Tải bản đầy đủ (.doc) (292 trang)

Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.68 MB, 292 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI</b>

<b>BIẾN ĐỔI VĂN HĨALÀNG DỆT PHƯƠNG LA </b>

<b>(HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH)</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HĨA HỌC</b>

<b>HÀ NỘI, 2016</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ VĂN HỐ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI</b>

<b>BÙI THỊ DUNG</b>

<b>BIẾN ĐỔI VĂN HÓALÀNG DỆT PHƯƠNG LA </b>

<b>(HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH)</b>

<b>Chun ngành: Văn hóa họcMã số: 62310640</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Xuân Đính</b>

<b>HÀ NỘI, 2016</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tác giả xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính tác giả.Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án này là trung thực,không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việctham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệutham khảo theo đúng quy định.

<i>Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2016</i>

Tác giả luận án

<b>Bùi Thị Dung</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Chương 3: VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA LÀNG DỆT </b>

<b><small>PHƯƠNG LA HIỆN NAY</small></b>

3.2. Văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La hiện nay100

<b>Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU BIẾN </b>

4.1. Những tác động của sự biến đổi văn hóa làng dệt Phương La đến kinh tế

4.2. Dự báo xu hướng văn hóa làng dệt Phương La trong thời gian tới

126

4.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng dệt Phương La

130

<b><small>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ</small>157</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

VHTT: Văn hóa thơng tinXHCN: Xã hội chủ nghĩa

NCS: Nghiên cứu sinh

ĐSVHCS: Đời sống văn hóa cơ sở

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

so với trước năm 1996

9<i>Bảng 2.6: Đánh giá về mức độ sạch đẹp của cảnh quan làng</i>

nghề hiện nay so với trước 1996

<i>12 Bảng 3.1: Đánh giá việc duy trì hoạt động dịng họ</i>94

<i>13 Bảng 3.2: Số người đến dệt thuê ở Phương La, theo các năm</i>99

<i>14 Bảng 3.3: Đánh giá mức độ coi trọng vấn đề tâm linh của người</i>

dân hiện nay so với trước năm 1996

<i>15 Bảng 3.4: Việc thực hành các tiết chính trong tang ma của</i>

người Phương La

<i>16 Bảng 3.5: Đánh giá việc tham gia lễ hội của người Phương La</i>

hiện nay so với trước năm 1996

<i>17 Bảng 4.1: Những tác động của sự biến đổi</i>

văn hóa làng Phương La

<i>18 Bảng 4.2: Đánh giá về tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở Phương </i>

123

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC HỘP</b>

Trang1<i>Hộp 2.1: Ý kiến về nguyên liệu đầu vào của công ty, doanh</i>

2<i>Hộp 2.2: Ý kiến về nguyên liệu đầu vào của các hộ sản xuất nhỏ</i>563<i>Hộp 3.1: Sự hình thành chủ doanh nghiệp ở Phương La</i>804<i>Hộp 3.2: Đóng góp của các doanh nghiệp xây dựng các cơng trình</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>

Vùng châu thổ Bắc Bộ từ xưa đã hình thành nhiều loại hình làng, tùy thuộcvào cách phân chia dựa vào các tiêu chí về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử lậplàng

v.v. Nếu phân theo cơ sở kinh tế (hay nghề nghiệp), bên cạnh số đơng các làng nơngnghiệp, cịn có làng nghề, làng buôn bán v.v. Trên khuôn mẫu chung của làng nơngnghiệp, mỗi loại hình làng lại có sắc thái riêng do đặc thù nghề nghiệp quy định.Đối với làng nghề, nét khác biệt rõ nhất thể hiện ở việc người thợ thủ cơng tuy chưahồn tồn tách khỏi sản xuất nơng nghiệp, song đã có những tố chất “làm nền” choviệc hình thành người cơng nhân cơng nghiệp, các chủ doanh nghiệp sau này.

Làng nghề tạo ra giá trị kinh tế lớn và ổn định hơn so với các loại hình làngkhác, bảo đảm cơng ăn việc làm cho dân làng, thu hút nhiều lao động dư thừa từ cáclàng quê khác. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế,hình thành các thị tứ, góp phần đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa nơng thơn. Thu nhậpcủa người làng nghề cao nên có điều kiện để xây dựng, tu bổ các cơng trình thờ cúng(đình, chùa, đền, miếu...) và tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội. Sản phẩm củalàng nghề làm ra mang tâm hồn, cốt cách, sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ,nên mỗi sản phẩm là một tác phẩm riêng, độc đáo. Người làng nghề có bí quyết,cơng thức nghề riêng, vì vậy, việc giữ bí quyết nghề hết sức nghiêm ngặt. Quan hệxã hội của người làng nghề cũng mở rộng hơn do người thợ đi khắp nơi làm ăn vàcũng có nhiều người từ nơi khác đến làm thuê, trao đổi nguyên vật liệu và sảnphẩm; tạo ra những khác biệt về nếp nghĩ, tầm nhìn, quan niệm về các giá trị củalàng xã. Đặc điềm nghề nghiệp cũng quy định cường độ và nhịp độ lao động, nhịpsống của cư dân làng nghề, có nhiều khác biệt so với làng nơng nghiệp.

Tất cả các khía cạnh trên hợp thành một “văn hóa làng nghề” với những nétkhác biệt dễ nhận thấy, trong khung chung của “văn hóa làng”. Nghiên cứu văn hốlàng nghề khơng chỉ góp phần vào việc nghiên cứu làng Việt, đặc điểm kinh tế - xãhội truyền thống mà cịn tìm ra những dáng nét văn hoá khác biệt của người Việt thểhiện qua các mặt đời sống, của nghề.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Công cuộc Đổi mới, đặc biệt là việc đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH tạo chocác làng nghề những cơ hội để phát triển, văn hóa làng nghề cũng có những thay đổisâu sắc. Song, làng nghề và văn hóa làng nghề cũng phải đối mặt với những thử tháchkhắc nghiệt của kinh tế thị trường, ảnh hưởng đến tổ chức làm nghề, tiêu thụ sảnphẩm; với vấn đề môi trường; cơ cấu dân cư, sự phân tầng xã hội, các quan hệ xã hộitrong và ngoài làng, nhịp sống, nếp sống, phong tục tập qn và tơn giáo tín ngưỡng.Đến lượt chúng, các yếu tố trên lại tác động đến sự phát triển của nghề và làng nghề.

Những biến đổi văn hóa làng nghề diễn ra khác nhau ở từng làng, phụ thuộcvào nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tố chung là sự phát triển kinh tế- xã hội dưới tácđộng của các chủ trương, chính sách của Nhà nước, cịn có yếu tố riêng, như đặcđiểm nghề, sự năng động của cộng đồng cư dân, hay truyền thống lịch sử văn hóacủa địa phương… cần được nghiên cứu.

Thái Bình nằm trong vùng châu thổ sơng Hồng, có nhiều nghề thủ cơng hìnhthành và phát triển ở tất cả các huyện; trong đó, Hưng Hà là điển hình của mộthuyện đa nghề, với những làng nghề nổi tiếng bởi các sản phẩm đặc trưng, được“dân biết mặt, nước biết tên”, như làng dệt chiếu Hới, làng dệt vải Phương La v.v.Các làng này được giới thiệu trong một số cơng trình chủ yếu, nêu những nét lớn vềlịch sử làng nghề trong quá khứ, ít nghiên cứu về phương diện Văn hóa học, nhất làkhơng đề cập đến sự biến đổi văn hóa truyền thống trong điều kiện kinh tế - xã hộihiện nay; khi coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, hay vănhóa là một trong bốn trục của phát triển bền vững (ba trục khác là tăng trưởng kinhtế, ổn định chính trị - xã hội và giữ gìn tài ngun - mơi trường).

Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về làng nghề, văn hóa làngnghề và biến đổi văn hóa làng nghề ở nhiều chiều cạnh khác nhau, nhưng chưa có

<i>cơng trình nào nghiên cứu về Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La (huyện Hưng</i>

<i>Hà, tỉnh Thái Bình). Vì vậy, việc nghiên cứu, giải quyết đề tài này sẽ góp phần tìm</i>

hiểu về thực trạng biến đổi văn hóa làng nghề, xu hướng văn hóa làng nghề PhươngLa trong thời gian tới và từ đó đưa ra giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóalàng Phương La trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU</b>

<b>2.1. Những cơng trình nghiên cứu về làng nghề, văn hóa làng nghề củangười Việt ở Bắc Bộ</b>

<i>- Các nghiên cứu chung về làng nghề, văn hoá làng nghề ở Bắc Bộ trongnghiên cứu chung về làng xã người Việt</i>

Điểm nổi bật của việc nghiên cứu nghề thủ công và làng nghề từ trước đếnnay là được đặt trong khung cảnh nghiên cứu về làng Việt nói chung, dưới nhiềugóc độ khác nhau; do nghề thủ công là bộ phận gắn chặt với nơng nghiệp, các làngnghề có mối quan hệ chặt chẽ với các làng nông nghiệp. Đến nay, đã có một khốilượng lớn các cơng trình được cơng bố. Dưới đây là một số cơng trình tiêu biểu.

<i>Người nông dân châu thổ Bắc kỳ của Nhà Địa lý học Pháp Pièrre Gourou, từ</i>

cách tiếp cận địa lý nhân văn chỉ ra những nét chung về các mặt đời sống của ngườinông dân Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tácgiả đã khảo tả rất chi tiết địa hình châu thổ Bắc Kỳ, về dân cư trong sự vận động,dịch chuyển và quần tụ - đặc điểm điển hình tạo nên làng của vùng châu thổ BắcBộ. Tác giả nghiên cứu sâu về văn hóa mưu sinh của các làng và ln đặt các vấnđề nghiên cứu trong sự vận động biến đổi và linh hoạt. Trong Chương 2, P. Gourouđưa ra con số 108 nghề thủ cơng (phân theo nhóm nghề) được gọi là “ công

<i>nghiệp làng xã”, gồm các nghề dệt, đan lát, gỗ và các nghề khác. Công nghiệp dệt</i>

gồm dệt bông, tơ tằm, những ngành lụa thơ, tơ đũi, the, đan lưới, võng.., có 242làng nghề [39].

<i>Cơng trình Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam của tác giả</i>

Phan Gia Bền [11] được coi là chuyên khảo lớn nhất về nghề thủ công. Thông quacuốn sách, tác giả đã giới thiệu sơ lược lịch sử phát triển của thủ công nghiệp ViệtNam, tìm hiểu những nét lớn về tình hình phát triển của nghề thủ cơng qua các thờikỳ, tìm hiểu về mầm mống tư bản chủ nghĩa trong thủ công nghiệp Việt Nam, tácdụng của chủ nghĩa tư bản phát triển đối với thủ công nghiệp Việt Nam. Tác giả cịnđúc kết 6 đặc điểm của thủ cơng nghiệp Việt Nam và tình hình phát triển của một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nghề thủ công tiêu biểu. Tác giả đã đưa ra những định nghĩa về thủ công nghiệp, vềthợ thủ công ... mà cho đến bây giờ những định nghĩa ấy vẫn được các nhà nghiêncứu sử dụng, làm tiền đề cho các nghiên cứu của mình.

