Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.06 MB, 128 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LUẬN VĂN CAO HỌC </b>

<b>NGÀNH QUẢN LÍ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG </b>

<b>2018</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC </b>

<b>NGÀNH QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG </b>

<b>CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. DƯƠNG VĂN NI </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM TẠ </b>

Xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Dương Văn Ni và TS. Nguyễn Thanh Giao đã tận tình hướng dẫn, cung cấp kiến thực quý báu và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn:

- Các thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên đã giảng dạy, cung cấp các kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường.

- Các bạn Trần Lê Ngọc Trâm, Lê Trọng Thắng, Khả Thị Kiều Tiên đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hồn thành các cơng việc trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Nhóm sinh viên đã ủng hộ tinh thần, hỗ trợ tác giả trong công tác thu mẫu

thực địa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TÓM TẮT </b>

Nghiên cứu thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 04/2018 nhằm phân tích và đánh giá tính đa dạng các lồi động, thực vật ở từng sinh cảnh khác nhau để phục vụ cho cơng tác quản lý, bảo tồn lồi và sinh cảnh cho khu bảo tồn Phú Mỹ. Quá trình nghiên cứu được tiến hành với 4 đối tượng: thực vật bậc cao, chim, cá. Kết hợp khảo sát thực địa và phỏng vấn hộ dân (đối với chim và cá), đề tài thu được kết quả như sau:

Đồng cỏ Bàng Phú Mỹ là một hệ sinh thái đất ngập nước theo mùa với 7 kiểu sinh cảnh đặc trưng: Sinh cảnh Bàng – Mồm mốc, sinh cảnh Bàng – Năng Kim, sinh cảnh Năng kim. sinh cảnh Năng ngọt, sinh cảnh Tràm – Năng ngọt, sinh cảnh Tràm – Bàng và sinh cảnh Lúa. Năm 2017, tại khu bảo tồn ghi nhận được 47 loài thực vật bậc cao với 22 họ, 18 bộ và 2 ngành, đã ghi nhận thêm mới vào danh mục thực vật bậc cao 12 loài, 8 họ so với năm 2006. So với các KBT khác trong khu vực ĐBSCL, đa dạng thực vật tại đây thuộc mức thấp. Kết quả ghi nhận 03 lồi thực vật ngoại lai có khả năng phát triển trên quy mơ lớn là Lục bình

<i>(Eichhornia crassipes) và cây Mai Dương (Mimosa pigra), Tràm gió (Melaleuca quinquenervia). </i>

Tại Khu bảo tồn qua điều tra phỏng vấn (30 mẫu), đã ghi nhận được 126 loài chim thuộc 51 họ thấp hơn số loài đã nhận năm 2013 tổng cộng 132 loài thuộc 42 họ. Phát hiện xuất hiện của 02 loài chim mới là Sáo trâu hay Sáo mỏ ngà

<i>(Acridotheres cristatellu) và Bói cá tai lam (Alcedo meninting). Các loài bị đe dọa, có nguy cơ tiệt chủng gồm: Bồ nơng chân xám (Pelecanus philippensis), Cò lao Ấn Độ, Giang sen (Mycteria leucocephala), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Choắt mỏ thẳng đuôi đen (Limosa limosa), Cắt lớn (Falco peregrinus), đăc biệt là loài Sếu đầu đỏ, Sếu cổ trụi (Grus antigone.). </i>

Qua phỏng vấn (30 mẫu), ghi nhận được 30 loài cá thuộc 15 họ và 08 bộ.

<i>Loài cá Trê Trắng (Clarias batrachus) nằm trong nhóm có nguy cơ tuyệt chủng </i>

cực kỳ lớn (CR). Ghi nhận được mội số loài ngoại lai xâm lấn như cá Vược

<i>Miệng Rộng (Micropterus salmoides), cá Hồi Cầu Vồng (Oncorhynchus mykiss), cá Lau Kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) và cá Trê Phi (Clarias gariepinus). </i>

Từ khóa: Cá, Chim, đa dạng, lồi ngoại lai, Sếu đầu đỏ, Thực vật bậc cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>ABSTRACT </b>

The research was conducted from July 2017 to April 2018 in order to analyze and assess the biodiversity of fauna and flora species in different habitats to serve the management, conservation of species and habitats of the Phu My Nature Reserve. The research was conducted with four subjects: Vascular Plant, bird, fish, invasive species. Combining field surveys and household interviews (for bird and fish).

Phu My Lepironia grassland is a seasonal wetland ecosystem with seven

<i>habitat types: Lepironia articulata - Ischaemum rugosum type, Lepironia articulate – Eleocharis ochrostachys type, Eleocharis ochrostachys type, Eleocharis dulcis type, Melaleuca cajuputi - Eleocharis dulcis type, Melaleuca cajuputi - Lepironia articulate type, Oryza sativa type. In comparison with other </i>

natural reservation areas in the Mekong Delta, the plant diversity at this place was

<i>at the lowest level. Three large-scale invasive plant species (Eichhornia crassipes, Mimosa pigra, and Melaleuca quinquenervia) have been identified. </i>

In the nature reserve, 126 species of birds from 50 families were recorded, down from the total number of species received in 2013: totaling 132 species

<i>belonging to 42 families. Two new species of bird, Acridotheres cristatellu and Alcedo meninting, were discovered. Some species have important conservation </i>

significance because they are listed as endangered, threatened species including

<i>Pelicans philippensis, Mycteria leucocephala, Ciconia Episcopus, Limosa limosa, Falco peregrinus, especially Grus antigone. </i>

Through interviews, 30 species of 15 families and 8 orders were recorded.

<i>Clarias batrachus was a member of the Critically Endangered (CR) group. A number of invasive species such as Micropterus salmoides, Rainbowfish (Oncorhynchus mykiss), Pterygoplichthys disjunctivus and Clarias gariepinus </i>

were recorded.

Keywords: Bird, diversity, Fish, invasive species, Grus antigone, Vascular Plant

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu

<b>của tôi trong khuôn khổ của dự án “PHÂN KHU CHỨC NĂNG CHI TIẾT KHU BẢO TỒN LOÀI – SINH CẢNH PHÚ MỸ”. Dự án có quyền sử dụng </b>

kết quả của luận văn này để phục vụ cho dự án.

…., ngày…. tháng 9 năm 2018

<b>Nguyễn Ngọc Tiến </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG </b>

<b>Luận văn này, với tựa đề là “Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang”, do </b>

Nguyễn Ngọc Tiến thực hiện và báo cáo, đã được hội đồng chấm luận văn thông qua ngày...

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ... 3 </b>

2.1 Tổng quan đa dạng sinh học ... 3

2.2.3 Loài ngoại lai ... 19

2.3 Tổng quan về khu bảo tồn loài – sinh cảnh phú mỹ ... 19

2.3.1 Vị trí địa lý ... 19

2.2.2 Điều kiện tự nhiên ... 21

2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ... 24

<b>CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26 </b>

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 26

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3.2.1 Phương pháp kế thừa ... 26

3.2.2 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ... 26

3.2.3 Phương pháp tính tốn sự đa dạng ... 30

3.2.4 Phương pháp lập bản đồ đa dạng sinh học ... 31

<b>CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ... 32 </b>

4.1 Hiện trạng đa dạng nhóm thực vật bậc cao ... 32

4.1.1 Thành phần loài và lập bảng danh mục thành phần loài ... 32

4.1.2 Đánh giá sự đa dạng của thực vật bậc cao ... 35

4.1.3 Sự phân bố của thực vật bậc cao ... 44

4.2 Hiện trang đa dạng nhóm chim ... 53

4.2.1 Thành phần loài và lập bảng danh mục chim ... 53

4.2.2 Đánh giá sự đa dạng về chim ... 55

4.2.3 So sánh với các nghiên cứu ... 59

4.2.4 Đa dạng về giá trị bảo tồn ... 62

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 2.1 Các bộ cá ở Đồng bằng sông Cửu Long ... 15

Bảng 4.1 Sự phân bố taxon ngành thực vật bậc cao ở KBT Phú Mỹ ... 32

Bảng 4.2 Sự phân bố các taxon lớp trong ngành Hạt kín của KBT Phú Mỹ ... 33

Bảng 4.3 Các họ đa dạng nhất trong hệ thực vật tại KBT Phú Mỹ ... 35

Bảng 4.5 Các dạng sống tại KBT Phú Mỹ... 37

Bảng 4.6 Đa dạng về công dụng của thực vật tịa KBT Phú Mỹ ... 38

Bảng 4.7 Các chỉ số đánh giá đa dạng sinh học thực vật bậc cao tại KBT ... 40

Bảng 4.8 Thành phần loài thực vật theo lát cắt tương ứng với độ sâu ngập ... 50

Bảng 4.9 Đa dạng thành phần loài chim theo bộ của khu bảo tồn Phú Mỹ ... 55

Bảng 4.10 Các họ giàu loài nhất trong hệ chim KBT ... 57

Bảng 4.11 Tần suất xuất hiện của chim tại khu bảo tồn ... 58

Bảng 4.12 Bảng thành phần lồi chim có giá trị bảo tồn ... 62

Bảng 4.13 Đa dạng loài theo bộ tại KBT Phú Mỹ ... 70

Bảng 4.14 Đa dạng loài theo họ của cá tại KBT Phú Mỹ ... 71

Bảng 4.15 Tần suất xuất hiện của các loài cá được ghi nhận tại KBT ... 72

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

Hình 2.1. Ảnh vệ tinh và vị trí địa lý khu bảo tồn Phú Mỹ ... 20

Hình 3.1 Vị trí thu mẫu thực vật bậc cao tại KBT Phú Mỹ ... 28

<i>Hình 4.1 Hồng đầu ấn (Xyris indica L) ... 34 </i>

<i>Hình 4.2 Nhĩ cáng tím (Utricularia punctata Wall) ... 35 </i>

Hình 4.3 Cây có cơng dụng làm thuốc tiêu biểu... 39

Hình 4.4 Bản đồ thể hiện các chỉ số đa dạng sinh học KBT Phú Mỹ ... 41

Hình 4.5 Sinh cảnh Bàng – Năng ngọt (trái), sinh cảnh Năng ngọt (phải)... 42

Hình 4.7 Mật độ của lồi thực vật (cây/m<small>2</small>) ... 43

Hình 4.8 Phân bố đa dạng lồi thực vật bậc cao tại KBT Phú Mỹ tháng 10/201745 <i>Hình 4.9 Sinh cảnh Năng kim (Eleocharis ochrostachys) ... 47 </i>

