HÀ CÔNG ANH BẢO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬT KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
HÀ CÔNG ANH BẢO
2015 - 2017
HÀ NỘI - 2017
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
TÁC GIẢ LUẬN VĂN: HÀ CÔNG ANH BẢO
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS, TS HOÀNG THẾ LIÊ
HÀ NỘI - 2017
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận
văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn không trùng lặp và chưa từng
được công bố ở các công trình nghiên cứu trước đó.
Học viên
Hà Công Anh Bảo
iii
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS, TS Hoàng Thế Liên, người thầy đã tận
tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Luận văn tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô giảng dạy chương trình Thạc sĩ Luật Kinh tế và quí
Thầy, Cô Khoa Sau Đại học, Viện Đại học Mở đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng
dẫn trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn còn là hành trang quí báu để tôi
tiếp tục theo con đường nghề luật.
Cuối cùng Tôi xin kính chúc quí Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quí.
Trân trọng cám ơn
iv
Mục Lục
Mục Lục ........................................................................................................................i
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .... 8
1.1.
Về hợp đồng thương mại điện tử ...................................................................... 8
1.1.1.
Khái niệm thương mại điện tử ................................................................... 8
1.1.2.
Khái niệm hợp đồng thương mại điện tử ................................................. 10
1.1.3.
Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử ............................................ 12
1.1.4.
Phân loại hợp đồng thương mại điện tử ................................................... 15
1.2.
Về tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử .................................................. 18
1.2.1.
Khái niệm tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử ............................... 18
1.2.2.
Đặc điểm tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử ................................. 20
1.2.3.
Nguyên nhân tranh chấp về hợp đồng thương mại điện tử ...................... 21
1.2.4.
Phân loại tranh chấp về hợp đồng thương mại điện tử ............................ 24
1.3.
Về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử ................................. 27
1.3.1.
Khái niệm giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử .............. 27
1.3.2.
Các phương thức giải quyết tranh chấp ................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM............................................................ 41
2.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử .. 41
2.1.1 Khung pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam
……………………………………………………………………………………………..41
2.1.2 Thực trạng các qui định của pháp luật Việt nam về giải quyết tranh chấp
thông qua thương lượng và hòa giải ...............................................................................44
i
2.1.3. Thực trạng qui định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp tại Tòa án
……………………………………………………………………………………………..49
2.1.4. Thực trạng qui định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại ............................................................................................................52
2.2. Thực tiễn về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử .................. 55
2.2.1 Những tranh chấp phổ biến về hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam
……………………………………………………………………………………………..55
2.2.2. Biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử thời gian vừa qua
……………………………………………………………………………………………..59
2.2.3. Kết quả đạt được và những hạn chế ....................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ........................................ 74
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại điện tử ............................................................................................................. 74
3.1.1. Đề cao quyền tự chủ của các bên .........................................................................74
3.1.2. Phải phù hợp với các đặc thù thương mại điện tử, nhằm thúc đẩy thương
mại điện tử phát triển ..........................................................................................................74
3.1.3. Phải đón đầu hành vi và xu hướng phát triển các giao dịch thương mại điện
ở phạm vi quốc tế.................................................................................................................74
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện
tử ............................................................................................................................ 75
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện
tử……... ..................................................................................................................................75
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp ............................................................79
3.2.3. Giải pháp khác ..........................................................................................................81
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 88
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 89
ii
Danh mục từ viết tắt
Chữ viết tắt
B2B
B2C
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Business to Business
TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh
(electronic commerce)
nghiệp
Business
to
Consumer TMĐT giữa doanh nghiệp và người
(electronic commerce)
tiêu dùng
EDI
Electronic Data Interchange
Trao đổi dữ liệu điện tử
EU
European Union
Liên minh châu Âu
ICT
Information
and Công nghệ thông tin và truyền
Communication Technology
thông
UNCITRAL United Nations Commission for Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật
Thương mại Quốc tế
International Trade Law
UNCTAD
United Nations Conference for Ủy ban của Liên hợp quốc về
Thương mại và Phát triển
Trade and Development
BLTTDS
Bộ luật Tố tụng dân sự
CNTT
Công nghệ thông tin
CNTT-TT
Công nghệ thông tin và truyền
thông
GQTC
Giải quyết tranh chấp
GDĐT
Giao dịch điện tử
HĐĐT
Hợp đồng điện tử
TAND
Tòa án Nhân dân
TMĐT
Thương mại điện tử
TTTM
Trọng tài thương mại
iii
Danh mục biểu đồ và bảng biểu
Tên bảng biểu
Bảng 2.1. Tỷ lệ tranh chấp khi sử dụng hợp đồng thương mại điện tử
trang
55
Bảng 2.1. Các tranh chấp hợp đồng TMĐT liên quan đến vấn đề
55
Biể đồ 2.2. Tỷ lệ website có tính năng hỗ trợ trực tuyến
60
Biểu đồ 2.3. Các công cụ hỗ trợ khách hàng
60
iv
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển nhanh cả về lượng và chất trong
thế kỷ 21, theo đánh giá của diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2017
thì thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD vào năm
2022. TMĐT được xem như là một hiện tượng trong cuộc sống hiện đại của thương
nhân, từ chỗ chỉ là công cụ để quảng cáo, hỗ trợ, xúc tiến thương mại cho doanh
nghiệp thì hiện nay thông qua thương mại điện tử các doanh nghiệp đã có thể thực
hiện các giao dịch trong kinh doanh, thương mại của mình.