<i>Bộ sách hai tập Nông thôn Việt Nam trong lịch sử [115], trong tập đầu xuất</i>

bản năm 1977 đã có hai bài viết về nghề thủ công và làng nghề. Mặc dù đây mới chỉlà khảo sát tổng quát về sự phân bố các nghề và làng nghề của Việt Nam trong quátrình lịch sử, tuy chưa khảo sát chi tiết nhưng tác phẩm đã rất quan tâm đề cập tới

<i>nghề và làng nghề thủ công. Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại [116] do</i>

Viện Sử học biên soạn. Các bài viết của Phạm Văn Kính, Nguyễn Khắc Tụng vàBùi Xuân Đính phân tích những nét cơ bản về thủ công nghiệp trong đời sống kinhtế của người nông dân thời phong kiến và thời Pháp thuộc.

<i>Làng Việt Nam, mấy vấn đề kinh tế - xã hội và văn hóa của Phan Đại Dỗn</i>

[25] là cơng trình nghiên cứu tổng thể về làng Việt dưới góc độ Sử học. Tác giả chỉrõ một số đặc điểm cơ bản của nền kinh tế, sản xuất tiểu nông, thủ công nghiệp kếthợp chặt chẽ với nông nghiệp, các nghề thủ công tồn tại và phát triển phụ thuộc chặtvào kinh tế hộ gia đình người nơng dân. Tác phẩm cịn chỉ rõ vấn đề ruộng công,ruộng tư và mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị giúp NCS hiểu rõ hơn về sựtác động qua lại giữa nông thôn và thành thị giai đoạn những năm cuối của thế kỷXX.

Ngoài ra, cịn nhiều cơng trình khảo sát những nét tiêu biểu về nghề thủ cơng

<i>truyền thống, như: Văn hóa truyền thống làng Đồng Kỵ do Lê Hồng Lý chủ biên,nghiên cứu làng Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) [79]; Ninh Hiệp truyền</i>

<i>thống và phát triển của nhóm tác giả do Tô Duy Hợp chủ biên nghiên cứu về </i>

làng-xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) [55]…

<i>- Các nghiên cứu về làng nghề, văn hóa làng nghề của người Việt ở Bắc BộThứ nhất, ngoài những ghi chép trong các bộ chính sử, nghề và làng nghề</i>

<i>được đề cập đến đầu tiên trong các cuốn địa chí, thơng qua mục ghi “sản vật”, như</i>

<i>Dư địa chí của Nguyễn Trãi [107] là tác phẩm ghi chép sớm nhất về các nghề thủ</i>

công ở Việt Nam, ở tác phẩm này Nguyến Trãi đã đề cập tới nghề dệt lụa ở Hà

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Đơng. Cơng trình Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn [87] hay</i>

các cuốn địa phương chí là nguồn tài liệu ghi chép về các nghề thủ công và làngnghề khá phong phú, song chủ yếu nêu sản vật của các nghề thủ công gắn với làngnghề ở mỗi địa phương, khơng miêu tả quy trình làm nghề.

<i>Thứ hai là các cơng trình nghiên cứu về lịch sử các ngành nghề, chủ yếu đề</i>

<i>cập đến nguồn gốc nghề thông qua các vị tổ nghề, tiêu biểu là các cuốn sách Nghề</i>

<i>thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề của Trần Quốc Vượng [121],Truyện các ngành nghề của nhóm tác giả Tạ Phong Châu [16] v.v. Nghề cổ đất Việt</i>

(khảo cứu) của Vũ Từ Trang [106] điểm tới 21 nghề cổ truyền như: nghề gốm,nghề rèn, đúc đồng, chạm vàn bạc, làm cày bừa, làm nón, dệt chiếu, nghề trồng dâu,ni tằm ...

<i>Thứ ba là các cơng trình khảo tả về nghề gắn với làng nghề và vùng nghềkhác nhau, tiêu biểu là Nghề cổ truyền của Tăng Bá Hoành [52], Quê gốm BátTràng của Đỗ Thị Hảo [43], Gốm Bát Tràng thế kỷ XV- XIX do Phan Huy Lê chủ</i>

<i>biên [71], Làng tranh Đông Hồ của Nguyễn Thái Lai [70]. Các cuốn sách này dùng</i>

phương pháp miêu tả Dân tộc học để đưa ra các tư liệu, từ đó nêu những nét lớn củamột nghề, từ nguồn gốc nghề (tổ nghề), nguồn nguyên liệu, cơng cụ làm nghề, quytrình kỹ thuật làm nghề, tổ chức sản xuất đến các loại hình và đặc trưng sản phẩm,phương thức tiêu thụ sản phẩm, thu nhập của người làm nghề và tâm lý làng nghề.Viện Nghiên cứu Văn hóa đã tập hợp các cơng trình viết về nghề và làng nghề

<i>thành bộ Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam (gồm 6 tập). Cơng</i>

trình đồ sộ này đã tổng tập các cơng trình viết về nghề và làng nghề; gồm giới thiệulàng nghề (nguồn gốc, tổ nghề, lịch sử hình thành và phát triển, thực trạng sản xuất...), khảo sát và nghiên cứu về nghề (kỹ thuật, kỹ xảo, quy trình cơng nghệ, dụng cụhành nghề, bí quyết nghề ...), sản phẩm nghề (kiểu cách, mẫu mã, nghệ thuật tạohình và trang trí ...), hoạt động sản xuất (phương thức hành nghề, truyền nghề, thịtrường, kinh tế làng nghề, du lịch làng nghề và văn hóa nghề nghiệp...). Tập một,nhóm tác giả đề cập về nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam bao gồm nhữngvấn đề lý luận chung về nghề và làng nghề truyền thống, giới thiệu tổ nghề và nghệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

nhân dân gian, các vùng nghề, địa danh và địa chí làng nghề. Đặc biệt, nhóm tác giảdành hẳn chương 5 để bàn về sự biến đổi làng nghề trong bối cảnh hiện nay. Tómlại, bộ Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam giúp chúng ta có một cáinhìn tương đối tổng quan về các cơng trình nghiên cứu về nghề và làng nghề truyềnthống Việt Nam của các tác giả trong và ngoài nước. Thơng qua Tuyển tập, chúngta có cái nhìn khái quát về nghề, làng nghề; những vấn đề lý luận chung đến nguồngốc hình thành nghề, tổ nghề, quy trình sản xuất, sự biến đổi của nghề, làng nghềtrong giai đôạn hiện nay...

Nghề và làng nghề cũng là đề tài hấp dẫn cho nhiều luận án tiến sĩ của cácchuyên ngành Dân tộc học, Văn hóa dân gian và Văn hóa học trong khoảng hơn 20

<i>năm trở lại đây, như Biến đổi làng nghề thủ công truyền thống Triều Khúc, xã Tân</i>

<i>Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội [125], Làng nghề sơn quang Cát Đằng</i>

<i>[60], Sự biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sơng Hồng từ năm 1986 đến nay[108], hay các luận văn thạc sĩ như Làng thêu Quất Động [88]; Gốm sành nâu ở</i>

<i>Phù Lãng [41]; Làng Cọi Khê: Truyền thống và đổi mới [51] v.v. Các luận án, luận</i>

văn này khảo tả tương đối kỹ lưỡng các nội dung liên quan đến nghề, chỉ ra đượcnhững đặc điểm của làng nghề về các mặt: cấu trúc làng xóm, di tích thờ cúng, cácphong tục, tín ngưỡng, hội hè...

Bên cạnh đó, cịn có một khối lượng lớn các bài đăng trên tạp chí, giới thiệutổng thể hay từng mặt một nghề, hoặc làng nghề của các địa phương.

Nhìn chung, các tác phẩm nói trên đã phản ánh nhiều khía cạnh về nghề, làng

<i>nghề như sản vật của các nghề thủ công, lịch sử ngành nghề, khảo tả nghề, những</i>

đặc điểm của làng nghề về cấu trúc làng xóm, di tích thờ cúng. Tuy nhiên, các tácphẩm này đề cập đến khía cạnh văn hóa làng nghề cịn ít, chưa nghiên cứu tổng thểcác thành tố góp phần tạo nên văn hóa làng nghề.

<b>2.2. Những cơng trình nghiên cứu về biến đổi làng nghề, văn hố làng nghề</b>

<i>Cơng trình Làng nghề, phố nghề, Thăng Long - Hà Nội của Trần Quốc</i>

Vượng và Đỗ Thị Hảo [123] là cơng trình đầu tiên bàn về biến đổi làng nghề, văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

hóa làng nghề. Sau khi đưa ra định nghĩa về làng thủ công, đặt vị trí làng nghề trongdiễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam, các tác giả nêu một số quan điểm phát triểnlàng nghề: Mơ hình sản xuất hộ gia đình vẫn hiệu quả nhất vì nó khơng bị phụ thuộcvào vốn. Tuy nhiên theo các tác giả, trong nền kinh tế thị trường, nghề và làng nghềđang đứng trước những khó khăn thách thức. Vấn đề đầu ra của sản phẩm nghề thủcông, vấn đề môi trường ... phải được quan tâm. Các tác giả cũng cho rằng, để nghềvà làng nghề phát triển cần có hệ thống chính sách, cơ chế phù hợp và là vấn đề cấpbách cần phải làm ngay.

<i>Cơng trình “Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát</i>

<i>triển” của nhóm tác giả Vũ Quốc Tuấn [104], sau khi đưa ra phác thảo về làng nghề</i>

phố nghề trong lịch sử, đề cập đến thực trạng của làng nghề phố nghề hiện nay;đồng thời, nhóm tác giả đã chỉ ra hướng phát triển và các giải pháp để phát triểnlàng nghề.

<i>Ngồi ra, cơng trình Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình cơng</i>

<i>nghiệp hố, hiện đại hố [53]; Làng nghề truyền thống trong q trình cơngnghiệp hoá và hiện đại hoá [124]; Làng nghề Việt Nam và môi trường phản ánh về</i>

các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các làng nghề, tiềm năng và sự vận độngcủa nó trong nền kinh tế thị trường, hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyềnthống [18].

Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ bảo vệ trong 20 năm trở lại đây và cácbài báo (đã nêu ở trên), sau phần giới thiệu về đặc điểm của nghề truyền thống đãđưa ra một số tư liệu cùng nhận xét về sự thay đổi của nghề dưới tác động của cácđiều kiện kinh tế - xã hội hiện tại.