<i>Hình 4.10 Sinh cảnh Năng ngọt (Melaleuca cajuputi) ... 48 </i>

<i>Hình 4.11 Sinh cảnh Tràm –Năng ngọt (Melaleuca cajuputi - Eleocharis dulcis) .. </i>

... ... 48

<i>Hình 4.12 Sinh cảnh Tràm – Bàng (Melaleuca cajuputi - Lepironia articulate) . 49 </i>Hình 4.13 Các lồi thực vật ngoại lai ... 52

<i>Hình 4.14 Lồi chim mới xuất hiện (Nguồn: Internet) ... 54 </i>

Hình 4.15 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các họ, chi và loài của hệ chim tại KBT ... 56

Hình 4.16 Biểu đồ so sánh số lượng lồi chim năm 2003, 2013 và 2017 ... 59

Hình 4.17 So sánh về số lồi và diện tích giữa các KBT/VQG... 61

Hình 4.18. Bãi ăn và nơi ngủ của Sếu đầu đỏ ... 64

Hình 4.19 Đàn Sếu đầu đỏ quan sát qua ống nhòm năm 2017 ... 65

Hình 4.20 Số lượng Sếu đầu đỏ về đồng cỏ Bàng qua các năm ... 66

<i>Hình 4.21 Cá Trê Trắng (Clarias batrachus) ... 69 </i>

Hình 4.22 Biểu đồ thể hiện các sự thay đổi của cá từ 2007 – 2017 ... 74

Hình 4.23 Nguyên nhân thay đổi và số lần được ghi nhận ... 75

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐNN Đất ngập nước

HST Hệ sinh thái KBT Khu bảo tồn SC Sinh cảnh

TTNN Trung tâm nông nghiệp VQG Vườn quốc gia

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU </b>

<b>1.1 Đặt vấn đề </b>

Hiện nay có khoảng 5 – 10 triệu loài khác nhau trên thế giới (Raven, 1993). Với những hệ sinh thái đặc trưng từ hệ sinh thái đầm lầy, rừng mưa nhiệt đới cho đến vùng nước lạnh của băng tuyết đều có những sinh vật thích nghi, sinh trưởng và phát triển. Cho đến nay đã xác định được khoảng 250.000 loài thực vật có hoa; 800.000 lồi thực vật bậc thấp và 1,5 triệu loài động vật (Raven, 1993). Tuy nhiên, các sinh vật phân bố trên Trái Đất không đồng đều về mật độ cũng như chủng loại nên có những lồi là sinh vật đặc hữu của vùng đó hoặc có những lồi là sinh vật ưu thế trong hệ sinh thái. Và có các hệ sinh thái chính như hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái trên cạn.

Việt Nam là một quốc gia giàu có về đa dạng sinh học và được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật (Báo cáo Hội nghị Mơi trường tồn quốc lần thứ IV, 2015). Tính đa dạng về hệ sinh thái bao gồm rừng, biển, đất ngập nước; sự phong phú và giàu có về các loài và nguồn gen sinh vật; dịch vụ sinh thái – môi trường do chúng mang lại; cùng hệ thống các kiến thức truyền thống và văn hóa địa phương về quản lý và sử dụng tài nguyên đã làm cho đa dạng sinh học có vai trị và giá trị vơ cùng to lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

Đồng bằng sơng Cửu Long là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa và mùa nắng phân biệt rõ rệt cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt kết hợp với dòng nước ngọt, lợ và mặn đã tạo nên những sinh cảnh đặc trưng cho khu vực. Vùng An Giang với địa hình cao và không bằng phẳng đã tạo nên hệ sinh thái vùng núi; vùng ven biển Cà Mau với hệ sinh thái rừng ngập mặn; hay vùng Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước quanh năm đã tạo nên hệ sinh thái đất ngập nước. Đồng cỏ bàng Phú Mỹ cũng là một trong những nơi có hệ sinh thái đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Với các sinh cảnh Bàng – Mồm mốc, Năng ngọt, Tràm gió đã tạo nên các quần xã chim, cá và thực vật bậc cao đa dạng và phong phú. Dưới tác động của hoạt động sinh kế của con người cũng như sự thay đổi thời tiết thất thường trong thời gian vừa qua đã ít nhiều làm thay đổi quần xã sinh vật ở đây. Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm thống kê các loài động, thực vật ở từng sinh cảnh khác nhau để

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

phục vụ cho công tác quản lý và bảo tồn loài và sinh cảnh cho khu bảo tồn Phú Mỹ.

<b>1.2 Mục tiêu </b>

<b>1.2.1 Mục tiêu tổng quát </b>

Nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học nhằm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, Kiên Giang.

<b>1.2.2 Mục tiêu cụ thể </b>

<small></small> Mục tiêu 1: Xác định thành phần thực vật bậc cao, chim, cá và loài ngoại lai ở từng sinh cảnh tại khu bảo tồn loài sinh cảnh Phú Mỹ

<small></small> Mục tiêu 2: Phân tích mức độ đa dạng và rủi ro thực vật bậc cao, chim và cá

<small></small> Mục tiêu 3: Sử dụng phầm mềm QGIS để lập bản đồ đa dạng sinh học của các loài được khảo sát tại khu bảo tồn loài sinh cảnh Phú Mỹ.

<b>1.3 Nội dung thực hiện </b>

<small></small> Khảo sát tổng quan khu bảo tồn loài sinh cảnh Phú Mỹ về ranh giới của các sinh cảnh chính;

<small></small> Xác định thành phần loài thực vật bậc cao, chim, cá và các loài ngoại lai ở các sinh cảnh khác nhau;

<small></small> Lập danh mục, hình ảnh, nơi sống và đánh giá sự thay đổi thành phần loài so với quá khứ;

<small></small> Lập bản đồ đa dạng sinh học của các loài được khảo sát.

<b>1.4 Phạm vi nghiên cứu </b>

Đề tài được thực hiện tại khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ được giới hạn phạm vi nghiên cứu: chỉ khảo sát về thành phần loài của thực vật bậc cao, chim, cá và loài ngoại lai tại khu bảo tồn theo phương pháp khảo sát ô mẫu và điều tra phỏng vấn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU </b>

<b>2.1 Tổng quan đa dạng sinh học </b>

<b>2.1.1 Đa dạng sinh học </b>

Đa dạng sinh học định nghĩa là toàn bộ sự phong phú của các cơ thể sống và các tổ hợp sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng bên trong, giữa các loài và sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái. Khái niệm đa dạng sinh học không chỉ đơn thuần là số lượng các loài khác nhau (đa dạng lồi) mà cịn là đa dạng di truyền, sự đa đạng di truyền nội tại trong loài – nghĩa là những quần thể khác nhau làm thành các loài đặc trưng. Đa dạng sinh học cũng hàm chứa sự đa dạng hệ sinh thái, sự đa dạng cây bụi, dược liệu, nấm, vi khuẩn và những vi sinh vật khác tạo thành tính đa dạng lớn hớn với một ruộng đồng trồng ngô. Sự đa dạng hệ sinh thái cịn có nghĩa là sự đa dạng của các hệ sinh thái tìm thấy trên trái đất như: rừng, đồng cỏ, sa mạc; các rạn san hô, hồ ao; cửa sông (Lê Xuân Cảnh, 2017); Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (Luật Đa dạng sinh học Việt Nam, 2008).

