Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.58 MB, 239 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Mã số: LH - 2010 - 09/DHL - HN

CHU NHIEM DE TAI: ThS. NGUYEN THI THU HA

HÀ NỘI - 2011

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>TS. NGUYEN MINH HANG</small>

<small>ThS. NGUYEN VAN HANG</small>

<small>TS. BUI TH] HUYEN</small>

<small>TS. NGUYEN NGỌC KHANH</small>

<small>ThS. NGUYEN TH] BiCH LAN</small>

<small>ThS. DANG TH] BICH NGA</small>

<small>ThS. TRAN PHƯƠNG THẢO</small>

Tham phán TAND Thànhphố Hà Nội

<small>Chánh án TAND huyện Gia</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>BLDSBLTTDSBLLĐHĐXXLHN & GD</small>

BANG CHU VIET TAT

<small>Bộ luật Dân sự</small>

Bộ luật Tố tụng dân sự<small>Bộ luật Lao động</small>Hội đồng xét xử

<small>Luật Hôn nhân và gia đình</small>Luật Tổ chức Tịa án nhân dân

Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

<small>Luật Luật sư</small>

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động<small>Pháp lệnh Trọng tài thương mại</small>

<small>Tòa án nhân dân</small>

Tòa án nhân dân tối caoTố tụng dân sự

Viện kiểm sát

<small>cA oh lá ^ A A:</small>

<small>Viện kiêm sát nhân dân tôi cao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Tổng thuật kết quả nghiên cứu dé tài

Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh tụng trong tố tụng dân sự

Tranh tụng - nguyên tắc của pháp luật tố tụng dân sự

Cải cách tư pháp với việc bảo đảm quyền tham gia tranh tụng của<small>đương sự</small>

Yêu cau và giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua của tranh tụng trong tố<small>tụng dân sự theo định hướng cải cách tư pháp</small>

Tranh tụng theo pháp luật tố tụng dân sự một số nước trên thế giớiChứng cứ - van dé mau chốt của hoạt động tranh tụng trong tố tụng<small>dân sự</small>

Hoạt động tranh tụng của người đại diện của đương sự trong tố tụng<small>dân sự</small>

Hoạt động tranh tụng của luật sư trong tố tụng dân sự và những vấnđề đặt ra trong thực tiễn

Viện kiểm sát có là chủ thể tham gia hoạt động tranh tụng trong tố<small>tụng dân sự</small>

Vai trò của thâm phán đối với hoạt động tranh tụng trong tố tụng dân

sự theo các truyền thống pháp luật

Vai trò của thắm phán trong hoạt động tranh tụng trong tố tung dân sự<small>ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp</small>

Tranh tụng tại phiên tòa dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luậtThực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tranh

tụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Đánh giá kết quả điều tra, khảo sát về tranh tụng trong tố tụng dân sự<small>Danh mục tài liệu tham khảo</small>

<small>204231</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

MỤC LUC TONG THUẬT

1. PHAN MO ĐẦU |

1.1. Tính cấp thiết của đề tài |1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài |1.3. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu 21.4. Nhu câu kinh tế xã hội, địa chỉ áp dụng 2

<small>1.5. Phạm vi nghiên cứu Z</small>

<small>1.6. Nội dung nghiên cứu 3</small>

1.6.1. Những van đề lý luận về tranh tụng trong tố tung dân sự 31.6.2. Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt nam 3hiện hành về tranh tụng

1.6.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tổ tụng dân sự 3

Việt nam về tranh tụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của tranh

tụng trong tố tụng dân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp

<small>1.7. Phương pháp nghiên cứu 2</small>2. PHAN NOI DUNG 4

2.1. Những van dé ly luận về tranh tung trong tố tụng dân sự 4

2.1.1. Khái niệm tranh tụng trong tố tụng dân sự 4

2.1.2. Ban chất của tranh tụng trong tố tụng dân sự §

2.1.3. Ý nghĩa của tranh tụng trong tố tụng dân sự §

2.1.4. Chủ thé tham gia tranh tụng 10<small>2.1.5. Phạm vi tranh tụng 12</small>2.1.6. Tranh tụng - nguyên tắc của tố tụng dân sự i2

2.1.7. Yêu cầu của công cuộc cai cách tư pháp đối với tranh tung trong I6tố tụng dân sự

2.2. Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt nam hiện 19

hành về tranh tụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.2.1. Một số nguyên tắc cơ bản liên quan đến tranh tụng trong tố tụng<small>dân sự</small>

2.2.2. Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về nhiệm vụ, quyềnhạn của những người tiến hành tổ tung và quyền, nghĩa vụ của ngườitham gia tố tụng

2.2.3. Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về chứng minh và<small>chứng cứ</small>

2.2.4. Tranh tụng được thé hiện qua các quy định về phiên tòa dân sự2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt nam

về tranh tụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong tổ

tụng dân sự trước yêu cu cải cách tư pháp

2.3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tung dân sựViệt nam về tranh tụng

2.3.2. Nguyên nhân của một số hạn chế trong thực tiễn áp dụng cácquy định pháp luật tố tụng dân sự về tranh tụng

2.3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong tổ tụngdân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

TỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TRANH TỤNG TRONG TỔ TỤNG DÂN SỰ Ở

VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

1. PHAN MO DAU

1.1. Tính cấp thiết của dé tài

“Chăm lo cho con người, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mọingười”) là yêu cầu bức thiết của mọi nhân dân trong nước đồng thời là yêu cầu, xuthế tất yếu của thời đại. Với tỉnh thần đó, Nghị quyết 08-NQ/TƯ ngày 2/1/2002 củaBộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới vàNghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược Cải cách tưpháp đến năm 2020 đều nhấn mạnh phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quảtranh tụng, phải mở rộng tranh tụng, nâng cao chất lượng tranh tụng dân chủ tại các<small>phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.</small>

BLTTDS năm 2004 ra đời đã đáp ứng phần nào yêu cầu về mở rộng tranh

<small>tụng của công cuộc cải cách tư pháp. Tuy nhiên, việc thực hiện Bộ luật này trong</small>

thời gian qua đã cho thấy vẫn cịn có những quy định không phù hợp với yêu cầumở rộng tranh tụng. Thực tiễn tranh tụng trong TTDS cũng còn nhiều tổn tại, thêmvào đó là yêu cầu của xu thế hội nhập đối với việc cải cách thủ tục tố tụng phải đảmbảo dân chủ, bình đẳng, cơng khai, minh bạch... Do đó, việc nghiên cứu đề tài

<small>“TRANH TỤNG TRONG TĨ TỤNG DÂN SỰ Ở VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CÀU CẢI</small>

CÁCH TƯ PHÁP” là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu đề tài thành công khôngnhững giải quyết được những vướng mắc về lý luận về tranh tụng trong TTDS, gópphần hoàn thiện pháp luật TTDS về tranh tụng, đáp ứng u cầu của cơng cuộc cảicách tư pháp mà cịn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho việc giảng dạy và nghiên<small>cứu khoa học pháp lí.</small>

1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian vừa qua, van dé tranh tụng trong TTDS đã thu hút sự quantâm của các nhà nghiên cứu khoa học và các cán bộ thực tiễn. Đã có các bài viếttrên các tạp chi, báo, ky yếu hội thảo, luận văn thạc sĩ... như Kỷ yếu hội thảo củaNhà pháp luật Việt - Pháp ngay18/1/2002 về “Một số nội dung về nguyên tắc tô

tụng xét hỏi và tranh tụng. Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi

dưỡng, bồ nhiệm và quản lý Thẩm phán”, Luận văn thạc sĩ luật học “Tranh tụng tại

<small>‘) Đăng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc</small>

<small>gia, Hà Nội, tr. 134.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

phiên tòa sơ thẩm - Một số vấn đề lý luận và thực tiên” năm 2002, Thơng tin khoa

học pháp lí của Bộ tư pháp về “Một số vấn đề về tranh tụng trong TTDS” năm

2004... Nhìn chung, các bài viết nay mới chi từng bước tháo gỡ và giải quyết những

van dé riéng biét, nhiều vấn đề có y nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn của vẫn

dé tranh tụng trong TTDS chưa được lý giải hoặc lý giải nhưng chưa thỏa đáng.

Ngoài ra, kể từ khi BLTTDS được ban hành, chưa có một cơng trình nghiên cứukhoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về van dé tranh tụng trong<small>TTDS như khái niệm tranh tụng trong TTDS, tranh tụng có được coi là một nguyên</small>tắc của TTDS không? Tranh tụng được thé hiện như thế nào trong BLTTDS...

1.3. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu

Đồi tượng nghiên cứu là những vấn dé lý luận về tranh tụng trong TTDS;

định hướng cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta về tranh tụng: các quy địnhcủa pháp luật TTDS Việt Nam về tranh tụng: thực tiễn áp dụng các quy định củapháp luật TTDS về tranh tụng tại các Tòa án Việt Nam trong những năm gần đây.Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với một số quy định của pháp

luật TTDS nước ngoài về tranh tụng nhăm làm rõ thêm cơ sở của việc hoàn thiện

pháp luật TTDS về tranh tụng ở Việt Nam.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận vềtranh tụng trong TTDS, như khái niệm, đặc điểm, bản chất, chủ thể tham gia tranhtụng, phạm vi tranh tụng trong TTDS và xây dựng quan điểm coi tranh tụng lànguyên tắc của TTDS, đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật TTDSvề tranh tụng và việc áp dụng chúng trong thực tiễn xét xử của Tịa án. Từ đó, đề

xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tranh tụng theo yêu cầu của cải

<small>cách tư pháp.</small>

1.4. Nhu cầu kinh tế xã hội, địa chỉ áp dụng

Kết quả của việc nghiên cứu dé tài có giá trị sau:

- Góp phần làm rõ những vấn đề lí luận về tranh tụng trong TTDS; đónggóp ý kiến cho việc hoàn thiện pháp luật TTDS về tranh tụng theo định hướng cải

cách tư pháp, nhất là cho việc sửa đổi, bd sung BLTTDS trong thời điểm hiện nay.<small>- Là tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa họcpháp li.</small>

<small>1.5. Pham vi nghiên cứu</small>

Trong giới hạn về thời gian va cấp độ của dé tài được nghiên cứu, việcnghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu những van dé chủ yếu sau:

- Những van đề lý luận về tranh tụng trong TTDS;

- Các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về tranh tụng vàthực tiễn áp dụng chúng tại một số Tòa án Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Định hướng cải cách tư pháp về tranh tụng và những yêu cầu đối với việc<small>nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong TTDS.</small>

Đề tài không đi sâu nghiên cứu về tranh tung ở giai đoạn giám đốc thâm, táithâm. Van dé này sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong các cơng trình chun sâu khác.

<small>1.6. Nội dung nghiên cứu</small>

1.6.1. Những van đề lý luận về tranh tụng trong tô tụng dân sự- Khái niệm, đặc điểm, bản chất, ý nghĩa của tranh tụng trong TTDS.- Chủ thê tham gia tranh tụng.

<small>- Phạm vi tranh tụng.</small>

- Tranh tụng - nguyên tắc của pháp luật TTDS

- Yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đối với tranh tụng trong TTDS.1.6.2. Nội dung các quy định của pháp luật tô tung dân sự Việt nam hiệnhành vé tranh tụng

- Một số nguyên tắc cơ bản có liên quan đến tranh tụng trong TTDS như:nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, nguyên tắc cung cấp chứng cứ vàchứng minh trong TTDS, nguyên tắc bình dang về quyền và nghĩa vụ trong TTDS,nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự...

- Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn củanhững người tiến hành tố tụng và quyền, nghĩa vụ người tham gia tố tụng: thâmphán, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

<small>của đương sự...</small>

- Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về chứng minh và chứng cứ

<small>trong TTDS.</small>

- Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về phiên tòa dân sự.

1.6.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật 16 tụng dân sự Việtnam vé tranh tụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong 6tụng dân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp

- Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật TTDS Việt nam về tranh tụng.- Các giải pháp nâng cao hiệu quả của tranh tụng trong tố tụng dân sự trước

yêu cầu cải cách tư pháp, bao gồm:

+ Hoàn thiện pháp luật TTDS về tranh tung: sửa đối, bỗ sung các quy định

của pháp luật TTDS về tranh tụng.<small>+ Các giải pháp khác</small>

<small>1.7. Phương pháp nghiên cứu</small>

Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đường lối, chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

sách của Dang, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chi Minh về Nhà nước và pháp luật. Dégiải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của dé tai, trong quá trình nghiêncứu để tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học nhưphương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phươngpháp tông hợp, phương pháp khảo sát điều tra xã hội học.

2. PHẢN NỘI DUNG

2.1. Những vấn đề lý luận về tranh tụng trong tố tụng dân sự

Khái niệm, đặc điểm, bản chất, ý nghĩa của tranh tụng, chủ thể tham giatranh tụng, phạm vi tranh tụng và nguyên tắc tranh tụng là những van dé cơ bản củatranh tung trong TTDS. Xác định đúng được những van dé này và yêu cầu của côngcuộc cải cách tư pháp đối với tranh tụng là sự bảo đảm cần thiết dé hoàn thiện phápluật TTDS về tranh tụng cũng như bảo đảm cho tranh tụng được thực hiện trên thực tẾ.

2.1.1. Khái niệm tranh tụng trong tỗ tụng dân sự

Khái niệm tranh tụng trong TTDS là một vấn đề ly luận quan trọng nhất vềtranh tụng. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì loại hình tố tụng tranh tụng xuất hiệnsớm nhất ở Châu Âu cùng với sự xuất hiện của Tịa án nhà nước. Loại tơ tung nàyđược áp dụng tại Hy lap cơ đại, sau đó nó được đưa vào La Mã với tên gọi “thu tụchỏi đáp liên tục" “. Cùng với thời gian, tranh tụng tiếp tục được kế thừa, phát triểnvà từng bước được khăng định và đến nay nó được áp dụng hầu hết ở các nướcthuộc hệ thống luật lục địa cũng như hệ thống luật án lệ.

Ở Việt nam, về khái niệm tranh tụng, dưới góc độ ngơn ngữ học, theo Việt tự điển thì tranh tụng có nghĩa là “cãi lẽ, cãi nhau để tranh lấy phải" '?. Còntheo Dai từ điển tiếng Việt thì tranh tụng có nghĩa là “kiện tung” ©. Theo cách giảithích này, thì tranh tụng chính là q trình giải quyết vụ án dân sự theo đó cácđương sự được tranh luận về các yêu cầu, các chứng cứ và chứng minh dé bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của mình.