Dưới góc độ Dân tộc học/Nhân học, trong vài năm qua, nhiều cơng trình bànsâu về biến đổi của làng nghề truyền thống từ sau hịa bình lập lại đến nay, nhất làdưới tác động của quá trình CNH – HĐH.

<i>- Sự phát triển của làng nghề La Phù do Tạ Long chủ biên, nghiên cứu</i>

trường hợp về sự thay đổi của một làng nghề qua các thời kỳ trước đây và hiện nay,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

nổi bật là việc hình thành các cơng ty và những đóng góp của làng nghề này vàongân sách Nhà nước, nghề phát triển có liên quan đến các tổ chức quan phương (hệthống chính trị, chính sách) và phi quan phương (xóm, ngõ, dịng họ); đồng thời,các tác giả cũng đã đưa ra những khó khăn cần phải giải quyết của làng nghề La phùtrong giai đoạn hiện nay [76].

<i>- Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) - truyền thống và biến đổi</i>

do Bùi Xuân Đính chủ biên, nghiên cứu về biến đổi của nghề, làng nghề thủ cơnghuyện Thanh Oai. Cơng trình đề cập đến những đặc điểm của làng nghề (khônggian kiến trúc, cơ cấu tổ chức làng xã, di tích lịch sử văn hóa…). Các tác giả dànhChương 3 để bàn hướng đi lên của làng nghề thủ công của huyện trong bối cảnhCNH- HĐH [31].

Trong suốt thời gian qua, đã có một khối lượng lớn các cơng trình nghiêncứu về nghề, làng nghề thủ công; sự biến đổi kinh tế - xã hội, biến đổi văn hóa vàcuộc sống của người nơng dân ở ở các làng quê Việt Nam nói chung với nhiều cáchtiếp cận khác nhau. Các tác giả đã đều đồng thuận chỉ ra rằng sự biến đổi ở các khuvực nông thôn, nông nghiệp là một tất yếu hiện nay. Trong q trình biến đổi đó,những đặc trưng cơ bản của làng cũng như những đặc tính nổi bật của người nôngdân được thể hiện vẫn rất đậm nét. Trong q trình biến đổi ấy chính là cầu nối giữanơng thơn và đơ thị, làng vẫn giữ tính tự trị tương đối của nó nhưng đã rất cởi mởvà linh hoạt, ở đó có những sự tái cấu trúc từ không gian, cảnh quan làng cho đếnkinh tế, văn hóa và xã hội. Người nơng dân ở các làng không thụ động và phụ thuộcnhư trước kia mà họ thực dụng hơn, có khả năng làm xoay chuyển tình huống theohướng có lợi. Và như vậy, cuộc sống của người dân ổn định và phát triển hơn.

Nghiên cứu sự biến đổi làng nghề, văn hóa làng nghề nói riêng đã có nhiềutác giả đề cập tới. Tuy nhiên, các cơng trình này chủ yếu tiếp cận dưới góc độ Sửhọc (nghiên cứu về lịch sử nghề và làng nghề), Văn hóa Dân gian, Dân tộc học/Nhân học (đi sâu nghiên cứu quy trình sản xuất, các loại hình sản phẩm). Các cơngtrình nghiên cứu dưới góc độ Văn hóa học, xem xét các yếu tố văn hóa, các giá trịvăn hóa của sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

phẩm nghề, của nghề và làng nghề; những biến đổi về các giá trị truyền thống trongbối cảnh hiện nay chưa nhiều. Các cơng trình đó cịn nặng về nghiên cứu truyềnthống, ít nghiên cứu những vấn đề của nghề, làng nghề và văn hóa làng nghề trongcuộc sống đương đại. Cịn ít các nghiên cứu điểm (case stady) để thấy được tính đadạng, điểm chung và nét riêng của văn hóa làng nghề và biến đổi của làng nghề.

<b>2.3. Tổng quan các nghiên cứu về làng nghề Phương La</b>

Có thể chia các nghiên cứu về làng nghề Phương La từ trước đến nay thànhcác nhóm sau:

<i>- Nhóm cơng trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Thái Bình, trong đó có đềcập đến làng Phương La</i>

<i>Các tác phẩm Chú thích về tỉnh Thái Bình [65]; Nhận diện văn hóa làng ở</i>

<i>Thái Bình [97]; Lễ hội truyền thống ở Thái Bình [98]; Địa danh Thái Bình tronglịch sử [99]; Tên làng xã Thái Bình [103]… đề cập giá trị văn hóa vật thể, phi vật</i>

thể một số làng ở Thái Bình, trong đó có làng Phương La.

<i>Tác phẩm Ngàn năm đất và người Thái Bình đề cập đến làng nghề Phương</i>

La ở khía cạnh nghề, vai trị của nghề trong phát triển kinh tế [89].

<i>Trong cơng trình Địa chí Thái Bình nói về các làng nghề ở Thái Bình, về sản</i>

phẩm của làng nghề, nêu rõ nghề dệt vải lụa, số lượng thợ thủ công, số khung cửidùng để dệt, giá sản phẩm: “… Thái Bình có khoảng 750 thợ dệt các loại: sồi, đũi,lụa, là, nái, sa… tập trung ở các làng Bộ La (Vũ Thư), Nam Lỗ (Tiên Hưng), VânTràng (Thụy Anh), Phương La (Hưng Nhân); Quận Hành, Động Trung, ĐôngNhuế, Niên Hạ (Kiến Xương)… " [100].

<i>- Nhóm cơng trình nghiên cứu về nghề thủ cơng ở Thái Bình, trong đó cónghề dệt làng Phương La</i>

<i>Sách Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí và Đại Nam nhất thống chí nói về</i>

nghề thủ cơng ở Thái Bình, trong đó ghi chép huyện Vũ Tiên có làng Bộ La dệt lụa,ở làng Mẹo phủ Tiên Hưng có nghề dệt lụa, nái..." [35, 87].

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>Sách Tiên Hưng phủ chí ghi chép về phủ Tiên Hưng viết năm 1928 của Đốc</i>

học phủ Tiên Hưng Phạm Nguyên Hợp (lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệuA.3167) ở phần “công nghệ” (nghề thủ cơng) có ghi: “Dân các xã Phương La, TrácDương (xã Thái Phương), Yên Nghiệp (Minh Tân) huyện Hưng Nhân (Hưng Hà)thường đi mua kén tằm đem về kéo thành sợi, chia ra làm mấy loại. Loại sợi tơmảnh đem dệt thành lụa gọi là lục sồi, loại sợi tơ hơi thô dệt ra thành lụa nái, rồiđem đi bán ở chợ các nơi" [58]. <i>Sách Tiên Hưng phủ chí cịn cho biết: “Người xã</i>

Nguyên Xá, huyện Thần Khê kéo kén thành tơ phiếu (ngâm, phơi khô để tơ mất đimàu vàng, ngả sang màu trắng lụa), cho tơ trắng ra, cuộn vào guồng xe cho săn sợirồi mới dệt. Lụa dệt ra màu trắng có hoa văn rất đẹp. Nghề này có từ thời Lê CảnhHưng”.

<i>Tài liệu Chú thích về tỉnh Thái Bình (“Notice sur la Province de Thái Bình”),</i>

ký hiệu M.10372 (Thư viện Quốc gia) cho biết, các huyện trong tỉnh Thái Bình cótrồng dâu (trước năm 1945) “Dâu, tằm: theo thống kê toàn bộ về các bãi dâu tiếnhành năm 1931 - 1932, diện tích trồng dâu tằm lên tới 1.830 mẫu (dâu trồng ở vườnvà dâu trồng ở các bãi cát). Diện tích trồng dâu phân bổ ở 10 phủ, huyện trong tỉnh,diện tích trồng dâu ở Duyên Hà (286 mẫu) và Hưng Nhân (50 mẫu), hai huyện naynhập thành Hưng Hà, có diện tích trồng lớn nhất tỉnh” [65].

<i>Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Hà, đầu thế kỷ XX thợ dệt Phương La và</i>

làng Tống Lạp rất nổi tiếng. Thợ ở hai làng dệt này từng có sản phẩm bày bán tạiHội chợ triển lãm kinh tế Pháp - Việt ở nhà Đấu Xảo - Hà Nội [7].

<i>- Nhóm đề tài, bài báo bàn luận, nghiên cứu trực tiếp về Phương La</i>

<i>+ Đầu tiên, phải kể đến Kỷ yếu hội thảo khoa học Hoằng Nghị Đại Vương và</i>

<i>việc bảo tồn, tơn tạo khu di tích lịch sử - văn hóa Phương La do UBND tỉnh Thái</i>

Bình và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức, viết về làng Phương La dưới góc độSử học nhằm phục vụ mục đích chính là làm sáng rõ thân thế, sự nghiệp của HoằngNghị Đại Vương, khẳng định vai trò của dòng họ Trần ở Phương La. Do vậy, tập Kỷyếu này chưa đề cập tới làng nghề một cách tồn diện, chưa quan tâm tới văn hóatruyền thống, biến đổi văn hóa làng nghề trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH[111].

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>+ Đề tài cấp ngành Một số giá trị văn hóa của các nghề thủ cơng truyền</i>

<i>thống ở Thái Bình của tác giả Nguyễn Ngọc Phát, tại chương II, giới thiệu sơ bộ về</i>

quy trình sản xuất, sản phẩm, một số giá trị di tích của làng Phương La, chưa đề cậptới văn hóa truyền thống của làng nghề một cách đầy đủ, không bàn đến sự biến đổivăn hóa trong điều kiện CNH - HĐH đất nước [91].

+ Ngồi ra cịn có một số bài báo nói về nghề, làng nghề Phương La dưới cácgóc độ khác nhau.

Nhìn chung, các tác phẩm nói trên chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể củanghề, làng nghề Phương La: nguồn gốc làng xã, các dòng họ, kinh tế, giá trị các vănbia, di tích, một phần về nghề (quy trình sản xuất, sản phẩm) mà chưa nghiên cứuvề văn hóa làng nghề; những vấn đề nổi bật của văn hóa làng nghề một cách hệthống, đặc biệt dưới tác động của CNH - HĐH. Tuy vậy, các nghiên trên là cơ sở,sự gợi mở cho hướng tiếp cận của tác giả khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa làngPhương La.

<b>3. MỤC ĐÍCH, VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN3.1. Mục đích nghiên cứu của Luận án</b>

Thơng qua việc khảo sát, phân tích thực trạng biến đổi văn hóa làng nghề dệtPhương La; Luận án dự báo xu hướng văn hóa làng nghề dệt Phương La thời giantới, từ đó đưa ra những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề dệtPhương La trong điều kiện CNH - HĐH, giúp làng Phương La và các làng nghề ởThái Bình phát triển bền vững.