Tuy nhiên, TMĐT phát triển cũng dẫn tới những tranh chấp TMĐT cũng gia
tăng về số lượng và giá trị, cụ thể ở đây là tranh chấp về hợp đồng TMĐT. Theo
Thomas Schultz dù không có số liệu thống kê chính thức nhưng số lượng tranh chấp
TMĐT là hàng trăm triệu vụ việc mỗi năm thậm chí con số này lên tới hàng tỉ vụ việc
[32, tr.135].
Tại Việt Nam, trong thời gian qua số lượng vụ tranh chấp về hợp đồng TMĐT
đang ngày gia tăng nhanh chóng, những tranh chấp này liên quan đến những vấn đề như
tranh chấp chủ thể, quy trình giao kết, thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng, về chữ
ký trong hợp đồng v.v… Khác với tranh chấp về hợp đồng thương mại truyền thống,
tranh chấp về hợp đồng TMĐT có những đặc thù riêng dựa trên những đặc điểm của
TMĐT như tính không biên giới, giảm thiểu thời gian, trình tự giao dịch ... Trong mối
quan hệ đa chiều và đan xen với các yếu tố công nghệ cao làm cho tranh chấp về hợp
đồng TMĐT trở nên phức tạp và khó giải quyết. Các cơ chế giải quyết tranh chấp thương
mại truyền thống như thương lượng, trung gian hòa giải, trọng tài và tòa án có còn thích
ứng để giải quyết loại hình tranh chấp mới và khá phức tạp này không? Liệu rằng cần
phải bổ sung những gì cho các cơ chế giải quyết tranh chấp truyền thống này hay chúng
ta cần xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù và chuyên biệt cho tranh chấp về
hợp đồng TMĐT? Đó là lý do để chúng tôi chọn vấn đề: Giải quyết tranh chấp hợp
đồng TMĐT tại Việt Nam làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
1
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp về
TMĐT, tiêu biểu là các công trình sau:
- Colin Rule (2002), Online dispute resolution for business, Jossey Bass. Tác
giả phân tích sự phát triển của TMĐT và sự tăng nhanh của các tranh chấp phát sinh
từ lĩnh vực này, làm cơ sở để nghiên cứu phương thức ODR. Từ đó, đề cập đến
phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến, những ưu điểm của phương thức này
đối thương mại điện tư, người tiêu dùng, các công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo
hiểm, đồng thời vai trò của công nghệ thông tin đối với phương thức này.
- Yun Zhao (2005), Dispute Resolution in Electronic Commerce, MARTINUS
NIJHOFF PUBLISHERS. Trong cuốn sách này, tác giả đã đi nghiên cứu cụ thể vấn
đề giải quyết tranh chấp đối với TMĐT, tác giả chỉ ra những thuận lợi và khó khăn
khi sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp TMĐT
-
Faye Fangfei Wang, (2009), Online Dispute Resolution - Technology,
management and legal practice from an international perspective, Chandos
Publishing Oxford England. Trong cuốn sách này, tác giả đề cập tới 3 khía cạnh quan
trọng của giải quyết tranh chấp trực tuyến đó là công nghệ, quản lý và pháp luật.
Trong đó phân tích rõ sự khác biệt của phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyên
như trọng tài điện tử, đàm phán điện tử.
- Arno R. Lodder (2010), Enhanced dispute Resolution through the use of
information technology, Cambridge University Press. Tác giả nhấn mạnh tầm quan
trọng của công nghệ thông tin trong việc giải quyết tranh chấp. Tác giả chỉ ra nếu
muốn phát triển phương thức này thì cần phải chú trọng đầu tư vào công nghệ thông
tin và ý thức, kỹ năng của các bên có liên quan.
- Pablo Cortes (2011), Online dispute resolution for consumer in the European
Union, Routledge Reseach in IT and E-commerce Law. Tác giả tiếp cận cách giải
2
quyết tranh chấp trực tuyến dưới góc độ pháp luật và thực tiễn đối với người tiêu
dùng tại Liên Minh Châu Âu
- Năm 2012, tác giả Mohamed Abdel Wahab, Ethan Katsh & Daniel Rainey
biên tập cuốn sách có tên: “Online Dispute Resolution: Theory and Practice: A
Treatise on Technology and Dispute Resolution”, tổng hợp những vấn đề cơ bản nhất
về ODR và phân tích khung pháp lý và thực tiễn áp dụng ODR tại một số khu vực
tiêu biểu trên thế giới như Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, châu Á, Mỹ La-tinh.
- Năm 2013, tác giả Hon. Richard S. Flier có bài viết với tựa đề: “Online
Dispute Resolution (ODR): Today and Tomorrow”, đăng tải trên trang Contra Costa
Lawyer, trong đó đưa ra ví dụ về một số nhà cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp
trực tuyến; phân tích các ưu nhược điểm của giải quyết tranh chấp trực tuyến và dự
đoán tầm ảnh hưởng của giải quyết tranh chấp trực tuyến trong tương lai.
Đây là những công trình đề cập đến thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
giải quyết tranh chấp trực tuyến tại một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào phân tích cụ thể giải quyết tranh chấp hợp đồng TMĐT ở Việt Nam.
