù không được quảng bá rộng rãi và đa dạng về mẫu mã như smartphone, nhưng điện thoại phổ thông – feature phone, hay điện thoại cục gạch – vẫn được người dùng Việt Nam ưa chuộng, ln duy trì lượng bán ra chiếm khoảng 40%. Hầu hết điện thoại cơ bản có mức giá dưới 500 ngàn đồng (chiếm khoảng 80%),

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

tiếp đến là từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng và cuối cùng là từ 1 triệu đến 2 triệu đồng

Người dùng lựa chọn feature phone cũng đặc biệt ưa thích tính năng hỗ trợ 2 SIM trên những "cục gạch" này. Theo GfK thì cứ khoảng 10 người mua feature phone vào tháng 9/2020 thì sẽ có đến gần 8 người chọn máy có hỗ trợ 2 SIM. Donhu cầu này nên hầu hết các sản phẩm feature phone có mặt tại Việt Nam đều chú trọng trang bị tính năng 2 SIM trên các máy.

Thương hiệu Nokia của HMD Global vẫn là thế lực số 1 ở điện thoại cơ bản. Cụ thể là trong thống kê 20 mẫu điện thoại "cục gạch" có doanh số hàng đầu tại ViệtNam thì thương hiệu Nokia của cơng ty Phần Lan đã chiếm hơn một nửa. Và rõ ràng về mặt doanh số thì Nokia – qua các thống kê xuyên suốt từ tháng 01/2020 đến nay luôn giữ vững tỉ trọng từ trên 40% đến 60%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Đối với thị trường smartphone thì phân khúc được quan tâm nhất vẫn là tầm giá từ 3 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng, tiếp đến là phân khúc từ 6 đến dưới 10 triệu đồng với số lượng máy bán ra chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số.Tuy vậy nếu xét về mặt doanh thu thì smartphone ở phân khúc cao cấp trên 10 triệu đồng lại xứng đáng được gọi là "con gà đẻ trứng vàng" hơn bởi mặc dù số lượng máy bán ra khiêm tốn so với các phân khúc còn lại nhưng doanh thu lại tương đương, có thể chỉ cần bán ra một máy cao cấp đã gần với doanh thu của nhiều máy ở tầm giá thấp hơn.

Nền tảng di động phổ biến tại Việt Nam cũng không khác biệt với thế giới khi chứng kiến cuộc đua song mã giữa iOS của Apple và Android của các nhà sản xuất smartphone cịn lại. Trong đó thị phần của Android hồn tồn chiếm ưu thế với hơn 90%.

Ở Việt Nam, cơng cuộc chiếm thế thượng phong của Galaxy S20 đầu năm hay màn đánh chặn của Galaxy Note20 dường như đã khơng hiệu quả như Samsung mong đợi. Rất nhiều tính năng với những con số vượt tầm (camera thông số vượttrội, RAM khủng, quà tặng ngập tràn...) được đưa lên Galaxy S20/ Note20 trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

khiApple gần như chẳng cần cải tiến nhiều, thậm chí cịn cải lùi ở thời lượng pintrên iPhone 12 Series. Nhưng trên thực tế, iPhone 12 Series đã đem lại thành công ngoài sức tưởng tượng cho Apple ở Việt Nam.

<small>Quang cảnh hàng trăm người chờ tới khuya để nhận sớm iPhone 12 trong ngày mở bán tại Việt Nam</small>

Theo ghi nhận từ nhiều đại lý bán lẻ, số lượng đặt mua iPhone mới tăng gấp 2-3 lần năm trước, cho thấy mức độ quan tâm to lớn từ phân khúc người dùng cao cấp. Đặc biệt trong số 4 phiên bản lên kệ, mẫu iPhone 12 Pro/ Pro Max đã lập tức "cháy hàng" ở nhiều nơi vì tình trạng cầu vượt quá cung.