<b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án</b>

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án sẽ phải giải quyếtnhững nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa lý luận về biến đổi văn hóa, biến đổi văn hóa làng nghề vàmột số khái niệm cơ bản có liên quan đến luận án, làm cơ sở lý luận chung cho toànbộ đề tài;

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Giới thiệu tổng quan về làng dệt Phương La, nghề dệt và văn hóa làngPhương La trong xã hội truyền thống ;

- Khảo sát, phân tích thực trạng biến đổi văn hóa làng dệt Phương La;

- Dự báo xu hướng của văn hóa làng nghề dệt Phương La những năm tiếptheo, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của làng nghề dệt PhươngLa trong điều kiện CNH - HĐH.

<b>4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án</b>

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các khía cạnh liên quan đến biến đổivăn hóa làng nghề dệt Phương La (thực trạng và xu hướng biến đổi, nguyên nhânbiến đổi …).

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án</b>

<i>- Về khơng gian, địa bàn nghiên cứu chính của Luận án là làng Phương La</i>

(xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình); đồng thời, Luận án có nghiêncứu mở rộng sang xã nghề dệt đũi Nam Cao (huyện Kiến Xương) và dệt khăn MinhTân (huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình.

<i>- Về thời gian, Luận án nghiên cứu biến đổi văn hóa làng Phương La khi</i>

nghề dệt phát triển, nhất là giai đoạn CNH - HĐH đất nước (từ Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VIII, tháng 6/1996 đến nay).

<b>5. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN5.1. Hướng tiếp cận</b>

<i><b>- Tiếp cận Văn hóa học: là hướng tiếp cận chính yếu của Luận án. Luận án</b></i>

chú trọng xem xét, nghiên cứu các thành tố văn hóa trong xã hội truyền thống củalàng nghề Phương La; xác định thực trạng biến đổi, nguyên nhân và xu hướng vănhóa trong điều kiện CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

<i>- Ngồi ra, Luận án cịn sử dụng các cách tiếp cận khác để bổ trợ, như: tiếp cận</i>

<i>Nhân học/Dân tộc học để xem xét các mối quan hệ của con người trong các yếu tố văn</i>

<i>hóa; tiếp cận lịch sử để xem xét các yếu tố văn hóa hiện nay của làng Phương La; tiếp</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>cận hệ thống để đặt sự hình thành, tồn tại và phát triển của các yếu tố văn hóa làng </i>

nghề dệt Phương La trong mối liên hệ với các yếu tố địa lý tự nhiên, cơ sở kinh tế…

<b>5.2. Phương pháp nghiên cứu</b>

<i>- Phương pháp điền dã Dân tộc học là phương pháp chính được Đề tài sử</i>

dụng để thu thập tư liệu. Ngoài việc thu thập các số liệu thống kê, các báo cáo trênthực địa, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể là: Nghiên cứu tham dự các hoạtđộng làm nghề, các sinh hoạt văn hóa xã hội, tín ngưỡng của dân làng. Phỏng vấnthợ thủ công, chủ doanh nghiệp, các bậc cao niên trên địa bàn nghiên cứu... Các thaotác phụ trợ: chụp ảnh, ghi âm, ghi hình.

<i>- Phương pháp điều tra Xã hội học, sử dụng phương pháp điều tra Xã hội</i>

<i>học để điều tra về các vấn đề văn hóa, xã hội... theo nội dung các Chương 2,3,4 của</i>

Luận án. Trên cơ sở kế thừa, tham khảo mẫu phiếu điều tra của những người nghiêncứu trước, NCS đã hoàn chỉnh bộ mẫu phiếu điều tra xã hội học với bốn nội dungđiều tra chính yếu: điều tra về cảnh quan mơi trường làng dệt Phương La; về truyềnnghề và mối quan hệ của người làng nghề; về biến đổi nghề dệt; về tín ngưỡng, lễhội, phong tục tập quán.

NCS đã điều tra 224 người về truyền nghề, mối quan hệ của người làng nghề;về biến đổi nghề dệt (trong đó, có 69.23% số người là thợ thủ công; 23.08% số ngườilà buôn bán, dịch vụ 20.8%; 7.69% là nội trợ); 208 người về cảnh quan mơi trườnglàng nghề và về tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán (trong đó, có 69.23% số ngườilà thợ thủ cơng; có 7.69 % số người là cán bộ, viên chức; 15.38% số người là cán bộhưu trí; 7.6% là các đối tượng khác).

<i>- Phương pháp nghiên cứu liên ngành, sử dụng các phương pháp nghiên cứu</i>

của Văn hóa học, Nhân học/ Dân tộc học, Sử học, Xã hội học,… để xem xét, lý giảicác yếu tố văn hóa của làng dệt Phương La.

<i>- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp phân tích sử dụng</i>

để đánh giá, phân loại các tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, tìm rađặc trưng văn hóa truyền thống của làng dệt Phương La. Phương pháp tổng hợp sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

dụng vào mục tiêu tổng hợp các tài liệu thứ cấp, giúp NCS nâng cao hiệu quả sửdụng các nguồn tài.

<i>- Phương pháp thống kê, phương pháp này giúp NCS thu thập số liệu thống</i>

kê phục vụ cho việc đưa ra các kết luận khách quan về văn hóa làng Phương La.

<i>- Phương pháp so sánh, NCS sử dụng phương pháp này nhằm so sánh một</i>

số khía cạnh của làng dệt Phương La với xã nghề dệt đũi Nam Cao, xã nghề dệtkhăn Minh Tân để thấy được những khác biệt, những vấn đề nổi bật của văn hóalàng Phương La trong điều kiện đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

<b>6. KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN</b>

- Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống dưới gócđộ Văn hóa học về biến đổi của văn hoá làng dệt Phương La; tìm ra những điểm nổibật của văn hóa làng dệt Phương La hiện nay dưới tác động của nghề, nhất là tronggiai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH;

- Luận án đưa ra luận cứ khoa học, đề ra các giải pháp bảo tồn, phát huy cácgiá trị văn hóa của làng dệt Phương La trong điều kiện CNH - HĐH, giúp làngPhương La và các làng nghề ở Thái Bình phát triển bền vững.

- Luận án góp phần vào việc nghiên cứu văn hố truyền thống làng Việt nóichung và làng nghề nói riêng.

<i>hiện nay</i>

<i><b>Chương 4: Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu biến đổi văn hóa làng </b></i>

<i>dệt Phương La.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Chương 1</b>

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNGVÀ TỔNG QUAN VỀ LÀNG DỆT PHƯƠNG LA1.1. Những vấn đề lý luận chung</b>

<i><b>1.1.1. Một số khái niệm dùng trong Luận án</b></i>

<i>1.1.1.1. Làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề thủ công hiện đại</i>

<i>- Làng nghề: từ xưa đến nay, khi nói đến làng nghề, thơng thường ai cũng</i>

hiểu là làng làm các nghề tiểu - thủ công. Tuy nhiên, một số cơng trình nghiên cứuđã đưa ra những quan niệm về làng nghề, làng nghề thủ công truyền thống nhưngchưa có sự thống nhất.

Tác giả Lưu Thị Tuyết Vân, trong bài viết “Một số vấn đề về làng nghề ởnước ta hiện nay” đưa ra định nghĩa: “Làng nghề là một làng có nghề tiểu - thủ côngđã từng tồn tại trong lịch sử hoặc một thời gian nhất định, có sản phẩm hàng hóa nổitiếng hoặc có khối lượng hàng hóa lớn có vai trị nhất định đối với thị trường trongnước và quốc tế, có số đông người trong làng cùng làm một hoặc nhiều nghề, dânlàng sống chủ yếu bằng các nghề đó”[114, tr. 64].

<i>Trong Tổng quan về nghề và làng nghề truyền thống ở Việt Nam, nhóm tác</i>

giả mà chủ biên là Trương Minh Hằng cũng đã thống nhất và đưa ra định nghĩa vềlàng nghề, theo đó định nghĩa được trình bày như sau: “Theo cách định nghĩa trongdân gian, một nghề có “thâm niên” và tỉ lệ người làm nghề (ở trong làng) cao, thunhập từ nghề là nguồn thu chính, tên làng dần dần gắn với tên nghề... thì được gọi làlàng nghề” [42, tr. 18]. Định nghĩa trên nhấn mạnh nghề tồn tại từ rất lâu, tạo ra sảnphẩm có tên tuổi. Trong làng, có nhiều người tham gia làm nghề và sống chủ yếudựa vào nguồn thu nhập từ nghề. Nhiều làng nghề, người dân đã quen với cách gọitên nghề thay cho tên làng.

Như vậy, các tác giả cùng các cơng trình nghiên cứu đều khẳng định làngnghề phải là làng sản xuất tiểu - thủ công, có số đơng người trong làng cùng làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

nghề, có nguồn thu nhập chính từ làm nghề. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đềcập tới khả năng các làng đó có thể chỉ tiến hành thực hiện một công đoạn của nghề.Chắt lọc những điểm chung và riêng từ các định nghĩa trên, chúng tôi cho

<i>rằng: Làng nghề là làng có phần đơng cư dân sống bằng một nghề hoặc nhiều nghề</i>

<i>thủ cơng (có khi chỉ là một công đoạn của nghề) tạo ra các sản phẩm mang tínhcách riêng, thời gian làm nghề và thu nhập của nghề chiếm tỷ lệ lớn nhất so với cáchoạt động kinh tế khác; hoạt động làm nghề có ảnh hưởng lớn đến các mặt kháccủa làng (kiến trúc làng xóm, nhà cửa, nhịp sống, thiết chế tổ chức và các quan hệxã hội, tâm lý tính cách, phong tục tập quán...).</i>

Bên cạnh các đặc điểm chung của làng Việt (với đại đa số là làng nôngnghiệp), các làng nghề có những nét khác biệt: hoạt động làm nghề là chính, do vậy,thu nhập từ nghề là chủ đạo và cao hơn, ổn định hơn so với cư dân các làng nôngnghiệp; nhịp độ lao động, nhịp sống trong các làng nghề sơi động hơn, tính theo sốngày trong năm và số giờ trong ngày; kết cấu hạ tầng, nhà cửa, hệ thống đình, chùa,đền miếu, nếp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội nhìn chung bề thế và quy củhơn, do dân làng có điều kiện kinh tế để đóng góp xây dựng; quan hệ, giao lưu, giaotiếp của người các làng nghề được mở rộng, do hoạt động nghề nghiệp; người cáclàng nghề truyền thống sớm hình thành một số đức tính tốt đẹp, như tính kiên nhẫn,tính tốn, tiết kiệm, tính trung thực trong làm ăn, giao tiếp, chú trọng chữ tín, nhằmbảo đảm nguồn lợi thường xuyên, ổn định và lâu dài, niềm tự hào với nghề nghiệp,với quê hương, tạo ra lòng yêu nghề, yêu quê và gắn bó với quê hương của ngườithợ thủ công.