<small>Hán-Trong lĩnh vực khoa học pháp lí, xung quanh khái niệm tranh tụng trong</small>TTDS có nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất: “ranh tung là quá trình từ khi t6 quyên được hành xửcho đến khi có một phán quyết của Tịa án”):

Quan điểm thứ hai: “ranh tụng chỉ là một giai đoạn tập trung tại phiên toà

<small>() Xem: Nhà pháp luật Việt - Pháp (2002), Một số nội dung về nguyên tắc tÔ tụng xét hỏi và tranh tụng.Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bôi dưỡng, bồ nhiệm, quán lý Tham phan, Hà Nội, tr. 2.</small>

<small>® Xem: Thiéu Chiru (1993), Hán - Việt tự điển, Nxb Thành phố Hồ chí Minh, tr. 621.</small>

<small>ở). Xem: Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt nam Bộ giáo duc và đào tạo (1998), Đại từ điền tiếng Việt,</small>

<small>Nxb Văn hóa - thơng tin, Hà Nội, tr. 1686.</small>

<small>“ Xem: Nguyễn Mạnh Bách (1996), Luật tổ tung dân sự Việt Nam giải lược, Nxb Đồng Nai, tr. 63.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

xét xử, được thể hiện bằng việc các bên dua ra chứng cứ và tranh luận, đối dapdựa trên các chứng cứ đó. Tồ án ra phán quyết giải quyết vụ việc của mình dựatrên kết quả tranh tụng tại phiên toà „0,

Quan điểm thứ ba: “Tranh tụng là việc các bên đương sự đưa ra các chứngcứ, các căn cứ pháp lí, lập luận, tranh luận, đối đáp với nhau nhằm bảo vệ qunlợi của mình và Tồ án chủ yếu dựa trên kết quả tranh tụng giữa các bên để raphán quyết giải quyết vụ án, vụ việc dân sự ” 2),

Qua nghiên cứu dé tài cho thấy, tranh tung trong TTDS được hiểu như quanđiểm thứ nhất thì chưa đầy đủ bởi vì quan điểm này mới chỉ coi tranh tụng là mộtq trình bắt đầu từ khi có u cầu khởi kiện cho đến khi có bản án, quyết định Tồán mà chưa nói lên được bản chất, ý nghĩa của tranh tụng. Nếu tranh tụng trongTTDS được hiểu theo quan điểm thứ hai tuy phần nào nói lên được bản chất củatranh tụng nhưng nội hàm của chúng lại quá hẹp. Theo quan điểm này tranh tụngtrong TTDS chỉ diễn ra ở tại phiên toà, tranh tụng trong TTDS đồng nghĩa với tranhluận tại phiên tòa và chỉ giới hạn trong phần tranh luận tại phiên tòa cũng là chưađầy đủ. Về mặt ngữ nghĩa, thuật ngữ tranh tụng trong TTDS và tranh luận tại phiêntòa là khác nhau. Thực chất thì tranh luận tại phiên tịa chỉ là một sự biểu hiện tậptrung cao nhất của tranh tụng trong TTDS. Quan điểm thứ ba đã chỉ ra được bảnchất của tranh tụng nhưng lại không chỉ ra được giới hạn của q trình tranh tụng,nó được bắt đầu và kết thúc ở thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Việc giải quyết vụ án dân sự về bản chất là một quá trình nhận thức và tưduy của các chủ thể tham gia vào quá trình TTDS trên cơ sở xem xét đánh giákhách quan, toàn diện, đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết khác nhau của vụán và các quy định của pháp luật TTDS. Các chủ thể tham gia vào q trình TTDSphải phát huy tính chủ động, tích cực trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu vàđánh giá các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết liên quan một cách chính xác, kháchquan và đầy đủ; các đương sự phải được đối đáp, tranh luận với nhau về chứng cứ,căn cứ pháp lí, đưa ra các lập luận, các quan điểm khác nhau về việc giải quyết vụán. Tất cả các hoạt động như đưa ra yêu cầu, phản yêu cầu, trao đổi chứng cứ, tailiệu, căn cứ pháp lí, quan điểm biện hộ của đối phương, đối chất giữa các bên...trong giai đoạn trước khi xét xử cũng như tại phiên tịa đều có thé hiểu là q trìnhtranh tụng. Tuy nhiên, tranh tụng khơng hồn toàn đồng nhất với chứng minh.“Chứng minh trong TTDS là hoạt động tô tung của các chủ thể tố tụng theo quyđịnh của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự" ©.Như vậy, có thể hiểu hoạt động chứng minh có sự tham gia của rất nhiều các chủ

<small>t”. Xem: Viện khoa học pháp lý - Bộ tu pháp (2004), Một sd vấn dé vẻ tranh tụng trong tổ tung dân sự (2),</small>

<small>Thơng tin khoa học pháp lý, Hà Nội, tr. 19.</small>

<small>© Xem: Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2004), Sdd, tr. 19.</small>

<small>©! Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật TTDS Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 134.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thể, trong đó Tịa án là một chủ thể chứng minh có trách nhiệm chứng minh các bản

án, quyết định mà mình đưa ra là có căn cứ và hợp pháp. Trong khi đó, trong qtrình tranh tụng Tịa án là người trọng tài, người điều khiển quá trình tranh tụng,

<small>đảm bảo quá trình tranh tụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật</small>

TTDS và căn cứ vào kết quả tranh tụng dé ra phán quyết giải quyết vụ án. Ngồi ra,

hoạt động chứng minh có thể diễn ra một cách đơn chiều, chỉ tồn tại một mối quan

hệ giữa các đương sự với Tòa án khi đương sự cung cấp các chứng cứ, tài liệu choTòa án để chứng minh cho yêu cầu, phản yêu cầu hay phản đối u cầu của mình làđúng và Tịa án tiếp nhận các chứng cứ, tài liệu đó. Cịn “ranh tụng phái sinh ra haimoi quan hệ: giữa các đương sự tranh nại với nhau, và giữa các đương sự và Quốcgia, mà đại diện là Tịa án có thẩm qun". Hay nói cách khác, q trình tranh tụng

ln ln có sự tham gia của ba chủ thê: hai bên đương sự và Tịa án, trong đó hai

bên đương sự đối tụng với nhau theo các quy định của pháp luật TTDS và Tịa án làngười thứ ba, vơ tư, khách quan dé phân xử tranh chấp giữa các bên đương sự.

Như vậy, xét dưới góc độ khoa học pháp lí, tranh tụng được hiểu theo hai<small>nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.</small>

Theo nghĩa rộng, tranh tụng là một quá trình được bắt đầu từ khi có yêu cầukhởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Qtrình tranh tụng này khơng chỉ bao gồm các giai đoạn khởi kiện, chuẩn bị xét xử,thu thập, trao đổi chứng cứ, tài liệu, quan điểm về việc giải quyết vụ án, đối chấtgiữa các bên đương sự, xét xử sơ thâm, phúc thâm mà cả giai đoạn xét xử theo trìnhtự giám đốc thâm, tái thâm. Thậm chí q trình tranh tụng có thể được tiến hành lạitừ giai đoạn xét xử sơ thâm, phúc thâm trong trường hợp khi bản án, quyết định vềvụ án bị Tòa án cấp trên huỷ dé tiến hành xét xử lại.

Theo nghĩa hẹp, quá trình tranh tụng được tiến hành tại các phiên tòa sơthẩm và phúc thâm, theo đó các bên đương sự dưới sự điều khiển của HDXX trựctiếp trình bày yêu cầu, chứng cứ, tranh luận và đối đáp với nhau về chứng cứ, căncứ pháp lí, lý lẽ, lập luận để chứng minh rằng yêu cầu, phản yêu cầu, phản đối yêucầu của mình đối với đương sự phía bên kia là có căn cứ và hợp pháp. Trên cơ sởkết quả tranh tụng của các bên đương sự, HDXX ra phán quyết về việc giải quyết<small>vụ án dân sự.</small>

Từ cách hiểu như vậy, để đảm bảo sự sự nhận thức đúng đắn và thống nhấtvề khái niệm tranh tụng, theo chúng tôi cần phải làm sáng tỏ các đặc điểm của tranh<small>tụng trong TTDS và tranh tung tại phiên tòa.</small>

Với cách hiểu nghĩa rộng, q trình tranh tụng trong TTDS có một số đặc

điểm cơ bản sau:

- Trong quá trình tranh tụng, trách nhiệm chứng mình thuộc về các

<small>f` Xem: Nguyễn Huy Đầu (1962), Luật dân sự tổ tụng Việt nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ tư pháp, tr. 368.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

đương sự, họ là các chú thể tranh tụng giữ vai trò chủ động, quyết định kết qua

<small>tranh tụng.</small>

Trong TTDS, quan hệ lợi ích cần được giải quyết trong các vụ án dân sự làquan hệ giữa các đương sự, do đó để bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình<small>trước Tịa án thì các đương sự phải có trách nhiệm chứng minh cho Tòa án và</small>những người tham gia tổ tụng khác thấy được sự đúng đắn trong yêu cau của mình,đồng thời chứng minh rằng bị đơn phải có nghĩa vụ đối với yêu cầu của mình và

ngược lại bị đơn cũng có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh sự

phản đối yêu cầu của mình đối với đương sự phía bên kia là có căn cứ và hợp pháp.Trong suốt quá trình tố tụng, các bên đương sự bình đẳng với nhau và liên tục traođổi với nhau những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lí để chứng minh, biện luận choquyền lợi hợp pháp của mình trước Tịa án trên cơ sở các quy định của pháp luật<small>TTDS. Trong q trình tranh tụng, Tịa án không chủ động thu thập chứng cứ trừ</small>một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật để bảo đảm sự khách quan,vô tư và công minh trong việc phân xử vụ án, tôn trọng quyền tự định đoạt của<small>đương sự cũng như phát huy tính tích cực, chủ động của các đương sự. Tòa án là</small>người đánh giá, đối chiếu và kiểm tra chứng cứ, lựa chọn quy phạm pháp luật phùhợp đối với vụ án cần giải quyết và ra bản án, quyết định trong đó xác định quyền<small>và nghĩa vụ của các bên đương sự.</small>

- Các hành vi tổ tụng của các chủ thé tham gia vào quá trình tranh tụng

<small>tuân theo trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định</small>

Pháp luật TTDS và hoạt động TTDS của Tịa án nói chung và các chủ thé

tham gia TTDS nói riêng là hai mặt khơng thé tách rời của một quy trình tố tụng.Pháp luật TTDS là cơ sở pháp lí của hoạt động TTDS, vì vậy khi thực hiện quyềnvà nghĩa vụ của mình các chủ thể tham gia vào quá trình tranh tụng phải tuân theo<small>đúng trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định. Việc tuân thủ đúng trình</small>tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định nhằm mục đích để cho việc điều hànhcơng lý được phân minh, có hiệu quả và bảo vệ được quyên, lợi ích hợp pháp củacác cá nhân, cơ quan, tơ chức, bảo vệ lợi ích Nhà nước và lợi ích cơng cộng.

Theo nghĩa hẹp, q trình tranh tụng tại phiên tịa có một số đặc điểm cơ bản sau:- Q trình tranh tụng tại phiên tịa được tiến hành một cách cơng khai,

trực tiếp và bằng lời nói.

Tại phiên tịa, các bên đương sự được trực tiếp trình bày các yêu cầu, đưa racác chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lí bằng lời nói. Việc các bên đương sự trực tiếp

trình bày, tranh luận bằng lời nói là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính khách

quan, trung thực trong lời khai của họ, giúp HĐXX giải quyết các yêu cầu củađương sự, ra các quyết định chính xác nhất về việc giải quyết vụ án. Những chứngcứ, tài liệu nào đó néu khơng được trực tiếp thẩm tra cơng khai tại phiên tịa đều

khơng được dùng làm căn cứ cho quyết định của Tòa án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Các chủ thể tranh tụng được tranh luận về các yêu câu, các chứng cứ vàchứng mình dé bảo vệ qun và lợi ích hợp pháp của minh

Để có thể phán quyết một bản án cơng minh, làm sáng tỏ được các tình tiết

cần chứng minh của vụ án, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì

các đương sự phải được tranh luận về chứng cứ, khăng định giá trị chứng minh củachứng cứ mà mình xuất trình trước HDXX, trình bày quan điểm, lập luận của mìnhvề các tình tiết của vụ án nhằm mục đích để HDXX giải quyết các yêu cầu củađương sự, ra các quyết định chính xác nhất về việc giải quyết vụ án.

- Trong quá trình tranh tụng tại phiên tịa Thẩm phán đóng vai trò làngười trọng tài để phân xử giữa hai bên tham gia tranh tụng.

Để bảo đảm sự công bằng, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các đươngsự trong TTDS đòi hỏi Tòa án phải khách quan, thái độ vô tư và công minh đối vớicả hai bên. Tịa án có vai trị quan trọng và quyết định trong việc bảo đảm sự bìnhđăng của các chủ thể tranh tụng và giải quyết đúng đắn vụ kiện. Trong q trìnhtranh tụng tại phiên tịa, thâm phán thay mặt cho quyên lực của Nhà nước là ngườitrọng tài “cẩm cán cơng lý”, giữ vai trị trung gian, điều khiến quá trình tranh tụngcủa các bên nhằm đảm bảo quyền tranh tụng của các bên đương sự cũng như đảm<small>bảo cho quá trình tranh tụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật</small>TTDS và căn cứ vào kết quả tranh tụng dé ra phán quyết giải quyết vu án.

Nhu vậy, dưới góc độ khoa học luật TTDS có thé đi đến kết luận: Tranhtụng trong TTDS là quá trình hoạt động của các chủ thé tơ tụng được bắt dau từkhi có yêu cầu khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật,theo đó các chủ thé tranh tụng dưới sự điều khiển của Tòa án được dua ra, trao đối

chứng cứ, ly lẽ, cần cứ pháp lí dé chứng minh, biện luận cho qun, lợi ích hợp<small>pháp cua mình trước Tịa án theo những trình tự, thi tục do pháp luật TTDS quy</small>định và Tòa án ra phán quyết giải quyết vụ án dân sự căn cứ vào kết quả tranh tụngcủa các chủ thé tranh tụng.

