Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

đề tài giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại việt nam bằng trọng tài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 32 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HÌNH THỨC THI TLOTT</b>

<b>KHOA LUẬT</b>

<b>MƠN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ</b>

<i><b>Đề tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế </b></i>

<b>tại Việt Nam bằng trọng tài thương mại”</b>

Mã số học phần : 23D2LAW51106501 Thời hạn nộp bài : 10/5/2023

<b>Giảng viên hướng dẫn : TS.Đinh Khương Duy</b>

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Bích ThuỷMã số sinh viên : HCMVB220202028

: Vũ Văn Trưởng: HCMVB220204164

<i>Thành phố Hồ Ch Minh, tháng 5 năm 2023</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.1.1 Khái niệm về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế...1

1.1.2 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế...4

1.1.3 Nguồn luật áp dụng... 6

<b>1.2 Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng trọng tài...8</b>

1.2.1 Đặc trưng pháp lý... 8

1.2.2 Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại một số tổ chức trọng tài...10

<b>1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tếbằng trọng tài... 11</b>

1.3.1 Thẩm quyền và điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọngt tài...11

1.3.2 Yêu cầu đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài...12

1.3.3 Trình tự, thủ tục thực hiện...13

1.3.4 Hủy phán quyết trọng tài...14

<b>Chương 2. Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng trọng tàitại Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị...15</b>

2.3.1 Hoàn thiện quy định về huỷ phán quyết trọng tài...21

2.3.2 Hoàn thiện quy định về luật áp dụng...22

<b>Kết luận... 23</b>

Danh mục văn bản pháp luật... iv

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Danh mục tài liệu tham khảo...v

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Trân trọng./.

<i> Nhóm tác giả(Đã ký)</i>

<i>Trần Thị Bch Thuỷ và Vũ Văn Trưởng</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Bảng quy định viết tắt</b>

UNCITRAL : Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Danh mục bảng, hình</b>

Bảng 4 Quy định về ưu tiên nguồn luật áp dụng tại một số tổ chức, quốc gia 8

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Mở đầu</b>

Hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ ngày càng sâu rộng, hoạtđộng thương mại quốc tế ở Việt Nam nói riêng phát triển nhanh chóng, làm nảy sinh nhiềuvấn đề pháp luật cần được nghiên cứu điều chỉnh. Trong phạm vi mơn học, nhóm tác giả

<i>chọn nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại Việt Nambằng trọng tài” nhằm làm rõ, đánh giá tổng quát quy định hiện hành của pháp luật Việt</i>

Nam và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động theohợp đồng thương mại quốc tế tại Việt Nam bằng phương thức trọng tài, có so sánh đối chiếuvới một số quy định của pháp luật, tập quán trọng tài quốc tế, chỉ ra điểm hạn chế, từ đó đềxuất giải pháp hoàn thiện pháp luật nước ta trong lĩnh vực này.

<b>Chương 1. Tổng quan về giải quyết tranh chấp hợp đồngthương mại quốc tế bằng trọng tài</b>

<b>1.1 Khái niệm, phương thức và nguồn luật áp dụng </b>

1.1.1 Khái niệm về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

Để có thể hiểu giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế là gì, trước hếtchúng ta cần phải làm rõ được các vấn đề liên quan như thương mại quốc tế, tranh chấpthương mại quốc tế, phân biệt được tranh chấp thương mại quốc tế theo công pháp quốc tế,tư pháp quốc tế và cơ chế giải quyết các loại tranh chấp này.

<i><b>Thương mại quốc tế và tranh chấp thương mại quốc tế</b></i>

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, quá trình hình thành, phát triển của hoạt độngthương mại quốc tế tạo tiền đề cho sự xuất hiện và phát triển của pháp luật cũng như cơ chếgiải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế . <small>1</small>

Trong pháp luật hay thực tiễn nhiều quốc gia cũng như quan điểm của các luật gia,khái niệm “tranh chấp” có khác nhau nhưng đều được hiểu đó là sự bất đồng, sự mâu thuẫnvề quyền và lợi ích xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật ở các cấp độ .<small>2</small>Đối với thuật ngữ <i>“thương mại”</i>, chỉ cho đến năm 2003, khi Pháp lệnh Trọng tài thươngmại được Uỷ ban thường vụ Quốc Hội Việt Nam thông qua, “thương mại” mới được giảithích phù hợp theo UNCITRAL.