<i>- Làng nghề truyền thống: cũng theo tác giả Lưu Thị Tuyết Vân: “Các làng</i>

nghề truyền thống trước hết phải là một làng nghề nhưng đã có lịch sử tồn tại lâuđời, đến nay vẫn sản xuất một hoặc nhiều mặt hàng truyền thống có giá trị trên thịtrường trong nước và quốc tế.” [42, tr. 64].

Tác giả Dương Bá Phượng dựa vào tính chất và số lượng nghề để phân loạilàng nghề, tác giả chia làng một nghề, làng nhiều nghề, làng nghề truyền thống...

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Theo tác giả: “làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời tronglịch sử và còn tồn tại cho đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trămnăm, thậm chí hàng nghìn năm” [85, tr. 10-15].

Các cách định nghĩa trên cơ bản đã đưa ra vấn đề cốt lõi của làng nghềtruyền thống, trước tiên phải là làng nghề và nhấn mạnh làng nghề đó tồn tại đã từrất lâu, sản phẩm có thương hiệu, uy tín trên thị trường.

Trên cơ sở nhận thức định nghĩa về làng nghề truyền thống của các tác giả

<i>trên, chúng tôi quan niệm, làng nghề truyền thống là làng có nghề thủ cơng hình</i>

<i>thành từ lâu đời, đến nay nghề cịn duy trì hoặc rất phát triển, vẫn sản xuất mộthoặc nhiều mặt hàng truyền thống.</i>

Khái niệm “Làng nghề truyền thống” trong Luận án, xét trên phương diệnkinh tế là nghề có kỹ thuật thủ cơng; xét trên phương diện xã hội và văn hóa, gắnvới cơ cấu tổ chức xã hội và các giá trị văn hóa của làng Việt được hình thành vàtồn tại trong xã hội truyền thống. Ngày nay, nhiều làng nghề truyền thống vẫn tồntại, song nghề đã có những thay đổi về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, loại hình sảnphẩm... Sự thay đổi này của nghề đã tác động đến nhiều mặt của làng.

<i>- Làng nghề thủ công hiện đại là làng có các nghề mới được nhân cấy. Theo</i>

quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006, cả hai loại hình làng nghề truyền thống và làng nghềhiện đại ngày nay có chung các đặc điểm sau: có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địabàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; hoạt động sản xuất kinh doanhổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị cơng nhận; chấp hành tốt chínhsách, pháp luật của Nhà nước. Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạtba tiêu chí sau:

1/ Nghề xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm đượccơng nhận;

2/ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

3/ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làngnghề.

Tại tỉnh Thái Bình, ngày 31 tháng 3 năm 2006, UBND tỉnh ra Quyết định số

<i>29/ 2006/ QĐ- UBND "Quyết định V/v Ban hành Quy định tiêu chuẩn làng</i>

“Làng nghề truyền thống phải đạt các tiêu chuẩn như Điều 3 và phải là làngnghề sản xuất lâu đời có ít nhất từ 50 hộ trở lên hoặc 1/3 (một phần ba) tổng số hộcùng làm một nghề truyền thống, có thu nhập ổn định”.

<i>1.1.1.2. Văn hóa làng nghề</i>

Đến nay, có một quan niệm phổ biến cho rằng, văn hóa làng nghề gồm haiyếu tố “Văn hóa làng” và “Văn hóa nghề”. Văn hóa làng có trước, gồm các yếu tốvăn hóa vật thể (diện mạo và cấu trúc vật chất làng xã, các di tích thờ cúng…) vàvăn hóa phi vật thể (cơ cấu tổ chức làng xã, các ứng xử xã hội, lễ hội, phong tục tậpquán, tín ngưỡng…). Văn hóa nghề là các yếu tố liên quan đến nghề (kỹ thuật làmnghề, đặc trưng sản phẩm nghề, tâm lý và tính cách người làm nghề,…). Văn hóalàng nghề là các yếu tố tiêu biểu nhất về vật thể và phi vật thể của một làng đượchình thành dưới ảnh hưởng của nghề; gắn với việc sản xuất, sinh sống bằng một haymột số nghề [108, tr. 35- 36].

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Tác giả Đinh Thị Vân Chi cũng có quan điểm gần như quan niệm trên khicho rằng, văn hóa làng nghề là một dạng đặc thù của văn hóa làng nói chung. Ngồicác yếu tố chung của văn hóa làng Việt, văn hóa làng nghề có một số yếu tố đặc thù,như kiến thức nghề, trình độ tay nghề, đạo đức nghề, thái độ hành nghề,...[19, tr.39].

Tác giả Vũ Quốc Tuấn xác định văn hóa làng nghề có ba bộ phận chính làvăn hóa tổ chức (hay cơ cấu tổ chức), văn hóa vật thể (các sản phẩm nghề, các thiếtchế thờ cúng, các thiết chế văn hóa) và văn hóa phi vật thể (các phong tục, lễ hội,việc dạy nghề, truyền nghề…) [104, tr. 95- 96]. Định nghĩa đã chỉ ra được yếu tốquan trọng nhất là nghề trong văn hóa, hay tác động của việc làm nghề tới các khíacạnh của làng và của văn hóa.

<i>Tác giả Lâm Bá Nam trong bài viết gần đây trên Tạp chí Dân tộc học, tuy</i>

khơng đưa ra một khái niệm về làng nghề, song, xuyên suốt toàn bộ bài viết, tác giảLâm Bá Nam đã giúp cho chúng ta hiểu khía cạnh khác của văn hóa làng nghề, đólà những đặc điểm của yếu tố nghề trong văn hóa tạo nên diện mạo làng.

Như vậy, các tác giả đều đã đưa ra được định nghĩa về văn hóa làng nghề, đólà một kiểu loại văn hóa làng, có những đặc trưng của yếu tố nghề, chịu tác độngcủa nghề. Mỗi cách định nghĩa đều khai thác được những khía cạnh mang tính đặctrưng của làng nghề.

<i>Chúng tơi quan niệm: Văn hóa làng nghề là một dạng đặc thù, là một phức</i>

<i>thể các yếu tố văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần ở các làngnghề, giữa nghề và làng, giữa con người và các yếu tố ngồi con người, có quan hệmật thiết với nhau, ràng buộc và phụ thuộc, tác động vào nhau, trong đó nghề giữ vịtrí trung tâm. Ngồi các yếu tố chung của văn hóa làng, văn hóa làng nghề có mộtsố yếu tố đặc thù, như nhịp sống làng nghề, tâm lý và tính cách của người làngnghề…</i>

<i>* Cơ cấu văn hóa làng nghề: Cũng như văn hóa làng, văn hóa làng nghề</i>

được cấu thành bởi các thành tố:

<i>Văn hóa vật chất: khơng gian, cảnh quan làng; di tích thờ cúng...Văn hóa xã hội: các thiết chế, tổ chức làng xã; các giai tầng xã hội...</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>Văn hóa tinh thần: phong tục, tập quán, lễ tiết, hội làng...</i>

Có điểm khác là nghề phát triển, chi phối các mặt đời sống xã hội của làng,vì vậy, khi nghiên cứu văn hóa làng nghề không thể thiếu yếu tố nghề.

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự biến đổi xã hội- văn hóa. Theo các nhà xã hội học, nói tới biến đổi là đồng nghĩa với sự biến đổicủa xã hội, biến đổi của công nghệ… và họ coi biến đổi xã hội chính là sự thay đổiđáng kể trong cấu trúc hành vi văn hóa: “Hệ thống văn hóa (đạo đức, tinh thần) quyđịnh sự phát triển của hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội” [40, tr. 52].

Có tác giả đã gắn liền sự biến đổi kinh tế - xã hội với quá trình sản xuất vậtchất. M. Weber thì cho rằng: “ Nguồn động lực có sự tác động mạnh mẽ nhất đếncác hình thức tổ chức sản xuất và quan hệ xã hội, để cuối cùng làm thay đổi xã hộikhông phải cái gì khác lại chính là văn hóa phi vật chất (như tư tưởng, niềm tin, kỷluật lao động và tư duy hợp lý, v.v…) [40, tr. 94]. Như vậy, theo M. Weber, biếnđổi xã hội xuất phát từ sự thay đổi về văn hóa và chính văn hóa là động lực để xãhội thay đổi. Ông cũng khẳng định, q trình biến đổi ln diễn ra với đầy nhữngkhó khăn, phức tạp, không đơn giản thuận lợi: “Việc biến đổi từ giai đoạn này sanggiai đoạn khác không “trôi chảy, nhẹ nhàng”, mà thường trải qua thời kỳ bất ổnđịnh, mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới” [40, tr. 52].

Karl Max, với tư cách là nhà xã hội học Đức lại cho rằng “theo quy luật lịchsử, xã hội phát triển từ cơ cấu xã hội đơn giản đến phức tạp”, “Lịch sử phát triển

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>khn mẫu hành vi và lối sống của các nhóm xã hội. Biến đổi vĩ mô là những thayđổi diễn ra và xuất hiện trên phạm vi rộng lớn và trong khoảng thời gian dài. Biến</i>

<i>đổi vi mô là những biến đổi nhỏ, diễn ra trong thời gian ngắn, được tạo ra từ một lĩnh</i>

vực nào đó của đời sống.

Một số cơng trình nghiên cứu của khoa học xã hội trong thập niên 1990, đãmở đầu cho hướng nghiên cứu về biến đổi xã hội ở Việt Nam. Các nghiên cứu đãđưa ra nhận định chung là kinh tế thị trường càng phát triển tuy tạo ra nhiều cơ may,vận hội cho các cá nhân, các nhóm xã hội, song sự phân hóa giàu nghèo cũng nhưmức độ phân tầng xã hội càng diễn ra mạnh mẽ. Cá nhân, nhóm nào nắm bắt, tậndụng được cơ hội sẽ vượt lên thành các nhóm giàu có, khá giả, ngược lại, cá nhân,nhóm xã hội nào khơng nắm bắt được các cơ hội sẽ chỉ đạt mức sống trung bình, thậmchí bị sút giảm và rơi vào nhóm có mức sống nghèo đói. Những cá nhân, nhóm xã hội„„mạnh‟‟tạo nên sức mạnh kinh tế làm thay đổi đáng kể điều kiện sống của bản thânvà góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Có thể gọi là những nhóm xãhội vượt trội mà sự giàu có lên của họ có thể làm dỗng rộng khoảng cách giàu nghèo,nhưng cũng góp phần tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội [77, tr. 29-30]. Chúng tôi vận dụng những luận điểm này để nghiên cứu về sự biến đổi xã hội -yếu tố có liên quan mật thiết với biến đổi văn hóa ở làng Phương La trong điều kiệnhiện nay.