2.1.2. Bản chất của tranh tụng trong tố tụng dân sự

Bản chất của tranh tụng trong TTDS là việc các bên đương sự được đưa ra,trao đơi các chứng cứ, các căn cứ pháp lí, lập luận, đối đáp lại nhau, tranh luận vớinhau trên cơ sở các quy định của pháp luật TTDS để bảo vệ quyền lợi của mìnhdưới sự giám sát của Tịa án. Thơng qua việc tranh tụng, các tình tiết của vụ án<small>được làm sáng tỏ, Tòa án nhận thức được sự thật khách quan của vụ án và căn cứ</small>vào kết quả tranh tụng để đưa ra phán quyết.

Với bản chất này, tranh tụng được thực hiện trong suốt q trình tố tụng. Vì

vậy, pháp luật TTDS phải có đầy đủ các quy định tạo điều kiện cho đương sự thực

hiện quyển tranh tụng để đương sự bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của mình

<small>trước Tịa án.</small>

2.1.3. Ý nghĩa của tranh tụng trong tô tụng dân sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Một là, tranh tụng trong TTDS thể hiện tính chất dân chủ, cơng khai và<small>minh bach của TTDS.</small>

Tranh tung trong TTDS là một phương thức tố tung thé hiện rõ nhất tính

chất dân chủ, cơng khai và minh bạch của TTDS. Trong quá trình thực hiện việctranh tụng, các đương sự, người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của đương sự đều được bình đẳng, chủ động và cơng khai đưa ra cácchứng cứ, căn cứ pháp lí và đối đáp nhau để làm rõ sự thật khách quan của vụ ándân sự. Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng đóng vai trị giám sát q trình tranhtụng, sử dụng kết quả tranh tụng của các bên để giải quyết vụ án dân sự một cách

khách quan, công bằng và đúng pháp luật.

Hai là, tranh tụng đã tạo ra cơ hội cho các bên đương sự bảo vệ quyền lợi

<small>và lợi ích hợp pháp cua họ trước Tịa an.</small>

Với việc giải quyết vụ án dân sự theo phương thức tranh tụng, các đương sự

có điều kiện trong việc trình bày, đưa ra các chứng cứ, lý lẽ chứng minh cho quyền<small>lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Hơn nữa, tranh tụng cũng buộc các đương sự phải</small>nỗ lực, tích cực hơn trong việc tham gia tố tụng. Kết quả tranh tụng là cơ sở để Toàán quyết định giải quyết vụ án nên đương phải tìm mọi cách để thu thập chứng cứvà tìm ra căn cứ pháp lí để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợppháp và bác bỏ yêu câu của đương sự phía bên kia.

Ba là, tranh tụng góp phần bảo đảm cho bản án, quyết định của Tịa án đã<small>tun là có căn cứ và hợp pháp.</small>

Tranh tụng không những tạo điều kiện cho đương sự thực hiện các quyên và<small>nghĩa vụ của mình mà qua quá trình tranh tụng Tịa án xác định được sự thật khách</small>quan của vụ án dân sự. Trên cơ sở đó, Tòa án giải quyết được yêu cầu của các

đương sự, xác định đúng các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo quy định của

pháp luật. Vì khi các đương sự được thực hiện đầy đủ các quyền TTDS của minhnhư quyền dé đạt yêu cầu dé Tòa án bảo vệ, quyền đưa ra chứng cứ và chứng minhđể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quyền được biết chứng cứ do bênkia cung cấp hoặc do Tòa án thu thập, quyền yêu cầu Tòa án quyết định áp dụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời, quyền được tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ,quyền tranh luận tại phiên tịa... thì các tình tiết của vụ án được làm sáng tỏ, Tịa án

có đầy đủ các chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự một cách chính xác, cơng minhvà đúng pháp luật. Đúng như Ông Nguyễn Huy Dau đã nhận xét: “nguyên tắc chohai người di kiện đối tụng nhau trước Thẩm phan là mot yéu t6 an toàn cho ho vacũng là một điều kiện khiến cho tịa hiểu rõ nội tình" TM.

Bốn là, thông qua tranh tụng trong TTDS giúp cho mọi cơng dân hiểu biếtthêm pháp luật, củng cố thêm lịng tin vào chế độ, vào đường lối, chính sách và

<small>ĐH, Nguyễn Huy Đầu (1962), Luật dân sự tổ tụng Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ tư pháp. tr. 377.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

pháp luật của Dang và Nhà nước. Trên cơ sở đó góp phan vào việc giáo dục và

nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội của nhândân, tạo điều kiện cho việc củng cố trật tự pháp luật và pháp chế XHCN.

2.1.4. Chủ thể tham gia tranh tụng

Chủ thé tham gia tranh tụng được hiểu là những chủ thé mang quyền - nghĩa

vụ tố tụng, tham gia vào quá trình tranh tụng nhằm bảo vệ qun, lợi ích hợp pháp<small>của đương sự trước Tồ án. Do đó, q trình tranh tụng ln ln có sự tham giacủa hai bên đương sự và Tòa án.</small>

<small>2.1.4.1. Hai bên đương sự</small>

Duong sự là những chủ thé tranh tung giữ vai trò chủ động, quyết định kếtquả tranh tụng. Bởi vì, họ tham gia tranh tụng xuất phát từ chính yêu cầu bảo vệquyển và lợi ích của họ trong vu án, kết quả tranh tụng ảnh hưởng trực tiếp tớiquyền và lợi ích của bản thân các đương sự. Hơn nữa, các vụ án dân sự chủ yếuphát sinh là do có sự tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các đương sự. Do đó, việcxác định quyển và nghĩa vụ đó có tồn tại hay khơng phải thuộc về các đương sựngười biết rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh ra tranh chấp vì nó khơng chỉ là conđường ngăn nhất dé biết rõ sự thật, ma còn làm các bên thoả mãn hơn với kết quả<small>được xác lập lại theo đúng quy định của pháp luật.</small>

Đương sự trong vụ án dân sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền,nghĩa vụ liên quan nhưng chủ thé tranh tụng trước hết và chủ yếu là nguyên đơn vàbị đơn. Ho là những chủ thé có mâu thuẫn về quyên và lợi ich, họ đứng ở vị trí tố

tụng đối lập nhau. Trong suốt q trình tranh tụng, nguyên đơn và bị đơn bình đăng

với nhau và liên tục trao đôi với nhau những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lí để

chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước Tịa án trên cơ sở<small>các quy định của pháp luật TTDS.</small>

<small>Ngoài nguyên đơn và bị đơn, tham gia vào quá trình tranh tụng cịn có người</small>có qun lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp này họ cũng được coi là chủ thé

tranh tụng, bởi họ cũng có lợi ích liên quan đến vụ án, tham gia tranh tung dé bảo

vệ quyền lợi của mình. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền dua

ra yêu cầu, phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn. Do vậy họ cũng được đưa ra

chứng cứ, căn cứ pháp li, lý lẽ và lập luận để chứng minh cho yêu cầu của mình

hay phản đối yêu cầu của các đương sự khác.

Như vậy, có thé thấy đương sự là những chủ thé giữ vị trí và vai trị trungtâm trong q trình tranh tụng. Tuy nhiên, trên thực tế có những đương sự khơngthê hoặc khơng có điều kiện thực hiện tốt nhất quyền tranh tụng của mình nên việc

tranh tụng của các đương sự này do người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi<small>ích hợp pháp của các đương sự thực hiện. Việc tham gia tranh tụng của người đại</small>diện và người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự xuất phát từ quyềnđược bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của đương sự chứ không phải xuất phát trực

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

tiếp từ lợi ích của họ bởi họ không phải là các chủ thể tham gia vào các quan hệ<small>pháp luật nội dung.</small>

<small>Người đại diện của đương sự là người thay mặt cho đương sự tham gia vào</small>

quá trình tranh tụng với mục dich bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các đươngsự.. Người đại diện có quyền và nghĩa vụ tố tung của đương sự khi tham gia vàotranh tụng. Do đó, người đại điện có quyền được biết tất cả chứng cứ, lý lẽ của bênđương sự đối phương va được quyên trình bày ý kiến, đối đáp về những vấn đề màđối phương có yêu cầu đối với đương sự mà mình đại diện. Người đại diện củađương sự phải có quyền bình đẳng với bên đương sự đối lập trước Tòa án trongviệc thực hiện quyên tranh tụng.

Trong tranh tụng thì khơng thể thiếu một chủ thê quan trọng đó là người bảovệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự. Ho là người giúp đỡ đương sự về matpháp lí đồng thời tham gia tranh tụng để bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự. Người bảo vệ có vị trí pháp lí độc lập với đương sự, có các quyền vànghĩa vụ do pháp luật quy định chứ không bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ củađương sự như người đại diện. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đươngsự thông thường là các luật sư hoặc là những người am hiéu pháp luật. Trong quátrình tranh tụng, do người bảo vệ là người có kiến thức pháp luật, kinh nghiệmtham gia tố tụng và kỹ năng tranh tụng nên có thể giúp cho các bên đương sự bảovệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhất là trong việc đưa ra chứng cứ, căncứ pháp lí và các lập luận. Không những thế, ý kiến tham gia tranh tụng của người

<small>bảo vệ còn giup cho Tòa án xác định được sự thật khách quan của vụ án.</small>

Ngoài các chủ thể tranh tụng là đương sự, người đại diện và người bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của đương sự thì VKS có phải là chủ thé tranh tụng không?

Ở các nước theo truyền thống pháp luật án lệ (như Anh, Hợp chủng quốcHoa Kỳ...), do tôn trọng nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự nên Việncông tố (VKS) hầu như không tham gia trong quá trình giải quyết các vụ án dân sựvà đương nhiên không là chủ thể tranh tụng. Ở các nước theo truyền thống pháp<small>luật dân sự như Cộng hòa Pháp, Cộng hịa liên bang Nga, Nhật Bản...) với mục</small>đích là để đại diện cho lợi ích chung và bảo vệ trật tự cơng nên VKS có thể thamgia tố tụng với “ cách là một bên đương sự hoặc với tu cách là người giảm sat”() Khi VKS tham gia tố tung với tư cách là một bên đương sự (VKS khởi tố vụ ándân sự) thì VKS là chủ thể tranh tụng và có các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhưđương sự trừ quyền hoà giải và nghĩa vụ trả án phí, lệ phí.

<small>2.1.4.2. Tồ án</small>

<small>() Trần Văn Trung, “Vai trò của Viện kiểm sát trong tổ tụng dân sự", Tài liệu toạ đàm Dự thảo Bộ luật tố</small>

<small>tụng dân sự, Câu lạc bộ luật gia Việt - Đức và văn phòng Viện Konard Adenauer, I 1/2003.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>Dé bảo đảm sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương</small>

<small>sự thì trong q trình tranh tụng, Tịa án phải thực hiện đúng chức năng của mình là</small>

người tài phán cơng minh, xem xét, đánh giá đầy đủ và toàn diện tất cả các chứng

<small>cứ, căn cứ pháp lí, lí lẽ lập luận mà các bên đương sự đưa ra trong q trình tranh</small>

tụng. Tịa án có vai trị quan trọng trong việc điều khiển quá trình tranh tụng, bảm

<small>đảm quá trình tranh tụng diễn ra một cách rõ ràng, trung thực và được thực hiện</small>

theo đúng quy định của pháp luật TTDS đồng thời bảo đảm sự bình dang của các

chủ thể tranh tụng và giải quyết đúng đắn vụ án trên cơ sở kết quả của tranh tụng.<small>2.1.5. Phạm vi tranh tung</small>

Phạm vi tranh tụng là giới hạn những van dé mà các bên tham gia tranh tụngphải làm rõ bằng các chứng cứ, căn cứ pháp lí và các lí lẽ, lập luận. Việc xác địnhphạm vi tranh tụng có ý nghĩa rất quan trọng bởi xác định đúng phạm vi tranh tụng<small>sẽ đảm bảo cho các bên đi đúng hướng trong q trình tranh tụng, hay nói cách</small>khác nó định hướng cho các bên tham gia tranh tụng thực hiện các hành vi tố tụng

phù hợp nhất. Với Toà án phạm vi tranh tụng sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án dân

sự hiệu quả và nhanh nhất.

Trong TTDS, đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng

minh để bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp của mình, được biết và ghi chép, sao chụpcác chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tịa án thu thập. Do đóđương sự người có nghĩa vụ phải trả lời các yêu cầu tự nhận thấy yêu cau, các

chứng cứ mà đương sự phía bên kia đưa ra là hồn tồn đúng đắn, có cơ sở và họthừa nhận những chứng cứ, những yêu cầu đó. Việc thừa nhận này sẽ giải phóng

cho đương sự phía bên kia khỏi nghĩa vụ chứng minh. Tuy nhiên có những yêu cầumà các bên hoặc một bên đương sự không chấp nhận và những thông tin, tài liệumà các bên không đồng ý là chứng cứ hoặc một bên không đồng ý là chứng cứ. Khi

<small>phiên tịa diễn ra, sau khi các đương sự trình bày xong các yêu cầu, đề nghị và đã</small>

xuất trình đầy đủ chứng cứ thì phiên tịa chi tập trung vào những vấn dé các bên

hoặc một bên từ chối không cơng nhận, cịn những vấn đề các bên khơng từ chối thì

coi như là đã được giải quyết và những chứng cứ nào các bên đã thừa nhận thì cũng

khơng tranh luận nữa. Nhu vậy, các chủ thé tranh tụng chỉ tranh tụng với nhau về

những vấn dé mà các bên đương sự cịn mâu thuẫn và có những chứng cứ chứng

mình khơng thống nhát.