Mức độ đa dạng được thể hiện ở ba mức độ bao gồm đa dạng loài, đa dạng di truyền và đa dạng hệ sinh thái. Tính đa dạng sinh học là một phạm trù bao trùm toàn bộ các thành phần tạo ra của hệ sinh thái, đảm bảo duy trì một hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Đa dạng sinh học ln ln thay đổi cùng với sự tiến hóa của sinh vật trong qúa trình hình thành lồi mới hoặc sự mất đi của loài (Khoa học Môi trường, 2012). Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi về sự phong phú và đa dạng của hệ sinh thái, các giống loài và nguồn gen. Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng trung hòa và hạn chế các tác động có hại cũng như khả năng tự khắc phục những tổn thương. Nhiều loài thực vật, động vật (gia súc, gia cầm, thủy sản,...) đã được thuần hóa, nghiên cứu và tuyển chọn nhân giống, nuôi trồng để phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người như: thực phẩm, dược liệu, làm sinh vật cảnh, v.v. Về giá trị kinh tế, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Việt Nam được WWF cơng nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cơng nhận có 6 trung tâm

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

đa dạng về thực vật. Việt Nam còn là 1 trong 8 trung tâm chính của nhiều loại cây trồng, vật ni như có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những lồi được coi là có ngn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới. Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền. Cụ thể, hệ động thực vật của Việt Nam khơng những giàu về thành phần lồi mà cịn có nhiều nét độc đáo đặc trưng cho vùng Đông Nam Á với 11.373 lồi thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm, và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 lồi bị sát, 3.170 lồi cá, 7.500 lồi cơn trùng và các động vật xương sống khác

Việt Nam đã có 8 khu Ramsar, 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 2 khu di sản thế giới, 5 khu vườn di sản Asean, 63 vùng chim quan trọng được Tổ chức Bảo tồn chim thế giới công bố trên toàn cầu. Dưới sự quản lý của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nơng thơn có 128 khu bảo tồn đã được chính phủ cơng nhận; trong đó có 30 vườn quốc gia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 38 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích 2.400.092 ha, chiếm gần 7.24% diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước (Cục kiểm lâm và Viện điều tra quy hoạch rừng, 2006).

Hệ sinh thái ở Việt Nam rất đa dạng, có 3 hệ sinh thái chính đó là: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.

 Hệ sinh thái trên cạn: trên phần lãnh thổ vùng lục địa ở việt nam, có thể phân biệt các kiểu hệ sinh thái trên cạn đặc trưng như: rừng, đồng cỏ, xavan, đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp, núi đá vôi. Trong các kiểu hệ sinh thái ở cạn, thì hệ sinh thái rừng có tính đa dạng về thành phần lồi cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều lồi động vật, thực vật hoang dã có giá trị kinh tế và khoa học.

 Hệ sinh thái biển: Việt Nam có 20 kiểu hệ sinh thái biển điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học khác nhau. Dựa trên kết quả những kết quả nghiên cứu và phân tích các kiểu hệ sinh thái biển với các đặc trung về điều kiện tự nhiên và mơi trường biển, đặc biệt tính đa dạng sinh học của rạn san hơ, có thể phân chia vùng biển việt nam thành 6 vùng đa dạng sinh học.

 Hệ sinh thái đất ngập nước (ĐNN): Đất ngập nước ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại với hơn 10 triệu ha, phân bố ở hầu hết các vùng sinh thái của

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

nước ta, gắn bó lâu đời với cộng đồng dân cư và có vai trị to lớn đối với đời sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội. Theo đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1999) có 39 kiểu đất ngập nước, bao gồm:

- Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu - Đất ngập nước ven biển 11 kiểu - Đất ngập nước nội địa 19 kiểu - Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu

Một số kiểu đất ngập nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú như đầm lầy than bùn, rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá, vụng biển, vũng biển, các vùng đất ngập nước cửa sông Hồng, đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long Đất ngập nước được chia thành 2 nhóm chính là ĐNN ven biển và ĐNN nội địa. Đất ngập nước ven biển Việt Nam đa dạng về kiểu, gồm 20 kiểu (Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Lực và CRIS, 2006) với tổng diện tích khoảng 1,9 triệu ha (Trung tâm Viễn Thám – Bộ TN&MT, 2007) phân bố trên phạm vi 126 huyện ven biển (29 tỉnh, thành phố có biển) có đường ranh giới tiếp giáp với biển và phần đất ven biển chịu tác động của nước biển. Hệ sinh thái thủy vực nước ngọt rất đa dạng bao gồm các thủy vực nước đứng như hồ, hồ chứa, ao, đầm, ruộng lúa nước; các thủy vực nước chảy như suối, sơng, kênh rạch. Trong đó, một số kiểu có tính đa dạng sinh học cao như núi đồi, đầm lầy than bùn với nhiều loài động vật mới cho khoa học đã được phát hiện. Các hệ sinh thái sông, hồ ngầm trong hang động cac tơ cịn ít được nghiên cứu. <small> </small>

Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long: ĐNN ở vùng cửa sơng đồng bằng sơng Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước. ĐNN đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sơng Mê Công. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sơng Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông. Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của mình. Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>2.1.2 Sinh cảnh </b>

Sinh cảnh: toàn bộ các yếu tố vơ sinh như khí hậu, đất đai,… trong môi trường sống của một quần xã sinh vật. Nói cách khác, sinh cảnh là môi trường sống của quần xã sinh vật.

Theo Trần Triết (2001), thảm thực vật xã Phú Mỹ là một thể khảm bao gồm nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau. Trong đó khu nghiên cứu thực hiện đề tài bao gồm 7 kiểu thảm thực vật dựa trên mức độ ưu thế của các lồi thực vật, sự thay đổi của địa hình, đất đai và tình trạng ngập nước

 <i>Bàng- Mồm mốc (Lepironia articulata- Ischaemum rugosum): là kiểu thực </i>

vật hiện diện chỗ trũng thấp, hoặc khu vực ven rìa các gị phù sa cổ, ít ngập nước vàp mùa khô. Mồm mốc mọc xen lẫn trong Bàng với chiều cao khoảng 1,2m- 1,4m. Tầng dưới cũng có Năng nỉ và một số lồi cỏ khác.

 <i>Bàng- Năng nỉ (Lepironia articulata- Eleocharis ochrostachys): kiểu thực </i>

vật trên đất phèn nặng, hơi trũng thấp, ngập không sâu vào mủa khô. Năng nỉ mọc ưu thế ở duới với chiều cao khoảng 0,2m-0,3m. Bàng mọc thuần loại với chiều cao khoảng 1,2m-1,4m.

 <i>Năng nỉ (Eleocharis ochrostachys): mọc ở những nơi phèn nặng, trũng </i>

thấpvà lớp đất mặt bị khô vào cuối mùa khô. Năng nỉ tạo ra một lượng lớn củ vào mùa khô, củ năng nỉ là nguồn thức ăn quan trọng cho loài Sếu đầu đỏ

 <i>Năng ngọt (Eleocharis dulcis): kiểu tiêu biểu của vùng bưng trũng, thời gian </i>

ngập nướcgần như quanh năm, độ phèn trong đất biến thiên nhiều. Năng ngọt mọc gần như thuần loại với chiều cao khoảng 0,8m-1,0m.

 <i>Tràm- Năng ngọt (Melaleuca cajuputi- Eleocharis dulcis): thường mọc tự </i>

nhiên theo lung nước.

 Mồm vàng- Xuân thảo: hiện diện ở khu vực đất cao, khơ của vùng rìa phù sa cổ. Thành phần loài thực vật bao gồm nhiều loài khác nhau như Mồm vàng, cỏ Song chằng, Xuân thảo, Túc hình.

 Ruộng lúa: khai phá từ lâu chủ yếu canh tác lúa hai vụ.

Việc xác định sinh cảnh của khu bảo tồn giúp cho công tác thu mẫu diễn ra thuận lợi hơn, xác định được tính đặc trưng của sinh cảnh để có phương pháp và dụng cụ thu mẫu hợp lý. Bên cạnh đó hỗ trợ cho xác định vị trí thu mẫu cũng như trong q trình Lập bản đồ đa dạng sinh học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>2.2 Các nhóm nghiên cứu 2.2.1 Thực vật bậc cao </b>

<b>2.2.1.1 Đặc điểm chung của thực vật bậc cao </b>

Thực vật bậc cao gồm những cơ thể đa bào đã thoát ly khỏi đời sống ở nước và chuyển lên cạn. Ðây là một bước biến đổi quan trọng đối với thực vật. Từ đó dẫn tới hình thành những đặc điểm mới ở thực vật bậc cao, tiến hóa hơn so với thực vật bậc thấp.

Thực vật bậc cao tất cả các lồi đều có cơ thể đa bào trong khi thực vật bậc thấp có cơ thể dinh dưỡng chỉ là một tế bào. Hơn nữa, đa số cơ thể thực vật bậc cao phân hóa thành các cơ quan rễ, thân, lá (trừ ngành Rêu chưa có rễ thật). Mỗi cơ quan đảm nhận chức năng riêng, phù hợp với hồn cảnh sống mới. Trong mơi trường cạn thì nguồn thức ăn từ đất (nước và các chất hịa tan) chỉ có thể được đưa vào trong cây nhờ hệ thống rễ (trong khi đó ở mơi trường nước thức ăn hịa tan trong nước có thể được đưa trực tiếp vào cơ thể thực vật), ngồi ra rễ cịn giúp cây đứng vững trong đất. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vơ cơ cịn thân làm nhiệm vụ nâng đỡ tán lá và vận chuyển thức ăn.

Cơ thể thực vật vừa phân hóa thành các cơ quan khác nhau vừa có cấu tạo phức tạp, và phân hóa thành nhiều loại mơ, trong đó quan trọng nhất là mô dẫn. Mô dẫn làm nhiệm vụ chuyển nước và các chất hòa tan từ rễ lên lá và dẫn các chất hữu cơ do lá chế tạo ra đưa đến các bộ phận của cây để nuôi cây. Mô dẫn đầu tiên chỉ gồm các quản bào về sau có các mạch thơng hồn thiện dần.

