Tải bản đầy đủ (.pdf) (271 trang)

Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở hà nội hiện nay” (qua trường hợp làng triều khúc và thiết úng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.32 MB, 271 trang )



MỤC LỤC



Trang

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục bảng biểu

MỞ ĐẦU
1

Chương 1
:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
9
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.2.

Cơ sở lý luận 28
Tiểu kết 39

Chương 2:
KHÁI LƯỢC VỀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI, LÀNG NGHỀ TRIỀU


KHÚC, THIẾT ÚNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ CÁC LÀNG NGHÊ

40
2.1.

Khái lược làng nghề Hà Nội 40
2.2.

Làng nghề truyền thống Triều Khúc, Thiết Úng 50
2.3.

Nhân tố tác động đến sự biến đổi văn hoá làng nghề Hà Nội
Tiểu kết
65
79

Chương 3
:
KHẢO SÁT

BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRIỀU KHÚC VÀ THIẾT ÚNG

81
3.1.

Biến đổi văn hoá sản xuất và cảnh quan môi trường 81
3.2.


Biến đổi lĩnh vực văn hoá tổ chức cộng đồng 97
3.3.

Biến đổi lĩnh vực văn hoá tinh thần
Tiểu kết
109
124

Chương 4
: BÀN LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VÀ CÁC GIẢI PHÁ
P BẢO TỒN,
PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
126
4.1.

Bàn luận về biến đổi 126
4.2.

Giải pháp bảo tồn và phát huy văn hoá làng nghề truyền thống 128
4.3.

Khuyến nghị
Tiểu kết
148
154

KẾT LUẬN
155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

158

TÀI LIỆU THAM KHẢO
159

PHỤ LỤC
171


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải nghĩa
BCHTW :

Ban Chấp hành Trung ương
CNH :

Công nghiệp hoá
ĐTH :

Đô thị hoá
HĐH :

Hiện đại hoá
HĐND :

Hội đồng nhân dân
NXB :

Nhà xuất bản

NCS :

Nghiên cứu sinh
NQTW :

Nghị quyết Trung ương
G.S :

Giáo sư
UBND :

Uỷ ban nhân dân
UNESCO :

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hiệp quốc
tr :

trang
VHTT&DL :

Văn hoá, Thể thao và Du lịch
WTO :

Tổ chức Thương mại thế giới








DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 3.1. Lựa chọn kỹ thuật trong sản xuất của làng Thiết Úng 76
Bảng 3.2. Đối tượng truyền nghề 84
Bảng 3.3. Nhóm đối tượng được gia đình truyền nghề 84
Bảng 3.4. Địa điểm sản xuất của thợ thủ công 87
Bảng 3.5. Đánh giá về cảnh quan làng nghề 91
Bảng 3.6. Đánh giá các mối quan hệ gia đình, dòng họ 94
Bảng 3.7. Tần suất sang nhà hàng xóm chơi 95
Bảng 3.8. Hình thức giao dịch trong quan hệ bán hàng 98
Bảng 3.9. Đánh giá việc duy trì tín ngưỡng lễ hội 106
Bảng 3.10.

Đánh giá vấn đề đạo đức trong quan hệ bạn hàng 115
















1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề Hà Nội phát triển, có nhiều khởi sắc bắt đầu từ năm 1986,
khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế chuyển sang
cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng vì thế, biến đổi văn
hóa làng nghề truyền thống Hà Nội diễn ra như một điều t

hoá yếu của quy
luật phát triển. Sự biến đổi văn hoá ở các làng nghề truyền thống Hà Nội
không chỉ tác động đến cơ cấu tổ chức, diện mạo làng nghề, quy trình sản
xuất, mẫu mã, hình thức, chất lượng sản phẩm, phong tục tập quán…. của mỗi
làng nghề mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội
và cả nước trong quá trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) hiện
nay. Xu hướng biến đổi trên thực sự là vấn đề cần phải được quan tâm,
nghiên cứu kịp thời để đưa ra những căn cứ khoa học, những giải pháp phù
hợp, giúp các nhà hoạch định chính sách có những quyết sách hợp lý, vừa gìn
giữ, vừa phát huy được giá trị văn hoá truyền thống của các làng nghề.
Nghiên cứu về vấn đề này còn góp phần thực hiện chủ trương, đường
lối của Đảng cộng sản Việt Nam theo Nghị quyết số 33, Hội nghị lần thứ 9
BCH Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó các làng
nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh CNH, HĐH
nông thôn, nông nghiệp vì phát triển làng nghề truyền thống tạo ra một khối
lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập, tạo
việc làm, cải thiện đời sống dân cư nông thôn, tăng tích lũy, giảm di dân tự

do, chuẩn bị cho đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lĩnh vực công
nghiệp, tạo cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp hiện đại và phát làng nghề
truyền thống còn góp phần bảo tồn và gìn giữu giá trị văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề
truyền thống Hà Nội cho đến nay chưa nhiều. Mới chỉ có một số công trình
nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề vùng châu thổ sông Hồng, qua


2


nghiên cứu một số làng ở Hà Tây (cũ), Thái Bình, Hà Nội, mà chưa có công
trình nghiên cứu sâu, riêng biệt về Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền
thống Hà Nội hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa làng
nghề truyền thống của Hà Nội nói chung và hai làng nghề dệt Triều Khúc
(huyện Thanh Trì), đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông Anh) nói riêng
không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn
trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa các làng nghề truyền thống ở nước
ta hiện nay trước yêu cầu CNH, HĐH và sự phát triển của nền kinh tế thị
trường (KTTT) trong xu thế toàn cầu hóa.
Vì những lý do trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Sự
biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay” (Qua trường
hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng) là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn trong bối cảnh đổi mới của xã hội hiện nay.
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Về tổng quan tình nghiên nghiên cứu xin được trình bày chi tiết, cụ thể
trong Chương 1 của luận án. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày khái quát như sau:
Trong tổng số hơn 750 tài liệu trong nước và nước ngoài nghiên cứu về Hà
Nội, có hơn 100 tài liệu nghiên cứu về làng nghề, phố nghề, văn hóa làng
nghề Hà Nội từ trước giai đoạn đổi mới (năm 1986) đến hiện nay, chưa có

công trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu về biến đổi văn hóa làng nghề
truyền thống Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở trình bày một số khái niệm mới làm công cụ cho việc
nghiên cứu, chúng tôi phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi của văn hóa làng
nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội từ đó đề xuất những giải pháp bảo tồn
và phát huy giá trị văn hoá làng nghề truyền thống qua nghiên cứu trường hợp
làng nghề dệt Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) và làng nghề gỗ
mỹ nghệ Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh) thành phố Hà Nội.