Đối với thuật ngữ “quốc tế”, pháp luật Việt Nam khơng có giải thích cụ thể nhưngchấp nhận rộng khắp đó chính là “yếu tố nước ngồi”. Pháp luật về Trọng tài thương mại có

<i>giải thích “Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài</i>

1<small> Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập</small>2<small> §1.1 Luật mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>tham gia tố tụng trọng tài …” , “Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh<small>3</small></i>

<i>trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngồi được quy định tạiBộ luật dân sự” . <small>4</small>Trong khi, pháp luật về dân sự quy định “Quan hệ dân sự có yếu tố nướcngồi là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có t nhất một … là cánhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhânViệt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nướcngồi; c) Các bên tham gia đều là cơng dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đốitượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi”<small>5</small></i>. Điều này là phù hợp với sự thừa nhận chungtrong khoa học Tư pháp quốc tế về điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi (haycịn gọi là yếu tố quốc tế) .<small>6</small>

Trong chừng mực nhất định, tranh chấp thương mại quốc tế được hiểu là tranh chấpgiữa các quốc gia, chủ thể khác nhau của pháp luật quốc tế về các vấn đề quan hệ thươngmại, kinh tế quốc tế và theo hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam thì “tranh chấpthương mại quốc tế” cũng còn được hiểu đồng nghĩa với “tranh chấp thương mại có yếu tốnước ngồi”. Nó bao hàm hoạt động giao dịch thương mại đan xen qua lại giữa các thươngnhân, các nền kinh tế, các quốc gia và các khu vực thương mại với nhau.

Tranh chấp thương mại quốc tế được xác định khi đó là quan hệ thương mại có 01trong 03 “yếu tố nước ngồi” liên quan đến chủ thể, khách thể, sự kiện pháp lý, cụ thể nhưsau:

<b>Bảng 1. Yếu tố xác định tranh chấp thương mại quốc tế</b>

<i>V dụ: Công </i>

dân Việt Nam

<i>để lại tài sản tại Liên bangNga cho 01 </i>

công dân ViệtNam

Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp là pháp luật nước ngồi,phát sinh ở nước ngồi

<i>V dụ: Cơng dânViệt Nam lập dichúc tại Pháp </i>

để lại tài sản cho công dân Cơ quan, tổ chức nước ngoài là cơ quan, tổ chức được

thành lập theo pháp luật nước ngoài, gồm cả cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật quốc tế

<i>V dụ: Doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp đồng mua bán ô tô với Doanh nghiệp Nhật Bản</i>

Người Việt Nam định cư ở nước ngồi là cơng dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, sinh sống lâu dàiở nước ngồi

<i>V dụ: Cơng dân Việt Nam định cư tại Pháp để lại di sản </i>

3<small> §3.3 Luật Trọng tài thương mại</small>4 <small>§3.4 Luật Trọng tài thương mại</small>5 <small>§663 Bộ luật dân sự 2015</small>6<small> Xem thêm Giáo trình Tư pháp quốc tế</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Chủ thể Khách thể Sự kiện pháp lý

<i>thừa kế cho công dân Việt Nam đang trú tại Việt Nam</i> Việt Nam

<i><b>Phân biệt tranh chấp thương mại quốc tế và cơ chế giải quyết </b></i>

<i>Tranh chấp thương mại quốc tế có thể chia thành 02 nhóm: theo cơng pháp quốc tế vàtheo tư pháp quốc tế. Trong khi Công pháp quốc tế điều chỉnh mọi lĩnh vực quan hệ pháp lý</i>

giữa các quốc gia với nhau, đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là nhóm các quan hệpháp luật dân sự (gồm cả quan hệ thương mại) có yếu tố nước ngoài . <small>7</small>

<b>Bảng 2. Phân biệt tranh chấp thương mại quốc tế và cơ chế giải quyết </b>

Chủ thể

-Chỉ có thể là các quốc gia với tư cách là chủ thể củaLuật Quốc tế

-Chủ thể khác của công pháp quốc tế về các vấn đề quan hệ thương mại, kinh tế quốc tế