Sống trên cạn, cơ thể thực vật còn chịu nhiều tác động của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, gió, độ ẩm thường xuyên thay đổi. Ðể hạn chế những tác này và cũng nhằm làm giảm sự thốt hơi nước của cây, phía ngồi cơ thể thực vật có một lớp biểu bì. Trên biểu bì có lổ khí (tiểu khổng) giúp cho sự điều chỉnh, trao đổi khí và nước giữa cây và mơi trường. Ngồi ra cịn có mô cơ bản, làm nhiệm vụ nâng đỡ cây (ở môi trường nước mô này không phát triển vì nước cũng có tác dụng nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể) (Thái Văn Trừng, 1978).

Tất cả những cơ quan và những mô đó xuất hiện và ngày càng phát triển giúp cho Thực vật bậc cao thích ứng được với nhiều điều kiện sống ở cạn. Trong khi đó các đặc điểm này hầu như chưa có hoặc chưa hồn thiện ở thực vật bậc thấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>2.2.1.2 Nguồn gốc của thực vật bậc cao </b>

Theo hệ thống phân loại thực vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004), thực vât bậc đưa chia ra các ngành sau: ngành Rêu (Bryophyta), ngành Quyết trần

<i>(Rhyniophyta), </i> ngành Lá thông <i>(Psilotophyta), </i> ngành Thông đá

<i>(Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hột trần (Gymnospermatophyta/Gymnospermae), ngành Hột kín (Angiospermatophyta/Angiospermae). Sáu ngành đầu thuộc nhóm có bào </i>

tử (trừ Rêu, 5 ngành còn lại thường gộp chung thành nhóm Quyết thực vật), hai ngành cuối (Hạt trần và Hạt kín thuộc nhóm có hạt).

- Ngành Dương xỉ trần (Rhyniophyta): Thể bào tử phân nhánh đôi. Cơ thể là chồi hay đỉnh tản (telom), khơng có lá thật nhưng đơi khi có diệp trạng. Phần dưới đất là thân rễ, không có rễ thật. Hệ dẫn phát triển yếu và thường là trung trụ nguyên sinh điển hình. Quản bào thường là quản bào vịng hay xoắn. Khơng có sinh trưởng thứ cấp. Bào tử nang đơn độc ở đỉnh, có vách dày; các bào tử giống nhau. Thể giao tử chưa tìm thấy.

- <i>Ngành Rêu/Ðài thực vật (Bryophyta): Thể bào tử là một chồi cành đơn độc, </i>

không có rễ và lá. Nó có đời sống ngắn, sống bán ký sinh hay ký sinh trên thể giao tử (trường hợp khơng có diệp lục). Hệ dẫn tiêu giảm, khơng có quản bào. Bào tử nang ở đỉnh đơn độc. Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau. Thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính, nó sống lâu hơn thể bào tử và tự dưỡng, tinh trùng xoắn, có 2 roi.

- <i>Ngành Lá thông (Psilotophyta): Thể bào tử phân nhánh đôi, lá có nguồn gốc </i>

chồi cành nhỏ. Phần dưới đất dạng thân rễ, khơng có rễ. Hệ đẫn là trung trụ nguyên sinh hay trung trụ ống nguyên thủy, không có sinh trưởng thứ cấp. Quản bào thang. Bào tử nang tập hợp thành ổ, đính ở mép gần đỉnh của lá bào tử. Cây có bào tử giống nhau. Thể giao tử lưỡng tính, phân đơi, hình trụ (đối xứng phóng xạ), có trung trụ tiêu giảm. Tinh trùng xoắn, có nhiều roi. - <i>Ngành Thơng đất/Thạch tùng (Lycopodiophyta): Thể bào tử phân nhánh đôi </i>

đến phân nhánh đơn trục. Có rễ thật. Hệ dẫn từ kiểu trung trụ nguyên sinh đến trung trụ ống. Quản bào thang, ít khi điểm. Có hay khơng có sinh trưởng thứ cấp. Bào tử diệp (lá mang bào tử nang) tập hợp ở đầu nhánh làm thành chùy. Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau (dị bào tử). Thể giao tử đơn tính hay lưỡng tính, có kích thước lớn đến kích thước hiển vi. Tinh trùng xoắn, có 2 roi, ít khi nhiều roi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

- <i>Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)/Mộc tặc (Sphenophyta): Thể bào tử </i>

thường là đơn trục hay phân nhánh đôi. Lá có nguồn gốc chồi cành, nhỏ, xếp vòng. Rễ phát triển. Hệ dẫn là trung trụ nguyên sinh hay trung trụ đốt. Quản bào thang, ít khi điểm. Bào tử nang đài phân bố trên những bào tử diệp hình khiên nhiều hay ít. Thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính. Tinh trùng xoắn nhiều roi.

- <i>Ngành Dương xỉ (Pteridophyta/Polypodiophyta): Thể bào tử phân nhánh </i>

đơi. Lá có nguồn gốc chồi cành, lớn hay nhỏ do kết quả của sự tiêu giảm. Rễ phát triển. Hệ dẫn có tất cả các kiểu (từ trung trụ nguyên sinh đến trung trụ ống, trung trụ mạng). Quản bào vòng xoắn hay thang. Bào tử nang đơn độc hay tập hợp thành nang quần, phân bố ở đỉnh, ở mép hay ở bề mặt lá. Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau. Thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính to hay có kích thước hiển vi. Tinh trùng xoắn, nhiều roi.

- <i>Ngành Hạt trần (Gymnospermae/Gymnospermatophyta)/Ngành Thông (Pinophyta): Thể bào tử phân nhánh đơn. Lá thường có kích thước nhỏ, có </i>

hình dạng khác nhau. Thân cấu tạo thứ cấp, nhưng chưa có mạch thơng: gỗ chỉ có quản bào điểm, chưa có sợi gỗ và nhu mô gỗ. Bào tử nang tập hợp thành chùy, đơn tính hay lưỡng tính ở đầu các ngọn cành. Cây có bào tử khác nhau. Thể giao tử có kích thước nhỏ. Tinh trùng nhiều roi hay biến thành tinh tử khơng roi và được chuyển tới túi nỗn nhờ ống phấn. Hợp tử phát triển thành phôi được bảo vệ bên trong lớp vỏ tạo thành hột nằm trên những lá bào tử (lá noãn) hở.

- <i>Ngành Hạt kín (Angiospermae/Angiospermatophyta)/ Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): Thể bào tử đa dạng. Rễ phát triển mạnh. Mô dẫn truyền </i>

với các mạch gỗ hồn tồn, có sợi gỗ và nhu mơ gỗ. Cơ quan sinh sản là hoa với bộ nhụy cái có bầu nỗn kín chứa nỗn bên trong. Nỗn phát triển thành hột, bầu noãn phát triển thành quả bao lấy hột. Thể giao tử tiêu giảm rất nhiều, tinh tử không roi được chuyển tới túi noãn nhờ ống phấn. Thụ tinh kép: một tinh tử (n) kết hợp với noãn cầu (n) tạo thành phơi (2n), tinh tử (n) cịn lại kết hợp với nhân (2n) tạo thành nội nhũ (3n).

<b>2.2.1.3 Đa dạng dạng sống </b>

Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể thực vật thích nghi với điều kiện môi trường sống (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004). Nó liên quan chặt chẽ với các nhân tố sinh thái của mỗi vùng như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

 Dạng sống cây thân cỏ: chúng thường mọc thành từng đám ở nơi đất ẩm, tạo thành một lớp thảm cỏ. Thảm cỏ biểu hiện rõ hai ý nghĩa. Một là, chúng tham gia tích cực vào q trình hình thành đất, tạo ra mơi trường đất đủ ẩm, là nguồn thức ăn bổ ích cho hệ động vật và vi sinh vật. Hai là, chúng có thể là nguồn truyền một số bệnh cho cây gỗ, ngăn cản sự tiếp đất của hạt giống và sự hình thành cây mầm của các lồi cây gỗ;

 Dạng sống cây gỗ: Đây là dạng sống phổ biến nhất và có ý nghĩa lớn nhất cả về mặt kinh doanh lẫn sinh thái học. Có mặt trong mọi tầng rừng, kích thước (thân cây, tán lá, cành nhánh...) to lớn, thân cây thẳng, phân cành cao khi trưởng thành, có khả năng tự đứng vững trên đất, rễ cây ăn sâu và rộng trong các tầng đất, đặc biệt tầng đất mặt, thân cây nhỏ dần từ gốc đến ngọn và có thể có bạnh vè, hoa quả và rễ thân cây;

 Dạng sống cây bụi: Đó là dạng sống của cây gỗ có kích thước rất nhỏ bé, tán gọn, phân cành sát gốc hoặc đôi khi gặp lồi rất ít cành, ln sống ở tầng thấp của tán rừng và có khả năng chịu bóng rất cao;

 Dạng cây thân leo: Đó là những lồi cây có thân khơng tự đứng vững trên mặt đất mà phải dựa vào giá đỡ (thân cây bụi hoặc cây gỗ...), sống trong mọi tầng rừng. Dạng sống cây thân leo khá phổ biến trong rừng mưa và có nhiều ý nghĩa rất lớn về mặt lâm sinh. Sự phát triển mạnh của dây leo có thể gây khó khăn cho việc đi lại trong rừng.

 Dạng sống cây ký sinh: Đó là những lồi sống ký sinh trên thân và cành cây khác (thân cây bụi hoặc cây gỗ...).