3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những khái niệm cơ bản và lý luận về biến đổi văn hóa;
- Khảo sát thực trạng về sự biến đổi của văn hóa làng nghề truyền
thống Triều Khúc và Thiết Úng;
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề
truyền thống Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến đổi của văn hóa làng nghề
truyền thống tại Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) và làng nghề
Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh) thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa
truyền thống làng nghề Triều Khúc và làng nghề truyền thống Thiết Úng.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi văn hoá làng

nghề truyền thống ở hai làng trên trong thời gian trước thời gian từ năm 2000
đến nay vì kể từ năm 2000, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng
trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, các làng nghề truyền thống Hà Nội thực sự
đã khoác lên mình một diện mạo mới. Sự thay đổi diễn ra một cách rất sôi
động của các làng nghề từ năm 2000 đã dẫn đến sự biến đổi về mọi mặt của
văn hoá làng nghề truyền thống Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận sau:
- Triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội; giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng;
- Quan niệm về văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong đó có văn
hóa sản xuất của nhà văn hoá học Nga A.A.Radughin về nghiên cứu văn hóa;
- Lý thuyết về biến đổi văn hóa của các nhà nghiên cứu văn hoá trên
thế giới.


4


Trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ăngghen đã chứng minh rằng:
tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã
hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức
sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về
chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật sớm muộn cũng
biến đổi theo. Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra: sự biến đổi của tồn tại xã hội do
tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn
của con người, mà trước hết là do sự biến đổi của lực lượng sản xuất của xã
hội quy định. Dựa trên nền tảng của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, chúng tôi nhận thấy việc biến

đổi phương thức sản xuất sẽ kéo theo sau hàng loạt các biến đổi khác. Do vậy,
văn hóa làng nghề truyền thống biến đổi cũng là hệ quả tất yếu của sự biến
đổi về phương thức sản xuất, công cụ sản xuất sản phẩm. Việc biến đổi văn
hóa làng nghề truyền thống trong xã hội hiện nay không phải do ý thức chủ
quan của con người. Vì vậy, cần phát huy vai trò tác động tích cực của đời
sống tinh thần xã hội trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất
tiểu nông truyền thống, xác lập và phát triển một phương thức sản xuất mới
tại các làng nghề truyền thống Hà Nội.
Tiếp theo, chúng tôi sử dụng lý thuyết văn hóa học của A.A.Radughin
về văn hóa của sản xuất vật chất để áp dụng cho việc nghiên cứu đề tài.
Chúng tôi sử dụng lý thuyết của A.A.Radughin vì trong đó có những phân
tích khá rõ rằng: văn hóa sản xuất vật chất trước hết là những phương tiện đa
dạng của sản xuất vật chất (là những công cụ lao động); Là mức độ hoàn
thiện, hợp lý, văn minh của nó, nói cách khác là “văn hóa công nghệ”. Không
những thế, văn hóa sản xuất vật chất còn chứa đựng các giá trị vật chất của
quá khứ như các di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, các đối tượng khảo cổ,
các di tích thiên nhiên… [8, tr.110-111]. Tham chiếu vào văn hóa làng nghề
truyền thống Hà Nội, lý thuyết của A.A.Radughin đã khái quát được những
vấn đề cần nghiên cứu, đó là những phương tiện, công cụ, máy móc được sử
dụng trong quá trình chế tạo sản phẩm; Là hoạt động mua bán và trao đổi sản


5


phẩm; Là cảnh quan làng cổ; Là hệ thống đình, đền, chùa đã được xếp hạng
cấp quốc gia và cấp thành phố của các làng nghề truyền thống Hà Nội. Văn hoá
sản xuất vật chất biểu hiện qua nghề, văn hoá nghề và cả văn hoá làng nghề.
Bên cạnh việc sử dụng lý thuyết văn hóa học về nghiên cứu văn hóa
sản xuất vật chất, chúng tôi sử dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa để làm tiền

đề và công cụ triển khai đề tài. Biến đổi văn hóa ngày nay được coi là vấn đề
mang tính toàn cầu, việc biến đổi diễn ra ở nhiều chiều và nhiều cấp độ khác
nhau, như biến đổi niềm tin, tôn giáo, tín ngưỡng, biến đổi cấu trúc xã hội,
trong đó, hiện tượng toàn cầu hóa, hiện đại hóa là những nhân tố tác động và
ảnh hưởng lớn đến quá trình biến đổi văn hóa ở tất cả các quốc gia, các cộng
đồng xã hội, đặc biệt là trong xã hội nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Làng
nghề truyền thống Hà Nội là một trong những cộng đồng xã hội tiếp nhận
nhiều biến đổi, những biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội diễn ra
trên mọi mặt của đời sống xã hội, len lỏi, thẩm thấu vào từng làng nghề.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu sự biến đổi về văn hóa làng nghề truyền thống đem lại
hiệu quả cao, việc áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử dựa vào quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa là việc làm không thể bỏ qua. Bên
cạnh đó, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương
pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp điền
dã, tham dự của nhân học văn hóa.
- Phương pháp liên/ đa ngành
Nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội là một sự
thu thập, tổng hợp kết quả nghiên cứu của rất nhiều lĩnh vực khoa học chuyên
ngành như nhân học văn hóa, nhân học xã hội, dân tộc học, xã hội học, tâm lý
học, sử học… Cho nên, các thao tác nghiên cứu của luận án được thực hiện
thông qua sự kết hợp linh hoạt các phương pháp trên. Sử dụng phương pháp
liên/đa ngành vào đề tài luận án, giúp chúng tôi khai thác và xử lý hiệu quả
các nguồn tư liệu khác nhau trong vấn đề nghiên cứu.