-Các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế không phụ thuộc vào việc các bên làthương nhân hay là nhà nước.Đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân các nước khác nhau về các vấn đề quan hệ thương mại có yếu tố nước ngồi<small>8</small>Kiểu

tranh chấp

-Phát sinh do chính sách thương mại của một thành viên vi phạm luật của một tổ chức và làm tổn hại đến lợi ích thương mại của thành viên khác-Phái sinh do việc một thành viên áp dụng các biện

pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu trái với các quy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ hoặc từ việc giải quyết vụ kiện chống bán phá giá trái với quy định của WTO

-Phát sinh khi một nước thành viên áp dụng một biện pháp thương mại không phù hợp với cam kết hoặc không đáp ứng các nghĩa vụ của quốc gia đó trong quan hệ thương mại quốc tế

<i>V dụ: Vụ tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Brazil, Venezuela trong vụ kiện US – Gasoline tại WTO <small>9</small></i>

Phát sinh do một trong các bên không thực hiện hay thựchiện khơng đúng nghĩa vụ củamình như hợp đồng trong hoạt động thương mại quốc tếquy định như vi phạm liên quan đến sự kiện pháp lý, giảithích hợp đồng hay các vấn đề pháp lý khác, khả năng thực hiện hợp đồng như :<small>10</small>-Nghĩa vụ giao hàng, nhận

hàng, thanh toán, …-Nghĩa vụ đối với bên vận

chuyển-7<small> Xem thêm Giáo trình Tư pháp quốc tế</small>

8<small> Xem thêm từ điển Luật học Black Law Dictionary</small>9<small> Tóm tắt các vụ tranh chấp của VCCI</small>

10<small> Các loại tranh chấp thương mại: Thực trạng và những vấn đề đặt ra </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Tiêu chí Cơng pháp quốc tế Tư pháp quốc tếCơ chế

giải quyết

-Cơ chế được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi có tính chất tồn cầu (thường gồm các cơ chế của các điều ước quốc tế, song phương, đa phương) củahệ thống Liên hợp quốc, WTO hay khu vực như EU, ASEAN, ...

-Cơ chế giải quyết trong khuôn khổ WTO là nền tảng cho việc hình thành các cơ chế tương tự tại các khn khổ hợp tác khu vực và song phương, đaphương. Thành viên bị ràng buộc bởi luật lệ của tổ chức về chính sách thương mại và giải quyết tranh chấp. Với WTO, quá trình giải quyết gồm 3 bước: (1) Tham vấn; (2) Xét xử của Ban hội thẩm, Cơ

quan phúc thẩm; và (3) Thực thi phán quyếtVới Hiệp định thương mại khu vực, tranh chấp được cơ quan tài phán về Thương mại của khu vực đó giải quyết.

Với Hiệp định thương mại song phương tranh chấp được giải quyết ở toà án hoặc trọng tài

-Được giải quyết theo các cơ chế tư pháp quốc tế được cộng đồng thương mại quốc tế chấp nhận sử dụng trong thực tiễn kinh doanh quốc tế-Cơ chế giải quyết phổ biến

thơng thường là cơ chế tồ ántư pháp, cơ chế trọng tài thương mại, cơ chế bán tư pháp. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định riêng của mỗi cơ chế

Việc phân loại như nêu trên giúp cho việc xác định nguồn luật áp dụng được nhanhchóng và chính xác hơn.

<i><b>Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế</b></i>

Theo nội dung trình bày nêu trên, có thể thấy rằng, tranh chấp hợp đồng thương mạiquốc tế thuộc nhóm tranh chấp thương mại theo tư pháp quốc tế, chúng sẽ được giải quyếtbởi các cơ chế tư pháp quốc tế như toà án tư pháp, trọng tài thương mại hay bán tư pháp.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế là việc cá nhân, cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền theo cơ chế tư pháp quốc tế xem xét và ra quyết định xử lý các tranh chấpphát sinh trong hợp đồng thương mại quốc tế trên cơ sở tài liệu, chứng cứ có trong vụ việctranh chấp bằng hình thức, thủ tục, giải pháp thích hợp nhằm loại bỏ những mâu thuẫn,xung đột, bất đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia vào hoạtđộng thương mại quốc tế.