Với phạm vi tranh tụng như vậy thì pháp luật TTDS cần phải có những quyđịnh đảm bảo cho các bên đương sự có thé biết tat cả các yêu cầu, các chứng cứ,căn cứ pháp lí và các lí lẽ, lập luận của đối phương cũng như có đủ thời gian đểchuẩn bị các chứng cứ, căn cứ pháp lí, lí lẽ để phản bác lại yêu cầu, chứng cứ của<small>đương sự phía bên kia.</small>

2.1.6. Tranh tụng - nguyên tắc của tô tụng dân sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

2.1.6.1. Cơ sở của việc quy định nguyên tắc tranh tụng trong t6 tụng dân sựViệc thừa nhận hay không thừa nhận tranh tụng là một nguyên tắc củaTTDS không thể là sự ngẫu hứng hay tuỳ tiện xuất phát từ ý chí chủ quan của cácnha làm luật mà nó phải xuất phát từ các căn cứ khoa học, cơ sở lý luận và thực tiễn.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật thìnguyên tắc của pháp luật là ngun lý, tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuấtphát điểm, cấu thành một bộ phận quan trọng nhất, thể hiện tính tồn diện, linhhoạt, thấm nhuan tồn bộ nội dung cũng như hình thức của hệ thống pháp luật, làcơ sở chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Do đó, bất kỳ mộthoạt động nào muốn đi đúng hướng và đạt kết quả địi hỏi hoạt động đó phải tntheo những nguyên tắc nhất định. Hoạt động TTDS là một dạng hoạt động tư phápvới nhiệm vụ bảo đảm cho việc giải quyết vụ án tiến hành được nhanh chóng vàđúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổchức, lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Vì vậy, hoạt động TTDS được tiến hành<small>theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật TTDS quy định và trên cơ sở</small>những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc của TTDS là những nguyên lý, những tưtưởng chỉ đạo, các định hướng chi phối tất cả các giai đoạn hoặc một số giai đoạnnhất định của quá trình TTDS được thê hiện dưới hình thức các quy phạm pháp luậtTTDS và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật TTDS. Như vậy, “nói đếnnguyên tắc là nói đến tinh bắt buộc pho biến và có tinh chủ đạo chung, thong nhát" '`).

Tranh tụng như trên đã phân tích thực chất là một quá trình hoạt động củacác chủ thé tố tụng, theo đó các chủ thé tham gia vào q trình TTDS phát huy tínhtích cực, chủ động trong việc giải quyết vụ án dân sự đặc biệt là các bên đương sự

thực hiện quyên tranh tụng theo quy định của pháp luật TTDS dé bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình. Tịa án trên cơ sở xem xét khách quan, toàn diện và đầyđủ các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết khác nhau của vụ án ra bản án, quyết địnhcơng bằng, chính xác và đúng pháp luật. Như vậy, tranh tụng khơng chỉ thể hiệntính chất dân chủ, cơng khai, minh bạch của q trình tố tụng nhằm bảo vệ các

quyển con người trong TTDS mà còn định hướng chi phối các hoạt động và hành vi

tố tụng của các chủ thể tham gia TTDS. Trong suốt quá trình tố tụng bên nguyênđơn và bên bị đơn liên tục trao đổi với nhau những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lídé chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước Tịa án trên cơ sởcác quy định của pháp luật TTDS. Các bên tranh chấp (nguyên đơn và bị đơn) xửsự theo kiểu tranh luận trước Tòa án (người thứ ba làm trọng tài đứng giữa hai bên<small>phân xử) nên quá trình TTDS nói chung và q trình xét xử vụ án dân sự nói riêng</small>được tiến hành dưới thé thức tranh tụng và tuân theo nguyên tắc thuộc hệ thống xét

<small>( Xem: Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (2001),</small>

<small>Báo cáo tổng quan dé tài Những quan điểm cơ bản về Bộ luật tổ tụng dân sự Việt Nam, Đề tài cấp bộ, HàNội, tr.18.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

xử đối kháng. Vì vậy, tranh tụng cần được xếp vào những nguyên tắc chung củapháp luật TTDS. Việc phủ nhận nguyên tắc tranh tụng trong TTDS tức là phủ nhậnmục đích của TTDS, khơng phân định rõ vai trị, vị trí của các chủ thể tham gia vàoq trình tơ tụng. Hậu quả tất yếu của nó là khơng xác định sự thật khách quan củavụ án, không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Việc xác định ngun tắc tranh tụng trong TTDS cịn có nguồn gốc từ bảnchất của quan hệ pháp luật nội dung (quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại và lao động). Các chủ thể của quan hệ pháp luật nộidung có quyén tự do tự nguyện, bình đẳng trong việc thiết lập các quyền và nghĩavụ phục vụ cho lợi ích của mình phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Các chủ thécó quyền tự do quyết định có tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung hay không?quyết định nội dung của quan hệ (các quyền và nghĩa vụ của các bên), quyết địnhcác phương thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ... Trong trường hợp có tranhchấp hoặc vi phạm xây ra thì họ cũng có quyền lựa chọn cách thức, biện pháp đểgiải quyết tranh chấp. Khi họ lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tịấn thì trách nhiệm chứng minh cho u cầu, phản yêu cầu, phản đối yêu cầu của

mình phải thuộc về các đương sự.

Ngồi ra, bình đẳng, cơng bằng, bảo vệ quyền con người là yếu tố quantrọng nhất, là hạt nhân của hoạt động xét xử. Điều 10 Tuyên ngôn tồn thế giới vềnhân quyền năm 1948 đã nói: “Moi người đều có qun trình bày sự việc của mình

một cách vơ tu và cơng khai với sự bình đẳng hồn tồn, trước một Tịa án độc lậpvà khơng thiên vị, để Tòa án này quyết định các quyên hay nghĩa vụ của họ ...” “?và điều này một lần nữa lại được nhắc lại trong Điều 14 Công ước quốc tế về quyềndân sự và chính trị: “Tá cả mọi người đều bình đẳng trước Tịa án và cơ quan tàiphán. Bất kỳ người nào đều có qun địi hỏi việc xét xử công bằng và công khai domột Tịa án có thẩm qun, độc lập, khơng thiên vị và được lập ra trên cơ sở phápli dé... xác định vé quyên và nghĩa vụ trong TTDS” @) Vi vậy, bình đăng, cơngbằng, bảo vệ quyền con người đều được các quốc gia trên thế giới dù là thuộc hệthống pháp luật nào (hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật án lệhay hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa) đề cập trong đạo luật của mình và được théhiện đầy đủ qua nguyên tắc tranh tụng.

Vậy việc xác định nguyên tắc tranh tụng trong TTDS là đòi hỏi tất yếukhách quan dựa trên cơ sở của hoạt động xã hội dân chủ, công bằng phản ánh<small>khách quan hoạt động TTDS.</small>

2.1.6.2. Nội dung nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự

* Các đương sự phải có qun biết và trình bày ý kiến về những vấn dé mà

người khác có yêu cầu đối với mình về quyên và nghĩa vu dân sự

<small>` Xem: Viện thông tin Khoa học Xã hội (1998), Quyên con người — Các văn kiện quan trọng, Hà Nội, tr. 148.</small>

<small>). Xem: Viện thông tin Khoa học Xã hội (1998), Sdd, tr. 236</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Tranh tụng chi thực sự có hiệu quả nếu mỗi đương sự biết được đây đủ vàtoàn diện các yêu cầu, chứng cứ và lý lẽ chống lại họ. Về mặt logic, người ta chỉ cóthể đối đáp lại những gì mà họ biết, do đó việc đưa ra các tình tiết, tìm và cung cấpchứng cứ làm sáng tỏ các tình tiết liên quan đến vụ án là quyền và nghĩa vụ của mỗiđương sự. Thực hiện quyền và nghĩa vụ này, các đương sự khơng chỉ nhằm mụcđích bảo vệ qun, lợi ích của chính họ, mà còn nhằm thực hiện nghĩa vụ đối vớiđối phương để họ chuẩn bị tổ chức việc biện hộ sau khi đã biết rõ thực trạng nhữngnội dung tranh chấp. Như vậy, trong quá trình tranh tụng các đương sự phải đượcbiết tat cả các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ, căn cứ pháp lí và lý lẽ chứng minh của đốiphương hoặc chứng cứ do Tòa án thu thập. Theo TS Nguyễn Mạnh Bách: “Đây /àmột biện pháp đề bảo đảm quyên biện hộ và để vụ kiện diễn ra một cách thắngthắn, công bằng” t,

* Các chủ thể tham gia tô tụng dân sự đều có qun bình dang trước Tịa ántrong việc thực hiện quyên tranh tụng

Bản chất của quá trình TTDS là quá trình tranh tụng giữa các chủ thể thamgia tố tụng trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm mục đích xác định sự thậtkhách quan của vụ án. Q trình này chỉ đạt được mục đích khi các chủ thê thamgia tranh tung được bình đẳng với nhau trước Tịa án. Tuy nhiên, ở đây khơng thécó sự bình đăng giữa chủ tọa phiên tịa với các đương sự, khơng thể có sự bìnhđăng giữa Hội thâm nhân dân với người làm chứng...và như vậy, không thể có sự

bình đẳng giữa những chủ thể mà địa vị pháp lí của họ khác nhau. Cho nên các chủthể tham gia tranh tụng được bình đẳng với nhau trước Tịa án được hiểu là bìnhđẳng về quyền và nghĩa vụ TTDS giữa các chủ thể có cùng địa vị pháp lí trong q<small>trình TTDS.</small>

* Tịa án bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyên tranh tung trong totụng dân sự một cách bình dang, cơng khai và đúng pháp luật. Bản án, quyết địnhcủa Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Đề đương sự có thé thực hiện đầy đủ các quyên tranh tụng của mình thì Tịa

án phải bảo đảm cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác hiểu biết và đủđiều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêucầu của họ theo quy định của pháp luật. Tòa án phải bảo đảm việc tham gia tranhtụng của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Mọi đương sự đều phải đượcTòa án triệu tập một cách hợp lệ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tịấn phải bao đảm quyền bình dang cho các đương sự tham gia vào q trình TTDS

tức là Tịa án phải bảo đảm cho đương sự được bình đẳng trong việc đưa ra yêu

cầu, bd sung yêu cầu, cung cấp chứng cứ, căn cứ pháp li, lý lẽ, được đề nghị Tòa ánxác minh, thu thập chứng cứ về những tình tiết cụ thể mà tự mình khơng thể thực

<small>` Xem: Nguyễn Mạnh Bách (1996), Luật tổ tụng dân sự Việt Nam giải lược, Nxb Đồng Nai, tr. 79.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, được biết chứng cứ, căncứ pháp lí, lý lẽ chứng minh do bên kia cung cấp hoặc chứng cứ do Tòa án thu thậpvà được tranh luận trước Tịa án... Quyền bình đăng này địi hỏi Tịa án phải tơntrọng quyền tranh tụng của các đương sự. Tịa án không được phép định kiến vớibất cứ đương sự nào vì bất cứ lý do gì trong quá trình giải quyết vụ án. Việc khơng

bảo đảm quyền bình đăng giữa các đương sự trong quá trình TTDS sẽ dẫn đến việcgiải quyết vụ án thiếu đúng đắn, không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của<small>các đương sự.</small>

Ngoài ra, Thâm phán chỉ được đưa ra phán quyết dựa vào những chứng cứ,<small>căn cứ pháp lí, lý lẽ chứng minh đã được tranh tụng công khai tại phiên tịa.</small>

2.1.6.3. Hậu quả pháp lí của việc khơng thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, việc không thực hiện đúng nguyên

tắc tranh tụng bị coi là vi phạm nghiêm trọng pháp luật TTDS và hậu quả pháp lí

của nó là làm cho vụ án dân sự mà Tòa án đã giải quyết bị xét lại bởi việc vi phạmnghiêm trọng pháp luật TTDS làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã tuyênkhông hợp pháp, xâm phạm quyên và lợi ich hợp pháp của các đương sự.

Khi áp dụng chế tài này buộc Tham phán phải kiểm tra xem các đương sự cóđược tơn trọng và bảo đảm thực hiện qun tranh tụng hay khơng? Tịa án có bảo đảm

cho việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng hay không? Quyết định của bản án có dựa vào

những tình tiết, sự kiện đã được tranh luận phù hợp với nguyên tắc tranh tụng khơng?Tóm lại, việc khơng tơn trọng ngun tắc tranh tụng dẫn đến sự bình đăng bịphá vỡ, tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật bị xâm phạm, toàn bộ hoạtđộng TTDS không thể thực hiện được nếu nguyên tắc tranh tụng không được tôn

trọng và thực hiện. Nếu bản án, quyết định của Tòa án căn cứ vào những tình tiết,

sự kiện khơng được tranh tụng cơng khai tại phiên tịa thì bản án, quyết định đó sẽ<small>khơng có giá trị pháp lí.</small>

2.1.7. u cầu của cơng cuộc cải cách tr pháp đối với tranh tung trong 6<small>tung dan su</small>

<small>Cai cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong q trình xây dung va hồn</small>thiện Nhà nước pháp quyền Việt nam XHCN, là chủ trương đúng đắn và kịp thời

<small>của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trước tiên, Nghị quyết 08 - NQ/</small>

TƯ ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

trong thời gian tới đã nhắn mạnh định hướng mới trong hoạt động của các cơ quan

tư pháp: “Khi xét xử, các Tịa án phải đảm bảo mọi cơng dân đều bình dang trước

pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và

chỉ tuân theo pháp luật... Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết

quả tranh tụng tại phiên tịa, trên cơ sở xem xét day đủ, tồn diện các chứng cứ, ý

kiến của kiểm sát viên... nguyên đơn, bị đơn và những người có qun, lợi ích hợp

pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong

thời hạn pháp luật quy định. Các cơ quan tu pháp có trách nhiệm tao điều kiện để

luật sư tham gia vào q trình tơ tụng: nghiên cứu hô sơ, tranh luận dân chủ tại

phiên toa” °. Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/TƯ, ngày24 tháng 5 năm 2005, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã raNghị quyết 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết nhấn mạnh: “Cdi

cách mạnh mẽ các thủ tục tô tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình dang, cơng

khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện... Bao dam chất lượng tranh tụng tại

các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm cần cứ quan trọng dé phan

quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp”). Tiếp theo đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng nhắn mạnh: “Cải cách tư pháp phải xuất

phát từ yêu cau phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội cơng bang, dân chủ, văn

minh; góp phan thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội... kế thừa truyền thống pháplí dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nên tu pháp xã hội chủ nghĩa Việt

Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàncảnh của nước ta và yêu cau chủ động hội nhập quốc tế...” ©) Nghị quyết này cũng

chỉ ra những nhiệm vụ trong tâm trong việc hồn thiện thủ tục tố tụng tư pháp. Đó

là cần phải “Hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo dam tính đơng bộ, dânchủ, cơng khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyên con người... Nghiên cứu thựchiện phái triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều kiện cho cácđương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyển và lợi ích hợppháp của mình... Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xu, xác định rõ hơn vị trí,

qun hạn, trách nhiệm của người tiễn hành tơ tụng và người tham gia to tung theo

hướng bảo dam tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh<small>tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp...</small>Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa,

<small>(' Xem: Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08 - NQ/TƯ ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị, Ban</small>

<small>chấp hành Trung ương Dang khóa LX về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà</small>

<small>nội, tr. 3,4.</small>

<small>. Xem: Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược</small>

<small>xây dựng và hồn thiện hệ thơng pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đên năm 2020, Hà Nội, tr. 5.</small><sub>dy dựng 6 pháp =4</sub>

<small>#). Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ.chính trị ¡ ngày 2/6/2005 về Chiến lược</small>

<small>cai cách tu pháp đến năm 2020, tr. 2. - ng nang:{TRI ING TAR ANC TIN 7 Wt \) đài</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

đông thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư ”°`)

Các định hướng cải cách tư pháp này đã đặt ra những yêu cầu cơ bản sau

đây đối với tranh tụng trong TTDS:

Thứ nhát, Theo Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì việc cải cách

tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của quá

trình hội nhập kinh tẾ, quốc tế và khu vực. Do đó, việc hồn thiện các quy định của

pháp luật TTDS Việt nam về tranh tụng phải phủ hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, vănhóa và truyền thống dân tộc nhưng đồng thời phải khắc phục được sự khác biệt khôngcần thiết giữa pháp luật TTDS Việt Nam và pháp luật TTDS nước ngoài về tranh tụng.