6



- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các tài liệu thứ cấp.
Phương pháp tổng hợp sẽ giúp nghiên cứu sinh đọc nhiều nguồn tài liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá, phân loại các loại tài
liệu dùng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Sử dụng phương pháp phân tích,
để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong biến đổi văn hóa ở các làng nghề
truyền thống trên, từ đó đưa ra được chính xác những nhận định đúng đắn, sát
thực với tình hình cụ thể để làm rõ biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để tiếp cận những vấn đề đa
dạng và phức tạp, đây là một trong những phương pháp chủ yếu của đề tài.
Trên cơ sở nghiên cứu trực tiếp tại thực địa, thông qua các loại phiếu điều tra,
quan sát, phỏng vấn (phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu), ghi chép, ghi âm, ghi
hình, chụp ảnh để qua đó nghiên cứu các hiện tượng xã hội đặc biệt và nghiên
cứu tính năng động trong sự hình thành và biến đổi của các hiện tượng văn
hóa ở các làng nghề truyền thống.
- Điều tra theo bảng hỏi và phỏng vấn sâu: Nghiên cứu đề tài này,
chúng tôi đã xây dựng và sử dụng từ 130-200 bảng hỏi Ạnket và 05 vấn đề
chính để thực hiện các buổi phỏng vấn sâu những người thợ, các cán bộ, nhân
viên UBND xã am hiểu về lĩnh vực trên nghề để có kết quả và thông tin mang
tính khoa học, khách quan.
- Phương pháp điền dã nhân học/dân tộc học: Nghiên cứu đề tài này,
chúng tôi đã xâm vào thực tiễn văn hoá của hai làng Triều Khúc và Thiết
Úng, vừa kết hợp giữa quan sát không tham dự và quan sát tham dự để nhận
biết những biến đổi văn hoá của hai làng.
- Phương pháp thống kê, so sánh
Sử dụng phương pháp này để thu thập các số liệu thống kê ở hai làng
Triều Khúc và Thiết Úng, sau đó khái quát lại các vấn đề nghiên cứu để đưa
ra những đánh giá khách quan về những biến đổi văn hóa hai làng.



7


5.3. Phương pháp chuyên gia
Trên cơ sở nội dung của luận án, chúng tôi lựa chọn các chuyên gia,
những người am hiểu về làng nghề, chuẩn bị những vấn đề có nội dung rõ
ràng, cụ thể để trao đổi với chuyên gia. Với cách làm này, chúng tôi đã thu
thập và bổ sung được nhiều ý tưởng, thông tin mới.
5.4. Các thao tác nghiên cứu
- Tham dự: Trên cơ sở những chuyến đi điền dã, nghiên cứu sinh sẽ
trực tiếp tham dự vào cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất, lễ hội… của
các làng nghề truyền thống, từ đó thu thập được những thông tin cơ bản,
khách quan, sinh động về đề tài nghiên cứu.
- Ghi chép, nhật ký: Trong quá trình điền dã, tham dự và quan sát, chúng
tôi ghi chép các ý kiến của người dân làng nghề, ghi chép những phát hiện về
sự biến đổi văn hoá làng nghề truyền thống trên các lĩnh vực của chúng.
- Ghi hình, chụp ảnh, ghi âm: Kết hợp trong quá trình điền dã, tham dự
là hoạt động ghi hình, chụp ảnh, ghi âm. Đây là việc làm hết sức cần thiết để
ghi lại một cách khách quan nhất, trung thực nhất về cảnh quan, di tích, nhà ở,
quy mô, quy trình sản xuất, quan hệ bạn hàng, phường thợ, quan hệ gia đình
của người dân tại các làng nghề để làm tư liệu nghiên cứu cho đề tài luận án.
- So sánh - đối chiếu: Sử dụng phương thức này, chúng tôi tìm ra sự
giống và khác nhau giữa các hiện tượng văn hóa, nhằm xác định chính xác
những tác động, ảnh hưởng đến sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống
Hà Nội.
6. Kết quả và đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận:
Đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa làng

nghề truyền thống. Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho những học viên, sinh viên chuyên ngành văn hóa học, xã hội học,
kinh tế học… và những ai quan tâm đến biến đổi văn hóa làng nghề Triều
Khúc và Thiết Úng.


8


6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Đề tài chỉ ra xu hướng biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống, giúp
các nhà quản lý hoạch định tham khảo để từ đó nghiên cứu, xây dựng những
chính sách văn hóa hợp lý cho sự phát triển văn hóa làng nghề Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề.
Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham chiếu cho các làng nghề dệt và
làng nghề mộc của Hà Nội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của
luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận.
Chương 2. Khái lược về làng nghề, văn hoá làng nghề truyền thống Hà
Nội và hai làng Triều Khúc, Thiết Úng.
Chương 3. Khảo sát biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Triều
Khúc và Thiết Úng.
Chương 4. Bàn luận về biến đổi và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa
làng nghề truyền thống.







9


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Từ xưa đến nay Hà Nội đã được mệnh danh là vùng “đất trăm nghề”,
các sản phẩm thủ công qua bàn tay người thợ tài hoa đã làm nên một nét riêng
biệt, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó mang lại sự hấp
dẫn, cuốn hút cho các nhà nghiên cứu trong nước và dành được sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu nước ngoài từ nhiều thế kỷ trước.
Trải qua nhiều biến động của lịch sử, các công trình, sách, bài viết của
các tác giả về nghề, làng nghề rất phong phú, đa dạng. Riêng các bài viết về
văn hóa làng nghề và biến đổi văn hóa làng nghề Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng trong thời gian từ khi đổi mới đến nay đã được các tác giả dành
một vị trí nhất định để có những phân tích mang tính cụ thể hơn cùng với sự
đổi thay và phát triển của xã hội.
Sách, công trình nghiên cứu viết về nghề, làng nghề, văn hóa làng
nghề, biến đổi văn hóa làng nghề Hà Nội có hơn 100 tài liệu. Mặc dầu con số
trên còn khiêm tốn nhưng cũng đặt ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu
những vấn đề trên, đặc biệt là trong điều kiện đổi mới hiện nay. Nghiên cứu
về các tài liệu, công trình khoa học trên, chúng tôi đã kế thừa và tiếp thu
những kiến thức quý giá mà các học giả đã dày công tìm hiểu. Trên cơ sở
nghiên cứu tư liệu của các tác giả trong và ngoài nước, căn cứ những nội dung
đã được trình bày trong tư liệu, chúng tôi chia làm 3 nhóm tài liệu đã được
các tác giả viết có liên quan đến đề tài luận án:
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả về nghề, làng nghề và văn hóa

làng nghề Hà Nội
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, thời nhà Trần, vào năm 1230, kinh đô
Thăng Long được mở rộng thêm, khu vực người dân ở được chia thành 61
phường. Một số làng ven đô đã hình thành các làng thủ công, trong đó có làng
gốm Bát Tràng. Đến năm 1274, có khá nhiều thương nhân nước ngoài Trung