<i>- Luận điểm về biến đổi văn hóa</i>

Cũng như biến đổi xã hội, biến đổi văn hóa là chủ đề được rất nhiều ngànhkhoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu. Biến đổi văn hóa được các học giả đề cậptừ khá sớm và họ đều có điểm chung thống nhất cho rằng khơng có nền văn hóa nàođứng n một chỗ, cũng như khơng có nền văn hóa nào khơng có sự thay đổi gì so

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

với thời kỳ khai nguyên của nó. Chúng ta có thể điểm lại một vài quan điểm về sựbiến đổi văn hóa của các nhà nghiên cứu, để từ đó có cái nhìn tổng quan về biến đổivăn hóa.

+ Cuối thế kỷ XIX, thuyết Tiến hóa luận của E. Taylor, Morgan ra đời. Cáchọc giả cho rằng sự phát triển của các nền văn hóa là xu hướng chính của lịch sửlồi người, điều này là tất yếu, các dữ kiện của nó có thể sắp xếp vào một trật tự xácđịnh, mà không thể làm khác được.

Khơng tán thành với thuyết tiến hóa về văn hóa ở cuối thế kỷ XIX, thuyếtchức năng - cấu trúc được khởi xướng từ G. Spence r và E. Durkheim ra đời.Thuyết này nhấn mạnh đến sự thống nhất của giống người và sự đồng nhất trongphát triển văn hóa “Đó là sự phát triển qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạpvà mang tính chất bắt buộc đối với mọi xã hội”, “Coi văn hóa và xã hội như một cơthể sống” [40, tr.72]. Thuyết chức năng coi trọng sự khác biệt về văn hóa, theo cáchọc giả, chính nhờ sự khác biệt mà các bộ phận của xã hội cũng như các xã hội cóthể nương tựa và bổ sung cho nhau để vận hành trong thế cân bằng và ổn định. Họcthuyết cũng chủ trương cần nghiên cứu văn hóa - xã hội của mỗi dân tộc như là mộtthể thống nhất (hay như một chỉnh thể), cần chia tách thành các bộ phận và vạch racác mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

Phát triển học thuyết trên, Radcliffe Brown đi đến kết luận “Cần phải nghiêncứu văn hóa từ bên trong, cần tơn trọng giá trị của các nền văn hóa khác nhau vàkhơng nhất thiết mọi nền văn hóa đều phải trải qua các giai đoạn giống như nền nănminh châu Âu” [49, tr. 76].

Thuyết xung đột gắn liền với tác phẩm của những người có khuynhhướng chống lại sự bành trướng của thuyết chức năng - cấu trúc. Dựa trên cơ sởlý luận của M. Weber và C. Mác, người ta cho rằng các mâu thuẫn và xung độtkhơng chỉ là đặc trưng, cịn giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hộivà coi xã hội là sự kết nối không ngừng các va chạm của những lực lượng xã hộikhác nhau, không có hồn cảnh nào khơng có xung đột. “Mâu thuẫn là nguồngốc của mọi sự vận động, biến đổi và là động lực của sự phát triển. Mà mâu

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

thuẫn, xung đột lại hình thành và phát triển trên cơ sở của sự khác biệt, kể cả sựkhác biệt về văn hóa” [40, tr. 82].

<i>Trong cơng trình nghiên cứu Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiên nay, tác</i>

giả Nguyễn Thị Phương Châm đã dành cả một chương để bàn về các lý thuyết biếnđổi văn hóa và tác giả xác định biến đổi văn hóa là q trình vận động của tất cả cácxã hội và cho rằng biến đổi văn hóa là xu hướng tất yếu trong q trình tồn cầuhóa. Tác giả khẳng định:

“Biến đổi văn hóa trong xã hội hiện đại là những q trình đa chiều, đa dạngphụ thuộc vào sự lựa chọn của từng xã hội cụ thể với sự chi phối của bối cảnh vănhóa truyền thống. Q trình biến đổi văn hóa trong hiện đại hóa hiện nay được nhìnnhận là ngày càng xa với thuyết Mỹ hóa và Tây hóa, tức là không chỉ lấy Mỹ hayphương Tây làm mô hình và chuẩn mực cho sự phát triển” [17, tr. 22, 23].

Từ trước đến nay, HĐH được hiểu là quá trình chuyển biến từ những xã hộinơng nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hiện đại, dẫn đến biến đổi vănhóa, diễn ra theo một đường thẳng đơn tuyến, trong đó những giá trị truyền thống sẽbị xóa bỏ và đưa tới sự hội tụ của những “giá trị hiện đại”.

Các nhà Nhân học hiện đại, tuy đồng ý quan điểm kinh tế phát triển thúc đẩysự biến đổi về xã hội, văn hố; nhưng khơng tán thành luận điểm về sự biến đổi vănhoá từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại dẫn đến hội tụ những giá trị hiện đạichung cho mọi xã hội.

Các nhà Văn hóa học Mỹ chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa chính trị - kinhtế và văn hố, họ đánh giá cao vai trị quan trọng của văn hóa trong phát triển kinhtế

- xã hội… Trên cơ sở đó, một lý thuyết mới về hiện đại hóa được đề xuất với nộidung chính sau đây:

+ Phát triển kinh tế dẫn đến biến đổi về xã hội và văn hoá từ xã hội truyềnthống sang xã hội hiện đại. Quá trình này đi theo những đường song song, phụthuộc vào văn hố truyền thống của mỗi nước; chứ khơng phải diễn ra theo mộtđường thẳng; không dẫn đến hội tụ những “giá trị hiện đại” chung cho mọi quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

+ Biến đổi văn hố khơng đồng nghĩa với “Mỹ hoá”, “Âu hoá”. Sự phát triểnvượt bậc của những nước châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…) và châuPhi trong những năm gần đây đã chứng minh điều đó.

Như vậy, biến đổi văn hóa được các học giả đề cập từ khá sớm và họ đều cóđiểm chung thống nhất cho rằng khơng có nền văn hóa nào đứng n một chỗ, cũngnhư khơng có nền văn hóa nào khơng có sự thay đổi gì so với thời kỳ khai nguyêncủa nó. Biến đổi văn hóa mang tính tất yếu, là hiện tượng phổ biến. Biến đổi vănhóa cũng tuân theo quy luật, biến đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.Biến đổi này không diễn ra theo một đường thẳng đơn tuyến mà cũng có những giaiđoạn chững lại, thậm chí là thụt lùi, là bước tiến bộ trong sự phát triển, được bắt đầutừ quá trình thay đổi phương thức sản xuất, kỹ thuật sản xuất, dẫn đến thay đổi vềquan niệm, lối sống,… Song, biến đổi văn hóa lại cũng chính là động lực thúc đẩyxã hội biến đổi. Nhờ mối quan hệ biện chứng đó mà văn hóa và xã hội ngày mộtphát triển. Sự biến đổi này được hiểu theo nghĩa rộng, là quá trình vận động của tấtcả xã hội [40, tr.9]. Theo nghĩa hẹp, biến đổi văn hóa là những thay đổi của các ditích thờ cúng, tôn giáo…ở những làng quê được chuyển thành phường do tác độngcủa ĐTH. Mà biến đổi xã hội do tác động của CNH - HĐH là sự thay đổi trong tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội và cá nhân, trong đó có các quan hệ xã hội các mơhình hành vi và ứng xử tương ứng với các điều kiện CNH - HĐH và ĐTH [47, tr.80].

Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng “… sự phát triển của xã hội trên toàn thếgiới là lịch sử kế tiếp các hình thái kinh tế xã hội mà thực chất là các phương thứcsản xuất” [22, tr.60], “… ở mọi xã hội, ý thức xã hội (hệ tư tưởng, chính trị, luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

pháp, đạo đức, văn hóa, tơn giáo…) bị quy định bởi tồn tại xã hội” [22, tr. 59, 60].Cùng với sự khẳng định về tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, lý luận mácxítcũng đồng thời khẳng định tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, khẳng định sựtác động ngược trở lại của ý thức xã hội với tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hộiđặc biệt là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và nhận thức của conngười, những quan điểm về chính trị, đạo đức, văn học, nghệ thuật… sớm muộncũng biến đổi theo. Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thườngxuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người mà trước tiên là dosự biến đổi của lực lượng sản xuất xã hội.

Như vậy, về mặt nhận thức, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nhưng còntrong đời sống xã hội hiện thực, tất cả các yếu tố đều làm tiền đề và tác động thúcđẩy lẫn nhau. Đây là cơ sở lý luận để NCS dựa vào trong suốt quá trình nghiên cứu.

<i>1.1.2.2. Biến đổi văn hóa làng nghề</i>

Thực tế cho thấy, q trình hội nhập thế giới và việc đẩy mạnh CNH - HĐHđã tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến các làng Việt nói chung, làng nghề nói riêng, dẫnđến biến đổi văn hóa của các làng. Nguyên nhân của sự biến đổi này chính là do lựclượng sản xuất rất phát triển, phương thức sản xuất được đổi mới, kinh tế hàng hóathâm nhập sâu, rộng vào mọi mặt đời sống xã hội của người dân.

CNH - HĐH đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít thách thức đốivới làng nghề, với người thợ thủ cơng. Chính vì điều này mà nhiều làng nghề đãkhơng cịn tồn tại bởi sản phẩm khơng có chỗ đứng trên thị trường, hoặc có nhữnglàng nghề cịn tồn tại nhưng là để duy trì nghề, sản phẩm làm ra có rất ít người tiêuthụ bởi không phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Chính vì vậy, để làngnghề tồn tại và phát triển, người làng nghề khơng cịn cách nào khác là phải thay đổicách nghĩ, từ đó đổi mới mặt hàng sản xuất, công nghệ sản xuất... nhằm đáp ứngnhu cầu thị trường. Do đó, văn hóa của các làng nghề cũng biến đổi theo. Tuynhiên, tùy điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi làng mà sự biến đổi văn hóa cóqui mơ, tốc độ khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Do làng nghề áp dụng máy móc, cơng nghệ hiện đại vào sản xuất nên sảnphẩm làm ra nhiều, năng suất lao động tăng, thu nhập của người dân cao và ổn định.Chính điều này đã giúp người làng nghề có điều kiện nâng cao đời sống tinh thần,quan tâm tới các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tâm linh... Tuy nhiên, sự biến đổinày cũng không theo một đường thẳng đơn tuyến mà nó hội tụ cả những mặt trái,những yếu tố chưa tích cực cản trở sự phát triển của các làng nghề.