Thứ hai, Việc hoàn thiện pháp luật TTDS phải tôn trọng va bảo vệ quyền<small>con người của đương sự, đảm bảo cho đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh</small>cũng như thực hiện việc tranh tụng. Điều này đòi hỏi các nhà lập pháp phải quyđịnh đầy đủ các quyền và nghĩa vu cho các đương sự dé họ có thé phát huy tối đa

vai trị chủ động, quyết định trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

trước Tịa án, xác định rõ trách nhiệm của đương sự đối với việc thực hiện nghĩa vụchứng minh của họ. Tịa án phải tơn trọng và tạo điều kiện cho đương sự thực hiện

các quyên và nghĩa vụ tố tụng.

Thứ ba, Dé có thé đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp theo hướng “Các

cơ quan tu pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sự tham gia vào quá trình tổtụng: nghiên cứu hé sơ, tranh luận dân chủ tại phiên toa”; Hoàn thiện cơ chế bảo

dam dé luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chếđộ trách nhiệm đối với luật sư” thì trước tiên pháp luật TTDS phải có những quy<small>định là cơ sở pháp lí cho luật sư tranh tụng một cách cơng khai, dân chủ và độc lập.</small>Ngồi ra, bản thân các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải nhận thức được vai trịquan trọng và khơng thẻ thiếu của luật sư trong hoạt động tranh tụng. Theo đó, phảitạo điều kiện thuận lợi cho luật sư phát huy tối đa vai trò của họ trong việc bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bên cạnh đó, dé thực hiện tốt việc tranh<small>tụng thì bản thân các luật sư phải là những người có trình độ chun mơn, kỹ năng</small>tranh tụng và có đạo đức nghề nghiệp. Do đó, một mặt thường xuyên tăng cường

năng lực tranh tụng cho các luật sư thì đồng thời phải có quy định về trách nhiệm

đối với các luật sư.

Thứ tư, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố<small>tụng trong hoạt động tranh tụng. Theo đó, trong q trình tranh tụng, các cơ quan</small>tiến hành tố tụng đóng vai trị đại diện cho quyền lực Nhà nước đứng ra phán xử

một cách công bằng, khách quan trên cơ sở phát huy tính chủ động, tích cực, tựđịnh đoạt của các đương sự trong việc thực hiện các hành vi tố tụng để bảo vệquyên, lợi ích hợp pháp của mình trước Tịa án. Do đó, việc hồn thiện pháp luật

<small>1 Xem: Đảng cộng sản Việt Nam (2005), NQdd, tr. 3, 4, 5, 6.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

TTDS về tranh tung theo hướng hạn chế bớt sự can thiệp của thành viên HDXXvào quá trình tranh tụng tại phiên tòa. HDXX trở về với đúng vai trị của mình là

người trọng tài, giữ vai trị trung gian, căn cứ vào kết quả tranh tụng giữa các bênđương sự dé ra phán quyết giải quyết vụ án dân sự. Điều này cũng đòi hỏi các thẩmphán phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ và có phẩm chat đạo đức tốt.

Thứ nam, Theo Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thi chúng ta cầnphải “Nghiên cứu thực hiện và phát triển loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước đề tạođiều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyén

và lợi ich hợp pháp của minh”. Điều nay đòi hỏi phải tăng cường hoạt động hỗ trợ<small>pháp lí trong TTDS.</small>

2.2. Nội dung các quy định của pháp luật tổ tụng dân sự Việt nam hiện hành

về tranh tụng

Ở Việt Nam, pháp luật TTDS từ trước tới nay chưa qui định tranh tụng là

một nguyên tắc của luật TTDS. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định phải thừa nhận

vấn dé tranh tụng cũng đã được ghi nhận trong pháp luật TTDS Việt Nam. Thậm

chí, vấn đề này còn được pháp luật TTDS Việt Nam ghi nhận rất sớm, như theo quiđịnh tại Điều 1 Sắc lệnh 144/SL ngày 22/12/1949 về mở rộng quyền bao chữa cho<small>các đương sự trước Tòa án: “7rước các Tòa án xử việc hộ và thương mại, trước các</small>Tòa án thường va Tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình, đại hình, trừ Tòa án binh tạimặt trận, nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một cơng dân khơng phải là luật

sư bên vực cho mình. Cơng dân đó phải được ông Chánh án thừa nhận" ; quyđịnh tại Thông tư số 39-NCPL ngày 20/1/1972 của TANDTC hướng dẫn việc thụ lý,di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hơn nhân gia đình và tranh chấp về dân sự:“Sau khi nguyên don đưa don kiện, TAND phải cho bị don và người dự sự biết nộidung đơn kiện và yêu cau của nguyên đơn, nếu xét thấy can thiết và khơng có hại choviệc hịa giải thì TAND có thể cho nguyên đơn, bị đơn và người dự sự xem hoặc saochép don và lời khai của nhau. Sau khi được biết những yêu câu và những chứng cứcủa những đương sự khác, mỗi đương sự đều có thể nộp hoặc đến khai trước TANDđể trình bày những lý lẽ và chứng cứ nhằm xác định hoặc bác bỏ một phan hay tồnbộ những u cau đó, đơng thời cũng có quyên dé xuất những lý lẽ và chứng cứ vềyêu cầu của minh”... Ngày nay, mặc du pháp luật TTDS hiện hành vẫn còn quiđịnh dé cao vai trị Tồ án, nhưng trong BLTTDS đã có nhiều qui định về tranh tụng,dé cao vai trò của đương sự trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Trongphạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu đi vào tìm hiểu những quy định của BLTTDS thể

hiện rõ nét nhất các nội dung cũng như các yếu tố của tranh tụng, cụ thể:

- Một số nguyên tắc cơ bản liên quan đến tranh tụng trong TTDS;

- Tranh tụng được thé hiện qua các quy định về quyền và nghĩa vu của<small>. TANDTC (1976), Tập hệ thong hóa luật lệ về t6 tung dân sự (đã ban hành đến ngày 31/12/1974), Hà Nội, tr. 12.</small>

<small>® TANDTC (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tung dân sự (đã ban hành đến ngày 31/12/1974), Hà Nội, tr 59.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tung;

- Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về chứng minh và chứng cứ

<small>trong TTDS;</small>

- Tranh tụng được thé hiện qua các quy định về phiên tòa dân sự.

2.2.1. Một số nguyên tắc cơ bản liên quan đến tranh tụng trong t6 tụng dân sự2.2.1.1. Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong to tung dân sựTheo nguyên tắc quyền tự định đoạt, các đương sự có quyền tự quyết địnhquyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật, chủ động thực

hiện các hành vi tố tụng dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy,

quyên tự định đoạt của đương sự bao hàm các nội dung của quyền tranh tụng, tức làquyền đưa ra yêu cầu, phản yêu cầu để Tòa án xem xét giải quyết, quyền thay đổi,bổ sung yêu cau, rút yêu cầu, quyền cung cấp chứng cứ, căn cứ pháp lí, lí lẽ, lậpluận để chứng minh cho yêu cầu, phản yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình là cócăn cứ và hợp pháp... Hay nói cách khác, nguyên tắc quyền tự định đoạt là cơ sở,điều kiện để đương sự thực hiện được quyền tranh tụng của mình. Do đó, có thékhang định nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự có liên quan chặt chẽ đến

và trong những trường hợp pháp luật quy định. Nguyên tắc này đã quy định các

điều kiện căn bản cho việc tranh tụng. Bởi khi tranh tụng, các đương sự không chitranh luận với nhau về các yêu cầu, phản yêu cầu mà các đương sự còn tranh luậnvề chứng cứ dé làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Ngoài ra, việc các đươngsự thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ là điều kiện để các đương sựthực hiện được quyền được biết chứng cứ do bên kia cung cấp. Nội dung của

nguyên tắc này cịn xác định rõ vị trí của Tồ án trong tranh tụng đó là, Tồ án sẽ

khơng chủ động thu thập chứng cứ trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy địnhcủa pháp luật. Điều này sẽ đảm bảo tính khách quan, vơ tư và cơng minh của Tịa

án trong vai trò của người trọng tài khi giải quyết vụ án.

2.2.1.3. Nguyên tắc bình dang về quyên và nghĩa vụ trong tô tụng dân sự

Theo nguyên tắc này, các đương sự được bình đẳng với nhau trong việc thựchiện các quyền và nghĩa vụ TTDS. Điều này có nghĩa là, khi đương sự phía bên nàyđược đưa ra yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

thì đương sự phía bên kia cũng phải được đưa ra yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ, căn cứ

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

pháp lí dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của họ. Các đương sự khơng chỉ được

bình đăng trong việc đưa ra yêu cầu, chứng cứ, lí lẽ, căn cứ pháp lí mà các đươngsự cịn được bình đăng trong việc tham gia vào các giai đoạn tố tụng, được dé nghịTòa án xác minh, thu thập chứng cứ về những tình tiết cụ thể mà tự mình khơng thêthực hiện được, được bình dang trong việc được biết chứng cứ, căn cứ pháp lí, lý lẽ

chứng minh do bên kia cung cấp hoặc chứng cứ do Tòa án thu thập và được bình

dang trong tranh luận trước Tịa án... Quyền bình dang nay là cơ sở để các bênđương sự được bình đẳng với nhau trong việc thực hiện quyền tranh tụng. Bởi tranh

tụng chỉ có thể được thực hiện khi mà có sự bình đăng của các bên trong tranh

tụng. Ngồi ra, ngun tắc này xác định Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho đươngsự được bình đắng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS. Khi Tịa ánthực hiện trách nhiệm này chính là Tịa án đã bảo đảm cho các đương sự bình đẳng

với nhau trong việc thực hiện quyền tranh tụng.

2.2.1.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự

Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự là bảo đảm quyên tự bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án, bảo đảm quyền của đương sựđược người khác bảo vệ và Tịa án phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyềnbảo vệ của đương sự. Thông qua việc thực hiện quyền tự bảo vệ, quyền được ngườikhác bảo vệ đương sự thực hiện được quyền tranh tụng của mình như quyền đưa racác yêu cau, phản yêu cầu, quyền đưa chứng cứ, lý lẽ chứng minh cho yêu cầu củamình, bác bỏ yêu cầu của các đương sự khác, quyền được biết thông tin, quyềnđược tranh luận về các chứng cứ, viện dẫn các quy định của pháp luật để bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của mình trước Tịa án... Ngồi ra, ngun tắc này còntạo cơ sở cho sự tham gia của các luật sư vào tranh tụng khi mà đương sự có quyềnuỷ quyền hoặc nhờ người khác bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp. Bên cạnh đó, khiTịa án bảo đảm quyên bảo vệ của đương sự thì cũng là bảo đảm cho đương sự thựchiện quyên tranh tụng. Nếu Tịa án khơng bảo đảm việc thực hiện quyền tự bảo vệ,quyền được người khác bảo vệ thì đương sự sẽ không thực hiện được quyên tranhtụng và đương sự sẽ khơng bảo vệ được qun và lợi ích hợp pháp của mình cũngnhư việc giải quyết vụ án của Tịa án thiếu đúng dan..

Ngồi các ngun tắc cơ bản trên, một số nguyên tắc khác cũng có liên quanđến tranh tụng như nguyên tắc xét xử công khai (Điều 15 BLTTDS), nguyên tắcbảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc tham gia TTDS (Điều 16BLTTDS), nguyên tắc xét xử trực tiếp, liên tục và bằng lời nói (Điều 197

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Trong suốt q trình tố tụng tại Tịa án, với tư cách là người đại diện cho

nhà nước thực thi công lý, thâm phán có vai trị quan trọng và quyết định trong việc

điều khiển quá trình tranh tụng, bảm đảm quá trình tranh tụng thực hiện theo đúng

quy định của pháp luật TTDS đồng thời bảo đảm quyên tranh tụng bình dang củacác bên đương sự và giải quyết đúng đắn vụ án. Vì vậy, BLTTDS đã có các quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạn của thâm phán thể hiện vai trị này.

-Ở giai đoạn khởi kiện và thụ lí:

Tham phán phải chủ động kiểm tra các điều kiện thụ ly vụ án dân sự (Điều

167 BLTTDS). Nếu thu lý vụ án, trong thời hạn ba ngày làm việc ké từ ngày thụ lyvụ án, Tồ án phải thơng báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho VKS cùng cấp về

việc Toà án đã thụ lý vụ án (Điều 175 BLTTDS). Trách nhiệm thơng báo này của

thẩm phán giúp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết được việc Toàán đã thụ lý vụ án dân sự, các vấn đề của vụ án liên quan đến họ để bị đơn, ngườiliên quan thực hiện quyền tranh tung của mình thơng qua việc trả lời ý kiến đáp lạibằng văn bản cho Tịa án. Tuy nhiên, văn bản thơng báo của Tòa án chỉ nêu các yêucầu khởi kiện, danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi

kiện (Điều 174 BLTTDS) mà thâm phán khơng có nghĩa vụ phải gửi cho bị đơn,

những người có quyền, nghĩa vụ liên quan bản sao các tài liệu, chứng cứ của người

khởi kiện. Do đó, để có thế nộp cho Tồ án văn bản ghi ý kiến của mình đối với

yêu cầu của người khởi kiện thì bi đơn và những người có quyền và nghĩa vụ liênquan phải làm đơn đến Tòa án và “cẩu cạnh” dé được pho to các tài liệu này.Ngồi ra, BLTTDS cũng khơng quy định trách nhiệm của thâm phán phải giải thíchcho đương sự quyén và nghĩa vụ TTDS trước khi xét xử sơ thâm. Đây là van dé rấtquan trọng bởi đương sự có hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình thì họmới có thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ đó cũng như mới có thể thực hiệnviệc tranh tụng. Do đó, trong thực tiễn do không biết hoặc không biết đầy đủ vềquyền và nghĩa vụ TTDS của mình nên đương sự đã khơng thực hiện được quyềntranh tung của mình như quyền sao chụp tại liệu, chứng cứ, quyền được biết chứngcứ do bên kia cung cấp hoặc do Tòa án thu thập, quyền yêu cầu Tòa án xác minh<small>thu thập chứng cứ...</small>

- Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:

Theo quy định tại Điều 85 BLTTDS, xét thấy chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ

cơ sở để giải quyết thì Tham phán yêu cầu đương sự giao nộp bd sung chứng cứ.