Mặc dù vậy, những tài liệu liệt kê ở trên là nguồn tài liệu tham khảo rất cần thiết để
tác giả thực hiện đề tài này.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Bắt đầu từ năm 2005 đến nay, có một số công trình ít nhiều đến GQTC TMĐT.
- Tác giả Nguyễn Thị Mơ (2006) đã xuất bản cuốn sách “Cẩm nang Pháp luật
về Giao kết hợp đồng điện tử” trong đó cũng đề cập đến một số vấn đề phát sinh trong
giao kết hợp đồng điện tử nhằm kiến nghị các bên liên quan.
- Lê Hà Vũ (2006) với đề tài luận văn “Xây dựng khung pháp lý nhằm phát
triển TMĐT ở Việt Nam” khi đánh giá thực trạng pháp luật về TMĐT thì cho rằng,
chưa có quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề tài sản ảo; còn thiếu các quy định về
thuế, quản lý thuế điện tử và thanh toán điện tử. Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay cũng
chưa thật phù hợp với việc phát triển TMĐT v.v…
3
- Nguyễn Văn Thoan (2009), Một số tranh chấp về ký kết và thực hiện hợp
đồng điện tử và một số bài học kinh nghiệm, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 35/2009.
Tác giả đưa ra những trường hợp xảy ra tranh chấp trong quá trình ký kết và thực
hiện hợp đồng tử nhằm nêu rõ sự khác biệt đối với hợp đồng truyền thống.
- Nguyễn Văn Thoan (2010), Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở để phát triển
nhanh chóng việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử tại Việt Nam, Tạp chí Kinh
tế đối ngoại số 41/2010. Tác giả đề xuất áp dụng phần mềm mã nguồn mở nhằm hỗ
trợ về mặt công nghệ trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử tại Việt
Nam.
- Công trình nghiên cứu của TS. Luật học Trần Văn Biên (2012) về “Hợp đồng
điện tử theo pháp luật Việt Nam” đã đề cập những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm
xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử trong giai đoạn hiện
nay. Theo nội dung của cuốn sách, tác giả đã xây dựng khái niệm về hợp đồng điện
tử, về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng điện tử, điều kiện
làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng điện tử, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng điện tử, hậu quả pháp lý đối với hợp đồng điện tử có hiệu
lực cũng như hợp đồng điện tử vô hiệu.
- Ngọc Tuyên (2015), Việt - Nhật hợp tác giải quyết tranh chấp TMĐT,
truy cập ngày 10/01/2016.
Tác giả chỉ ra xu hướng tranh chấp phát sinh trong TMĐT, đồng thời nêu cao vai trò
hỗ trợ của Nhật Bản đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, các công trình trên chỉ mới đề cập tới pháp luật về TMĐT, hợp đồng
TMĐT mà chưa đi sâu phân tích một cách đầy đủ, chuyên sâu cả về lý luận và thực
tiễn, về cả ba góc độ pháp lý, kinh doanh thương mại và công nghệ liên quan tới giải
quyết tranh chấp hợp đồng TMĐT. Xuất pháp từ quan điểm rằng khoa học vừa mang
tính kế thừa, vừa mang tính mới mẻ, các công trình, bài viết trên đây của các tác giả
4
trong và ngoài nước là những tài liệu bổ ích để tác giả tham khảo trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hợp
đồng TMĐT, tranh chấp về hợp đồng TMĐT và GQTC hợp đồng TMĐT; phân tích
các nội dung lí luận liên quan tới quan hệ pháp luật hợp đồng TMĐT, các phương
thức GQTC hợp đồng TMĐT tại Việt Nam, đồng thời luận văn cũng sẽ đề xuất một
số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và cơ chế GQTC hợp đồng TMĐT tại
Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đựợc mục đích nêu trên, thì nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận của hợp đồng TMĐT, tranh chấp về
hợp đồng TMĐT và cơ chế GQTC hợp đồng TMĐT.
- Nghiên cứu đánh giá về thực trạng pháp luật và cơ chế pháp lý về GQTC hợp
đồng TMĐT, chỉ ra các hạn chế, bất cập và nguyên nhân là cơ sở thực tiễn cho việc
hoàn thiện pháp luật về GQTC hợp đồng TMĐT ở Việt Nam.
- Đưa ra các kiến nghị về định hướng và giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp
luật cũng như cơ chế GQTC hợp đồng TMĐT ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là pháp luật và hoạt động GQTC hợp đồng TMĐT Việt
Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu liên quan đến một số nội dung cơ bản
của pháp luật về GQTC hợp đồng TMĐT, cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật, GQTC.
5
Luận văn chú trọng đến GQTC giữa các chủ thể trong hợp đồng TMĐT mà không đi
sâu vào các biện pháp giải quyết khác.
- Phạm vi thời gian: với đặc thù của hoạt động TMĐT ở Việt Nam, đề tài chỉ
tập trung nghiên cứu pháp luật GQTC hợp đồng TMĐT từ khi Luật Thương mại
2005, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Luật Công nghệ thông tin năm 2006 cùng
hệ thống các văn bản hứớng dẫn thi hành về vấn đề này được ban hành cho đến nay.
- Phạm vi không gian: Khi nghiên cứu và phân tích thực trạng GQTC về
HĐTMĐT, luận văn giới hạn không gian tại Việt Nam, việc đề cập đến các phương
thức GQTC ở nước ngoài chỉ nhấn mạnh những phương thức hiện nay đang được sử
dụng tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn đề do đề tài đặt ra, luận văn sử dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương
pháp luận chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn, để đưa ra
những nhận định, kết luận khoa học đảm tính khách quan, chân thực.