 Dạng cây thủy sinh: là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái thủy vực, khi sống trong môi trường nước, tất cả thực vật thuỷ sinh có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng có trong nước và loại bỏ một số thành phần ơ nhiễm có trong nước. Đồng thời với hệ thống thân, rễ, lá phát triển tạo giá thể cho các vi sinh vật có khả năng đồng hoá, phân giải các chất bẩn trong nước thải, giúp cho chất lượng nước được cả thiện.

Trong các dạng sống kể trên, quan trọng nhất là dạng sống cây gỗ, bởi vì chúng là đối tượng của kinh doanh rừng. Các dạng sống cây bụi, dạng sống cây thân leo và thân cỏ cũng có ý nghĩa nhiều mặt. Mặt có lợi của dạng sống cây bụi, dạng sống cây thân leo và thân cỏ biểu hiện ở chỗ chúng là nguồn cây thuốc quan trọng, nguồn hoa quả, củ, lá cho sinh hoạt của con người, tạo ra bóng che cho cây gỗ non lúc cịn chịu bóng, là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho động vật, vi sinh vật và khi chết đi chúng là nguồn thức ăn cho các sinh vật hoại sinh, sau đó sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

phẩm cuối cùng là các khoáng chất cần thiết để làm tăng độ phì của đất rừng. Nhưng về ý nghĩa lâm học, đa số các loài cây bụi và cây thân leo và thân cỏ đều gây hại cho cây gỗ.

<b>2.2.1.4 Tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao </b>

a. Đa dạng thực vật bậc cao ở Việt Nam

Đa dạng về loài cây là đặc điểm nổi bậc của hệ thực vật rừng Việt Nam. Việt Nam là nơi hội tụ của ba luồng thực vật di cư từ Trung Quốc, Ấn Độ Himalaya, Malaixia – Indonexia và các vùng khác kể cả ôn đới. Mặc dù chịu những tổn thất lớn về diện tích rừng trong một thời kì chiến tranh ác liệt kéo dài nhiều thế kỉ nhưng hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn rất phong phú. Tuy đến nay chưa có một tài liệu nào thống kê mô tả một cách chi tiết thành phần loài thực vật nhưng theo Nguyễn Tiến Bân (2003, 2005), thực vật hạt kín trong hệ thực vật ở Việt Nam hiện có khoảng 8.500 loài, 2.050 chi, trong đó lớp hai lá mầm có 1.590 chi với trên 6.300 lồi và lớp một lá mầm có 460 chi với 2.200 lồi. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), hệ thực vật Việt Nam hiện có 11.178 lồi, 2.582 chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên 100 loài với tổng số 5.732 loài chiếm 51,3% tổng số các loài của hệ thực vật. Sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000) là tài liệu đầy đủ nhất về phân loại thực vật, góp phần đáng kể cho khoa học thực vật Việt Nam. Theo Bộ Khoa học và Cơng nghệ (2007), tính đến nay, ở Việt Nam có gần 700 lồi bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp quốc gia, trong khi đó trên 300 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp toàn cầu.

Đáng chú ý nhất là bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000), thống kê 11.611 loài, thuộc 3.179 chi, 295 họ và 6 ngành. Năm 2001, 2003, 2005, tập thể các tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường -Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật -Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thống kê được 11.238 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 2.435 chi 327 họ.

b. Đa dạng thực vật bậc cao ở Kiên Giang

Kiên Giang hiện có khu dự trữ sinh quyển chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang bao trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải và bao gồm 3 vùng lõi thuộc vườn quốc gia Phú Quốc, vườn quốc gia U

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Minh Thượng và rừng phòng hộ ven biển Hòn Đất, Kiên Lương và Kiên Hải (Lê Phát Quới, 2010).

Thực vật của tỉnh Kiên Giang khá phong phú và đặc sắc. Vườn quốc gia

<i>(VQG) U Minh Thượng có khoảng 226 lồi thực vật bậc cao (Trần Triết et al, </i>

2000). Trong một nghiên cứu khác, hiện nay đã điều tra được 250 loài thực vật, trong đó 243 lồi đã được định danh, có 8 lồi rất hiếm và 71 lồi hiếm (Phịng NN&PTNT An Minh, 2011). Ưu hợp Tràm trên đất than bùn và ưu hợp rừng hỗn giao: Mốp, Trâm, Tràm ở U Minh Thượng là những ưu hợp rừng tự nhiên ở giai đoạn cực đỉnh của rừng nguyên sinh trong hệ sinh thái rừng ngập úng phèn cịn sót lại của Việt Nam, do vậy VQG U Minh Thượng có ý nghĩa cao trong hoạt động nghiên cứu và công tác bảo tồn.

Vườn quốc gia Phú Quốc ghi nhận được 835 loài, 499 chi và 119 họ của 4 ngành thực vật bậc cao. Trong 42 loài được ghi vào sách đỏ thì trong đó có 11 lồi thực vật gỗ có giá trị bảo tồn, 20 loài quý hiếm, 8 loài bị đe dọa và có 3 lồi có nguy cấp.

<b>2.2.1 Cá </b>

<b>a. Tình hình nghiên cứu đa dạng cá nước ngọt </b>

Việt Nam có vị trí đặc biệt trong phân vùng địa lý động vật cá nước ngọt vùng Trung Ấn, đa dạng về thủy vực và các phân vùng sinh hái nên nước ta có nguồn cá nước ngọt vơ cùng phong phú và đa dạng với 1.027 loài và phân loài cá. Trong một trữ lượng lớn nguồn lợi hải sản của nước ta. Cá nổi nhỏ chiếm khoảng 1,74 triệu tấn, cá đáy 2,4 triệu tấn, cá nổi đại dương 0,12 triệu tấn.

Theo Bộ Thủy sản (1996), ở Việt Nam đã thống kê được cá nước ngọt Việt Nam gồm 546 loài cá, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép có 276 loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu Việt Nam. Số lượng lồi cá ở các cửa sơng dạo động từ 70 đến 230 loài, với tổng cộng hơn 580 loài thuộc 109 họ và 27 bộ.

<b>b. Cách phân loại các bộ cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long </b>

Cá là một lồi động có dây sống và thuộc nhóm động vật máu lạnh, có phổi, có mang và sống dưới nước.

Khu hệ cá nước ngọt ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) hay cịn gọi đơn giản lả cá miền Tây là tập hợp các loài cá nước ngọt phân bố ở vùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

ĐBSCL. Đây là một trong những hệ cá nước ngọt đa dạng và phong phú của hệ động vật Việt Nam

Theo cách phân loại của người dân địa phương, cá vùng nước ngọt phân biệt hai loài cá sông và cá đồng. Cá sơng cịn được hiểu là cá trắng và cá đồng cịn được gọi là cá đen, hóm cá đen (lóc, trê, rơ, đồng…) Lồi cá sơng là lồi cá sống trong các sơng rạch, cịn lồi cá đồng là các loài cá sống trên các lung vũng, đìa bàu, nói chung là sống trên đồng. Tuy vậy, sông nước miền Tây và đồng ruộng nới này có mùa lũ và mùa khơ, nên khi nào mùa lũ thì cả 2 đều tràn lên đồng; đến mùa khơ thì cá trắng về sống và cá đen cũng theo nước giựt rút xuống các kinh rạch giống như cá trắng; chỉ còn một số kẹt lại các vung lũng, đìa bàu hoặc các ngọn mương, ngọn rạch ít nước. Về cá sơng, các lồi cá thơng dụng mà bất cứ cư dân nào thuộc vùng sông nước miền Tây thường biết qua tên các giống cá trắng.

Khi đặt tên cho các loài cá vùng nước ngọt, người dân gọi tên cá theo hình dạng lớn nhỏ, theo màu sắc tên vảy, theo thói quen kiếm ăn, theo từng giai đoạn cá sinh trưởng: mới nỏ, bắt đầu lớn, sống lưu niên. Ngồi ra, họ cịn căn cứ vào cách bắt chúng như giăng câu, giăng lưới, đặt lọp, đặt lờ, tát đìa, làm lóng mà có thêm rất nhiều từ tên gọi. Từ xưa, người dân nhận biết được các đặc tính riêng của từng loại cá để đặt tên, nhằm phân biệt được chúng, những cái tên dân dã, đầy đủ tượng thanh, tượng hình, rất phổ quát và giản dị. Ngồi ra, cịn vàu lồi cá khác nữa như cá nóc, cá sơn, cá bã trầu, cá lia thia, cá thòi lòi, cá vằn vện mà tên gọi của chúng được tạo ra bởi các nét đặc trưng riêng của mỗi loài.

Các lồi cá ở Đồng bằng sơng Cửu Long có thể xếp vào trong 13 bộ gồm:

 <i>Bộ Clupeiformes: Bộ Clupeiformes ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam </i>

có nhiều giống lồi nhưng phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước lợ, mặn: Biển ven bờ, vùng cửa sông, các đầm nước lợ; Chỉ có một số ít lồi sống ở các thủy vực nước ngọt. Bộ này có những đặc điểm nhận dạng như sau: Cơ thể thon dài, dẹp bên. Lườn bụng bén, có một hàng gai nhọn. Thân phủ vây

<i>trịn, dễ rụng. Ở Đồng bằng sơng Cửu Long Việt Nam, bộ Clupeiormes có </i>

hai họ phân bố.