Tham phán chỉ tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ khi đương sự khơng thé

tự mình thu thập được và có u cầu Tồ án thu thập chứng cứ hoặc trong trường

hợp pháp luật quy định. Như vậy, theo tỉnh thần mở rộng tranh tụng thì trách nhiệm<small>của đương sự trong việc thu thập chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh của các</small>đương sự được dé cao, vai trò chủ động thu thập chứng cứ của Tham phán đã bị

hạn chế so với các quy định của pháp luật tố tụng trước đây. Mặc dù, vai trò chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

động thu thập chứng cứ của thẩm phán bị hạn chế nhưng dé đương sự có đượcchứng cứ cung cấp cho Tịa án thì thâm phán phải có trách nhiệm tạo điều kiện chođương sự thu thập chứng cứ như thẩm phán cần phải áp dụng một hoặc một số biện

pháp cần thiết do pháp luật quy định để xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu liênquan đến vụ án dân sự khi đương sự có yêu cầu; tạo điều kiện cho họ được phìchép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình hoặc do Tịa án thu thập...

Tịa án có trách nhiệm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp bảovệ chứng cứ khác theo yêu cầu của đương sự (Điều 98 BLTTDS). Trong trườnghợp Tòa án áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho

người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì Tịa án phải bồi thường. Tuy nhiên,

BLTTDS chưa có quy định trách nhiệm của thâm phán phải gửi cho nguyên đơn

các tài liệu chứng cứ và văn bản ghi ý kiến của bị đơn, những người có liên quan vềyêu cầu khởi kiện. Điều này dẫn đến tình trạng đương sự khó có thể biết hết đượccác chứng cứ của đối phương, không xác định được chính xác phạm vi tranh tụng

đề chuẩn bị cho việc tranh tụng tại phiên tòa.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tịa án có trách nhiệm hịa giải giúp đỡ cácđương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tại phiên hòa giải, vai trò

hướng dẫn và điều khiển của thảm phán được thé hiện rất rõ. Đó là, thẩm phanđược phân cơng giải quyết vụ án phổ biến, phân tích cho các đương sự biết các quy

định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đếnquyền và nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành dé họ

tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Điều 185 BLTTDS). Nhuvậy, trong phiên hòa giải, thâm phán là chủ thé rất quan trọng có vai trị trung gian

giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án. Hay nói cách khác,trong phiên hịa giải, thâm phán giúp đỡ các đương sự thu hẹp phạm vi tranh tụng.

- Giai đoạn xét xử tại phiên tòa sơ thẩm:

Vai trị điều khiển q trình tranh tụng tại phiên tòa của thâm phán được thểhiện cụ thể như sau: Tham phán chủ tọa phiên tòa tiến hành khai mạc và các thủ tục

bắt đầu phiên tòa. Ở phần hỏi, thâm phán có quyền chủ động, hỏi về những van đềmà đương sự hoặc nhân chứng trình bày có mâu thuẫn hoặc chưa rõ, xem xét, kiểmtra tài liệu chứng cứ đã thu thập được. Ở phan tranh luận mặc dù không phải là chủ

thé tranh luận nhưng với vai trị là người điều khiển q trình tranh luận nhằm bảo<small>đảm cho việc tranh luận được khách quan, toàn diện và đúng trọng tâm. Vì vậy, chủ</small>tọa phiên tịa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho ngườitham gia tranh luận trình bày hết ý kiến nhưng có qun cắt những ý kiến khơng có

liên quan đến vụ án (Điều 233 BLTTDS). Có thể thấy, quy định này vừa đề cập đến

trách nhiệm của thâm phán phải tạo điều kiện cho đương sự thực hiện quyền tranhtụng vừa đảm bảo sự quản lý của Thâm phán đối với việc giải quyết vụ án dân sự,

đảm bảo cho việc đối đáp của các bên đương sự chỉ tập trung vào những van démâu thuẫn và giải quyết nội dung vụ án. Những ý kiến phát biểu không liên quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

đến vụ án sẽ khơng có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, vai trị

điều khiển của Tham phán cịn được thể hiện ở việc HDXX có qun trở lại việc

xét hỏi, tranh luận (Điều 235, 237 BLTTDS). Cuối cùng, HĐXX chỉ được căn cứvào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên toà và các chứng cứ đã được xem xét,

kiểm tra tại phiên toà dé ra phán quyết giải quyết vụ án.

- Giai đoạn phúc thẩm:

Sau khi tịa án cấp sơ thẩm tun án thì bản án, quyết định chưa có hiệu lựcpháp luật. Nếu có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thâm thì vụán sẽ được tiếp tục giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Khi đó, thẩm phán có tráchnhiệm đảm bảo cho đương sự thực hiện việc tranh tụng tại giai đoạn phúc thầm nhưdam bảo cho đương sự thực hiện quyền bố sung chứng cứ; tiến hành các biện pháp

thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự; phải triệu tập các đương sự tham gia<small>phiên tòa; đảm bảo cho đương sự được tranh tụng dân chủ, công khai tại phiên tòa</small>phúc thẩm và căn cứ vào kết quả tranh tung để giữ nguyên bản án, quyết định sơ

thắm, hủy hoặc sửa bản án, quyết định sơ thẩm hoặc ra các quyết định khác.

Như vậy, BLTTDS đã có nhiều quy định nhằm đề cao và mở rộng tranh

tụng trong tố tụng, trong đó thâm phán với tư cách là người trọng tài, người điềukhiển quá trình tranh tụng có trách nhiệm tạo điều kiện cho đương sự thực hiệnquyên tranh tụng.

2.2.2.2. Tranh tụng được thé hiện qua các quy định về quyên và nghĩa vụ tổ<small>tụng của đương sự</small>

Đương sự là người giữ vai trị chủ động, tích cực trong q trình tơ tụng, dovậy BLTTDS đã có quy định cụ thé về quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự để<small>đương sự thực hiện việc tranh tụng tại Tịa án. Đó là:</small>

- Đương sự có quyền đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Yêucầu này là cơ sở để làm phát sinh việc tranh tụng về lợi ích tại Tịa án. Các đươngsự khơng chỉ có quyền u cầu Tịa án bảo vệ mà cịn có quyền thay đổi, bé sung

u cầu. Tuy nhiên, quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu này ở tại phiên tòa sơ thâm

chỉ được HDXX chấp nhận nếu việc thay đôi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt

quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu câu phản tô hoặc yêu cau độc lập ban đầu được

thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tô của bị đơn, đơn yêu cầuđộc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Điều 218 BLTTDS). Quy địnhnày nhằm đảm bảo quyền tham gia tranh tụng của bên đương sự đối lập. Ngoài ra,

theo quy định tại Điều 175 BLTTDS thì trong thời hạn 15 ngày kế từ ngày nhận

được thơng báo của Tịa án về việc vụ án dân sự đã được thụ lí thì bị đơn, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ nộp cho Tịa án văn bản ghi ý kiến của

mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ (nếu có). Việc bịđơn, người liên quan phải trả lời về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là một trong

những quy định mới của BLTTDS nhằm nâng cao vai trò chủ động của đương sự

trong việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của họ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Quyên chap nhận một phan, tồn bộ u cầu của đương sự phía bên kia,

quyền rút yêu cầu và quyên thỏa thuận về việc giải quyết vụ án của đương sự quyếtđịnh đến phạm vi tranh tụng. Bởi vì đương sự thấy rằng các yêu cầu, các chứng cứ

mà đương sự phía bên kia đưa ra là hồn tồn đúng dan, có cơ sở và họ thừa nhậnnhững chứng cứ, những yêu cầu đó hoặc yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp límà đương sự đưa ra khơng đủ cơ sở để chứng minh cho yêu cau của mình thìđương sự tự nguyện rút yêu cầu. Việc đương sự chấp nhận yêu cầu hay rút yêu cầuđều dẫn đến việc các đương sự khơng phải tranh tụng về u cầu đó nữa. Còn khi

các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thì những vẫn đề các<small>đương sự đã thỏa thuận được thì cũng khơng tranh tụng nữa mà chỉ tranh tụng với</small>nhau về những van dé có tranh chap và chứng cứ chứng minh không thống nhất.

- Duong sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh dé bảo vệquyển và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là quyền và nghĩa vụ thể hiện sự chủ<small>động, tích cực của đương sự khi tham gia tranh tụng, theo đó các đương sự có</small>quyền đưa ra chứng cứ dé chứng minh cho yêu cầu, phản u cầu của mình là có

căn cứ và hợp pháp hoặc phản bác yêu cầu của các đương sự khác. Tuy nhiên, cung

cấp chứng cứ và chứng minh còn là nghĩa vụ của các đương sự, bởi các đương sựđưa ra yêu cầu, phản yêu cầu va phản đối yêu cầu của người khác đối với mình thì<small>đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh. Trong trường hợp đương sự không đưa ra</small>được hoặc đưa ra không đầy đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu, phản yêu cầuhoặc phản đối yêu cầu thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc

chứng minh không day đủ (Khoản | Điều 84, Khoản 4 Điều 79 BLTTDS). Đây làmột quy định mới, rất tiến bộ của BLTTDS nhằm nâng cao trách nhiệm cung cấp<small>chứng cứ chứng minh của các đương sự.</small>

Dé đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứngminh, BLTTDS đã có những quy định tạo điều kiện cho các đương sự thực hiệnviệc thu thập chứng cứ. Theo đó, đương sự có quyền “yêu cầu cá nhân, cơ quan, tôchức dang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình dé giao nộpcho Tồ án” (điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTDS). Đương sự có quyền yêu cầu Tịấn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp cần thiết để bảo<small>toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ, có nguy cơ bị tiêu huỷ</small>hoặc sau này khó có thé thu thập được. Tuy nhiên, với những quyên trên chưa thé

đảm bảo cho đương sự trong mọi trường hợp đều có thể tự mình thu thập đượcchứng cứ dé chứng minh cho yêu cầu, phản yêu cầu, phản đối yêu cầu của đươngsự khác. Do vậy, đương sự có quyền “để nghị Tồ án xác mình, thu thập chứng cứ

của vụ án mà tự mình khơng thé thực hiện được hoặc dé nghị Toà án triệu tập

người làm chứng, trưng câu giám định, định gid...” (điềm c khoản 1 Điều 58BLTTDS). Quy định này cho thấy, Tòa án chi hỗ trợ đương sự trong việc thu thậpchứng cứ chứ không chủ động thu thập chứng cứ như trước đây để bảo đảm sựkhách quan, vô tư và công minh trong việc phân xử vụ án, tôn trọng quyên tự định

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>đoạt của đương sự cũng như phát huy tính tích cực, chủ động của các đương sự.</small>- Duong sự cịn có quyền “được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứngcứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tồ án thu thập” (điềm d khoản 2Điều 58 BLTTDS). Đây là một quyển quan trọng đảm bảo đương sự có được dayđủ các chứng cứ của đương sự phía bên kia dé chuẩn bị cho việc tranh tung tại Tịa án.

- Dé có thể ra một phán quyết quyết định về quyền và nghĩa vu của các

đương sự một cách chính xác, cơng minh và đúng pháp luật thì tất cả các yêu cầu,

<small>chứng cứ, căn cứ pháp lí, lí lẽ và lập luận phải được các đương sự tranh tụng cơng</small>khai tại phiên tịa. Do đó, để thực hiện điều này các đương sự có quyền tham giaphiên tịa; có qun trình bày về các yêu cầu và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu;có quyền tranh luận về chứng cứ, trình bày quan điểm, lập luận của mình về cáctình tiết của vụ án; có quyền bác bỏ những lập luận của các đương sự khác, đưa raquan điểm của mình về hướng giải quyết vụ án; có quyền đề xuất với Tồ án nhữngvấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng.

- Duong sự có quyền kháng cáo ban án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lựcpháp luật để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại theo thủ tục phúc thâm (Điều 243BLTTDS). Đây là một quy định “thé hiện tính dân chủ trong tổ tụng, bảo đảm vàtạo cơ hội cho các đương sự bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm ay

Nhu vậy, BLTDS đã quy định những quyền và nghĩa vụ cơ bản của đương

sự, đảm bảo cho các đương sự có thé thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết détham gia tranh tụng nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên,qua việc khảo sát ý kiến của các thẳm phán, thư ký Tòa án, luật sư... chúng tơi thấycó rất nhiều ý kiến cho rằng pháp luật TTDS chưa đảm bảo cho đương sự thực hiệnquyền tranh tụng. Cụ thể có 136 người đồng ý với ý kiến này chiếm 55,7% trongtông số 244 người trả lời và chiếm 54,8% trong tông số 248 người được lấy ý kiến.