Trên cơ sở phương pháp luận đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể, đó là phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành, liên ngành (kinh tế, luật
học, quản trị); phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp luật học so sánh;
phương pháp xã hội học pháp luật. Để thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu,
luận văn kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp trong suốt quá trình nghiên cứu của
toàn bộ nội dung luận văn. Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng chương,
mục trong luận văn, tác giả vận dụng, chú trọng các phương pháp khác nhau cho phù
hợp. Cụ thể:
- Chương 1: Phương pháp tổng hợp, thống kê, thu thập, phân tích, nhằm làm rõ
khái niệm, đặc điểm của hợp đồng TMĐT; tranh chấp hợp đồng TMĐT, và các
phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng TMĐT.
6
- Chương 2: Phương pháp phân tích, so sánh, diễn giảng, quy nạp lịch sử v.v...
nhằm khái quát và đánh giá thực trạng pháp luật cũng như cơ chế thực thi pháp luật
về GQTC hợp đồng TMĐT ở Việt Nam.
- Chương 3: Phương pháp phân tích, tổng hợp, dự báo, khái quát hoá để xác
định các yêu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế về GQTC hợp đồng
TMĐT ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phân mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của luận văn bao gồm 3 chương với nội dung cơ bản như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng thương mại điện tử và giải quyết
tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử
Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử tại
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế giải quyết tranh chấp hợp
đồng thương mại điện tử
7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP
ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Về hợp đồng thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
“Thương mại điện tử” (TMĐT) (tiếng Anh là e-commerce) là một thuật ngữ
xuất hiện phổ biến hiện nay, thường được hiểu là thương mại được tiến hành trên các
phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet.
Do vai trò ngày càng quan trọng của TMĐT trong hoạt động kinh tế nên nhiều tổ
chức quốc tế, nhiều quốc gia đã đưa ra các khái niệm về thuật ngữ này nhằm giúp cho
cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân có thể hiểu và sử dụng TMĐT
một cách hiệu quả nhất.
Trong từ điển Black’s Law Dictionary (8th edition) “TMĐT” được định nghĩa
là “hoạt động mua và bán hàng hóa và dịch vụ thông qua dịch vụ khách hàng trực
tuyến trên Internet” [18].
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), “TMĐT có thể được định nghĩa là
hoạt động sản xuất (production), phân phối (distribution), marketing, bán (sale) hàng
hóa thông qua các mạng lưới viễn thông (telecommunication networks)”, trong đó
chủ yếu đề cập đến Internet – vốn là phương tiện trung gian chính của TMĐT. Cách
hiểu này của WTO cho thấy WTO đã xem xét khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng,
không chỉ giới hạn ở việc mua và bán nữa mà bao gồm tất cả các khâu trong chuỗi
cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, định nghĩa này lại chỉ đề cập đến hàng hóa mà chưa
bao gồm cả hoạt động cung ứng dịch vụ.
Khái niệm “TMĐT” theo Ủy ban châu Âu (EC) là “việc thực hiện các hoạt
động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. TMĐT gồm nhiều hoạt động trong đó
điển hình là hoạt động mua bán hàng hóa qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội
dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn
điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác sản xuất, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp
8
với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng”. Ủy ban châu Âu tiếp cận theo
hướng liệt kê các hoạt động thương mại và phương thức kinh doanh nên đã mở rộng
được phạm vi lĩnh vực của TMĐT so với định nghĩa của WTO.
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), trong Báo
cáo Kinh tế thông tin năm 2015 về vấn đề Mở cửa tiềm năng của TMĐT tại các quốc
gia đang phát triển, sử dụng khái niệm đưa ra bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD), theo đó TMĐT là “hoạt động mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ, được
thực hiện thông qua mạng máy tính bằng những cách thức được thiết kế đặc biệt cho
mục đích tiếp nhận và đưa ra yêu cầu (order). Hàng hóa và dịch vụ được yêu cầu
thông qua các cách thức này, nhưng việc thanh toán và vận chuyển hàng hóa không
nhất thiết phải được thực hiện trực tuyến. Một giao dịch TMĐT có thể được thực hiện
giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chính phủ, và các tổ chức nhà nước hoặc
tư nhân khác. Các yêu cầu có thể được đưa ra thông qua các trang web, extranet, hoặc
trao đổi dữ liệu điện tử. Các yêu cầu được phân loại theo cách thức đưa ra yêu cầu.
Khái niệm này không bao gồm các yêu cầu được thực hiện qua điện thoại, fax hoặc
những email được gõ bằng tay” [29]. Khái niệm này nêu ra cụ thể các phương tiện
TMĐT sử dụng, nhưng cũng chỉ giới hạn trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ,
ngoài ra cũng loại bỏ các giao dịch thông qua các phương tiện mang tính “thủ công”
(manual means) và nhấn mạnh vai trò của các mạng lưới trực tuyến.