Rõ ràng khả năng chịu chi đối với smartphone đắt tiền của bộ phận người Việt là hoàn tồn có và Apple đang là người khai thác tập khách hàng VIP này tốt hơn so với chính đối thủ Samsung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Sự phát triển không ngừng với tốc độ chóng mặt của cơng nghệ địi hỏi cácnhà sản xuất điện thoại thông minh phải liên tục cập nhật, tạo ra sự khác biệt nếumuốn dẫn đầu thị trường. Năm 2021 được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự phát triểnbùng nổ của các mẫu smartphone 5G. Chính vì thế, người dùng hồn tồn có thểhy vọng vào một năm 2021 đầy sôi động với sự xuất hiện của các mẫu điện thoạimới hơn và hiện đại hơn.

<b>2.2 Cung thị trường smartphone ở VN năm 2020 có xu hướng gia tăng.</b>

<i><b>Có thể giải thích qua 1 số nguyên nhân:</b></i>

- Giá cả của nguồn lực sản suất: Khi giá cả của các thiết bị, linh kiện, chi phí sản suất,.. ngày càng giảm thì các cơng ty sản xuất sẽ đẩy mạnh việc sản xuất đại trà từ đó sẽ giảm giá smartphone, làm cho smartphone dễ dàngtiếp cận với người dùng hơn.

- Công nghệ: Thế giới của chúng ta ln vận động vàphát triển từ đó các thiết bị smartphone cũng ngàycàng phát triển theo. Các nhà sản xuất luôn thay đổi,đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật làm tiết kiệm tối đa chi phí, tăng năng lực sảnxuất và việc làm của lao động. Người dùng có xuhướng “chịu chi” cho các sản phẩm có thiết kế vàmẫu mã mới. Điển hình như seri mẫu Iphone 12 vớithiết kế đẹp, hỗ trợ kết nối 5G, camera ấn tượng, hệđiều hành IOS mượt mà, hiệu năng mạnh mẽ,ngoại

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

hình bắt mắt dễ nhận ra,... đã hấp dẫn người dùng Việt Nam đến nỗi mà khimở bán, các đại lý cung cấp ln trong tình trạng “ cháy hàng”, dẫn đếntình trạng cầu vượt quá cung.

- Số lượng nhà sản xuất: Số lượng nhà sản xuất smartphone tăng lên đáng kểtrong các năm vừa qua, từ những hãng quen thuộc như SamSung, Apple,Nokia,... nay đã ra đời các hãng như Xiaomi, Bphone, Vsmart,..điều này sẽlàm tăng cung của thị trường. Các hãng chạy đua với nhau thì sẽ làm giá cảsmartphone giảm xuống và nâng cao chất lượng của sản phẩm.

<b>2.3 Cầu thị trường smartphone ở VN năm 2020 có xu hướng gia tăng:</b>

- Số lượng người tiêu dùng: Tuy ảnh hưởng của dịch covid-19 các gia đình sẽ cắt giảm chi tiêu, tiêu dùng tiết kiệm. Nhưng do dịch bệnh kéo dài, việc học tập và công việc của chúng ta bị ảnh hưởng... vì vậy chúng ta bắt buộc phải làm việc và học tập online qua các nền tảng zoom, google met,... thế nên các sản phẩm tầm trung giá rẻ đã được các hãng chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất, quảng cáo sản phẩm, xuất hiện nhiều ưu đãi, hậu mãi đã thúc đẩy sự tăng trưởng cầu của smartphone và laptop.