 <i>Bộ Osteoglossiformes: Bộ Osteoglossiformes chỉ có một họ phân bố ở miền </i>

Tây với những đặc điểm nhận dạng như sau: cơ thể thon dài, dẹp bên, lườn bụng bén, gốc vy hậu môn dài và gắn liền với vy đi. Thân và đầu phủ vây trịn, nhỏ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

 <i>Bộ Cypriniformes: ở đây có bốn họ cá thuộc bộ Cypriniformes phân bố. </i>

Chúng có những đặc điểm nhận dạng như sau: thân được bao phủ bởi những vẫy tròn. Lườn bụn tròn, hàm trên và hàm dưới khơng có răng nhưng răng hầu như phát triển và sắp xếp theo một thứ tự nhất định.

 <i>Bộ Siluriformes: bộ Siluriformes ở miền Tây có nhiều giống loài phân bố </i>

các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn như: các sông lớn, kênh, vùng cửa sông, các đầm nước lợ và biển ven bờ. Các loài cá thuộc bộ này có những đặc điểm nhận dạng như cơ thể thon dài, thân trần hoặc phủ tấm xương, râu thường phát triển, khơng có răng hầu dạng điển hình.

 <i>Bộ Cyprinodoformes: ở miền Tây, bộ cá này có một bộ họ với hai họ phân </i>

bố

 <i>Bộ Beloniformes: Các loài cá thuộc bộ Beloniformes phân bố ở vùng này có </i>

những đặc điểm nhận dạng như sau: Thân dạng ống dài, xương hàm kéo dài ra phía trước, vy đi trịn.

 <i>Bộ Gasterosteiformes: ở miền Tây, bộ cá này có một họ với hai họ giống </i>

phân bố ở các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn. Chúng có những đặc điểm phân loại như sau: Thân phủ tâm xương, vy lưng có nhiều gai đứng độc lập.

 <i>Bộ Mugiliformes: bộ Mugiliformes: có hai họ, phân bố ở các thủy vực nước </i>

ngọt và lợ như: sông, kênh, vùng cửa sông, đầm nước lợ. Các loài cá thuộc bộ cá này có những đặc điểm như sau: Mắt nằm dưới mang gelatin, khơng có cơ quan đường bên, một số tia vi ngực tách rời và kéo dài thành sợi.

 <i>Bộ Synbranchiformes: ở miền Tây bộ này có năm bộ phụ với nhiều giống </i>

loài cá hiện diện ở hậu hết các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn như: sông, kênh, đồng ruộn, vùng cửa sông, đầm nước lợ và biển ven bờ. Những lồi cá này có chung những đặc điểm nhận dạng như sau: thân phủ vẩy lược, vy lưng hoặc vy hậu môn có gai cứng.

 <i>Bộ Pleuonectiformes: Bộ Pleurnectiformes có hai phân bố ở miền Tây. Các </i>

loài cá thuộc bộ này có những đặc điểm phân loại như sau: gốc vy lưng và vy hậu môn dài, mắt kém phát triển, vi ngực thối hóa.

 <i>Bộ Tetraodonitiformes: bộ Tetraodonotiformes có một họ với ba giống phân </i>

bố ở miền Tây. Các loài cá này có những đặc điểm nhận dạng như sau: Răng dạng tâm, vy đi trịn, có túi khí ở phần bụng.

 <i>Bộ Batrachodiformes: ở miền Tây Batrachodiformes chỉ có một họ với hai </i>

loài phân bố ở các thủy vực nước lợ, mặn và ngọt. Chúng có những đặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

điểm nhận dạng như sau: vi bụng, vi hậu môn, vi lưng và nắp xương mang có gai cứng, vi đi trịn, cơ gốc vi ngực phát triển (Trần Đắc Định, 2013).

Bảng 2.1 Các bộ cá ở Đồng bằng sông Cửu Long

<b>STT Tên các bộ Tên khoa học Số họ Số Giống Số loài </b>

Tên địa phương <i>Tên khoa học </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Tổng cộng 57 228 546 </b>

<small>(Nguồn: Theo bộ thủy sản Việt Nam, 1996) </small>

<b>c. Lịch sử nghiên cứu về đa dạng cá </b>

Năm 2012, Tống Xuân Tám và cộng sự đã thực hiện đề tài “Góp phần nghiên cứu về đa dạng thành phần loài cá ở hệ sinh thái Rừng Ngập Mặn Cần Giờ, TPHCM”. Đề tài nghiên cứu cụ thể độ đa dạng về thành phần loài các loài cá hiện nay. Góp phần duy trì sức bền của hệ sinh thá trước những tác động của tự nhiên như nhiệt độ khí quyển tăng cao, lượng mưa giảm, xâm nhập mặn, triểu cường, nước biển dâng… và sức ép từ sự phát triển kinh tế với việc mở rộng cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ trong khi hiệu quả bảo tồn và trách nhiệm của người dân còn yếu.

Cũng trong năm 2012, Lê Hữu Tuấn Anh thuộc trường Đại học KHTN đã hoàn thành đề tài “Đa dạng sinh học cá và đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông Văn Úc”. Đề tài tập trung xác định thành phần loài, sụ biến động của cá theo thời gian thuộc khu vực sông Văn Úc. Đồng thời đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng cửa sông Văn Úc.

<b>2.2.2 Chim </b>

<b>a. Khái niệm và đặc điểm chung </b>

<b>Chim là tập hợp các lồi động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng </b>

hai chân, có mỏ, đẻ trứng, có cánh, có lơng vũ và biết bay (phần lớn). Trong lớp Chim, có khoảng 10.000 lồi còn tồn tại, giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật bốn chi (Nguồn: Wikipidea).

Có lơng vũ, có mỏ và khơng răng, đẻ trứng có vỏ cứng, chỉ số trao đổi chất cao, tim có bốn ngăn, cùng với một bộ xương nhẹ nhưng chắc. Tất cả các lồi chim đều có chi trước đã biển đổi thành cánh và hầu hết có thể bay, trừ những ngoại lệ như các loài thuộc bộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu và một số đa dạng những loài chim đặc hữu sống trên đảo.

Chim có hệ tiêu hóa và hô hấp độc nhất mà đáp ứng cao cho hoạt động bay. Chúng có hai dạ dày: dạ dày tuyến và dạ dày chính. Có nhiều lồi nuốt những tảng đá hoặc vỏ sị để nghiền thức ăn trợ lực cho dạ dày. Trong q trình tiến hóa chi trước đã phát triển thành cánh để bay. Chim thuộc động vật máu nóng, não

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

thông minh nhất của giới động vật; một số được quan sát đang chế tạo và sử dụng cơng cụ, nhiều lồi sống thành bầy lại có thể truyền đạt những kinh nghiệm hiểu biết cho thế hệ sau.

Nhiều loài chim hàng năm thường di trú đến những nơi rất xa, cùng rất nhiều loài lại thực hiện những chuyến bay ngắn hơn và bất thường. Chim là động vật sống bầy đàn, chúng giao tiếp với nhau thông qua tiếng kêu và tiếng hót, tham gia vào những hoạt động bầy đàn như hợp tác trong việc sinh sản, săn mồi, di chuyển và tấn công chống lại kẻ thù. Phần lớn chúng là những loài đơn phối ngẫu xã hội, thường vào mùa giao phối trong một thời gian nhất định. Trứng chim thường được đẻ trong tổ và ấp bởi chim bố mẹ. Hầu hết chim non sau khi nở đều có thêm một thời gian được chim bố mẹ chăm sóc.

<b>b. Đa dạng chim </b>

Theo Báo cáo Tổ chức Birdlife, tiêu chí để xác định các vùng chim quan trọng ở Việt Nam là các vùng có lồi chim đặc hữu, với vùng phân bố hẹp (bao gồm các loài quý hiếm bị đe dọa ở cấp quốc tế và quốc gia). Hay nói cách khác vùng chim quan trọng là những vùng rừng hoặc đất ngập nước có ý nghĩa bảo tồn cao đối với các loài chim và các nhóm động thực vật khác. Hiện ở Việt Nam đã xác định có 63 vùng chim quan trọng, với tổng diện tích gần 1.700.000 ha (tương đương với 5% diện tích tự nhiên của cả nước). Trung bình mỗi vùng chim quan trọng ở Việt Nam có diện tích từ 2 đến hơn 100.000 ha mỗi vùng, phân bố ở 37/ 61 tỉnh, thành của Việt Nam. Trong tổng số các vùng chim quan trọng ở Việt Nam, có 41 vùng có hệ sinh thái (HST) rừng trên cạn, 8 vùng chim có HST nước ngọt, 14 vùng có HST biển và các sinh cảnh tự nhiên bao gồm bãi bùn, rừng ngập mặn và trảng cỏ biển. Các loài chim phân bố ở các kiểu sinh cảnh rừng khác nhau, mỗi kiểu rừng đều có những lồi chim đặc trưng. Kiểu sinh cảnh rừng thường xanh đất thấp với những loài chim đặc trưng như Niệc Nâu, Phướn Đất, Khách Đuôi Cờ; Thường xanh trên núi đặc trưng bởi sự có mặt của lồi đỗ qun; Rừng thường xanh trên núi đá vơi có Khướu Đá Mun, Khướu Đá Hoa, Khướu Đá Đuôi Ngắn...