Luật mẫu của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế
(UNCITRAL) năm 1996 về TMĐT không đưa ra định nghĩa cụ thể cho khái niệm
TMĐT mà tiếp cận theo hướng nhấn mạnh vấn đề “thông điệp dữ liệu”. Điều 1 của
Luật mẫu quy định: “Luật này áp dụng cho bất kỳ loại thông tin nào có dạng thông
điệp dữ liệu được dùng trong các hoạt động thương mại”, trong đó, “thông điệp dữ
liệu” được định nghĩa trong khoản (a), điều 2 Luật mẫu là “các thông tin được tạo ra,
gửi, nhận hoặc lưu trữ bằng các phương tiện điện tử, quang học hoặc tương tự, bao
gồm, nhưng không giới hạn ở trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín,
telex hoặc fax”. Theo Nguyễn Văn Thoan, Luật mẫu này chú trọng vào việc thừa
nhận khái niệm thương mại và làm rõ khái niệm thông điệp dữ liệu [17]. Còn theo
9
quan điểm của tác giả, sở dĩ TMĐT không được định nghĩa cụ thể là do mục đích của
Luật mẫu chủ yếu nhằm hướng các quốc gia ban hành quy định rõ ràng và thống nhất
hơn về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu so với các loại thông tin khác.
Theo góc nhìn của pháp luật Việt Nam, hoạt động TMĐT được hiểu là “việc
tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương
tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng
mở khác”. Trong đó, hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Khái niệm này về cơ bản cũng giống như các khái niệm trên về tính chất “được thực
hiện bằng các phương tiện điện tử” mà không cần in ra giấy trong bất cứ công đoạn
nào của quá trình giao dịch nhưng có nêu ra chi tiết hơn về không gian diễn ra hoạt
động TMĐT là không gian “mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng
mở khác”.
Tóm lại, tất cả các khái niệm trên dù tiếp cận theo cách nào thì cũng đều hiểu
tương đối thống nhất là nhấn mạnh tính chất “được thực hiện bằng các phương tiện
điện tử”. Tuy nhiên, trong luận văn này, TMĐT được hiểu theo pháp luật Việt Nam,
theo đó TMĐT một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại (theo nghĩa rộng) trên
các phương tiện điện tử.
1.1.2. Khái niệm hợp đồng thương mại điện tử
Khi các bên thương lượng, thỏa thuận, đàm phán tiến tới giao kết hợp đồng, họ
đã tạo ra một công cụ pháp lý để ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên về một hoạt
động cụ thể nào đó. Hợp đồng được luật pháp thừa nhận là một công cụ pháp lý để
ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Khái niệm hợp đồng TMĐT là sự
kết hợp giữa khái niệm hợp đồng và TMĐT. Như vậy, sau khi đã làm rõ được khái
niệm TMĐT ở trên, để đưa được khái niệm hợp đồng TMĐT, cần làm rõ khái niệm
hợp đồng và hợp đồng điện tử.
Bộ luật Thương mại Thống nhất của Hoa Kỳ tại Điều 1 quy định: “Hợp đồng
là sự tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên”. Trong
10
Bản tuyên bố về hợp đồng năm 1979 của Hoa Kỳ thì một hợp đồng là “Một lời hứa
hoặc một tập hợp những lới hứa mà pháp luật đưa ra một phương tiện bảo vệ nếu vi
phạm chúng, hay việc thực hiện chúng được pháp luật theo một cách nào đó công
nhận như là một nghĩa vụ”. (Restatement (second) of contracts 1979). Điều 2 Luật
Hợp đồng năm 1999 của Trung Quốc quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các
tự nhiên nhân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác với địa vị pháp lý bình đẳng nhằm
mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Tại Việt Nam, sau nhiều lần đưa khái niệm hợp đồng dựa trên hợp đồng dân sự
thì đến Bộ Luật Dân sự 2015 đã chính thức đưa ra khái niệm hợp đồng là: Hợp đồng
là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự (Điều 385). Quy định này của Bộ luật dân sự cho thấy rõ rằng hợp đồng là
sự thỏa thuận giữa các bên nhằm tiến hành một công việc, một hoạt động hay một
hành vi nhất định nhằm đem lại quyền và lợi ích nhất định cho các bên.
Hợp đồng điện tử theo Điều 11.1 Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL năm
1996 được hiểu là “hợp đồng được hình thành thông qua việc sử dụng các phương
tiện truyền dữ liệu điện tử”. Tại Việt Nam hợp đồng điện tử được qui định tại Điều
33 Luật giao dịch điện tử 2005 là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ
liệu. Trong khi đó khái niệm thông điệp dữ liệu được giải thích là: thông tin được tạo
ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử (Điều 4.12 Luật
Giao dịch điện tử 2005). Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công
nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc
công nghệ tương tự (Điều 4.10 Luật Giao dịch điện tử 2005). Khái niệm hợp đồng
điện tử mà Việt Nam đưa ra cũng tương đồng với khái niệm do hai học giải Sarabdeen
Jawathitha và Noor Raihan AbHamid khi đề cập hợp đồng điện tử được coi là những
lời hứa hoặc tập hợp những lời hứa có thể thực thi được về mặt pháp luật được giao
kết bằng phương tiện điện tử [41]. Một số tác giả khác thì đưa ra khái niệm hợp đồng
điện tử là những hợp đồng không gặp mặt trực tiếp và việc giao kết hợp đồng được
thực hiện thông qua việc trao đổi thông điệp dữ liệu. thông điệp dữ liệu được coi là
bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng [1].