1.1.2 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

Tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh bởi các chủ thể theo cơng pháp quốc tế haytư pháp quốc tế đều có thể được giải quyết thông qua các phương thức giải quyết tranh chấpthương mại quốc tế khác nhau nhằm giải quyết các bất đồng giữa các chủ thể tham gia vàohoạt động thương mại quốc tế. Phương thức giải quyết tranh chấp được xây dựng và hìnhthành trên cơ sở khác nhau như sự thoả thuận giữa các quốc gia (cơ chế giải quyết tranhchấp trong WTO, ASEAN, ….), pháp luật trong nước (toà án) hay quy chế hoạt động của tổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

chức (trọng tài) nhưng đó đều là những quy định về trình tự, thủ tục và bộ máy giải quyếttranh chấp giữa các chủ thể tham gia quan hệ thương mại quốc tế.

Trong thực tiễn, tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế thường được giải quyết qua

<b>thương lượng, hoà giải, trọng tài và toà án. </b>

<i>Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự gặp nhauđể cùng tháo gỡ những bất đồng mà không cần đến sự giúp đỡ hay phán quyết của bất kỳcơ quan tài phán hay tổ chức, cá nhân nào. </i>

Về bản chất, thương lượng là quá trình mà các bên tự tìm cách giải quyết vấn đề cácbên gặp phải. Cách thức thực hiện, kết quả của quá trình này như thế nào là tùy thuộc vàosự tự nguyện của các bên, không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối vớikết quả thương lượng.

<i>Hòa giải là việc các bên tranh chấp cùng thương lượng với nsự tham gia hỗ trợ củangười thứ ba (Hòa giải viên/trung tâm hòa giải). Trong khoa học pháp lý và thực tiễn cho</i>

thấy có 2 loại hồ giải, hồ giải theo thủ tục tố tụng và không theo thủ tục tố tụng.

<i>Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì: “Hịa giải thương mại làphương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giảiviên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp”; “Văn bản về kếtquả hoà giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp Luật Việt Nam”</i><small>11</small>, trongkhi kết quả hoà giải trong tố tụng có hiệu lực như một bản án hay phán quyết, được bảođảm thi hành hoặc cưỡng chế thi hành .<small>12</small>

<i>Giải quyết tranh chấp thương mại tại Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp màcác bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết. Ở Việt Nam, đây là thiết chế</i>

giải quyết tranh chấp “công”, mang ý chí quyền lực nhà nước, được tồ án tiến hành theotrình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định .<small>13</small>

Thương lượng và hoà giải và trọng tài thương mại là thiết chế giải quyết tranh chấp“tư”, là các phương thức giải quyết tranh chấp của các bên có tranh chấp hoặc phán quyếtcủa bên thứ ba độc lập. Trọng tài thương mại ngày càng được chọn làm phương thức giảiquyết tranh chấp thương mại . Ưu điểm nổi bật của các phương thức này là tính linh hoạt,<small>14</small>sự mềm dẻo, bảo đảm được tối đa quyền tự quyết của các bên có tranh chấp, bảo đảm đượcbí mật cũng như uy tín cho các bên, tình cảm các bên theo đó có thể được duy trì sau khi vụtranh chấp được giải quyết.

1.1.3 Nguồn luật áp dụng 11<small> §4, §16 Nghị định 22/2017/NĐ-CP</small>

12<small> Xem thêm Bộ luật Tố tụng dân sự , 1 Luật Trọng tài thương mại </small>13<small> §30, §318 Bộ luật tố tụng dân sự </small>

14<small> §3.1 Luật Trọng tài thương mại </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Hoạt động thương mại quốc tế ngày nay diễn ra trong hầu hết các hoạt động từ traođổi, mua bán hàng hoá, đến quan hệ đầu tư quốc tế, dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Pháp luật giảiquyết tranh chấp thương mại quốc tế cũng nhờ vậy mà không ngừng hồn thiện và ngàycàng phức tạp. Nó bao gồm các hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại quốctế toàn cầu (WTO, hệ thống Liên Hợp quốc), khu vực (ASEAN, EU, ...), song phương vàcủa từng quốc gia. Các luật lệ được hình thành từ thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp,thương nhân tham gia vào thương mại quốc tế hiện nay cũng được xem là nguồn luật ápdụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Nói cách khác, nguồn luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

<i>quốc tế gồm có các điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế và thực tiễn xétxử (án lệ)<small>15</small></i>.