Trên cơ sở những luận điểm về biến đổi văn hóa, về làng nghề, văn hóa làng

<i>nghề, chúng tơi xác định nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề chính là nghiên</i>

<i>cứu sự biến đổi các thành tố cấu thành văn hóa làng nghề dưới tác động của cácyếu tố chính trị, kinh tế và xã hội. Sự biến đổi này bao hàm cả biến đổi về số lượng</i>

và chất lượng, trạng thái. Biến đổi giữa cái cũ và cái mới; từ cái chưa hoàn thiệnđến cái hoàn thiện. Tuy nhiên, sự biến đổi ấy bao hàm cả những yếu tố tích cực vàchưa tích cực; sự biến đổi đã có chọn lọc và cả những biến đổi chỉ mang tính tràolưu chưa phù hợp. Sự biến đổi này cũng hoàn toàn tất yếu, khách quan trong điềukiện CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu biến đổi văn hóa làng dệt Phương La là nghiên cứu sự biến đổi

<i>của các thành tố Văn hóa vật chất, Văn hóa xã hội và Văn hố tinh thần của làng.</i>

Có điểm khác là, với làng nghề Phương La, việc làm nghề mang lại nguồn thu lớnvà chủ yếu cho cư dân, làm cho kinh tế phát triển, cuộc sống sung túc nên ảnhhưởng chi phối đến mọi mặt đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Vì vậy,Luận án sẽ phải tập trung nghiên cứu về biến đổi nghề dệt truyền thống.

Do điều kiện thời gian nên không phải mọi yếu tố của văn hóa làng nghề đượcxem xét, nghiên cứu mà Luận án chỉ trình bày khái quát các thành tố văn hóa làngnghề Phương La trong xã hội truyền thống và một số yếu tố văn hóa hiện nay nổi bậtnhất, hình thành và diễn biến dưới tác động của CNH - HĐH được rút ra từ quá trình

<i>điều tra thực tế: 1/Nghề dệt và văn hóa vật chất (khơng gian, cảnh quan; di tích tơngiáo, tín ngưỡng); 2/Văn hóa xã hội, đó là sự hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp;việc tách họ, dựng nhà thờ mới và vấn đề an ninh - xã hội của làng; 3/Văn hóa tinh</i>

<i>thần, những vấn đề nổi bật là sự thay đổi lối sống; phong tục cưới xin, tang ma, hội</i>

làng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>1.2. Tổng quan về làng dệt Phương La</b>

<i><b>1.2.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử hình thành làng</b></i>

<i>1.2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên</i>

<i>Làng Phương La (tên Nôm là làng Mẹo) thuộc xã Thái Phương, huyện Hưng</i>

Hà, tỉnh Thái Bình. Làng tiếp giáp các làng Trác Dương, Xuân La (xã Thái Phương)về phía Bắc; làng Hà (xã Hồng An) về phía Nam; làng Giác (xã Kim Chung) vềphía Đơng; làng Dương Xá (xã Thái Hưng) về phía Tây.

Phương La nằm trong khu vực đồng bằng Thái Bình, địa hình bằng phẳng,khơng có núi đồi, đất đai hoàn toàn do phù sa bồi đắp mà thành; thuận lợi để trồng lúavà các loại cây lương thực, cây công nghiệp (dâu, bông), là cơ sở để nghề dệt hìnhthành. Làng có vị trí giao thơng thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy, có bốn

<i>đường bộ vào ra, lại cách bến Thanh Nga (làng Nga, thuộc xã Minh Tân nằm sát</i>

làng Phương La) 03 km, tiện lợi để vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy sơngHồng. Hình thù làng giống như một cái vó bè, cả bốn góc đều có các đường dẫn vàolàng: từ làng Trác Dương (phía Bắc) sang, từ làng Xuân La (phía Tây Bắc) vào;làng Gạo (phía Tây) sang; làng Kiều Trai (phía Nam) tới. Thế đất này được dân làngquan niệm là nơi “tụ hội”, trở thành “đất đãi ngoại”: con gái, con trai các làng khácđến làm dâu làm rể đều phát đạt. Vì thế, như một “định đề tự nhiên” từ xưa: con gáiở các nơi phải là những cô xinh xắn mới “lọt” vào mắt các trai làng Mẹo, cũng nhưcon trai các nơi phải đẹp trai, khỏe mạnh mới lấy được gái Phương La.

Theo số liệu thống kê năm 2012, làng có diện tích tự nhiên là 242,768 ha.

<i>Diện tích các loại đất được chia ra như sau (Bảng 1.1).</i>

<i><b>Bảng 1.1: Các loại đất đai của làng Phương La năm 2012</b></i>

<i>TTLoại đấtDiện tích (ha)Tỷ lệ %</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>1.2.1.2. Dân cư</i>

Phương La là vùng đất cổ, nơi hội tụ của dân di cư từ nhiều nơi khác đến.Đặc biệt, vùng này cịn là nơi các triều đình phong kiến đưa tù binh Chiêm Thành,

<i>Tống, Nguyên về sinh sống (theo gia phả dòng họ Trần Hữu, xã Hồng An, huyện</i>

<i>Hưng Hà). Tới vùng đất mới, bên cạnh việc mang theo tập tục sinh hoạt, văn hóa,</i>

nhiều người mang theo nghề thủ cơng: nghề mộc, nghề ngõa (xây), nghề rèn, trồngdâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.

Người Phương La vốn bôn ba, bươn chải, di cư qua nhiều vùng để mưu sinhnên họ rất chăm chỉ, sáng tạo; thích ứng với điều kiện sống…

Theo thống kê của nhà nghiên cứu Ngô Vi Liễn, vào năm 1927, làng có1528 dân; trong khi bình qn của một làng châu thổ Bắc Bộ là 910. Ngày nay,dân số của làng đã tăng lên nhiều lần. Làng được chia thành bốn thôn (Phương La1, 2, 3, 4) trên cơ sở bốn xóm cũ. Số hộ và số khẩu năm 2014 của các thôn thể

<i>hiện ở Bảng 1.2.</i>

<i><b>Bảng 1.2 : Số hộ, khẩu của làng Phương La năm 2014</b></i>

<i>Số lượngTỷ lệ % so cả làng</i>

<i>Số lượngTỷ lệ % so cả làng</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

sư Trần Thủ Độ. Ông tổ chức cho dân chúng khai canh lập ấp, lập nên khu BếnTrấn (tức làng Mẹo sau này) trù mật vào cuối thời Lý. Bến Trấn xưa gồm các vùngđất Phương La, Xuân La và Trác Dương thuộc xã Thái Phương ngày nay, toàn bộvùng này rộng khoảng chừng vài km2. Cũng theo các bậc cao niên trong làng, hailàng Xuân La và Phương La xưa kia cùng cư trú trong một khoảnh. Về sau, khôngrõ từ bao giờ, một bộ phận cư dân chuyển sang khai phá và sinh sống tại các xómcủa làng Phương La hiện nay; sau đó, tách thành làng riêng biệt.

Quá trình khai hoang lập làng Phương La gắn với sự đồn kết, chung lưngđấu cật của 10 dịng họ: Trần, Nguyễn, Đào, Phạm, Lê, Vũ, Đặng, Đỗ, Đoàn, Đinh.

<i><b>1.2.2. Nghề dệt làng Phương La trong xã hội truyền thống</b></i>

<i>1.2.2.1. Nguồn gốc nghề dệt ở Phương La</i>

Địa hình của làng Phương La bằng phẳng, song ở thế thấp so với các làngxung quanh, mỗi khi có mưa lớn, nước từ các làng Hà Nguyên, Xuân La dồn vềđồng làng, theo con ngòi chảy qua làng Trấn Cách để ra sơng Hồng, nên việc tiêuthốt nước được dễ dàng. Tuy nhiên, trước đây, hệ thống thủy lợi chưa được xâydựng, đồng ruộng chỉ cấy được một vụ lúa mùa với năng suất thấp và bấp bênhkhông thể đảm bảo lương thực cho mỗi gia đình. Trong khi đó, cuộc sống của ngườidân cần nhiều thứ chi tiêu khác: may mặc, thực phẩm, chi tiêu cho công cụ sản xuất,vật dụng gia đình, sửa nhà cửa..., lại cịn lo chi những lệ tục tang ma, cưới xin vàđặc biệt, thời phong kiến, cịn có gánh nặng sưu thuế... ; cần những khoản tiền lớnmà nông nghiệp không thể đáp ứng, đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Do vậy, ngườinông dân phải tìm kiếm thêm các nguồn thu khác, bằng hình thức đi buôn, làm thuêhoặc làm thêm nghề phụ. Chọn công việc kiếm thêm nguồn thu nào tùy thuộc vàođiều kiện của từng địa phương và sự lựa chọn của người nông dân. Như vậy, làmthêm nghề phụ cũng là xu thế tất yếu của người nơng dân, trong đó có ngườiPhương La.

Phương La có vị trí giao thơng thuận lợi, lại nằm trong vùng lõi của nghề dệttruyền thống, sát cạnh xã Minh Tân với nghề dệt lụa, tơ tằm; gần làng Hới có nghề

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

dệt chiếu nổi tiếng từ rất lâu đời; giáp với huyện Vũ Thư trồng dâu chăn tằm, ươmtơ dệt vải. Cách làng Phương La sáu cây số là làng Quan Nhân, tỉnh Hà Nam trồngdâu chăn tằm, kéo tơ. Đặc biệt, người Phương La năng động, sáng tạo và cần cùchịu khó, lại biết tính tốn, chi tiêu tiết kiệm nên nghề tồn tại và phát triển; đâycũng là yếu tố đảm bảo để thúc đẩy nông nghiệp tồn tại và phát triển theo.

<i>Về nguồn gốc nghề dệt ở Phương La, sách Đồng Khánh ngự lãm địa dư chívà Đại Nam nhất thống chí đều chép huyện Vũ Tiên có làng Bộ La dệt lụa, ở làngMẹo phủ Tiên Hưng có nghề dệt lụa, nái..." [35, 87]. Sách Tiên Hưng phủ chí của</i>

Phạm Nguyên Hợp nói rõ các nơi trong bản phủ “Tiên Hưng” đều có khung dệt vải,trong đó có các xã Phương La, Trác Dương. Tài liệu còn cho biết: “Nghề này có từthời Lê Cảnh Hưng. Ơng nghè hội nguyên Nguyễn Bá Dương đi sứ Bắc Quốc họcđược cách dệt thứ lụa ấy, trở về dạy cho dân làng thành nghề. Đến nay, dân bản xãcòn nhắc nhở”... Tuy nhiên, tài liệu cũng chỉ cho biết nghề dệt của làng Phương Lahình thành vào khoảng niên hiệu Cảnh Hưng (thế kỷ XVIII) và từ nơi khác chuyểnđến, không xác định được tổ nghề.