11
Tại Việt Nam không phân biệt hợp đồng điện tử có tính thương mại hay không
có tính thương mại. Điều này có nghĩa là, hợp đồng, dù có tính chất thương mại hay
phi thương mại, cũng đều có thể được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Điểm khác
nhau giữa hợp đồng điện tử mang tính thương mại với hợp đồng điện tử phi thương
mại thể hiện ở mục đích giao kết của chúng [9]. Với khái niệm TMĐT đã phân tích
ở trên thì có thể nhận thấy Hợp đồng TMĐT là hợp đồng điện tử được giao kết nhằm
mục đích sinh lời, nhằm mục đích lợi nhuận. Còn hợp đồng điện tử không mang tính
thương mại là hợp đồng điện tử được giao kết nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, nhu
cầu hàng ngày của cá nhân, của tổ chức và mang tính phi lợi nhuận.
Như vậy, hợp đồng TMĐT là một dạng của HĐĐT, xuất phát từ hợp đồng là
sự thỏa thuận giữa các bên, cùng được thực hiện trong môi trường điện tử thông qua
dữ liệu điện tử và chữ ký số. Chỉ khác ở chỗ hợp đồng TMĐT có phạm vi hẹp hơn
HĐĐT do chỉ giới hạn trong các hoạt động thương mại. Tính chất thương mại của
hợp đồng TMĐT được thể hiện thông qua chủ thể, nội dung, phương thức… và đặc
biệt là mục đích lợi nhuận của các chủ thể thông qua hợp đồng. Hay có thể hiểu một
cách đơn giản hợp đồng TMĐT là sự thỏa thuận giữa các bên, thông qua các
phương tiện điện tử, về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với
nhau trong việc thực hiện hoạt động thương mại điện tử.
1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
Là hợp đồng thương mại, hợp đồng TMĐT mang tất cả đặc điểm của hợp đồng
thương mại nói chung. Đó là đặc điểm về mục đích sinh lợi; đặc điểm về chủ thể là
các thương nhân, các chủ thể kinh doanh – thương mại. Bên cạnh đó, hợp đồng TMĐT
còn có một số đặc điểm riêng của nó dựa trên những đặc điểm của TMĐT mang lại.
Đó là:
- Được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu: dựa trên nền tảng của các
phương tiện điện tử, hợp đồng TMĐT được tạo ra, gửi đi và lưu trữ nhờ sự ứng dụng
kỹ thuật dựa trên công nghệ tin học, công nghệ điện hoặc công nghệ kỹ thuật số.
Chính đặc điểm này tạo ra sự khác biệt lớn nhất của hợp đồng TMĐT với hợp đồng
12
thương mại truyền thống và từ đặc điểm này nó dẫn đến những đặc điểm khác trong
quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng TMĐT [17].
- Về cách thức giao kết và công cụ để thực hiện HĐTMĐT: Đặc điểm nổi bật
nhất của hợp đồng TMĐT là cách thức giao kết và công cụ để thực hiện hợp đồng
TMĐT, như đã nêu ở trên, được giao kết và được tạo lập bởi các thông điệp dữ liệu
và các bên không gặp mặt trực tiếp với nhau. Thông điệp dữ liệu được coi là bằng
chứng của hợp đồng. Thông điệp dữ liệu sẽ được hiển thị thông qua các thiết bị điện
và điện tử ví dụ như máy tính, điện thoại di động. Hình thức của hợp đồng TMĐT
hoàn toàn khác với hình thức phổ biến của hợp đồng truyền thống trên giấy. Chính
đặc điểm này của hợp đồng TMĐT tạo cảm giác hợp đồng TMĐT là “ảo”, “phi giấy
tờ”, không dễ dàng “cầm nắm” và “sử dụng” một cách dễ dàng.
- Về hình thức thể hiện: hợp đồng TMĐT do các phương tiện điện tử tạo ra,
truyền gửi và lưu trữ. Điều này có nghĩa là hợp đồng TMĐT được giao kết thông qua
các phương tiện điện tử nhờ sự tiến bộ của các công nghệ hiện đại như: công nghệ
điện tử, công nghệ số, từ tính, quang học, mạng viễn thông không dây, mạng
Internet… Việc sử dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông giúp việc giao
kết hợp đồng trở nên thuận tiện, chính xác và nhanh hơn so với việc giao kết hợp
đồng truyền thống. Đặc biệt, có những hợp đồng TMĐT được giao kết hoàn toàn tự
động giữa một bên là khách hàng và một bên là doanh nghiệp được đại diện bởi
website bán hàng tự động như trong các mô hình TMĐT bán lẻ B2C.
- Chủ thể tham gia: ngoài các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng như đối với
thương mại truyền thống (người bán, người mua), hợp đồng TMĐT buộc phải có sự
tham gia của bên thứ ba, đó là tổ chức chứng thực, các nhà cung cấp dịch vụ mạng,
dịch vụ website … Đặc điểm này của hợp đồng TMĐT khiến việc ứng dụng loại hợp
đồng này vào hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh quốc tế không hề đơn giản
như việc giao kết hợp đồng truyền thống vì ít nhất nó cũng cần có cơ sở hạ tầng và
các tổ chức trung gian.
13
- Tính phi biên giới: Ưu thế và cũng là đặc điểm nổi bật của Internet là khả
năng vượt biên giới của nó. Vì thế, các hợp đồng điện tử có thể được đàm phán, giao
kết rất nhanh chóng cho dù các bên tham gia ở khắp nơi trên thế giới. Chính vì không
có sự cản trở của biên giới địa lý, các nhà cung cấp có thể liên lạc một cách có hiệu
quả với người mua thậm chí họ ở các nước với các ngôn ngữ và múi giờ khác nhau.