<i><b>Điều ước quốc tế là nguồn luật quan trọng để giải quyết các tranh chấp trong thương</b></i>

mại quốc tế, gồm có các điều ước quốc tế song phương và đa phương về thương mại. Côngước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; các hiệp định chung về: Thuế quanvà thương mại (GATT 1994/WTO), Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của quyềnsở hữu trí tuệ (TRIPS/WTO); Cơng ước New York 1958 về Cơng nhận và cho thi hànhquyết định của trọng tài nước ngồi; Cơng ước Washington năm 1965 về giải quyết tranhchấp giữa các quốc gia và các kiều dân nước ngoài về đầu tư; Luật mẫu của UNCITRAL vềTrọng tài thương mại quốc tế ngày 21/6/1985; Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam – EUnăm 1995; Các hiệp định được ký kết trong khuôn khổ tổ chức ASEAN liên quan đếnthương mại, … là những điều ước quốc tế đa phương tiêu biểu.

Để tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia trênthế giới, Việt Nam cũng ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương như các Hiệp địnhtương trợ tư pháp; hệ thống các hiệp định thương mại và hàng hải, …

<i><b>Pháp luật quốc gia là nguồn luật cơ bản và chủ yếu được áp dụng khi giải quyết các</b></i>

tranh chấp trong thương mại quốc tế, gồm Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật cùng vớinhững tập quán và án lệ, thực tiễn tư pháp của quốc gia. Tùy từng trường hợp, cơ quan giảiquyết tranh chấp sẽ chọn luật của nước bên bán, bên mua hoặc có thể là của nước thứ ba đểgiải quyết nội dung tranh chấp. Một số quốc gia như Ba Lan, Áo, Thuỵ Sỹ có Bộ luật tưpháp quốc tế riêng, trong khi các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốctế ở Việt Nam không nằm chung một văn bản mà rải rác ở các văn bản pháp quy khác nhauthuộc nhiều ngành luật khác nhau.

<i><b>Tập quán quốc tế và các án lệ. Tập quán quốc tế được áp dụng nếu việc áp dụng hoặc</b></i>

hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia.Những tập quán được áp dụng phổ biến nhất là Các điều kiện thương mại quốc tế15<small> Xem thêm Giáo trình Tư pháp quốc tế</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

(INCOTERMS) do Phòng Thương mại quốc tế Paris (Paris ICC) tập hợp và ban hành từnăm 1936 (sửa đổi năm 1953, 1968, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010); Các tập quán và thựchành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP- Uniform Customs and Practice forDocumentary of Credits), …

Án lệ là các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trong khi án lệ trong hệthống luật chung (Common law) có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranhchấp về thương mại thì trong các nước thuộc hệ thống dân luật (Civil law), án lệ chưa đượccoi là nguồn luật nói chung cũng như nguồn luật để giải quyết các tranh chấp thương mạiquốc tế nói riêng. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế theo cơ chếToà án tại Việt Nam cho thấy “Báo cáo cơng tác xét xử’ của Tồ tối cao được các toà cáccấp coi là cơ sở để giải quyết vấn đề cụ thể. Trong một số trường hợp “đường lối xét xử”chủ yếu hình thành qua kết luận của các cuộc họp liên ngành Toà án – Viện kiểm sát – Cơquan tư pháp – Cơ quan công an – Cơ quan ngoại giao về xử lý một vụ việc thương mại,kinh tế quốc tế cụ thể cũng được xem là nguồn pháp luật quan trọng để giải quyết tranhchấp thương mại quốc tế cụ thể .<small>16</small>

<b>Bảng 3. Điều kiện áp dụng nguồn luật </b>

-Khi quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế. Lúc này, điềuước quốc tế có hiệu lực đương nhiên và cao hơn pháp luật quốc gia

-Khi quốc gia chưa phải là thành viên. Điều ước có thể đươc áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế nếu các bên có lựa chọn điềuước quốc tế đó để điều chỉnh. Trong trường hợp này, điều ước quốc tế chỉ được áp dụng nếu việc chọn luật đáp ứng các điều kiện chọn luật

-Khi quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật quốc gia

-Khi quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia dẫn chiếu đếnviệc áp dụng pháp luật quốc gia

-Khi các bên lựa chọn để điều chỉnh hợp đồng và việc chọn luật đáp ứng các điều kiện chọn luật

-Khi các bên ch n đ ọ ể làm nguốồn lu t điêồu ch nh ậ ỉquan h h p đốồng và ệ ợvi c ch n lu t đáp ng ệ ọ ậ ứcác điêồu ki n ch n lu tệ ọ ậ-Khi Điêồu ước quốốc têố,

Pháp lu t quốốc gia khốngậđiêồu ch nh ho c có điêồu ỉ ặch nh nh ng khống đầồy ỉ ưđủ

Khi xác định luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọngtài cũng cần phải lưu ý rằng, thứ tự ưu tiên áp dụng nguồn luật tại mỗi tổ chức, quốc giacũng có một số khác biệt nhất định.