Tổng hợp số liệu của những báo cáo trước đây về khảo sát khu hệ chim trong vùng đồng Hà Tiên Kiên Lương có 96 loài chim thuộc 35 họ đã ghi nhận trong vùng đồng Hà Tiên Kiên Lương (một phần trong đó là Phú Mỹ) trong đợt 2003. Ngoài ra 36 loài đã ghi nhận trong hai cuộc khảo sát trước đó gồm 13 loài

<i>do Buckton et al (1999) ghi nhận và 23 loài do Safford (Triet et al. 2000). Như </i>

vậy cho đến nay tại vùng đồng Hà Tiên tổng cộng có 132 lồi chim thuộc 42 họ

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

đã được ghi nhận, 9 loài trong số này có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn do chúng nằm trong danh sách các loài bị đe dọa của Tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên

<i>(IUCN,2000) như Ô tác (Houbaropsis bengalensis), Sếu đầu đỏ (Grus antigone), Đại bàng (Aquila clanga), Cò Trung Quốc (Egretta eulophotes), cò quăn đầu đen (Threskiornis melanocephalus), Quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni), Chàng bè (Pelecanus philippensis) và Già sói (Leptoptilos javanicus). </i>

<b>c. Nghiên cứu về đa dạng chim </b>

Năm 2011, nghiên cứu khảo sát khu hệ chim phần mở rộng của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình được thực hiện bởi tổ chức BirdLife Quốc Tế với mục tiêu khảo sát cơ bản về đa dạng sinh học khu hệ chim, đánh giá những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và đưa ra những đề xuất nhằm giảm thiểu những đe dọa trong phạm vi phần đề xuất mở rộng của Vườn và cung cấp số liệu cho chương trình giám sát đa dạng sinh học lâu dài. Qua nghiên cứu, tổng số 159 loài chim đã ghi nhận trong đợt khảo sát này; trong số đó, có năm lồi đang bị đe dọa trên tịa cầu ở cấp độ gần bị đe dọa và trong số đó có hai lồi sắp nguy cấp ở cấp quốc gia. Đã ghi nhận ba trong tổng số bảy lồi có vùng phân bố hẹp của Vùng Chim Đặc hữu đất thấp Miền Trung cho vùng mở rộng VQG Phong

<i>Nha – Kẻ Bàng, bao gồm Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui), Khướu đá mun (Stachyris herberti) và Chích chạch má xám (Macronous kelleyi). </i>

Nghiên cứu về “Khảo sát khu hệ chim vườn quốc gia U Minh Thượng” năm 2013 được thực hiện bởi dự án bảo tồn và phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang với mục đích nhận biết những thay đổi do tác động của lửa rừng và hoạt động quản lý thủy văn, đánh giá những mối đe dọa đến khu hệ chim, và kiến nghị dành cho các lồi chim có giá trị trong bảo tồn cũng như các nghiên cứu trong tương lai. Kết thúc khảo sát ghi nhận được 159 loài chim thuộc 51 họ; kết hợp với những khảo sát trước đây có thêm 14 lồi (09 loài do Safford, 1996-1997, 03 loài do Buckton et al, 1999 ghi nhận, 01 loài do Nguyễn Phúc Bảo và Trần Văn Thắng, 1999 – 2003 ghi nhân, 01 loài khác do khu dự trữ ghi nhận năm 2011). Do đó, tơng cộng thành phần loài chim ở Vườn quốc gia U Minh Thượng là 173 loài thuộc 52 họ.

<i>Theo “Một số ghi nhận về Sếu Đầu Đỏ (Grus antigone) ở Kiên Giang năm </i>

2011” của Hà Cao Trí và Trần Thị Việt Thanh đã cung cấp dẫn liệu về nơi kiếm ăn, nơi ở và số lượng Sếu Đầu Đỏ ở tỉnh Kiên Giang năm 2011, là nguồn tư liệu giúp cho công tác bảo tồn chim quý có giá trị trong khu vực và thế giới. Dự án

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

sinh học ở khu bảo tồn. Qua điều tra ghi nhận được 132 loài chim với 32 họ khác nhau.

<b>2.2.3 Loài ngoại lai </b>

Loài ngoại lai là một cụm từ chỉ về những loài động vật, thực vật hệ được du nhập từ một nơi khác vào vùng bản địa và nhanh chóng sinh sơi, nảy nở một cách khó kiểm soát trở thành một hệ động thực vật thay thế đe dọa nghiêm trọng đến hệ động thực vật bản địa đe dọa đa dạng sinh học. Sự bành trướng của những sinh vật này là mối nguy hại cho sự tồn tại của môi trường hệ sinh thái bản địa. Mất mát đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhân loại. Trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất (Nguồn: Wikipedia).

<b>2.3 Tổng quan về khu bảo tồn loài – sinh cảnh phú mỹ 2.3.1 Vị trí địa lý </b>

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ được thành lập kèm theo quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang. Thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ với quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 01/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang

Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ thuộc xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Xã Phú Mỹ là xã vùng sâu thuộc huyện Kiên Lương - tỉnh Kiên Giang phía Bắc giáp kênh Trà Phơ, phía Nam giáp đê bao Đơng Hịa, phía Đơng giáp Kênh Nơng Trường và phía Tây giáp kênh Hà Giang.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Hình 2.1. Ảnh vệ tinh và vị trí địa lý khu bảo tồn Phú Mỹ

(Nguồn: Dự án thành lập KBT Phú Mỹ, 2013)

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>2.2. Địa hình </b></i>

<b>Địa hình đồi núi thấp </b>

Vùng đồi núi thấp tập trung ở huyện Hòn Đất, huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, độ cao trung bình dưới 200 m. Về cấu tạo địa chất trong khu vực nầy có thể chia thành ba loại:

- Núi đá granit: núi Hịn Đất, núi Hịn Me, núi Hịn Sóc...

- Núi đá vơi: núi Chùa Hang, núi Bình Trị, núi Hang Tiền, núi Khoe Lá, núi Ngang, núi Trà Đuốc, núi Mây, núi Mo So.

Khu bảo tồn Phú Mỹ thuộc vùng phía Bắc Tứ Giác Long Xuyên- đồng lũ hở, rìa châu thổ sông Mêkông. Nằm tiếp giáp với vùng phù sa cổ rộng lớn của Camphuchia đặc trưng chung là vùng đồng bằng thấp, bằng phẳng với cao trình 0

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

đến 2 m giảm dần theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình hiện tại của đồng bằng được bao phủ bởi tổ hợp trầm tích thuộc thống Halocen, hay cịn gọi là phù sa mới hình thành từ khoảng 6.000- 7.000 năm trở lại đây. Tổ hợp này bao phủ lên trầm tích phù sa cổ hình thành cách nay hơn 10 ngàn năm. Tầng phù sa cổ thường chìm sâu 3-5m và xuất lộ trên bề mặt ở dạng các gị sót nhơ cao hơn 0,5- 1m so với vùng đất lầy xung quanh ở phía Bắc Hà Tiên. Tuy nhiên, cũng có một số khu vực thấp trũng cục bộ và thường là các “rốn” phèn (Lê Hồng Thía, 2004).

Địa hình xã Phú Mỹ được chia làm 2 khu vực: địa hình cao trên đất phù sa cổ, địa hình thấp trên đất phèn.

- Địa hình cao trên đất phù sa cổ nằm ở khu vực phía Bắc kênh Trà Phô- HT2, cao độ thấp dần theo hướng Đông Bắc (3 m) xuống Tây Nam (1 m), khá thuận lợi cho xây dựng hệ thồng thủy lợi và hạn chế xâm nhập mặn vào nội vùng.

- Địa hình thấp trên đất phèn nằm phía Nam kênh Trà Phơ- HT2 có độ cao trung bình dưới 1m, phổ biến từ 0,2- 0,5 m, do thấp trũng nên khó tiêu thốt và thưng bị xâm nhập mặn vào mùa khô.

<i><b>2.3 Chế độ thủy văn </b></i>

Chế độ thuỷ văn của tỉnh chịu tác động của hệ thống sông Cửu Long, mưa và ảnh hưởng bờ thuỷ triều biển Tây. Mùa lũ thường xuất hiện từ tháng 7 - 11 hàng năm. Tháng 10 là thời điểm lũ ngập sâu nhất. Mùa cạn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Thời gian này, dòng chảy từ thượng nguồn về giảm mạnh, nước biển tiến sâu vào gây ngập mặn nhiều nơi với độ mặn lên đến 5 mg/l. Nước chảy tràn từ Campuchia chiếm một phần quan trọng trong lượng nước lũ đến vùng (Trần Linh Thước, 2000).

Chế độ thủy văn trong mùa mưa. Giai đoạn lũ lên từ tháng VIII ngập lụt do ứ nước mưa tại chỗ, do nguồn nước từ phía Bắc Campuchia đổ về theo lưu vực sông Giang Thành và ngập do nước lũ sông Cửu Long tràn về theo các con kinh Vĩnh Tế, Tri Tôn, Trà Sư, Ba Thê,…. Độ sâu ngập giảm dần từ phía Đơng 1,5- 2 m sang phía Tây dưới 1m, và từ Bắc xuống Tây Nam. Giai đoạn lũ rút khi mực nước ở Châu Đốc hạ xuống 1,5m. Nước lũ rút theo hướng ra vịnh Thái Lan, ra cầu cống dưới đường và đổ ngược ra sông Hậu.