- Tính ảo: Khi kinh doanh bằng các phương tiện điện tử, các hợp đồng được
lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử không thể cầm nắm được. Đặc điểm này là do thuộc
tính số hóa của các dữ liệu điện tử. Nó giúp cho doanh nghiệp thuận tiện trong việc
lưu trữ, quản lý và tiết kiệm chi phí nhưng cũng phát sinh một số vấn đề phức tạp cần
có sự lưu ý đúng mức như vấn đề chữ ký của các bên, vấn đề bản gốc, vấn đề căn cứ
pháp lý…
- Tính hiện đại, chính xác: Tính hiện đại thể hiện ở chỗ hợp đồng TMĐT được
giao kết dựa trên việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại; sự phát triển khoa
học kỹ thuật và công nghệ đã mang lại những công nghệ hiện đại như: công nghệ
điện tử, kỹ thuật số, từ tính, quang học, điện tử, các công nghệ truyền dẫn không
dây… Việc sử dụng những công nghệ này đem lại độ chính xác cao cho các giao dịch.
Hợp đồng TMĐT với tính hiện đại và chính xác như vậy sẽ là phương thức giao dịch
mới và hiệu quả trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tính rủi ro cao: Do việc giao kết hợp đồng TMĐT được thực hiện thông qua
các phương tiện điện tử nên rất nhiều trường hợp do lỗi mạng, lỗi kỹ thuật dẫn đến
việc chậm trễ hoặc sai lệch thông tin trong quá trình trao đổi dữ liệu điện tử. Mặc
khác trong quá trình truyền gửi các thông điệp dữ liệu, có thể xảy ra sự xâm nhập của
virus, tin tặc … dẫn đến thay đổi nội dung các thông điệp dữ liệu hoặc lộ các thông
tin cá nhân; hoặc các thông tin về đời tư này bị bên thứ ba lấy cắp và sử dụng vào
mục đích khác, gây thiệt hại đến người tham gia giao dịch điện tử. Vì thế, so với việc
giao dịch bằng phương thức truyền thống thì việc giao dịch bằng hợp đồng điện tử,
nhất là trong kinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh có thể phải đối mặt với mức rủi
ro cao hơn.
14
- Về luật điều chỉnh: Với tính đặc thù về mặt kỹ thuật công nghệ như đã phân
tích, hợp đồng TMĐT một mặt chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về hợp
đồng, mặt khác, việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử còn cần phải tuân theo
một quy trình và thủ tục đặc biệt nhằm phòng tránh rủi ro do chính yếu tố kỹ thuật
đem lại. Vì vậy, bên cạnh pháp luật về hợp đồng, hợp đồng điện tử còn chịu sự điều
chỉnh của một số văn bản pháp luật riêng. Một số nước đã ban hành Luật Giao dịch
điện tử (ví dụ như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam…) để điều chỉnh
việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Một số nước khác ban hành luật Chữ ký
điện tử (ví dụ như Hàn Quốc), luật Chữ ký số (như Malaysia)… [17, tr.19]
1.1.4. Phân loại hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng TMĐT có thể được phân loại dựa trên chủ thể tham gia gồm giữa
các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa doanh nghiệp và cá nhân, hoặc tính quốc tế của
hợp đồng phân chia thành hợp đồng TMĐT quốc tế hay trong nước. Mạng Internet
đưa ra bốn công cụ chính mà các bên có thể sử dụng khi tham gia giao kết hợp đồng
là: thư điện tử (email), công cụ tán gẫu (chat), trang thông tin điện tử (website) và
trao đổi dữ liệu (EDI) [19]. Dựa vào các công cụ này thì hợp đồng TMĐT có thể chưa
thành các loại như sau:
- Hợp đồng TMĐT được giao kết và thực hiện qua web: các công ty sẽ soạn
thảo hợp đồng mẫu và đưa lên website của mình để các bên tham gia giao kết. [17,
tr.20]. Theo đó có hai loại như sau:
+ Hợp đồng truyền thống được đưa lên web: Một số hợp đồng truyền thống đã
được sử dụng thường xuyên và chuẩn hóa về nội dung, do một bên soạn thảo và được
đưa lên website để các bên tham gia giao kết. Các hợp đồng được đưa toàn bộ nội
dung lên web và phía dưới thường có nút “Đồng ý” hoặc “Không đồng ý” để các bên
tham gia lựa chọn và xác nhận sự đồng ý với các điều khoản của hợp đồng. Để giao
kết hợp đồng này, người mua thường có hai lựa chọn phổ biến: Lựa chọn thứ nhất:
thông qua các thao tác kích chuột để chuyển đổi trang web chứa các nội dung hợp
đồng và thể hiện sự đồng ý với nội dung đó, thường là kích vào nút “Xem tiếp” (Next).
15
Loại hợp đồng này được gọi là “Hợp đồng điện tử hình thành qua quá trình duyệt
web (browse-wrap contracts)”. Lựa chọn thứ hai: người tham gia giao kết hợp đồng
kích chuột vào nút “Đồng ý” (Accept) thường đặt phía dưới các điều khoản hợp đồng,
để thể hiện sự đồng ý tham gia giao kết hợp đồng điện tử. Loại hợp đồng này thường
được gọi là “Hợp đồng điện tử hình thành qua kích chuột (click-wrap contracts)”.