- Thu nhập: Các năm gần đây, thu nhập bình quân đầu người (GDP) có xu hướng gia tăng do nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, kích thích các nguồn vốn nước ngoài. Cụ thể:

+ 3.000 USD (năm 2019) + 3.521USD (năm 2020)

Điều này tác động đến cầu của thị trường. Người có thu nhập thấp sẽ ưu tiên những điện thoại tốt trong phân khúc giá rẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Điển hình như: Phân khúc giá phổ thơng dưới 3 triệu đồng chiếm gần 30% thị phần, còn nếu tính từ 5 triệu đồng trở xuống lên tới 70% thị phần. Ở phân khúc dưới 3 triệu đồng, khơng hãng smartphone nào có thị phần tốt như Vsmart với hàng loạt các lựa chọn như Bee, Star, Joy… với cấu hình tốt mạnh nhất so với tầm giá.Cũng chính nhờ vào việc xác định đúng nhu cầu thực của số đông người Việt về những chiếc smartphone chất lượng tốt, giá phải chăng nên Vsmartđã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, trở thành lựa chọn hàng đầu ở phân khúc này.

<small>Vsmart Aris nổi bật với thiết kế khung kim loại sang trọng, lưng kính nhám và camera ẩn dướimàn hình đầu tiên trên thế giới</small>

-Sở thích và thị hiếu người tiêu dùng: Mọi người bây giờ luôn chuộng cái mới hơn, nhất là các bạn trẻ đam mê cơng nghệ, họ ln muốn tìm tịi và trải nghiệm cơng nghệ mới như 5G, Cammera trong màn hình, màn hình tần số quét cao, Quay phim 4K với số khung hình/ giây cao, chụp ảnh sắc nét, chụp đêm chun nghệp,... Vì vậy họ sẽ khơng ngần ngại chi ra một sốtiền khơng hề nhỏ để có một chiếc smartphone có thiết kế bắt mắt, cấu hìnhcao cấp.

<b>2.4 Bài học kinh nghiệm khi cung và cầu tăng:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

+Thị trường cung cầu smartphone Việt Nam trong năm 2020 đang trên đà phát triển nhanh và mạnh hơn. Qua đó thúc đẩy nền kinh kế Việt Nam phát triển tồn điện, tạo cơng ăn việc làm cho nhiều lao động tại các nhà máy lớn của SamSung, Foxcon, Vinsmart,..

+Tạo điều kiện cho người lao động có trình độ được hưởng với mức thu nhập cao.

*Cung tăng lớn hơn cầu tăng :

Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung tăng lớnhơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ giảm.

Ví dụ như: Điện thoại Sam Sung galaxy A51 ra mắt tháng 9 năm 2020 thời điểm đó giá 7 triệu đồng, do thiết kế đẹp và nhiều chức năng nổi bật kế thừa từ các dòng flaship, giá cả phải chăng nên sức mua rất lớn. Nhưng vào thời điểm năm 2021 các hãng đưa ra nhiều mẫu smartphone mới cấu hình và thiết kế khủng hơn nên bây giờ chúng ta có thể mua với mức giá từ 4 đến 5 triệu

*Cung tăng nhỏ hơn cầu tăng:

Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung tăng nhỏ hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ tăng.

*Cung tăng bằng cầu tăng:

Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên và tăng lên với mộtlượng như nhau thì giá và lượng trên thị trường sẽ cân bằng tại một mức mớilớn hơn giá và lượng cân bằng ban đầu.

<b>Chương 3. KẾT LUẬN</b>

+ Chúng ta nên cân nhắc khi mua và lựa chọn smartphone hợp với nhu cầu sử dụng và hợp với túi tiền khi chúng ta là sinh viên đang ngồi trên giảng đường đại học, vẫn còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình.

+ Theo các nhà kinh tế, smartphone là tiêu sản không phải tài sản,tức là sẽ mất đi giá trị sau thời gian nhất định. Vì vậy chúng ta không nên “đầu tư” quá nhiều tiền vào nó, nên đầu tư vào tài sản như nhà đất, cổ phiếu,... thì khả năng sinh lời để tái đầu tư sẽ cao hơn

Vì kinh nghiệm cịn hạn chế trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế vi mô. Thế nên em sẽ cịn nhiều sai sót khó tránh khỏi trong q trình làm bài tiểu luận mong Cơ rộng lòng bỏ qua. Em xin chân thành cảm ơn Cô.

</div>

×