10

Quốc đến buôn bán và được nhà Trần cho mở chợ, lập phố buôn bán. Chính
sách trên của nhà Trần đã tạo cơ hội cho các nghề thủ công có điều kiện thuận
lợi để trao đổi và bán hàng hóa [43].
Thời Lê sơ, cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết, dân cư ở 36 phường
làm ăn, buôn bán nhộn nhịp, đặc biệt là những phường thủ công. Trong 36
phường đó, thợ thủ công và nhà buôn chia nhau ở các phường tùy theo tính
chất nghề nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi đã viết về điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý, sản vật, các nghề thủ công, trong đó có nghề dệt lụa ở Hà
Đông, nghề dệt vải lụa phượng ở Thụy Chương, nghề làm giấy dó ở Yên
Thái, nghề làm võng lọng, áo giáp, gấm triều ở phường Tàng Kiếm (Hàng
Trống).
Tuyển tập tư liệu phương Tây là một cuốn sách đã được dịch giả
Nguyễn Thừa Hỷ tổng hợp và biên soạn với những tài liệu vô cùng quý giá,
mang tính khoa học và khách quan. Mặc dù những tư liệu được tổng hợp
trong tuyển tập này là những chi tiết sống, vụn vặt, nhưng đây là nguồn tư
liệu có thể tham khảo cho nhiều nhà nghiên cứu sau này [34]. Với nghiên cứu
sinh, khi nghiên cứu về làng nghề thủ công truyền thống cũng đã kế thừa và
tham khảo được một số bài viết trong cuốn sách, đó là:
Bài thuyết trình Hà Nội thời người Bồ Đào Nha và Hà Lan của Henri
Bernard trình bày tại Hội địa dư ngày 17/12/1938, sau đó được chỉnh lý và in
trong chương XII cuốn sách Pour le comprehension de l’Indochine et de

l’Occident (Để tìm hiểu Đông Dương và phương Tây) đã viết về khu phố
buôn bán ở Hà Nội vào những ngày chợ phiên vô cùng náo nhiệt với Những
thương nhân và thợ thủ công đủ mọi loại đến từ các vùng nông thôn phụ cận
đi tới các phố phường [34, tr.79].
Paul Bourde - phóng viên tờ “Le tempt” đã viết về chợ phố Hà Nội năm
1884 trong chương XII với tựa đề Les industries indigene (Các ngành kỹ nghệ
bản xứ) trong cuốn sách De Paris au Tonkin (Từ Paris đến Bắc Kỳ). Với cái
nhìn khá toàn diện, Paul Bourde đã viết khá kỹ về các chợ phiên tại Hà Nội.,
về những người thợ thủ công ở các vùng lân cận đã mang các sản phẩm mỹ


11

nghệ thủ công vào các phố chuyên bán từng mặt hàng, như phố Hàng Đồng
chuyên bán cuốc xẻng, đồ đồng; phố Hàng Tơ (Hàng Đào) chuyên bán đồ tơ lụa.
Tác giả đã đánh giá nghệ thuật chạm khắc của người dân Bắc Kỳ vào loại tài
nghệ độc đáo qua các tác phẩm chạm khắc ở chùa Khổ Hình (Hà Nội) [34].
Là bạn của Paul Bourde, Paul Bonnetain - với tư cách là phóng viên
báo “Le Figaro” có thời gian ở Hà Nội lâu hơn Paul Bourde, shi về Pháp, ông
đã tập hợp các bài ông đã viết về Hà Nội, về Bắc Kỳ và tổng hợp lại trong
cuốn Au Tonkin (Ở Bắc Kỳ). Trong chương XI, XII của tập 2, Paul Bonnetain
có viết về thành Hà Nội, về khu phố buôn bán, về nghệ thuật của người An
Nam ở Hà Nội. Tác giả đã mô tả sự kiên nhẫn, tỷ mỷ của những người thợ thủ
công với sự kiên trì, miệt mài và khéo léo để làm ra nhiều sản phẩm đẹp đẽ
mà không cần đo vẽ. Nhưng ông cũng cho rằng, các sản phẩm thủ công được
lưu truyền từ đời cha đến đời con này phải có sự thay đổi, không nên cứ dập
khuôn mãi theo mẫu mã đã có sẵn từ trước được. Theo ông, có như vậy mới
khuyến khích được tính sáng tạo của người thợ [34].
Paul Dumer - toàn quyền Đông Dương, một người nổi tiếng về sự
thông minh, năng động. Trong nhiệm kỳ làm việc (1897-1902), đối với Hà

Nội, Paul Doumer đã huy động được rất nhiều nguồn vốn đầu tư, kiện toàn cơ
sở hạ tầng kỹ thuật để xây dựng Hà Nội thành một thành phố Âu hóa, đáng kể
là mạng lưới xe lửa và cây cầu Doumer (cầu Long Biên). Sau khi hết nhiệm
kỳ làm việc, Paul Dumer về Pháp, năm 1905 ông đã viết và được Nhà xuất
bản Vuibert & Nony ấn hành ở Paris cuốn L’Indochine Francaise - souvenirs
(Xứ đông Pháp - Những kỷ niệm) [34].
Trong cuốn sách có nhiều trích đoạn Paul Doumer viết về các phố nghề
Hà Nội, về mỹ nghệ thủ công. Nhiều đoạn viết trong cuốn sách được ông
miêu tả khá kỹ về những người thợ đúc đồng, thợ kim hoàn, thợ thêu, thợ
chạm khắc… Bắc Kỳ khéo léo, cần cù, chăm chỉ, có nghệ thuật thẩm mỹ cao.
Paul Doumer cho rằng những sản phẩm thêu của người thợ Bắc Kỳ tốt và cẩn
thận hơn những sản phẩm thêu của người Nhật Bản và Trung Quốc. Đặc biệt,
Paul Doumer còn có sự so sánh khá chi tiết về những sản phẩm đồ gỗ mỹ


1
2

nghệ của người An Nam, trong đó ông nhận định rằng những người thợ khảm
xà cừ An Nam, nhiều người thợ giỏi hầu hết là ở Hà Nội và Nam Định.
Sách Introduction générale à l’étude de la technologie du peupele
Annamite. Essai sur la vie matériele, les arts et les industries du du peupele
Annamite (Nhập môn nghiên cứu kỹ thuật của người An Nam. Tiểu luận về
đời sống vật chất, mỹ nghệ kỹ nghệ của dân tộc An Nam) (1909) của Henri Oger. Mặc
dù được điều từ Pháp sang Việt Nam để làm việc cho chính quyền Pháp,
nhưng Henri Oger đã say mê và có những nghiên cứu khá sâu về nền văn hóa
truyền thống của người Việt Nam, về nghề thủ công truyền thống của nhân
dân Hà Nội lúc bấy giờ. Henri Oger đã cùng với một số thợ chạm khắc gỗ của
Việt Nam đi khắp 36 phố phường Hà Nội, ra cả những vùng ngoại thành để
phác họa hình ảnh đời sống của người dân Hà Thành. Trong tác phẩm, Henri