Vào mùa khô, lưu lượng nước sông giảm rất nhiều. Do thiếu hụt nước ngọt mà nước mặn từ biển sẽ lấn sâu vào nội địa. Lượng nước từ sông Hậu vào kinh Vĩnh tế trong mùa khô là rất nhỏ so với mùa lũ. Bên cạnh đó, muối phèn trong đất

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

rút ra kinh rạch làm nước mặt trên toàn vùng bị chua. Đáng chú ý là có sự lệch pha ảnh hưởng mặn và chua phèn.

Trong vùng Kiên Giang, có ba con sông lớn: sông Cái Lớn, sông Cái Bé và sông Giang Thành. Ngoài những con kênh cũ như kênh Vĩnh Tế, kênh Hà Tiên - Rạch Giá, kênh Cái Sắn, kênh Rạch Giá - Long Xuyên,… trong thời gian hơn 20 năm qua, một hệ thống kênh được phát triển khá mạnh với nhiều con kênh mới được xây dựng trên vùng nầy đã giúp việc cung cấp nước tưới cho rữa phèn, sản xuất nông nghiệp và giao thông thủyẢnh hưởng mặn từ phía Tây vào nội đồng mạnh nhất vào giữa mùa khơ (tháng II- V), cịn ảnh hưởng chua phèn mạnh nhất vào cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng V-VII).

<i><b>2.4 Thổ nhưỡng </b></i>

Theo Lê Phát Quới (2010), dựa vào địa chất – trầm tích và q trình phong hóa bởi các tiến trình lý hóa học đã thành nhiều nhóm đất có tính chất khác nhau trong tỉnh Kiên Giang, có thể chia thành hai (02) nhóm đất chính sau:

 Nhóm đất hình thành từ mẫu chất tại chỗ: được hình thành do q trình phong hố nham thạch, khoáng vật tại chỗ dưới tác động cơ học, hoá học trong tự nhiên. Loại đất này phân bố ở vùng núi đồi núi của Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải.... Bao gồm hai đơn vị đất: đất Ferrasols và đất Sialit – Ferrasols.

 Nhóm đất phù sa bồi tụ: do phù sa sông và trầm tích biển lắng tụ, tập trung ở các vùng đồng bằng của tỉnh. Do nằm xa sông nên đất ở đây có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét từ 45 - 58%. Tầng đất dày trên 70 cm, hàm lượng hữu cơ cao, chia thành 4 loại chính: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất phèn và mặn.

Theo Trần Triết và cộng sự (2003), vùng đồng Hà Tiên trong đó có Xã Phú Mỹ gồm các nhóm đất chính như sau:

 Nhóm đất đồi núi trơ đá: đây là đất hình thành trên vỏ phong hóa và tích tụ tại chỗ từ các núi sót, có sa cấu nhẹ, nhiều dăm sạn khả năng giữ nước thấp và nghèo dinh dưỡng. Tầng đất thường mỏng.

 Nhóm đất mặn: phân bố dọc bờ biển, là nhóm đất tương đối màu mỡ, có điều kiện thốt thủy và được trồng lúa từ lâu đời vào mùa mưa. Trong nhóm đất này có đất mặn mangrove, phèn, đất mặn nặng, đất mặn.

 Nhóm đất phèn: đây là nhóm đât chiếm đa phần trong khu vực. Đất phèn có thuộc tính chua, nhiều muối sulphat và ion sắt, nhơm. Đất phèn rất giàu mùn

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

hữu cơ. Trong nhóm này có đất phèn tiềm tàng nông; đất phèn tiềm tàng sâu; đất phèn hoạt động nơng; đất phèn hoạt động sâu.

 Nhóm đất than bùn: trong nhóm này có đất than bùn phèn phân bố cô lập giữa vùng đất phèn.

 Nhóm đất xám: đây là nhóm đất phát triển tập trung thành vùng rộng trên các gò phù sa cổ dọc kinh Vĩnh Tế và trên các gị sót lại giữa vùng đất ngập nước. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua nhẹ và phản ứng này tăng lên ở rìa tiếp giáp với đất phèn. Trong nhóm này có đất xám phù sa cổ điển hình, đất xám phù sa cổ, đất xám phù sa cổ loang lổ, đất xám trên đá macma axít, đất xám nhiễm phèn.

 Đất đỏ vàng: nhóm đất này chiếm diện tích nhỏ trên các núi đá macma axít.

 Nhóm đất cát: phân bố rải rác trên các giồng cát, phân bố ở địa hình tương đối cao nên nhóm đất này phần lớn.

<b>2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội a. Điều kiện kinh tế </b>

Trong 1170 hộ dân, năm 2004 và năm 2006 chọn ra 9,5% hộ để phỏng vấn thì ghi nhận người làm nghề có liên quan đến bàng chiếm phần lớn và làm nơng nghiệp. Ngồi ra, một số hộ khác là công nhân đang làm việc tại dự án Phú Mỹ.

Các nông hộ ở xã Phú Mỹ làm lúa 2 vụ: vụ Đông – Xuân và vụ Hè – Thu. Nhìn chung, đất ở vùng này bị nhiễm phèn khơng thích hợp cho trồng lúa. Vụ Đông Xuân ở đây làm thuận lợi và được giá hơn vụ Hè – Thu do vụ Hè – Thu nước bị nhiễm phèn, phải tốn nhiều chi phí cho việc cải tạo phèn; chi phí thuốc sâu, phân bón; thương xun bị thiên địch phá hoại. Một số hộ gia đình do khơng đủ chi phí và năng suất thấp nên họ đã chấp nhận bỏ vụ Hè Thu, thay vào đó họ đi làm thuê, đi nhổ bàng hoặc đan các sản phẩm từ bàng tại nhà hoặc tại dự án. Điều kiện xã hội

Cộng đồng dân cư ở đây chủ yếu là người dân tộc Khơmer, số ít cịn lại là dân tộc kinh. Khu đất của dự án là do nhà nước quản lý, nay giao lại cho người dân (vùng đệm) và dự án quy hoạch khu bảo tồn (vùng lõi). Hàng năm cộng đồng người Khmer tại xã Phú Mỹ thường tổ chức ngày Tết Chol Chnam Thmay, ngày lễ Đônta, He Cà Thanh và các hoạt động này ln được các cấp chính quyền quan tâm và tạo điều kiện cho họ vui chơi và hoạt động tín ngưỡng, tính ngưỡng ở đây chủ yếu theo Phật Giáo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

trao đổi hàng hóa bình thường. Để hộ trợ cho đời sống của người dân, các cấp chính quyền đã thực hiện xây dựng 3 đập ngăn mặn, xây dựng tuyến đường lộ Hà Giang, xây dựng 2 tuyến dân cư vượt lũ, xây dựng trạm y tế và trường học,…

<b>Điều này có ý nghĩa rất lớn trong sinh hoạt và đời sống tinh thần của người dân. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu </b>

Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2017 đến tháng 4/2018

Địa điểm nghiên cứu: Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ, thuộc xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.

<b>3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp kế thừa </b>

Thu thập bản đồ khu bảo tồn Phú Mỹ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên đất ngập nước của khu bảo tồn từ các cơ quan ban ngành và đơn vị chủ quản;

Thông tin chung về khu bảo tồn (vị trí địa lý, hiện trạng đa dạng sinh học,..).

<b>3.2.2 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa </b>

<i><b>a. Đối với thực vật bậc cao </b></i>

i. Nội dung thực hiện:

- Xác định thành phần các lồi thực vật bậc cao hiện có tại các ô khảo sát đại diện nhất cho từng sinh cảnh ở KBT Phú Mỹ;

- Mô tả diện tích, mơ tả nơi sống, dạng sống của các loài thực vật bậc cao khảo sát được;

- Lập danh mục hình thực vật bậc cao tại KBT Phú Mỹ. ii. Phương pháp thực hiện

- Dựa vào GPS để xác định vị trí bốn góc của từng ơ thu mẫu

- Dùng công nghệ vẽ đường trên GPS, khoanh khu vực ô khảo sát kết hợp sử dụng ống nhựa đánh dấu ranh khu vực khảo sát;

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

- Sử dụng công cụ tracking để phân từng lớp riêng biệt các sinh cảnh hiện có trong khu vực khảo sát kết hợp ghi chú lại các đặc điểm của từng sinh cảnh khác nhau;

- Đồng bộ các dữ liệu từ thực địa lên bản đồ hiện trạng để phân lớp chi tiết các loại sinh cảnh hiện có trung từng khu vực khảo sát. - Dựa vào các phương pháp thu mẫu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) để tiến

hành thu mẫu thực vật tại khu vực khảo sát. Việc thu mẫu cần có đầy đủ các bộ phận đặc trưng để phân loại như: thân (cành non, cành già), lá (lá non, lá trưởng thành), hoa (chùm hoa, hoa đực, hoa cái), quả (quả non, quả có hạt),…kích thước mẫu vừa phải, khoảng 35-45cm, được gói gọn trong tờ giấy báo. Đối với cây nhỏ như cây thân thảo thì nhổ cả cây.

- Mẫu thu được gắn nhãn mang các thơng tin như: địa điểm lấy mẫu, vị trí tọa độ lấy mẫu, tên hoặc nhóm người lấy mẫu, sinh cảnh lấy mẫu.

- Chụp ảnh mẫu: Sử dụng máy chụp ảnh để chụp các mẫu thu được ngoài hiện trường phục vụ cho việc định danh và mô tả mẫu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Hình 3.1 Vị trí thu mẫu thực vật bậc cao tại KBT Phú Mỹ

</div>

×