+ Hợp đồng TMĐT hình thành qua giao dịch tự động trên web: Đây là hợp
đồng điện tử được sử dụng phổ biến trên các website TMĐT bán lẻ (B2C), điển hình
như: Amazon.com, Dell.com, Ford.com, Chodientu.vn, Thegioididong.com.vn…
Đối với loại hợp đồng này, người mua tiến hành các bước đặt hàng tuần tự trên
website của người bán theo quy trình đã được tự động hóa. Quy trình này thông
thường gồm các bước từ tìm kiếm sản phẩm, lựa chọn, đặt hàng, tính giá, chọn hình
thức giao hàng, thanh toán, xác nhận hợp đồng… Đặc điểm nổi bật của loại hợp đồng
này là nội dung hợp đồng không được soạn sẵn mà được hình thành trong giao dịch
tự động. Máy tính tự động tổng hợp nội dung hợp đồng điện tử trong quá trình giao
dịch dựa trên các thông tin do người mua nhập vào. Một số giao dịch điện tử kết thúc
bằng hợp đồng, một số khác kết thúc bằng đơn đặt hàng điện tử. Kết thúc quá trình
giao dịch, hợp đồng TMĐT được tổng hợp và hiển thị để người mua xác nhận sự
đồng ý của mình đối với các nội dung của hợp đồng. Sau đó, người bán sẽ được thông
báo về hợp đồng và gửi xác nhận đến người mua qua nhiều hình thức, có thể bằng
email hoặc các phương thức khác như điện thoại, fax…
- Hợp đồng TMĐT hình thành qua thư điện tử: Đây là loại hợp đồng TMĐT
được sử dụng phổ biến trong các giao dịch điện tử giữa các doanh nghiệp với doanh
nghiệp (B2B), đặc biệt là trong các giao dịch TMĐT quốc tế. Với loại hợp đồng điện
tử này, các bên sử dụng thư điện tử để tiến hành các giao dịch, các bước phổ biến
thường bao gồm: chào hàng, hỏi hàng, đàm phán về các điều khoản của hợp đồng
như quy cách phẩm chất, giá cả, số lượng, điều kiện cơ sở giao hàng… Quy trình giao
dịch, đàm phán, giao kết và thực hiện hợp đồng được thực hiện giống như quy trình
giao dịch hợp đồng truyền thống. Điểm khác biệt là phương tiện sử dụng để thực hiện
giao kết hợp đồng là máy tính, mạng Internet và email. Hợp đồng TMĐT được giao
16
kết qua email có ưu điểm nổi bật là truyền tải được nhiều chi tiết, nhiều thông tin, tốc
độ giao dịch nhanh, chi phí thấp, phạm vi giao dịch rộng. Tuy nhiên, loại hợp đồng
này có một nhược điểm là tính bảo mật cho các giao dịch và khả năng ràng buộc trách
nhiệm của các bên còn thấp. Hợp đồng này thường được thiết lập qua nhiều email
trong quá trình giao dịch. Các bên thường tập hợp thành một hợp đồng hoàn chỉnh
sau quá trình giao dịch để thống nhất lại các nội dung và cũng để thuận tiện trong xử
lý chứng từ điện tử cũng như quá trình thực hiện HĐĐT sau này [1].
Cùng với sự phát triển của TMĐT, chữ ký số từng bước được sử dụng trong
việc giao kết và thực hiện những hợp đồng điện tử có giá trị lớn, đòi hỏi sự an toàn
và bảo mật trong quá trình giao kết và thực hiện. Hợp đồng TMĐT được giao kết và
thực hiện qua web và qua email đều có thể sử dụng chữ ký số. Điển hình của các hợp
đồng điện tử được giao kết qua web có sử dụng chữ ký số là các hợp đồng TMĐT
trên các sàn giao dịch điện tử tiên tiến như Alibaba.com, Asite.com, Covisint.com,
Bolero.net… Các hợp đồng TMĐT được giao kết và thực hiện qua thư điện tử cũng
có thể sử dụng chữ ký số để ký và các thư điện tử trong quá trình giao dịch. Đặc điểm
nổi bật của việc sử dụng hợp đồng TMĐT có chữ ký số là các bên phải có chữ ký số
để ký vào các thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch. Chính vì có sử dụng chữ
ký số nên các hợp đồng này có độ bảo mật và ràng buộc trách nhiệm các bên cao hơn.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng chữ ký số, các chủ thể giao kết hợp đồng cần phải có sự
hiểu biết về việc tạo lập chữ ký số. Ngoài ra khi sử dụng chữ ký số cũng cần có sự
tham gia của các cơ quan chứng thực chữ ký số mà trên thế giới cũng như tại Việt
Nam hiện nay, dịch vụ này còn trong giai đoạn bắt đầu triển khai.
- Hợp đồng hình thành qua các công cụ: các bên có thể sử dụng công cụ tán gẫu
để tiến hành giao dịch như Zalo, Viber … Trong quá trình giao dịch các bên có thể
trao đổi các thông tin, đưa ra lời đề nghị và chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng
hoặc có thể gửi bản mềm hợp đồng thông qua các công cụ này.
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): là sự chuyển thông tin từ máy tính này sang
máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về
17