Oger đã phản ánh rất rõ nét và sinh động mọi mặt của đời sống văn hóa
người dân Hà Nội hơn 100 năm trước [34].
Paulin Vial - Thống sứ, Phó Tổng trú sứ thời kỳ Paul Bert. Khi Paul
Bert chết, Paulin Vial làm Quyền Tổng trú sứ từ tháng 11/1886 đến tháng
01/1887 đã viết bài Hà Nội những năm 1886-1887, năm 1889 đã in trong
cuốn hồi ký Nos premières annés au Tonkin (Những năm đầu tiên của chúng
ta ở Bắc Kỳ). Với cái nhìn của nhà cầm quyền phương Tây, Paulin Vial đã có
những quan sát và kiến thức khá sâu sắc khi ông nghĩ đến một kế hoạch:
Sửa sang lại đường phố Hà Nội cho thẳng hàng, trong sạch, thoáng khí
và sáng sủa mà không phá hủy đi những di tích thú vị nhất của quá khứ,
không dồn ra xa đám dân chúng làm nghề thủ công và buôn bán, đã làm nên
sự giàu có của thành phố” [34, tr.558].
Có thể thấy Paulin Vial rất am hiểu các ngành nghề, phố nghề ở Hà Nội.
Ông đã viết trong hồi ký của mình về sự khéo léo, kiên trì và một nghệ thuật
không thể bắt chước được của những người thợ thủ công ở các làng nghề
khảm, nghề thêu, nghề đúc đồng, nghề mộc, nghề rèn. Ông đã thốt lên rằng:
Thật không thể tưởng tượng được rằng người ta lại có thể
làm được nhiều đồ vật xinh đẹp đến như thế mà lại bằng những
phương tiện hết sức thô sơ…” [34, tr.561].


13

Sách Les paysant du delta Tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc
Kỳ) của Piere Gourou (1936). Ngoài việc phân loại các làng ở châu thổ Bắc
Kỳ theo địa hình, tác giả đã nghiên cứu tổng quát về các ngành nghề truyền
thống của người dân châu thổ Bắc Kỳ và một số nghề mới được du nhập từ
phương Tây sang. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đã sử dụng cuốn
sách của Piere Gourou làm nguồn tài liệu tham khảo không thể thiếu được
cho nhiều bài viết, công trình khoa học [22].

Sách Những nghề thủ công truyền thống gia đình ở tỉnh Hà Đông của
Hoàng Trọng Phu không đi sâu vào từng nghề, mỗi nghề chỉ giới thiệu rất
khái quát, ngắn gọn, nhưng đã hệ thống được các nghề thủ công của tỉnh Hà
Đông. Đặc biệt, riêng về nghề thủ công ở làng Triều Khúc, Hoàng Trọng Phu
đã giới thiệu 15 nghề chính của làng, trong đó có nói đến nghề dệt thao đã
được dân làng không ngừng giữ gìn, sáng tạo và trao truyền cho các thế hệ
con cháu. Đây là cuốn sách được nhiều nhà nghiên cứu về thủ công Việt Nam
sau này tìm đọc và coi như một nguồn tài liệu quý giá [73].
Sách Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam của Phan Gia
Bền dày gần 200 trang đã nêu lên hai loại hình chính trong thủ công nghiệp
Việt Nam là phường hội, làng nghề và nghề phụ của người nông dân. Phan
Gia Bền đã đưa ra một số khái niệm về nghề thủ công và thợ thủ công. Cùng
với hai cuốn sách của Hoàng Trọng Phu và Piere Gourou, cuốn sách trên của
Phan Gia Bền thực sự là nguồn tư liệu quý giá giúp cho việc nghiên cứu về
nghề thủ công ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng [3] .
Đầu những năm 1990, thời kỳ địa giới hành chính Hà Nội được mở
rộng thêm, một số huyện Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Thạch
Thất, thị xã Sơn Tây, Mê Linh sát nhập vào Hà Nội.
Ngay sau đó, năm 1991 Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội đã nghiên cứu
và xuất bản công trình Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long - Hà Nội. Đây
là công trình được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ không chỉ về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mà các tác giả còn dành hẳn một chương để viết
về các nghề thủ công và mỹ nghệ dân gian, một chương viết về kiến trúc và
điêu khắc của Hà Nội [91].


14

Cùng với công trình Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long - Hà Nội
được Sở Văn hóa Thông tin xuất bản, năm 1994 Hội Văn nghệ dân gian Hà

Nội xuất bản cuốn Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian Hà Nội. Cuốn sách là tập
hợp các nghiên cứu của các tác giả viết cho các đề tài khoa học cấp thành
phố, trong đó các bài viết về phố nghề, làng nghề và các nghề thủ công mỹ
nghệ được các nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá khá cao về giá trị và
đóng góp của chúng trong tiến trình lịch sử phát triển của Hà Nội.
Sách Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội của Phan Đại
Doãn đã viết về sự phát triển của các nghề thủ công ở Việt Nam. Đặc biệt là
từ thời kỳ Lý Công Uẩn dời đô về thành Thăng Long, kinh thành dần được
mở rộng ra ngoài hoàng thành, nhiều phường hội thủ công được thành lập,
nhiều thợ thủ công từ nơi khác về Thăng Long làm ăn, sinh sống [14].
Sách Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858-1945 của Vũ Huy Phúc [65],
luận án Phó tiến sĩ khoa học của Lưu Thị Tuyết Vân, Tiểu thủ công nghiệp
nông thôn đồng bằng sông Hồng (1954-1994) đã xuyên suốt cả một chặng
đường lịch sử của làng nghề thủ công từ năm 1858 khi Pháp nổ súng vào cửa
biển Đà Nẵng đến những năm cuối của thế kỷ XX [75].
Cuốn Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề và cuốn
Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội của GS.Trần Quốc Vượng và
PGS.TS. Đỗ Thị Hảo đã giới thiệu một cách khái quát, nhưng cũng tương đối
đầy đủ về nghề thủ công Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tác giả đã
chỉ ra rằng, ban đầu nghề thủ công ở các làng quê chỉ là nghề phụ, người dân
thường làm trong những lúc nông nhàn, để phục vụ cho nhu cầu của mỗi gia
đình trong làng, còn nghề trồng trọt, chăn nuôi vẫn là chính. Tuy nhiên, do xã
hội phát triển, nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng gia tăng, sản phẩm thủ
công do những người thợ làm ra đã được mang đi trao đổi với người dân ở
khắp các vùng miền gần xa trong cả nước, dần dần đã tạo các làng nghề thủ
công chuyên nghiệp như: Làng đúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Khảm trai
Chuyên Mỹ (Hà Nội)…. [131].