Về tổ nghề dệt, hiện nay, trong hồ sơ di tích Đình Phương La có ghi: “Ngơiđình này thờ vọng 6 vị thần, theo truyền thuyết là thành hồng có cơng phát triểnnghề dệt của làng Phương La”. Tuy nhiên, quá trình điền dã tại các làng trong xãThái Phương và các xã lân cận, chúng tôi không thu được tài liệu nào khẳng định vềvị tổ nghề dệt của làng Phương La. Những vị thành hoàng làng được thờ vọng tạiđình Phương La cũng khơng đủ cơ sở để xác định họ là nhân thần và trong số họ cóvị là tổ nghề thực sự của làng, mà chỉ là những thiên thần. Các bậc cao niên cùngcác nghệ nhân làng Phương La và các làng xã lân cận thì cho rằng nghề dệt ởPhương La đã có từ khoảng 300 - 400 năm, nhưng cũng không ai biết cụ tổ nghề là aivà sinh vào thời nào.

Theo ông Trần Hữu Huỳnh, người xã Hồng An (giáp với làng Phương La)cho biết, Thế phả dòng họ của ơng có nói, vào thời Vua Lê Thánh Tơng (1460-1497), Nhà Vua đi đánh Chiêm Thành, bắt được tù binh đem về. Lấy ruộng côngcủa nơi xa, cấp cho người Chiêm cày cấy… Người Chiêm tụ họp lại dựng nhà lập

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>ấp, ngày khẩn hoang cấy lúa, trồng dâu chăn tằm, đêm đánh cá, dệt vải” [Nguồn:</i>

Kết quả phỏng vấn của NCS và cộng tác viên].

Như vậy, nghề dệt ở Phương La có từ bao giờ và tổ nghề dệt là ai, đến nay,vẫn còn là dấu hỏi. Mọi người cũng chỉ biết rằng, từ thời Trần, dân làng Phương Lađã phát triển nghề dệt. Tương truyền Trần Hoằng Nghị cùng bốn vị phu nhân đãgiúp dân mở nghiệp, mở chợ để dân trao đổi hàng hóa và những sản phẩm tơ lụa ởnơi đây đã đến với Kinh đô Thăng Long. Các bậc cao niên trong làng giải thích, cómột thời, tên làng là “Hương La”, nghĩa là lụa thơm. Loại lụa này nổi tiếng dùng đểtiến vua, đối ngoại với các nước láng giềng. Sự tồn tại lâu đời của nghề dệt, gắn vớitrồng dâu nuôi tằm ở các làng thuộc Hưng Hà đã được dân gian đúc kết thành cáccâu ngạn ngữ "Chiếu Hới, vải Bơn, lụa Mẹo". Ở Phương La còn lưu truyền câu cadao nói về nghề dệt: “Càng rộng đường go, càng to vốn sợi”, hoặc “Khéo quay tơ,lơ dệt cửi”, “Con gái dệt nái, tay trái đếm tiền”…

<i>1.2.2.2. Nguyên liệu dệt</i>

Nguyên liệu để dệt được những tấm vải tơ lụa mềm mại, óng ả nuột nà là tơ

<i>tằm. Tài liệu Chú thích về tỉnh Thái Bình (Notice sur la province de Thái Bình), ký</i>

hiệu M.10372 cho biết, các huyện trong tỉnh Thái Bình có trồng dâu (trước năm 1945):“Dâu, tằm: theo thống kê toàn bộ về các bãi dâu tiến hành năm 1931 - 1932, diện tíchtrồng dâu tằm lên tới 1.830 mẫu (dâu trồng ở vườn và dâu trồng ở các bãi cát)”. Đặcbiệt, tài liệu cũng khẳng định diện tích trồng dâu ở hai huyện Duyên Hà (286 mẫu) vàHưng Nhân (50 mẫu) … Tuy nhiên, trước đây làng Phương La chỉ có khoảng mươi hộni tằm, ươm tơ. Đại đa số các nhà dệt chủ yếu đi bộ để mua nguyên liệu của ngườilàng Đìa, xã Hồng An (huyện Hưng Nhân); Thuận Vi (huyện Thư Trì); làng QuanNhân (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nguyên liệu của địa phương xa hơn được dân

<i>các nơi mang đến chợ Nga (làng Nga xã Minh Tân) bán, trao đổi.</i>

Khi nghề dệt của làng phát triển mạnh, các chủ lái tơ từ các làng Bách Thuận,Bách Tính (huyện Thư Trì); tỉnh Nam Định, Hưng Yên cũng tìm tới bán tơ, hoặc đổi lấyvải. Tơ thường cuộn nhỏ bằng chiếc chén hoa hồng, mỗi noi tơ nặng khoảng 50 gam. Babốn chục

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>noi gọi là một lá, một dúm. Người mua tơ chỉ cần nhấc lên lắc lắc, nếu tơ khơ thì có</i>

tiếng kêu giịn tan, nếu tơ còn ẩm chỉ tiếng kêu đục. Trong làng dệt Phương La, cóngười chỉ ngửi qua cũng biết được tơ mới, tơ cũ, hay tơ cịn ẩm.

<i>1.2.2.3. Cơng cụ dệt</i>

Bộ cơng cụ của nghề dệt bao gồm khung cửi, dụng cụ đánh sa, đánh suốt để tạonên những con thoi; bàn mắc, bàn tráng, tạo nên những hoa cửi. Khung cửi cổ xưa của

<i>làng Mẹo được gọi là khung con phượng (khung con cò), gồm nhiều bộ phận cấu</i>

thành: phần khung, ông lão, go, bia, con cò và phần chân dận... Đây là loại khung dệtchân đạp, tay nâng, có con thoi đưa qua đưa lại. Khung dài khoảng gần 3m, rộng từ80cm-1m. Chiều cao (giường cửi cao nhất) khoảng 80cm. Khung dệt ở trên; go, sổdùng để đập sợi phía dưới (sợi được luồn trước). Những năm trước đây, cả làng chỉ cókhoảng 200 khung dệt cổ để dệt lụa, sau đó chuyển sang dệt vải, dệt màn...

<i>1.2.2.4. Tổ chức sản xuất và phân công lao động</i>

Xưa, việc tổ chức sản xuất của làng Phương La đều theo quy mơ hộ gia đình,tự sản, tự tiêu… Mỗi hộ gia đình là một cơ sở dệt, chủ động hoàn toàn mọi khâu từmua nguyên liệu, dệt đến tiêu thụ sản phẩm, tận dụng tối đa sức lao động, thời gianrỗi của mọi người trong gia đình.

Trong các cơng đoạn, người nam giới chủ hộ, lo nguyên liệu, tiêu thụ sảnphẩm và chỉ đạo sản xuất. Dệt do người vợ đảm nhiệm. Bà già, con trẻ làm việc lặtvặt: chuẩn bị sợi, đánh sa, tỉa tót phần dư thừa của sản phẩm.

Năm 1957-1958, người Phương La tổ chức sản xuất theo mơ hình HTX tiểuthủ công nghiệp. Từ năm 1960, các tổ hợp sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp ra đời.Năm 1980, làng nghề Phương La đã thành lập được ba tổ hợp sản xuất hàng dệt: dệt -nhuộm Tân Phương của ông Trần Văn Sen, tổ hợp Sinh Lực của ông Đinh Hồng Qnvà tổ hợp thương bệnh binh của ơng Đồn Văn Hoàng và một số tổ hợp dệt nhỏ lẻkhác. Các hộ gia đình làm nghề vẫn đóng vai trị là cơ sở sản xuất. Sau đó khơng lâu,xí nghiệp dệt Rạng Đơng nay là Cơng ty dệt nhuộm Bình Minh cùng hàng chục doanhnghiệp khác đồng loạt ra đời. Hàng dệt của làng có mặt ở thị trường trong nước vàngoài nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>1.2.2.5. Sản phẩm dệt</i>

Trong xã hội truyền thống, làng Phương La chuyên sản xuất lụa tơ tằm vàvải khổ hẹp bằng khung cửi con cò. Sản phẩm của làng Mẹo xưa chủ yếu là lụa, vảivuông, đũi, nái đen và các sản phẩm từ tơ tằm, sợi bông. Mặc dù số lượng dệt rakhông nhiều nhưng lụa của người làng Mẹo màu mỡ gà vàng óng, mát mượt, mịnmàng đẹp như ráng trời vàng mềm mại, đạt trình độ mỹ thuật và thẩm mỹ cao đãhút hồn biết bao người. Những năm khó khăn 1959, 1960; người thợ đành phảichuyển sang làm ruột bấc đèn dầu các loại, dệt thắt lưng, bện giải rút quần… để duytrì nghề. Năm 1980, khi hình thành các tổ hợp sản xuất, sản phẩm dệt là các loại vảithổ cẩm có hoa văn, vải bị, vải dệt khổ vng đê-cơ và lụa satanh bằng tơ hóa học,dệt gia công theo đơn đặt hàng của nhà máy dệt Nam Định.

Mặc dù sản phẩm đã đạt trình độ thẩm mỹ cao nhưng người Phương La vẫntiếp tục phát triển nghề dệt bằng cách vừa làm nghề, vừa học nghề của thiên hạ. Tớinhững năm 80 của thế kỷ XX, người làng vẫn đi Vạn Phúc Hà Đông, sang Hà Nam,Nam Định để tìm hiểu và học kỹ thuật đóng khung cải tiến, cách dệt lụa của họ, làmcho sản phẩm tinh xảo và đẹp hơn.

<i>1.2.2.6. Việc tiêu thụ và thu nhập</i>

Theo lưu truyền dân gian, trước đây, làng Mẹo không có chợ, dân làng muốnmua bán phải sang chợ Then (làng Trác Dương) do làng này có nghề làm gốm pháttriển, nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa cao. Trần Hoằng Nghị muốn lập chợ trênchính làng q mình vừa để dân được thuận tiện mua bán, vừa để phát triển kinh tế.Muốn có chợ phải "cướp" được chợ Then về, nhưng việc “cướp” chợ rất khó khănvì chợ Then tuy có quy mơ nhỏ nhưng được đặt trên một vị trí thuận lợi, dân trongvùng đã quen với việc đi chợ này. Tương truyền, để “cướp” được chợ, Trần HoằngNghị đã nhận lời thách đố của dân làng Then, chỉ với một gánh trên vai mà phảigánh được cả chợ (gồm lều chõng, mọi mặt hàng, từ rau, thịt, cá, gạo đến nồi niêu,vải vóc…) về đặt tại làng Mẹo thì làng Then chịu mất chợ. Chẳng hiểu làm thế nàomà Trần Hoằng Nghị đã chuyển tất cả những thứ đó từ chợ Then về làng mình chỉbằng một gánh. Thế là từ đấy làng Then khơng cịn chợ, và làng Mẹo thì có chợ như

</div>

×