<b>Bảng 4. Quy định về ưu tiên nguồn luật áp dụng tại một số tổ chức, quốc gia</b>

<small>16 Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Liên hợp quốc WTO ASEAN Hoa kỳ Việt Nam(1) Điều ước quốc tế

(nguồn thành văn)(2) Tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn)<small>17</small>

(1)Hiệp định trong WTO(2)Án lệ trong

(1) Hiệp định trong ASEAN(2) Án lệ trong

(1)Pháp luật quốc gia trong tình huống có xung đột pháp luật đó<small>20</small>

(1)Điều ước quốc tế<small>21</small>

Việc chọn luật áp dụng chính xác, phù hợp trong giải quyết tranh chấp thương mạiquốc tế sẽ bảo đảm quyền lợi các bên chủ thể, giảm thiểu rủi ro việc bị huỷ bỏ hay khôngđược cơng nhận và thi hành ở nước ngồi.

<b>1.2 Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng trọng tài</b>

Về bản chất, trọng tài là phương thức phổ biến trong giải quyết tranh chấp thương mạinói chung, thương mại quốc tế nói riêng bằng thoả thuận tự quyền. Phán quyết của trọng tàilà chung thẩm mà b các bên phải chấp hành, được bản đảm thi hành thông qua hệ thống cơquan thi hành án . Khi ra quyết định cho thi hành phán quyết trọng tài, Toà án chỉ xem xét<small>22</small>việc bảo đảm các quyền tố tụng khi thực hiện các trình tự, thủ tục tố tụng tại trọng tài.Quyết định của trọng tài khác quyết định trong cơ chế thương lượng hoặc hồ giải ở chỗ, nócó tính ràng buộc về mặt pháp lý mạnh mẽ đối với các bên trong tranh chấp, song trong mộtsố trường hợp, phán quyết trọng tài bị Toà án tuyên huỷ theo quy định của pháp luật. Vớiđặc trưng là thiết chế tài phán “tư quyền’, nó là do các trọng tài viên đưa ra, trong khi trọngtài viên thương không phải là người của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết

<small>17 Xem thêm §38 Quy chế Tồ án quốc tế của Liên hợp quốc18 Xem thêm §XXII, §XXIII của GATT/WTO</small>

<small>19 Xem thêm Nghị định thư năm 2004 về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN</small>

<small>20 Xem thêm §102 Luật năm 1994 của Hoa Kỳ về phê chuẩn và thực thi Hiệp định thương mại trong vịng đàm phánUrugoay </small>

<small>21 Xem thêm §6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam; §4.4 Bộ luật dân sự 201522 Xem thêm §1, §2, §4 Luật thi hành án dân sự</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

tranh chấp đó. Việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa cácbên được dựa trên sự thoả thuận tự nguyện của các bên, không xuất phát từ quyền lực nhànước.

<b>Bảng 5. Đặc điểm, ưu điểm cơ bản của Trọng tài </b>

Tính quốc tế

Cơ cấu tổ chức, hoạt động vượt ra ngoài ranh giới 01 quốc gia trên cơ sở vụ việc có yếu tố nước ngồi như nêu tại Bảng 1

Được cơ cấu, tổ chức theo Hệ thống Toà án quốc gia và hoạtđộng trong phạm vi quốc gia Tính linh

-Thiết chế tài phán “tư”, không thuộc hệ thống cơ quan tư pháp nhà nước-Giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc

nền tảng là tôn trọng quyền tự do ý chí của các bên và nguyên tắc áp dụng luật mà trọng tài cho là phù hợp nhất

-Thiêốt chêố tài phán “cống”, ph i tuần ả theo rình t ựchung và quy đ nh c a h ị ủ ệthốống pháp lu t quốốc giaậ

Tính chuyên nghiệp

-Các trọng tài viên đều là những chun gia có trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực cụ thể