15


Đặc biệt, cuốn sách nói đến những thăng trầm, thay đổi của các nghề
thủ công trong các giai đoạn lịch sử của đất nước. Không chỉ nói đến các
chính sách ở thời kỳ phong kiến nghề thủ công có lúc thịnh, lúc suy; cuốn
sách còn nêu lên thời gian đất nước bị thực dân Pháp đô hộ trong gần một thế
kỷ, là thời gian nghề thủ công của Việt Nam bị kìm hãm và hạn chế. Mặc dù
chính phủ Bảo hộ đã có những chính sách khuyến khích các làng nghề phát
triển, nhưng do nước Pháp bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 1929 - 1933 đã khiến nghề thủ công Việt Nam bị suy thoái, các nghề mây
tre đan, nghề mộc, nghề dệt…. rất khó có thị trường để tiêu thụ và đi đến chỗ
khó khăn, ngừng trệ. Tuy nhiên, người Việt Nam với sự thông minh, sáng tạo,
họ đã chuyển đổi từ mặt hàng này sang mặt hàng khác để thích ứng với sự
biển đổi của các giai đoạn lịch sử.
Qua cuốn sách Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Dương Bá Phượng đã nêu lên những nguyên nhân tạo
ra sự thay đổi của các làng nghề thủ công, về tiềm năng phát triển, cũng như một
số phương hướng trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề Việt Nam [80].
Bên cạnh đó, các tác giả như Bùi Văn Vượng với Làng nghề thủ công
truyền thống Việt Nam [126], cùng hàng chục công trình nghiên cứu về làng
nghề của nhà nghiên cứu Lâm Bá Nam từ những năm 1986 đến nay đã làm
sáng tỏ nhiều vấn đề về quy trình sản xuất các sản phẩm thủ công, vai trò của
làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong đời
sống kinh tế, xã hội của người dân bản địa và tác động của quá trình đổi mới
đối với các làng nghề [60], [61],[62].
Sách Hà Nội như tôi hiểu của G.S Trần Quốc Vượng được xuất bản
năm 2000 là những nghiên cứu công phu của tác giả về lịch sử hình thành,
quá trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội, về nghề thủ công và các làng
nghề, phố nghề Hà Nội [130].
Để chuẩn bị sự kiện cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong
“Tủ sách Thăng Long 1000 năm” có nhiều sách, công trình khoa học nghiên

cứu về làng nghề và những biến đổi của văn hóa làng nghề, trong đó phải kể


16

đến các công trình: Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường
phát triển do Vũ Quốc Tuấn chủ biên [84], hai công trình nằm trong Chương
trình khoa học cấp Nhà nước KX.09 là công trình Bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long do Nguyễn Chí Bền chủ biên [4] và
công trình Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng
Long Hà Nội do Võ Quang Trọng chủ biên [109].
Trong đó, công trình Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể ở Thăng Long Hà Nội có nói đến lễ hội phường nghề thủ công như một nét
đặc trưng của văn hóa Kẻ chợ. Việc thờ thành hoàng làng, tổ nghề vẫn được dân
làng nghề tổ chức chu đáo hàng năm, hoặc 3 năm một lần tùy theo hương ước,
quy định của làng. Công trình cũng đã nghiên cứu về làng nghề, phố nghề Thăng
Long - Hà Nội và cho rằng, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện
nay, một số làng nghề trong nội đô đã và đang mai một đi rất nhiều, như nghề
dệt lĩnh Trích Sài, làng giấy Yên Hòa, thậm chí có nghề còn mất hẳn đi, nhưng
có một số làng nghề ở vùng ven đô vẫn duy trì, gìn giữ và phát triển được nghề
như làng dệt Triều Khúc, làng đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng.
Bài viết của Huy Anh đăng trên Báo điện tử VGP News Hà Nội -
không để mai một nghề truyền thống đã khẳng định tầm quan trọng của làng
nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội hiện nay. Tác giả nhấn mạnh: bên cạnh
việc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước;
làng nghề còn là nơi bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống quý giá từ lâu đời mà bao thế hệ cha ông đã dày công tạo dựng. Tác giả
đã nêu lên một số chính sách của nhà nước trong thời gian vừa qua đã giúp
các làng nghề Hà Nội phát triển một cách bền vững hơn.
Đặc biệt, với Tổng tập Nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam do

PGS.TS Trương Minh Hằng chủ biên bao gồm 6 tập đã tổng hợp rất nhiều bài
viết, công trình, sách của các tác giả về nghề và các làng nghề truyền thống
[26]. Mỗi tập được các nhà nghiên cứu phân chia khá chi tiết.
Về nghề mộc, tập 3 trong tổng tập đã nêu, mặc dù xuất hiện sớm,
nhưng vào khoảng thế kỷ XIV, XV các làng nghề mộc ở châu thổ sông Hồng


17

mới dần được hình thành và nằm rải rác ở nhiều nơi. Trên khắp mọi vùng
miền của đất nước đều có các làng nghề mộc, như xứ Đoài có làng mộc
Chàng Sơn, làng mộc Sơn Đồng, Dư Dụ (nay thuộc các huyện Thạch Thất,
Hoài Đức, thành phố Hà Nội); xứ Bắc có làng mộc Phù Khê, Đồng Kỵ (nay
thuộc Bắc Ninh), Thiết Úng (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội); xứ Nam
có làng mộc La Xuyên (Nam Định), làng mộc Cao Đà (Hà Nam), xứ Đông có
làng mộc Cúc Bồ (Hải Dương), làng mộc Hà Cầu (Hải Phòng) … Tuy nhiên,
các tác giả cũng đã nhận định rằng, do lịch sử nghề mộc không được các nhà
ghi chép lịch sử biên chép cẩn thận, nên cho đến nay các công trình nghiên
cứu về nghề và làng nghề mộc chưa nhiều và chưa thực sự đầy đủ.
Về nghề dệt, tập 5 trong tổng tập cho thấy, nghề dệt được xuất hiện từ
thời Hùng Vương, điều đó được chứng minh qua một số công cụ dệt được
làm từ chất liệu gốm (di chỉ gò Cây Táo, Thanh Trì, Hà Nội) đã giúp các nhà
nghiên cứu xác định chính xác đây là thời kỳ mà người Việt cổ đã biết dệt và
dùng sản phẩm dệt để làm thành trang phục cho mình. Các tác giả đã khẳng
định, cùng với nghề đúc đồng, đan lát, chế tác vàng bạc…, nghề dệt là một
trong những nghề thủ công quan trọng của nước ta.
1.1.2. Nghiên cứu về biến đổi văn hóa, biến đổi văn hóa làng, biến
đổi văn hóa làng nghề thời kỳ đổi mới
Sách Tổng quan về các làng nghề Hà Nội của G.S Trần Quốc Vượng
đã viết về sự ra đời các làng nghề từ rất xa xưa, với nghề đầu tiên là nghề đá,

