Kinh tế vĩ mô
Bài 1: Hàm số cầu
-
Hàm số cầu: Qd = 350 – 2P
Hàm số Cung: Qs = 10 + 2P
Khi chính phủ đánh thuế t=20 đvtt/sp. Ai sẽ là người bị gánh nặng nộp thuế?
Bài làm
+, Điểm cân bằng thị trường E(Pe; Qe) với điều kiện Qs= Qd
Ta có ĐK cân bằng thị trường QE = Qs= Qd 350- 2P = 10+2P Pe = 80, Qe = 190
Điểm cân bằng tại thị trường E(80;190)
+, Điểm cân bằng E’(Pe’; Qe ‘) với Qsm= Qd , với Qsm = a + b(P-t)
Qsm = 10+2(P-10) Qsm=-10 + 2P
Với Qsm= Qd -10+2P = 350 – 2P 4P = 360 Pe’ = 90 => Qe ‘ = 170
Điểm cân bằng E’(90;170)
+, Thuế người tiêu dùng phải nộp (Ptd –Pe) * Qe’ với Ptd= Pe’ = 90
=>Thuế NTD phải nộp = (90 – 80) * 170 = 1700
Thuế nhà sản xuất phải nộp (Pe –Psx) * Qe’ với Psx = Ptd – t = 90-20 = 70
Thuế NSN phải nộp = (80-70) * 170 = 1700
+ Hệ số co dãn Ed , Es tại điểm cân bằng E
Điểm cân bằng E(80;190)
Khi P= 80 => Qd = 190; Qs = 190
Ed = bd*(P/Q) (-2) * (80/190) = -0.842
Es = bs*(P/Q) 2 * (80/190) = 0.842
Vì = nên số thuế Người tiêu dùng và nhà sản xuất phải nộp là bằng nhau và bằng 1700 đvtt.
Bài 2:
Trong những năm 2016, sản xuất Đường ở Mỹ: 15 tỷ pao, tiêu dùng 16,5 tỷ pao; giá cá ở Mỹ 30
xu/pao; giá cả thế giới 9.5 xu/pao… Ở những giá cả và số lượng ấy có hệ số co dãn của Cầu và
Cung là Ed= -0,25; là Es= 1,6
Xác định phương trình đường cung và đường cầu về đường trên thị trường Mỹ. Xác định giá cả cân
bằng đường trên thị trường Mỹ.
Bài làm:
Phương trình đường cung, cầu
QS = aP + b
Qd = cP + d
Ta có công thức tính độ co dãn cung, cầu:
Es = (P/Qs).(ΔQ/ΔP) (1)
Ed = (P/Qd). (ΔQ/ΔP) (1)
Trong đó: ΔQ/ΔP là sự thay đổi lượng cung hoặc cầu gây ra bởi thay đổi về giá, từ đó, ta có ΔQ/ΔP
là hệ số gốc của phương trình đường cung, đường cầu
Es = a.(P/Qs)
Ed = c. (P/Qd)
a = (Es.Qs)/P c = (Ed.Qd)/P
a = (1,6 x 15)/30 = 0,8
c = (-0,25 x 16,5)/30 = – 0,1375
Thay vào phương trình đường cung, đường cầu tính b,d
Qs = aP + b => b= Qs – aP = 15 – 0.8* 30 = -9
Qd = cP + d => d = Qd – cP = 16.5 – (-0,1375 * 30) = 20,625
Thay các hệ số a,b,c,d vừa tìm được, ta có phương trình đường cung và cầu về đường trên thị trường
Mỹ như sau:
Qs = 0.8P - 9
Qd = -0,1375P +20,625
Khi thị trường cân bằng, thì lượng cung và lượng cầu bằng nhau
Qs = Qd <=> 0.8P0 – 9 = -0,1375P0 +20,625 => P0 = 31,6
Ta có giá cả cân bằng P0 = 31,6=> Qo = 16.28.
Bài 3: Thị trường lúa gạo ở Việt Nam được cho như sau:
-
Trong năm 2015, sản lượng sản xuất là 54 triệu tấn lúa, được bán với giá 6.000 đ/kg cho cả
thị trường trong nước và xuất khẩu, mức tiêu thụ trong nước là 52 triệu tấn.
Trong năm 2016, sản lượng sản xuất được là 58 triệu tấn lúa, được bán với giá là 6.500 đ/kg
cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu, mức tiêu thụ trong nước là 45 triệu tấn.
Giả sử đường cung và đường cầu về lúa gạo của Việt Nam là đường thẳng, đơn vị tính trong
các phương trình đường cung, cầu cho là Q tính theo triệu tấn lúa, P được tính là 1000 đ/kg.
1. Hãy xác định hệ số co dãn của đường cung và cầu tương ứng với 2 năm nói trên
2. Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu lúa gạo Việt Nam.
Bài làm
1. Hệ số co dãn của đường cung và cầu
Năm
2015
2016
P
6
6,5
Pbq = = 6.25, Qsbq = = 56; Qdbq = = 48,5
Hệ số co dãn cung cầu được tính theo công thức;
Qs
54
58
Qd
52
45
Es = (P/Qs).(ΔQs/ΔP) => Es = (6,25/56) *((58-54)/(6,5-6)) = 0,88
Ed = (P/Qd). (ΔQd/ΔP) => Ed = (6,25 / 48,5) * ((45-52)/(6,5 – 6) = - 1.82
2. Phương trình đường cung và đường cầu lúa gạo Việt Nam.
Ta có: Qs = aP + b
Qd = cP + d
Trong đó a = ΔQs/ΔP = ((58-54)/(6,5-6)) = 8
, c = ΔQd/ΔP = ((45-52)/(6,5 – 6) = -14
Ta có Qs = aP + b => b= Qs – aP = 54 – 8*6 = 6
Và
Qd = cP + d => d= Qd – cP = 52 – ((-14)* 6) = 136
Phương trình đường cung, đường cầu lúa gạo ở Việt Nam có dạng
Qs = 8P + 6
Qd = -14P + 136