-Không phải các thẩm phán đều là chun gia có trình độ chun sâu trong tất cả các lĩnh vực thương mạiTính bí

mật, cơng bằng

-Bí mật của các bên tham gia được bảo đảm bởi phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp Việc giải quyết tranh chấp có thể chỉ cần dựa trên tài liệu, chứng cứ các bên cung cấp-Các bên không lo ngại về sự thiên vị bởi

tính trung lập, hình thức trọng tài giúp cácbên được tự do, bình đẳng trong lựa chọn địa điểm xét xử, ngôn ngữ sử dụng, quy tắc tố tụng, quốc tịch của trọng tài viên,…

Các bên có thể lo ngại về nguy cơ thiên vị của tồ án danh cho chủ thể của nước có tồ án, khơng muốn mình là sẽ là đói tượng của quyền tài phán của hệ thống toà án nướcbên kia

Tính nhanhchóng, kịp thời

Có thể tiến hành vụ việc xong trong một thời gian ngắn

Thường bị kéo dài qua 02 cấp xét xử và sau đó có thể là giám đốc thẩm, tái thẩmTính chung

thẩm

-Kết quả phán quyết trọng tài, quyết định trọng tài là chung thẩm, là kết quả cuối cùng ngay khi giải quyét xong tranh chấp,buộc các bên phải thi hành

-Phạm vi công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài rộng. Công ước New Youk

-Quyết định sơ thẩm của Toà án thường chưa phải là cuối cùng và có thể bị kháng cáo lên các cấp xét xử khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Đặc điểm Trọng tài Toà án1958 ủng hộ tối đa việc thi hành phán

quyết trọng tài, do vậy hầu hết tồ án sẽ rất hạn chế giải thích theo hướng phủ nhận việc thi hành này

Những ưu thế của trọng tài, nếu nhìn dưới gọc dộ khác, thì cũng có thể bị xem lànhững nhược điểm ở mức độ nhất định.

- Khơng có thẩm quyền đương nhiên như Tồ án mà chỉ được tiến hành khi các bêncó Thoả thuận trọng tài.

- Việc chỉ sử dụng tài liệu, chứng cứ do các bên tranh chấp cung cấp mà không điềutra thêm trong một số vụ phúc tạp như tranh chấp về chống độc quyền sẽ dẫn đếnkết quả phán quyết có thể bị sai lệch.

- Việc thiếu quyền phúc thẩm cũng là một hạn chế nếu như phán quyết sai lệch.- Phán quyết trọng tài có thể bị huỷ nếu có sai phạm nghiêm trọng về thủ tục giải

quyết hoặc vấn đề liên quan đến tính trung thực của q trình tố tụng.

- Trọng tài viên khơng có quyền cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài. Trọng tàicũng khơng có quyền triệu tập tất cả các bên bởi vì quyền hạn của trọng tài chỉ xuấtphát từ sự thoả thuận giữa các bên.

- Việc xác định nguồn luật áp dụng cũng không phải là quá dễ dàng đối với trọng tài.1.2.2 Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại một số tổ chức trọng tài

Tổ chức trọng tài ra đời với mục tiêu và sứ mệnh giải quyết các tranh chấp phát sinhmột cách thuận lợi nhất. Trong đó nổi bật là một số tổ chức trọng tài như Tồ trọng tài củaPhịng thương mại quốc tế (ICC), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singgapore (SIAC), Tồ ánTrọng tài quốc tế Ln đơn (LCIA), Trung tâm giải quyết tranh chấp quốc tế của Hiệp hộitrọng tài Hoa Kỳ (AAA), Uỷ ban trọng tài Thương mại và Kinh tế của Trung Quốc(CIETAC)<small>23</small>, … Tại Việt Nam, từ sau khi Luật Trọng tài thương mại ra đời, đến nay có 22trung tâm trọng tài chủ yếu có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh .<small>24</small>

Hầu hết các tổ chức trọng tài đều có đội ngũ trọng tài viên chun mơn đa dạng và cóbộ quy tắc riêng làm cơ sở để tiến hành giải quyết các vụ tranh chấp. Quy tắc tố tụng trong<small>23 Giới thiệu một số tổ chức trọng tài lớn trên thế giới hiện nay</small>

24 Vì sao trọng tài thương mại chưa là lựa chọn hàng đầu trong phương thức giải quyết tranh chấp?

</div>

×