sau là nghề gốm và lần lượt là các nghề mây tre đan, nghề mộc… Mặc dù là
tổng quan, nhưng cuốn sách đã được GS.Trần Quốc Vượng đề cập đến những
thay đổi về cảnh quan, quy trình chế tác sản phẩm, mẫu mã, thị trường cho
sản phẩm. Đây là một trong những công trình nghiên cứu sớm nhất về sự biến
đổi của nghề thủ công ở Hà Nội từ khi đổi mới (năm 1986) [127].
Bài viết của Trương Duy Bích đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số
6, 2005, Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam: sự đa dạng và sự chậm biến đổi
đã nêu lên con số thống kê chưa đầy đủ về số lượng làng nghề hiện có trên cả
nước. Bên cạnh sự phong phú về các ngành nghề, tác giả cũng nêu lên sự


18

chậm biến đổi của các nghề thủ công mỹ nghệ như chậm biến đổi về tư duy
và quy mô sản xuất, phương thức hành nghề và truyền dạy nghề, chậm biến
đổi của phương tiện và kỹ thuật sản xuất, mẫu mã sản phẩm .
Đặc biệt, tác giả còn chỉ ra những biến đổi của nghề thủ công trong thời
kỳ thay đổi của nền kinh tế thị trường như: ô nhiễm môi trường do rác thải,
bụi, tiếng ồn, nước thải ở một số làng nghề Vân Hà, Triều Khúc, Phú Đô, Bát
Tràng ; hay nạn mua tranh bán tranh, sản phẩm làm ẩu, làm giả, làm nhái
ngày càng xuất hiện nhiều ở một số làng nghề Đồng Sâm, Huê Cầu… Sự biến
đổi đó từ bao đời nay được ghi trong các hương ước, văn bia của làng, của xã
nay đã bị xóa nhòa, đảo lộn [5].
Sách “Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay” (Trường hợp làng
Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) của
Nguyễn Thị Phương Châm đã nghiên cứu rất sâu và đưa ra những lập luận
mang về các lý thuyết, khái niệm biến đổi văn hóa. Đây là một đề tài công
phu với nhiều lý thuyết về biến đổi văn hóa của các nhà nghiên cứu nước
ngoài đã được tác giả Nguyễn Thị Phương Châm dày công tìm hiểu [9].
Sách Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền

thống của Nguyễn Văn Đại và Trần Văn Luận đã chỉ ra rằng: để phục hồi và
duy trì sự phát triển của các làng nghề thì vấn đề quan trọng Nhà nước cần
quan tâm là kinh phí. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ, phát triển thị
trường, thiết kế sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, cần ưu tiên
phát triển các ngành nghề truyền thống tại địa phương [15].
Đề tài khoa học cấp bộ do Lê Hồng Lý chủ biên cùng các nhà nghiên
cứu Trương Minh Hằng, Trương Duy Bích, Nghề thủ công mỹ nghệ đồng
bằng sông Hồng - tiềm năng, thực trạng và một số kiến nghị đã chỉ rõ thời kỳ
phong kiến, thủ công nghiệp Việt Nam là nền sản xuất nhỏ, trải qua các cuộc
chiến tranh, nhiều thời kỳ bị gián đoạn, nghề thủ công chưa có những thay đổi
hay ảnh hưởng lớn nào về tư duy và phương thức hành nghề. Việc thay đổi tư
duy và hình thức sản xuất của thợ thủ công làng nghề theo các tác giả nghiên
cứu được bắt đầu từ sự thay đổi của nền kinh tế. Sự thay đổi đó đã đặt ra


19

nhiều vấn đề trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường sinh thái, nếp
nghĩ, nếp sống, sản xuất sản phẩm của thợ thủ công làng nghề.
Nguyễn Đình Phan với bài Phát triển môi trường kinh doanh cho các
làng nghề in trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát triển làng nghề
truyền thống Việt Nam đã nêu lên vai trò của môi trường kinh doanh đối với
sự phát triển của các làng nghề, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Theo tác giả,
môi trường kinh doanh cho các làng nghề là môi trường kinh tế, chính trị,
khoa học, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường tự nhiên - sinh thái.
Không chỉ dừng lại ở những phân tích trên, Nguyễn Đình Phan còn đưa
ra bốn giải pháp phát triển môi trường kinh doanh, đó là: hình thành và phát
triển đồng bộ thị trường; hoàn thiện hệ thống luật, chính sách để tạo lập, phát
triển môi trường thể chế cho phát triển làng nghề; hình thành, phát triển các tổ

chức đại diện và tổ chức tư vấn, dịch vụ để hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở sản xuất
- kinh doanh ở các làng nghề và giải pháp thứ tư là bảo vệ môi trường sinh
thái trong phát triển các làng nghề [71].
Đề cập đến những biến đổi văn hóa ở một số làng xã trên địa bàn Hà
Nội hiện nay, có sách Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các
làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới (2007) của Ngô Văn Giá [21], Sự
biến đổi của làng xã hiện nay ở đồng bằng sông Hồng (2000), bài viết của
Nguyễn Thanh Hương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 7,
Những biến đổi ở làng nghề Sơn Đồng, Hoài Đức [36] đều đã có những
nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống cũng như giá trị văn hóa của các
làng nghề trải qua rất nhiều thế kỷ được các thế hệ vun đắp.
Sách Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) - truyền thống và
biến đổi (2009) của Bùi Xuân Đính. đã tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi và
những giá trị truyền thống của các làng nghề trong huyện vẫn còn được bảo lưu
và gìn giữ [18].
Kỷ yếu hội thảo Phát triển bền vững làng nghề Hà Tây - Thực trạng và
giải pháp được UBND tỉnh Hà Tây in, phục vụ cho hội thảo ngày 02/11/2006