Từ kết quả khảo sát trên, nhóm nghiên cứu đã phân tích các quy định của pháp luật

TTDS vẻ quyển và nghĩa vụ của các đương sự trong mối liên hệ với thực tiễn xétxử và pháp luật TTDS nước ngồi, chúng tơi đã phát hiện ra một số quy định vềquyền và nghĩa vụ của đương sự trong BLTTDS còn chưa day đủ, thiếu cụ thé dẫnđến chưa bảo đảm quyền tham gia tranh tụng của đương sự. Đó là:

- Các đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tô chức đang lưu giữ,

quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ nhưng lại không quy định biện pháp chế tàikhi các chủ thé này cơ tình không cung cấp chứng cứ cho đương sự. Trong khi đó,BLTTDS lại có quy định đối với cá nhân, co quan, tổ chức khơng thi hành quyết

định của Tịa án về việc cung cấp chứng cứ, tài liệu mà cá nhân, cơ quan, tơ chức

đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị Tịa án phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc cưỡng

ché thi hành (Điều 385 BLTTDS). Trên thực tế, đã có rất nhiều các trường hợp các

<small>Ú), Dinh Trung Tung (2004), “Những nguyên tắc cơ bản của BLTTDS”, Tap chí Tồ án nhân dân (Đặc san</small>

<small>BLTTDS), tr.242.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

cá nhân, co quan, tô chức đang lưu giữ hoặc quản lí chứng cứ gây khó khăn chođương sự trong việc thu thập chứng cứ nhưng khơng có cách nào dé xử lí các hànhvi này. Điều này đã được nhóm nghiên cứu chứng minh qua việc khảo sát các ý

kiến của các cán bộ thực tiễn. Theo kết quả khảo sát những người cho răng các cá

nhân, cơ quan, tơ chức có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứcủa đương sự là 178 người chiếm 74,5% trong tông số 238 người trả lời và chiếm71,8% trong tông số 248 người được lay ý kiến.

- BLTTDS quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh, có quyền được biết,ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ do bên kia cung cấp hoặc do Tịa án thu thập

nhưng lại khơng quy định về việc các đương sự có nghĩa vụ trao đổi chứng cứ, tài

liệu, quan điểm biện hộ cho nhau trước khi mở phiên toà. Điều này đã khiến việctranh tụng giữa các đương sự trở nên khó khăn bởi khi đương sự không biết đượctất cả các chứng cứ, quan điểm biện hộ của đối phương thì sẽ khơng có đủ thời gian

dé phan bác lại các chứng cứ, quan điểm biện hộ này.

Tham khảo pháp luật TTDS nước ngoài cho thấy pháp luật TTDS của nhiều

nước trên thế giới đều quy định các bên đương sự phải có nghĩa vụ thơng báo chonhau những tài liệu, chứng cứ, căn cứ pháp lí làm cơ sở cho u cầu của mình. Việcquy định nghĩa vụ trao đổi chứng cứ, quan điểm biện hộ trực tiếp giữa các đương

sự là thể hiện quyền được biết thơng tin của đương sự dé có thé tổ chức việc bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, chúng tơi cho rằng, để mở rộng tranhtung trong hoạt động tổ tụng và phát huy vai trò của đương sự trong hoạt động tốtụng, pháp luật TTDS cần có quy định về nghĩa vụ trao đổi chứng cứ, tài liệu củacác bên đương sự cho nhau trước khi mở phiên toà và các biện pháp cần thiết để<small>buộc đương sự thực hiện nghĩa vụ này.</small>

- Bị đơn, người liên quan có quyền đưa ra yêu cầu phản tố và yêu cầu độclập cùng với việc nộp văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu khởi kiện của nguyênđơn nhưng BLTTDS quy định không rõ ràng về thời điểm đưa ra các yêu cầu này

nên dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau. Có ý kiến cho rằng bị đơn chỉ được

đưa ra yêu cầu phản tố trong thời hạn mà bị đơn, người liên quan phải nộp văn bảnghi ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện, tức là trong thời hạn không quá 30ngày ké từ ngày bị đơn, người liên quan nhận được thông báo thụ lý vụ án dân sự.

Ý kiến khác lại cho rằng bị đơn, người liên quan có quyền đưa ra yêu cầu phản tố,

yêu cầu độc lập ở bất kì thời điểm nào của quá trình tố tụng vì quyền tự định đoạt<small>của đương sự trong TTDS luôn được tôn trọng.</small>

Chúng tôi cho rằng, quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của bịđơn, người liên quan là một trong các quyền tự định đoạt của đương sự nhưng xéttrong mối liên với việc bảo đảm quyền tranh tụng của nguyên đơn cũng như bảođảm quyên bình đăng giữa các đương sự thì bị đơn, người liên quan chi có quyềnđưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án raxét xử sơ thâm. Bởi vì về nguyên tắc tất cả các đương sự được đảm bảo quyền được

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

biết tat cả yêu cầu, chứng cứ, quan điêm biện hộ của đối phương và được đảm bảo

có đủ thời gian để chuân bị chứng cứ, căn cứ pháp lí, lí lẽ và lập luận để phản bác

lại yêu cầu đó. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi mà yêu cầu phản tố, yêu cầu<small>độc lập của bị đơn, người liên quan được đưa ra trước khi mở phiên tịa xét xử sơ</small>thẩm. Do đó, BLTTDS cần sửa đổi quy định tại Điều 175, 176, 177 BLTTDS đểdam bảo hai hòa giữa quyền tự định đoạt của bị đơn, người liên quan và quyển<small>tranh tụng của ngun đơn.</small>

- Đương sự có quyền u cầu Tịa án áp dụng biện pháp khân cấp tạm thờisớm nhất từ khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện nhằm bảo toàn chứng cứ. Tuynhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự cho thấy, khơng ít trường hợp khingun đơn nộp đơn khởi kiện cũng là lúc mà phía bị đơn đã đủ thời gian dé huỷhoại bằng chứng, tâu tán, huỷ hoại tài sản dé nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vu vềtài sản, do đó Tịa án xem xét để áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời vào thời

điểm này thì đã quá muộn. Vì vậy, dé phát huy tác dụng của việc áp dụng biện phápkhẩn cấp tạm thời trong việc bảo vệ chứng cứ, giữ nguyên được giá trị chứng minhcủa chứng cứ, chúng tôi cho rằng khi sửa đôi BLTTDS cần quy định cho đương sựcó quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ trước khi khởi kiện vụ ándân sự tại Tòa án trong một số trường hợp. Tuy nhiên, để tránh việc yêu cầu và ápdụng biện pháp khan cấp tạm thời ở thời điểm trước khi khởi kiện vụ án dân sự mộtcách tuỳ tiện thì BLTTDS cần quy định trách nhiệm chứng minh của đương sự vềsự can thiết phải áp dụng sớm biện pháp khan cấp tạm thời cũng như quy định vềthảm quyên, thủ tục, thời hạn áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời và việc thực<small>hiện biện pháp bảo đảm trong trường hợp này.</small>

- BLTTDS chưa có quy định quyền tự mình trưng cầu giám định của cácđương sự. Điều này là mâu thuẫn với quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ vàchứng minh của đương sự bởi dé thực hiện được nghĩa vụ chứng minh đương sự cóquyền thu thập chứng cứ trong đó có quyên trưng cầu giám định. Tuy nhiên với

quy định tại Điều 90 BLTTDS và Mục II.2.5 Nghị quyết số 04/2005/NQ-HDTPngày 17/09/2005 của Hội đồng thâm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một sốquy định của BLTTDS về “chứng minh và chứng cứ” thì đương sự có thé tự mình

trưng cầu giám định và xuất trình kết luận giám định đó cho Tịa án để chứng minhcho yêu cầu của mình. Nhưng kết luận giám định đó khơng do Tịa án trưng cầunên chỉ có ý nghĩa tham khảo, nếu muốn được là chứng cứ cho việc giải quyết vụán thì việc trưng cầu giám định phải thơng qua Tồ án. u cầu bắt buộc này vừa

kéo đài quá trình tố tụng vừa gây lãng phí cho các đương sự vì họ có thể phải nộp

chi phí giám định đến hai lần. Theo chúng tơi, BLTTDS cần bổ sung quyển tự mìnhtrưng cầu giám định của các đương sự.

2.2.2.3. Tranh tụng được thé hiện qua các quy định về quyên và nghĩa vụ<small>của người đại diện của đương sự</small>

<small>Người đại diện của đương sự là người thực hiện thay các hoạt động tranh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tụng của đương sự, họ thực hiện các quyền và nghia vụ tố tụng của đương sự nhằm

bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự trước Tịa án. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của<small>người đại diện phụ thuộc vào tư cách của họ là người đại diện theo pháp luật, người</small>đại diện theo uỷ quyền hay người đại diện do Toà án chỉ định. Người đại diện theopháp luật thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà minh làngười đại diện (Khoản 1 Điều 74 BLTTDS). Người đại diện theo uỷ quyền thựchiện các quyền, nghĩa vụ TTDS theo nội dung văn bản uỷ quyền (Khoản 2 Điều 74

BLTTDS). Người đại diện do Tồ án chỉ định có các quyền và nghĩa vụ TTDS củađương sự mà mình đại diện. Như vậy, nếu là người đại diện theo pháp luật, người<small>đại diện do tồ án chỉ định thì khi tham gia tranh tụng người đại diện sẽ thay mặt</small>đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chính đương sự mà họ là người đạidiện, cụ thé là các quyền và nghĩa vụ đã phân tích ở phan 2.2.2.2. Nếu là người dai

điện theo uỷ quyên thì các quyền và nghĩa vụ tranh tụng của người đại diện bị giớihạn trong phạm vi nội dung các quyền và nghĩa vụ mà đương sự uỷ quyền.

2.2.2.4. Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về quyên và nghĩa vụ

của người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự

Trong tranh tụng vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự là hết sức quan trọng, vai trò của họ xuất phát từ quyền của đương sự có

thể nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ngồi việc giúp

đương sự về mặt pháp lí dé đương sự bảo vệ được quyên, lợi ích hợp pháp của họthì người bảo vệ phải chứng minh sự tồn tại các quyền và lợi ích hợp pháp của

đương sự để bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án. Tronghoạt động tranh tụng, người bảo vệ đặc biệt là các luật sư là người có kiến thứcpháp lý, có kỹ năng tranh tụng nên có thể giúp các bên đương sự bảo vệ tốt nhấtquyên và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời giúp Tịa án xác định được sự thật

khách quan của vụ án. Do vậy BLTTDS đã có quy định người bảo vệ quyên và lợi

ich hợp pháp của đương sự có quyền “tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứgiai đoạn nào trong q trình tơ tụng dân sự" (Khoản 1 Điều 64 BLTTDS). Quy

định này tạo cơ sở cho người bảo vệ có thể tham gia tranh tụng tại bất cứ thời điểm<small>nao của vụ án từ khi khởi kiện.</small>

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền “xác minh,thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và

được ghi chép, sao chụp những tài liệu can thiết có trong hơ sơ vụ án dé thực hiệnviệc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự" (Khoản 2 Điều 64 BLTTDS).

Quy định này tạo điều kiện cho người bảo vệ có được các chứng cứ cần thiết dé<small>thực hiện việc tranh tụng, tìm ra những căn cứ cho việc biện hộ của mình từ đó</small>giúp đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ngoài ra, nếu nhận thấychứng cứ trong vụ án nguy cơ bị tiêu hủy, nếu khơng có sự can thiệp ngay của Tịấn thì đương sự mà mình bảo vệ sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, luật sư có thể giup

đương sự của mình u cầu Tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tam thời hoặc các

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

biện pháp cần thiết khác để bảo toàn chứng cứ.

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 64 BLTTDS thì người bảo vệ có quyền<small>tham gia hịa giải. Sự tham gia của người bảo vệ trong phiên hòa giải giúp đương</small>sự xác định được nội dung cần thỏa thuân, mức độ thỏa thuận phù hợp, thay đôi nộidung thỏa thuận sau khi đã có biên bản hịa giải thành nếu thấy can thiết... Hay nóicách khác người bảo vệ giúp các bên đương sự dung hòa được qun, lợi ích, tìm rađược tiếng nói chung cho việc giải quyết vụ án dân sự. Điều này là vô cùng quantrọng trong hoạt động tranh tụng bởi nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau vềVIỆC giải quyết vụ án thì hoạt động tranh tụng sẽ được chấm dứt hoặc phạm vi tranhtụng sẽ được thu hẹp. Hơn nữa, phiên hòa giải cũng là lúc để các bên chia sẻ, traođôi thông tin với nhau đề người bảo vệ có thể giúp đương sự tiếp tục tranh tụng vềnhững vấn đề mà các bên đương sự không thống nhất được trong phiên hịa giải.

- Người bảo vệ có quyền thay mặt đương sự yêu cau thay đối người tiếnhành tố tụng khi có căn cứ theo quy định của pháp luật. Đây là quyền quan trọnggiúp cho việc tranh tụng của người bảo vệ đạt kết quả tốt bởi thẩm phán, HDXX có

khách quan, vơ tư thì người bảo vệ mới có thé thực hiện được việc bảo vệ quyền va<small>lợi ích hợp pháp cho đương sự.</small>

- Người bảo vệ có qun tham gia phiên tịa. Đây là lúc mà hoạt động tranhtụng của người bảo vệ có thê thể hiện rõ nét nhất. Người bảo vệ có điều kiện thuậnlợi nhất dé tranh tụng, thé hiện khả năng va kỹ năng tranh tụng của mình. Trướctiên, người bảo vệ trình bày các yêu cầu và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu,phản yêu cầu, phản đối yêu cầu của đương sự mà mình bảo vệ. Người bảo vệ cóquyền hỏi bên đương sự đối lập về những vấn dé liên quan. Bang cách đưa ranhững câu hỏi đó, người bào vệ góp phần làm sáng tỏ nội dung, diễn biến vụ án.Tiếp đó, người bảo vệ có quyền tranh luận về chứng cứ, căn cứ pháp lí, khang định

giá trị chứng minh của chứng cứ mà mình xuất trình trước HDXX, trình bay quan

điểm, lập luận về các tình tiết của vụ án và đưa ra hướng giải quyết vụ án. Có thénói các quy định này trong BLTTDS đã tạo điều kiện cho người bảo vệ phát huyđược vai trị của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

- Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án nếu đương sự khơng đồng ý với quyếtđịnh của Tịa án cấp sơ thẩm thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đươngsự sẽ tư vấn, giúp đương sự thực hiện quyền kháng cáo. Không chỉ tư vấn, giúpđương sự quyết định việc kháng cáo, khi cần thiết luật sư cịn phải giúp đương sự

viết đơn kháng cáo, trình bày lý lẽ, lập luận trong đơn kháng cáo, giúp đương sựđưa ra chứng cứ mới để Tòa án phúc thâm có cơ sở nhìn nhận, đánh giá lại vụ án

dân sự. Như vậy, khi đương sự đã kháng cáo thì người bảo vệ lại tiếp tục tranh tụngtại Tịa án cấp phúc thẩm dé giúp đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên, một số quy định của BLTTDS chưa phù hợp với vai trị của

người bảo vệ trong hoạt động tranh tụng. Đó là, theo quy định tại khoản | Điều 63BLTTDS thì sự tham gia tố tụng của người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

đương sự phụ thuộc vào sự chấp nhận của Tòa án. Quy định này đã làm phức tạpthêm thủ tục giải quyết vụ án dân sự, tạo ra cơ chế “xin cho” trong TTDS. Điều nàyđã được nhóm nghiên cứu chứng minh qua việc khảo sát các ý kiến của các cán bộ

thực tiễn. Theo kết quả khảo sát đa số các ý kiến (199/248) cho rằng quy định về sựtham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bắtbuộc phải được sự chấp nhận của Tịa án là chưa hợp lí bởi quy định này đã gâykhó khăn cho đương sự và người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sựtrong việc tham gia tố tụng. Hơn nữa, tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự là do mối quan hệ giữa người này và đương sự quyết định chứkhơng phải do Tịa án quyết định.