20

tại Hà Đông là nguồn tài liệu mang tính thực tiễn cao. Trong các bài viết của
mình, các tác giả đã khái quát được lịch sử hình thành, quá trình phát triển của
mỗi làng nghề thủ công trong tỉnh, vai trò, vị trí của làng nghề đối với đời sống
xã hội. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng nêu lên thực trạng sản xuất của
các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư thích đáng cho khoa
học công nghệ để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Rất nhiều
ý kiến đã nêu lên tình trạng báo động về sự ô nhiễm môi trường, làm ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, để đưa ra những giải pháp
mang tính khả thi, các bài viết cũng chưa nêu được các giải pháp cụ thể, mới

chỉ nêu các giải pháp chung chung như đầu tư kinh phí, xây dựng đề án, quy
hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề [88].
Sách Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển
do Vũ Quốc Tuấn chủ biên đã tổng hợp và nêu lên một số khái niệm, cũng
như phân loại các làng nghề thủ công theo một số tiêu chí được căn cứ từ
những yếu tố cơ bản về làng nghề. Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định 6 đặc
trưng tiêu biểu của làng nghề truyền thống [111].
Sách Du lịch Thăng Long - Hà Nội do Trương Sỹ Vinh chủ biên đã đưa
ra một trong số những giải pháp để phát triển du lịch Hà Nội là phải quan tâm
đến bảo tồn và phát triển làng nghề, đưa loại hình du lịch làng nghề đến gần
hơn với du khách, để du khách được tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm.
Theo tác giả, giải pháp tiếp theo đối với phát triển du lịch văn hóa làng nghề
là cần phải chú ý cải thiện môi trường của các làng nghề [124].
Công trình Phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử -
văn hóa phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 do Phùng Hữu Phú
chủ biên, là công trình nằm trong chương trình khoa học cấp Nhà nước
KX.09. Nội dung cuốn sách đã đưa ra định hướng phát triển cho nghề thủ
công như sau:
Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề cần hỗ trợ phát triển trên cơ sở ứng
dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Điều đó cho thấy việc áp
dụng tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại là việc làm cần thiết


21

cho sự phát triển các làng nghề, và như vậy, việc phát triển đó tất yếu
sẽ dẫn đến sự biến đổi về văn hóa ở các làng nghề thủ công Việt Nam
nói chung và Hà Nội nói riêng [64, tr.207].
Sách Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII,
XIX của Nguyễn Thừa Hỷ xuất bản năm 2010 đã tham khảo và khai thác rất

nhiều từ các ghi chép của các quan chức, giáo sĩ, phóng viên, thương gia nước
ngoài thời kỳ làm việc và buôn bán tại Hà Nội. Tác giả đã nhấn mạnh rằng,
điểm mạnh của kinh tế hàng hóa Thăng Long - Hà Nội chính là chất lượng
sản phẩm hàng thủ công do những người thợ có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật
cao làm ra, hấp dẫn không chỉ người Việt Nam, mà còn cả khách nước ngoài.
Song tác giả cũng đề cập đến mặt hạn chế của các ngành nghề thủ công truyền
thống khiến cho nhiều sản phẩm chưa vươn rộng được ra nhiều nước trên thế
giới, đó là quy mô sản xuất vẫn mang tính chất của nền sản xuất nhỏ [34].
Tiếp đó là cuốn sách Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến
Hà Nội của Nguyễn Lang được xuất bản cùng năm 2010 [43]. Nội dung cuốn
sách viết về quá trình phát triển của các nghề thủ công truyền thống Hà Nội,
sau đó phát triển thành các xí nghiệp công nghiệp với sự ra đời các hiệp hội
doanh nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Nhưng mấu chốt của
vấn đề đã được tác giả chỉ rõ: cần phải đưa sản xuất tiểu thủ công nghiệp của
các làng nghề lên trình độ cao hơn, cần phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm,
thay đổi mẫu mã để vừa mang tính hiện đại nhưng vẫn phải giữ được yếu tố
truyền thống.
Luận án tiến sĩ của Vũ Diệu Trung (tháng 5/2013), “Sự biến đổi văn
hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng từ năm 1986 đến nay (qua khảo sát
trường hợp một số làng: Sơn Đồng, Bát Tràng (Hà Nội), Đồng Xâm (Thái
Bình)”. Trong luận án, Vũ Diệu Trung đã khái quát bối cảnh chung về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong các làng nghề từ năm 1986 đến nay. Cùng
với bối cảnh đó là sự biến đổi các thành tố trong văn hóa làng nghề ở Sơn
Đồng, Bát Tràng và Đồng Sâm (bao gồm biến đổi về: không gian, cảnh quan
di tích, hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật chế tác, phương thức truyền nghề,


22

giữ nghề, quan hệ xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội). Tác giả

cũng đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích bảo tồn và phát triển văn hóa
làng nghề ở châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới. Đây là một công trình
mới nhất, có giá trị để chúng tôi tham khảo trong quá trình nghiên cứu về văn
hóa làng nghề truyền thống Hà Nội hiện nay (qua khảo sát trường hợp làng
Triều Khúc và Thiết Úng [110].
Kỷ yếu hội thảo Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề,
phố nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2013
do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức vào tháng 10/2013 gồm
nhiều bài viết của các nhà quản lý các ngành, các cấp, các chuyên gia trong
lĩnh vực du lịch, các nghệ nhân trực tiếp cho ra đời các sản phẩm thủ công.
Các bài viết cũng chỉ ra nguyên nhân làm cho du lịch làng nghề chưa phát
triển, chưa tương xứng so với tiềm năng vốn có của mỗi làng nghề, nhưng
chưa nêu lên được những biến đổi của văn hoá làng nghề Hà Nội [89].
Hai đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ
2010 đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày
27/01/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Phát triển sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu của làng nghề Hà Nội giai đoạn 2013-2020 (Ban hành kèm
theo Quyết định số 7430/QĐ-UBND ngày 09/12/2013 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội) đã tổng hợp: hiện nay thành phố Hà Nội có 1.350 nghề và
làng nghề, chiếm gần 59% tổng số làng. Đề án đã nhận định, trong điều kiện
hiện nay, các làng nghề đã có xu hướng chuyển động tích cực, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng “công nghiệp - dịch vụ -
nông nghiệp” ngay trên địa bàn nông thôn.
Bên cạnh nghiên cứu của các học giả trong nước, còn có một số nhà
nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu về vấn đề này: Luận án tiến sỹ của Iwai
Misaki tại Đại học Hitotsubashi:“Sự biến đổi của làng xã ở vùng châu thổ
sông Hồng Việt Nam trước và sau đổi mới, lấy trung tâm là hợp tác xã nông
nghiệp làng Trang Liệt, tỉnh Bắc Ninh” [59]. Trước đó, vào năm 1994, Iwai Misaki
đã sống một thời gian tương đối dài tại làng Trang Liệt. Ba năm sau đó, Iwai

×