Bên cạnh đó, người bảo vệ có quyền xác minh thu thập chứng cứ nhưngBLTTDS lại không quy định các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ cụ thé màngười bảo vệ được tự thực hiện cũng như chưa có quy định người bảo vệ có quyền đề

nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết. Điều này<small>cũng gây khơng ít khó khăn cho người bảo vệ trong hoạt động thu thập chứng cứ.</small>

2.2.3. Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về chứng minh và chứng cứTrong quá trình tranh tụng, các bên đương sự liên tục trao đổi, chuyển giaocho nhau các chứng cứ, tranh luận với nhau về các tình tiết, sự kiện liên quan đến

vụ án dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của minh. Do đó, BLTTDS đã dành hanmột chương về “chứng minh và chứng cứ” trong đó có các quy định thể hiện bản

chất của tranh tụng. Cụ thể:

- BLTTDS quy định nghĩa vụ chứng minh trước hết và chủ yếu thuộc về cácđương sự: “Đương sự có u cầu Tồ án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp

pháp” (Khoản 1 Điều 79 BLTTDS) và nếu “phản đối yêu cầu của người khác đối

với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ déchứng minh” (Khoản 2 Điều 79 BLTTDS). Quy định này đã thé hiện rõ ban chấtcủa tranh tụng đó là sự trao đổi, phản bác chứng cứ, lập luận giữa hai bên đương sự

trên cơ sở các quy định của pháp luật TTDS để bảo vệ quyên lợi của mình. Do đó,

phải đặt nghĩa vụ chứng minh cho hai bên đương sự để họ tích cực, chủ động trongviệc thu thập chứng cứ nhằm chứng minh cho chính yêu cầu của họ. Trong trườnghợp các đương sự không đưa ra được hoặc đưa ra không đầy đủ chứng cứ chứng

minh cho yêu cầu, phản yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu thì “phải chịu hậu quả của

việc khơng chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ” (Khoản 4 Điều 79BLTTDS). Mặc dù BLTTDS và NQ số 04/2005/NQ - HĐTP hướng dẫn thi hành

BLTTDS về “chứng minh và chứng cứ” khơng quy định cụ thể nhưng có thé hiểu

hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không day đủ là việcTịa án ra phán quyết khơng chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu, phảnyêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của các đương sự. Đồng thời với việc quy địnhnghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về đương sự, BLTTDS cũng quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

định Toa án không chủ động thu thập chứng cứ dé giải quyết vụ án mà chỉ thu thập

<small>chứng cứ trong những trường hợp do BLTTDS quy định. Day là một quy định hoàn</small>

toàn mới của BLTTDS so với các Pháp lệnh trước đây. Nếu như, theoPLTTGQCVADS, Tòa án được chủ động thu thập chứng cứ khi cần thiết để đảmbảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác mà khơng cần phải có u cầu của

đương sự (Điều 3 PLTTGQCVADS), thì nay Tịa án chỉ thu thập chứng cứ trong

trường hợp đương sự không tự mình thu thập được chứng cứ và có u cầu hoặc

<small>trong trường hợp do pháp luật quy định. Những trường hợp pháp luật quy định Tịa</small>

án được tự mình thu thập chứng cứ là lẫy lời khai của người làm chứng (Khoản |Điều 87 BLTTDS); tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự

với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau khi xét thay cómâu thuẫn trong lời khai của đương sự, người làm chứng (Khoản 1 Điều 88BLTTDS); tiến hành định giá tài sản khi các bên thỏa thuận theo mức giá thấp

nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí. Việc quy định này của

BLTTDS đã buộc đương sự phải nỗ lực, chủ động trong việc bảo vệ qun và lợi

ích hợp pháp của mình đồng thời đặt Tịa án vào vị trí người trọng tài căn cứ vào

<small>các chứng cứ mà các bên trình bày, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và ra</small>

phán quyết về lợi ích của các bên đương sự.

- Điều 80 BLTTDS quy định về những tình tiết, sự kiện khơng phải chứngminh như những tình tiết, sự kiện rõ ràng, những tình tiết sự kiện đã được một bênđương sự thừa nhận hoặc không phản đối... Điều này đồng nghĩa với việc cácđương sự không phải tranh tụng về các tình tiết, sự kiện đó nữa, phạm vi tranh tụng

được thu hẹp, các đương sự tập trung thời gian, công sức vào những tình tiết, sự

kiện khác chưa được làm rõ, còn mâu thuẫn.

<small>Bên cạnh những quy định trên, BLTTDS cịn có những quy định khác chứa</small>

đụng các yếu tố của tranh tụng như các quy định về xác định chứng cứ, trách nhiệmcủa các cá nhân, cơ quan tô chức trong việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án... Tuynhiên, sau 5 năm thực hiện BLTTDS, các quy định về chứng minh và chứng cứcũng bộc lộ một số hạn chế, bat cập. Cụ thé:

- BLTTDS không quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự cóthẻ dẫn đến việc đương sự có thể lợi dụng để trì hỗn hoạt động tố tụng. Thực tiễn

đã xuất hiện các trường hợp đương sự hồn tồn có đủ điều kiện dé cung cấp ngay

các chứng cứ đó cho Tịa án ở trước phiên tồ sơ thâm, nhưng ở tại phiên tồ sơthầm khi đang tranh luận lúc đó đương sự mới xuất trình chứng cứ và nếu việc xemxét, đánh giá chứng cứ đó khơng thực hiện được ở tại phiên tồ mà cần có thời gianđể xác minh làm rõ thì Tịa án phải tạm ngừng phiên tồ. Ngồi ra, ở giai đoạn sơ

thảm đương sự khơng xuất trình chứng cứ nhưng đến giai đoạn phúc thâm đương

sự mới xuất trình chứng cứ dẫn đến việc Tịa án cấp phúc thâm phải sửa hoặc huỷban án sơ thâm để xét xử lại. Theo thống kê tình hình xét xử của TANDTC, trongvòng 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009 Tòa án cấp phúc thâm sửa, hủy án do có

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

chứng cứ mới là 5.136 vụ chiếm 22,97% trong tông số 22.356 vu bị Tòa án cấpphúc thầm hủy và sửa () Như vậy, bất kê do lỗi của đương sự hay của Tòa án thìviệc bản án, quyết định sơ thẩm bị hủy hoặc sửa đều tạo nên áp lực tâm lí cho thâm

phán xét xử sơ thâm. Hơn nữa, với quy định cho phép đương sự được tự do xuất

trình, bỗ sung chứng cứ trong giai đoạn phúc thâm (Khoản 3 Điều 271 BLTTDS)còn ảnh hưởng tới nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử và “làm cho thủ tucxét xử phúc thẩm ở Việt Nam có vai trị gan giống nhự thủ tục xét xử sơ thẩm lanthứ hai” . Do đó, chúng tơi cho rằng pháp luật tổ tụng cần quy định về thời hạn

đương sự phải cung cấp chứng cứ.

- BLTTDS đã có những thay đổi đáng ké trong việc dé cho Tòa án trở về

với đúng nghĩa là người trọng tài phân xử tranh chấp giữa các bên đương sự căn cứ

vào các chứng cứ do họ cung cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, do trình độ hiểu biết

pháp luật của người dân còn rất hạn chế nên trong nhiều trường hợp đương sựkhông tự thu thập được chứng cứ mà cũng khơng u cầu Tịa án thu thập chứng

cứ. Trong trường hợp này Tòa án khơng thể đình chỉ giải quyết vụ án và cũngkhơng thể tự mình đi thu thập chứng cứ khi khơng có yêu cầu của đương sự mà vẫnphải tiếp tục giải quyết vụ án. Đặc biệt là đối với vụ án dân sự tranh chấp về quyềnsử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì kết quả của việc thâm định và định giá làcần thiết nhiều trường hợp chi sau khi có kết quả thẩm định, định giá Tòa án mới

giải quyết được vụ án nhưng các đương sự khơng u cau, khơng nộp lệ phí hoặcngun đơn không tạo điều kiện cho Hội đồng thầm định, Hội đồng định giá làmviệc. Điều này gây khó khăn rất lớn cho các thẩm phán khi tiến hành giải quyết vụán cũng như tạo áp lực lên tâm lí các thẩm phán khi bản án, quyết định mà họ đưa

ra ln năm trong tình trạng sẽ bị Tịa án cấp trên hủy hoặc sửa. Ngồi ra, “việc

phó thác nghĩa vụ chứng minh cho các đương sự để giải phóng hoàn toàn nghĩa vụ

chứng minh cho TAND là một quan niệm khơng đúng. Từ đây có thé dẫn đến nhữngtrường hợp di chệch hướng" ©.

Do đó, chúng tơi cho rằng bên cạnh việc quy định trách nhiệm thu thập

chứng cứ của đương sự thì cần phát huy tính tích cực của Tịa án trong việc giảiquyết vụ án theo đó, thâm phán có quyền thu thập chứng cứ khi “xét thay can thiếf'.

2.2.4. Tranh tụng được thể hiện qua các quy định về phiên tịa dân sự

Có thé thấy tranh tụng trong TTDS được thé hiện tập trung và rõ nét nhất tại

phiên toà dân sự, nơi mà hoạt động tranh tụng của các chủ thể tranh tụng diễn ra

một cách công khai và HDXX căn cứ vào kết quả tranh tụng dé ra phán quyết giải

<small>‘". TANDTC, Báo cáo tổng kết cơng tác ngành Tịa án năm 2007, 2008, 2009, Hà Nội.</small>

<small>@ Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình Luật tổ tụng dán sự Việt Nam (Chương II “Các nguyên tắc cơ bản</small>

<small>của Luật tô tụng dân sự ”- TS. Nguyễn Ngoc Khanh), Nxb. Công an nhân dân, tr. 79.</small>

<small>®) Xem: Phan Hữu Thu (1999), Nghia vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS, Tạp chí dân chủ</small>

<small>và Pháp Luật, Số 3/1999, Tr. 6.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

quyết vụ án. Trong phan này, nhóm nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phiên toà sơthâm. Phiên toà phúc thâm, mặc dù có những khác biệt nhất định nhưng nhìn chunglà tương đối giống với phiên tồ sơ thẩm, còn phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thitranh tụng thé hiện khơng thật sự rõ nét do tính chất “xét lại” chứ khơng cịn là “xét xử”.

2.2.4.1. Những quy định chung về phiên toà dân sự sơ thẩm

BLTTDS đã có những quy định chung để đảm bảo cho tranh tụng có thể<small>thực hiện được tại phiên tồ. Đó là, hoạt động tranh tụng ở tại phiên tòa phải được</small>tiến hành công khai, trực tiếp, liên tục và bằng lời nói (Điều 197 BLTTDS). Bản ánchi được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên toà và các chứng cứ đãđược xem xét, kiểm tra tại phiên tod” (Khoản 1 Điều 197 BLTTDS). Đây là những

nội dung mang tính ngun tắc của một phiên tồ tranh tụng, nó khác hồn tồn với

phiên tồ mang tính hình thức, chỉ dựa vào hé sơ. Ngoài ra, quyền tham gia phiêntòa của các đương sự và những người tham gia tô tụng khác là một trong những

quyển quan trọng dé họ thực hiện quyên tranh tung tại phiên tòa. Do đó, BLTTDSđã có các quy định từ Điều 199 Điều 203 BLTTDS vẻ sự có mặt của các đương sự,

người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự tại phiên toà cũng như hậuquả khi họ vắng mặt. Điều này cũng cho thấy chỉ có thể thực hiện được việc tranh

tụng ở tại phiên tịa khi có đầy đủ hai bên đương sự.<small>2.2.4.2. Tranh tụng ở tại phiên tịa</small>

Trên cơ sở đường lối đơi mới của Đảng, BLTTDS đã có những quy định

mới thé hiện quan điểm xây dựng phiên toà theo hướng mở rộng tranh tụng.

<small>* Thu tục hỏi tại phiên toà</small>

Theo quy định tại Điều 221 BLTTDS, phần hỏi được bắt đầu bằng Việc cácbên đương sự tự trình bày về nội dung vụ án và chứng cứ chứng minh cho yêu cầucủa mình. Đây là một điểm mới của BLTTDS. Nếu như trước đây, việc kiểm tra,xem xét, đánh giá chứng cứ tại phiên tịa sơ thẩm dân sự hồn tồn do HĐXX chủ<small>động, các đương sự ở vị trí bị động và chỉ là người trả lời các câu hỏi của các thành</small>viên HDXX. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ có quyềngiúp đỡ đương sự về mặt pháp lí mà khơng có quyền thay mặt các đương sự trả lời<small>các câu hỏi của HDXX. Nay, theo quy định của BLTTDS, đương sự được chủ động</small>trong việc chứng minh yêu cau, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngườibảo vệ được phát huy tối da kha năng giúp đỡ đương sự bảo vệ quyền và lợi ichhợp pháp bằng việc được trình bày về các yêu cầu, chứng cứ chứng minh cho<small>đương sự mà mình bảo vệ.</small>

<small>Trước đây, theo quy định của PLTTGQCVADS, PLTTGQCVAKT,</small>PLTTGQCTCLD người bảo vệ hỏi sau HDXX và kiểm sát viên. Cac đương sự làđối tượng bị hỏi nên không được hỏi những người tham gia tố tụng khác. HDXX

chủ động hỏi tất cả các vẫn đề của nội dung vụ án. Hiện nay, theo quy định từ Điều222 đến Điều 230 BLTTDS thì thứ tự người hỏi đã có sự thay đôi người bảo vệ,

</div>

×